Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa thuần và ảnh hưởng của phân hữu cơ xử lý bằng sagi bio đến giống lúa BC15 tại nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.83 KB, 97 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ THỦY

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG
SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ XỬ LÝ BẰNG SAGI BIO
ĐẾN GIỐNG LÚA BC15 TẠI NAM ĐỊNH

Ngành:

Khoa Học Cây Trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Phú

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp : “Đặc điểm sinh
trƣởng phát triển. năng suất của một số giống lúa thuần và ảnh hƣởng của phân
hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến giống lúa BC15 tại Nam Định” là cơng trình nghiên
cứu của riêng tôi. luận văn được xây dựng trên cơ sở sử dụng những thông tin từ nhiều
nguồn tài liệu trong nước và quốc tế. các thông tin đã sử dụng đều ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu trình bày trong kết quả nghiên cứu là trung


thực và chưa hề công bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào nếu sai tơi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Ngô Thị Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của các thầy cơ
giáo, gia đình, đồng nghiệp và bè bạn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc về sự hướng dẫn chu đáo và
tận tình của TS. Nguyễn Văn Phú – Bộ môn Sinh Lý Thực vật.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, bộ môn Sinh lý thực vật. các thầy cô giáo trong khoa Nông học đã giảng dạy
và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và đồng nghiệp Trung tâm nghiên cứu và
phát triển Nấm đã giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian cho tôi đi học và thực hiện đề
tài.
Chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi khi thực hiện đề tài.
Hà Nội ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Ngô Thị Thủy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục hình ảnh........................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn……………………………………………………………………………….
............................................................................................................................................................... ix

Thesis abstract..................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

1.2.

Mục đích yêu cầu của đề tài................................................................................ 2

1.2.1.

Mục đích:.............................................................................................................2


1.2.2.

Yêu cầu:...............................................................................................................2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................3

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học.................................................................................................3

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................4
2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới và Việt Nam..............................4

2.1.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới.........................................................4

2.1.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam........................................................5


2.1.3.

Tình hình sản xuất lúa của t nh Nam Định..........................................................7

2.2.

Những thành tựu trong nghiên cứu chọn tạo giống lúa trên thế giới và ở
Việt Nam............................................................................................................. 9

2.2.1.

Những nghiên cứu và thành tựu chọn giống lúa trên Thế giới gần đây..............9

2.2.2.

Những nghiên cứu và thành tựu chọn giống lúa ở Việt Nam gần đây...............11

2.3.

Những nghiên cứu về sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học cho
cây trồng trên thế giới và ở Việt Nam...............................................................13

2.3.1.

Những nghiên cứu về sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học cho
cây trồng trên Thế giới...................................................................................... 13

2.3.2.

Những nghiên cứu về sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học cho

cây trồng ở Việt Nam........................................................................................ 16

iii


2.3.

Chế phẩm sagi bio............................................................................................. 20

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu............................................................22
3.1.

Vật liệu và đối tượng nghiên cứu...................................................................... 22

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................................24

3.3.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 24

3.4.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................24

3.5.

Cac biên phap ly thuât....................................................................................... 26


3.6.

Ch tiêu và phương pháp theo dõi......................................................................26

3.7.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................29

Phần 4. Kết quả thực hiện................................................................................................30
4.1.

Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa thuần trồng

vụ mùa năm 2017 tại Ý Yên – Nam Định

30

4.1.1.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa ngày.....................30

4.1.2.

Chiều cao cây của các giống lúa cm................................................................31

4.1.3.

Khả năng đ nhánh của các giống lúa nhánh kh m........................................ 32

4.1.4.


Động thái ra lá của các giống lúa lá cây..........................................................34

4.1.5.

Ch số diện tích lá của các giống lúa L I m lá m đất................................ 36

4.1.6.

Chất khơ tích l y của các giống lúa g kh m.................................................... 37

4.1.7.

Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa.............................................39

4.1.8.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa........................40

4.2.

Ảnh hưởng của các nguồn phân b n hữu cơ xử lý bằng Sagi bio đến

2

2

giống lúa BC15 trồng vụ mùa năm 2017 tại Ý Yên – Nam Định.
4.2.1.


Ảnh hưởng của các nguồn phân b n hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến thời
gian sinh trưởng của giống BC15

4.2.2.

43
43

Ảnh hưởng của các nguồn phân b n hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến
động thái tăng trưởng chiều cao của giống lúa BC15cm cây 44

4.2.3.

Ảnh hưởng của các nguồn phân b n hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến khả

năng đ
4.2.4.

nhánh của giống lúa BC15 nhánh kh m
Ảnh hưởng của các nguồn phân b n hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến
động thái ra lá của giống lúa BC15

4.2.5.

46

lá cây

48


Ảnh hưởng của các nguồn phân b n hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến ch
số diện tích lá L

I

iv

2

2

m lá m đất 49


4.2.6.

Ảnh hưởng của các nguồn phân b n hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến khả
năng tích l y chất khô của giống lúa BC15 g kh m 50

4.2.7.

Ảnh hưởng của các nguồn phân b n hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến khả
năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa BC15

52

4.2.8.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BC15....................53


4.2.9.

Lãi thuần của việc sử dụng nguồn phân b n hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio
cho lúa 55

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 56
5.1.

Kết luận..............................................................................................................56

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 56

Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 57
Phụ lục 1..........................................................................................................................60

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BTB

Băc Trung Bộ

BVTV


Bảo vệ thực vật

CCCC

Chiều cao cuối cùng cây

CT

Công thức

CTV

Cộng tác viên

CV%

Hệ số biến động

ĐBSCL

Đông bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng băng sông Hồng

DHMT

Duyên hải miền trung


FAO

Food Agriculture Organization

KTĐN

Kết thúc đ nhánh

LAI

Ch số diện tích lá

LHQ

Liên hợp quốc

LSD0.05

Mức sai khác c ý nghĩa nhỏ nhất

NHH

Nhánh hữu hiệu

NNHC

Nông nghiệp hữu cơ

NSLT


Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TGST

Thời gian sinh trưởng

P1000

Trọng lượng 1000 hạt

STT

Số thứ tự

TDMNPB

Trung du miền núi phía Bắc

IFOAM

Liên đồn quốc tế về Nông nghiệp hữu cơ

IRRI

Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo những năm qua trên Thế giới.............................. 4
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo những năm qua tại Việt Nam...............................6
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của t nh Nam Định
giai đoạn 2010 - 2016 7
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Ý n................................ 8
Bảng 2.6. Diện tích đất Nơng nghiệp hữu cơ theo khu vực, năm 2014........................ 15
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa ( ngày )......................................... 30
Bảng 4.2. Chiều cao cây của các giống lúa ở các giai đoạn ( cm)................................ 32
Bảng 4.3. Động thái đ nhánh của các giống lúa ( nhánh/khóm)..................................33
Bảng 4.4. Động thái ra lá trên thân chính của các giống lúa (lá/cây)............................35
Bảng 4.5. Ch số diện tích lá của các giống lúa qua các giai đoạn sinh trưởng (m 2
2

lá/m đất
Bảng 4.6. Khối lượng chất khơ tích l y của các giống lúa ở các giai đoạn sinh

36

trưởng (gam/khóm)

38

Bảng 4.7. Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính...................................39
Bảng 4.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa...................41
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các nguồn phân bón hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến

thời gian sinh trưởng của giống BC15 ngày 44
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của các nguồn phân bón hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến
động thái tăng trưởng chiều cao của giống lúa BC15cm cây 45
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của các nguồn phân bón hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến
khả năng đ

nhánh của giống lúa BC15 nhánh kh m

47

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của các nguồn phân bón hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến
động thái ra lá của giống lúa BC15

lá cây

48

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các nguồn phân bón hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến
2

2

ch số diện tích lá L
I m lá m đất 49
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của các nguồn phân bón hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến
khả năng tích l y chất khô của giống lúa BC15 g kh m

51

Bảng 4.16. Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính...................................52

Bảng 4.17. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BC15...............53
Bảng 4.18. Lãi thuần của việc sử dụng nguồn phân b n hữu cơ xử lý bằng Sagi
Bio cho giống lúa BC15 (triệu đồng/ha)

vii

55


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Phát triển diện tích đất nơng nghiệp hữu cơ trên thế giới................................14
Hình 2.2. 10 quốc gia dẫn đầu diện tích đất nơng nghiệp hữu cơ khu vực châu Á.........15

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Ngơ Thị Thủy
Tên luận văn: Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa thuần
và ảnh hưởng của phân hữu cơ được xử lý bằng Sagi Bio đến giống lúa BC15 tại Nam
Định.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60 62 01 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
*
Xác định giống thích hợp cho năng suất cao, chất lượng tốt thích nghi với điều
kiện sinh thái t nh Nam Định.

*
Xác định các nguồn phân hữu cơ ảnh hưởng tốt để khuyến cáo cho sản
xuất.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Gồm 5 công thức với 5 giống nghiên cứu: CT1: BC15 Đ C ,
CT2: P6, CT3: XT28, CT4: Đột biến tám xoan Hải Dương và CT5: HT1. Thí nghiệm
được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn ch nh (RCB), với 3 lần nhắc lại, tiến hành tại
huyện Ý Yên, t nh Nam Định, trong vụ mùa 2017, bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào
tháng 12 năm 2017.
- Thí nghiệm 2: Gồm 5 công thức: CT1 đối chứng: không bón phân hữu cơ ,
CT2: Bón phế thải chăn ni xử lý bằng chế phẩm Sagi Bio, CT3: Bón bùn thải đã qua
xử lý bằng chế phẩm Sagi Bio, CT4: Bón phân lợn đã qua xử lý bằng chế phẩm Sagi
Bio, CT5: Bón rơm rạ đã qua xử lý bằng chế phẩm Sagi Bio. Thí nghiệm được bố trí
theo khối ngẫu nhiên hoàn ch nh (RCB) trên giống BC15, với 3 lần nhắc lại, tiến hành
tại huyện Ý Yên t nh Nam Định, trong vụ mùa 2017, bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào
tháng 12 năm 2017.
Kết quả chính và kết luận:
- Từ kết quả thí nghiệm đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và
năng suất của một số giống lúa tại Ý Yên, Nam Định Vụ mùa 2017 cho thấy:
+
Các giống thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng từ ngắn tới trung bình ( 98111 ngày), đ nhánh và trỗ tập trung. Đặc biệt giống HT1 có thời gian sinh trưởng ngắn
nhất (98 ngày trong vụ mùa) rất thích hợp cho việc sử dụng vào những vùng có luân
canh tăng vụ.

ix


+


Các giống lúa trong thí nghiệm c năng suất tương đối cao. Năng suất cao nhất

là giống XT28 và P6 đạt 74,8 và 80,8 tạ/ha, cao hơn đối chứng BC15 từ 16,9-22,9 tạ/ha.
+
Các giống lúa trong thí nghiệm đều có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh
như: sâu cuốn lá, bệnh khô vằn và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
-

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của một số nguồn hữu cơ xử lý bằng chế phẩm

Sagi Bio cho thấy:
+
Các nguồn phân hữu cơ khác nhau được xử lý bằng chế phẩm Sagi Bio có ảnh
hưởng tốt đến khả năng sinh trưởng của giống lúa BC15, tuy nhiên khơng có sự khác
biệt đáng kể về khả năng sinh trưởng và năng suất giữa các nguồn phân hữu cơ.
+
Nguồn phân bón hữu cơ thích hợp nhất cho giống lúa BC15 là phân lợn được
xử lý bằng Sagi Bio cho các yếu tố cấu thành năng suất tối ưu và năng suất thực thu cao
nhất đạt 75,3 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế (lãi thuần cao đạt 23,3 triệu đồng/ha.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ngo Thi Thuy
Thesis title: Characteristics of growth and development and yield of some potential
inbred rice varieties, effect of organic fertilizer treated by Sagi Bio to BC15 rice variety
in Nam Dinh.
Major: Crop science


Code: 60 62 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture.
Research Objectives:
 Identification of suitable varieties for high yield, high quality and suitable to
Nam Dinh condition.

To identify sources of good organic fertilizer to recommend for
production
Materials and Methods:
Experiment 1: 5 treatments with 5 varieties : Treatment 1: BC15
(control),
Treatment 2: P6, Treatment 3: XT28, Treatment 4: Đột biến tám xoan Hải Dương,
Treatment 5: HT1. The experiment was carried out under the method of Random
complete block with 3 replications in Y Yen district, Nam Dinh province in 2017 season.
Implementing time: from June and to December.
Experiment 2: Including 5 treatments: Treatment 1: Control: no organic
fertilizer, Treatment 2: Waste foods treated by Sagi Bio, Treatment 3: Sludge treated by
Sagi Bio, Treatment 4: Manure treated by Sagi Bio, Treatment 5: Straw treated by Sagi
Bio. The experiment was Laid ouder under the Method of Random complete block with
three replications in Ý Yen district. Nam Dinh province in 2017 season. Implementing
time: from June and to December.
Main findings and conclusions
From the results of experiments to value some characteristics of growth,
development and productivity of some rice varieties in Y Yen and Nam Dinh:
+ The experimental variety have short and medium development time (98-111 days),
grow branches and sprout gathered together . Especially, HT1 variety is the shortest
development timer ( 98 days on crop) that is suit to using at rotational crops area.
+


The rice variety on the experiment have high relative productivity. The highest

productivity is XT28 rice variety and P6 variety achieving 74,8 and 80,8 quintals per ha,
which is higher control than BC15 variety from 16,9 to 22,9 quintals per ha.

xi


+
The rice variety on the experiment are good ability against pestilent insect
such as: roll leaves streakled disease and unfavorable surrounding factors.
-

The results of evaluating the effect of some organic sources treated by Sagi

Bio products showed that:
+
The different organic fertilizer source is process by Sagi Bio output that
effect good for developmental ability of BC15 rice variety. However, it‟s not
measurable different from development and productivity ability among the organic
fertilizer source.
+

The organic fertilizer rource is manure treated by Sagi Bio gave highest yield

and economical efficiency, 75,3 quintals per ha and 23.3 million VND per ha respectively.

xii



PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza savita L) là cây lương thực quan trọng của nhiều quốc gia,
nhân tố quyết định đảm bảo an ninh lương thực, lúa gạo là nguồn lương thực nuôi
sống hơn một nửa dân số trên thế giới nhất là các nước châu Á, châu Phi và châu
Mỹ La Tinh. 6 nước sản xuất lúa gạo chính đ là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Bangladesh, Việt Nam và Thái Lan (Trethewie, 2012). Sản lượng lúa hàng năm
cần phải tăng 1% để đáp ứng nhu cầu về lương thực thiết yếu khi dân số bùng nổ
và phát triển nhanh về kinh tế (Rosegrant et al.,1995). Ở Việt Nam, lúa gạo c ng
là nguồn lương thực chính và ngành sản xuất lúa gạo còn tạo việc làm cho hàng
triệu người dân (Trần Văn Đạt, 2005).
Hiện nay trên địa bàn t nh Nam Định c ng như huyện Ý Yên cơ cấu giống
lúa chủ yếu vẫn là BC15, Khang dân và một số giống lúa lai, việc sản xuất những
giống lúa chất lượng không cao đã dẫn đến tình trạng người nơng dân khơng bán
được lúa hoặc bán với giá thấp. Để nâng cao giá trị thu nhập cho người trồng lúa,
đồng thời nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác, thì vấn đề
cấp thiết của huyện c ng như của t nh là đưa những giống lúa c chất lượng cao
vào sản xuất để đáp ứng được nhu cầu của thị trường và xuất khẩu.
Măt khác sự lạm dụng phân hóa học để thâm canh cây lúa đã gây ảnh
hưởng xấu đến đất, khơng khí, nguồn nước và hệ vi sinh vật, đồng thời còn ảnh
hưởng đến phẩm chất, chất lượng nông sản, đe dọa đến sức khỏe của con người
(Công Phiên, 2014). Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hằng năm c 40.000
người chết trong tổng hai triệu người bị ngộ độc thực phẩm. Ở nước ta có 700
người năm ngộ độc phải nhập viện do nơng sản mất an tồn. Để có sản phẩm lúa
gạo an toàn, một trong những hướng đi mới đang được quan tâm hiện nay là sản
xuất theo hướng hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất bền vững với sức khỏe của
đất, hệ sinh thái và con người. Đây là hình thức canh tác khơng sử dụng phân bón
hóa học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học hay các chất điều tiết sinh
trưởng (IFOAM, 2007). Theo FiLB và IFOAM (2012), năm 2010 Việt Nam có

19.272 ha đất sản xuất nơng nghiệp hữu cơ được chứng nhận tương đương 0,19%
tổng diện tích canh tác).

1


Hàm lượng hữu cơ là ch tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết
cấu của đất, độ tơi xốp thống khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước
của đất, quyết định hệ đệm của đất, quyết định tới số lượng và khả năng hoạt
động của vi sinh vật trong đất, nâng cao hiệu lực của phân hóa học. Tuy có vai
trị quan trọng như vậy nhưng sự hiểu biết và sử dụng của nông dân về phân hữu
cơ lại rất khác nhau, trong đ nông dân trồng lúa gần như không biết, không dùng
đến phân hữu cơ.
Trong quá trình sản xuất lúa tại Ý n người nơng dân q lạm dụng phân
bón hố học để tăng năng suất lúa đặc biệt là phân đạm. Điều này dẫn đến tăng
chi phí trong sản xuất lúa. Ngồi ra, việc lạm dụng phân bón này khơng những
khơng làm tăng năng suất lúa mà còn làm giảm khả năng chống chịu sâu bệnh,
gây đổ ngã dẫn đến giảm năng suất, ảnh hưởng đến các tính chất lý hố của đất,
gây ô nhiễm môi trường… Việc đốt rơm, rạ và thải phân hữu cơ ra môi trường
không những lãng phí nguồn nhiên ngun liệu, gây ơ nhiễm mơi trường mà cịn
ảnh hưởng tới sức kho con người. Chính vì vậy việc xử lý rơm rạ, rác hữu cơ,
bùn của khu chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học thành phân bón hữu cơ là vấn đề
hết sức c ý nghĩa, vừa góp phần hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường, tránh
lãng phí tài ngun, vừa tạo nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao để bón cho
cây trồng.
Chính vì thế để góp phần xây dựng kỹ thuật canh tác bền vững và nâng cao
hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Ý Yên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đặc điểm sinh trƣởng phát triển, năng suất của một số giống lúa thuần và
ảnh hƣởng của phân hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio đến giống lúa BC15 tại
Nam Định”.

1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích:
Xác định giống thích hợp cho năng suất, chất lượng cao cho sản xuất tại
địa phương.
Xác định các nguồn phân hữu cơ ảnh hưởng tốt để khuyến cáo
cho sản
xuất.
1.2.2. Yêu cầu:
Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển; đặc điểm sinh lý, khả
năng chống chịu sâu bệnh và một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
các giống nghiên cứu.

2


Đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ đến một số ch tiêu sinh trưởng,
phát triển, ch tiêu sinh lý và một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
giống BC15.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định có cơ sở khoa học các giống lúa sinh trưởng, phát triển, chống
chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và làm sáng tỏ vai trò của phân hữu cơ xử lý
bằng chế phẩm Sagi Bio đối với cây lúa trồng tại Nam Định.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bổ sung thêm những giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt vào cơ
cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp tại t nh Nam Định c ng như sử dụng phân
hữu cơ xử lý bằng Sagi Bio thích hợp góp phần vào việc hồn thiện quy trình
thâm canh tăng năng suất, theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế cho
người sản xuất.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM

2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới
Cây lúa được trồng và phân bố rộng khắp trên thế giới. Theo thống kê thì
hiện nay trên thế giới c khoảng trên 100 quốc gia trồng và sản xuất lúa gạo, trong
đ tập trung nhiều ở các nước Châu Á. 85 % sản lượng lúa trên thế giới phụ thuộc
vào 8 nước Châu Á: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Banglades, Myanma và Nhật Bản, tiếp theo là Châu Phi, Bắc Mỹ đến Nam Mỹ...
Năm 2011, lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan đạt 8,5 triệu tấn, chiếm 22% tổng
lượng gạo xuất khẩu. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,3 triệu tấn, Ấn Độ
4,7 triệu tấn.
Trong giai đoạn 2010-2013, theo thống kê của F O cho thấy diện tích canh
tác lúa những năm đầu của thế kỷ 21 vẫn c xu hướng tăng nhưng tăng chậm từ
161,68-164,53 triệu ha . Nhưng từ năm 2013 đến nay diện tích canh tác lúa trên
thế giới lại c xu hướng giảm dần từ 164,53 xuống 159,81 triệu ha . Tuy nhiên
năng suất bình quân tăng ổn định qua các năm từ 43,37 tạ ha năm 2010 và đạt
46,37 tạ ha năm 2016 .
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo những năm qua trên Thế giới

Nguồn: FAOSTAT, (2017)

C

thể n i tình hình sản xuất lúa trên thế giới c


xu hướng tăng
dần nhưng
tăng chậm, sản lượng 2010 là 701,11 triệu tấn đến năm 2016 là 740,96 triệu tấn.
Với tốc độ tăng dân số như hiện nay cần phải nâng cao hơn nữa năng suất, sản

4


lượng c ng như chất lượng lúa gạo mới đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực
thế giới.
Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là 677,7
triệu tấn. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vực
này. Theo thống kê, sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh tại
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam. Trong đ , sản lượng lúa
gạo của Việt Nam năm 2015 đạt tới 44,7 triệu tấn.
Tại vùng trung Mỹ và Caribe sản lượng lúa gạo duy trì ở mức ổn định 3
triệu tấn. Vùng nam Mỹ sản lượng lúa gạo đạt 25,4 triệu tấn năm 2015 tăng 2,7%
so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng lúa gạo tại châu Âu giữ ở mức ổn định đạt
4,1 triệu tấn năm 2015.
Nhiều quốc gia xuất khẩu gạo lớn sẽ giảm lượng gạo xất khẩu, trong khi
nhu cầu nhập khẩu gạo tăng, nguồn cung thị trường gạo sẽ thiếu hụt so với nhu
cầu, giá gạo trên thị trường thế giới giữ ở mức khá cao. Dự báo cung cầu lúa gạo
thế giới và các yếu tố tác động: Theo Ông Duncan Macintosh, Giám đốc Viện
Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế, phải đến năm 2018, năng suất lúa thế giới c khả
năng sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay, điều mà kh c thể thực hiện trong tương lai
gần (Raja M, 2018).
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam
Việt Nam nằm gần vùng Đơng Nam Châu Á, khí hậu nhiệt đới gi mùa, đặc
biệt là lượng bức xạ mặt trời rất cao, rất thích hợp với sự phát triển của cây lúa.
Với nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn c lượng phù sa bồi đắp, tương đối bằng

phẳng và màu mỡ từ Bắc tới Nam Đồng bằng Sông hồng, Đồng bằng sông Cửu
Long… cùng một loạt châu thổ hẹp ở ven sông, ven biển miền Trung. C ng giống
như các đồng bằng của các nước Đông Nam Á khác, đồng bằng Châu thổ Việt
Nam đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa. Chính
vì thế mà Việt Nam là cái nơi hình thành cây lúa nước, từ lâu n đã trở thành cây
lương thực chủ yếu và c ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế nước ta.
Hiện nay lúa vẫn là cây lương thực quan trọng nhất ở nước ta, cây lúa
cung cấp 85 - 87% tổng sản lượng lương thực trong nước. Việc chuyển đổi mục
đích sử dụng trong những năm gần đây đã và đang làm giảm đáng kể diện tích
đất nơng nghiệp n i chung và đất trồng lúa n i riêng. Vì thế mặc dù việc thâm
canh tăng vụ rất được chú trọng, xong tổng diện tích lúa thu hoạch hàng năm từ
năm 2001 - 2007 đang giảm dần.

5


Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo những năm qua tại Việt Nam
TT

Năm

1

2010

2

2011

3


2012

4

2013

5

2014

6

2015

7

2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê, (2017)

Qua bảng số liệu trên: Từ năm 2010 đến năm 2015 năng suất và sản lượng
nước ta ngày càng tăng. Cụ thể là năm 2010 diện tích trồng lúa ở nước ta là 7,49
triệu ha, đến năm 2015 diện tích tăng lên 7,83 triệu ha. Năng suất lúa tăng từ 53,4
tạ ha năm 2010 lên 57,6 tạ ha năm 2015. Từ đ sản lượng lúa năm 2010 tăng từ
40,00 triệu tấn lên 45,11 triệu tấn năm 2015. Theo tổng cục thống kê sơ bộ sản
lượng lúa cả năm 2016 đạt 43,61 triệu tấn, giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2015.
Trong đ diện tích gieo trồng đạt 7,79 triệu ha, giảm so với các năm trước, năng
suất đạt 56 tạ/ha, giảm 1,6 tạ/ha so với năm 2015.
Hiện nay vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước,
diện tích và sản lượng lớn gấp ba lần diện tích và sản lượng lúa đồng bằng sông

Hồng, trong đ vùng đồng bằng sơng Cửu Long chiếm 55% diện tích gieo trồng và
57% sản lượng; đồng bằng sông Hồng chiếm 14% diện tích gieo trồng và 15%
sản lượng lúa cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước, diện
tích gieo trồng hằng năm của vùng chiếm trên 55% diện tích gieo trồng lúa cả
nước, giai đoạn 2010 – 2015 diện tích gieo trồng lúa của c xu hướng tăng , sản
lượng lúa toàn vùng tăng đạt trên 25 triệu tấn năm, chiếm 57% sản lượng lúa cả
nước. Năm 2015, diện tích gieo trồng lúa cả năm của vùng là 4304,1
nghìn ha chiếm 55% diện tích gieo trồng lúa cả nước , sản lượng đạt 25.598,2
ngàn tấn chiếm 57% sản lượng lúa cả nước .
Đồng bằng sông Hồng qua các năm diện tích ngày càng bị thu hẹp do đô
thị h a và công nghiệp h a, diện tích gieo trồng hằng năm của vùng chiếm

6


khoảng 14 – 15% diện tích gieo trồng lúa cả nước. Giai đoạn 2010 – 2015 diện
tích gieo trồng lúa của vùng giảm , bình quân 39,2 ngàn ha năm do tăng diện tích
gieo trồng lúa nước ruộng 2 vụ lúa , g p phần ổn định sản lượng lúa, chiếm trên
15% tổng sản lượng lúa cả nước. Diện tích lúa cả năm của vùng năm 2015 đạt
1110,9 ngàn ha chiếm 14% diện tích gieo trồng cả nước , sản lượng đạt 6729,5
ngàn tấn chiếm 15% sản lượng cả nước . Đông bằng sông Hồng là vùng c năng
suất lúa bình quân cao nhất cả nước đạt 60,6 tạ ha.
Trong những năm trước đổi mới, nước ta là quốc gia triền miên thiếu
lương thực. Đến nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lúa gạo lớn thứ 2 thế giới. Tuy
nhiên chất lượng gạo của ta còn thấp: bạc bụng, độ dài hạt trung bình, hương vị
kém… nguyên nhân là do chúng ta chưa c được bộ giống lúa chất lượng cao,
trong khi xu hướng về gạo phẩm chất cao trên thị trường Châu Á và Châu Mỹ
ngày càng lớn. Cùng với việc hội nhập WTO, nhiều loại gạo chất lượng của Thái
Lan, Ấn Độ đã và đang tràn vào Việt Nam, nên mục tiêu lớn đặt ra cho Việt Nam

là phải c thêm nhiều gạo chất lượng cao đủ khả năng cạnh tranh về chất lượng
gạo, giá cả và thương hiệu. Điều đ ch c thể giải quyết được bằng một giải pháp
tổng hợp về giống, công nghệ sau thu hoạch, thương hiệu và thị trường.
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Nam Định
Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT t nh Nam định và báo cáo Cục
Thống kê t nh từ năm 2010 đến nay cho thấy, hằng năm cơ cấu giống lúa luôn c
sự biến động, ngày càng nhiều vào cơ cấu giống lúa mới tiềm năng năng suất
cao, chất lượng tốt, c khả năng chống chịu sâu bệnh được đưa vào sản xuất.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của tỉnh Nam Định giai đoạn
2 1 - 2016
Năm
2010
2013
2014
2015
2016
Nguồn: Niên giám thống kê t nh Nam Định (2017)

7


Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy, từ năm 2010 đến 2016 diện tích canh tác
lúa tại t nh Nam Định giảm 5,978 ha. Nguyên nhân là do t nh dành một số quỹ
đất nông nghiệp cho phát triển một số khu công nghiệp, công ty may và nút giao
thông trọng điểm như: khu cơng nghiệp Hịa Xá, khu cơng nghiệp đúc đồng Ý
Yên… Mặt khác c ng do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh
tế cao hơn như: Trồng đậu tương, khoai tây, khoai sọ, khoai lang, trồng rau, lạc,
hoa màu …Năng suất và sản lượng lúa có sự tăng giảm qua các năm. Từ năm
2010-2013, năng suất lúa giảm 1,97 tạ/ha, sản lượng lúa giảm 37 369 tấn/ha. Tuy
nhiên đến năm 2015, năng suất lúa tăng lên 121,35 tạ/ha năm, sản lượng lúa tăng

lên 937 639 tại năm 2014. Sau đ đến năm 2016 năng suất lúa lại giảm xuống còn
120,91 tạ/ha năm.
Tại huyện Ý Yên, theo báo cáo kết quả sản xuất nơng nghiệp hằng năm và
số liệu thống kê diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên địa bàn huyện Ý Yên
từ năm 2010 đến 2015 cho thấy diện tích canh tác lúa tăng lên 1,3 ha (từ 159 ha
năm 2010 lên 154,43 ha năm 2015 . Năm 2016 diện tích canh tác lúa của huyện
lại giảm xuống 153,04 ha. Năng suất lúa và sản lượng lúa lại tăng từ năm 20132015 do huyện áp dụng các giống lúa mới trong đ c giống lai F1 chiếm đến 11,2 14,5% sản lượng lúa của toàn huyện. Riêng năm 2016 sản lượng lúa giảm 2,89
tấn so với năm 2015. Nguyên nhân là năng suất lúa và diện tích lúa năm 2016
giảm so với năm 2015 do vậy sản lượng lúa giảm.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của hu ện Ý Yên
Năm

2010
2013
2014
2015
2016
Nguồn: Niên giám thống kê t nh Nam Định (2017)

8


2.2. NHỮNG THÀNH TỰU TRONG NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG
LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Những nghiên cứu và thành tựu chọn giống lúa trên thế giới gần đâ
Cùng với sự phát triển của loài người, nghề trồng lúa được hình thành và
phát triển. Trình độ thâm canh lúa c ng ngày một nâng cao. Các giống lúa địa
phương không ưa thâm canh, khả năng chống chịu sâu bệnh kém, năng suất thấp
dần được thay thế bằng các giống lúa mới chịu thâm canh, chống chịu sâu bệnh
tốt và thích hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương. Vào đầu những năm 1960,

Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế International Rice Research Institute IRRI đã
được thành lập ở Philippin, Viện này đã tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu lai tạo
và đưa vào sản xuất nhiều giống lúa các loại, tiêu biểu như các dòng IR, Jasmin.
Trong năm 1970, Viện đã đưa ra những dòng lúa mới, chín sớm như: IR 747, B26, các dịng chống bệnh bạc lá như IR497-83-3 và IR498-1-88, dòng chống sâu
đục thân IR747, B2-6.
Theo tác giả Khush (1994), Viện lúa Quốc tế đã cải tiến được khoảng
800 giống lúa. Đến nay các giống lúa cải tiến gần như quyết định sản lượng lúa
trên thế giới. Trong đ các quốc gia gieo trồng lúa cải tiến trên 90% diện tích là
Trung Quốc, Hàn Quốc, Srilanca và Philippin. Các quốc gia đứng thứ hai về diện
tích đất gieo trồng lúa cải tiến là Việt Nam, Ấn Độ, Inđônêsia, Pakistan,
Malaysia…chiếm khoảng 60% trong tổng diện tích trồng lúa.
Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế IRRI đã lai tạo và đưa ra sản xuất hàng
nghìn giống lúa các loại, trong đ tiêu biểu là các giống lúa: IR5, IR6, IR8, IR30,
IR34, IR64, Jasmin…đặc biệt là hai giống IR64 và Jasmin là những giống có
phẩm chất gạo tốt, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới trong đ c Việt
Nam. Ngồi ra IRRI cịn tạo ra 2 giống lúa mới bằng kỹ thuật MAS là Tubigan 7,
Tubigan 11 có khả năng chống chịu sâu đục thân và bệnh bạc lá (Philrice, 2007).
Tại Thái Lan, các trung tâm nghiên cứu giống lúa được thành lập ở nhiều t nh và
khu vực. Nhiệm vụ của các cơ sở này là chọn lọc, phục tráng, lai tạo ra các giống
lúa tốt phục vụ cho nội tiêu và đặc biệt là cho xuất khẩu, thu ngoại tệ. Tiêu chí
chọn giống lúa của các nhà khoa học Thái Lan là các giống lúa phải có thời gian
sinh trưởng trung bình đến dài ngày, hạt gạo dài và trong, ít dập gẫy khi xay sát, c
hương thơm, coi trọng chất lượng hơn là năng suất…Theo hướng này, Thái Lan
đã tạo ra các giống lúa chất lượng nổi tiếng thế giới, trong đ phải kể đến các
giống như: Khao

9


dawk mali, Jasmin.

Mỹ là một quốc gia có nền nơng nghiệp rất phát triển, các nhà khoa học
nông nghiệp Mỹ rất quan tâm đến việc chọn tạo giống lúa chất lượng cao đặc biệt
là các giống lúa cải tạo từ các giống lúa thơm nổi tiếng trên thế giới như Basmati,
Jasmine. Giống lúa đầu tiên được tạo ra bằng con đường này là Della. Một số
giống lúa thơm đã được công nhận là giống quốc gia và đang được trồng phổ
biến ở Mỹ hiện nay gồm có: Dellmont, Dellrose và A-201. Bui Chi Buu và
Nguyen Huu Nghia, (2001) cho biết, tại Mỹ các nhà khoa học đã chọn tạo ra
giống lúa Jasmine 85 có thời gian sinh trưởng 100-105 ngày, cho năng suất khá
(5-6 tấn/ha), chất lượng cao.
Trên thế giới có rất nhiều giống lúa nổi tiếng như Bastima của Ấn Độ và
Pakistan, Jasmine 85 của Thái Lan, Milsagrosa của Philipines, Bắc thơm, Quá dạ
Hương, Quế Hương Chiêm, Chi ưu Hương của Trung Quốc, Nàng thơm Chợ
Đào, Tám Thơm, Tám Xoan, Dự Hương của Việt Nam… Bùi Huy Đáp, 1999 ,
Hiện nay các nhà chọn giống đang tích cực cải thiện bộ giống lúa của họ,
tạo ra nhiều giống lúa c năng suất cao và chất lượng tốt mang nguồn gen quý của
giống Basmati. Và một thành công mới bằng kỹ thuật chọn lọc dòng thuần là
giống Basmati 370 vào năm 1993 ở Kala Shah Kaku của Pakistan. Giống lúa này
chất lượng gạo ngon, c mùi thơm được trồng phổ biến ở Ấn Độ và Pakistan, đồng
thời làm tiêu chuẩn xuất khẩu cho nhóm lúa này. Tuy nhiên, Basmati 370
c năng suất thấp (1,7 tấn/ha ở phía tây Punjab; 2,1 tấn/ha ở Pakistan và 3,8
tấn/ha ở phía Đơng của Ấn Độ (Giraud, 2010).
Theo tác giả Edgar

lonso Torres et al.

2007 cho biết khi kết hợp lai

Japonica với Indica c thể tạo ra dòng lúa c năng suất cao và khả năng chịu lạnh
tốt. Bên cạnh những thành tựu trong công tác chọn tạo giống lúa năng suất cao,
các nhà nghiên cứu trên thế giới đã quan tâm đến chất lượng nấu nướng đối với

các dòng, giống lúa cải tiến. Hiện nay hàng loạt các dòng giống lúa cải tiến được
chọn tạo c tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo tốt đang được mở rộng trong
sản xuất như: IR29723, IR24, IR50… Tuy nhiên, kết quả chọn tạo giống lúa t
thơm chất lượng thường thấp vì hầu hết các giống mang gen chống chịu sâu bệnh
đều c hàm lượng amylose cao và nhiệt độ h a hồ thấp.
Ngoài ra, trên thế giới còn rất nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu
các giống lúa nhằm mục đích đưa ra những giống lúa c năng suất cao, phẩm

10


chất tốt, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, thâm canh.
2.2.2. Những nghiên cứu và thành tựu chọn giống lúa ở Việt Nam gần đâ

Việt Nam sản xuất lúa chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp,
thu hút hơn 70% dân số và 70% lao động xã hội cả nước. Lúa gạo còn là mặt
hàng xuất khẩu vừa có kim ngạch lớn vừa có tính truyền thống lâu đời. Do đ việc
nghiên cứu các giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt luôn được quan tâm.
Công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao ở Việt Nam dựa theo các giá
trị tiêu chuẩn tương tự như giống lúa của Thái Lan và IRRI. Theo đ thì những
giống lúa có phẩm chất gạo cao là những giống lúa có hạt gạo dài từ 6,61 đến
7,5mm, tỷ lệ gạo nguyên hơn 55%, gạo trắng trong, ít bạc bụng, độ hố hồ trung
bình, độ bền thể gel mềm, hàm lượng amylose trung bình (Lê Dỗn Diên và cs.,
1995).
Sử dụng các kết quả nghiên cứu về các đặc tính di truyền, các đặc điểm
nông sinh học thông qua nghiên cứu cơ bản về nguồn gen lúa, các nhà khoa học
đã tiến hành lai tạo, gây đột biến, chọn lọc, đã tạo ra hàng loạt giống lúa
c năng suất và chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất lợi
như: DT,17, DT,122 của Viện Di truyền Nơng nghiệp Việt Nam. Đặc biệt giống
DT,122 có thời gian sinh trưởng ngắn, cấy được 3 vụ trong năm, được sử dụng để

gieo cấy ở các vùng bị ngập lụt sau khi nước l rút mà vẫn cho năng suất cao (Trần
Duy Quý và cs, 2000). Giống CR203, C70, C71...của Viện bảo vệ thực vật,
Giống X14, X21, Xi23, V14...của Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam.
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu ứng dụng thành công
công nghệ chuyển nạo gen tạo ra giống lúa mới giàu vi chất dinh dưỡng từ ba
giống lúa IR64, MTl250 và Taipei 309, đặc tính ưu điểm vượt trội của giống lúa
mới này là c hàm lượng cao các vi chất như: vitamin , E, sắt, kẽm..., những vi
chất này rất cần thiết đối với con người. Ngồi ra dịng lúa biến đổi gen còn gia
tăng đáng kể chất oryzanol, chất quan trọng hơn cả vitamin E có tác dụng chống
oxi hóa, giúp làm giảm hàm lượng cholesteron trong máu. Dịng lúa biến đổi này
còn c các ưu điểm kháng sâu bệnh, đảm bảo tính an tồn sinh học, dễ trồng có thể
đưa vào sản xuất lúa hàng hóa, (Nguyễn Như Hà, 2006 .

11



Việt Nam, lúa thơm được trồng cả ở miền Nam và miền Bắc. Miền
Nam có giống lúa thơm nổi tiếng là Nàng Thơm Chợ Đào, cịn miền Bắc thì có
lúa Tám thơm. Trong số 2000 mẫu giống lúa địa phương ở miền Nam, có 28 mẫu
là giống lúa thơm hoặc nếp thơm. Hầu hết các giống lúa thơm miền Nam có dạng
hạt thon dài, thuộc dạng Indica. Có nhiều giống lúa thơm c thể hợp thành ba nh
m chính là: Nàng thơm sớm, Nàng thơm lỡ và Nàng thơm muộn. Nổi tiếng nhất
là giống nàng thơm Chợ Đào của t nh Long An, mẫn cảm với ánh sáng ngày
ngắn, có thời gian sinh trưởng dài (155-165 ngày), bông nhỏ, năng suất thấp,
khoảng 3,0 tấn ha, cơm mềm, d o và c mùi thơm thay đổi từ cấp 1 đến cấp 5. Hạn
chế của giống Nàng thơm Chợ Đào là hạt có vết đục (tính bạc bụng cấp 5), do
vậy khơng được thị trường quốc tế chấp nhận. Tuy nhiên, thị trường nội địa thì
giống Nàng Thơm Chợ Đào rất được ưa chuộng (Nguyễn Hữu Nghĩa, 2007 .

Theo tác giả Hoàng Công Mệnh, giống Bắc Thơm số 7 gieo trồng chủ yếu
ở Điện Biện chất lượng cao nhưng dễ bị nhiễm bệnh nên tác giả đã lựa chọn các
giống chất lượng để thay thế. Kết quả đánh giá tuyển chọn được giống HT6 cho
năng suất và chất lượng, hiệu quả kinh tế cao nhất (Hồng Cơng Mệnh và cs.,
2013).
Tác giả Trần Tấn Phương và cs. 2011 đã sử dụng phương pháp lai kết hợp
nhiều bố mẹ để tạo giống lúa thơm, kết quả tạo chọn được giống luá thơm mới
ST20 có thời gian sinh trưởng ngắn 115 ngày, cây thấp, tiềm năng năng suất cao,
hạt dài, hàm lượng amylose 12,4%, hàm lượng protein 10,84%, cơm thơm đậm,
mềm d o. Giống ST20 có chứa gen thơm badh2,1, c hàm lượng chất 2-acetuy-1pyroline (2- P là 8,8ppb cao hơn giống Jasmine 85. Nhóm nghiên cứu c ng tiến
hành đánh giá phẩm chất 9 giống lúa thơm mới chọn tạo (ST3, ST5, ST10, ST12,
ST16, ST17, ST18, ST19, ST20) ở các mùa vụ, các địa điểm khác nhau tại t nh S
c Trăng. Kết quả cho thấy hàm lượng chất thơm 2-AP ở vụ hè thu thấp hơn vụ
đông xuân.
Bằng phương pháp lai và chọn lọc quần thể phân ly, Nguyễn Thị Trâm và
cs. 2006 đã chọn tạo được giống lúa thơm Hương Cốm từ các giống lúa Hương
125s, MR365, Tám xoan đột biến TX93 , Maogo và R9311 c hàm lượng amylose
thấp 17,5% , hàm lượng protein 8,7%, nhiệt độ hóa hồ thấp, chống đổ ngã tốt.
Thành tựu về chọn tạo giống lúa mới ngày càng nhiều, năm 2009 Bộ

12


×