Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng chế độ nuôi dưỡng đến sức sản xuất của lợn nái hậu bị (landrace x yorkshire) và (yorkshire x landrace) trong điều kiện chăn nuôi trang trại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.72 KB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGỤY THỊ VÂN

ẢNH HƯỞNG CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG
ĐẾN SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI HẬU BỊ

(LANDRACE x YORKSHIRE) VÀ
(YORKSHIRE x LANDRACE) TRONG
ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI TRANG TRẠI
Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Thị Bích Ngọc

TS. Phạm Kim Đăng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.


Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được làm rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Ngụy Thị Vân

i


LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo
TS. Trần Thị Bích Ngọc, bộ mơn Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ chăn nuôi - Viện
chăn nuôi Việt Nam; thầy giáo TS. Phạm Kim Đăng, bộ môn Sinh lý và tập tính động vật
khoa Chăn ni, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình tơi trong q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp.

Tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
Bộ mơn Sinh lý và tập tính động vật đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến
quý báu trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Lời cảm ơn chân thành của tôi xin được gửi tới các bác, các cô, các chú trong trại
lợn giống ngoại tại Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã hợp tác và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.


Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới, gia đình cùng bạn bè
đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngàytháng
Tác giả luận văn

Ngụy Thị Vân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Danh mục biểu đồ.................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề......................................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài....................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 3
2.1.


Tình hình chăn ni lợn nái ngoại ở Việt Nam............................................. 3

2.2.

Nhu cầu năng lượng và protein của lợn.......................................................... 4

2.2.1.

Nhu cầu năng lượng................................................................................................... 4

2.2.2.

Nhu cầu Protein và axit amin............................................................................... 10

2.3.

Ảnh hưởng của mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu

phần ăn của lợn cái hậu bị đến năng suất sinh sản............................... 13
2.4.

Ảnh hưởng của chế độ ăn của lợn cái hậu bị đến năng suất sinh sản
17

2.5.

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước................................... 18

2.5.1.


Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi............................................................... 18

2.5.2.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước................................................................ 22

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 24
3.1.

Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................. 24

3.2.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 24

3.3.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 24

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................... 30
4.1.

Ảnh hưởng của chế độ ăn đến khả năng sinh trưởng, tuổi thành thục

sinh dục và độ dày mỡ lưng ở lợn cái hậu bị LY và YL........................30

iii



4.2.

Ảnh hưởng của chế độ ăn đến hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn cái

hậu bị LY và YL............................................................................................................ 37
4.3.

Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị

YL và LY ở lứa 1.......................................................................................................... 43
4.4.

Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị

YL và LY ở lứa 2.......................................................................................................... 48
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 54
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 54

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 54

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 55
Phụ lục............................................................................................................................................. 61

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCS

cs.
CSS
CSSS
ĐD
ĐDLĐ
ĐDML
ĐDTL
ĐH

G
KL
KLBĐ
KLCS
KLĐD

Số con cai sữa
Chế độ
Cộng sự
Số con sơ sinh
Số con sơ sinh còn sống
Động dục
Động dục lần đâu
Độ dày mỡ lưng

Động dục trở lại
Đại học
Giai đoạn
Giống
Khối lượng
Khối lượng bắt đầu
Khối lượng cai sữa
Khối lượng động dục

KLPGLĐ

Khối lượng phối giống lần đầu

KLSS
L
LY
PGL1
SCCS
SS
ST
TA
TB
TLTT
TT
TTTA
Y
YL

Khối lượng sơ sinh
Landrace

(Landrace x Yorkshire)
Phối giống lần 1
Số con cai sữa
Sơ sinh
Sinh trưởng
Thức ăn
Trung bình
Tỷ lệ thụ thai
Tăng trọng
Tiêu tốn thức ăn
Yorkshire
(Yorkshire x Landrace)

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng lợn

..................................................................................................... vàsảnlượngthịtlợnhơicủaViệtNamgiaiđoạn

2011 - 2014
Bảng 2.2. Cơ cấu đàn nái trong tổng đàn giai đoạn 2006 - 2014 ....................................
Bảng 2.3. Mức năng lượng cần bổ sung cho lợn con ......................................................
Bảng 2.4. Nhu cầu protein và axit amin lợn con ...........................................................
Bảng 2.5. Ảnh hưởng của mức ăn trước kỳ động dục tới số lượng trứng rụng
(Hughes và Vanley, 1980) ............................................................................
Bảng 2.6. Ảnh hưởng mức ăn trước thời kỳ động dục tới số lượng trứng rụng
(Huges và Vanley 1980) ...............................................................................

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................
Bảng 3.2. Khẩu phần ăn cho lợn cái hậu bị nuôi tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An ........................................................................................
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến khả năng sinh trưởng, tuổi thành thục
sinh dục và độ dày mỡ lưng ở lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire
và Yorkshire x Landrace ở trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ..................
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến khả năng sinh trưởng, tuổi thành thục
sinh dục và độ dày mỡ lưng ở lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire
và Yorkshire x Landrace ở trại lợn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ............
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn cái
hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace tại trại lợn
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .........................................................................
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn cái
hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace tại trại lợn
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ....................................................................
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị
Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace được nuôi tại trại
lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ở lứa thứ nhất .............................................
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị
Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace được nuôi tại trại
lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ở
lứa thứ nhất ...................................................................................................
vi


Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị

Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace được nuôi tại trại
lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ở lứa thứ hai

48
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị

Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace được nuôi tại trại
lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ở
lứa thứ hai................................................................................................................. 50

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng động dục lần đầu của
lợn cái hậu bị ở trại lợn Thái Nguyên.................................................. 33
Biểu đồ 4.2. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng động dục lần đầu của
lợn cái hậu bị ở trại lợn Nghệ An........................................................... 33
Biểu đồ 4.3. Tốc độ sinh trưởng của lợn cái hậu bị ở trại lợn Thái Nguyên
36

Biểu đồ 4.4.
Biểu đồ 4.5.
Biểu đồ 4.6.
Biểu đồ 4.7.

Tốc độ sinh trưởng của lợn cái hậu bị ở trại lợn Nghệ An......36
Tiêu tốn thức ăn của lợn cái hậu bị ở trại lợn Thái Nguyên. . .39
Tiêu tốn thức ăn của lợn cái hậu bị ở trại lợn Nghệ An............39
Lượng Protein ăn vào hàng ngày của lợn cái hậu bị ở trại lợn
Thái Nguyên
41

Biểu đồ 4.8. Lượng Protein ăn vào hàng ngày của lợn cái hậu bị ở trại lợn
Nghệ An............................................................................................................... 41
Biểu đồ 4.9. Năng lượng trao đổi ăn vào hàng ngày của lợn cái hậu bị ở trại lợn
Thái Nguyên
42
Biểu đồ 4.10. Năng lượng trao đổi ăn vào hàng ngày của lợn cái hậu bị ở trại lợn

Nghệ An............................................................................................................... 42
Biểu đồ 4.11. Khối lượng lợn con sơ sinh và lợn con cai sữa trên 1 ổ ở lứa 1 tại

trại lợn Thái Nguyên..................................................................................... 44
Biểu đồ 4.12. Khối lượng lợn con sơ sinh và lợn con cai sữa trên 1 ổ ở lứa 1
trại lợn Nghệ An.............................................................................................. 44
Biểu đồ 4.13. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa ở lứa 1 tại trại lợn
Thái Nguyên
47
Biểu đồ 4.14. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa ở lứa 1 tại trại lợn
Nghệ An............................................................................................................... 47
Biểu đồ 4.15. Khối lượng lợn con sơ sinh và lợn con cai sữa trên 1 ổ ở lứa 2 tại

trại lợn Thái Nguyên..................................................................................... 49
Biểu đồ 4.16. Khối lượng lợn con sơ sinh và lợn con cai sữa trên 1 ổ ở lứa 2 tại

trại lợn Nghệ An.............................................................................................. 49
Biểu đồ 4.17. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa ở lứa 2 tại trại
lợn

Thái Nguyên
51
Biểu đồ 4.18. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa ở lứa 2 tại trại

lợn

Nghệ An............................................................................................................... 51


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngụy Thị Vân
Tên luận văn: Ảnh hưởng chế độ nuôi dưỡng đến sức sản xuất của
lợn nái hậu bị (Yorkshire x Landrace) và (Landrace x Yorkshire) trong điều
kiện chăn nuôi trang trại.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm xác định chế độ nuôi dưỡng phù hợp cho lợn nái hậu bị YL,
LY trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại nuôi tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành trên 144 lợn cái hậu bị YL và LY nuôi tại trại
lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An từ tháng 10/2014- 3/2016. Tại mỗi trại chăn nuôi, 36 lợn hậu bị của
mỗi giống được phân ngẫu nhiên thành 03 lơ thí nghiệm, mỗi lơ 12 con tương ứng
với 04 lần lặp. Trong giai đoạn từ khi bắt đầu thí nghiệm (30 kg) cho đến 80 kg, lợn
cái hậu bị ở các lô được cho ăn tự do bằng thức ăn của lợn choai (giai đoạn 3050kg) và thức ăn của lợn nái hậu bị (giai đoạn 50-80kg). Từ 81 kg đến 10 ngày trước

phối giống lần đầu lợn ở các lô được ăn như sau: Lô 1: ăn tự do; lô 2: ăn hạn chế
90% so với ăn tự do; lô 3: ăn hạn chế 80% so với ăn tự do. Khẩu phần thức ăn cho
các giai đoạn được xây dựng theo khuyến cáo của NRC (1998).
Các chỉ tiêu theo dõi: Khối lượng cơ thể, tăng trọng hàng ngày, lượng thức
ăn ăn vào; tiêu tốn thức ăn; độ dày mỡ lưng. Tuổi động dục lần đầu; tuổi phối giống
lần đầu; tỷ lệ thụ thai; ngày động dục trở lại. Năng suất sinh sản: số con sơ sinh còn
sống/ổ; khối lượng con sơ sinh còn sống/ổ; số con và khối lượng con cai sữa/ổ.

Các số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp phân tích
phương sai ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 14.0.
Kết quả chính và kết luận
- Khối lượng phối giống lần đầu, tốc độ tăng trưởng, tuổi phối giống lần đầu và độ
dày mỡ lưng ở cả hai giống lợn bị ảnh hưởng rõ rệt bởi chế độ ăn trong điều kiện chăn nuôi
tại hai trại thí nghiệm. Theo đó, hạn chế lượng thức ăn làm giảm khối lượng cơ thể khi động
dục lần đầu, tăng tuổi phối giống lần đầu và giảm độ dày mỡ lưng. Tính trung bình cho cả 2
giai đoạn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lô ăn hạn chế 90% và lô ăn hạn

ix


chế 80% thấp hơn so với ăn đối chứng. Hiệu quả sử dụng thức ăn khơng
có sự khác biệt giữa giống lợn YL và LY.
- Tại 2 trại thí nghiệm, ở cả lứa 1 và lứa 2 khối lượng lợn con cai sữa tính cho một ổ ở
nhóm lợn ăn hạn chế 90% cao hơn so với nhóm lợn ăn tự do và hạn chế 80%, tiêu tốn thức
ăn (kg TA/kg lợn con cai sữa) thấp nhất thấy ở nhóm lợn được cho ăn hạn chế 90%. Như vậy,
có thể thấy rằng nuôi dưỡng lợn cái hậu bị ở mức ăn hạn chế 90% là hợp lý.

Như vậy, rút ra kết luận là: Năng suất sinh sản ở lứa 1 và 2 khơng có
sự sai khác giữa hai giống lợn ngoại LY và YL với cùng một chế độ cho ăn.
- Chế độ ni dưỡng lợn cái hậu bị thích hợp nhất ở cả hai giống LY và YL

là như sau: với khẩu phần ăn có mức ME, protein thơ và axit amin tiêu hóa
(lysine, methionine+cystine và threonine) theo khuyến cáo của NRC (1998), lợn
cái hậu bị giai đoạn dưới 80 kg nên cho ăn tự do, giai đoạn từ 80 kg đến 10 ngày
trước phối giống nên cho ăn hạn chế 90% (so với khả năng ăn được của lợn khi
được ăn tự do) và giai đoạn 10 ngày trước phối giống nên cho ăn tự do.
- Mức ăn hàng ngày thích hợp của lợn cái hậu bị giống LY và YL tại trại lợn Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An tương
ứng là: 2,68 - 2,60 kg TA/con/ngày ở giai đoạn 50 kg đến động dục lần đầu là 2,77 - 2,69 kg
TA/con/ngày ở giai đoạn động dục lần đầu đến 10 ngày trước phối giống

lần đầu.

- Ở trại

lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại
Phượng, xã Nam Xuân,

huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, khối lượng cơ thể

của lợn hậu bị khi động dục lần đầu và khi phối giống lần đầu cần đạt lần lượt là khoảng 90 105 kg và 110 -140 kg. Độ dày mỡ lưng tại thời điểm phối giống lần đầu khoảng 15 - 18 mm.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguy Thi Van
Thesis title: The effects of feeding regime on the productivity of gilts
(Yorkshire x Landrace) and (Landrace x Yorkshire) in farm condition.
Major: Animal Science
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research objectives
Ditermination the optimal feeding regime for YL, LY gilts raised in farm
condition at Pho Yen Farm, Thai Nguyen province and Dai Phuong Farm, Nghe An
province.
Materials and Methods
This study was carried out at Pho Yen Farm, Thai Nguyen province and Dai
Phuong Farm, Nghe An province with 144 YL and LY gilts from 10/2014 to 3/2016. In
each farm, 36 gilts of each breed were randomly distributed to three treatment groups (12
heads/group with 4 replicates per group). In two first period (30-50kg) and (51-80kg) all
gilts were fed ad libitum. In the experiment priod (81 kg to 10 day before the first mating),
pigs in group 1: fed ad libitum; Pigs in group 2: fed 90% compared with the amount of
intake in group 1; Pigs in group 3: Fed 80% compared with the amount of intake in group 1.
The diets were formulated according to NRC (1998) recomendation for gilts.
Measurements: Growth
estrus age, backfat thickness, the first mating age, fertilization rate, time returning estrus.
Reproduction performance: Total piglet alive, total pigliet weight per litter, total weaning
piglet weight per litter and FCR/kg weaning piglet.
ANOVA GLM was used to analyzed the experimental data with Minitab
software version 14.0.
Main results and conclusions
The weight, and age of first mating time, growth rate and backfat thickness in both
breed were affected significantly by feeding regime in both farm. Accordingly, feed
restriction reduced body weight at first estrus, increased first mating age and decreased
backfat thickness. On average for both periods, FCR of gilts fed limited feed intake were
lower than gilts fed ad libitum. Feed efficiency did not differ between YL and LY breeds.
In both farm, in the first two litters, total weaning piglet weight per litter in gilts
fed 90% feed restriction was
xi



Therefore, the optimal feed statergy was 90% feed restriction.
Conclusions:
- The is no difference in reproductive performance in two first litters
of LY and YL with the same dietary.
- The most suitable feed regime for both LY and YL gilts was as
follow: the diet with ME, crude protein and digestible amino acids (lysine,
methionine + cystine and threonine) as recommended NRC (1998), gilts
weighed less than 80 kg should be fed add libitum, from 80 kg to 10 days
before mating should be fed limited 90 % (compared with fed ad libitum).
- The suitable feed intake of LY and YL gilts at Pho Yen Farm, Thai
Nguyen province and Dai Phuong Farm, Nghe An province: 2,68 - 2,60
kg/head/day from 50 kg to first estrus; 2,77 - 2,69 kg/ head/day from the
first estrus period to 10 days before the first mating.
- At Pho Yen Farm, Thai Nguyen province and Dai Phuong Farm, Nghe An
province, the weight of first estrus and first mating should be 90-105 kg and 110140 kg, respectively. Backfat thickness at the first mating should be 15-18 mm.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu báo cáo của Cục Chăn nuôi (2014), tổng đàn lợn đạt trên
26,7 triệu con, tăng bình quân 0,04%/năm, giảm 17,88% so với kế hoạch giai
đoạn năm 2011- 2015. Trong tổng số sản phẩm thịt của ngành chăn ni năm
2014 thì thịt lợn chiếm tương ứng khoảng 74% tổng sản lượng thịt hơi. Tổng
sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2014 đạt 3,28 triệu tấn tăng 1,2% so với
năm 2013 (đạt 3,22 triệu tấn) và 3,0% so với năm 2012 (đạt 3,16 triệu tấn) và
tăng trưởng sản lượng bình qn 2,1%/năm. Có được tăng trưởng như vậy
là nhờ chất lượng lợn giống đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua.
Nhiều giống mới có năng suất và chất lượng thịt cao đã được nhập khẩu vào

Việt Nam. Năm 2014, tổng số lợn nái trong cả nước khoảng 3,914 triệu con và
đàn lợn nái ngoại là 849 ngàn con chiếm khoảng 21,7% tổng đàn nái. Với xu
hướng phát triển chăn nuôi lợn ngoại như vậy thì việc nghiên cứu chế độ ăn
phù hợp cho các nhóm giống lợn ngoại nhằm nâng cao năng suất và hiệu
quả kinh tế xã hội là rất cần thiết.
Việc xác định các mục tiêu năng suất sinh sản là điều quan trọng trong chăn
nuôi lợn nái. Theo Julian (2001), mục tiêu thứ nhất là phải đạt được 2,4 lứa/nái/năm,
mỗi chu kỳ bao gồm 116 ngày mang thai, 18 - 28 ngày nuôi con, khoảng cách từ lúc
cai sữa đến phối giống lại thành công là 6 - 9 ngày. Mục tiêu thứ hai là số lợn con cai
sữa/nái/lứa là 10,5 (số lợn con sinh ra là 11) đối với lợn nái đẻ trên 1 lứa và 10 (số
lợn con sinh ra là 10,5) đối với nái hậu bị. Như vậy, mỗi con lợn nái sẽ đạt khoảng
24,5 lợn con cai sữa/năm và năng suất cho vòng đời lợn nái trung bình là 60 lợn con
cai sữa và độ tuổi loại thải tối thiểu là 3 năm. Tuy nhiên, những mục tiêu này rất khó
đạt được là vì tỷ lệ loại thải lợn nái ở hầu hết các trang trại không nhỏ vào khoảng 30
- 50% (Thacker, 1999; Young, 2003), trong số đó khoảng 45 - 50% lợn hậu bị bị loại
thải sau lứa đẻ thứ nhất và 35% ở lứa đẻ thứ hai (Lucia et al., 2000; Julian, 2001). Lý
do loại thải này chủ yếu vì sau lứa đẻ thứ nhất lợn hậu bị không biểu hiện động dục
và khơng có chửa. Điều này dẫn đến kết quả là đàn nái hậu bị thay thế chiếm một tỷ
lệ đáng kể trong đàn lợn giống và bất kỳ sự cải tiến nào về khả năng sinh sản của
chúng đều ảnh hưởng lớn

1


đến năng suất sinh sản của toàn đàn. Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản của đàn nái cơ bản, chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị từ khi chọn
lọc đến lần phối giống đầu tiên đóng một vai trị rất quan trọng, bởi vậy chăm
sóc ni dưỡng và quản lý đàn lợn hậu bị thay thế cần được chú ý và quan tâm.

Tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về việc ni dưỡng lợn

cái hậu bị nhưng vẫn còn nhiều tranh luận, đặc biệt về vấn đề nuôi
lợn cái hậu bị theo chế độ ăn tự do hay ăn hạn chế? Xuất phát từ
thực tiễn việc tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng chế độ nuôi dưỡng đến
sức sản xuất của lợn nái hậu bị (Yorkshire x Landrace) và (Landrace
x Yorkshire) trong điều kiện chăn nuôi trang trại” là rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định chế độ nuôi dưỡng phù hợp cho lợn cái hậu bị YL, LY
trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NI LỢN NÁI NGOẠI Ở VIỆT NAM
Việt Nam là nước có truyền thống lâu đời về chăn nuôi lợn và
nằm trong số 10 nước có số đầu lợn lớn nhất thế giới. Kết quả công
bố của Tổng cục Thống kê cho thấy số lượng đàn lợn từ năm 2010 đến
năm 2014 có sự tăng trưởng hằng năm nhưng khơng nhiều dao động
trong khoảng từ 26,26 - 27,37 triệu con. Như vậy, có thể thấy rằng đàn
lợn Việt Nam đang có xu hướng duy trì ổn định về mặt số lượng.

Bảng 2.1. Số lượng lợn và sản lượng thịt lợn hơi của Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2014
Chỉ tiêu
Số lượng lợn
Sản lượng
thịt lợn hơi
Nguồn: Tổng cục thống kê (2014)
Nhìn tổng thể, số lượng đàn nái có xu hướng giảm dần qua các năm từ 4,338

triệu con năm 2006 giảm xuống còn 3,914 triệu con năm 2014. Tuy nhiên, tỷ lệ đàn
nái ngoại trong tổng đàn có xu hướng tăng lên từ 10,2% năm 2006 tăng lên 21,7%
năm 2014. Đây là những giống lợn đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao
năng suất, chất lượng đàn lợn. Việc nhập nội các nguồn gen có năng suất cao giúp
cải thiện rất nhiều đến năng suất, chất lượng chung của đàn lợn. Đàn nái lai đang có
xu hướng giảm dần từ 77,2% năm 2006 giảm xuống còn 66,0% năm 2014.

Hiện nay, trên cả nước có 4.293 trang trại chăn ni lợn, sản lượng thịt từ
các trang trại đạt khoảng 40 – 45% tổng sản lượng thịt hơi trên thị trường. Chăn
nuôi lợn trang trại đang ngày một phát triển, dần thể hiện vai trị của chăn ni
hiện đại. Rất nhiều trang trại lớn với quy mô hàng ngàn nái hiện đã và đang xuất
hiện ngày một nhiều. Chăn ni trang trại chính là loại hình then chốt giúp thúc
đẩy nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn do được đầu tư lớn về
chuồng trại, con giống, kỹ thuật. Chăn nuôi nông hộ còn khoảng 4 triệu hộ. Cùng
với sự phát triển chăn ni nơng hộ có xu hướng giảm dần.

3


Bảng 2.2. Cơ cấu đàn nái trong tổng đàn giai
Tổng số
con
(1000
con)
4338,0
3801,6
3950,1
4169,5
4158,8
4047,1

4025,6
3916,0
3913,9

Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Trong chăn nuôi lợn, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi đã được cân bằng
dinh dưỡng như năng lượng/protein, cân bằng acid-amin, vitamin, khoáng đa
lượng, vi lượng và áp dụng chuồng ni kín đã làm tăng trưởng khối lượng giết
thịt của lợn trong 5 năm gần đây cao hơn 13%. Tiêu tốn thức ăn chăn nuôi giảm
từ 2,9 - 3,0 kg xuống 2,7 - 2,8 kg thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể.
Theo định hướng Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi đến năm 2020 đã
được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, chăn nuôi nông hộ phát triển theo
hướng chăn ni cơng nghiệp, có kiểm sốt, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an tồn
sinh học, giảm thiểu mơi trường. Đóng góp của phương thức chăn ni trang
trại năm 2020 là đối với lợn số lượng đầu con có xu hướng tăng từ 30% đến
52%, sản lượng thịt từ 40% tăng lên 60%. Chăn nuôi lợn chuyển dịch theo
hướng tăng trưởng nóng sang hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và hiệu quả chăn nuôi. Theo dự kiến kế hoạch những năm tới, cơ cấu đàn
giống, tỷ lệ nái ngoại chiếm 19,8% năm 2013 tăng lên khoảng 30% năm 2020.

2.2. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ PROTEIN CỦA LỢN

2.2.1. Nhu cầu năng lượng
* Nhu cầu năng lượng của lợn con
Sinh trưởng của lợn con chủ yếu là sinh trưởng mô nạc. Nhu cầu dinh
dưỡng của lợn con được quyết định bởi tốc độ sinh trưởng mô nạc. Hai yếu tố quan
trọng hàng đầu ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của lợn con là năng lượng và
protein (axit amin) (Bùi Quang Tuấn và Đặng Thúy Nhung, 2002). Để có cơ
4


sở bổ sung năng lượng cho lợn con cần căn cứ vào mức năng lượng
được cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của lợn con, từ đó quyết định
mức bổ sung cho lợn con. Theo tác giả Lucac (1982) thì mức năng
lượng cần bổ sung qua các giai đoạn cho lợn con như sau:

Bảng 2.3. Mức năng lượng cần bổ sun
Tuần
tuổi

Khối lượng

1
2
3
4
5
6
7
8

Như vậy bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 lợn con bắt đầu có

năng lượng và mức này ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm.

Lợn con đang bú sữa có thể xác định lượng thức ăn thu nhận
theo phương trình sau (NRC, 1998):
DE ăn vào (Kcal/ngày) = - 151,7 + (11,2 x ngày tuổi); R2 = 0,72.
Lợn con sau cai sữa với khối lượng khoảng từ 5 – 15 kg,
lượng thức ăn thu nhận được xác định như sau (NRC, 1998):
DE ăn vào (Kcal/ngày) = - 1,531 + (455,5 x BW) + (11,2 x BW2); R2 = 0,92. Nguyễn
Thị Lương Hồng và cs. (2003) khi nghiên cứu về mức năng lượng và protein
thích hợp cho lợn con sau cai sữa cho biết, đàn lợn con ngoại thuần ở

giai đoạn sau cai sữa có tốc độ sinh trưởng cao nhất khi ăn khẩu phần có
mức năng lượng 3300 và 3400 Kcal ME/kg (14 MJ DE/kg); tốc độ sinh
trưởng của lợn đạt cao khi khẩu phần có mức năng lượng 14 MJ DE/kg.

* Nhu cầu năng lượng của lợn đang sinh trưởng
Năng lượng cung cấp cho lợn đang sinh trưởng bao gồm cho sự duy trì cơ
thể, cho sự tăng trọng hàng ngày và dùng để duy trì thân nhiệt trong mơi trường
lạnh. Để tính tốn nhu cầu năng lượng thì chúng ta thừa nhận một số thông số sau:

5


- Năng lượng trao đổi (ME) = 95% năng lượng tiêu hóa (DE)

(Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2003)
- Mơ cơ có 77% nước
- Mơ mỡ có 10% nước
Nhu cầu năng lượng trao đổi để duy trì (ME m) bao gồm cả năng lượng cần
thiết cho các chức năng của cơ thể và những hoạt động thiết yếu. Những nhu

cầu này thường được biểu thị trên cơ sở khối lượng trao đổi của cơ thể khối
lượng này được quy ước là khối lượng cơ thể mũ 0,75 (BW 0,75). Các lũy thừa
khác được đề nghị là 0,67 (Heusner 1982); 0,60 (Noblet và cs. 1989b); 0,42
(Noblet và cs. 1994). Các tính tốn nhu cầu về năng lượng duy trì/kg BW 0,75 là
mức từ 92 đến 160 Kcal/ngày, phổ biến nhất là từ 100 đến 125 Kcal/ngày. Số liệu
trung bình ước tính cho ME m là 106 Kcal ME/kg BW0,75 (Whittemore 1976; Bohme
và cs. 1980; Wenk và cs. 1980; ARC, 1981; Noblet và Le Dividich, 1982; Campbell
và Denkin, 1983; Close và Stanier, 1984; Mc Nutt và Ewan, 1984, Gadeken và cs,
1985; Noblet và cs, 1985), số này tương đương với 110 Kcal DE/kg. Whittemore
(1983) đưa ra mơ hình có thể tính chính xác hơn:

bằng kg.

ME

m

(Kcal/ngày) = 442 x Pt

0,78

với Pt là tổng lượng protein của cơ

thể tính Theo báo cáo của Robles và Ewan (1982), nhu cầu NE hàng ngày cần để
duy trì (NEm) là 71 Kcal/kg BW0,75. Cịn Noblet và cs. (1994) cho rằng MEm = 86

Kcal/kg BW0,42.
Các ước tính năng lượng tiêu tốn cho tích lũy protein (ME pr) dao động từ
6,8 đến 14,0 Mcal ME/kg, trung bình là 10,6 Mcal/kg (Tess và cs, 1984). Các báo
cáo về năng lượng tiêu tốn cho tích lũy mỡ (ME f) thường từ 9,5 đến 16,3 Mcal

ME/kg (Tess và cs. 1984). Mặc dù năng lượng tiêu tốn cho tích lũy nạc và mỡ
tương đối gần nhau (Wenk và cs, 1980), nhưng trong 1kg thịt nạc chỉ chứa 20

– 23% protein, trong khi đó 1 kg thị mỡ có tới 80 – 95% mỡ. Vì vậy, năng
lượng dùng cho tích lũy nạc thấp hơn rất nhiều so với tích lũy mỡ.

* Nhu cầu năng lượng của lợn nái sinh sản
Theo Vũ Duy Giảng (2010), lợn nái sinh sản có hai giai đoạn
quan trọng là mang thai và tiết sữa ni con. Có những u cầu
ni dưỡng hồn tồn khác nhau cho mỗi giai đoạn:
6


- Giai đoạn mang thai cần cho ăn với một số lượng thức ăn
hợp lý để lợn không quá béo trước khi vào đẻ.
- Giai đoạn tiết sữa nuôi con cần cho lợn mẹ ăn được một
lượng thức ăn tối đa để lượng sữa tiết được nhiều nhất, giúp lợn
con khỏe mạnh và tăng trưởng tốt nhất.
Trong giai đoạn nái mang thai nếu cho ăn nhiều thì lợn sẽ quá béo.
Lợn giai đoạn này quá béo, nhất là trước khi vào đẻ sẽ có nhiều tác hại.
Trước hết là lợn giảm ăn khi vào giai đoạn tiết sữa nuôi con, dù thức ăn lúc
nào cũng đầy máng, chúng cũng ăn ít, thức ăn bỏ lại nhiều; ăn ít thì cơ thể
hao mịn nhiều. Sữa ít thì sức lớn của lợn con giảm, khối lượng cai sữa thấp.
Khối lượng cai sữa của lợn con cao hay thấp có quan hệ với tăng trưởng sau
này của lợn nuôi thịt. Người ta đã tính rằng khối lượng cai sữa giảm 1 kg so
với bình thường thì để đạt khối lượng xuất bán (90 kg) phải tốn thêm 10 ngày
nuôi nữa, nhưng khối lượng cai sữa tăng 1 kg thì sẽ giảm được 10 ngày nuôi
để đạt khối lượng xuất bán (Vũ Duy Giảng, 2010).
Lợn mẹ hao mịn cơ thể nhiều thì làm cho thời gian chờ phối (số
ngày từ khi cai sữa lợn con cho đến khi phối giống trở lại) kéo dài ra. Vũ Duy

Giảng, 2010 khi nghiên cứu trên lợn mẹ đang tiết sữa nuôi con cho biết: nếu
hao cơ thể lợn mẹ trong thời kỳ này là 20 - 25 kg thì thời gian phối giống trở
lại nằm trong khoảng 5 - 7 ngày, nhưng nếu hao mòn cơ thể lợn mẹ là 30 - 35
kg thì thời gian phối giống trở lại kéo dài tới 10 - 15 ngày. Thời gian chờ phối
càng kéo dài thì càng làm giảm số lứa đẻ của lợn nái trong năm.
Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai nếu cho ăn q ít thì cũng
không tốt, lợn mẹ sẽ gầy yếu, con đẻ ra có khối lượng sơ sinh thấp. Khối
lượng sơ sinh của lợn con có quan hệ với khối lượng lợn cai sữa. Theo tính
tốn nếu khối lượng sơ sinh giảm hơn bình thường 100 g thì khối lượng cai
sữa cũng sẽ giảm 200 g, ngược lại khối lượng sơ sinh cao hơn bình thường
100 g thì khối lượng cai sữa cũng sẽ tăng 200 g (Vũ Duy Giảng, 2010).

* Nhu cầu năng lượng cho nái chửa
Nhu cầu thức ăn và năng lượng cho nái chửa là rất khác nhau và phụ thuộc
vào khối lượng cơ thể, mức tăng trọng và thời gian chửa, các điều kiện ni dưỡng
chăm sóc khác nhau. Aherne and Kirwood (1985), gợi ý rằng nái chửa cần được
chăm sóc tốt và cho ăn sao cho cơ thể lợn mẹ có thể tăng trọng được 25 kg
7


trong thời gian chửa đối với ít nhất 3 đến 4 lứa đầu. Khối lượng của nhau
thai và các chất khác trong bào thai phải đạt khoảng 20 kg, như vậy tổng
khối lượng cơ thể tăng lên trong thời gian có chửa là 45 kg (Noblet et al.,
1990). Để đạt được khối lượng tăng lên của cơ thể mẹ và bào thai như
trên, nói chung phải cung cấp 6 McalME/ngày và khơng ảnh hưởng gì đến
số con đẻ ra cũng như tăng trọng lợn mẹ (Elsley, 1973; ARC, 1981).
Lợn nái trong thời kỳ có chửa nhu cầu năng lượng hàng ngày là tổng
nhu cầu năng lượng cho duy trì, cho tích lũy protein, tích lũy mỡ và điều hịa
thân nhiệt. Nhu cầu năng lượng duy trì hàng ngày cho lợn nái chửa được
tính bằng 106 Kcal ME/kg BW0,75 (hay 110 Kcal DE/kg với BW0,75) (NRC, 1998).

Dựa trên số liệu của Beyer và cs (1994) các sản phẩm thụ thai gắn liền với
mỗi bào thai ước chừng nặng 2,28 kg và chứa 246 g protein. Lượng tăng trọng
còn lại ở nái chửa là lượng tăng trọng cơ thể mẹ, bao gồm cả nạc và mô mỡ.
Theo dữ liệu của Beyer và cs. (1994), phần mơ mỡ này được tính tốn như sau:

Mơ mỡ tích lũy = - 9,08 + (0,638 x MG) với MG là khối lượng
tăng của cơ thể lợn mẹ (kg).
Tổng lượng protein và mỡ tích lũy hàng ngày được tính tốn với giả
thiết thời gian chửa là 115 ngày. Tiêu hao năng lượng cho tích lũy protien
được giả định là 10,6 Kcal/ME/g và cho tích lũy mỡ là 12,5 Kcal ME/g. Nhu
cầu năng lượng hàng ngày cho mỗi bào thai là 35,8 Kcal ME (NRC, 1998).
Ở môi trường lạnh, lợn nái đòi hỏi được bổ sung một lượng năng lượng. Trong
mơ hình này, nhiệt độ lý tưởng là nhiệt độ trung bình trong 24 giờ là 20 oC. Theo tính tốn,
một lợn nái với khối lượng khi chửa trung bình là 200kg mỗi ngày sẽ cần một lượng
khoảng 240 Kcal ME bổ sung (250 Kcal DE) cho với mỗi 1 oC dưới 20 oC. Khơng có tính
tốn với nhiệt độ môi trường trên 20 oC (NRC, 1998).

Như vậy tổng nhu cầu ME hàng ngày là tổng nhu cầu cho duy
trì, cho tích lũy thịt, cho bào thai và cho điều chỉnh thân nhiệt. Nhu
cầu DE được tính bằng nhu cầu ME/0,96.
Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2003 cũng cho biết nhu cầu
năng lượng cho lợn nái chửa được xác định như sau:
Nhu cầu năng lượng = năng lượng duy trì + năng lượng cho phát triển
cơ thể mẹ + năng lượng phát triển cho bào thai và các tổ chức có liên quan.

8


Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE x W0,75.
Nhu cầu cho sự phát triển cơ thể mẹ phụ thuộc vào sự tăng trọng của cơ

thể mẹ trong giai đoạn có chửa. Trung bình trong giai đoạn có chửa lợn mẹ tăng
trọng 20kg. Để tăng trọng 1kg khối lượng cơ thể cần cung cấp 26 MJDE từ thức
ăn. Nhu cầu cho sự phát triển cơ thể mẹ và các tổ chức liên quan có thể dùng
phương pháp tính: 80 ngày chửa đầu thai cịn bé, nhu cầu đó khơng đáng kể,
nên chủ yếu tính cho 34 ngày chửa cuối. Từ 80 ngày có chửa trở đi nhu cầu cho
sự phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan cộng với nhu cầu duy trì được
tính gộp bằng 0,611 MJDE x W0,75 (Nguyễn Quang Linh, 2005).
Lợn nái được ăn tự do trong thời gian chửa sẽ ăn vào lượng năng lượng
nhiều hơn mức cần thiết cho duy trì và ni dưỡng bào thai, điều này làm cơ thể
mẹ tích lũy mỡ và protein nhiều hơn. Vì năng lượng ăn vào và khối lượng cơ thể
tăng trong thời gian chửa nên năng lượng ăn vào và khối lượng cơ thể khi nuôi
con lại giảm (Baker et al., 1969; Brook and Smith, 1980, William et al., 1985). Vì
vậy cần hạn chế năng lượng trong giai đoạn chửa để kiểm soát tăng trọng.

* Nhu cầu năng lượng của nái nuôi con.
Nhu cầu năng lượng hàng ngày của nái nuôi con bao gồm nhu cầu cho
duy trì (MEm) và nhu cầu tiết sữa và cho điều hòa thân nhiệt. Cũng giống như đối
với nái chửa nhu cầu năng lượng cho duy trì hàng ngày của nái ni con được
tính bằng 106 Kcal ME/kg BW0,75 (hay 110 Kcal DE/kg với BW0,75) (NRC, 1998). Nhu
cầu năng lượng cho tiết sữa có thể được ước tính dựa trên tốc độ phát tiển của
lợn con đang bú và số lượng lợn con trong đàn (Noblet and Etienne, 1989):
Năng lượng tiết sữa = (4,92 x ADG x số con) – (90 x số con) trong đó năng
lượng tiết sữa là Kcal, năng lượng thô GE/ngày, ADG là tỷ lệ tăng trọng trung
bình của lợn con trong giai đoạn bú (g/ngày), số con là số lợn con trong lứa. Giả
sử rằng hiệu quả của chuyển hóa năng lượng khẩu phần thành năng lượng tiết
sữa là 0,72 (Noblet and Eteinne, 1989), thì có thể biểu diễn như sau:

ME cho sữa = (6,83 x ADG x số con) – (125 x số con)
Nếu năng lượng khẩu phần cung cấp không đủ đáp ứng cho nhu cầu duy
trì và tiết sữa, cơ thể sẽ huy động các mô để cung cấp đủ dinh dưỡng cần cho

tiết sữa. Noblet and Eteinne (1987) đưa ra kết luận rằng hiệu quả chuyển hóa
năng lượng cho tiết sữa là 0,88 với nguồn năng lượng chủ yếu từ mỡ.
9


Tác giả Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2003) cho biết, ở nái nuôi con
năng lượng của thức ăn đưa vào máu như glucoza và axit béo sẽ được chuyển
thành năng lượng sữa ở dạng lactoza và mỡ sữa với mức hiệu quả là 65 - 70%.
Sự chuyển hóa năng lượng thức ăn thành mỡ cơ thể đạt 75%. Cịn hiệu quả của
sự chuyển hóa năng lượng mỡ cơ thể thành năng lượng của sữa đạt 85 - 90%.
Quá trình chuyển hóa hai lần của năng lượng thức ăn thành năng lượng cơ thể
rồi lại chuyển hóa thành năng lượng sữa đạt mức xấp xỉ 65%.

Lợn nái nuôi con ở điều kiện chuồng trại nóng hay lạnh đều điều
chỉnh năng lượng ăn vào để thích ứng. Mơ hình này coi nhiệt độ trung
bình 24 giờ lý tưởng là 20 oC, và dự đoán rằng năng lợn nái cần ăn
thêm 310 Kcal ME từ khẩu phần (323 Kcal DE) mỗi ngày để thích ứng
với 1oC dưới 20 oC. Tương tự, lợn mẹ sẽ ăn vào ít hơn 310 Kcal ME
(323 Kcal DE) mỗi ngày tương ứng với 1oC trên 20oC (NRC, 1998).

* Nhu cầu năng lượng của lợn hậu bị
Lợn hậu bị cần được cho ăn tự do cho tới khi được chọn vào
đàn giống, với khối lượng cơ thể khoảng 100 kg, cho phép đánh giá
được tỷ lệ phát triển và tích lũy nạc. Sau khi đã được lựa chọn vào
đàn giống, năng lượng ăn vào cần được hạn chế nhằm đạt được
khối lượng yêu cầu khi sử dụng làm giống (Wahlstrom, 1991).
Nhu cầu năng lượng cho lợn hậu bị được tính theo năng lượng trao đổi (ME). ME
= năng lượng duy trì (MEm) + năng lượng tăng trọng (MEp ) (Nguyễn

Quang Linh, 2005).

MEp bao gồm năng lượng tích lũy tổ chức nạc và năng lượng tích lũy tổ
chức mỡ. Esley (1956) và Miseman (1986) tính tốn năng lượng được tích lũy vào
nạc và mỡ như sau: để tích lũy được 1kg tổ chức nạc, cần cung cấp 15 MJ/DE từ
thức ăn; để tích lũy được 1kg tổ chức mỡ cần cung cấp 50MJ/DE từ thức ăn.

Nguồn cung cấp năng lượng cho lợn nái hậu bị có thể lấy từ cám
gạo, bột ngô, bột sắn, bột rễ củ và các phế phụ phẩm khác trong nông
nghiệp cũng như trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

2.2.2. Nhu cầu Protein và axit amin
* Nhu cầu protein, axit amin của lợn con
Cung cấp đủ protein cho lợn con rất quan trọng bởi vì đây là thời kì sinh
trưởng rất mạnh của hệ cơ và lượng protein được tích lũy rất lớn. Ngồi việc cung
10


cấp đủ lượng protein trong khẩu phần thức ăn cho lợn con thì cũng cần
cân đối axit amin trong khẩu phần. Lysine có vai trị quan trọng trong hình
thành xương, ảnh hưởng đến tổng hợp các nucleotit, hemoglobin, duy trì
trạng thái bình thường của cơ thể. Thiếu lysine con vật lười ăn, da khô,
giảm khối lượng. Số liệu tổng kết một số nghiên cứu gần đây về nhu cầu
axit amin cho lợn con (3 – 20 kg) thì tổng nhu cầu lysine được thiết lập là;
5 kg, 1,45%; 10 kg, 1,25%; 15 kg, 1,15%; 20 kg, 1,05% (NRC, 1998).

Bảng 2.4. Nhu cầu protein và axit amin lợn con
Thành phần dinh dưỡng (%)
Protein thô
Lysine
Treonine
Tryptophan

Methyonine + cystinee
Nguồn: Nielsen et al., (1982)

Tôn Thất Sơn và cs. (2010) khi nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức
Lysine (1,6%; 1,5%, 1,4%) trong thức ăn đến khả năng sinh trưởng của lợn
con từ 7- 28 ngày đã cho biết mức protein 23% và lysine 1,5 % cho khối
lượng lợn con cao nhất. Theo Cole (1985) khẩu phần cho lợn con cai sữa tới
lúc đạt 50kg có mức lysine 0,9% và protein thơ 18,5% là thích hợp nhất.
Tốc độ sinh trưởng của lợn con rất nhanh nên đòi hỏi nhu cầu dinh
dưỡng cao. Lê Hồng Mận (2002) cho biết nhu cầu protein bổ sung cho lợn
con 10 - 12 ngày tuổi là 12g/con/ngày; 20 – 30 ngày là 24g/con/ngày; 30 – 45
ngày tuổi là 30g/con/ngày; 45 – 60 ngày tuổi là 40g/con/ngày... Việc xác định
được nhu cầu dinh dưỡng của lợn con là cơ sở để tính tốn cân đối các loại
nguyên liệu để có được khẩu phần phù hợp với các giai đoạn của lợn con.

* Nhu cầu protein, axit amin của lợn nái chửa
Nhu cầu protein, axit amin ở nái chửa phụ thuộc vào nhu cầu cho
duy trì, tổng hợp protein cho cơ thể mẹ và tổng hợp protein cho bào thai.
Theo theo Whittemore (1998), lượng protein tích lũy ở tử cung lợn mẹ
trong giai đoạn chửa là 0,0036 e0,026t (e ≈ 2,71828; t là ngày có chửa).

11


×