Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Quy che lam viec va moi quan he cong tac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.55 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD&ĐT BA TƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b>TRƯỜNG THCS TT BA TƠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<b>QUY CHẾ</b>



<b>Làm việc và mối quan hệ công tác của trường THCS TT Ba Tơ</b>

.
(Ban hành kèm theo quyết định số.../QĐ THCS,


Ngày...tháng 9 năm 2013 của trường THCS TT Ba Tơ)


<b>CHƯƠNG I</b>


<b>VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, PHẠM VI TỔ CHỨC</b>
<b>VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG THCS TT BA TƠ.</b>


<b>Điều 1: Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi tổ chức và hoạt động.</b>


1. Vi trí:Trường THCS TT Ba Tơ là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống
giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, Pháp luật, Nghị
quyết của Đảng, Nhà nước. Thực hiện tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động
khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban
hành.


2. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường được quy định trong Luật giáo dục,
Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ
trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học.


3.Trường THCS TT Ba Tơ thảo luận tập thể và tập trung thống nhất các vấn đề
sau đây:


a. Kế hoạch phát triển giáo dục trong nhà trường.



b. Chương trình hành động của nhà trường triển khai thực hiện các Nghị quyết
của Đảng.


c. Kế hoạch hàng tháng, học kỳ và cả năm học.


<b>Điều 2: Phạm vi và quyền hạn giải quyết của Hiệu trưởng.</b>


a. Những vấn đề được quy định tại điều 19 Điều lệ trường trung học ngày
28/3/2011, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ngày
01/3/2000 của Bộ GD&ĐT và các văn bản pháp luật khác quy định thuộc thẩm quyền
giải quyết của Hiệu trưởng.


b. Những vấn đề được Luật giáo dục và Điều lệ trường trung học quy định
thuộc thẩm quyền giải quyết của tập thể nhà trường, nhưng không do tập thể nhà
trường quyết định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

d. Những vấn đề vượt quá thẩm quyền thuộc các chức danh khác giải quyết,
hoặc những ý kiến khác nhau.


<b>Điều 3: Phạm vi và quyền hạn giải quyết cơng việc của Phó hiệu trưởng,</b>
<b>quan hệ cơng tác giữa Hiệu trưởng với Phó hiệu trưởng.</b>


1. Phó hiệu trưởng được Hiệu trưởng phân công thay mặt Hiệu trưởng giải
quyết công việc theo nguyên tắc sau:


a. Phó hiệu trưởng được phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và theo
dõi hoạt động của một số tập thể, một số cơng tác trong nhà trường. Phó hiệu trưởng
được sử dụng quyền hạn của Hiệu trưởng. Nhân danh Hiệu trưởng khi giải quyết các
công việc thuộc lĩnh vực được Hiệu trưởng phân công hoặc uỷ quyền và chịu trách


nhiệm trước Hiệu trưởng và cấp trên.


b. Phó hiệu trưởng chủ động giải quyết cơng việc được phân cơng, nếu có vấn
đề vướng mắc, khó giải quyết thì báo cáo Hiệu trưởng quyết định.


2. Trong phạm vi cơng việc được phân cơng, Phó hiệu trưởng có nhiệm vụ và
quyền hạn:


a. Chỉ đạo các tập thể và cá nhân trong nhà trường xây dựng kế hoạch, lịch
công tác tháng, học kỳ, năm học.


b. Kiểm tra, đôn đốc các tập thể, cá nhân trong nhà trường trong việc tổ chức
thực hiện các chủ trương, kế hoạch, quyết định của Hiệu trưởng, các chủ trương, kế
hoạch, quyết định thuộc lĩnh vục mình phụ trách; phát hiện và đề xuất những vấn đề
cần sửa đổi, bổ sung. Nếu phát hiện các tập thể, cá nhân ban hành văn bản hoặc làm
những việc trái pháp luật, trái với quy chế của ngành thì thay mặt Hiệu trưởng quyết
định đình chỉ việc thi hành văn bản và việc làm trái đó, đồng thời báo cáo cho Hiệu
trưởng.


c. Theo dõi, chỉ đạo việc xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công.
d. Xin ý kiến Hiệu trưởng để thống nhất, giải quyết những vấn đề thuộc về cơ
chế, chính sách mà chưa được Nhà nước, ngành quy định và về những vấn đề quan
trọng khác.


e. Được Hiệu trưởng uỷ quyền ký một số văn bản của nhà trường và thay mặt
Hiệu trưởng giải quyết công việc của hiệu trưởng khi Hiệu trưởng vắng mặt và phải
báo cáo kết quả giải quyết công việc cho Hiệu trưởng ( báo cáo trực tiếp hoặc bằng
văn bản).


f. Các quyết định giải quyết công việc của Phó hiệu trưởng nhà trường phải


được thơng tin kịp thời cho Hiệu trưởng.


3. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về các quyết định của Phó hiệu trưởng trong
khi thực hiện các nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Điều 4: Phạm vi, quyền hạn giải quyết công việc của Thư ký hội đồng:</b>
1.Tổng hợp và trình Hiệu trưởng thơng qua các chương trình cơng tác của nhà
trường; chuẩn bị các báo cáo cho lãnh đạo địa phương, Phòng giáo dục và các báo cáo
khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.


2. Tổ chức, ghi biên bản các cuộc họp của nhà trường: họp Liên tịch, họp Hội
đồng sư phạm, họp Hội đồng thi đua, họp xét nâng lương, họp Hội đồng kỷ luật...


3. Giải quyết một số vụ việc theo sự phân công của Hiệu trưởng.
<b>Điều 5: Tổ trưởng, tổ phó chun mơn.</b>


Tổ trưởng, tổ phó chun mơn do Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm. Tổ
chun mơn có quyền hạn và nghĩa vụ được quy định tại điều 16, chương II, Điều lệ
trường trung học. Do đặc điểm nhà trường, Hiệu trưởng giao thêm một số nhiệm vụ
sau đây:


1/ Dự kiến phân cơng chun mơn trình Hiệu trưởng quyết định.
2/ Là thành viên của Ban kiểm tra nội bộ trường học.


3/ Tham gia dự giờ tất cả các giáo viên trong tổ.


4/ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
5 Là thành viên của một số hội đồng khác do Hiệu trưởng thành lập.
<b>Điều 6: Tổ trưởng văn phòng.</b>



Tổ trưởng văn phòng do Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm. Tổ văn phòng có
quyền hạn và nghĩa vụ được quy định tai điều 17, chương II, Điều lệ trường trung
học. Do đặc điểm nhà trường, Hiệu trưởng giao thêm một số nhiệm vụ sau đây:


1/ Lập kế hoạch hoạt động của tổ theo năm, học kỳ, tháng, tuần.


2/ Quản lý, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các hoạt động của các thành viên trong
tổ.


3/ Quản lý việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, tài sản của nhà trường.
4/ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.


5/ Là thành viên của một số hội đồng trong nhà trường.


<b>Điều 7: Các trưởng ban hoạt động ngoài giờ, Tổ trưởng chủ nhiệm.</b>


<b>1.Trưởng ban hoạt động ngoài giờ như: Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ</b>
lên lớp, Ban Lao động - Hướng nghiệp, Ban văn thể, có nhiệm vụ:


a. Phụ trách một mảng công việc do Hiệu trưởng phân công.
b. Lên kế hoạch hoạt động năm học, báo cáo Hiệu trưởng.
c. Tổ chức thực hiện theo kế hoạch đề ra.


d. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, đề xuất khen thưởng, kỷ luật trên lĩnh vực
mà mình phụ trách.


<b>2/ Tổ trưởng chủ nhiệm:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

b. Nắm tình hình cơng tác chủ nhiệm hàng tuần, tháng, học kỳ, năm học và báo
cáo Hiệu trưởng.



c. Giúp Hiệu trưởng kiểm tra hồ sơ, theo dõi tổng hợp kết quả hoạt động, xếp
loại GVCN cuối học kỳ và cuối năm học.


d. Đề xuất khen thưởng đối với những giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt
nhiệm vụ.


2/ Các chức danh khác được hưởng quyền lợi nhưng quy đổi ra tiết theo quy
định hiện hành.


<b>Điều 8: Nhiệm vụ của nhân viên không trực tiếp giảng dạy:</b>


<b>1/ Bảo vệ: Là người làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan 24/24 giờ mỗi ngày đêm ( kể</b>
cả ngày lễ, tết, chủ nhật). Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát người ra vào cơ quan ( kể
cả học sinh). Bảo vệ phải thường xuyên liên hệ với Hiệu trưởng, với các cơ quan liên
quan khi trường có vấn đề đột xuất. Nếu để hư hỏng, mất mát tài sản phải chịu trách
nhiệm tu sửa, bồi thường.


<b>2/ Kế toán: là người có trách nhiệm quản lý tài chính, giúp Hiệu trưởng quản</b>
lý tài chính, tài sản, hồ sơ chứng từ; thực hiện thu chi đúng quy định Nhà nước. Hàng
tháng phải cập nhật tài chính, tiền mặt và báo cáo Hiệu trưởng. Kế tốn có nhiệm vụ
cơng khai tài chính trong cơ quan. Mọi sự mất mát chứng từ, tiền, tài sản, người trực
tiếp quản lý phải bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật.


<b>3/ Phụ trách thiết bị, ĐDDH:</b>


Giáo viên làm cơng tác thiết bị, ĐDDH có nhiệm vụ sau:


a. Lập và ghi sổ theo dõi, quản lý tài sản, TB-ĐDDH, bảo trì tài sản.



b. Lập đầy đủ sổ theo dõi giáo viên sử dụng thiết bị, ĐDDH và báo cáo kịp thời
cho Hiệu trưởng về tình hình sử dụng ĐDDH của giáo viên từng tháng, học kỳ và
cuối năm học.


c. Sắp xếp cho hợp lý, khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng,
cũng như tiện cho công tác kiểm tra, bảo quản.và kiểm kê.


d. Kịp thời giới thiệu những TB-ĐDDH mới cho giáo viên.


đ. Có trách nhiệm bảo quản, phịng, chống cháy nổ, mối mọt, dột ướt...
<b>4/ Thư viện:</b>


a. Lập đầy đủ các loại sổ để quản lý, theo dõi các loại sách của thư viện.


b. Lập đầy đủ sổ theo dõi giáo viên, học sinh mượn sách tham khảo, sách giáo
khoa.


c. Giới thiệu kịp thời những tài liệu mới, thiết bị mới đến giáo viên và học sinh.
d. Tổ chức cho CB, GV, NV, học sinh có điều kiện đọc, nghiên cứu, tham
khảo.


đ. Thực hiện kiểm kê vào cuối học kỳ I và cuối năm học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>4/ Nhân viên văn thư – thủ quỹ.</b>
+ Văn thư:


a. Bảo quản hồ sơ học sinh, tiếp nhận công văn đến, gửi công văn đi và lưu trữ
hồ sơ theo quy định.


b.Soạn thảo các văn bản của nhà trường.



c. Quản lý sổ ghi đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm, sổ đăng bộ và các loại sổ sách
khác.


d. Quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đúng quy định.


e. Quản lý con dấu của trường, các đồn thể cẩn thận, khơng giao con dấu cho
người khác tự đóng, khơng được mang ra khỏi trường, khi chưa có ý kiến
của Hiệu trưởng.


+ Thủ quỹ:


- Nhận tiền và cấp tiền kịp thời đầy đủ theo đúng quy định.


- Lập, lưu giữ đầy đủ các loại sổ sách, chứng từ và thực hiện đối chiếu chứng từ
thu chi với kế toán.


- Quản lý, cất giữ tiền mặt của trường tại két và không để xảy ra mất mát, hư
hỏng, nếu để mất mát, hư hỏng phải có trách nhiệm bồi thường.


<b>5/ Nhân viên y tế:</b>


- Lập đầy đủ hồ sơ theo dõi sức khoẻ của học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên
nhà trường.


- Lập kế hoạch mua sắm dụng cụ y tế, thuốc và các đồ dùng cần thiết phục vụ
cho công tác sơ cứu ban đầu, trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện chữa trị.


- Kịp thời sơ cứu những trường hợp ốm đau, hoặc tai nạn đột xuất và tổ chức
đưa bệnh nhân đến bệnh viện.



- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH trong việc mua BHYT cho CB, GV,
NV, học sinh và giải quyết kịp thời quyền lợi của những người tham gia BHYT.


- Làm cộng tác viên với Công ty bảo hiểm, mua BHTT và đề nghị chi trả bồi
thường cho những trường hợp tai nạn, ốm đau của CB, GV, NV và học sinh.


- Quản lý chặt chẽ các nguồn thu, chi quỹ chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sử
dụng, bảo quản tốt CSVC, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh.


<b>CHƯƠNG II</b>


<b>QUY ĐỊNH VỀ CÁC MẶT CƠNG TÁC CỤ THỂ</b>
<b>Điều 9: Lập chương trình cơng tác của nhà trường:</b>


Nhà trường có chương trình cơng tác năm học, học kỳ, hàng tháng và hàng
tuần. Chương trình công tác năm học, học kỳ, tháng do Hội đồng sư phạm thảo luận
và thống nhất. Căn cứ vào chương trình cơng tác đã được Hội đồng sư phạm thống
nhất, Hiệu trưởng xác định chương trình làm việc hàng tuần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Căn cứ vào Chỉ thị năm học của Bộ, Nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT
Quảng Ngãi, Phịng GD&ĐT Ba Tơ và tình hình của nhà trường. Nhà trường dự thảo
chương trình cơng tác năm học, học kỳ và hàng tháng.


- Khi cần thiết Hiệu trưởng có thể thay đổi chương trình cơng tác, Thư ký hội
đồng có trách nhiệm thơng báo lại cho các tập thể và các cá nhân biết.


- Chương trình cơng tác của nhà trường được niêm yết tại phòng hội đồng của
nhà trường và phải được các bộ phận, tổ chuyên môn triển khai thực hiện nghiêm túc.



<b>II/ CHUẨN BỊ CÁC VĂN BẢN TRÌNH NHÀ TRƯỜNG BAN HÀNH</b>
<b>Điều 11: Ban hành các loại văn bản.</b>


Những văn bản trình nhà trường ban hành thuộc lĩnh vực, bộ phận nào thì các
cá nhân phụ trách phải dự thảo văn bản và phải chịu trách nhiệm về nội dung, thể thức
hành chính và thời hạn quy định.


<b>Điều 12: Thẩm quyền ký các văn bản:</b>


1. Hiệu trưởng ký các văn bản thuộc các lĩnh vực Hiệu trưởng trực tiếp phụ
trách và các văn bản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại điều 19 Điều lệ
trường trung học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày
28/3/2011 của Bô GD&ĐT và các báo cáo, tờ trình gửi đến các cấp.


2. Phó hiệu trưởng ký thay các văn bản thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng khi
được Hiệu trưởng uỷ quyền và các văn bản thuộc lĩnh vực được Hiệu trưởng phân
công.


<b>III/ CHẾ ĐỘ HỘI HỌP CỦA NHÀ TRƯỜNG.</b>
<b>Điều 13: Thời gian và thành phần dự các cuộc họp như sau:</b>


1. Nhà trường họp Liên tịch, họp Hội đồng sư phạm mỗi tháng 01 lần ( thời
gian họp thông báo cụ thể)


2. Hiệu trưởng triệu tập và chủ trì các phiên họp. Khi có cơng việc đột xuất và
cần thiết có thể triệu tập phiên họp bất thường.


+ Các thành viên thuộc thành phần tham dự phiên họp có trách nhiệm dự đầy
đủ các phiên họp của nhà trường, nếu vắng mặt phải được Hiệu trưởng cho phép và có


trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung công tác.


+ Nội dung, chương trình làm việc của phiên họp được thơng qua tại phiên họp
và được ghi biên bản trong sổ họp của nhà trường.


3. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng mỗi tuần họp 01 lần vào sáng thứ 6.
<b>Điều 14: Trình tự phiên họp.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

2. Phiên họp của nhà trường thảo luận từng vấn đề theo trình tự sau đây:


a. Chủ toạ kỳ họp báo cáo triển khai các văn bản của các cấp; báo cáo đánh giá
tình hình thực hiện nhiệm vụ cơng tác của thời gian qua và triển khai kế hoạch
chương trình cơng tác trong thời gian đến.


b. Các cá nhân tham dự phiên họp bàn bạc thảo luận.
c. Chủ toạ phiên họp kết luận và kết thúc phiên họp.


d. Thư ký hội dồng nhà trường tổ chức ghi biên bản phiên họp thật đầy đủ các ý
kiến phát biểu và diễn biến phiên họp, kết thúc biên bản có chữ ký của chủ toạ và thư
ký để lưu vào hồ sơ bảo quản theo chế độ lưu trữ hiện hành.


<b>Điều 15: Đối với những vấn đề chưa thật cần thiết, hoặc khơng có điều kiện,</b>
thời gian để giải trình, thảo luận tại phiên họp thì Hiệu trưởng chỉ đạo Thư ký hội
đồng gởi dự thảo văn bản để lấy ý kiến từng bộ phận, từng tập thể trong nhà trường,
sau đó Hiệu trưởng quyết định và báo cáo kết quả trong phiên họp gần nhất.


<b>IV/ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO</b>


<b>Điều 16: Các bộ phận, tập thể, cá nhân trong nhà trường thực hiện nghiêm túc,</b>
đều dặn, kịp thời và đầy đủ chế độ thông tin báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất (nếu có


vấn đề cần thiết) với Hiệu trưởng.


<b>V/ VỀ THANH TRA, KIỂM TRA, TIẾP DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU</b>
<b>NẠI, TỐ CÁO.</b>


<b>Điều 17: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các văn bản của</b>
Nhà nước và ngành cấp trên, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân,
cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc thẩm quyền quy định.


<b>Điều 18: Ban thanh tra nhân dân nhà trường căn cứ vào các văn bản hướng dẫn</b>
của cấp trên và theo Quy chế thanh tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra các hoạt động
trong nhà trường theo từng năm học nhằm góp phần giữ vững nề nếp, kỷ cương, kịp
thời phát hiện những sai sót để xử lý, chấn chỉnh.


<b>CHƯƠNG III</b>


<b>CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA TRƯỜNG THCS TT BA TƠ.</b>
<b>Điều 19: Quan hệ giữa nhà trường với Chi uỷ trường.</b>


1. Hiệu trưởng thường xuyên giữ mối quan hệ với Bí thư chi bộ nhà trường,
báo cáo tình hình nhà trường cho Bí thư chi bộ ( khơng kể tình hình đột xuất).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Điều 20: Quan hệ giữa nhà trường với Phịng giáo dục, chính quyền địa</b>
<b>phương.</b>


1. Trường THCS TT Ba Tơ chịu sự chỉ đạo tồn diện của Phịng Giáo dục và
Đào tạo Ba Tơ và chịu sự thanh tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo.


2. Nhà trường có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản của
Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Tơ và của chính quyền địa phương.



3. Nhà trường tạo điều kiện để các cấp về thăm và làm việc với nhà trường đạt
kết quả.


<b>Điều 21: Quan hệ giữa nhà trường với Cơng đồn cơ sở trường, Chi đồn,</b>
<b>Đội.</b>


Nhà trường phối hợp với Cơng đồn, Chi đoàn, Đội TNTP HCM trong việc tổ
chức, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia phong trào thi đua
hành động cách mạng, dạy học. Trong khả năng cho phép, nhà trường tạo điều kiện
thuận lợi cho các đoàn thể hoạt động.


<b>CHƯƠNG IV</b>


<b>TỔ CHỨC THỰC HIỆN.</b>


<b>Điều 22: Các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong nhà trường thực hiện tốt Quy chế</b>
này kể từ ngày ký quyết định ban hành.


</div>

<!--links-->

×