Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tại dự án cửa ô phía nam và dự án xây dựng hạ tầng nhà ở đến đời sống và việc làm của người dân trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 143 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HUỆ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI DỰ ÁN CỬA Ơ PHÍA NAM VÀ
DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG NHÀ Ở ĐẾN ĐỜI SỐNG
VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Đỗ Nguyên Hải

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Huệ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Khoa học đất, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phịng Tài ngun và
Mơi trường huyện Thanh Trì, Chi cục Thống kê, Ban quản lý dự án huyện Thanh Trì,
Trung tâm phát triển quỹ đất huyện, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thanh
Trì và người dân tại 02 dự án nghiên cứu đã tham gia cuộc phỏng vấn, đã cung cấp những
số liệu cần thiết, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn tới người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tơi

trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Huệ

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 2
1.4.1. Những đóng góp mới ....................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.
Cơ sở lý luận về thu hồi đất ............................................................................. 4
2.1.1. Khái niệm về thu hồi đất .................................................................................. 4
2.1.2. Các trường hợp thu hồi đất............................................................................... 5
2.1.3. Thẩm quyền thu hồi đất ................................................................................... 7
2.1.4. Các yếu tố tác động đến thu hồi đất.................................................................. 8
2.2.
Khái quát về đời sống và việc làm ................................................................. 10
2.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 10
2.2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc làm đối với đời sống của người dân......................... 12
2.3.
Thu hồi đất và vấn đề giải quyết đời sống, việc làm cho người dân bị thu
hồi đất của một số nước trên thế giới và Việt Nam ......................................... 13
2.3.1. Thu hồi đất và vấn đề giải quyết đời sống, việc làm cho người dân của một
số nước trên thế giới ...................................................................................... 13
2.3.2. Thu hồi đất và vấn đề giải quyết đời sống, việc làm cho người dân của
Việt Nam ..................................................................................................................... 18
2.4.
Cơ sở thực tiễn về thu hồi đất, đời sống, việc làm .......................................... 29
2.4.1. Tình hình thu hồi đất ở Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hà Nội .............. 29

iii



2.4.2.

Những vấn đề ảnh hưởng của các dự án thu hồi đất đai đến đời sống, việc
làm của người dân ......................................................................................... 32

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 36
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 36
3.2.
Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 36
3.3.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 36
3.4.
3.4.1.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 36
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì ............................... 36

3.4.2.
3.4.3.
3.4.4.

Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Trì ........................................ 36
Tình hình thu hồi đất và công tác bồi thường, hỗ trợ ...................................... 36
Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống, việc làm của
người dân....................................................................................................... 36
Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống, việc làm
của người dân có đất bị thu hồi ...................................................................... 37
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37

Phương pháp lựa chọn hộ điều tra .................................................................. 37
Phương pháp điều tra cơ bản .......................................................................... 38
Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu điều tra ........................................... 38

3.4.5.
3.5.
3.5.1.
3.5.2.
3.5.3.

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 39
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì ..................................... 39
4.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Trì............................................................... 39
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì .................................................... 42
4.2.
Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại huyện Thanh Trì .................................. 46
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai ............................................................................... 46
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2015 ............................................................. 46
4.3.
Đánh giá tình hình thu hồi đất tại dự án nghiên cứu ....................................... 50
4.3.1. Khái quát về dự án nghiên cứu ....................................................................... 50
4.3.2. Tình hình thu hồi đất ở 02 dự án nghiên cứu .................................................. 52
4.3.3. Công tác bồi thường, hỗ trợ tại 02 dự án nghiên cứu ...................................... 53
4.4.
Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống, việc làm của
người dân....................................................................................................... 58
4.4.1. Tác động tới đời sống của người dân ............................................................. 58
4.4.2. Tác động tới lao động, việc làm ..................................................................... 67
4.4.3. Tác động đến một số vấn đề khác .................................................................. 69

4.5.
Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và nâng ca o đời sống, việc làm
của người dân có đất bị thu hồi ...................................................................... 72
4.5.1. Giải pháp về chính sách ................................................................................. 72

iv


4.5.2.
4.5.3.
4.5.4.

4.5.5.

Xây dựng, triển khai các chương trình, dự án giải quyết các tác động tiêu
cực của việc thu hồi đất đối với người có đất bị thu hồi.................................. 74
Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người có
đất bị thu hồi.................................................................................................. 75
Hồn thiện chính sách thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của các đơn vị
được nhận đất thu hồi để xây dựng các dự án phát triển kinh tế, xây dựng
cơ sở hạ tầng.................................................................................................. 76
Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong
việc thu hồi, giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động
bị thu hồi đất.................................................................................................. 77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 78
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 78
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 80
Phụ lục ...................................................................................................................... 84

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BĐS

Bất động sản

CP

Chính phủ

CNH

Cơng nghiệp hóa

DA

Dự án

ĐVT

Đơn vị tính


HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

GPMB

Giải phóng mặt bằng

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á



Nghị định



Quyết định

TĐC

Tái định cư

UBND


Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số hộ bị thu hồi đất ở 02 dự án nghiên cứu ................................................ 37
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.

Tình hình thổ nhưỡng huyện Thanh Trì ..................................................... 42
Tình hình dân số, lao động và việc làm huyện Thanh Trì ........................... 45
Diện tích cơ cấu sử dụng đất đai năm 2015 huyện Thanh Trì ..................... 49
Kết quả điều tra chi tiết về thu hồi đất tại 2 dự án trên địa bàn huyện

Thanh Trì .................................................................................................. 52
Bảng 4.5. Ý kiến của người dân có đất bị thu hồi về mức giá bồi thường về đất......... 54
Bảng 4.6. Kết quả bồi thường về đất tại 2 dự án nghiên cứu ...................................... 54
Bảng 4.7. Ý kiến của người bị thu hồi đất về mức giá bồi thường về tài sản
(cây trồng) .........................................................................................................56
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tại dự án nghiên cứu .......................... 57
Bảng 4.9. Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu............. 58
Bảng 4.10. Tác động tới sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp của các hộ gia đình
có đất bị thu hồi ......................................................................................... 59
Bảng 4.11. Thu nhập bình quân của người dân bị thu hồi đất ....................................... 60
Bảng 4.12. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất DA1.......................... 61
Bảng 4.13. Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 năm phân theo nguồn thu ở Dự án 1....... 61

Bảng 4.14. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất DA2.......................... 62
Bảng 4.15. Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 năm phân theo nguồn thu Dự án 2 ....... 62
Bảng 4.16. Tác động của việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tới phương tiện sinh
hoạt của các hộ gia đình có đất bị thu hồi .................................................. 64
Bảng 4.17. Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của Dự án 1 ......................... 65
Bảng 4.18. Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của Dự án 2 ......................... 66
Bảng 4.19. Tình hình lao động và việc làm của các hộ gia đình có đất bị thu hồi
tại dự án 1 ................................................................................................. 67
Bảng 4.20. Tình hình lao động và việc làm của các hộ gia đình có đất bị thu hồi
tại dự án 2 ................................................................................................. 68
Bảng 4.21. Tình hình tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi thu hồi đất ...... 69
Bảng 4.22. Tình hình cảnh quan mơi trường khu dân cư sau khi thu hồi đất................. 71
Bảng 4.23. Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất .............. 71

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội .................................39
Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ..42
Hình 4.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 huyện Thanh Trì, thành phố
Hà Nội .........................................................................................................43
Hình 4.4. Cơ cấu diện tích các loại đất năm 2015 của huyện Thanh Trì .......................47
Hình 4.5. Vị trí của 02 dự án nghiên cứu .....................................................................50
Hình 4.6. Hiện trạng dự án Cửa ơ phía Nam sau khi thu hồi đất ...................................51
Hình 4.7. Hiện trạng dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất xây dựng nhà ở để đấu giá
quyền sử dụng đất Ngũ Hiệp – Tứ Hiệp .......................................................52

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Huệ
Tên luận văn: “Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nơng nghiệp tại dự
án Cửa ơ phía Nam và dự án xây dựng hạ tầng nhà ở đến đời sống và việc làm của
người dân trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài đóng góp những hiểu biết về mặt khoa học về những tác động, ảnh hưởng
của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống và việc làm của người dân trong những
vùng bị thu hồi đất phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho đời sống và việc làm của người dân trong dự án
Cửa ơ phía Nam và dự án xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu đất xây dựng nhà ở để đấu giá
quyền sử dụng đất tại xã Ngũ Hiệp – Tứ Hiệp tại huyện Thanh Trì. Đề tài khơng những
góp phần quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn phát huy vai trò tư vấn, là tài
liệu tham khảo cho các cán bộ lãnh đạo Thành phố trong xây dựng, hoạch định chính
sách về ổn định đời sống, việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất
nông nghiệp tại dự án nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và cải tạo đời
sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi trong vùng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nội dung của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp lựa chọn hộ điều tra, phương pháp điều tra cơ bản; phương pháp phân
tích, tổng hợp số liệu điều tra.
Đề tài được thực hện trên cơ sở phân tích số liệu điều tra ngẫu nhiên của 180 hộ
dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại 02 dự án với các nội dung nghiên cứu: điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Trì; tình hình thu
hồi đất và công tác bồi thường, hỗ trợ; đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời
sống, việc làm của người dân; đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao đời
sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi.
Kết quả chính và kết luận:
Đời sống và việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất là một vấn đề nóng
bỏng và tốn nhiều giấy mực của các chuyên gia kinh tế. Quá trình thu hồi đất để phát triển
ix


cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đã có những tác động tích cực tới việc làm và đời sống của
người nông dân bị thu hồi đất, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo
hướng hiện đại, tiến bộ, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm đa dạng hóa
ngành nghề cho người dân. Thu nhập của người dân ở dự án 1 tăng lên từ 7.806.912 đồng
lên 11.844.144 đồng, ở dự án 2 từ 7.586.136 đồng lên 10.765.500 đồng. Nguồn thu nhập
tăng lên chủ yếu do hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, cơ cấu nguồn thu từ sản xuất
nông nghiệp đã giảm dần (dự án 1 giảm 39,92%, dự án 2 giảm 44,59%). Từ đó, điều kiện
sống và sinh hoạt của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Thu nhập của hộ đều
tăng lên gấp gần 1,5 lần so với trước khi bị thu hồi đất. Người dân có điều kiện xây dựng
nhà cửa khang trang hơn, mua sắm phương tiện sinh hoạt gia đình, cơ sở hạ tầng như
điện, đường, trường, trạm... được đầu tư, nâng cấp ngày càng tốt hơn.
Đất bị thu hồi đất tại 02 dự án nghiên cứu tồn bộ là đất nơng nghiệp nên người
nông dân mất đi tư liệu sản xuất, buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp. Các hộ dân đã
chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp: buôn bán nhỏ, dịch
vụ; làm các nghề khác (xe ôm, làm thuê...). Việc thu hồi đất tác động đến sự chuyển
dịch cơ cấu lao động và việc làm của các hộ dân, người dân bị mất đất đã chủ động
chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều người dân sau khi bị thu hồi đất
khơng có việc làm (số hộ gia đình có người trong độ tuổi lao động khơng có việc làm ở
dự án 1 chiếm 3,61%, dự án 2 chiếm 3,35%).
Bên cạnh những tác động tích cực, thu hồi đất cịn có ảnh hưởng tiêu cực tới sự

phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất
nói riêng. Sự mất mát của các hộ nơng dân bị thu hồi đất có ý nghĩa nhưng quyền lợi
thiết thực và chính đáng của họ chưa được quan tâm, giải quyết thỏa đáng, đặc biệt là
vấn đề ổn định đời sống và giải quyết việc làm. Điều này đặt ra vấn đề không nhỏ cho
các cấp, các ngành quản lý Nhà nước cũng cần xem xét để giải quyết vấn đề ổn định và
cải thiện đời sống, việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thu Hue
Thesis title: "Assessing the impact of the acquisition of agricultural land in
projects in Southern Gate projects and infrastructure construction projects on the lives
and employment of the people in Thanh Tri district, Hanoi".
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Thread contributed scientific understanding of these impacts, the effects of the
recovery of agricultural land to the life and work of the people of the land acquisition
area for the purpose of economic development - society. Since then propose some
solutions to remove difficulties for the lives and work of people in projects in southern
and project infrastructure construction techniques housing construction land for use
right auction Ngu Hiep commune land - Tu Hiep Thanh Tri district. The theme is not
only an important contribution in the field of research, but also promote the role of
consultant, is a reference to the city leaders in construction, policymakers about stable
life, work for farmers whose land is recovered.

The goal of the research study to assess the impact of agricultural land
acquisition in the project study and propose solutions to stabilize and improve the life,
the work of people whose land is recovered in study area.
Materials and Methods:
To make the contents of the subject, I used the following research methods:
Method choice surveyed households, the basic method of investigation; methods of
analysis and synthesis of the survey data.
This study was designed to do on the basis of the analysis of the survey data of
180 households randomly recovered agricultural land in 02 projects with research
contents: natural conditions, economic - social; the situation of land-use management
and Thanh Tri districts; the situation of land acquisition and compensation, support;
assess the impact of land acquisition on the lives and jobs of the people; proposed a
number of measures to stabilize and improve the living conditions, employment of
people with land to be recovered.

xi


Main findings and conclusions:
The life and work of the people after the land acquisition was a burning issue
and ink consuming economic experts. The process of land acquisition for the
development of industrialization and urbanization has made a positive impact on
employment and livelihood of farmers whose land is recovered, as economic
restructuring, labor structure under modern, progress, improve infrastructure, create
more job opportunities for diversification trades people. The income of people in the
project increased from 7,806,912 VND 1 to 11,844,144 contracts, in project 2 from
7,586,136 dong to 10,765,500 dong. Source income increased mainly due to the
activities of non-agricultural production, the structure of revenues from agricultural
production has decreased (decreased 39.92% Project 1, Project 2 decreased 44.59%).
Since then, life and living conditions of the people have made positive changes.

Household incomes have increased almost 1.5 times higher than before the land
acquisition. Conditional residents building homes more spacious, shopping facilities
family activities, infrastructure such as electricity, roads, schools, stations ... the
investment, better upgrade.
Land acquired land in 02 research projects all agricultural land to farmers losing
productive assets, forced career change. Households have moved from agriculture to
non-agricultural production: small trade and services; Other occupations (motorcycle
taxi, hired ...). Land acquisition impact on the restructuring of labor and employment of
farmers, landless people took the initiative to switch careers. But also a lot of people
after the land acquisition without work (number of households with working-age people
out of work in the project 1 accounted for 3.61%, accounting for 3 projects 2, 35%).
Besides the positive impacts, land acquisition may also negatively affect
economic development - social and life in general, the employment of people whose
land is recovered in particular. The loss of the farmers whose land is recovered
significantly but practical interests and their legitimacy is not interested, satisfactorily
resolved, especially life stability problems and create jobs. This poses significant
problems for the various levels and branches of State management should also be
considered to address stability issues and improve living conditions, employment for
people whose land is recovered.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều khu công
nghiệp, nhiều khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó bộ mặt
của Hà Nội đã thay đổi nhanh chóng theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và văn minh. Việc thu hồi đất cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các cơng trình cơng cộng phục vụ lợi ích quốc gia

dẫn đến đất cho sản xuất – kinh doanh của người dân bị thu hẹp, phải thay đổi
chỗ ở và điều kiện sống.
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và đã được các địa phương nỗ
lực vận dụng để giải quyết vấn đề bồi thường, tái định cư, bảo đảm việc làm, thu
nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi. Song tình trạng thiếu việc làm,
thất nghiệp, khơng chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống sinh
hoạt, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất đã và đang diễn ra ở nhiều
địa phương. Nguyên nhân này một phần do nhiều nơi thực hiện bồi thường, tái
định cư, đào tạo, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất còn chưa hợp
lý, dẫn đến tình trạng khiếu kiện gây mất trật tự, an ninh xã hội. Bên cạnh đó
người dân bị thu hồi đất cịn thụ động trơng chờ vào Nhà nước, chưa tích cực đào
tạo để đáp ứng với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Thanh Trì là một huyện ngoại thành nằm ở phía Nam của Thành phố Hà
Nội, hiện nay, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa đang diễn ra
rất mạnh. Chính vì vậy, tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị,
việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, các cơng trình cơng
cộng…diễn ra rất nhanh, q trình đó đi liền với việc thu hồi đất. Giải quyết việc
làm, ổn định và từng bước nâng cao đời sống cho người bị thu hồi đang là yêu
cầu không chỉ riêng ở huyện Thanh Trì mà một số địa phương khác cũng gặp
phải khó khăn trong việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng
đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất.
Để nghiên cứu đúng thực trạng đời sống và việc làm của người dân bị thu
hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, tơi chọn đề tài: “Đánh giá
ảnh hưởng của việc thu hồi đất nơng nghiệp tại dự án Cửa ơ phía Nam và dự
án xây dựng hạ tầng nhà ở đến đời sống và việc làm của người dân trên địa
bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội”.
1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tại dự án Cửa ô phía
Nam và dự án xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu đất xây dựng nhà ở để đấu giá
quyền sử dụng đất tại xã Ngũ Hiệp – Tứ Hiệp đến đời sống, việc làm người dân
trên địa bàn huyện Thanh Trì.
- Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và cải tạo đời sống, việc làm của
người dân có đất bị thu hồi trong vùng nghiên cứu.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại 02 dự
án Cửa ô phía Nam và dự án xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu đất xây dựng nhà ở
để đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Ngũ Hiệp – Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành
phố Hà Nội;
- Khơng gian nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội,
tập trung ở 2 xã Tứ Hiệp và xã Ngũ Hiệp;
- Thời gian nghiên cứu: được thực hiện từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 10
năm 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.4.1. Những đóng góp mới
Luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận và cơ sở thực tiến về đời sống và việc
làm, phương thức tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong q trình cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa.
Điều tra thực trạng và góp phần bổ sung những vấn đề tác động đến đời
sống, việc làm của người dân ở vùng dự án xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu đất xây
dựng nhà ở để đấu giá quyền sử dụng đất Ngũ Hiệp – Tứ Hiệp và dự án Cửa ơ
phía Nam để từ đó đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp nhằm ổn định và nâng
cao đời sống, việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất.

1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp những hiểu biết về mặt khoa học về những tác động, ảnh hưởng
của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống và việc làm của người dân trong

những vùng bị thu hồi đất đai phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó
xác định các giải pháp nhằm giúp đỡ người dân bình ổn và cải thiện đời sống
trong khu vực nghiên cứu.
2


1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho đời sống và việc
làm của người dân trong dự án Cửa ơ phía Nam và dự án xây dựng hạ tầng kĩ
thuật khu đất xây dựng nhà ở để đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Ngũ Hiệp – Tứ
Hiệp tại huyện Thanh Trì.
Đề tài khơng những góp phần quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu mà
còn phát huy vai trò tư vấn, là tài liệu tham khảo cho các cán bộ lãnh đạo Thành
phố trong xây dựng, hoạch định chính sách về ổn định đời sống, việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HỒI ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về thu hồi đất
Ở nước ta, do đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý đất vì vậy, khái niệm thu hồi đất gắn liền với sự tồn tại
của quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Theo Khoản 11, Điều 3, Luật đất đai 2013,
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của
người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng
đất vi phạm pháp luật về đất đai (Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, 2013).
Từ khái niệm trên có thể hiểu thu hồi đất thực chất là một trong những

biện pháp nhằm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai giữa một bên là các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất hoặc được Nhà nước công
nhận quyền sử dụng đất và một bên là Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất
đai. Việc thu hồi đất xảy ra do hai nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên
nhân chủ quan là do người sử dụng đất hoặc người của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền thực hiện trái pháp luật gây ra; nguyên nhân khách quan là thu hồi
đất để phục vụ cho lợi ích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng
cộng, phát triển kinh tế…
Về bản chất, thu hồi đất chính là việc chuyển quyền sử dụng đất theo một
cơ chế bắt buộc thông qua biện pháp hành chính. Việc thu hồi đất có những đặc
điểm sau đây (Đào Chung Chính, 2014): (1) Xảy ra theo một yêu cầu cụ thể (thu
hồi đất do nhu cầu vì lợi ích chung) hoặc trong một hồn cảnh cụ thể (do vi phạm
pháp luật về đất đai; do khơng cịn nhu cầu sử dụng đất); (2) Việc thu hồi đất
phải bằng một quyết định hành chính cụ thể, trong đó phải thể hiện rõ vị trí, diện
tích, loại đất bị thu hồi; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi. Quyết
định thu hồi đất được ban hành bởi một cơ quan hành chính có thẩm quyền theo
luật định (UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện); (3) Được thực hiện theo một trình
tự, thủ tục chặt chẽ và được quy định riêng đối với từng trường hợp.
Ở nước ta, thu hồi đất là một vấn đề nổi cộm và nhức nhối hiện nay. Thực
tiễn thực hiện quá trình này cịn gặp phải rất nhiều khó khăn. Ở hầu hết các địa
phương, hàng loạt các đơn thư khiếu nại của người dân liên quan đến bồi thường
4


giải phóng mặt bằng, tái định cư, ổn định đời sống, giải quyết việc làm khi thu
hồi đất diễn ra rất căng thẳng. Nhiều dự án treo, nhiều cơng trình xây dựng dang
dở, ngổn ngang vẫn còn đang tiếp tục chờ đợi được tháo gỡ. Trong khi đó, nhiều
doanh nghiệp đang mỏi mịn mong đợi có một cơ chế đầu tư thơng thống, một
hành lang pháp lý an tồn dễ chịu để nhanh chóng có “đất sạch” đầu tư .
2.1.2. Các trường hợp thu hồi đất

Hiến pháp quy định rõ Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết
vì mục đích an ninh, quốc phịng, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi
ích cơng cộng. Đây là sự thay đổi quan trọng làm rõ được phạm vi thu hồi đất cho
phát triển kinh tế - xã hội phải vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải
công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật (Quốc Hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
Cụ thể quy định của Hiến pháp, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định cụ thể
việc Nhà nước thu hồi đất theo 4 nhóm sau: (1) Thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc phịng, an ninh; (2) Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích
quốc gia, cơng cộng; (3) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; (4) Thu hồi
đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ
đe dọa tính mạng con người.
- Trường hợp thứ nhất: Điều 61 Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước
thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh trong các trường hợp sau đây: (1)
Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; (2) Xây dựng căn cứ quân sự; Xây dựng
cơng trình phịng thủ quốc gia, trận địa và cơng trình đặc biệt về quốc phịng, an
ninh; Xây dựng ga, cảng qn sự; (3) Xây dựng cơng trình cơng nghiệp, khoa
học và cơng nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
(4) Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; (5) Làm trường bắn,
thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; (6) Xây dựng cơ sở đào tạo, trung
tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; (7)
Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; (8) Xây dựng cơ sở
giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an quản lý (Quốc Hội
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
- Trường hợp thứ hai: Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước
thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng bao gồm 3
trường hợp sau: (1) Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết
5



định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất; (2) Thực hiện các dự án do Thủ
tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất; (3) Thực
hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất
(Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
Việc thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây: Dự án
thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này;
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt; Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.
- Trường hợp thứ ba: tại Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 quy định các
trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm 9 trường hợp
sau: (1) Sử dụng đất khơng đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê,
công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
sử dụng đất khơng đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm; (2) Người sử dụng đất
cố ý hủy hoại đất; (3) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc
không đúng thẩm quyền; (4) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo
quy định của Luật Đất đai hiện hành mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
(5) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm; (6) Đất không
được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng
đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; (7) Người sử dụng đất không thực
hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà khơng
chấp hành; (8) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12
tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18
tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên
tục; (9) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không
được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24
tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực
địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ
đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền
tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến

độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư
vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về
đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng (Quốc Hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).

6


Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp
luật về đất đai.
- Trường hợp thứ tư: Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng
đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
được quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013, cụ thể: (1) Tổ chức được
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải
thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá
sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; (2) Cá nhân
sử dụng đất chết mà khơng có người thừa kế; (3) Người sử dụng đất tự nguyện
trả lại đất; (4) Đất được Nhà nước giao, cho th có thời hạn nhưng khơng được
gia hạn; (5) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm mơi trường có nguy cơ đe dọa tính
mạng con người; (6) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện
tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người (Quốc Hội nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
Việc thu hồi đất trường hợp này phải dựa trên các căn cứ sau đây: Văn bản
của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường
hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; Giấy chứng tử hoặc quyết
định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác
nhận khơng có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của

người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này; Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp
quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; Quyết định giao đất, quyết định cho thuê
đất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; Văn bản của cơ
quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh
hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường
hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.
2.1.3. Thẩm quyền thu hồi đất
Căn cứ vào Luật đất đai năm 2013, thì các trường hợp thu hồi đất được chia
thành các nhóm: thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; thu hồi đất để phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp
7


luật về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự
nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013 quy định Thẩm quyền thu hồi
đất:
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp
sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tơn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngồi, tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nơng nghiệp thuộc quỹ đất cơng ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp
sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản

1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc
ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”
2.1.4. Các yếu tố tác động đến thu hồi đất
2.1.4.1. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Việc ban hành Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến các quy định của Nhà nước khi thu
hồi đất. Trên cơ sở đó, các văn bản quy định khi Nhà nước thu hồi đất cũng ln
được Chính phủ khơng ngừng hồn thiện, sửa đổi nhằm giải quyết các vướng
mắc trong công tác thu hồi đất, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Thực tiễn triển khai cho thấy công tác thu hồi đất đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về
mặt bằng cho sự phát triển các dự án đầu tư. Song vẫn bộc lộ một số hạn chế về
mức độ phức tạp, số lượng văn bản nhiều, chưa đồng bộ, không thuận lợi trong
sử dụng, gây lúng túng trong xử lý và tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật, dẫn tới
tình trạng khiếu kiện, thu hồi đất tràn lan, gây lãng phí và tổn thất lớn.

8


2.1.4.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng
nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà
theo quy định của Luật Đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi
có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng (Đào Trung Chính, 2014).
Thơng qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Nhà nước
đóng vai trị là người tổ chức, thực hiện việc thu hồi đất của cộng đồng.
2.1.4.3. Yếu tố giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Trong những năm qua, ở nhiều địa phương tình trạng đất được giao
cho thuê sử dụng khơng đúng mục đích, vi phạm pháp luật, găm giữ đất, chậm
đưa vào sử dụng hoặc chuyển nhượng dự án cịn xảy ra dẫn đến lãng phí đất

đai và gây bất bình trong dư luận. Nhiều nơi cịn thiếu cân nhắc trong việc
chuyển mục đích sử dụng chuyên trồng lúa nước, đất lâm nghiệp có rừng, giao
đất, cho thuê đất tại các khu vực nhạy cảm, vùng biên giới. Còn tình trạng
nhiều tổ chức được Nhà nước giao đất khơng thu tiền nhưng sử dụng lãng phí
và thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra nhiều sai phạm (Bộ Tài ngun
và Mơi trường, 2012a).
Những bất cập đó, dẫn tới việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất
đai trong thời gian qua, đồng thời đã ảnh hưởng đến việc thực hiện thu hồi đất
nhằm mục tiêu tạo quỹ “đất sạch”, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và
phát huy nguồn lực của đất đai trong sự nghiệp phát triển đất nước.
2.1.4.4. Yếu tố lập và quản lý hồ sơ địa chính
Lập và quản lý chặt chẽ hệ thống hồ sơ địa chính có vai trò quan trọng
hàng đầu để “quản lý chặt chẽ đất đai trong thị trường bất động sản”, là cơ sở
xác định tính pháp lý của đất đai. Từ năm 2004 đến nay, việc lập hồ sơ địa chính
chưa được thực hiện đầy đủ, đồng bộ ở 3 cấp (Đào Trung Chính, 2014), việc đo
đạc lập bản đồ địa chính đến nay chưa hồn thành (Bộ Tài ngun và mơi
trường, 2012a), ở một số địa phương, chưa có bản đồ địa chính nên phải cấp theo
tự khai báo của người dân hoặc cấp theo các loại bản đồ cũ có độ chính xác thấp
(Bộ Tài ngun và mơi trường, 2012a). Vì thế, gây khó khăn trong việc xác định
ranh giới, diện tích thửa đất, loại đất... của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Từ đó,
làm chậm q trình thu hồi đất.

9


2.1.4.5. Công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ
Đăng ký đất đai là một thành phần cơ bản quan trọng nhất của hệ thống
quản lý đất đai, đó là quá trình xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất đai, bất động
sản, sự đảm bảo và những thông tin về quyền sở hữu đất.
Tuy nhiên, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận lần đầu đến nay chưa

hoàn thành, nhu cầu cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động cịn rất lớn (Bộ
Tài ngun và Mơi trường, 2012a). Cơng tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ
có ảnh hưởng đến việc thực hiện thu hồi đất. GCNQSDĐ là căn cứ để xác định
đối tượng, loại đất, diện tích khi thực hiện thu hồi đất.
2.1.4.6. Yếu tố giá đất và định giá đất
Những vấn đề liên quan đến xác định giá đất đã được quy định cụ thể tại
Luật Đất đai 2003. Đặc biệt, việc xác định giá đất được thực hiện theo quy định
tại Khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2003: “sát với giá chuyển nhượng quyền sử
dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường” (Quốc Hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013). Tuy nhiên, các địa phương vẫn chưa thực
hiện tốt quy định này, dẫn tới nhiều trường hợp ách tắc về xác định giá đất bồi
thường khi thu hồi đất.
Hiện nay, khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời, đã có những quy định rõ
nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm
định giá, theo thời hạn sử dụng đất; bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ
quan thẩm định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm
định giá đất và việc thuê tư vấn để xác định giá đất cụ thể. Luật quy định khung
giá đất do Chính phủ ban hành, định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất,
theo từng vùng; bỏ quy định việc công bố bảng giá đất vào ngày 01/01 hàng
năm, thay vào đó, bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần và công bố
công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ. Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với một
số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích như quy định hiện
hành (Bộ Tư Pháp, 2014).
2.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM
2.2.1. Khái niệm
2.2.1.1. Đời sống
Đời sống được hiểu là các điều kiện sinh hoạt phục vụ cuộc sống hàng ngày
của con người. Đời sống ở đây được xem xét trên hai phương diện: đời sống vật
chất và đời sống tinh thần (Tống Văn Đường, 2001).
10



- Đời sống vật chất: Là phương tiện, phương thức thể hiện đời sống của con
người với tư cách là một sinh vật xã hội. Nói cách khác, đời sống vật chất là
phương tiện đo lường trình độ phát triển của con người xã hội trong xã hội loài
người trong đó nó thể hiện mặt bản thể luận của đời sống tinh thần. Chẳng hạn,
những giá trị tinh thần bao giờ cũng phải được tồn tại, phát triển thông qua một
số cơ sở, phương tiện vật chất như nhà in, đài phát thanh, đài truyền hình, thư
viện, viện bảo tàng… và được vật chất hố dưới nhiều hình thức như sách báo,
tranh ảnh, băng hình, băng nhạc, tượng đài, đình chùa…. Đời sống vật chất của
một nhóm đối tượng cụ thể thường được đo lường bằng rất nhiều tiêu chí như
nguồn sinh sống chính, mức sống so với tiêu chí cụ thể, điều kiện sống được đo
lường bằng các tiêu chí phụ như nhà ở, nước sạch, vệ sinh, mơi trường, giao
thơng vv. Chất lượng sống với các tiêu chí như cơ sở giáo dục, chăm sóc y tế, vui
chơi giải trí… (Lê Ngọc Hùng, 2009).
- Đời sống tinh thần: Đời sống tinh thần được hiểu bao gồm tất cả những gì
liên quan đến lĩnh vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những
hiện tượng, quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần,
phân phôi, tiêu dùng giá trị tinh thần...) đến những quan hệ tinh thần (trong trao
đổi, giao tiếp tinh thần...). Nói đến đời sống tinh thần là nói đến tính liên tục về
thời gian, tính rộng lớn về khơng gian của tất cả những hiện tượng, những q
trình tinh thần.
2.2.1.2. Việc làm
Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 13 năm 1983, Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) đã đưa ra khái niệm: “Người có việc làm là những người làm một việc gì
đó, có được trả tiền cơng, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc
những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi
ích hay vì thu nhập gia đình, khơng nhận được tiền cơng hay hiện vật” (Khuyết
danh, 2015).
Theo quan niệm này thì người có việc làm là những người lao động ở tất cả

các khu vực cơng và tư nhân, cá thể, hộ gia đình đem lại nguồn thu nhập ni
sống bản thân, gia đình và xã hội. Do đó khái niệm này khá hồn chỉnh, phù hợp
trong nền kinh tế hiện đại và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta hiện nay. Vì vậy, khái niệm này đã được các quốc gia thừa nhận và đã
được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
11


Theo PGS.TS. Phạm Đức Thành, PGS Mai Quốc Chánh, “việc làm là phạm
trù dùng để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất và
những điều kiện cần thiết sử dụng sức lao động đó” [Phạm Đức Thành và Mai
Quốc Chánh, 1998]. Quan điểm này có mặt tích cực là khái qt được bản chất
của việc làm thừa nhận mọi hoạt động có ích đều là việc làm và chỉ ra được cách
thức tạo việc làm. Tuy nhiêm quan điểm này dễ làm người ta lẫn lộn giữa việc
làm hợp pháp và không hợp pháp, nhất là trong bối cảnh nước ta hiện nay đang
xuất hiện rất nhiều hoạt động có ích cho cá nhân hay một nhóm người nào đó
nhưng gây nguy hại cho xã hội, khơng được xã hội thừa nhận.
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về việc làm, song đa số các tác giả
đều thống nhất quan điểm mà Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012: Luật số
10/2012/QH13 ở khoản 1, điều 9, Chương II, Bộ luật Lao động (sửa đổi): “Việc
làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”.
Như vậy, việc làm là lao động của con người nhằm tạo ra thu nhập hoặc
lợi ích cho bản thân và gia đình khơng bị pháp luật ngăn cấm, được cấu thành
bởi 3 yếu tố: là hoạt động lao động, thể hiện sự tác động của sức lao động vào
tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Yếu tố lao động trong việc
làm phải có tính hệ thống, tính thường xun và tính nghề nghiệp; Tạo ra thu
nhập: là khoản thu nhập trực tiếp và khả năng tạo ra thu nhập; Hoạt động này
phải hợp pháp: hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái pháp luật, không
được pháp luật thừa nhận thì khơng được coi là việc làm (Phạm Đức Thành và

Mai Quốc Chánh, 1998).
2.2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc làm đối với đời sống của người dân
Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất, chất lượng đời
sống người dân. Hiệu quả của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là
hiệu quả của sản xuất.
Về mặt xã hội, bảo đảm việc làm là chính sách xã hội có hiệu quả to lớn
trong vấn đề đảm bảo ổn định đời sống dân, phòng, chống, hạn chế các tiêu cực
xã hội, giữ vững được kỉ cương, nề nếp xã hội.
Hâu quả của việc thất nghiệp, thiếu việc làm không những ảnh hưởng tới
kinh tế, xã hội mà còn đe dọa lớn đối với an ninh và sự ổn định của mỗi quốc gia.
Việc làm luôn là vấn đề nhạy cảm đối với từng cá nhân, từ gia đình đồng thời
12


×