Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất nếp cái hoa vàng tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN CHÍNH VĂN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ VỤ ĐÔNG
CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG,
TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Chính Văn

i


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tơi đã được sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ giáo trường Học viện Nơng
Ngiệp Việt Nam nói chung và các thầy cơ giáo trong khoa Kinh tế và PTNT nói riêng
đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu.
Đặc biêt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS
Mai Thanh Cúc, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên
cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn các phòng ban trong huyện Yên Dũng đã cung cấp
cho tôi các số liệu và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành tốt nội dung đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè
đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp
của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Chính Văn

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ, sơ đồ ............................................................................................... viii
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2


1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.

Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 4

2.1.2.

Vai trò của phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ .................................. 9

2.1.3.

Đặc điểm của phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ .............................. 9

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ ................ 11


2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ ............. 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 18

2.2.1.

Thực trạng phát triển sản xuất ngô vụ đông ở Việt Nam ................................. 18

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất ngô vụ đông của một số tỉnh thành
trong nước ........................................................................................................ 22

2.2.3.

Một số bài học kinh nghiệm ............................................................................. 24

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 25

iii


3.1.1.


Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................. 25

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 36

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 36

3.2.2.

Phương pháp thu thập thơng tin, số liệu ........................................................... 37

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 39

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 43
4.1.


Thực trạng phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ..................................................................... 43

4.1.1.

Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ của nông hộ ............................................. 43

4.1.2.

Quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất ngô vụ đông ..................................... 53

4.1.3.

Công tác khuyến nông, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật ................ 54

4.1.4.

Liên kết trong sản xuất ngô vụ đông ................................................................ 57

4.1.5.

Nguồn lực cho phát triễn sản xuất ngô vụ đông ............................................... 58

4.1.6.

Chi phí đầu tư cho phát triển sản xuất ngơ vụ đông của các hộ điều tra .......... 64

4.1.7.

Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô vụ đông của nông hộ điều tra ....... 66


4.1.8.

Đánh giá chung về thực trạng phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông
hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng ...................................................................... 69

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ
trên địa bàn huyện Yên Dũng ........................................................................... 71

4.2.1.

Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 71

4.2.2.

Các yếu tố chủ quan.......................................................................................... 82

4.3.

Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất ngô vụ
đông trên địa bàn huyện Yên Dũng thời gian tới ............................................. 86

4.3.1.

Định hướng ....................................................................................................... 86

4.3.2.


Hệ thống các giải pháp ..................................................................................... 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 94
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 94

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 96

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 98
Phụ lục ........................................................................................................................ 100

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật


CC

Cơ cấu

CN - XD

Công nghiệp - Xây dựng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

HTX

Hợp tác xã

KH

Kế hoạch

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT


Khoa học kỹ thuật



Lao động

NLN - TS

Nông lâm nghiệp - Thủy sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NXB

Nhà xuất bản

TBKH

Tiến bộ khoa học

TBXH

Thương binh xã hội

TDTT

Thể dục thể thao


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TM - DV

Thương mại - Dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam qua một số năm .................................. 20

Bảng 2.2. Tình hình phát triển sản xuất ngơ ở các vùng năm 2014 ............................. 21
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngơ của tỉnh Vĩnh Phúc (2010-2014) ............................ 22
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2013 - 2015 ................. 29
Bảng 3.2. Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện Yên Dũng năm
2013 - 2015 .................................................................................................. 30
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Yên Dũng năm 2013 -2015 ........ 32
Bảng 3.4. Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................... 37
Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra tại các điểm nghiên cứu ........................................... 39
Bảng 4.1. Diện tích trồng ngơ vụ động của huyện Yên Dũng ................................... 44
Bảng 4.2. Diện tích gieo trồng cây ngơ vụ đơng trong tổng diện tích gieo trồng
cây vụ đông của huyện Yên Dũng năm 2015 .............................................. 47
Bảng 4.3. Năng suất ngô vụ đông trên địa bàn huyện Yên Dũng năm 2013 –
2015.............................................................................................................. 48
Bảng 4.4. Sản lượng ngô vụ đông của huyện Yên Dũng năm 2013 – 2015 ................ 49
Bảng 4.5. Số hộ tham gia sản xuất ngô vụ đông của huyện Yên Dũng ..................... 51
Bảng 4.6. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ vụ đơng bình qn của các hộ điều tra ...... 53
Bảng 4.7. Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất cây ngô vụ đông của huyện Yên
Dũng năm 2013 – 2015 ............................................................................... 55
Bảng 4.8. Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất ngô vụ đông của nông hộ tại các xã
nghiên cứu năm 2015 ................................................................................... 56
Bảng 4.9. Diện tích đất phục vụ phát triển sản xuất ngô vụ đông năm 2015 ............... 59
Bảng 4.10. Danh mục thuốc BVTV sử dụng trong sản xuất ngô vụ đông trên địa
bàn huyện Yên Dũng ................................................................................... 61
Bảng 4.11. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ của nông hộ
sản xuất ngô vụ đông ................................................................................... 62
Bảng 4.12. Tình hình sử dụng lao động trong sản xuất ngô vụ đông của các hộ
điều tra ......................................................................................................... 63
Bảng 4.13. Tổng hợp chi phí sản xuất ngơ vụ đông năm 2014 – 2015 .......................... 65

vi



Bảng 4.14. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô vụ đông của nông hộ ........ 66
Bảng 4.15. Hiệu quả xã hội từ phát triển sản xuất cây ngô vụ đông trên địa bàn
huyện Yên Dũng .......................................................................................... 68
Bảng 4.16. Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ
trên địa bàn huyện Yên Dũng ...................................................................... 70
Bảng 4.17 Đánh giá của nông hộ về những khó khăn trong phát triển sản xuất ngơ
vụ đơng trên địa bàn huyện Yên Dũng ........................................................ 71
Bảng 4.18. Đánh giá của nơng hộ về cơ chế chính sách phát triển sản xuất ngô vụ
đông trên địa bàn huyện Yên Dũng ............................................................. 73
Bảng 4.19. Dịng thơng tin trao đổi giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ
ngô vụ đông ở Yên Dũng ............................................................................. 78
Bảng 4.20. Giá bán ngô tại các vụ thu hoạch ................................................................. 79
Bảng 4.21. Kinh nghiệm và việc áp dụng khoa học kỹ thuật tại các hộ ........................ 81
Bảng 4.22. Mức hỗ trợ vật tư cho phát triển sản xuất cây ngô vụ động......................... 82
Bảng 4.23. Mức ảnh hưởng của trình độ học vấn đến phát triển sản xuất ngô vụ
đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng ......................................... 82
Bảng 4.24 Đánh giá của cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật về ảnh hưởng của trình
độ đến phát triển sản xuất ngơ vụ đông của nông hộ ................................... 83
Bảng 4.25. Mức độ đáp ứng các nguồn lực của nông hộ trong sản xuất ngô vụ
đông trên địa bàn huyện Yên Dũng ............................................................. 85
Bảng 4.26. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nguồn lực đến phát triển sản
xuất ngô vụ đông của nông hộ ..................................................................... 85
Bảng 4.27. Kế hoạch mở lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế- kỹ thuật-bảo quản chế
biến cho hộ trồng ngô trong huyện. ............................................................. 90

vii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng năm 2014 ........................................ 28
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế huyện Yên Dũng
năm 2015........................................................................................................ 33
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích đất trồng ngơ vụ động của huyện Yên Dũng
năm 2015 ................................................................................................... 46
Biều đồ 4.2. Cơ cấu sản lượng ngô vụ đông ở các xã thuộc huyện Yên Dũng.............. 50
Biểu đồ 4.3. Diện tích đất sản xuất cây trồng vụ đông của huyện Yên Dũng
năm 2015 ................................................................................................... 59
Sơ đồ 4.1.

Các kênh tập huấn kỹ thuật sản xuất ngô vụ đông của huyện Yên Dũng ....... 57

Sơ đồ 4.2.

Kênh tiêu thụ ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng .......... 76

Sơ đồ 4.3.

Yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định trong sản xuất ngô vụ đông của
nông hộ ...................................................................................................... 84

viii


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1. Hiệu quả từ việc sản xuất ngô vụ đông sớm .................................................... 67
Hộp 4.2. Hiệu quả từ việc chuyển đổi đất sang trồng cây ngô vụ đông ......................... 67
Hộp 4.3. Sản xuất ngô vụ đông – tạo việc làm cho người lao động ............................... 69


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên Tác giả: Nguyễn Chính Văn
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
n Dũng là huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh và truyền thống sản xuất vụ
đông của tỉnh Bắc Giang, trong đó đặc biệt là cây ngơ vụ đơng. Tuy nhiên, q trình sản
xuất ngơ vụ đơng của huyện Yên Dũng thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế như về
năng suất, trình độ thâm canh ngơ vụ đơng của nơng hộ, bên cạnh đó là thị trường đầu
ra cho sản phẩm không ổn định. Tất cả những vấn đề trên chưa được giải quyết kịp thời
đã làm cho hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô vụ đông của nông hộ chưa cao. Xuất
phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất ngô vụ
đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng phát triển sản xuất ngô vụ đông
của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp
chủ yếu phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng
trong thời gian tới.
Nghiên cứu đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
sản xuất ngô vụ đông của nông hộ, đưa ra được các khái niệm có liên quan, nêu được
vai trò, đặc điểm, nội dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
ngô vụ đông của nông hộ; thực tiễn phát triển sản xuất ngô của Việt Nam trong thời
gian qua và cụ thể ở một số tỉnh thành trong nước; trên cơ sở đó rút ra bài học kinh

nghiệm vận dụng vào nghiên cứu phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa
bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên
địa bàn huyện Yên Dũng thời gian qua. Kết quả cho thấy: toàn huyện Yên Dũng có 14
xã tham gia trồng cây ngơ vụ đơng với tổng diện tích là 160,1 ha, năng suất ngơ bình
quân của các xã là 38,5 tạ/ha, sản lượng đạt 6.166 tạ (năm 2015). Công tác quy hoạch
phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện n Dũng cịn mang
tính tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự định hướng của các cấp, các ngành
và chính quyền địa phương. Cơng khuyến nơng tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật
trong sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm
của các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, do một bộ phận nơng hộ có trình độ và nhận thức

x


còn hạn chế nên chưa mạnh dạn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
vào trong sản xuất, chưa thay đổi được tư duy và cách làm mà vẫn canh tác theo hình
thức truyền thống nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô ở các hộ này chưa cao. Sự
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngô vụ đông của nông hộ tuy đã bước đầu
nhận được sự quan tâm của các đơn vị, tổ chức nhưng kết quả vẫn còn ở mức thấp, sợi
dây liên kết giữa hộ sản xuất và đơn vị thu mua, tiêu thụ cịn yếu, thiếu tính bền vững và
chặt chẽ. Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa
bàn huyện Yên Dũng cho thấy: chi phí sản xuất bình qn của nơng hộ là 1,497 triệu
đồng/sào, cho thu nhập hỗn hợp là 1,037 triệu đồng/sào, giá trị gia tăng bình quân là
1,157 triệu đồng/sào
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ bao gồm
các yếu tố khách quan như: cơ chế chính sách trong quy hoạch phát triển sản xuất ngơ
vụ đông, các yếu tố về thị trường tiêu thụ, sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong sản
xuất, dịch vụ giống và phân bón; nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển
sản xuất ngô vụ đơng của nơng hộ gồm: trình độ học vấn và nhận thức của nông hộ,

nguồn lực của nông hộ.
Để khắc phục những hạn chế trong phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ
trên địa bàn huyện Yên Dũng thời gian qua, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, gồm:
giải pháp trong công tác quy hoạch mở rộng diện tích trồng ngơ vụ đơng, các giải pháp
nhằm nâng cao năng suất ngô vụ đông, giải pháp về thị trường và các giải pháp khác về
cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, đất đai phục vụ sản xuất. Việc áp dụng một cách
đồng bộ hệ thống các giải pháp trên sẽ đem lại những tác động tích cực trong phát triển
sản xuất ngô vụ đông của nông hộ nói riêng và phát triển sản xuất cây vụ đơng nói
chung trên địa bàn huyện Yên Dũng.

xi


THESIS ABSTRACT
Author’s name: Nguyen Chinh Van
Title of the study: Developing the winter corn crop production of farmer households in
Yen Dung district, Bac Giang province
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Yen Dung - a Bac Giang province’s district is known as an area with a lot of potentials,
traditions and advantages in producing winter crops, especially the winter corn one.
However, the winter corn crop production in Yen Dung district has revealed many
limitations in terms of th productivity, intensive farming capacity of the farmer
households and unstable output market. Those shortcomings have not been solved in a
timely manner, followed by the low economic efficiency of winter corn crop. All of
those situational factors have raised the need for the implementation of the study
namely “Developing the winter corn crop production of farmer households in Yen Dung

district, Bac Giang province”
The general research objective is to evaluate the situation of farmer households’ winter
corn crop production in the studied area; subsequently, to recommend several solutions
to improving the winter corn crop production of the local farmer households.
The research has systemized the theoretical and empirical basis for improving the winter
corn crop production by reviewing the related concepts, roles, characteristic and
contents of research; factors affecting the development of winter corn crop production;
the lessons on improving winter corn crop production of farmer households in Yen
Dung district, Bac Giang province.
The research results show that there are 14 towns producing winter corn crops in Yen
Dung province with 160.1 ha in total area; 3.85 tons/ ha in average productivity; 616.6
kg in the total 2015 output. The winter corn crop production in Yen Dung district is in
small scale, spontaneous and scattered so the planning and orientation of the authorities
prove to be necessary. The recent training and technological transfer have drawn the
attention of the local authorities and agricultural organizations. Nevertheless, because of
the farmers’ limited educational level and awareness, they are not willing to apply
technical advances in production and adjust their farming methods. This situation leads
to the low economic efficiency of the winter corn crop production. Besides, the linkage
between corn production and consumption, though being concerned by different
organizations, reveals the lack of coherence and sustainability. The analysis of the

xii


winter corn crop production economic efficiency reveals that in a farmer household, the
average cost of crop production is 1.497 million VND per sao1, given the mixed income
of 1.037 million VND per sao and the average added value of 1.157 million VND per
sao.
The major factors affecting the development of the winter corn crop production are (1)
the objective factors such as planning winter corn crop production policies,

consumption market, development of science and technology in seedling and fertilizer
services; (2) the subjective factors, i.e. the education and awareness level of farmer
households and their resources.
With an aim to addressing the aforementioned limitations, the research recommends the
following solutions: (1) Solutions to bettering the planning of expanding winter corn
crop area; (2) Solutions to improving winter corn crop productivity; (3) Solutions in
terms of market, infrastructure, transportation facilities, soil and irrigation. The
synchronous implementation of those solutions is expected to bring back positive
impacts on the winter crop production of Yen Dung district in general and particularly
winter corn crop production.

1

“Sao” is a traditional unit of area measure in Vietnam (1 sao = 360m2)

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện tích
đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước; sản lượng thứ hai và năng suất cao nhất
trong các cây ngũ cốc. Năm 1961, diện tích ngơ toàn thế giới đạt 105,5 triệu ha,
năng suất 19,4 tạ/ha, sản lượng 205 triệu tấn, đến năm 2009, diện tích trồng ngô
thế giới đạt khoảng 159,5 triệu ha, năng suất bình qn 51,3 tạ/ha, sản lượng
817,1 triệu tấn. Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Braxin là những nước đứng đầu về
diện tích và sản lượng (Cục Trồng trọt, 2011a).
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là
cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng
về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây ngô không chỉ cung cấp lương

thực cho người, vật nuôi mà cịn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có
điều kiện kinh tế khó khăn. Sản xuất ngơ cả nước qua các năm khơng ngừng
tăng về diện tích, năng suất, sản lượng: năm 2001 tổng diện tích ngơ là 730.000
ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1 triệu ha; năm 2010, diện tích ngơ cả nước
1126,9 nghìn ha, năng suất 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn (Cục Trồng
trọt, 2011); năm 2014, tổng diện tích ngơ cả nước 1.179 nghìn ha, năng suất 44
tạ/ha, sản lượng 5,19 triệu tấn (Cục Xúc tiến thương mại, 2015). Tuy vậy, cho
đến nay sản xuất ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải nhập
khẩu từ trên dới 1 triệu tấn ngô hạt.
Yên Dũng là huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh và truyền thống sản
xuất vụ đông của tỉnh Bắc Giang, trong đó đặc biệt là cây ngơ vụ đơng. Trong
những năm qua, cùng với những chuyển biến tích cực trong sản xuất nơng
nghiệp, sản xuất vụ đơng nói chung và sản xuất ngơ vụ đơng nói riêng của huyện
n Dũng cũng đã có những bước chuyển biến khả quan, dần dần khẳng định là
một trong những lĩnh vực sản xuất quan trọng của ngành nông nghiệp. Trong
những năm gần đây, quy mơ diện tích cây vụ đơng của huyện chiếm một diện
tích đáng kể với năng suất bình qn đạt 39 tạ/ha.
Tuy nhiên, q trình sản xuất ngơ vụ đơng của huyện thời gian qua cũng đã
bộc lộ một số hạn chế như năng suất cây trồng cịn thấp, trình độ thâm canh cây ngô

1


vụ đơng của nơng hộ nhìn chung chưa cao. Bên cạnh đó là tình trạng giá bán sản
phẩm ngơ vụ đông không ổn định trong khi giá vật tư đầu vào ngày một tăng gây
nhiều khó khăn cho nơng hộ khi sản xuất. Những vấn đề trên chưa được giải quyết
kịp thời đã làm cho hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô vụ đông của nông hộ chưa
cao và làm giảm động lực của hộ trong đầu tư phát triển sản xuất ngô vụ đông.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển sản

xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”
làm đề tài thạc sĩ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất ngô vụ đông của
nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải
pháp chủ yếu phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
sản xuất ngô vụ đông của nông hộ;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản
xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng thời gian qua;
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển
sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng;
- Chủ thể nghiên cứu: hộ nông dân trồng ngô vụ đông.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển sản
xuất ngô vụ đông của nông hộ.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố trong

2



khoảng thời gian từ năm 2013 – 2015; số liệu khảo sát thực trạng được điều tra
vào vụ đông năm 2015 – 2016; các giải pháp dự kiến được áp dụng vào các vụ
đông tiếp theo từ năm 2016.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu phát triển sản xuất ngô vụ đơng của nơng hộ có những vấn đề
lý luận và thực tiễn nào cần tìm hiểu?
- Thực trạng phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn
huyện Yên Dũng thời gian qua như thế nào? Đã đạt được những kết quả gì trong
sản xuất? Nơng hộ trong quá trình sản xuất đã gặp phải những thuận lợi và khó
khăn gì?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên
địa bàn huyện Yên Dũng? Đâu là điểm mạnh, điểm yếu, đâu là cơ hội và thách thức
đối với nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng trong sản xuất ngô vụ đông?
- Để phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên
Dũng, trong thời gian tới, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và nông
hộ sản xuất cần phải thực hiện những giải pháp nào? Thứ tự ưu tiên thực hiện các
giải pháp như thế nào?
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận giải và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
ngô vụ đông của nông hộ, làm rõ từng nội dung trong nghiên cứu phát triển sản
xuất ngô vụ đông;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa
bàn huyện Yên Dũng, phân tích làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong phát
triển sản xuất ngơ vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng. Mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển sản
xuất ngô vụ đông của nông hộ trên địa bàn huyện Yên Dũng;
- Đề xuất những giải pháp phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ trên
địa bàn huyện Yên Dũng thời gian tới, trong đó chủ yếu tập trung vào những giải
pháp phát triển về chất trong sản xuất ngô vụ đông của nông hộ;
- Những kết luận được đưa ra trong luận văn là cơ sở khoa học và thực tiễn

cho cán bộ các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và các nông hộ trồng ngô
vụ đông trên địa bàn huyện Yên Dũng đề ra những định hướng, chính sách, giải
pháp phù hợp để phát triển sản xuất ngô vụ đông trên địa bàn trong thời gian tới.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm cây vụ đông
Cây vụ đông là loại cây thường được trồng vào mùa đông. Đặc điểm của
các loại cây trồng này là ưa cường độ ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp và độ ẩm cao,
có những đặc điểm về kỹ thuật và kinh tế riêng.
Đặc điểm về kỹ thuật:
- Hầu hết các cây vụ đông đều qua thời kỳ ươm giống, tức là các loại hạt
giống đều phải được gieo ươm trước khi đưa ra ruộng sản xuất đại trà. Thời gian
gieo ươm của các loại cây này thường rất ngắn, trung bình từ 15 – 20 ngày.
- Sản xuất cây vụ đông yêu cầu kỹ thuật cao, tỉ mỷ, đầu tư lao động và
vốn nhiều.
- Cây vụ đông thường bị nhiều sâu bệnh hại do trong thành phần của cây
vụ đơng có chứa nhiều chất dinh dưỡng, thân lá mềm nên sâu bệnh hại dễ tấn
công. Sâu bệnh hại là một trong nhiều nguyên nhân làm giảm năng suất, chất
lượng và giá trị hàng hóa của cây vụ đơng, do đó, cần phải chú trọng đến việc
ngăn ngừa và phịng trừ sâu bệnh hại cho cây vụ đông trong tất cả các thời kỳ và
cần chú ý đến tính an toàn của sản phẩm khi sử dụng thuốc.
- Một số cây rau vụ đơng thích nghi với chế độ trồng xen, trồng gối và gieo lẫn.
- Cây vụ đông yêu cầu về thời vụ rất nghiêm ngặt và chặt chẽ.
Đặc điểm về kinh tế:
- Do có chu kỳ sản xuất ngắn nên trong quá trình sản xuất cần chú ý tới

việc đầu tư các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để đạt năng suất cao nhấ.
- Cây vụ đơng là ngành sản xuất hàng hóa có tỷ suất hàng hóa lớn.
Do cây vụ đơng thường có hàm lượng nước trong thân, lá cao, non, giòn,
dễ bị dập gẫy vì vậy trong các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển
phân phối đến người tiêu dùng cần phải được thực hiện theo một quy trình mang
tính chun mơn cao (Đinh Văn Đãn, 2002).

4


2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người.
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương
mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản
xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu
hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?. Trong
sản xuất, con người đấu tranh với thiên nhiên để làm thay đổi những vật chất sẵn
có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải vật chất
khác phục vụ cho cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc
khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sản xuất, con người
là lực lượng sản xuất chủ yếu giữ vai trò quyết định. Có nhiều quan điểm khác
nhau về sản xuất, trong đó có hai quan điểm chính sau:
Theo quan điểm của hệ thống sản xuất vật chất (MPS), thì sản xuất là tạo
ra của cải vật chất, nên trong xã hội chỉ có hai ngành sản xuất là Nơng nghiệp và
Cơng nghiệp. Theo hệ thống tài khoản quốc gia của Liên hiệp quốc, thì quan
niệm về sản xuất rộng hơn. Sản xuất là tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, nên
trong xã hội có ba ngành sản xuất là Nơng nghiệp, Cơng nghiệp và dịch vụ. Q
trình sản xuất bắt đầu từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào, để tiến hành sản xuất
cho tới khi có các sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho.

Theo quan điểm sản phẩm vật chất sản xuất, có thể định nghĩa sản xuất là
hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất đáp ứng
nhu cầu cá nhân và xã hội.
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần
thiết để làm ra sản phẩm? (Đỗ Văn Ngọc, 2015).
Như vậy, sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu
ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng
đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một
hàm sản xuất:
5


Q = f (X1, X2,..., Xn)
Trong đó: Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định
X1, X2,..., Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng
trong quá trình sản xuất.
2.1.1.3 Khái niệm về phát triển sản xuất
Tăng trưởng là tăng về số lượng, cịn phát triển khơng những tăng về số
lượng mà cịn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn về cơ
cấu, phân bổ của cải. Theo Đặng Trung Thuận và cs. (1999) trong cuốn sách
“Mơ hình hệ kinh tế, sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững”, thì phát
triển được định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh
thần của con người bằng mở rộng sản xuất. Phát triển cùng với những thay đổi về
chất của nền kinh tế như phúc lợi xã hội, tuổi thọ…và những thay đổi về chất của
nền kinh tế.

Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản xuất:
Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hồn thiện hơn, nó
cũng bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và chất của sản xuất hàng hóa (Đỗ
Văn Ngọc, 2015).
2.1.1.4. Phát triển sản xuất ngô
Theo quan điểm phát triển, phát triển sản xuất ngô là sự tăng lên về mặt số
lượng, cải thiện về chất lượng sản phẩm, năng suất sản phẩm, sự hoàn thiện của
cả thị trường đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên phải phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội nói chung và phát triển nơng nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của xã hội về sản phẩm ngô Đặng Trung Thuận và cs. (1999).
Quan điểm phát triển sản xuất ngô trong giai đoạn hiện nay:
- Phát triển sản xuất ngô phải đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế, xã hội.
+ Về hiệu quả kinh tế: Phát triển sản xuất ngô nhằm đảm bảo sản xuất
ngày càng nhiều sản phẩm với giá thành hạ, chất lượng sản phẩm tăng, nâng cao
năng suất lao động của người trồng ngơ trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho
nguời lao động.
+ Hiệu quả xã hội: Phát triển sản xuất nhằm tạo việc làm, tận dụng lao
động, tạo cơ hội tăng nguồn thu nhập, không ngừng cải thiện mức sống cho
người nông dân.
6


- Phát triển sản xuất ngô theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, phát triển sản xuất ngô phải theo
hướng sản xuất hàng hóa. Do đó, đi đơi với việc phát triển sản xuất cần phải chú
ý mở rộng thị trường, trong đó bao gồm cả thị trường đầu vào như thị trường
vốn, lao động, vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) cùng hệ thống các
dịch vụ khác như dịch vụ khoa học kỹ thuật…
- Phát triển sản xuất ngơ phải tính đến việc khai thác lợi thế so sánh.

Phát triển sản xuất ngô phải được đặt trong sự phát triển tổng thể kinh tế
nói chung và phát triển sản xuất của vùng, địa phương vì vậy phát triển ngành
nào, loại cây trồng nào, hoặc sản phẩm nào, tốc độ tăng trưởng bao nhiêu? Cần
thiết phải tính đến lợi thế so sánh của nó, có như vậy mới phát huy được tiềm
năng của vùng, của địa phương, mặt khác mới nâng cao được tính hiệu quả và
bền vững của việc phát triển kinh tế
* Phát triển sản xuất ngô phải theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sản xuất ngơ khơng thể phát triển nếu chỉ dựa trên phát triển sản xuất
truyền thống với quy mơ nhỏ, kỹ thuật chăm sóc lạc hậu mà phải hướng tới sản
xuất theo quy mô phù hợp với trình độ thâm canh cao, kỹ thuật cơng nghệ sản
xuất tiên tiến như giống mới, phân bón… cho phép tăng năng suất tiết kiệm chi
phí và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu (Đỗ Văn Ngọc, 2015).
2.1.1.5. Khái niệm về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. phát triển kinh tế được xem là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là
sự kết hợp chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi
quốc gia
Quá trình biến đổi về lượng là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh
tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người. Sự biến đổi về chất kinh tế
là sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày càng tốt
hơn trong các vấn đề xã hội.
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không
phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói,
suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các
dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quần chúng nhân dân v.v…

7



Hồn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
Phát triển kinh tế là một q trình hồn thiện về mọi mặt của nền kinh tế
bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm
đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân có dùng các chỉ tiêu tổng sản phẩm
quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), thu nhập quốc gia từ sản xuất
(NI), thu nhập quốc gia tăng sử dụng (NDI) và tốc độ phát triển của chúng ta để
đánh giá sự phát triển. Như vậy, phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất
về sự chuyển biến của nền kinh tế từ một trạng thái thấp lên một trạng thái cao
hơn. Tuy nhiên có quan điểm cho rằng phát triển kinh tế cần chú trọng đến phát
triển theo chiều rộng, chiều sâu (Phạm Vân Đình và cs., 1998).
* Phát triển kinh tế theo chiều rộng:
Phát triển kinh tế bằng cách tăng số lượng lao động, khai thác thêm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên
cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều kiện một nước kinh tế chậm phát triển,
những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người
lao động chưa có việc làm thì phát triển kinh tế theo chiều rộng là cần thiết và có
ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi trọng phát triển kinh tế theo chiều
sâu. Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo chiều rộng có những giới hạn, mang lại
hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải
chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.
* Phát triển kinh tế theo chiều sâu:
Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng cơng nghệ tiên
tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao
động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có. Trong
điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc
cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với những
tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh
học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Kết quả phát triển kinh tế theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu

quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng
vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất
của đồng vốn.

8


2.1.2. Vai trị của phát triển sản xuất ngơ vụ đơng của nơng hộ
- Giúp khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực
Việc tăng thêm vụ đơng nói chung và ngơ vụ đơng nói riêng đã góp phần
làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, tận dụng được nguồn lao động nông nhàn.
Năm 1998 cả nước đã sử dụng tương đương 1,997 triệu lao động cho ba tháng
sản xuất vụ đơng. Ngồi ra, sản xuất vụ đơng cịn cho phép sử dụng có hiệu quả
các tư liệu sản xuất khác và các cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nơng nghiệp của
địa phương.
- Giúp tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của nông dân
Với việc phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao, tỷ suất hàng hóa lớn,
vụ đơng đang dần trở thành vụ sản xuất chính và có vị trí quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp. Vụ đông đã cung cấp cho thị trường một lượng nơng sản hàng hóa có
giá trị tiêu cùng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân
- Sản xuất vụ đông là nguồn cung cấp các loại thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao hơn cho con người mà hiếm có các sản phẩm thay thế. Sản phẩm vụ
đơng cịn làm ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến và cơng nghiệp dược phẩm.
- Góp phần thúc đẩy quá trình cải tạp và bồi dưỡng đất
Sản xuất cây vụ đông một mặt làm tiêu hao dinh dưỡng đất, mặt khác do
đặc tính sinh học và đặc tính canh tác của cây vụ đơng đã tạo nên sự kết hợp hài
hòa giữa việc sử dụng đất với bồi dưỡng cải tạo đất lâu dài. Cây vụ đông thường
là cây trồng cạn và được ứng dụng kỹ thuật canh tác của nghề làm vườn nên đã
góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng của đất
Tóm lại, sản xuất vụ đông mang lại hiệu quả trên nhiều mặt: cung cấp

lương thực, thực phẩm cho người và làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu
cho chế biến, góp phần cải tạo và bồi dưỡng đất. Đặc biệt, sản xuất vụ đơng làm
tăng thu nhập bằng tiền, tăng tích lũy và nâng cao mức sống của nông dân (Đỗ
Văn Ngọc, 2015).
2.1.3. Đặc điểm của phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa hoc, cây vụ đơng có mặt ở nước ta từ
hàng ngàn năm nay, ban đầu là các cây bản địa như khoai lang, ngô, đậu, đỗ…
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học nông nghiệp trong việc lai tạo,
tuyển chọn các giống cây mới cũng như sự mở rộng giao lưu với các nước trên
thế giới đã có nhiều giống cây mới được đưa vào sản xuất ở nước ta tạo nên tập
đồn cây vụ đơng phong phú như hiện nay.

9


Từ những năm 70 của thế kỷ trước, ở nước ta nhờ thành công tiến bộ khoa
học kỹ thuật nên đã rút ngắn được thời gian sinh trưởng của một số loại cây trồng
tạo điều kiện cơ cấu lại mùa vụ. Từ đó trong nơng nghiệp nước ta chính thức
hình thành thêm một vụ sản xuất mới: vụ đông
Do đặc điểm thời tiết, khí hậu nến ở nước ta, duy nhất các tỉnh phía Bắc có
điều kiện thuận lới cho việc sản xuất cây vụ đơng ngồi hai vụ lúa.
Tuy nhiên, để nghiên cứu phát triển cây vụ đông cần chú ý một số đặc
điểm chủ yếu sau:
- Cây trồng vụ đông chủ yếu là các loại cây cạn và ngắn ngày có đặc tính
sinh lý và sinh hóa khác nhau. Hầu hết những loại cây trồng này có yêu cầu về
thời vụ tương đối nghiêm ngặt và rất dễ bị các loại sâu bệnh hại. Do đó, việc lựa
chọn giống cây trồng cho phù hợp với chất đất của từng vùng và thích nghi với
sự biến động về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu là hết sức cần thiết. Bên
cạnh đó, các hộ nơng dân cần đầu tư thích đáng cho khâu lựa chọn giống tạo ra
một tập đoàn giống đa dạng và phong phú đảm bảo cho nâng cao năng suất cũng

như chất lượng của sản phẩm khi thu hoạch, đồng thời các khâu sản xuất phải
làm đúng và kịp thời để không ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng và phát triển
của cây vụ đơng, không ảnh hưởng đến vụ sản xuất kế tiếp.
- Vụ đông là vụ trồng nhiều loại cây khác nhau, do vậy, các hộ nơng dân
cần bố trí cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với sự đầu tư của mình nhằm tạo ra
năng suất cao đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và có sản phẩm cung ứng cho nhu
cầu thị trường. Đây là vấn đề quan trọng đối với các nơng hộ sản xuất cây vụ
đơng. Có như vậy hiệu quả sản xuất mới được tăng lên, do đó việc tăng tỷ trọng
hàng hóa trong cơ cấu sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển
ngành nơng nghiệp thành ngành sản xuất hàng hóa.
- Sản xuất vụ đông được tiến hành trong điều kiện thời tiết khí hậu lạnh,
khơ và diễn biến phức tạp. Khí hậu lạnh và khô là điều kiện thuận lợi cho sản
xuất vụ đông do hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh hại, nhưng sự diễn biến
phức tạp của thời tiết lại gây ra những rủi ro lớn cho sản xuất vụ đơng. Vì vậy,
từng vùng, từng địa phương cần nắm rõ được quy luật thay đổi của khí hậu để có
những giải pháp tốt, khắc phục một cách hữu hiệu nhất nhằm tránh được những
thiệt hại khôn lường có thể xảy ra.

10


- Sản phẩm cây vụ đơng có hàm lượng dinh dưỡng cao, hàm lượng nước
cao nên rất khó bảo quản. Cũng do đặc điểm trên mà sản phẩm vụ đông sản xuất
ra phải bán ngay làm cho tỷ trọng sản xuất hàng hóa của sản phẩm vụ đơng cao.
Do đó, cần có biện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa
đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa tránh được rủi ro thị trường.
- Cây vụ đơng địi hỏi đầu tư lớn về lao động, chi phí vật chất. Do đó, để cây
vụ đơng đạt năng suất, chất lượng cao, các nông hộ phải bố trí hợp lý tiền vốn, lao
động cho vụ sản xuất này (Đỗ Văn Ngọc, 2015).
2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất ngô vụ đông của nông hộ

2.1.4.1. Phát triển sản xuất về lượng và chất
a. Phát triển về lượng
Nguồn lực trong phát triển sản xuất ngô bao gồm các nguồn lực về đất đai,
nguồn lực về vốn, lao động. Nguồn lực về đất đai cho phát triển ngô phải xem
xét trên các tiêu chí: diện tích canh tác, diện tích có khả năng sản xuất ngơ và
diện tích đã sản xuất ngô của hộ nông dân, bên cạnh đó cần đánh giá chất lượng
nguồn đất đai phù hợp cho sản xuất ngô. Nguồn lực về vốn được xem xét trên
phương diện mức độ chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho sản
xuất ngơ. Nguồn lực về lao động bao gồm số lượng lao động phục vụ sản xuất
ngô, chất lượng nguồn lao động (Đinh Văn Đãn, 2002).
Có thể nói phát triển về lượng của ngô tại Yên Dũng được thể hiện qua
các số liệu và dẫn liệu của các đơn vị quản lý, chỉ đạo sản xuất cơ sở (Phịng
NN&PTNT, Trạm Khuyến nơng, Trạm BVTV, UBND xã....) về diện tích trồng
ngơ, cơ cấu cây trồng này trong bộ giống cây nông nghiệp của khu vực, số hộ
trồng ngô....
b. Phát triển về chất
Phát triển sản xuất ngơ nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra được sản phẩm
ngơ đó là kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết quả sản xuất đó là sự tăng lên về quy
mơ diện tích, khối lượng sản phẩm và tổng giá trị sản xuất ngô, kết quả và hiệu
quả kinh tế trong sản xuất ngô. Để phản ánh được khả năng phát triển sản xuất
ngơ thì việc đánh giá quy mơ diện tích, cơ cấu diện tích cây trồng, diện tích đất
có khả năng khai thác phục vụ sản xuất ngơ là điều quan trọng.
Bên cạnh đó để thấy được tính hiệu quả hay chưa hiệu quả trong phương
thức canh tác thì việc đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất, năng xuất, sản lượng,

11


×