Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng mô hình liên kết ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 71 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUANG VINH

XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT ỨNG DỤNG
CƠNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NI GIA SÚC
ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BĨN HỮU CƠ

Chun ngành:

Khoa học môi trường

Mã ngành:

8440301

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực,
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nội dung đề tài này là những kết quả
nghiên cứu, những ý tưởng khoa học được tổng hợp từ công trình nghiên cứu, các cơng
tác thực địa, phân tích do tôi trực tiếp tham gia thực hiện.
Tôi xin cam đoan, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2018

Tác gıả luận văn

Nguyễn Quang Vınh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
+ Ban giám hiệu trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Môi trường, các
thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tơi trong suốt thời gian tơi tham gia
khóa học của Trường.
+ PGS.TS Nguyễn Thị Minh đã hết lòng quan tâm, trực tiếp hướng dẫn tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
+ Các đơn vị tại địa phương đã quan tâm giúp đỡ tơi trong suốt q trình bố trí
cơng thức thí nghiệm.
Xin bày tỏ lịng biết ơn gia đình đã giúp đỡ động viên, đóng góp ý kiến trong
suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác gıả luận văn

Nguyễn Quang Vınh


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình, sơ đồ ..................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2


1.3.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................... 2

1.5.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................ 3

Phần 2 . Tổng quan các vấn đề nghiên cứu................................................................. 4
2.1.

Hiện trạng chăn nuôi gia súc trên thế giới và Việt Nam .................................. 4

2.2.

Hiện trạng chất thải chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam ................................ 7

2.2.1.

Khối lượng chất thải ......................................................................................... 8

2.2.2.

Thành phần chất thải chăn nuôi........................................................................ 9

2.3.


Các biện pháp và công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi .............................. 20

2.3.1.

Phương pháp xử lý vật lý ............................................................................... 20

2.3.2.

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas . ................................................. 21

2.3.3.

Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học. ....................................................... 21

2.3.4.

Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost). ............................................ 22

2.3.5.

Xử lý bằng công nghệ ép tách phân. .............................................................. 23

2.3.6.

Xử lý nước thải bằng oxy hóa. ....................................................................... 24

2.3.7.

Xử lý bằng bể UASB ..................................................................................... 25


2.4.

Tình hình nghiên cứu xử lý chất thải chăn ni trên thế giới và Việt
Nam. ............................................................................................................... 26

iii


2.4.1.

Cơ sở khoa học của việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi
sinh. ................................................................................................................ 26

Phần 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................... 30
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 30

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 30

3.3.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 30

3.3.1.

Xây dựng mơ hình liên kết ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn

ni gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ. ..................................................... 30

3.3.2.

Đánh giá chất lượng phân hữu cơ bột và phân hữu cơ lỏng. .......................... 30

3.3.3.

Đánh giá hiệu quả của mơ hình: ..................................................................... 30

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 30

3.4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................................ 30

3.4.2.

Phương pháp bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý chất thải chăn
ni gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ. ..................................................... 31

3.4.3.

Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ............................................ 31

3.4.4.

Phương pháp xử lý thống kê .......................................................................... 32


Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 33
4.1.

Xây dựng mơ hình liên kết ............................................................................. 33

4.1.1.

Thiết kế hệ thống cơ học xử lý chất thải chăn nuôi........................................ 33

4.1.2.

Hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi dạng lỏng................................................ 36

4.1.3.

Xử lý chất thải chăn ni dạng rắn................................................................. 39

4.2.

Hiệu quả của mơ hình..................................................................................... 40

4.2.1.

Chất lượng phân hữu cơ ................................................................................. 40

4.2.2.

Chất lượng phân hữu cơ tạo thành ................................................................. 43


4.3.

Hiệu quả của phân hữu cơ trên cây rau. ......................................................... 46

4.3.1.

Sự sinh trưởng và phát triển của cây rau ........................................................ 46

4.3.2.

Tính chất đất ................................................................................................... 47

4.3.3.

Chất lượng rau ................................................................................................ 49

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 50
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 50

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 51

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 52

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BNN

Bộ Nông nghiệp

CT

Cơng thức

ĐC

Đối chứng

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UASB

Bể xử lý sinh học dịng chảy ngược
qua tầng bùn kỵ khí


VSV

Vi sinh vật

VSVTS

Vi sinh vật tổng số

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng đầu gia súc gia cầm và sản lượng sản phẩm chăn nuôi của
Việt Nam năm 2009 ......................................................................................... 6
Bảng 2.2. Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày tính trên % khối lượng
cơ thể ................................................................................................................ 8
Bảng 2.3. Lượng chất thải chăn nuôi 1000 kg lợn trong 1 ngày ..................................... 9
Bảng 2.4. Thành phần hóa học của phân lợn từ 70 –100 kg........................................... 10
Bảng 2.5. Thành phần hóa học của phân gia súc, gia cầm ............................................. 11
Bảng 2.6. Thành phần hóa học nước tiểu lợn có khối lượng 70 – 100 kg ...................... 15
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi lợn .................................................. 17
Bảng 3.1. Các phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ..................................... 32
Bảng 4.1. Máy tách phân ................................................................................................ 36
Bảng 4.2. Tính chất của chất thải chăn ni lợn............................................................. 41
Bảng 4.3. Chất lượng của chế phẩm vi sinh sử dụng ..................................................... 42
Bảng 4.4. Chất lượng phân hữu cơ tạo thành sau quá trình ủ ......................................... 44
Bảng 4.5. Chất lượng phân hữu cơ dạng lỏng ................................................................ 45
Bảng 4.6. Sự sinh trưởng và phát triển của cây rau ........................................................ 46
Bảng 4.7. Bảng tính chất đất trước và sau thí nghiệm .................................................... 48
Bảng 4.8. Chất lượng rau được bón phân hữu cơ ........................................................... 49


vi


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Chăn ni thâm canh công nghiệp thải ra nguồn chất thải rất lớn ........................ 5
Hình 2.2. Nước thải chăn ni gây ơ nhiễm mơi trường trầm trọng .............................. 16
Hình 2.3. Xây dựng hầm Biogas composite và túi khí dự trữ ........................................ 21
Hình 2.4. Chăn ni trên đệm lót sinh học..................................................................... 22
Hình 2.5. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ phân hữu cơ. ........................ 23
Hình 2.6. Cấu tạo bể UASB ........................................................................................... 25
Hình 4.1. Mơ hình liên kết xử lý chất thải chăn ni ..................................................... 34
Hình 4.2. Hệ thống cơ học xử lý chất thải chăn ni ..................................................... 35
Hình 4.3. Hệ thống xử lý chất thải chăn ni dạng lỏng................................................ 37
Hình 4.4. Xử lý chất thải chăn ni dạng lỏng............................................................... 38
Hình 4.5. Quy trình xử lý chất thải rắn .......................................................................... 40
Hình 4.6. Sự thay đổi nhiệt độ đống ủ theo thời gian .................................................... 42

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Quang Vinh
Tên luận văn: Xây dựng mơ hình liên kết ứng dụng cơng nghệ xử lý chất thải chăn
nuôi gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ
Ngành: Khoa Học Mơi Trường

Mã số: 8 44 03 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu nhằm xây dựng mơ hình liên kết các ứng dụng công
nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ nhằm giải quyết triệt
để vấn đề môi trường chăn nuôi và gia tăng giá trị cho nghề chăn nuôi.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài với các nội dụng nghiên cứu bao gồm: (i) xây dựng mơ hình liên kết ứng
dụng cơng nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ; (ii) đá
giá chất lượng phân hữu cơ bột và phân hữu cơ lỏng; (iii) đánh giá hiệu quả của mơ
hình thơng qua hiệu quả của phân hữu cơ trên cây trồng, tính chất đất và chất lượng rau.
Tương ứng với các nội dụng nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu của đề tài bao
gồm: (i) phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp; (ii) phương pháp bố trí thí nghiệm đánh
giá hiệu quả xử lý chất thải chăn ni gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ; (iii) các
phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm đáp ứng được các tiêu chuẩn Việt Nam.
Kết quả chính và kết luận
Xây dựng mơ hình liên kết ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gia súc
để sản xuất phân bón hữu cơ nhằm giải quyết triệt để vấn đề môi trường chăn nuôi và
gia tăng giá trị cho nghề chăn ni. Mơ hình liên kết được xây dựng nhờ sự liên kết các
công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi riêng biệt (công nghệ xử lý chất thải rắn, chất thải
lỏng) đem đến hiệu quả tổng hợp trong xử lý chất thải chăn nuôi, đồng thời sản phẩm
sau q trình xử lý có thể ứng dụng là phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Phân bón hữu cơ dạng bột, lỏng có hàm lượng dinh dưỡng cao, mật độ vi sinh
vật hữu ích tương đối cao, các vi sinh vật có hại gần như khơng cịn, chỉ có khuẩn E.coli
với số với số lượng rất nhỏ. Tác dụng của các vi sinh vật trong việc phân hủy các hợp
chất hữu cơ trong phân, các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ bằng cách tiết các
enzym ngoại bào phân hủy các hợp chất hữu cơ khó tiêu thành các hợp chất hữu cơ dễ
tiêu mà cây trồng hấp thụ được. Đối với phân hữu cơ dạng lỏng, hàm lượng dinh dưỡng
trong phân khá cao do dịch dưỡng được tạo ra từ xử lý chất thải chăn nuôi lợn và được

viii



cơ đặc. Mật độ vi sinh vật có ích trong phân hữu cơ đạt tương đối cao, đáp ứng được
tiêu chuẩn phân hữu cơ vi sinh theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
Do sự tham gia của các vi sinh vật có ích phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ
khó tan trong đất thành các chất dễ tiêu mà cây trồng có thể hấp thụ được, ngoài ra với
chùng giống vi sinh vật trong đất phát triển theo chiều hướng có lợi cho cây trồng, giúp
bảo vệ cây trồng chống lại được sâu bệnh hại. Trong đó, năng suất ở cơng thức sử dụng
phân bón hữu cơ tăng so với cơng thức đối chứng là 1,28 lần và tăng so với công thức
sử dụng phân bón hóa học là 1,13 lần. Tỉ lệ sâu bệnh ở cơng thức sử dụng phân bón hữu
cơ giảm so với công thức đối chứng là 20 lần và giảm so với cơng thức sử dụng phân
bón hóa học là 9 lần.
Tính chất đất sau khi được bón phân hữu cơ ta có thể thấy thành phần dinh
dưỡng N,P,K tổng số; P,K dễ tiêu; vi sinh vật tổng số ở cơng thức có bón phân hữu cơ
đều cao hơn so với cơng thức bón phân hóa học và cơng thức khơng sử dụng phân bón.
Chất lượng rau xà lách được bón phân hữu cơ hồn tồn khơng có chứa vi sinh vật
gây bệnh (E.coli, coliform) và các kim loại nặng như: Hg, Cu, Pb,... chỉ ở mức rất thấp hoặc
không tồn tại. Hàm lượng As nhỏ hơn rất nhiều và chỉ bằng 50% theo tiêu chuẩn. Như vậy,
chất lượng rau xà lách sử dụng phân bón hữu cơ từ mơ hình trên hồn tồn đạt tiêu chuẩn
rau an toàn theo Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Quang Vinh
Thesis title: Developing a linkage model application of animal waste treatment
technology to produce organic fertilizer
Major: Environmental Science


Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The purpose of the study was to develop a model for linking technology
applications of livestock waste to organic fertilizer production in order to fully solve the
problem of breeding environment and increase value for the industry. breed. The
linkage model is built on the combination of separate livestock waste treatment
technologies (solid waste treatment technology, liquid waste treatment technology),
resulting in synergistic effects in the treatment process. livestock waste.
Research Methods
Research topics include: (i)building a linkage model that utilizes animal waste to
produce organic fertilizers; (ii)quality rock starch organic fertilizer and liquid manure;
(iii)Evaluate the effectiveness of the model through the effect of organic fertilizer on the
crop, soil quality and vegetable quality. In line with the above research contents, research
methodology of the topic includes: (i)methods of collecting secondary materials;
(ii)methodology for evaluating the efficiency of livestock waste treatment to produce
organic fertilizer; (iii)laboratory analysis methods that meet Vietnamese standards.
Main results and conclusions
Developing a linkage model to apply animal waste treatment technology to
produce organic fertilizer in order to thoroughly solve the environmental problems of
animal husbandry and increase the value of animal husbandry. The linkage model is
built on the combination of separate livestock waste treatment technologies (solid waste
disposal technology, liquid waste), resulting in synergistic effects in livestock waste
treatment. The product after treatment can be used as organic fertilizer for plants..
Liquid organic fertilizer with high nutritional content, relatively high density of
useful microorganisms, harmful microorganisms almost none, only E. coli with very
small number . The use of microorganisms in the decomposition of organic compounds
in the feces, microorganisms that break down organic matter by secretion of
extracellular enzymes that break down indigenous organic compounds into organic


x


compounds. The plant is easily absorbed by plants. For liquid manure, the nutrient
content of the manure is quite high as the nutrient solution is derived from the treatment
of pig waste and concentrated. Density of microorganisms useful in compost is
relatively high, meeting microbiological standards complying with Decree
108/2017/ ND-CP.
Due to the involvement of beneficial microorganisms, the metabolism of soluble
organic matter into the digestive tract can be absorbed by the plant, in addition to the soil
microorganisms grown in the soil. The trend is good for crops, which help protect crops
against pests and diseases. In particular, the yield of the formula using organic fertilizer
increased compared to the control formula was 1,28 times and increased compared with
the formula used chemical fertilizer is 1,13 times. The pesticide use ratio was 20 times
lower than the control formula and 9 times less than the chemical fertilizer formula.
Soil properties after organic fertilization can be seen in the total N, P, K nutrient
content. P, K easy to digest; All organisms in the organic fertilizer formula are higher
than the chemical fertilizer formula and the fertilizer formula.
The quality of lettuce is fed with no pathogenic microorganisms (E. coli,
coliform) and heavy metals such as Hg, Cu, Pb, ... only at very low or no. exist. As
much as 50% by standard. Thus, the quality of lettuce using organic fertilizer from the
above model completely meets the standards of safe vegetables in accordance with
Decision No. 04/2007/QD-BNN dated 19/01/2007 of the Ministry of Agriculture and
Development countryside.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni khơng phải là một ngành đóng vai trị lớn trong nền kinh tế quốc
dân nói chung, nhưng chăn ni có một vai trị quan trọng trong nơng nghiệp, đời
sống và xã hội. Giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi chiếm 40% tổng giá trị sản
phẩm nông nghiệp Việt Nam. Sản phẩm của ngành chăn ni đã đóng góp 17%
giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, ngành chăn ni cịn cung
cấp phân bón cho ngành trồng trọt.
Tuy nhiên, 80% cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, các trang trại
chăn nuôi chủ yếu mang tính tự phát, phân tán, nhỏ lẻ nên tăng nguy cơ dịch
bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và con người. Đặc biệt, các trang trại chăn nuôi
gia súc đang thải ra ngồi mơi trường một lượng chất thải khá lớn, làm ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Hiện nay việc đáng lo ngại nhất là dù chăn nuôi ở
quy mô nhỏ hay lớn, các loại chất thải chăn nuôi đa phần vẫn chưa được xử lý,
sử dụng không hợp lý hoặc xử lý chưa triệt để gây ô nhiễm môi trường ngày
càng trầm trọng và ngành chăn nuôi phát triển kém bền vững. Chất thải chăn
nuôi được chia ra làm 3 loại: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí bao
gồm CO2, NH3…. Chỉ một phần nhỏ của chất thải rắn được ủ để làm phân bón,
một phần được dùng trực tiếp tưới cho hoa màu và nuôi cá. Chất thải lỏng bao
gồm nước tiểu, nước tắm cho vật nuôi, nước rửa chuồng... đa phần đều chảy
trực tiếp ra hệ thống cống thoát nước chung trong khu dân cư tiềm ẩn nguy cơ
gây bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân. Chất thải chăn nuôi làm
nguy hại tới độ phì đất, có thể gây ơ nhiễm đất do nhiễm các kim loại nặng.
Chất thải chăn nuôi làm phì dưỡng nước, ơ nhiễm nước mặt và nước ngầm.
Ngồi ra, chất thải chăn ni cịn phát thải vào khí quyển nhiều khí nhà kính
như CO2, NH3, N2,… gây mùi khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe các hộ dân xung
quanh (Lê Hải Nam, 2014).
Nhiều biện pháp xử lý kỹ thuật khác nhau đã được áp dụng nhằm giảm
thiểu những tác động xấu đến môi trường do ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
Chăn nuôi gia súc phải được quy hoạch phù hợp theo vùng sinh thái cả về số
lượng, chủng loại để không bị quá tải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là những

khu vực có sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước sông hồ cung cấp cho

1


nhà máy nước sinh hoạt thì cơng tác quy hoạch chăn nuôi càng phải quản lý
nghiêm ngặt. Chất thải chăn ni có thể được xử lý bằng hầm Biogas, ủ phân hữu
cơ (Compost) hay bằng công nghệ ép tách phân, tuy nhiên mỗi phương pháp đều
có một số nhược điểm nhất định như phát thải khí metan thừa ra mơi trường làm
tăng hiệu ứng nhà kính, phân ủ chưa đảm bảo chất lượng, chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế ở địa phương hay vẫn cịn tốn một chi phí quá lớn cho việc thực hiện
mà hiệu quả chưa thực sự cao. Trước thực tế trên, nhằm xử lý và tận dụng chất
thải chăn nuôi một cách hiệu quả nhất, góp phần gia tăng chuỗi giá trị cho nghề
chăn ni, tạo ra nguồn phân hữu cơ chất lượng cao phục vụ cho sản xuất nơng
nghiệp an tồn, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường, chúng tôi tiến hành đề tài
“Xây dựng mơ hình liên kết ứng dụng cơng nghệ xử lý chất thải chăn nuôi
gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xây dựng được mơ hình liên kết ứng dụng cơng nghệ xử lý chất thải
chăn ni gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ có hiệu quả.
- Bước đầu đánh giá được hiệu quả của mơ hình liên kết ứng dụng cơng
nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Mơ hình liên kết ứng dụng cơng nghệ xử lý chất thải chăn ni gia súc có
hiệu quả theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
1.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 4/2017 - tháng 5/2018.
- Địa điểm nghiên cứu: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

- Xây dựng mơ hình liên kết ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi
gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ giúp liên kết các quá trình xử lý riêng rẽ
thành một hệ thống, nâng cao hiệu quả hiệu quả xử lý chất thải chăn ni.
- Sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi gia súc đạt tiêu chuẩn
Nghị định 108/2017/NĐ-CP, giúp tạo thành một chu trình khép kín, làm gia tăng
giá trị cho ngành sản xuất nơng nghiệp, góp phần phát triển một ngành nông
nghiệp bền vững.

2


1.5. U CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng mơ hình liên kết ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn ni
gia súc để sản xuất phân bón hữu cơ để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

3


PHẦN 2 . TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới đã có nhiều biến
động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng
thời xuất hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ
sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới….(Mai Thế Hào, 2016).
Giai đoạn hiện nay, ngành chăn nuôi đã và đang phát triển theo hướng
trang trại tập trung với quy mô lớn và nhỏ, hàng trăm nhà máy chế biến thức
ăn, xí nghiệp giết mổ đã được thành lập, tạo cơng ăn việc làm cho nhiều
người lao động, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách quốc gia. Mặc dù
năng suất được cải thiện, nhưng so với các nước trong khu vực và thế giới thì
chất lượng giống lợn của nước ta vẫn thấp vì chăn ni nhỏ lẻ, phân tán mang

tính tận dụng và sự phát triển chăn ni quy mơ trang trại, tập trung thời gian
qua hồn tồn mang tính tự phát. Các trang trại được quy hoạch nhỏ, mang tính
chắp vá, thiết bị khơng đồng bộ, đa số các trại nằm trong khu vực dân cư nên
mức độ ô nhiễm khá cao. Mức độ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi
tập trung và các địa phương có chăn ni phát triển là rất trầm trọng. Thực tế
nhiều nơi các chất thải rắn, chất thải lỏng và đặc biệt là chất thải từ bể khí sinh
học đều được người chăn nuôi cho chảy thẳng ra cống rãnh, ao hồ, sông suối.
Kết quả nguồn nước mặt bị háo dưỡng gây ô nhiễm nguồn bề mặt ảnh hưởng tới
sức khỏe cộng đồng. Do đó, mặt trái của vấn đề tăng quy mô đầu lợn mà chưa đi
cùng với các giải pháp kĩ thuật thích hợp thì việc gây ô nhiễm môi trường, làm
giảm năng suất chăn nuôi là điều không thể tránh khỏi (Bùi Huy Hiền, 2010).
Đứng trước nhiều khó khăn, nhưng với chính sách và sự hỗ trợ kịp thời
của của các quốc gia, ngành chăn nuôi đang dần phục hồi và trở thành ngành
sản xuất hàng hóa có quy mơ trong nơng nghiệp. Phương thức tổ chức sản xuất
chăn ni hàng hóa có quy mơ trang trại những năm gần đây ngày càng được
nhân rộng và phát triển, phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại là hình thức
chăn ni tập trung số lượng lớn vật ni, có áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật
và các biện pháp quản lý kinh tế chăn ni nhằm tìm kiếm một hệ thống sản
xuất cho phép thu được lợi nhuận cao nhất một cách lâu dài. Sử dụng hồn tồn
thức ăn cơng nghiệp trong các trang trại chăn nuôi là giải pháp hiệu quả, tiết
kiệm chi phí sức lao động lại cung cấp đầy đủ cân đối dinh dưỡng và hợp vệ
sinh cho vật nuôi sinh trưởng phát triển (Mai Thế Hào, 2016).

4


Hiện nay, ngành chăn ni trên thế giới đã có các bước phát triển lớn,
đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2010 trở lại đây. Số lượng gia súc tăng 21%,
từ 207 triệu con lên 251 triệu con.
Phát triển chăn ni theo hướng tập trung và chun mơn hóa cao là một

trong những nội dung quan trọng trong quá trình cơng nghiệp hóa sản xuất nơng
nghiệp của nước ta trong thời kỳ phát triển mới. Theo kết quả điều tra dân số,
đến 1 tháng 4 năm 2015, Việt Nam có tổng số dân là 91 triệu người, là một
trong 10 quốc gia có mật độ dân số cao nhất trên thế giới (khoảng 260
2

người/km ). Nhu cầu thực phẩm trong điều kiện dân số tăng và đời sống ngày
càng được nâng cao đã và đang đặt ra cho các nhà quản lý nơng nghiệp phải
nhanh chóng hiện đại hóa sản xuất nơng nghiệp. Trong khi diện tích dành cho
sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm do phát triển đô thị, cơng nghiệp, giao
thơng và các cơng trình dịch vụ khác, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung,
nâng cao quy mô là xu thế tất yếu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt,
trứng, sữa cung cấp cho nhân dân và cho xuất khẩu ( Mai Thế Hào (2016).
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 7 triệu hộ chăn ni trên cả nước. Trong
đó, số hộ chăn ni quy mơ nhỏ ( dưới 10 con/ hộ ) chiếm tới 86,4%. Hình
thức trang trại chăn ni chiếm tỷ trọng cao trong tổng số trang trại nông
nghiệp cả nước và hiện nay tỉ trọng này đang có chiều hướng tăng lên. Năm
2015 có 11.463 trang trại chăn ni, trong đó hai vùng Đồng bằng sơng Hồng
và Đơng Nam Bộ có nhiều trang trại nhất. Hệ thống quy mô nhỏ, mức độ
chuyên môn hóa chưa cao, hệ thống xử lý chất thải chăn ni chưa được chú
trọng do đó lượng chất thải chưa qua xử lý thải trực tiếp ra mơi trường vẫn
cịn rất lớn (Mai Thế Hào, 2016).

Hình 2.1. Chăn ni thâm canh công nghiệp thải ra nguồn chất thải rất lớn

5


Bảng 2.1. Số lượng đầu gia súc gia cầm và sản lượng sản phẩm chăn nuôi
của Việt Nam năm 2009

TT

Loại gia
súc

ĐV tính

Đầu con

Thịt hơi

Sản phẩm
Sữa, trứng

1

Trâu

Ngàn con

2886,6

74960 tấn

-

2

Bị


Ngàn con

6103,3

257779 tấn

278190 tấn

3

Lợn

Ngàn con

27627,7

2908,5 ngàn tấn

-

4

Ngựa

Ngàn con

102,2

-


-

5

Dê, cừu

Ngàn con

1375,1

-

-

6

Gia cầm

Triệu con

280,2

518,3 ngàn tấn

5419,4 triệu quả

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011)

Tổ chức FAO đã xác định có 3 hệ thống chăn ni chính: hệ thống
công nghiệp, hệ thống hỗn hợp và các hệ thống chăn thả.

Hệ thống chăn nuôi công nghiệp là những hệ thống các vật nuôi được
tách khỏi môi trường chăn ni tự nhiên, tồn bộ thức ăn, nước uống… do
con người cung cấp và có hệ thống thu gom chất thải. Các hệ thống này cung
cấp trên 50% thịt lợn và thịt gia cầm tồn cầu, 10 % thịt bị và cừu. Các hệ
thống này thải ra một lượng chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng nhất.
Hệ thống hỗn hợp, là hệ thống trang trại trong đó có cả sản xuất trồng
trọt và chăn ni. Đây là hệ thống cung cấp 54% lượng thịt, 90% lượng sữa
cho toàn thế giới. Đây cũng là hệ thống chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nước
đang phát triển.
Hệ thống chăn thả là hệ thống chăn nuôi mà trên 90 % thức ăn cho vật
nuôi được cung cấp từ đồng cỏ, bãi chăn thả… dưới 10% còn lại được cung
cấp từ các cơ sở khác. Các hệ thống này chỉ cung cấp được cho thế giới 9%
tổng sản phẩm thịt tồn cầu, nhưng là nguồn thu nhập chính của trên 20 triệu
gia đình trên thế giới.
Có một xu thế đáng chú ý, đó là chăn ni theo phương thức ni nhốt

6


công nghiệp đang bị giảm mạnh tại phương tây (do những hậu quả nặng nề
về môi trường và xã hội) thì lại đang bùng lên, phát triển mạnh ở châu Á, nơi
mà các nhà chăn ni có thể tiến hành kinh doanh theo phương thức ấy mà ít
bị can thiệp bởi các cá nhân và phong trào phản đối về sự vi phạm quyền lợi
động vật và tàn phá môi trường (Trương Lăng, 2010).
Ở Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển khác, người ta đã
cơ bản chuyển từ sản xuất tại các nông trại truyền thống, chăn thả nhỏ lẻ sang
trang trại quy mô lớn, gần 60 % trứng của Trung Quốc sản xuất năm 2005 đã
được sản xuất trong các trang trại có từ 500 mái đẻ trở lên. Ở các nước đang
phát triển, các trang trại chăn nuôi lớn chủ yếu nằm trong các khu vực gần

hay ngay trong các thành phố lớn, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, đây cũng
là thách thức lớn của thế kỷ 21( Báo NN&PTNT, 2013).

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI CHĂN NI TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
Chăn ni được xác định là một trong những ngành sản xuất tạo ra một
lượng chất thải nhiều nhất ra môi trường. Chất thải chăn nuôi là một tập hợp
phong phú bao gồm các chất ở tất cả các dạng rắn, lỏng hay khí phát sinh
trong q trình chăn ni, lưu trữ, chế biến hay sử dụng chất thải.
Các chất thải chăn nuôi được phát sinh chủ yếu từ:
- Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm như phân, nước tiểu, lông,

vảy da và các phủ tạng loại thải của gia súc, gia cầm...
- Nước thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ và

thiết bị chăn nuôi, nước làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn nuôi…
- Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú y bị loại ra trong q trình

chăn ni.
- Bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm chết.
- Bùn lắng từ các mương dẫn, hố chứa hay lưu trữ và chế biến hay

xử lý chất thải chất thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần có khả năng gây
ơ nhiễm mơi trường, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gia
súc, gia cầm và sức khỏe của con người. Vì vậy, việc hiểu rõ thành phần
và các tính chất của chất thải chăn ni nhằm có biện pháp quản lý và xử
lý thích hợp, khống chế ơ nhiễm, tận dụng nguồn chất thải giàu hữu cơ vào

7



mục đích kinh tế là một việc làm cần thiết (Nguyễn Văn Mùi, 2001).
Thành phần chủ yếu của chất thải chăn ni các hợp chất hữu cơ và
nước, trong đó các hợp chất hữu cơ khi phân hủy tạo thành các loại khí gây ơ
nhiễm như CO2, H2S,CH4, NH3, N2O,… Các chất thải từ q trình chăn ni
đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường (Trương Lăng,2010).

2.2.1. Khối lượng chất thải
Hàng ngày, gia súc và gia cầm thải ra một lượng phân và nước tiểu
rất lớn. Khối lượng phân và nước tiểu được thải ra có thể chiếm từ 1,5 –
6% khối lượng cơ thể gia súc. Các chất thải này chứa hàm lượng cao các
chất ô nhiễm. Theo Mai Thế Hào (2016), các chỉ tiêu ô nhiễm trong chất
thải của gia súc đều cao hơn của người theo tỉ lệ tương ứng BOD5 là 5:1,
Ntổng là 7:1, TS là 10:1,…
Khối lượng chất thải chăn nuôi tùy thuộc vào giống, độ tuổi, giai đoạn
phát triển, khẩu phần thức ăn và thể trọng gia súc và gia cầm. Riêng đối với
gia súc, lượng phân và nước tiểu tăng nhanh theo q trình tăng thể trọng.
Nếu tính trung bình theo khối cơ thể thì lượng phân thải ra mỗi ngày của vật
nuôi rất cao, nhất là đối với gia súc cao sản.
Bảng 2.2. Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày tính trên %
khối lượng cơ thể
Loại gia súc

Tỷ lệ % phân so với khối lượng cơ thể

Lợn

6–8

Bò sữa


7–8

Bò thịt

5–8

Gà, vịt

5

Nguồn: Trương Lăng (2010)

Ngoài phân và nước tiểu, lượng thức ăn thừa, ổ lót, xác súc vật chết,
các vật dụng chăm sóc, nước tắm gia súc và vệ sinh chuồng ni cũng đóng
góp đáng kể làm tăng khối lượng chất thải. Đây là nguồn ô nhiễm và lan
truyền dịch bệnh rất nguy hiểm, vì vậy chúng cần được xử lý thích hợp trước
khi trả lại cho mơi trường.

8


Bảng 2.3. Lượng chất thải chăn nuôi 1000 kg lợn
trong 1 ngày
Chỉ tiêu

Khối lượng (kg)

Tổng lượng phân


84

Tổng lượng nước tiểu

39

TS

11

BOD5

3.1

NH4 – N

0.29
0.027

SS

Nguồn: Mai Thế Hào (2016)

2.2.2. Thành phần chất thải chăn nuôi
2.2.2.1. Phân
Phân là sản phẩm loại thải của quá trình tiêu hố của gia súc, gia cầm bị
bài tiết ra ngồi qua đường tiêu hóa. Chính vì vậy phân gia súc là sản phẩm dinh
dưỡng tốt cho cây trồng hay các loại sinh vật khác như cá, giun…. Do thành
phần giàu chất hữu cơ của phân nên chúng rất dễ bị phân hủy thành các sản
phẩm độc, khi phát tán vào mơi trường có thể gây ơ nhiễm cho vật nuôi, cho con

người và các sinh vật khác. Thành phần hoá học của phân bao gồm:
- Các chất hữu cơ gồm các chất protein, carbonhydrate, chất béo và các

sản phẩm trao đổi của chúng.
- Các chất vô cơ bao gồm các hợp chất khoáng (đa lượng, vi lượng).
- Nước: là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 65-80% khối

lượng của phân. Do hàm lượng nước cao, giàu chất hữu cơ cho nên phân là
môi trường tốt cho các vi sinh vật phát triển nhanh chóng và phân hủy các
chât hữu cơ tạo nên các sản phẩm có thể gây độc cho môi trường.
- Dư lượng của thức ăn bổ sung cho gia súc, gồm các thuốc kích thích

tăng trưởng, các hormone hay dư lượng kháng sinh…
- Các men tiêu hóa của bản thân gia súc, chủ yếu là các men tiêu hóa

sau khi sử dụng bị mất hoạt tính và được thải ra ngồi…
- Các mơ và chất nhờn tróc ra từ niêm mạc đường tiêu hố .

9


- Các thành phần tạp từ môi trường thâm nhập vào thức ăn trong quá trình

chế biến thức ăn hay q trình ni dưỡng gia súc ( cát, bụi,…).
- Các yếu tố gây bệnh như các vi khuẩn hay ký sinh trùng bị nhiễm

trong đường tiêu hoá gia súc hay trong thức ăn.
Thành phần của phân có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chế độ dinh dưỡng của gia súc, gia cầm


Thường tỷ lệ tiêu hoá thức ăn của gia súc, gia cầm thấp nên một phần
lớn chất dinh dưỡng trong thức ăn bị thải ra ngoài theo phân và nước tiểu.
Khi thay đổi khẩu phần, thành phần và tính chất của phân cũng sẽ thay đổi.
Đây chính là cơ sở để ngăn ngừa ơ nhiễm từ chăn nuôi thông qua việc điều
chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường q trình tích lũy trong các sản phẩm
chăn nuôi và giảm bài tiết qua phân (Từ Thị Linh, 2013).
- Loài và giai đoạn phát triển của gia súc gia cầm
Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của gia súc, gia cầm mà nhu cầu
dinh dưỡng và sự hấp thu thức ăn có sự khác nhau. Gia súc càng lớn hệ số
tiêu hoá càng thấp và lượng thức ăn bị thải ra trong phân càng lớn. Vì vậy
thành phần và khối lượng của phân cũng khác nhau ở các giai đoạn phát triển
của gia súc, gia cầm.
Bảng 2.4. Thành phần hóa học của phân lợn từ 70 –100 kg
Đặc tính

Đơn vị

Giá trị

Vật chất khơ

g/kg

223 - 352

NH4 – N

g/kg

0,48 – 0,95


N tổng

g/kg

8,99 – 9,47

Tro

g/kg

35,19 – 95,02

Chất xơ

g/kg

151 – 261

Carbonat

g/kg

0,23 – 0,41

Các axit mạch ngắn

g/kg

3,83 – 4,47


pH

6,47 – 6,95
Nguồn: Từ Thị Linh (2013)

10


Trong thời kỳ tăng trưởng, nhu cầu dinh dưỡng của vật ni lớn và khả
năng đồng hố thức ăn của con vật cao nên khối lượng các chất bị thải ra ngồi
ít và ngược lại, khi gia súc trưởng thành thì nhu cầu dinh dưỡng giảm, khả
năng đồng hố thức ăn của con vật thấp nên chất thải sinh ra nhiều hơn, đặc
biệt là các gia súc sinh sản, gia súc lấy sữa hay lấy thịt (Trương Lăng, 2013).

Trong các hệ thống chuồng trại, phân gia súc, gia cầm nói chung
thường tồn tại cả ở dạng phân lỏng hay trung gian giữa lỏng và rắn hay tương
đối rắn. Chúng chứa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các hợp chất giàu nito
và phospho, là nguồn cung cấp thức ăn phong phú cho cây trồng và làm tăng
độ màu mỡ của đất. Vì vậy, trong thực tế thường dùng phân để bón cho cây
trồng, vừa tận dụng được nguồn dinh dưỡng,vừa làm giảm lượng chất thải
phát tán trong môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.Theo nghiên cứu
của Từ Thị Linh (2013), hàm lượng N tổng số trong phân heo chiếm từ 8,99 9,47 g/kg phân. Đây là nguồn dinh dưỡng có giá trị, cây trồng dễ hấp thụ và
góp phần cải tạo đất nếu như phân gia súc được sử dụng hợp lý. Theo tác giả
Nguyễn Lân Dũng (2007), thành phần Nito tổng số, Photpho tổng số của một
số gia súc, gia cầm khác như sau:
Bảng 2.5. Thành phần hóa học của phân gia súc, gia cầm
Thành phần hóa học

(% trọng lượng vật ni)


Ntổng số

Ptổng số

Bị sữa

0,38

0,10

Bị thịt

0,70

0,20

Cừu

1,00

0,30

Gia cầm (gà)

1,20

1,20

Ngựa


0,86

0,13

Nguồn: Nguyễn Lân Dũng (2007)

- Trong phân còn chứa nhiều loại vi sinh vật và kí sinh trùng kể cả có
lợi và có hại. Trong đó, các vi khuẩn thuộc loại Enterobacteriacea chiếm đa
số với các lồi điển hình như E.coli, Samonella, Shigella, Proteus,… Kết quả
phân tích của Viện Vệ sinh – Y tế cơng cộng TP. Hồ Chí Minh năm 2001,
nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại từ 5 – 15 ngày trong phân và đất. Đáng
lưu ý nhất là virus gây bệnh viêm gan Rheovirus, Adenovirus. Cũng theo số

11


liệu của viện này cho biết, trong 1 kg phân có thể chứa 2.100 – 5.000 trứng
giun sán, chủ yếu là Ascarisium (chiếm 39 – 83%), Oesophagostomum
(chiếm 60 – 68,7%) và Trichocephalus (chiếm 47 – 58,3%). Điều kiện thuận
lợi cho mỗi loại tồn tại phát triển và gây hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quá
trình thu gom, lưu trữ và sử dụng phân, các điều kiện môi trường như độ ẩm
khơng khí, nhiệt độ, ánh sáng, kết cấu của đất, thành phần các chất trong
phân …(Từ Thị Linh,2013).

2.2.2.2. Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác
Trong các chuồng trại chăn nuôi, người chăn nuôi thường dùng rơm, rạ
hay các chất độn khác,… để lót chuồng. Sau một thời gian sử dụng, những
vật liệu này sẽ được thải bỏ đi. Loại chất thải này tuy chiếm khối lượng
không lớn, nhưng chúng cũng là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng, do

phân, nước tiểu các mầm bệnh có thể bám theo chúng. Vì vậy, chúng cũng
phải được thu gom và xử lý hợp vệ sinh, không được vứt bỏ ngồi mơi
trường tạo điều kiện cho chất thải và mầm bệnh phát tán vào mơi trường.
Ngồi ra, thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm, vì
thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong môi trường tự
nhiên. Khi chúng bị phân hủy sẽ tạo ra các chất kể cả chất gây mùi hôi, gây ô
nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của
gia súc và sức khỏe con người (Từ Thị Linh, 2013).

2.2.2.3. Khí thải
Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất. Theo
Hobbs (2011), có tới trên 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn ni, điển hình là
các khí CO2, CH4, NH3, NO2, N2O, NO, H2S, indol, schatol mecaptan…và hàng
loạt các khí gây mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn ni có thể gây độc cho gia
súc, cho con người và môi trường.
Ở những khu vực chăn ni có chuồng trại thơng thống kém thường
dễ tạo ra các khí độc ảnh hưởng trực tiếp, gây các bệnh nghề nghiệp cho công
nhân chăn nuôi và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu
vực chăn nuôi. Trừ khi chất thải chăn nuôi được thu gom sớm, lữu trữ và xử
lý hợp quy cách, ở điều kiện bình thường, các chất bài tiết từ gia súc , gia
cầm như phân và nước tiểu nhanh chóng bị phân giải tạo ra hàng loạt chất khí
có khả năng gây độc cho người và vật nuôi nhất là các bệnh về đường hô hấp,

12


bệnh về mắt, tổn thương các niêm mạc, gây ngạt thở, xảy thai và ở trường
hợp nặng có thể gây tử vong (Phạm Văn Toản, 2005).

2.2.2.4. Tiếng ồn

Tiếng ồn trong chăn nuôi thường gây nên bởi họat động của gia súc, gia
cầm hay tiếng ồn sinh ra từ họat động của các máy công cụ sử dụng trong
chăn nuôi. Trong chăn nuôi, tiếng ồn chỉ xảy ra ở một số thời điểm nhất định
(thường là ở thời gian cho gia súc, gia cầm ăn). Tuy nhiên, tiếng ồn từ gia súc
gia cầm là những âm thanh chói tai, rất khó chịu, đặc biệt là trong những khu
chuồng kín. Người tiếp xúc với dạng tiếng ồn này kết hợp với bụi và các khí
độc ở nồng độ cao trong chuồng ni hay khu vực xung quanh rất dễ rơi vào
tình trạng căng thẳng dẫn tới ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý, sức khỏe và sức
đề kháng với bệnh tật. Ngoài ra tiếng ồn q lớn cịn có thể gây nên hiện
tựơng điếc tạm thời hay mất hẳn thính giác sau một thời gian dài tiếp súc với
tiếng ồn có cường độ ồn vượt quá 85 dB. ở một số chuồng ni thủ cơng, độ
ồn có thể đo được lên đến 100 dB (Trương Lăng, 2010).

Các nguồn tác động của chất thải chăn nuôi ảnh hưởng rất lớn tới môi
trường xung quanh cũng như đời sống hàng ngày của con người. Do đó, chất
thải chăn ni cần được nghiên cứu và xử lý triệt để nhằm bảo vệ mơi trường
bên ngồi.

2.2.2.5. Chất thải rắn
Trong chất thải chăn nuôi luôn tồn tại một lượng lớn vi sinh vật hoại
sinh. Nguồn thức ăn của chúng là các chất hữu cơ, vi sinh vật hiếu khí sử dụng
oxy hịa tan trong nước tạo ra những sản phẩm vơ cơ: NO2, NO3, SO3, CO2 q
trình này xảy ra nhanh không tạo mùi hôi thối. Nếu lượng chất hữu cơ quá nhiều
vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng hết lượng oxy hòa tan trong nước làm khả năng
hoạt động phân hủy của chúng kém, gia tăng q trình phân hủy yếm khí tạo
ra các sản phẩm CH4, H2S, NH3, H2, Indol, Scortol...tạo mùi hôi nước có màu
đen và có váng. Những sản phẩm này là nguyên nhân làm gia tăng bệnh đường
hô hấp, tim mạch ở người và động vật. Từ việc lưu trữ chất thải rắn, các vi sinh
vật có thể xâm nhập vào trong đất do kích thước nhỏ. Ngồi ra các vi sinh vật
có khả năng tích điện nên chúng có thể bám trên các hạt đất. Các điều kiện

làm tăng sự hấp thu các vi sinh vật trên hạt đất gồm có sự hiện diện của các
cations. Trong đất cát được bao bọc bởi ion sắt có thể hấp thu tới 6,9x108

13


×