Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của tập đoàn hoa lan huệ và kỹ thuật điều khiển ra hoa lan huệ tại gia lâm hà nội năm 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 85 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG KHIÊM

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA TẬP ĐOÀN HOA LAN HUỆ VÀ KỸ THUẬT ĐIỀU
KHIỂN RA HOA LAN HUỆ TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI
NĂM 2018-2019

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Phạm Thị Minh Phượng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019


Tác giả luận văn

Hoàng Khiêm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Thị Minh Phượng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Rau – Hoa – Quả và Cảnh quan, Khoa Nơng học, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Chi cục Kiểm dịch
thực vật vùng II đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Hoàng Khiêm

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục bảng................................................................................................................................... v
Danh mục hình.................................................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn.......................................................................................................................... viii
Thesis abstract..................................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài........................................................................................ 1

1.2.1.

Mục tiêu................................................................................................................................ 1

1.2.2

Yêu cầu................................................................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................. 3
2.1.

Giới thiệu chung về chi Hippeastrum............................................................................ 3


2.1.1.

Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố......................................................................... 3

2.1.2.

Đặc điểm thực vật học....................................................................................................... 3

2.1.3.

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây Lan Huệ......................................................... 5

2.1.4.

Giá trị của cây hoa Lan Huệ............................................................................................ 6

2.2.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ trên thế giới và Việt Nam........................... 9

2.2.1.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh và hoa có củ trên thế giới.....................9

2.2.2.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh và hoa có củ tại Việt Nam.................11

2.3.


Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước................................................................ 12

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................................... 12

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam................................................................................ 14

Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................... 17
3.1.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 17

3.2.

Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................................... 17

3.3.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................................ 18

3.3.1.

Địa điểm............................................................................................................................. 18

3.3.2.

Thời gian............................................................................................................................ 18


iii


3.4.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 18

3.5.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 18

3.5.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................................................... 18

3.5.2.

Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................................................ 20

3.5.3.

Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại:................................................................................. 22

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................. 22

Phần 4. Kết quả và thảo luận..................................................................................................... 23
4.1.


Điều tra hiện trạng sản xuất hoa lan huệ tại văn giang, hưng yên ( cụ thể ở 2

xã phụng công và xuân quan )...................................................................................... 23
4.1.1.

Tình hình sản xuất chung............................................................................................... 23

4.2.

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của tập đoàn lan huệ 2018 –
2019 tại Gia Lâm – Hà Nội........................................................................................... 27

4.2.1

Biến động chiều cao cây của một số dòng lai Lan huệ có triển vọng..................27

4.2.2

Biến động số lá trên câymẹ của một số dịng lai Lan huệ có triển vọng.............30

4.2.3

Chu vi củ của một số dịng lai Lan huệ có triển vọng............................................. 33

4.2.4.

Biến động số củ con/củ mẹ của một số dịng lai Lan huệ có triển vọng.............36

4.2.5


Tình hình sâu bệnh hại của các dịng lai Lan huệ có triển vọng........................... 39

4.2.6

Đặc điểm ngồng hoa của các dòng lan huệ năm 2019............................................. 41

4.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm xử lí lạnh đến thời gian ra hoa và
chất lượng hoa lan huệ Hồng Đào

47

4.3.1.

Chất lượng củ Lan huệ trước và sau khi xử lí lạnh.................................................. 47

4.3.2.

Thời gian xuất hiện ngồng và thời gian nở hoa......................................................... 48

4.3.3.

Đặc điểm hoa Lan huệ Hồng đào................................................................................. 49

Phần 5. Kết luận và đề nghị........................................................................................................ 51
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 51


5.2.

Đề nghị............................................................................................................................... 51

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 52
Phụ lục................................................................................................................................................ 54

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng giá một số giống Lan Huệ nội năm 2018 tại Việt Nam.............................. 8
Bảng 3.1. Một số dòng lai Lan Huệ đã được lai tạo năm 2015............................................ 17
Bảng 4.1. Chủng loại cây trồng được sản xuất tại Văn Giang............................................. 23
Bảng 4.2. Chủng loại giống hoa Lan Huệ được sản xuất tại Văn Giang........................... 25
Bảng 4.3

Tiêu chí đánh giá một giống/loài hoa Lan Huệ đẹp của các nhà sản xuất....26
a

Bảng 4.4 : Biến động chiều cao cây của các dịng lai Lan Huệ cánh kép có triển
vọng lựa chọn năm 2018

28

b

Bảng 4.4 : Biến động chiều cao cây của các dịng lai Lan Huệ cánh đơn có triển
vọng lựa chọn năm 2018.


29

a

Bảng 4.5 : Biến động số lá trên cây mẹ của các dòng lai Lan huệ cánh kép có
triển vọng lựa chọn năm 2018................................................................................. 31
b

Bảng 4.5 : Biến động số lá trên cây mẹ của các dịng lai Lan huệ cánh đơn có
triển vọng lựa chọn năm 2018

32

a

Bảng 4.6 : Chu vi củ của các dòng lai Lan huệ cánh kép có triển vọng lựa chọn
năm 2018

34

b

Bảng 4.6 : Chu vi củ của các dòng lai Lan huệ cánh đơn có triển vọng lựa chọn
năm 2018.

35

a


Bảng 4.7 : Biến động số củ con/củ mẹ của các dịng lai Lan huệ cánh kép có triển
vọng lựa chọn năm 2018.

37

b

Bảng 4.7 : Biến động số củ con/củ mẹ của các dịng lai Lan huệ cánh đơn có
triển vọng lựa chọn năm 2018

38

Bảng 4.8. Tình hình sâu bệnh hại của các dịng lai Lan huệ có triển vọng lựa
chọn năm 2018

40

Bảng 4.9. Động thái tăng trưởng kích thước ngồng hoa của các dòng lan huệ qua
thời gian theo dõi

42

a

Bảng 4.10 . Một số dặc điểm độ bền, mùi hương của các dòng lan huệ lai cánh đơn....43
b

Bảng 4.10 . Một số dặc điểm độ bền, mùi hương của các dòng lan huệ lai cánh kép.....44
Bảng 4.11. Một số dòng Lan Huệ được lựa chọn năm 2019................................................. 45
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu chất lượng củ lan huệ Hồng Đào trước và sau xử lý

lạnh cho dịp Tết Nguyên Đán................................................................................. 47

v


Bảng 4.13. Tỉ lệ củ lan huệ Hồng Đào sau xử lý lạnh ra hoa và nở hoa đúng dịp
Tết Nguyên Đán

48

Bảng 4.14. Đặc điểm ngồng hoa Lan Huệ Hồng Đào sau khi xử lý.................................... 50
Bảng 4.15. Đặc điểm hoa Lan Huệ Hồng Đào sau khi xử lý................................................. 50

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tổng chi phí tiêu dùng cho người trồng hoa và vườn ươm tại Mỹ .................
Hình 2.2. Sự thay đổi thị phần xuất khẩu hoa cắt cành của các nước trên thế giới năm
2005 - 2015.....................................................................................................
Hình 4.1. Bệnh thối củ do nấm trên cây Lan Huệ ..........................................................
Hình 4.2. Một số dòng Lan Huệ được lựa chọn năm 2019 ............................................
Hình 4.3. Cân khối lượng củ ..........................................................................................
Hình 4.4. Bọc củ cho vào kho lạnh ................................................................................
Hình 4.5. Củ được phơi khi lấy ra khỏi kho lạnh ...........................................................
Hình 4.6. Chuẩn bị đất trồng củ .....................................................................................
Hình 4.7. Củ lên ngồng ..................................................................................................
Hình 4.8. Củ trồng trong chậu ........................................................................................

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Khiêm
Tên luận văn: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của tập đoàn hoa Lan Huệ và
kĩ thuật điều khiển ra hoa Lan Huệ tại Gia Lâm - Hà Nội năm 2018 - 2019
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, lựa chọn ra một số dịng hoa Lan Huệ đẹp làm hoa cắt,
hoa thảm có triển vọng cho sản xuất và góp phần xây dựng quy trình điều khiển ra hoa
Lan Huệ ở Miền Bắc Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp bố trí thí nghiệm: điều tra qua quá trình phỏng vấn và trao đổi

trực tiếp; bố trí thí nghiệm tuần tự khơng nhắc lại; bố trí 3 lần nhắc lại.
* Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi,
* Phương pháp theo dõi tình hình sâu, bệnh hại: Đối tượng sâu, bệnh hại, thời

gian xuất hiện (ngày, tháng), bộ phận bị hại: hoa, lá.
* Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2013, phần

mềm IRRISTAT 5.0.
Kết quả chính và kết luận
Chỉ có 11/40 hộ điểu tra tại hai xã Phụng Cơng và xã Xn Quan có sản xuất
hoa Lan Huệ, với các giống phổ biến như đỏ dại, cam thơ, hồng sọc hay trắng và hầu
như rất ít hộ sản xuất các loại giống mới. Kỹ thuật áp dụng dựa theo kinh nghiệm. Có

1/11 hộ sử dụng biện pháp nhân giống bằng chẻ củ trong khi đó 2/11 hộ đã biết áp dụng
biện pháp xử lý ra hoa dịp Tết.
Mặc dù đạt được những thuận lợi về mặt tự nhiên, khí hậu nhưng những khó
khăn mà những hộ sản xuất mắc phải đó chính là nguồn cây giống cịn nhiều hạn chế,
giá thành củ giống ngoại cao, đầu ra của sản phẩm cịn gặp nhiều khó khăn.
Các dịng lan huệ lai cánh đơn và cánh kép có khả năng năng sinh trưởng và
phát triển tốt trong điều kiện khí hậu Hà Nội. Trong các dịng theo dõi, TH43-03 có
chiều cao cây lớn nhất (117cm), TH49-02 có tổng số lá lớn nhất 8 (lá). Dịng TH96-01
có chiều cao và đường kính ngồng hoa cao nhất (56cm và 2,2cm), dịng TH22-13 có
chiều cao và đường kính ngồng hoa thấp nhất (13cm và 1,4cm ).

viii


Trong năm 2019, thời điểm xử lý lạnh tốt nhất để điều khiển giống Lan huệ Hồng
Đào ra hoa vào dịp Tết Nguyên Đán là 19 tuần trước Tết, tỉ lệ củ nở đúng Tết là 85%.

ix


THESİS ABSTRACT
Master candidate: Hoang Khiem
Thesistitle: Evaluation the characteristics of growth and development of Hippeastrum
equestre Herb. flower group and control techniques of Hippeastrum equestre Herb.
flowering in Gia Lam - Hanoi in 2018 – 2019.
Major: Crop Science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
On the basis of research, to select a number of beautiful Hippeastrum equestre
Herb. flowers strain as cut flowers, rugs flowers with prospects for production and
contribute to building a process of controlling Hippeastrum equestre Herb. flowering in
Northern Vietnam.
Materials and Methods
* Method of experimental layout: investigating through interviews and direct

exchanges; arrange sequential experiments without repeating; arrange 3 repetitions.
* Method of identifying monitoring indicators
* Method of monitoring grubs and disease situation: grubs and diseases object,

time of occurrence (day, month), affected parts: flowers, leaves.
* Method of data processing: Using Microsoft Excel 2013 software, IRRISTAT
5.0 software.
Main findings and conclusions
Only 11/40 surveyed households in Phung Cong and Xuan Quan communes
produce Hippeastrum equestre Herb. flowers, with common varieties such as wild red,
oranges poem, pink or white stripes and almost very few households produce new
varieties. Technology based on experience. There is 1/11 household using the method of
propagating by splitting the tuber, while 2/11 households know how to apply the
treatment for flowering on Tet holiday.
Despite gainning the the advantages about naturally, the climate but the
difficulties that households face are that the source of seedlings is limited, the price of
foreign tubers is high, the output of the product faces many difficulties.
The strains of single-winged and double-winged hybrid orchids Hippeastrum
equestre Herb. are capable of growing and developing well in Hanoi's climatic

x



conditions. In the monitoring strains, TH43-03 has the largest tree height (117cm),
TH49-02 has the largest number of leaves 8 (leaves). The TH96-01 strain has the
highest height and diameter of flower buds (56cm and 2.2cm), the TH22-13 strain has
the lowest height and diameter of flower buds (13cm and 1.4cm).
In 2019, the best time of cold treatment to control Hippeastrum equestre
Herb.Hong Dao varieties to flower on the occasion of Chinese New Year is 19 weeks
before Tet, the rate of tubers blooming on the correct Tet is 85%.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, ngày nay, khi đã có cuộc sống vật
chất đầy đủ con người sẽ quan tâm đến đời sống tinh thần nhiều hơn. Để phục vụ đời
sống tinh thần của mình nhiều người đã chọn cho mình những thú chơi khác nhau.
Trong đó, khơng thể khơng kể đến giá trị tinh thần mà các loài hoa mang lại. Hoa
cây cảnh ngày càng trở nên gần gũi và được con người sử dụng nhiều hơn.
Những năm gần đây, Lan Huệ (Hippeastrum Herb.) là một trong những lồi
hoa được u thích và rất có tiềm năng phát triển. Lan Huệ được trồng khá phổ biến
để làm cảnh do hoa bền, màu sắc đa dạng. Nhu cầu chơi hoa Lan Huệ ngày càng cao,
nhiều giống hoa Lan Huệ mới được nhập nội và được thị trường chấp nhận. Năm
2015 - 2016 bộ môn Rau Hoa Quả và Cảnh Quan, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
đã lựa chọn được một số dịng Lan Huệ có triển vọng tuy nhiên để phát triển được
các dòng lan huệ này ra sản xuất cần tiếp tục đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của
chúng qua đó lựa chọn các dịng lai có các tính trạng phù hợp thị trường Việt Nam
có thể sử dụng làm hoa chậu, hoa cắt hoặc hoa thảm.
Lan Huệ là loại cây có củ sinh trưởng mùa Hè, ngủ nghỉ mùa Đông và ra hoa
vào cuối Xuân hoặc đầu Hè. Cho đến nay, người dân đa số vẫn điều khiển ra hoa

Lan Huệ bằng phương pháp thủ công như cắt lá, cắt rễ, để khô. Ở miền Bắc Việt
Nam chỉ có 10-15% các loại hoa có củ được điều khiển ra hoa, thậm chí nhiều nơi củ
thường nở hoa sau tết. Do vậy việc nghiên cứu các kỹ thuật điều khiển ra hoa ở Lan
Huệ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng cho việc phát triển cây Lan Huệ thành một trong
những loại hoa có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Với
những vấn đề bức thiết nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Đánh giá đặc điểm
sinh trưởng, phát triển của tập đoàn hoa Lan Huệ và kỹ thuật điều khiển ra
hoa Lan Huệ tại Gia Lâm - Hà Nội năm 2018 - 2019 ” .

1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu, lựa chọn ra một số dịng hoa Lan Huệ đẹp làm hoa
cắt, hoa thảm có triển vọng cho sản xuất và góp phần xây dựng quy trình điều
khiển ra hoa Lan Huệ ở miền Bắc Việt Nam.

1


1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra được thực trạng sản xuất hoa Lan Huệ tại Văn Giang, Hưng Yên

(xã Xuân Quan, Phụng Công)
- Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của tập đoàn Lan Huệ lai.
- Xác định được thời điểm xử lí ra hoa phù hợp cho giống Lan Huệ Hồng

Đào ra hoa đúng dịp tết Nguyên Đán 2019.

2



PHẦN 2 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI HIPPEASTRUM
2.1.1.Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố
2.1.1.1. Vị trí phân loại
Cây hoa Lan Huệ (Hippeastrum equestre Herb.) ở Việt Nam còn gọi là loa
kèn đỏ, Lan Huệ, mạc chu lan hay tứ diện thuộc chi Hippeastrum, họ
Amaryllidaceae, bộ Hành Liliales, phân lớp Hành Liliidae, lớp thực vật một lá
mầm Liliopsida (Phạm Thanh Tùng, 2018).
2.1.1.2. Nguồn gốc và phân bố
Chi Hippeastrum có khoảng 90 lồi, hơn 600 giống lai. Đến tháng 11 năm
2013 có 91 loài Hippeastrum đã được chọn lựa và chấp nhận trong danh sách
Kew World Checklist of Selected Plant Families. Chúng có nguồn gốc từ vùng á
nhiệt đới châu Mỹ, phân bố rộng từ đông Brazil đến miền Nam dãy Andes thuộc
Peru, Argentina và Bolivia (Phạm Thị Minh Phượng và cs., 2014). Một số lồi
mở rộng về phía bắc đến Mexico và Tây Ấn. Do có khả năng chịu nhiệt tốt nên
hoa Lan Huệ được trồng phổ biến tại các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Thời gian
gần đây hoa Lan Huệ đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm, định hướng cho
việc nghiên cứu xử lý ra hoa sớm để trồng chậu trong dịp Giáng sinh và năm mới
ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở mỗi vùng miền khác nhau,

do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và mơi trường sinh thái nên có sự khác nhau
về màu sắc, hình dáng, hương thơm…đã tạo nên sự đa dạng loài.
(Nguồn: />Tại Việt Nam, Lan Huệ có hai lồi phổ biến là Lan Huệ (Hippeastrum
equestre Herb.) và Lan Huệ mạng (Hippeastrum reculatum Herb.) với màu sắc
hoa tương ứng là màu đỏ và hồng sọc (Trịnh Thị Mai Dung, 2015). Ngồi ra cịn
có một dưới lồi và nhiều giống lai được nhập nội và trồng trọt từ lâu (Phạm Thị
Minh Phượng, 2016).
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
2.1.2.1. Đặc điểm hình thái
Hippeastrum là một trong những chi có tiềm năng phát triển của Lilliaceae.

Chi này rất đa dạng,phong phú về hình thái, màu sắc hoa, rất thích hợp để trồng

3


làm cắt cành, trồng chậu hoặc trồng thảm (Trịnh Thị Mai Dung, 2015). Những
cây thuộc chi Hippeastrum là những cây thân thảo, chủ yếu là cây lâu năm. Một
số đặc điểm chung gồm:
Rễ:thuộc bộ Lilliales nên có dạng rễ chùm gồm nhiều rễ phụ tương đối đồng
đều về kích thước, rễ có màu trắng đến trắng ngà hoặc vàng, rễ mọc ra từ phần đế củ
(thân rễ), phân nhánh mạnh, ăn nông 5 - 10 cm (Trịnh Thị Mai Dung, 2015).
Củ: Lan Huệ có các củ con (thân hành con) sinh ra từ củ mẹ, chu vi củ của củ
con từ 3-6 cm, số lượng củ con trung bình từ 1 - 3 củ/cây (Phạm Đức Trọng, 2014).

Thân: Cây hoa Lan Huệ thuộc lồi thực vật có thân giả (giống như củ hành
tây). Thân chính của cây hoa Lan Huệ chính là củ. Củ cây hoa Lan Huệ chính là
sự kết hợp của nhiều đời, số lượng vẩy củ càng nhiều, sinh trưởng tốt thì cây
càng phát triển tốt, chất lượng hoa tốt . Thân dạng hình cầu hoặc hơi dẹt, các lớp
trong của thân có màu xanh non hay trắng ngà, giịn và chứa nước, lớp ngồi
cùng có màu nâu còn gọi là lớp áo. Một củ già gồm: đế củ, vảy già, vảy mới ra,
trục thân sơ cấp, trục thân thứ cấp và đỉnh sinh trưởng. Vảy già bên ngoài tạo
thành lớp áo mỏng bảo vệ củ (Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
Lá: Lá song đính, tập trung ở gốc gần như thành 2 dãy, lá dày, rộng từ 2-5
cm phiến lá hình dải, hình kiếm, hoặc hình mũi mác, hơi khum thành lịng máng,
dài, cứng, có nhiều gân song song (Trịnh Thị Mai Dung, 2015).
Hoa: Hoa Lan Huệ mọc thành cụm hoa tán có từ 2 đến nhiều hoa. Mỗi bơng
hoa có một cuống riêng và đều nằm trên một trục hoa. Trục hoa (ngồng hoa) có
hình trụ, thẳng đứng, rỗng trong , dài từ 25 - 70 cm, đường kính từ 1,5 - 4,0 cm.
Lá bắc tổng bao dạng mo, gồm 2 cái, mỏng, tồn tại và khi hoa nở lá bắc khô. Hoa
Lan Huệ là hoa lưỡng tính, màu sắc sặc sỡ, có cuống, bao hoa hình phễu, nằm

ngang, dạng tràng. Hoa Lan Huệ có 2 dạng: hoa Lan Huệ cánh đơn với 6 đài hoa
(3 lá đài bên ngồi, ba cánh hoa bên trong, có vẻ ngoài tương tự như nhau (Kathie
Carter, 2007) và hoa Lan Huệ cánh kép hoặc bán kép với nhiều cánh hoa xếp từ 3
lớp cánh trở lên. Về màu sắc hoa Lan Huệ có màu sắc đa dạng, phong phú như
đỏ, hồng, cánh sen, cam, vàng, xanh nhạt…nhưng phổ biến nhất vẫn là đỏ dại, đỏ
sọc trắng, hồng đào, đỏ nhung và trắng. Sự sắp xếp màu trên cánh hoa được tạo
nên bởi các đường kẻ sọc, vân hoa, chấm màu làm cho màu sắc của các dạng hoa
Lan Huệ lai ngày càng phong phú. Hoa Lan Huệ có mùi thơm nhẹ hoặc khơng
mùi. Hoa Lan Huệ thường có 6 nhị (hoa cánh đơn) hoăc ít hơn 6 (hoa cánh

4


kép), chỉ nhị tách rời nhau, đính ở họng ống bao hoa. Bao phấn được chia làm 2
ơ, đính lưng vào nhau, hướng trong, mở bằng khe dọc. Bầu hạ, 3 ơ, mỗi ơ có
nhiều nỗn, đính nỗn trung trụ. Vòi nhụy dài, mảnh, đầu nhụy dạng đầu hoặc 3
thùy (Nguyễn Thị Đỏ, 2007). Ở các dòng Lan Huệ cánh kép, nhị và nhụy có xu
hướng biến đổi thành cánh hồn tồn hoặc khơng hồn tồn, nhị biến đổi khơng
hồn tồn thường ngắn hơn hoặc biến dạng, bao phấn dính ở mép cánh. Hoa Lan
Huệ từ khi nở đến khi héo khoảng 5-10 ngày, lúc đầu nở 2 nụ vài ngày sau nở 2
nụ còn lại.
Quả và hạt: Quả nang hình cầu hoặc hơi dẹt, mở ở khe lưng ơ thành 3
mảnh, trong quả chứa nhiều hạt, hình dẹt, màu đen, nội nhũ hạt bao lấy phôi nhỏ,
xung quanh hạt có lớp cánh mỏng (Nguyễn Thị Đỏ, 2007).
2.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng
Đa số các loài trong chi Hippeastrum thường ra hoa vào lúc thời tiết mát
mẻ. Cây thường ra hoa trong khoảng đầu tháng 2 đến hết tháng 5, nở tập trung
vào cuối tháng 3 đến giữa tháng 4 (Nguyễn Thị Kim Oanh, 2014).
Đối với Lan Huệ được trồng từ hạt, thời gian từ lúc gieo trồng đến lúc ra
hoa dao động trong khoảng 3 năm thậm chí dài hơn. Kích thước củ cũng cho biết

khả năng ra hoa của các giống Lan Huệ. Đối với Lan Huệ được trồng từ củ, phải
tùy thuộc vào giống, kích thước củ, số lá trên cây và chế độ chăm sóc để biết
được thời gian ra hoa và số ngồng/củ. Thông thường, một củ cần phải ra ít nhất 4
lá to, khỏe vào năm trước thì mới có khả năng cho 1 ngồng hoa vào năm sau;
kích thước củ càng to càng cho nhiều ngồng hoa hơn củ có kích thước bé, cây có
thể cho 3 đến 4 ngồng trong một vụ nếu củ to và được chăm sóc tốt. Các ngồng
hoa trên một cây thường không xuất hiện cùng một thời điểm mà xuất hiện rải rác
cách nhau vài ngày hoặc vài tuần. Số lượng hoa trên một ngồng cũng có sự khác
biệt, thậm chí đặc điểm hoa trên một củ cũng có sự khác nhau như hoa cánh đơn,
hoa cánh kép, màu sắc và kích thước cánh hoa… đó là tùy thuộc vào sự ổn định
của giống (Nguyễn Thị Kim Oanh, 2014).
2.1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây Lan Huệ
2.1.3.1. Nhiệt độ
Lan Huệ là một lồi cây dễ tính, có khả năng chịu nóng, ưa lạnh và ẩm.
0

0

Nhiệt độ thích hợp từ 20 - 28 C vào ban ngày và 13 - 17 C vào ban đêm, khi
0

0

nhiệt độ thấp hơn 5 C hoặc cao hơn 30 C sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả

5


năng ra hoa của cây. Nhiệt độ thấp có lợi cho sự sinh trưởng của rễ và sự phân
0


hóa hoa. Nhiệt độ trung bình ấm áp (22 - 28 C) có lợi cho sự phát triển của hoa.
0

Nhiệt độ thấp (18 C) làm tăng độ bền hoa (Kathie Carter, 2007).
2.1.3.2. Ánh sáng
Lan Huệ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nên cây Lan Huệ có
thể sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ và thường xuyên,
cường độ ánh sáng thích hợp khoảng 12.000 - 15.000 lux. Trong điều kiện tối thích
cây sẽ sinh trưởng tốt về thân lá, ngồng hoa cứng cáp, phát triển nhanh, cân đối,
nhanh cho hoa. Ngoài ra chúng có thể thích nghi được cả trong điều kiện bóng râm
với mức chiếu sáng cần thiết khoảng 6 giờ/ngày. Tuy nhiên nếu sinh trưởng trong
điều kiện thiếu ánh sáng lâu ngày dễ bị rệp sáp gây hại (Nguyễn Thị Nhung, 2017).

2.1.3.3. Nước
Lan Huệ là là cây có khả năng chịu hạn tốt nhưng chịu úng kém. Độ ẩm
cần thiết cho Lan Huệ sinh trưởng, phát triển dao động từ 50-90%. Vào mùa ra
hoa là thời điểm cây yêu cầu lượng nước cao, đây là lúc cây cần nước để phát
triển ngồng, nếu thời kì này độ ẩm quá thấp ngồng hoa có thể có hiện tượng cịi
cọc, cánh hoa mỏng, yếu và màu sắc hoa không tươi (Arroyo. S ,1982).
2.1.3.4. Đất và dinh dưỡng
Lan Huệ thích hợp trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, nhiều
mùn, thốt nước tốt, khơng chứa mầm bệnh, có độ pH từ 6,0-6,8. Đất giàu chất
hữu cơ sẽ giúp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Phân hữu cơ và phân tổng
hợp nên được cung cấp đầy đủ cho cây trong giai đoạn sau khi hoa héo để bổ
sung dinh dưỡng ni củ. Ngồi ra, nên bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng qua lá
trong giai đoạn ra hoa để hoa có màu sắc tươi đẹp và độ bền lâu hơn. Nên bón
cho cây 2 tuần/lần đối với phân hữu cơ và 1 tháng/lần đối với phân tổng hợp.
2


Hàm lượng muối trong đất không được cao hơn 1,5mg/cm , lượng hợp chất Clo
khơng vượt q 1,5 mol/lít nếu khơng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát
triển của Lan Huệ (Nguyễn Thị Kim Oanh, 2014).
2.1.4. Giá trị của cây hoa Lan Huệ
2.1.4.1. Giá trị thẩm mỹ
Trên thế giới, hoa Lan Huệ được trồng phổ biến tại nhiều khu vực bởi
chúng có ưu điểm là hoa to, đẹp, đa dạng về màu sắc. Lan Huệ có thể sử dụng

6


làm hoa cắt cành, hoa trồng chậu hoặc trồng thảm giúp mang lại vẻ đẹp đặc sắc
cho khu vực cảnh quan tại nơi trồng. Hoa cũng có thể được sử dụng trong ngày
lễ, tết, được trang trí trong nội thất, hoặc làm quà tặng rất trang trọng. Nhiều
giống hoa mang hương thơm dịu nhẹ, màu sắc thanh nhã, làm tăng vẻ đẹp, tăng
sức sống cho căn nhà (Đặng Văn Quy, 2018).
Tại Việt Nam, vẻ đẹp của Lan Huệ cùng ý nghĩa may mắn của nó đã khiến
cho nhiều người chơi hoa đón nhận và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau từ
các giống bản địa, các giống mới được lai tạo và cả giống nhập nội. Cây Lan Huệ
được người chơi sử dụng với nhiều hình thức khác nhau như hoa cắt cành cắm lọ,
giỏ hoa, thảm hoa thậm chí là củ cũng được trang trí và đưa vào sử dụng. Nhiều
người chơi hoa đã xem Lan Huệ như người bạn tri kỉ của mình và hết lịng chăm
bón, giữ gìn. Ngồi ra, Lan Huệ cũng được xem như là cầu nối gắn kết nhiều
người yêu hoa từ nhiều vùng miền khác nhau để cùng nhau trao đổi, mua bán,
quảng bá vẻ đẹp của Lan Huệ.
2.1.4.2. Giá trị y dược
Trong đông y, Lan Huệ là một vị thuốc quan trọng vì củ có vị ngọt cay, có
tác dụng tán ứ, tiêu thũng (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi, 2006).
Thân hành của cây có thể dùng giã nát để đắp cầm máu và trị tổn thương khi trầy
xước da. Bên cạnh đó, Lan Huệ là một trong những lồi hoa có tiềm năng phát

triển của chi Hippeastrum do củ có chứa các biệt dược giá trị như các loại
alkaloids, lectins. Trong số các Alkaloids, lycorine là chất được chú ý nhất khi có
thể trị bệnh thấp khớp. Các alkaloids trong Lan Huệ đang được nghiên cứu về
một số tác động dược học (Đặng Văn Quy, 2018).
2.1.4.3. Giá trị kinh tế
Ngày nay, con người đã đi vào khai thác tiềm năng của cây Lan Huệ và đưa
nó trở thành sản phẩm thương mại có giá trị kinh tế cao. Trên thế giới đã có nhiều
nước như Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Brazilia… nghiên cứu
và phát triển loại hoa này, Lan Huệ đang dần trở thành một trong những loại hoa
có củ có thị trường lớn. Việc sản xuất, kinh doanh Lan Huệ đã mang lại nguồn lợi
nhuận cao cho người sản xuất.
Tại Việt Nam những năm gần đây, Lan Huệ ngày càng được nhiều người biết
đến, góp phần làm cho thị trường hoa Lan Huệ ngày càng lớn mạnh trong cộng đồng
những người chơi hoa. Cả các giống bản địa và các giống nhập nội đều được sử

7


dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau như các giống bản địa được sử dụng để
trồng thảm, trồng viền, trồng bồn trong cảnh quan còn các giống nhập nội được sử
dụng để làm cảnh, trồng chậu.., vì vậy đã tạo cơ hội để các nhà sản xuất phát triển
loại hoa này. Trước đây việc mua bán Lan Huệ cịn nhỏ hẹp, đơn lẻ trong phạm vi hộ
gia đình, hội nhóm thì bây giờ phạm vi mua bán đã được mở rộng với quy mô nhà
vườn, cơ sở sản xuất chun biệt… và thậm chí cịn vươn ra tầm quốc tế. Như vậy,
Lan Huệ rất là loại cây có tiềm năng kinh tế lớn, từ đó, việc sản xuất Lan Huệ sẽ
ngày càng phát triển và đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất.

Bên cạnh đó, một số loại Lan Huệ được lai tạo tại Việt Nam có giá dao
động từ 50.000 - 200.000 đồng cho một củ giống có chu vi từ 10 - 12 cm và giá từ 150.000 - 300.000 đồng cho một củ trưởng thành (Nhóm Giao lưu - mua bán
Lan Huệ Việt Nam, 2018).

Bảng 2.1. Bảng giá một số giống Lan Huệ nội năm 2018 tại Việt Nam

STT
1

Giống
Lemon Sorbet

2 Joker
3

Chico

4

Rock n roll

5

Ballerina

6

Flaming peacock

7

Alfresco

8


Arctic Nymph

9

Benito

10

Cherry Nymph

11

Double Dragon

12

Double Dream

13

Rio Negro

14

Double King

15

Marilyn


8


2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ HOA CĨ CỦ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh và hoa có củ trên thế giới
Sản xuất kinh doanh hoa cây cảnh trên thế giới ngày càng phát triển. Tại
Mỹ, tổng chi phí đầu tư cho ngành này của những người trồng hoa và vườn ươm
đang tăng dần qua từng năm. Như kết quả khảo sát được đưa ra trong bảng 2.1,
trong giai đoạn 10 năm từ năm 2010 đến năm 2015, chi phí đầu tư cho việc sản
xuất hoa cây cảnh tại Mỹ đã tăng gần 10 triệu USD.

Hình 2.1. Tổng chi phí tiêu dùng cho người trồng hoa và
vườn ươm tại Mỹ
Nguồn: U.S. Bureau of Economic Analysis (2016)

Tình hình sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới ngày nay có nhiều chuyển
biến. Những nước sản xuất hoa - cây cảnh vốn nổi tiếng như Hà Lan, Pháp nay đã
trở thành những nước nhập khẩu và cũng là thị trường tiêu thụ. Thay vào đấy,
những nước đang phát triển, nơi lao động đang còn rẻ và giá trị đất chưa cao như
Trung Quốc, Malaysia, Nam Phi, Do Thái, Ấn Độ, Colombia, Kenya, Ethiopia và
Ecuador lại trở thành những nước sản xuất và xuất khẩu. Về mặt địa lý, có thể nói
Nam Phi, Kenya là xuất khẩu hoa - cây cảnh lớn sang Âu châu trong khi
Colombia là nước chủ chốt xuất khẩu sang Hoa kỳ. Ở Châu Á, Malaysia, Đài
Loan, Thái Lan và gần đây Trung Quốc là những nước xuất khẩu, phần lớn sang
Nhật Bản (Phạm Đức Trọng, 2014).

9



Sản phẩm hoa cây cảnh gồm 4 nhóm chính: hoa có củ, hoa cắt cành, lá
cảnh, cây hoa trồng chậu. Hoa cắt cành ln là nhóm chính trong thị trường
hoa.Với sự kết hợp của sản xuất hoa trong nước và hoa nhập khẩu, Hà Lan là một
thị trường trung tâm chi phối cho thương mại hoa cắt toàn cầu. Tuy nhiên, thị
phần xuất khẩu hoa cắt cành của Hà Lan trong tồn cầu giảm từ 50% năm 2005
xuống cịn 43% năm 2015. Trong khi thị phần xuất khẩu hoa cắt cành của các
nước Kenya, Ecuador, Ethiopia, Colombia và Malaysia có xu hướng tăng rõ rệt.
Điều này được thể hiện trong hình 2.2 dưới đây.

Hình 2.2. Sự thay đổi thị phần xuất khẩu hoa cắt cành của các nước trên thế
giới năm 2005 - 2015
Nguồn: U.S. Bureau of Economic Analysis (2016)

Ngành sản xuất và kinh doanh hoa có củ có nguồn gốc từ Hà Lan. Hà Lan
là nước sản xuất và xuất khẩu hoa có củ lớn nhất thế giới, với trên 22.000 ha
(chiếm hơn 60% nguồn cung trên thế giới), đạt khoảng 8,5 tỷ củ hoa được sản
xuất mỗi năm, theo sau đó là các nước Israel, Columbia và Ecuador. Hiện nay,
việc sản xuất và tiêu thụ các loại hoa có củ chủ yếu là tulip, hoa ly, tiên ơng, các
loại thủy tiên, thược dược, lay ơn,… tuy nhiên, một số lồi hoa có củ khác cũng
được chú trọng sản xuất. Giá trị xuất khẩu hoa có củ đã tăng khoảng 7% lên xấp
xỉ 900 triệu euro trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015. Xuất khẩu hoa có củ
cho các nước không thuộc EU tăng nhanh hơn (hơn 10%) trong giai đoạn này.

10


Đức là thị trường lớn nhất của Hà Lan. Năm 2015, Đức đã mua số củ hoa có trị
giá hơn 118 triệu Euro từ Hà Lan. Với giá trị xuất khẩu chỉ hơn 109 triệu Euro,
Mỹ là thị trường lớn thứ hai (Phạm Đức Trọng, 2014).

Lan Huệ được trồng phổ biến ở các nước Nam Phi, Brazil và gần đây là
Israel. Theo số liệu đã công bố, Brazil và Peru là nơi sản xuất lớn nhất cung cấp
cho toàn thế giới. Hàng năm Brazil sản xuất khoảng 17 triệu củ Lan Huệ, trong
đó 60% số củ được sử dụng cho xuất khẩu, 40% còn lại phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước. Trong đó 92% số củ được xuất sang Hà Lan, Hoa Kỳ 5%,
Canada 2% (Rina Kamenetsky & Hiroshi Okubo, 2012).
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh và hoa có củ tại Việt Nam
Nghề sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng nó chỉ được coi
là một ngành kinh tế và có giá trị hàng hố từ những năm 1980. Cũng như một số
ngành trên thế giới, ngành kinh tế này có tốc độ phát triển khá nhanh. Việt Nam
có điều kiện tự nhiên thuận lợi để có thể phát triển nhiều loại hoa cây cảnh.
Chúng ta đang sở hữu nhiều loài hoa đa dạng, từ các loài hoa xứ nhiệt đới được
trồng ở các vùng đồng bằng đến hoa xứ lạnh trồng trên các cao nguyên và vùng
núi. Diện tích trồng hoa cây cảnh của nước ta tăng hàng năm, cả nước có gần
35.000 ha (2014), phân bố đều ở trên cả nước. Trong vòng 10 năm từ 2005 2015, diện tích hoa đã tăng 2,3 lần, giá trị sản lượng tăng 7,2 lần. Thu nhập trên
một đơn vị (ha) tăng gấp 3 lần, hình thành nhiều ơ hình trồng hoa đạt từ 800 triệu
đến 2,5 tỷ đồng/ha (Trung tâm khuyến nông Quốc gia, 2016).
Việc sản xuất, kinh doanh hoa có củ đang là xu thế tại Việt Nam trong
những năm gần đây. Với một số loại giống hoa có củ như lay ơn, lily, Lan Huệ,
tulip, tiên ơng... thị trường hoa cây cảnh Việt Nam đã trở nên đa dạng và sôi động
hơn rất nhiều, đặc biệt là vào các dịp lễ Tết.
Trước năm 2000, lily chủ yếu được trồng ở Đà Lạt, sau năm 2001, lily bắt
đầu lan ra miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Mộc Châu, Sơn La, Hải Phịng, Nam
Định, Thái Bình,…). Hoa lily được người dân sử dụng nhiều trong tất cả các
ngày trong năm, mỗi năm thị trường Việt Nam yêu cầu tới hàng chục triệu bơng
lily. Hoa tulip thì thường được sử dụng vào dịp Tết (Phạm Đức Trọng, 2014).
Trong các năm gần đây, thị trường hoa Tết tại Việt Nam ngày càng đa dạng hơn,
khơng khó để nhận ra rằng hoa có củ đã chiếm một phần lớn thị trường hoa Tết
như lily, lay ơn, tiên ông, tulip… Chúng rất được ưa chuộng và nhận được sự yêu


11


thích của người chơi hoa, điều này cũng giúp cho những người sản xuất đầu tư
vào sản xuất thêm nhiều loại hoa có củ với số lượng lớn để phục vụ cho thị
trường hoa tại Việt Nam. Tuy nhiên, những lồi hoa này cũng có những nhược
điểm hạn chế cho người chơi như: hoa lily hiện nay trên thị trường màu sắc chưa
đa dạng, chủ yếu là màu hồng, vàng, cam; hoa lay ơn tương tự với màu đỏ, vàng,
cam; hoa Tiên ơng hình dáng hạn chế nên chỉ có thể sử dụng trồng trong bình
thủy tinh; hoa tuylip cũng có màu sắc khơng đa dạng và có độ bền hoa ngắn… Vì
vậy, với màu sắc, kiểu dáng đa dạng, độ bền hoa cao,… Lan Huệ hứa hẹn sẽ là
một loại hoa tiềm năng trong thị trường hoa cây cảnh Việt Nam.
Việc sản xuất kinh doanh Lan Huệ ngày càng được mở rộng quy mô tại Việt
Nam thông qua các nhà vườn, cơ sở sản xuất chuyên biệt, các nhóm hội… Dẫn
đầu là các cơ sở sản xuất tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp)… tuy
nhiên chủ yếu là những giống Lan Huệ nội, màu sắc chưa thực sự bắt mắt và giá
trị kinh tế chưa cao. Giá bán của một số giống Lan Huệ tại Việt Nam dao động
trong khoảng từ 10.000 đồng (giống bản địa) đến 450.000 đồng (giống nhập nội).
Nhiều người chơi hoa trong nước vì muốn thu thập nhiều loại Lan Huệ mới lạ mà
sẵn sàng chi trả số tiền lớn để nhập nội các giống từ nước ngồi, vì vậy đã tạo
điều kiện để nhiều cơ sở kinh doanh Lan Huệ ngoại với mức giá hợp lý.
Với sự phát triển không ngừng của cơng nghệ, mạng xã hội và các loại hình
chuyển phát nhanh… Lan Huệ ngày càng được nhiều người biết đến rộng rãi,
giúp cho việc sản xuất, kinh doanh Lan Huệ thêm phát triển từng ngày. Tại mạng
xã hội Facebook, các hoạt động quảng bá, mua bán, trao đổi Lan Huệ diễn ra rất
sôi nổi hằng ngày. Người bán tiếp cận đến người mua và người chơi tương tác
với nhau ngày càng dễ dàng hơn. Các giống hoa nhập nội được mua từ nhiều
nước trên Thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hà Lan… được giới thiệu và mua
bán qua trang mạng với mức giá hợp lý, bên cạnh đó là các giống hoa được lai
tạo với nhiều ưu điểm vượt trội như màu sắc, hình dáng, kích thước cũng được

giới thiệu và mua bán tại đây.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình nghiên cứu lai tạo giống hoa Lan Huệ
Trên thế giới hoa Lan huệ cánh kép đã được thương mại hóa từ những
năm 1990, cho đến đầu thế kỉ XXI mới có khoảng 30 giống Lan Huệ phổ biến ở

12


một số nước như Hà Lan, Úc, Nhật Bản,.. Việc lai tạo giống diễn ra ngày càng
nhiều và đã có nhiều giống mới được công bố trên thế giới. Năm 2009, tại Hàn
Quốc, Sung & et al. đã thực hiện phép lai hữu tính giữa H.Red lion và H.Minerva
để tạo ra giống lai Sanho (đã được công nhận giống). Hippeastrum Johnsonni
được công nhận là giống lai đầu tiên giữa H.vittatum và H.reginae được lai tạo ở
Anh năm 1799. Giống Rozetta ra đời năm 1987 tại Nam Phi, là kết quả của việc
lai tạo giữa Double beauty (bố) và Safari (mẹ) với một số đặc điểm nổi trội như
hoa đôi, màu hồng vân trắng và 2 đường gân đỏ, đường kính khoảng 20cm,
nhanh cho hoa và có mùi thơm (Tạp chí Khoa học & Phát triển, Chọn tạo giống
hoa Lan huệ, 2014).
Lan Huệ ngày càng được ưa chuộng, sử dụng vào nhiều mục đích như làm
hoa trồng trong chậu, làm hoa cắt hoặc hoa mini bonsai. Để đáp ứng nhu cầu của
người chơi, các nhà chọn tạo giống đã nỗ lực tạo ra các sản phẩm mới cung cấp
cho thị trường.
Năm 1987, nhà chọn tạo giống Maraisburg ở Nam Phi đã tạo ra giống
Hippeastrum rozetta có 2 hoa, với tơng màu hồng, sọc trắng và vân màu đỏ hẹp,
có nhiều ngồng hoa trên một củ, các hoa trên một ngồng thường nở đồng thời,
kích thước nhỏ gọn và nhanh ra (Trần Văn Tuân, 2015).
2.3.1.2. Nghiên cứu điều khiển ra hoa
Trên thế giới, xét về đối tượng cây hoa có củ nói chung đã có nhiều nghiên

cứu về xử lý ra hoa, q trình hình thành và phân hóa mầm hoa trên đối tượng
hoa tulip và lily, tuy nhiên các nghiên cứu đã được công bố về điều khiển ra hoa
trên cây lan huệ còn rất hạn chế mặc dù phương pháp xử lý lạnh đã được áp dụng
rộng rãi ở nhiều quốc gia sản xuất lan huệ thương mại. Tại Israel, củ Lan Huệ
0

được xử lý được bảo quản trong kho lạnh 2 tháng ở nhiệt độ 9 - 13 C, tại Nam
0

Phi, củ Lan Huệ sau khi thu hoạch được đưa vào xử lý theo từng mức nhiệt 23 C,
0

0

13 C và 7 C cho đến khi ngồng hoa xuất hiện (Trần Thị Xuân, 1997).
Ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ thì nhu cầu sử dụng hoa Lan Huệ lớn nhất

tập trung vào dịp Giáng sinh và năm mới. Trong thực tế mùa hoa lan huệ bắt đầu
từ tháng 3 đến tháng 5 tùy thuộc vào từng quốc gia. Để Lan Huệ nở hoa vào thời
điểm tháng 12 thì việc xử lý Lan Huệ trong điều kiện nhiệt độ thấp luôn được
triển khai ở nhiều nước như Hà Lan, Isarael… với nhiệt độ xử lý thường từ 50

13 C trong thời gian từ 8 - 10 tuần (Phạm Thị Minh Phượng, 2017).

13


×