Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại thanh trì, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ
MỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
GIỐNG KHOAI TÂY KT4 TẠI THANH TRÌ, HÀ NỘI

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Thị Thiêm

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng, lịng
biết ơn sâu sắc TS. Trần Thị Thiêm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian, tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Canh tác học, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển Cây có củ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Hương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abtract .................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học .................................................................... 3


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ...................... 4

2.1.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới ........................................ 4

2.1.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam ......................................... 6

2.2.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai tây.................................................................... 10

2.2.1.

Phân Đạm ......................................................................................................... 11

2.2.2.

Phân Lân ........................................................................................................... 12

2.2.3.

Phân Kali .......................................................................................................... 13


2.3.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng
suất của cây khoai tây trên thế giới và Việt Nam..................................................... 14

2.3.1.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và
năng suất của cây khoai tây trên thế giới .......................................................... 14

2.3.2.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và
năng suất của cây khoai tây ở Việt Nam .......................................................... 16

2.4.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mức phân bón đến sinh trưởng và
năng suất của cây khoai tây trên thế giới và Việt Nam............................................ 17

2.4.1.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mức phân bón đến sinh trưởng và
năng suất của cây khoai tây trên thế giới .......................................................... 17

iii


2.4.2.


Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mức phân bón đến sinh trưởng và
năng suất của cây khoai tây ở Việt Nam .......................................................... 19

2.5.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón
đến sinh trưởng, năng suất cây khoai tây trên thế giới và Việt Nam ...................... 21

2.5.1.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân
bón đến sinh trưởng, năng suất cây khoai tây trên thế giới .............................. 21

2.5.2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân
bón đến sinh trưởng, năng suất cây khoai tây ở Việt Nam ............................... 23

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 26
3.1.

Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................. 26

3.2.

Thời gian nghiên cứu ................................................................................................. 26

3.3.

Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................... 26


3.4.

Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 27

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 27

3.5.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 27

3.5.2.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc .............................................................................. 28

3.5.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 30

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 33

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 34
4.1.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng của giống khoai tây KT4 trồng vụ đơng năm 2018 tại

Thanh Trì, Hà Nội ................................................................................. 34

4.1.1.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến thời gian sinh trưởng
của giống khoai tây KT4 .................................................................................. 34

4.1.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống khoai tây KT4 ............................................................ 36

4.1.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái tăng trưởng
số lá của giống khoai tây KT4 .......................................................................... 40

4.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh lý
của giống khoai tây KT4 trồng vụ đông năm 2018 tại Thanh Trì, Hà Nội ............ 43

4.2.1.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến chỉ số diện tích lá của
giống khoai tây KT4 ......................................................................................... 43

iv



4.2.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến khả năng tích lũy chất
khơ của giống khoai tây KT4 ........................................................................... 47

4.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh
hại của giống khoai tây KT4 trồng vụ đông năm 2018 tại Thanh Trì, Hà Nội ...... 51

4.4.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến năng suất của giống
khoai tây KT4 trồng vụ đơng năm 2018 tại Thanh Trì, Hà Nội.............................. 53

4.4.1.

Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống khoai tây KT4 ............................. 53

4.4.2.

Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống khoai tây KT4 ............................. 55

4.4.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến phân loại cỡ củ của
giống khoai tây KT4 ......................................................................................... 57


4.5.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến chất lượng củ của giống
khoai tây KT4 trồng vụ đông năm 2018, tại Thanh Trì, Hà Nội ............................ 58

4.6.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến hiệu quả kinh tế của
giống khoai tây KT4 trồng vụ đông năm 2018 tại Thanh Trì, Hà Nội ................... 60

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 62
5.1.

Kết luận ....................................................................................................................... 62

5.2.

Kiến nghị..................................................................................................................... 63

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 64
Phụ lục .......................................................................................................................... 72

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

NSM

Ngày sau mọc

NST

Ngày sau trồng

CCCC

Cao cây cuối cùng

SLCC

Số lá cuối cùng

CIP

Center International Potato

CV%

Hệ số biến động (Coefficient of Variation)

LSD0,05


Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
(Least Significant differerence)

FAO

Food and Agriculture Organization

LAI

Leaf Area Index

KL

Khối lượng

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây trên thế giới từ năm 2008
đến năm 2017 ................................................................................................. 4
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của các châu lục năm

2016-2017 ...................................................................................................... 5
Bảng 2.3.

Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam từ năm 2008 - 2017..............7

Bảng 3.1. Đặc điểm nông sinh học và chất lượng củ của giống khoai tây KT4 .......... 26
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến thời gian sinh
trưởng của giống khoai tây KT4 .................................................................. 35
Bảng 4.2a. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4 ................................... 37
Bảng 4.2b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến động
thái tăng trưởng chiều cao cây của giống khoai tây KT4 ............................ 39
Bảng 4.3a. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến động thái
tăng trưởng số lá của giống khoai tây KT4 .................................................. 41
Bảng 4.3b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến động
thái tăng trưởng số lá của giống khoai tây KT4 ........................................... 42
Bảng 4.4. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến chỉ số
diện tích lá của giống khoai tây KT4 ........................................................... 46
Bảng 4.5. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến khả
năng tích lũy chất khơ của giống khoai tây KT4 ......................................... 50
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến mức độ nhiễm một
số loại bệnh hại chính trên giống khoai tây KT4 ......................................... 51
Bảng 4.7a. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và mức phân bón đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống khoai tây KT4 ........................ 53
Bảng 4.7b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất của giống khoai tây KT4 .................... 55
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến phân loại cỡ củ
của giống khoai tây KT4 .............................................................................. 57
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến chất lượng củ của
giống khoai tây KT4 .................................................................................... 58

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến hiệu quả kinh tế
của giống khoai tây KT4 .............................................................................. 60

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1a.

Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của
giống khoai tây KT4 .................................................................................. 44

Hình 4.1b. Ảnh hưởng riêng rẽ của mức phân bón đến chỉ số diện tích lá của
giống khoai tây KT4 .................................................................................. 44
Hình 4.2a.

Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khơ
của giống khoai tây KT4 ........................................................................... 48

Hình 4.2b. Ảnh hưởng riêng rẽ của mức phân bón đến khả năng tích lũy chất
khơ của giống khoai tây KT4 .................................................................... 48
Hình 4.3.

Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến năng
suất giống khoai tây KT4 .......................................................................... 56

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Tên Luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh
trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại Thanh Trì, Hà Nội.”
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là xác định được mật độ trồng và mức phân bón hợp lý cho
giống khoai tây mới KT4 trong vụ đơng, tại Thanh Trì, Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện trên giống khoai tây mới KT4, tại Thanh Trì, Hà
Nội. Thí nghiệm bố trí kiểu split – splot với 3 lần nhắc lại. Nhân tố ơ chính là mật độ
gồm 3 mức: 4 củ/m2, 5 củ/m2, 6 củ/m2, với khoảng cách hàng là 40cm, khoảng cách cây
là 40cm, 32cm, 27cm. Nhân tố ô phụ là mức phân bón với 3 mức bón cho 1 ha: 120N:
120P2O5: 120K2O; 150N: 150P2O5: 150K2O; 180N: 180P2O5: 180K2O.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả cho thấy khi tăng mật độ trồng từ M1 lên M2 cũng như khi tăng mức
phân bón từ P1 lên P2 đã làm tăng chiều cao cây, chỉ số diện tích lá, khối lượng chất
khơ dẫn đến tăng các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ khoai tây, nhưng
khơng có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5% về các chỉ tiêu trên khi tăng mật độ trồng từ
M2 lên M3 và tăng mức phân bón từ P2 lên P3. Ngồi ra, sự tương tác giữa mật độ
trồng và mức phân bón có ảnh hưởng đến năng suất thực thu ở mức ý nghĩa 5%. Năng
suất thực thu cao nhất (26,21-27,44 tấn/ha) khi trồng ở mật độ M2 và M3 kết hợp với
mức bón phân P2 và P3. Như vậy, giống khoai tây KT4 nên trồng ở mật độ 5 củ/m2
(M2) và bón ở mức 150N: 150P2O5: 150K2O (P2).

ix



THESIS ABTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thu Huong
Thesis title: “ Effect of plant density and fertilizer application level on growth and yield
of potato KT4 in Thanh Tri, Ha Noi”.
Major: Plant sciences

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives:
The objective of this research is to determine plant density and fertilizer application
level suitable for KT4 variety in winter at Thanh Tri district, Ha Noi city.
Materials and Methods:
The experiment was carriout in KT4 variety at Thanh Tri district, Ha Noi city.
Experiment was layout in split plot arrangement while each treatment was repeated
thrice. Plant density which served as main factor included: 4 tubers/m2 (M1), 5
tubers/m2 (M2) and 6 tubers/m2 (M3) with row spacing: 40cm, plant spacing: 40, 32,
27cm. The sub-factor consisted of three fertilizer level: 120N: 120P2O5: 120K2O (P1);
150N: 150P2O5: 150K2O (P2); 180N: 180P2O5: 180K2O (P3) per ha.
Main findings and conclusions:
The results showed that there were significant differences (P≤0.05) in plant height,
leaf area index, dry matter, yield components and tuber yield when plant density
increased from M1 to M2 and fertilizer application level increased from P1 to P2.
However, there was no significant differences in the above parameters between M2 and
M3 as well as between P2 and P3. In addition, the effect of interaction between plant
density and fertilizer level was significant for tuber yield. The highest tuber yield
(26.21-27.44 tons per ha) was found at M2 and M3 density combining with P2 and P3
fertilizer leves. The experitment suggested that potato KT4 should be grown at 5
tubers/m2 (M2) and applied at 150N: 150P2O5: 150K2O (P2).


x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khoai tây (Solanum tuberosum L.), là loại cây hàng hố có giá trị kinh tế
cao (Rykaczewska, 2013), được trồng phổ biến trên thế giới và đứng thứ ba sau
lúa và lúa mì (Birch et al., 2012). Ở Việt Nam, cây khoai tây có vai trị quan
trọng trong hệ thống ln canh cây trồng tại miền Bắc, đặc biệt là vùng Đồng
bằng sông Hồng.
Theo số liệu của của Tổ chức Nông lương quốc tế năm 2017 (Food and
Agriculture Organization, FAO), tổng diện tích trồng khoai tây trên thế giới năm
2017 là 19,30 triệu ha, năng suất đạt 20,11 tấn/ha và sản lượng đạt 388,19 triệu
tấn, trong đó diện tích trồng khoai tây của châu Á chiếm 52,89%, châu Âu chiếm
27,79%. Trong những năm gần đây, các nước phát triển ở châu Âu, châu Mỹ có
xu hướng tăng năng suất khoai tây và giảm diện tích trồng. Trong khi đó, các
nước đang phát triển ở châu Á và kém phát triển ở châu Phi có xu hướng tăng
diện tích trồng khoai tây, tuy nhiên do trình độ canh tác cịn hạn chế nên năng
suất khoai tây có xu hướng giảm. Các nghiên cứu của CIP chỉ ra rằng: khơng có
lý do nào đặc biệt gây ra giới hạn năng suất ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Các thí nghiệm ở Senegal với giống và điều kiện canh tác thích hợp đã cho
năng suất 36 tấn/ha (Trần Ngọc Anh, 2012).
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2008, 2009 diện tích khoai tây của
Việt Nam ở mức 36.000 - 37.000ha. Từ năm 2010 cho đến nay, diện tích khoai
tây có xu hướng giảm, chỉ cịn 20.480ha năm 2017; năng suất có xu hướng tăng
từ 12 – 14 tấn/ha tuy nhiên vẫn thấp so với khu vực và trên thế giới; sản lượng
khoai tây tăng đạt cao nhất là 403.717 tấn vào năm 2012, sau đó giảm dần, chỉ
đạt 302.229 tấn vào năm 2016 và tăng lên 303.675 tấn năm 2017. Theo kết quả
điều tra tình hình sản xuất khoai tây tại 7 vùng sinh thái của nước ta từ năm 2012

- 2014 cho thấy: việc sản xuất khoai tây cịn mang tính chất hộ gia đình, manh
mún khơng tập trung, nơng dân còn thiếu kiến thức hiểu biết về kỹ thuật sản xuất
khoai tây nói chung, cũng như sản xuất khoai tây giống nói riêng. Điều này ảnh
hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả trong sản xuất khoai tây (Đỗ Thị Bích Nga
và cs., 2015). Tại vùng ĐBSH, các giống khoai tây sản xuất phục vụ ăn tươi sản
xuất liên tục qua nhiều vụ nên nhiễm nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh virus, héo

1


xanh và bệnh mốc sương ngày càng lớn; hàng năm nhập một lượng lớn giống
khoai tây từ Trung Quốc (VT2) về để làm giống (Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, 2018). Giống khoai tây KT4 đã được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử cho vùng ĐBSH năm 2018, kết
quả cho thấy giống khoai tây KT4 thích nghi với điều kiện vụ Đông của ĐBSH
và cho tiềm năng năng suất đạt 25-30 tấn/ha (Nguyễn Thị Nhung và cs., 2018).
Tuy nhiên, việc xác định mức phân bón và mật độ trồng giống khoai tây KT4 vào
vụ đông ở ĐBSH chưa được nghiên cứu.
Để trồng khoai tây đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ngồi việc sử dụng
những giống mới có tiềm năng năng suất cao, phù hợp với vùng sinh thái, cần
phải quan tâm nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật như mức phân bón, mật độ
trồng, thời vụ.... nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá và tăng thu
nhập cho người sản xuất khoai tây. Theo Arsenault et al. (2001), năng suất khoai
tây tăng khi tăng mức phân bón và mật độ trồng. Bởi phân bón (Jamaati-eSomarin et al., 2009) và mật độ trồng (Samuel et al., 2004) ảnh hưởng trực tiếp
đến kích cỡ củ, khối lượng củ, số củ dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng củ khoai tây. Các nghiên cứu về liều lượng phân bón cho khoai tây ở tỉnh
phía Bắc cho thấy, để đạt năng suất cao cần bón 120 - 180N, 60 - 150 P2O5 và 90
- 180 K2O (Nguyễn Đạt Thoại, 2012). Trong sản xuất khoai tây thương phẩm
trồng ở mật độ 15 - 25 thân/m2 (tương ứng với mật độ củ giống trồng là 4-6
củ/m2) cho năng suất cao, củ to đều (Trương Văn Hộ, 2010). Cũng theo Nguyễn

Văn Hồng và cs. (2010), để sản xuất khoai tây chế biến, trồng ở mật độ 4 củ/m2
cho năng suất, phẩm cấp và phẩm chất chế biến cao nhất.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng,
năng suất giống khoai tây KT4 tại Thanh Trì, Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, xác định được mật độ trồng và
mức phân bón hợp lý cho giống khoai tây mới KT4 trong vụ đơng, tại Thanh Trì,
Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành trên giống khoai tây KT4 và được trồng từ ngày
30/10/2018 đến ngày 31/01/2019.

2


Thí nghiệm được thực hiện tại cánh đồng thuộc khu vực thí nghiệm của
Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Cây có củ, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng
quy trình canh tác cho giống khoai tây mới, tiến tới cơng nhận chính thức giống
khoai tây KT4 phục vụ sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học về
cây khoai tây phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHOAI TÂY TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới
Khoai tây là cây lương thực quan trọng đứng thứ 4 sau lúa mì, ngơ, lúa
nước. Trong bối cảnh giá ngũ cốc tăng mạnh trên phạm vi toàn thế giới thì
khoai tây - loại cây trồng vốn có vị trí khiêm tốn được các nhà khoa học gọi
là “lương thực cho tương lai” được xem là chìa khố giải quyết vấn đề đói
lương thực do giá lương thực tăng cao (Woolfe, 1987).
Theo thống kê của FAO (2017), diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây
trên thế giới từ năm 2008 – 2017 được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây trên thế giới
từ năm 2008 đến năm 2017
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

Diện tích
(ha)
18.307.363
18.813.171
18.691.300
19.315.098

19.405.751
19.292.920
18.878.755
18.913.868
19.077.480
19.302.642

Năng suất
(tấn/ha)
17,9925
17,7608
17,7941
19,3441
18,9812
19,3890
20,1425
19,9101
19,6175
20,1108

Sản lượng
(Tấn)
329.394.973
334.136.144
332.594.357
373.633.249
368.344.857
374.070.106
380.264.734
376.577.033

374.252.074
388.190.674
Nguồn: FAOSTAT(2017)

Kết quả bảng 2.1 cho thấy: từ năm 2008 đến năm 2017 diện tích, năng
suất và sản lượng khoai tây trên thế giới có xu hướng tăng, chủ yếu là tăng năng
suất và sản lượng với diện tích tăng từ 18,31 lên 19,30 triệu ha, năng suất tăng từ
17,99 lên 20,11 tấn/ha và sản lượng tăng từ 329,39 lên 388,19 triệu tấn. Trong
đó, từ năm 2008 - 2012 diện tích khoai tây tăng, sau đó giảm nhẹ năm 2013,
2014 và tăng trở lại vào năm 2015, 2016, 2017. Từ năm 2008 – 2014, năng suất
khoai tây tăng từ khoảng 17 tấn lên 20 tấn/ha, sản lượng tăng từ khoảng 329

4


triệu tấn lên 380 triệu tấn (tăng 51 triệu tấn), năm 2015 và 2016, năng suất có xu
hướng giảm nhẹ còn khoảng 19 tấn/ha và sản lượng còn khoảng 374 triệu tấn/ha.
Nhưng đến năm 2017, năng suất lại tăng lên khoảng 20 tấn/ha và sản lượng tăng
lên khoảng 388 triệu tấn/ha.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của các châu lục
năm 2016-2017
Châu
lục

Năm 2016

Năm 2017

Châu Phi


Năng
suất
(tấn/ha)
1.735.809 13,5462

Châu Mỹ

1.826.401

24,1468

Châu Á

9.995.224

18,7468 187.378.416 10.209.139

19,1660 195.668.682

Châu Âu

5.481.868

21,4610 117.646.237

22,6953 121.761.565

Châu
Đ.Dương


38.178

Thế giới

19.077.480

Diện tích
(ha)

23.513.599

Năng
suất
(tấn/ha)
1.892.633 13,2154

44.101823

1.797.479

Sản lượng
(tấn)

42,2230

1.611.998

Diện tích
(ha)


5.365.045
38.345

19,6175 374.252.074 19.302.642

24,5752

41,0780

Sản lượng
(tấn)
25.011.823
44.173.458

1.575.147

20,1108 388.190.674

Nguồn: FAOSTAT (2017)

Theo thống kê của FAO (2017), tổng diện tích trồng khoai tây trên thế
giới là 19,30 triệu ha, trong đó diện tích trồng khoai tây của châu Á đứng thứ
nhất chiếm 52,89% với năng suất bình quân đạt 19,17 tấn/ha, sản lượng đạt
195,669 triệu tấn (bảng 2.2). Châu Âu có diện tích trồng khoai tây đứng thứ 2
trên thế giới với tổng diện tích là 5,37 triệu ha, năng suất bình qn đạt 22,69
tấn/ha, sản lượng là 121.761.565 triệu tấn. Châu Mỹ và châu Phi có diện tích
trồng khoai tây là thấp với diện tích là 1,79 và 1,89 triệu ha; tuy nhiên năng suất
và sản lượng khoai tây của các nước ở châu Mỹ gấp đơi châu Phi với năng suất
bình quân đạt 24,08 tấn/ha, sản lượng là 44,17 triệu tấn. Châu Đại Dương là châu
lục có diện tích và sản lượng khoai tây thấp nhất trên thế giới nhưng năng suất lại

đứng đầu thế giới đạt 41,08 tấn/ha.
Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của các châu lục trong hai
năm 2016 và 2017 có sự biến động khơng nhiều. Các nước châu Âu và châu Mỹ
có xu hướng giảm diện tích trồng khoai tây nhưng tăng năng suất nên sản lượng
khoai tây vẫn tăng. Châu Úc diện tích có tăng nhưng năng suất giảm nên sản
lượng giảm từ 1.611.998 xuống còn 1.575.147. Các nước đang phát triển ở châu

5


Á và kém phát triển ở châu Phi có xu hướng tăng diện tích, nhưng do trình độ kỹ
thuật và nhận thức của nơng dân trong q trình canh tác cịn thấp nên năng suất
khoai tây có xu hướng giảm, khiến sản lượng có tăng nhưng khơng nhiều, tăng từ
23.513.599 lên 25.011.823 tấn ở các nước châu Phi, từ 187.378.416 lên
195.668.682 tấn/ha ở các nước châu Á. Châu Á có diện tích và sản lượng khoai
tây cao nhất trên thế giới, nhưng năng suất lại thấp chỉ đạt 18-19 tấn/ha, thấp thứ
hai trên thế giới sau châu Phi chỉ đạt 13tấn/ha (FAOSTAT, 2017).
* Tình hình tiêu thụ khoai tây trên thế giới:
Theo số liệu của FAO (2005), người dân châu Á tiêu thụ gần một
nửa nguồn cung khoai tây của thế giới (94.038.000 tấn), nhưng dân số khổng lồ
có nghĩa là mức tiêu thụ trên mỗi người chỉ ở mức khiêm tốn 24 kg vào năm
2005. Những người ăn khoai tây nhiều nhất là người châu Âu. Belarus dẫn đầu
thế giới về tiêu thụ khoai tây, mỗi người dân của nước Đơng Âu này ăn trung
bình 181 kg mỗi năm. Tiêu thụ bình quân đầu người là thấp nhất, nhưng ngày
càng tăng ở châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Theo như số liệu thống kê đã tổng hợp được, từ năm 2007 – 2011 lượng
tiêu thụ khoai tây bình quân đầu người trên thế giới có xu hướng tăng từ 31,90
lên 34,64 kg/người/năm. Người dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ có nhu cầu
tiêu thụ khoai tây tăng (tăng 4,60kg/người/năm ở châu Á, 2,58 kg/người/năm ở
châu Phi và tăng 0,29kg/người/năm ở châu Mỹ). Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ

khoai tây của các quốc gia ở châu Âu và châu Đại Dương có xu hướng giảm, cụ
thể: tại châu Âu giảm khơng nhiều từ 85,32kg cịn 84,16kg/người/năm, tại châu
Đại Dương giảm đáng kể từ 52,61kg xuống còn 47,89kg/người/năm. Châu Âu là
châu lục có lượng tiêu thụ khoai tây lớn nhất trên thế giới.
Tiêu thụ khoai tây có xu hướng tăng ở các nước đang phát triển và sản
lượng khoai tây trong thập kỷ qua đã tăng với tốc độ trung bình hàng năm là
4,5% (Niguse Abebe Migsina, 2018).
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khoai tây là cây trồng mới nhập nội từ châu Âu do người
Pháp đưa vào năm 1890. Theo Trương Văn Hộ (2010), trước năm 1970, khoai
tây được trồng với diện tích khoảng 3.000ha. Những năm 1970, cuộc cách mạng
xanh ở miền bắc diễn ra rộng khắp, cây khoai tây được các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu nhiều. Từ năm 1971 đến năm 1980 diện tích khoai tây được mở

6


rộng khá nhanh, năm cao nhất là vụ đông 1979 - 1980 tổng diện tích khoai tây
100.000 ha.
Giai đoạn 1980 - 2000, cây khoai tây trở thành cây thực phẩm có giá trị
kinh tế cao. Năm 1985 diện tích khoai tây là 23.600ha nhưng đến năm 1990 diện
tích khoai tây tăng lên gần 40.000ha. Thời kỳ này, số lượng giống khoai tây tăng
và đa dạng, nhiều giống khoai tây mới nhập từ Hà Lan, Pháp, Đức, Trung Quốc
và CIP. Đặc biệt lần đầu tiên Việt Nam đã trồng được hai giống khoai tây bằng
hạt lai là Hồng Hà 2 và Hồng Hà 7. Năng suất khoai tây thời kỳ này cũng tăng
lên nhanh chóng, đạt trung bình 12 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 15 tấn/ha. Sản
lượng khoai tây từ 342.100 đến 576.000 tấn/ha (Đỗ Kim Chung, 2006).
Khoai tây Việt Nam đã có thời gian xuất khẩu sang Liên Bang Nga (năm
1986: 5 nghìn tấn, năm 1987: 1,5 nghìn tấn) và xuất sang một số nước lân cận
như Singapre, Lào, Camphuchia (Trương Văn Hộ, 2010).

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam
từ năm 2008 - 2017

2008

Diện tích
(ha)
36.000

Năng suất
(tấn/ha)
10,5556

Sản lượng
(Tấn)
380.000

2009

37.000

10,4865

388.000

2010

29.663

11,8986


352.949

2011

22.611

13,7810

311.604

2012

27.585

14,6352

403.717

2013

23.077

13,5800

313.383

2014

22.823


14,0954

321.700

2015

21.767

14,6243

318.321

2016

21.173

14,2740

302.229

2017

20.480

14,8276

303.675

Năm


Nguồn: FAOSTAT (2017)

Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2008, 2009 diện tích khoai tây của
Việt Nam ở mức 36.000 - 37.000ha, năng suất đạt khoảng 10 tấn/ha và sản lượng
đạt từ 380.000 – 388.000ha (bảng 2.3). Từ năm 2010 cho đến nay, diện tích
khoai tây có xu hướng giảm, chỉ cịn 20.480ha năm 2017; tuy nhiên năng suất có
xu hướng tăng từ 12 – 14 tấn/ha (nhưng vẫn thấp so với khu vực và thế giới); sản

7


lượng khoai tây tăng đạt cao nhất là 403.717 tấn vào năm 2012, sau đó giảm dần,
chỉ đạt 302.229 tấn vào năm 2016 và tăng lên 303.675 tấn năm 2017.
Có nhiều nguyên nhân làm cho diện tích trồng khoai tây ở nước ta bị
giảm, năng suất thấp, đó là sử dụng giống khơng đảm bảo chất lượng, giống đã
thối hóa, điều kiện bảo quản giống kém, kỹ thuật canh tác chưa hoàn thiện…
trong khi đầu tư sản xuất khoai tây lại cao, đặc biệt là chi phí giống và phân bón
dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp (Vũ Triệu Mân, 1993).
Theo cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2018, đánh
giá thực trạng sản xuất khoai tây ở các tỉnh phía Bắc, vụ Đơng giai đoạn 2013 2017 cho thấy:
Các tỉnh vùng Đồng bằng sơng Hồng có truyền thống sản xuất khoai tây
vụ đơng với diện tích trồng khoai tây dao động khoảng 13.000 ha/năm (từ năm
2008 - 2011), tăng lên 16.000 ha năm 2012. Diện tích khoai tây vụ đông liên tục
giảm, vụ đông năm 2015 đạt 17,1 nghìn ha, giảm gần 3.000 ha so với vụ đơng
năm 2014, năm 2016 diện tích trồng khoai tây đạt 16,7 nghìn ha, năm 2017 tăng
lên 20,1 nghìn ha.
Năng suất khoai tây trung bình ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam trong 5 năm
gần đây dao động từ 13,46 – 15,4 tấn/ha. Vụ Đơng 2017 có năng suất cao nhất
(15,4 tấn/ha), tăng 1,2 tấn/ha so với năm 2016, trong đó vùng ĐBSH vẫn dẫn đầu

về năng suất (đạt 16,2 tấn/ha) và có sản lượng khoai tây chiếm gần 80% sản
lượng khoai tây toàn miền.
Theo Nguyễn Quang Thạch và cs. 2004, khoai tây là cây trồng lý tưởng
cho vụ Đông ở Đồng bằng Bắc Bộ nhưng chưa được phát triển đúng với tiềm
năng của nó. Diện tích trồng khoai tây ở Đồng bằng Bắc bộ chỉ khoảng 30.000
đến 40.000 ha trong khi diện tích có thể trồng được khoai tây là 200.000 ha.
Nguyên nhân chính của vấn đề này là thiếu bộ giống phù hợp cho sản xuất, thiếu
nguồn giống chất lượng cao, sạch bệnh và hệ thống sản xuất giống.
Trước những năm 1980 những giống khoai tây trồng ở Việt Nam là nhập
các nước vùng ôn đới. Từ những năm 1980 đến nay, có sự hợp tác nghiên cứu
khoa học với Trung tâm Khoai tây quốc tế (CIP), đã tuyển chọn được một số
giống thích hợp với điều kiện sinh thái nhiệt đới (Trương Văn Hộ, 2010).
Theo cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2018), ở
vùng ĐBSH hiện nay, giống khoai tây được nông dân ưa chuộng và trồng phổ

8


biến: giống phục vụ cho ăn tươi: Solara, Marabel, Diamant (Khoai tây nhập từ
Đức); KT1, KT5, KT4 (VAAS chọn tạo từ nguồn CIP), VT2 (nhập của Trung
Quốc). Giống phục vụ chế biến: Atlantic, Giống Sinora).
Tại vùng ĐBSH, các giống khoai tây được sản xuất phục vụ ăn tươi đã
được sản xuất liên tục qua nhiều vụ, nhưng do thiếu hệ thống cung ứng nguồn
giống sạch bệnh để cung cấp cho sản xuất, hàng năm phải nhập một lượng lớn
giống khoai tây từ Trung Quốc (VT2) về để làm giống (chất lượng thấp), đã
nhiễm nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh virus, héo xanh và bệnh mốc sương ngày
càng lớn.
Lượng giống khoai tây sản xuất trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được
khoảng 15 - 20%, những năm gần đây một lượng lớn khoai tây thương phẩm từ
miền Nam Trung Quốc nhập vào nước ta và được sử dụng làm giống, với giá

thành khoảng 10.000 - 13.000 đồng/kg, các lô giống này có chất lượng rất thấp,
tuy vậy trong điều kiện hiện nay giống vẫn được nhập để phục vụ cho sản xuất.
Việc nhập khẩu giống từ châu Âu, Mỹ, Úc, Hàn Quốc mỗi năm nhập khoảng 150
- 200 tấn. Hiện tại giá của giống khoai tây nhập khẩu quá cao (giá giống về đến
Việt Nam khoảng 1.000 - 1.100 USD/tấn), cần 1.200 - 1.500kg/ha chi phí riêng
cho giống khoảng 25 - 30 triệu đồng/ha.
* Tình hình tiêu thụ khoai tây ở Việt Nam:
Mặc dù trong những năm qua, có sự đầu tư lớn cho khoai tây, sản xuất
khoai tây ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ trong nước. Hiện nay, giống khoai
tây ở nước ta mới chỉ đáp ứng được 20 - 25% nhu cầu, còn lại nhập khẩu từ
Trung Quốc chiếm 98,1% lượng nhập khẩu hàng năm. Trong đó, 30% được dùng
làm giống, 62% được dùng làm khoai tây thịt và 8% dùng cho chế biến (Đỗ Kim
Chung, 2003). Chỉ tính riêng trong tháng 01/2018, Việt Nam đã nhập 146.582 tấn
khoai tây tươi từ Trung Quốc (Cơ quan ngôn luận của bộ công thương, 2018).
Theo ông Nguyễn Như Cường (2018), khoai tây ở Việt Nam hiện nay chủ
yếu phục vụ ăn tươi ở thị trường nội địa, xuất khẩu lượng nhỏ sang Indonesia,
còn những tháng 6 - 9 thường nhập khoai tây từ Trung Quốc.
Trong sản xuất khoai tây, 83% sản lượng thu hoạch được dùng để bán, 5%
sản lượng thu hoạch được dùng làm thức ăn gia súc, chủ yếu nuôi lợn và khoảng 2%
được dùng làm giống, 10% được dùng để tiêu dùng tại nhà (Đỗ Kim Chung, 2003).

9


Theo Ông Romain Cools (2018) cho biết, Việt Nam là nước tiêu thụ khoai
tây lớn. Việt Nam, với mức tiêu thụ khoai tây thấp, chỉ 4kg/người/năm và mức
tăng dân số 1,1%/năm thì nhu cầu tiêu thụ khoai tây tăng.
Như vậy, ở Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ khoai tây đang có xu hướng tăng,
nguồn cung trong nước khơng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Trong khi đó, diện tích và năng suất khoai tây trong những năm gần đây thấp

chưa tương xứng với tiềm năng; bộ giống khoai tây sử dụng trong nước nghèo
nàn, đã nhiễm bệnh cho năng suất thấp; hàng năm phải nhập khẩu khoai tây
giống từ các nước như Đức, Hà Lan, Trung Quốc; khoai tây chất lượng cao
nhưng giá thành đắt, khoai tây chất lượng thấp sử dụng từ khoai thương phẩm
của Trung Quốc giá thành rẻ nhưng có tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao, năng suất
thấp, là nguồn gây bệnh cho khoai tây trong nước.
Nhu cầu giống khoai tây cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với
một số vùng sinh thái, phục vụ sản xuất khoai tây ở Việt Nam là rất cấp bách
hiện nay. Tuy nhiên, để trồng khoai tây đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ngoài
việc sử dụng những giống mới có tiềm năng năng suất cao, phù hợp với vùng
sinh thái, cần phải quan tâm nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật như mức phân
bón, mật độ trồng, thời vụ.... nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá
và tăng thu nhập cho người sản xuất khoai tây.
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY KHOAI TÂY
Cây khoai tây yêu cầu dinh dưỡng ở mỗi thời kỳ phát triển cần lượng,
loại phân bón khác nhau, bón đủ lượng và bón đúng lúc cây mới sinh trưởng tốt
và cho năng suất cao. Yếu tố dinh dưỡng như: phân hữu cơ, phân lân, đạm, kali
có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây.
Bón phân làm nhiều lần sẽ duy trì được bộ lá xanh lâu, cây sinh trưởng tốt hơn,
đặc biệt là những giai đoạn khủng hoảng, phân bón được cung cấp đầy đủ thì
khoai tây mới có thể cho năng suất cao (Stark et al., 1993).
Lượng phân bón cho khoai tây phụ thuộc vào loại đất, độ phì nhiêu của
đất, tình trạng luân canh và canh tác, giống và thời gian sinh trưởng của khoai
tây, độ ẩm và mật độ trồng (dẫn theo Hoàng Thị Minh Thu, 2019).
Khoai tây là lồi cây có nhu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Với
năng suất 200 tạ/ha củ và với bộ phận trên mặt đất tương đương, các phân tích

10



thu được 106 kg N, 40 kg P2O5, 171 kg K2O, 63 kg CaO, 40 kg MgO. Ở mức
năng suất 200 tạ/ha củ, khoai tây đòi hỏi lượng kali gấp đôi so với cây gốc. Tỷ lệ
giữa vôi và P2O5 gần bằng 1,5, chứng tỏ khả năng hấp thụ P2O5 khá của cây
khoai tây. Cây khoai tây có nhu cầu cao đối với chất dinh dưỡng vào thời kỳ phát
triển thân lá mạnh và ở thời kỳ tích lũy chất vào củ (Nguyễn Đức Cường, 2009).
2.2.1. Phân Đạm
Đạm là nguyên tố quan trọng đối với cơ thể sống, là thành phần cơ bản
trong q trình tổng hợp protein, đồng hóa các bon, kích thích sự phát triển của
bộ rễ... Đạm có tác dụng hoạt hóa mầm trên củ giống, kích thích sinh trưởng
sớm, thúc đẩy thân lá quang hợp và phát triển củ giống, kích thích sinh trưởng
sớm, thúc đẩy thân lá quang hợp và phát triển củ cả về số lượng và khối lượng,
thúc đẩy củ nhanh chín sinh lý, làm tăng năng suất củ (Nguyễn Như Hà, 2006).
Theo Beukema (1969), cây khoai tây cần lượng kali nhiều, rồi đến đạm, so
với lân thì cao hơn nhiều lần. Theo ơng với đất có độ phì bình thường, tỷ lệ N:
P2O5: K2O bón cho khoai tây thường là 1: 1: 2. Việc bón phân phải dựa vào độ
phì thực tế của đất để quyết định lượng phân, loại phân và tỷ lệ các loại phân
(dẫn theo Trương Văn Hộ, 2010).
Tùy theo mục đích sản xuất khoai tây và độ phì của đất mà lượng N bón
cho 1ha khác nhau, thường từ 100 - 200 kg, có nơi bón tới 300 kg (Trương Văn
Hộ, 2010). Đối với vùng đất nhiệt đới và á nhiệt đới lượng đạm thường được
khuyến cáo ở mức 80 - 120 kg N/ha (Tạ thị Cúc và cs., 2001).
Trong sản xuất khoai tây, đạm là chất dinh dưỡng thường giới hạn năng
suất. Thiếu Đạm cây sinh trưởng kém và năng suất thấp (Yenagi et al., 2005).
Cũng theo Đường Hồng Dật (2005), thiếu đạm cây sinh trưởng phát triển chậm,
hệ rễ kém phát triển, không hút được các chất dinh dưỡng trong đất, khơng đồng
hóa được vật chất, dẫn đến thất thu về sản lượng.
Đạm giúp cho thân lá cây khoai tây sinh trưởng nhanh làm chậm ra củ, kéo
dài thời gian sinh trưởng đồng nghĩa với việc cây có thời gian quang hợp dài và
sẽ có năng suất cao (Trương Văn Hộ, 2010). Nhưng thừa đạm, làm cây sinh
trưởng mạnh và kéo dài, ức chế sự hình thành và phát triển củ, làm chậm q

trình chín sinh lý của cây, củ khoai tây dễ nhiễm bệnh, tích lũy chất khô kém,
gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng củ, làm cho củ khó bảo quản, làm giảm hàm

11


lượng tinh bột trong củ, làm giảm khả năng chống bệnh mốc sương của khoai tây
(Đường Hồng Dật, 2005).
Theo Trương Văn Hộ (2010), bón đạm phải bón cân đối với lân và kali.
Nếu bón lượng đạm cao và mất cân đối sẽ làm cho thân lá phát triển quá mức,
hình thành củ muộn, ra củ kéo dài. Bón nhiều đạm khoai sẽ bị lốp, cây dễ bị
nhiễm bệnh, hàm lượng chất khô trong củ thấp, thường thu hoạch khi củ còn non
và dễ bị thối khi bảo quản trong kho.
2.2.2. Phân Lân
Lân có vai trị đặc biệt quan trọng đối với cây khoai tây như kích thích bộ
rễ phát triển ở thời kỳ đầu, làm tăng quá trình sinh trưởng thân lá, tăng số lượng
củ và tăng năng suất; ngoài ra lân còn làm tăng khả năng chống rét, chống chịu
bệnh, tăng khả năng bảo quản…. thiếu lân cây sinh trưởng kém, phân cành kém.
Thông thường, lân được sử dụng để bón lót, lượng bón thích hợp là 30 - 120 kg
P2O5/ha. Khoai tây ưu dạng lân hòa tan (Tạ Thu Cúc và cs., 2001).
Lân đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhanh của củ khoai tây.
Nhưng lưu ý rằng việc sử dụng quá nhiều lân thường liên quan đến việc giảm
trọng lượng củ bằng cách đẩy nhanh thời gian trưởng thành và giảm kích thước
củ (Mishra Nityamanjari, 2018).
Lân là thành phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất và năng lượng
nên nó có tác dụng làm tăng tính chống chịu lạnh cho cây. Lân thúc đẩy các mô
phân sinh phân chia nhanh, tạo điều kiện cho cây phát dục thuận lợi. Lân tăng
cường tổng hợp các chất hữu cơ quan trọng và tăng cường sự vận chuyển
chúng về cơ quan tích lũy nên tăng năng suất kinh tế của cây trồng (Hoàng
Minh Tấn và cs., 2006).

Nhiều thí nghiệm cho thấy, có sự tương quan chặt giữa khối lượng chất
khô và hàm lượng lân ở trong cây, khi hàm lượng lân thấp thì khối lượng chất
khơ cũng đạt nhỏ nhất. Vì vậy bón lân làm tăng cả hàm lượng phospho, khối
lượng chất khô trong cây và năng suất củ. Van Noordwij et al. (1990), cho
biết thiếu lân hạn chế sinh trưởng, lượng lân yêu cầu từ 44 - 87 kg/ha. Thí
nghiệm của De Ruijter et al. (1998) cho kết quả là, bón lân đã làm tăng khối
lượng chất khơ. Bón lân làm tăng hàm lượng tinh bột trong củ và năng suất khoai
tây (Đường Hồng Dật, 2005).

12


2.2.3. Phân Kali
Khoai tây cần nhiều kali nhất, đặc biệt là vào thời kỳ hình thành và phát
triển củ. Kali có tác dụng làm tăng q trình sinh trưởng, tăng khả năng quang
hợp, tăng sự vận chuyển các chất về củ, tăng khả năng chống chịu bệnh, tăng
năng suất và chất lượng củ. Trong điều kiện kali không đầy đủ, cây phát triển
không cân đối, rễ phát triển chậm, phân nhánh kém, củ nhỏ và khó bảo quản.
Lượng kali bón cho 1ha là 120 – 180 kg K2O (Tạ thị cúc và cs., 2001). Áp dụng
mức phân 150 kg K2O/ha được chứng minh là liều tối ưu cho hầu hết các thơng
số được nghiên cứu (Mishra Nityamanjari, 2018).
Kali đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì sức sống của thực vật và
bảo vệ tế bào trong khí khổng (Razaq et al., 2015). Kali tham gia rất tích cực vào
quá trình quang hợp, tổng hợp hydratcacbon hay gluxit của cây (Nguyễn Phương
Thúy, 2014).
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng kali đóng vai trị quan trọng trong việc
làm tăng năng suất củ khoai tây. Sự tăng năng suất củ khoai tây là do sự hình
thành củ có kích thước lớn hoặc tăng số lượng củ hình thành trên mỗi khóm hoặc
cả hai (Bhattarai et al., 2016). Bón phân kali làm tăng kích thước củ, đặc biệt nếu
kali trong đất ở mức thấp đến trung bình (Bansal and Trehan, 2011). Kali khơng

cịn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng củ, đến hàm lượng chất khô (Trương Văn
Hộ, 2010).
Theo Niguse Abebe Misgina (2018), bón phân kali đầy đủ có thể làm tăng
tính thích ứng của cây khoai tây với sự biến đổi của mơi trường và có thể làm tăng
khả năng chống chịu của cây đối với một số loại sâu bệnh gây hại.
Kali được coi như một nhân tố không thể thiếu trong việc cân bằng
phân bón của cây để cải thiện năng suất cũng như chất lượng củ (Mishra
Nityamanjari, 2018). Kali làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều đạm. Khi
cây được cung cấp đủ kali, cây sử dụng lân tiết kiệm hơn, cây hút được nhiều
silic hơn, tăng khả năng chống đổ, rất cần cho việc đạt năng suất cây trồng
cao. Khi cây được cung cấp nhiều phytophenon là chất mang tính độc cao, tạo
khả năng tiêu diệt hay ngăn ngừa sâu bệnh xâm nhập. Kali giúp tăng cường sự
hấp thu đạm và tổng hợp protein, thúc đẩy sự tổng hợp tinh bột (Nguyễn Như
Hà và cs., 2010).

13


2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY KHOAI TÂY TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.3.1. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng
và năng suất của cây khoai tây trên thế giới
Đã có hàng loạt những cơng trình nghiên cứu nhằm xác định mật độ và
khoảng cách trồng tối thích để thu được năng suất khoai tây tối đa. Nhiều tác giả
như Allen and Wurr (1992), Love and Thompson - Johns (1999), Zebarth et al.
(2006) đã nghiên cứu và thấy rõ tác động của mật độ trồng đến kích thước của củ
(dẫn theo Nguyễn Thị Phương Thúy, 2014).
Khoảng cách trồng khoai tây tác động rất rõ đến cỡ củ, khối lượng trung
bình củ và số lượng củ/m2. Trồng với khoảng cách rộng làm tăng khối lượng

củ, còn trồng với khoảng cách hẹp làm tăng số lượng củ. Khoảng cách giữa
các cây tác động đến năng suất không mạnh bằng khoảng cách giữa các hàng.
Thường thì số lượng củ giảm đáng kể khi được trồng với hàng rộng (≥90 cm).
Tuy nhiên khi trồng với khoảng cách giữa các hàng quá rộng thì năng suất giảm
(Berga et al., 1994).
Thí nghiệm của Hồng Văn Thảnh (2017), nghiên cứu ảnh hưởng của mật
độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây khoai tây giống
DeJima tại Tsukuba – Nhật Bản. Kết quả cho thấy chỉ số diệp lục cao nhất ở mật
độ cây x hàng là 45 x 70 cm. Năng suất củ đạt cao nhất ở mật độ 15 x 70 cm, sau
đó đến 30 x 70 cm và 45 x 70 cm. Tuy nhiên, số củ/cây, trọng lượng trung bình
củ và khối lượng củ/cây có tương quan nghịch với mật độ trồng. Khi tăng mật độ
trồng, số củ có kích thước lớn có xu hướng giảm. Lãi thuần thu được từ trồng
khoai tây đạt cao nhất ở công thức trồng mật độ 30 x 70 cm.
Khi thay đổi khoảng cách cây cách cây có thể ảnh hưởng đến khả năng
tích lũy chất khô và số củ thu được (Santos và Gilreath, 2004). Khoảng cách
trồng cây cách cây khơng hợp lý có thể làm giảm tổng năng suất củ lên tới 50%
(Endale và Gebremedhin, 2001). Do đó, bố trí khoảng cách cây cách cây tối ưu là
biện pháp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chi phí giống, sự phát triển của cây
và năng suất củ thu được (Gulluoglu và Arioglu, 2009).
Thí nghiệm của Getachew et al. (2012), nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng
cách cây cách cây và thời gian vun xới đến sinh trưởng, năng suất của cây khoai

14


×