Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Khoá luận tốt nghiệp đại học ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã hoang thèn, huyện phong thổ, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

SÙNG A SANG
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT LÚA
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOANG THÈN, HUYỆN PHONG THỔ,
TỈNH LAI CHÂU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019



Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

SÙNG A SANG
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT LÚA
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOANG THÈN, HUYỆN PHONG THỔ,
TỈNH LAI CHÂU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K47 - PTNT - N01


Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thị Bích Huệ

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực và cố gắng của
bản thân, em luôn nhận được sự ủng hộ, động viên giúp đỡ của các tổ chức,
cá nhân.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiêm Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, các
cán bộ UBND xã Hoang Thèn đã đồng ý, cho phép và tạo điều kiện cho em
về thực tập tại xã. Đặt biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo ThS.
Đặng Thị Bích Huệ, tập thể cán bộ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ln quan tâm, động
viên và tạo điều kiện về vật chất, tinh thần giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầygiáo, cô giáo, các đơn

vị đã giúp đỡ em trong suốt q trình học tập, thực hiện và hồn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày …..tháng…..năm 2019
Sinh viên

Sùng A Sang


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Hoang Thèn năm 2017 .................. 25
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng chính của xã
Hoang Thèn năn 2017 ..................................................................... 27
Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động xã Hoang Thèn năm 2017 ............... 28
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa xã Hoang Thèn 2015-2017 .... 31
Bảng 4.5: Thông tin chung về hộ và chủ hộ điều tra ...................................... 32
Bảng 4.6: Nguồn tài nguyên đất đai của hộ .................................................... 34
Bảng 4.7: Phương tiện sản xuất lúa của hộ điều tra ........................................ 35
Bảng 4.8: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2015-2017....36
Bảng 4.9: Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra ...................................... 37
Bảng 4.10: Tổng hợp thiệt hại do thiên tai từ năm 2015-2017 xã Hoang Thèn ....41
Bảng 4.11: Diện tích (ha) lúa bị nhiễm bệnh của các hộ điều tra giai đoạn
2015-2017 ....................................................................................... 42
Bảng 4.12: Lịch thời vụ canh tác lúa của các hộ điều tra ............................... 43
Bảng 4.13: Nguồn nước cho sản xuất lúa của các hộ điều tra ........................ 44
Bảng 4.14: Thay đổi của các hộ sản xuất lúa nhằm thích ứng với BĐKH ..... 44



iii

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biến thiên nhiệt độ trung bình xã Hoang Thèn giai đoạn
2015 – 2017 ................................................................................ 39
Biểu đồ 4.2: Biến thiên độ ẩm trung bình xã Hoang Thèn giai đoạn
2015 – 2017 ................................................................................ 40
Biểu đồ 4.3: Biến thiên lượng mưa trung bình xã Hoang Thèn giai đoạn
2015 – 2017 ................................................................................ 40


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ và cụm từ viết tắt

Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CC

Cơ cấu

IPCC

Tổng sản lượng quốc nội


SL

Sản lượng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

WHO

Tổ chức y tế thế giới


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v

Phân 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 4
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................... 4
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu .............................................. 4
2.1.2. Tổng quan về cây lúa ............................................................................ 11
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 16
2.2.1. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo trên thế giới ...................... 16
2.2.2. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo tại Việt Nam ..................... 18
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20


vi

3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu................................................... 21
3.3.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .................................................... 23
3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 23
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 24

4.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Hoang Thèn ........... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 26
4.2. Thực trạng sản xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu ............. 31
4.2.1. Tình hình sản xuất trên địa bàn xã ........................................................ 31
4.2.2. Tình hình sản xuất lúa của các hộ điều tra ............................................ 32
4.3. Diễn biến của thời tiết, khí hậu trong 10 năm qua trên địa bàn xã Hoang Thèn........38
4.3.1. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình giai đoạn 2015 – 2017 ..38
4.3.2. Diễn biến độ ẩm trung bình giai đoạn 2015 – 2017.............................. 39
4.3.3. Diễn biến lượng mưa trung bình giai đoạn 2015 – 2017 ...................... 40
4.3.4. Biểu hiện của các hiện tượng khí hậu cực đoan.................................... 41
4.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa của người
dân tại xã Hoang Thèn .................................................................................... 42
4.4.1. Dịch bệnh và sâu bệnh .......................................................................... 42
4.4.2. Thời vụ gieo trồng ................................................................................. 43
4.4.3. Nguồn nước cho sản xuất lúa ................................................................ 44
4.4.4. Những thay đổi trong sản xuất lúa nhằm thích ứng với BĐKH ........... 44
4.5. Một số giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong sản xuất lúa tại xã
Hoang Thèn ..................................................................................................... 46
4.5.1. Giải pháp về đất đai............................................................................... 46
4.5.2. Giải pháp về giáo dục và truyền thông ................................................. 46


vii

4.5.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật ............................................ 46
4.5.4. Giải pháp về cơng trình ......................................................................... 46
4.5.5. Giải pháp về vốn ................................................................................... 46
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 47
5.1. Kết luận .................................................................................................... 47

5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 48
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương........................................................... 48
5.2.2. Đối với người dân ................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
PHỤ LỤC


1

Phân 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được tồn nhân loại quan tâm. Biến đổi
khí hậu đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi trường toàn
cầu. Trong những năm qua ở Việt Nam đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm
như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây
thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Mùa mưa có lượng mưa tăng
cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dần đến các sự kiện thời tiết bất thường có
xu hướng tăng lên.
Sự xuất hiện của những hiện tượng khí hậu đang tác động rất lớn đến
cuộc sống của con người và các hoạt động sản xuất mà biểu hiện rõ nhất trong
ngành nông nghiệp. Với điều kiện khí hậu như vậy, sản xuất nơng nghiệp
đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn cây trồng hợp lí với mơi trường.
Ngành nơng nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và
phức tạp. Nó khơng chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống
sinh học – kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử
dụng tiềm năng sinh học – cây trồng, vật nuôi. Xã hội ngày càng phát triển
địi hỏi ngành nơng nghiệp phải đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực quốc gia
và là tư liệu để phục vụ cho ngành công nghiệp. Với ý nghĩa trên nông nghiệp
là nguồn lực hiện có ở địa phương, là nơi phân bố các loại cây trồng, nâng cao

đời sống của người dân.
Trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực chủ yếu và quyết định
vẫn là lúa gạo. Do đó việc thâm canh sản xuất lúa vẫn là mục tiêu hàng đầu
đặt ra. Hoang Thèn là một xã đa số dân cư sống dựa chủ yếu vào sản xuất
nông nghiệp đặc biệt là cây lúa. Cơ cấu nông nghiệp của xã chủ yếu là trồng


2

trọt, đặc biệt là ngành sản xuất lúa chiếm cơ cấu và diện tích chủ yếu trong
lĩnh vực sản xuất này. Cùng với sự phát triển của xã hội sau những năm 60
nhà nước ta quan tâm đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
nông dân xã Hoang Thèn đã thúc đẩy được sự phát triển của ngành trồng lúa,
nâng cao năng suất cây trồng, sản lượng giúp người dân cải thiện đời sống.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự biến đổi khí hậu của toàn
cầu, hoạt động sản xuất đang phải chịu những ảnh hưởng có nguy cơ giảm
năng suất, sản lượng lương thực trong vùng.
Để hiểu thêm về thực trạng sản xuất lúa xã Hoang Thèn đang chịu
những tác động gì từ những biến đổi của khí hậu. Em tiến hành đề tài nghiên
cứu: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã
Hoang Thèn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu”. Nhằm đánh giá tác động
của các hiện tượng thiên tai đối với hoạt động sản xuất lúa của người dân,
đồng thời làm cơ sở cho việc đề xuất được những giải pháp và chiến lược hợp
lý để các hộ gia đình ứng phó và thích ứng trước những diễn biến ngày càng
phức tạp của BĐKH.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất được một số giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đến
sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng sản xuất lúa của người dân trên địa bàn
nghiên cứu.
- Đánh giá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản
xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất được một số giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí
hậu trong sản xuất lúa.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao năng lực cũng như rèn luyện các kỹ năng cho bản thân trong
quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài.
- Giúp sinh viên được tiếp cận với thực tế nâng cao kiến thức, kĩ năng
cho bản thân phục vụ cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học vào quá trình
nghiên cứu.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập xử lí thơng tin của sinh viên
trong quá trình nghiên cứu.
- Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin đồng thời bổ sung thêm
những kiến thức còn thiếu cho bản thân.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả của đề tài giúp xã Hoang Thèn đánh giá được thực trạng phát
triển sản xuất lúa của các hộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Từ đó đưa ra các
giải pháp phát triển phù hợp.
- Ngồi ra đề tài cịn làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tập,
là tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý tại địa phương.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu
2.1.1.1. Khái niệm khí hậu, thời tiết, biến đổi khí hậu
* Khái niệm thời tiết:
Thời tiết là tập hợp các trạng thái của của các yếu tố khí tượng xảy ra
trong khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định như nắng
hay mưa, nóng hay lạnh, ẩm hay khơ ráo. Hầu hết các hiện tượng thời tiết
diễn ra trong tầng đối lưu. Thuật ngữ này thường nói về hoạt động của các
hiện tượng khí tượng trong các thời kì ngắn (ngày hoặc giờ), khác với thuật
ngữ "khí hậu" - nói về các điều kiện khơng khí bình qn trong một thời gian
dài. Khi khơng nói cụ thể, "thời tiết" được hiểu là thời tiết trên trái đất. [15]
Thời tiết bị chi phối bởi sự chênh lệnh áp suất khơng khí giữ nơi này và
nơi khác. Sự khác biệt về áp suất và nhiệt độ có thể xảy ra do góc chiếu của
ánh sáng tại một điểm đang xét, giá trị này thay đổi theo vĩ độ tính từ vùng
nhiệt đới. Sự tương phản mạnh về nhiệt độ khơng khí giữa vùng nhiệt đới và
cực làm sản sinh dịng chảy khơng khí mạnh.
Hệ thống thời tiết ở những vùng vĩ độ trung bình như xốy thuận ngồi
vùng nhiệt đới (extratropical cyclone) gây ra bởi sự bất ổn định về dịng chảy
khơng khí mạnh này. Do trục quay của trái đất hơi nghiêng so với mặt phẳng
quỹ đạo nên ánh sáng mặt trời tạo thành các góc khác nhau vào những thời
điểm khác nhau trong năm. Trên bề mặt trái đất, hàng năm nhiệt độ thường
dao động trong khoảng ±40 °C (−40 °F đến 100 °F). Qua hàng ngàn năm, sự
thay đổi của quỹ đạo trái đất ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố năng
lượng mặt trời tiếp nhận được trên trái đất và ảnh hưởng đến khí hậu trong
thời gian dài cũng như sự biến đổi khí hậu.



5

* Khái niệm khí hậu:
Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời
gian dài. Thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm, nhưng có thể khác tùy
theo mục đích sử dụng. Khí hậu cũng bao gồm các số liệu thống kê theo ngày
hoặc năm khác nhau.
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó. Ví
dụ như: Trong phạm vi một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc trên toàn cầu
trên cơ sở của một chuỗi dữ liệu dài (khoảng 30 năm trở lên).[13]
Ở mỗi nơi trên Trái Đất, trong những năm khác nhau, thời tiết diễn ra
khác nhau, song trong sự khác biệt của thời tiết hàng ngày, hàng tháng, hàng
năm ở mỗi địa phương, ta vẫn có thể phân biệt được một loại khí hậu hồn
tồn xác định.
Những điều kiện khí quyển ít nhiều biến thiên trong q trình một năm:
từ mùa đơng sang mùa hè và từ mùa hè sang mùa đông. Tập hợp những điều
kiện khí quyển đó ít nhiều biến đổi từ năm này sang năm khác. Những sự biến
đổi này có đặc tính dao động lân cận giá trị trung bình nhiều năm. Như vậy
khí hậu có đặc tính ổn định.
Cũng chính vì vậy, khí hậu là một trong những đặc trưng địa lí tự nhiên
của địa phương, một trong những thành phần cảnh quan của địa lí. Mặt khác,
giữa các q trình khí quyển và trạng thái mặt đất (kể cả đại dương thế giới)
có những mối liên quan chặt chẽ nên khí hậu cũng liên quan với những đặc
điểm địa lí và các thành phần cảnh quan địa lí khác.[14]
* Khái niệm biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu được định nghĩa là “bất kỳ thay đổi khí hậu theo thời
gian do sự biến thiên của tự nhiên hay là kết quả hoạt động của con người”.
Theo định nghĩa của IPCC, biến đổi khí hậu có thể được hiểu như là do sự
thay đổi trong khoảng thời gian dài của nhiệt độ và lượng mưa trung bình.



6

Biến đổi khí hậu là sự trạng thái trạng của khí hậu so với trung bình
hoặc dao động của biến đổi khí hậu duy trì trong một thời gian dài. Biển đổi
khí hậu có thể là do các q trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên
ngoài do các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển
hay trong khai thác sử dụng đất.
Như vậy, biến đổi khí hậu là những thay đổi bất thường của thời tiết
thơng qua giá trị trung bình của các yếu tố khí tượng trung bình quan sát trong
một khoảng thời gian dài. Sự thay đổi theo một chiều hướng xấu, khơng có lợi
cho sinh vật sống trên trái đất và các hoạt động của con người.[6]
Khả năng tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra là mức độ của một hệ
thống (tự nhiên, kinh tế, xã hội) có thể tổn thương do biến đổi khí hậu hoặc
khơng có khả năng thích ứng với những tác độn bất lợi của biển đổi khí
hậu.[6]
2.1.1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu có thể chia ra làm hai loại:
nguyên nhân khách quan và nguyên nhân do con người.
* Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân do sự biến đổi của tự nhiên
bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, có sự thay đổi quỹ đạo trái
đất, sự thay đổi vị trí và quy mơ của các châu lục, sự biến đổi của các dạng
hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.
* Nguyên nhân do con người: Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động
của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất, nguồn nước và
sự gia tăng lượng khí phát thải CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt
động của con người.
Như vậy, biến đổi khí hậu khơng chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu
ứng nhà kính (sự nóng lên của trái đất) mà cịn bởi nhiều nguyên nhân khác.

Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mỗi quan hệ


7

giữa quá trình tăng nhiệt độ trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và
các khí nhà kính khác trong khí quển, đặc biệt trong kỷ ngun cơng nghiệp.
Trong suốt gần 1 triệu năm trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí
CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ 170 đến 280 phần triệu (ppm).
Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức 387 ppm và sẽ còn tiếp
tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa. Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí
CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân của
vấn đề biến đổi khí hậu là do trái đất không thể hấp thụ hết được lượng khí
CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí
quyển.[16]
2.1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
* Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới:
Tình hình thay đổi hệ thống khí hậu trên thế giới đã được chứng minh
bằng các bằng chứng về khoa học. Các bằng chứng được tích lũy cho thấy
rằng ngồi việc khí hậu thay đổi tự nhiên, điều kiện khí hậu trung bình đo
được qua khoảng thời gian kéo dài cũng thay đổi [4].
Sự tăng lên của nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất đã được chỉ ra
trong năm 1861. Sự nóng lên tồn cầu là hiện tượng chưa từng thấy của hệ
thống khí hậu. Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007), nhiệt độ
trung bình tồn cầu đã tăng khoảng 0,740C trong thời kì 1906- 2005 và tốc độ
tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó.
Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương. Nhiệt độ ở Bắc
Cực tăng gần gấp hai lần đối với tăng nhiệt độ toàn cầu 1,50C/100 năm.
Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở các khu vực có vĩ
độ hơn 300. Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở các khu vực nhiệt

đới từ giữa những năm 1970. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều
khu vực trên thế giới (IPCC, 2007).


8

Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng
cao. Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giản nở nhiệt của
đại dương và sự băng tan. Theo số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kì
1961- 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình tồn cầu
khoảng 1,8 ± 0,5 mm/năm và số liệu lấy ở vệ tinh trong giai đoạn 1993- 2003
là 3,1 ± 0,7 mm/năm, nhanh hơn đáng kể so với thời kì 1961- 2003.
Biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự nóng lên tồn cầu và
mực nước biển dâng, chủ yếu do các hoạt động kinh tế- xã hội của con người
gây phát thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính.[4]
Biến đổi khí hậu khơng chỉ liên quan với thay đổi các yếu tố khí hậu
trung bình trong khoảng thời gian dài mà cịn thay đổi trong sự hình thành các
hiện tượng thời tiết cực đoan, tần suất và cường độ hoạt động của chúng.
* Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam:
Nằm trong vùng nhiệt đới của Bắc bán cầu, một phần từ những thay đổi
chung của khí hậu tồn cầu, Việt Nam có một số thay đổi cụ thể. Theo Tiến sĩ
Phạm Khôi Nguyên, bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường nghiên cứu cho
biết thời tiết khí hậu ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua đã có nhiều thay
đổi. Thứ nhất, từ năm 1958- 2007 nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã
tăng lên khoảng từ 0,5- 0,70C; nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ
mùa hè và nhiệt độ các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí
hậu phía Nam. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961- 2000)
cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960), (theo chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, bộ TNMT, 2008). Thứ
hai, lượng mưa trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình

năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) khơng rõ rệt theo các thời kì và
trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên có giai đoạn giảm xuống.
Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí


9

hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm
qua (1958- 2007) đã giảm 2%. Thứ ba, số đợt khơng khí lạnh ảnh hưởng đến
Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị
thường lại thường xuất hiện mà gần đây nhất là đợt khơng khí lạnh gây rét
đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ.
Thứ tư, ở những năm gần đây bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn.
Quỹ đạo bão có dấu hiệu xuất hiện dần về phía Nam và mùa bão kết thúc
muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn. Thứ năm, số ngày mưa
phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần từ thập kỷ 1981- 1990 và chỉ còn
gần một nữa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây. Thứ sáu, tốc độ dâng lên
của mực nước biển trung bình của Việt Nam trong khoảng 50 năm qua tăng từ
25- 30 cm.[4]
2.1.1.4. Ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu
- Các hệ sinh thái phá hủy
Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao là thử
thách cho các hệ sinh thái. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, khơng
khí bị ơ nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, các vấn đề y tế liên
quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống con người mà cịn là vấn đề
sinh tồn.
San hơ bị tẩy trắng do nước biển ấm lên chỉ là một trong rất nhiều tác
hại của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái.
- Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc

có nguy cơ bị tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến
6,4°C nữa. Sự mất mát này là do mất mơi trường sống vì đất bị hoang hóa, do
nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có


10

một số loài động vật di cư đến cực để tìm mơi trường sống có nhiệt độ phù
hợp. Ví dụ như loài cáo đỏ, trước đây trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ
thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực. Con người cũng khơng nằm ngồi tầm
ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng
đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật mất đi cũng
đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta
cũng mất đi.
- Chiến tranh và xung đột
Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất
nhưng dân số cứ tiếp tục tăng lên; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến
tranh gữa các nước và vùng lãnh thổ.
Do nhiệt độ trái đất nóng lên và BĐKH theo chiều hướng xấu đã dần
làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình
do BĐKH là ở DarFur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán
kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí
nhiều năm khơng mưa, làm nhiệt độ có thể tăng lên rất cao.
Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan
hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn định về an ninh.
- Các tác hại đến kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do BĐKH gây ra cũng ngày càng tăng theo
nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỷ đơ
la; ngồi ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần

một số tiền khổng lồ, khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền
kinh tế.
Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người
dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang, các chính phủ
phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút
đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ
rất cấp thiết.


11

- Dịch bệnh
Nhiệt độ tăng vô cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền
nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.
Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan
tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí
hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan
đến BĐKH, như bệnh tim, các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.
- Hạn hán
Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì
một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán
làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn nước
cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ
chịu cảnh đói khát.
Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan và Châu Phi đang hứng chịu
những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình
trạng này cịn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm

2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn
nước sinh hoạt và canh tác.[17]
2.1.2. Tổng quan về cây lúa
2.1.2.1. Đặc điểm thực vật học
Các giống lúa Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao, thời gian
sinh trưởng (dài hay ngắn), chịu thâm canh, chịu chua mặn, chống chịu sâu
bệnh,… khác nhau. Song cây lúa Việt Nam đều có những đặc tính chung về
hình thái, giải phẫu và đều có chung các bộ phận rễ, thân, lá bông và hạt.


12

* Rễ lúa: Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa,
rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
- Thời kỳ mạ: Nếu mạ gieo thưa, rẽ mạ có thể dài từ 5-6cm. Tiêu chuẩn
của mạ tốt là bộ rễ ngắn, nhiều rễ trắng.
- Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ
nhánh, làm đòng.
- Thời kỳ trỗ bông: Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ trỗ bơng, số
lượng rễ có thể đạt tới 500-800 cái. Chiều dài rễ đạt 2-3km/cây khi cây được
trồng riêng trong chậu.
Trên đồng ruộng, phạm vi ra rễ chỉ ở những mắt gần lớp đất mặt (020cm là chính)
Khi cấy lúa quá sâu (>5 cm), cây lúa sẽ tạo ra 2 tầng rễ, trong thời gian
này cây lúa chậm phát triển giống như hiện tượng lúa bị bệnh ngẹt rễ, cấy ở
độ sâu thích hợp (33-5cm) sẽ khắc phục được hiện tượng trên.
Để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, cần làm cỏ sục bùn điều chỉnh
lượng nước hợp lý, tạo điều kiện cho tầng đất vùng rễ thơng thống, bộ rễ
phát triển mạnh, cây lúa sinh trưởng tốt, chống chịu được những sâu bệnh,
năng suất cao.
* Thân lúa

- Hình thái
+ Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trỗ, thân lúa được
bao bọc bởi bẹ lá.
+ Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2. Chỉ vài
lóng ở ngọn dài ra, số cịn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất, một
lóng dài hơn 5 mm được xem là lóng dài.
+ Số lóng dài: Từ 3-8 lóng. Theo giải phẫu ngang lóng, lóng có một
khoảng trống lớn gọi là xoang lỏi.


13

+ Chiều cao cây, thân:
- Chiều cao thân
Được tính từ gốc đến cổ bông.
Chiều cao thân và chiều cao cây liên quan đến khả năng chống đổ của
giống lúa.
- Nhánh lúa
Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4-5 lá thật. Ở ruộng lúa cấy, sau khi bén
rễ hồi xanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ làm
đốt, làm đòng.
Từ cây mẹ đẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp 2, nhánh
cấp 2 đẻ nhánh cấp 3. Những nhánh hình thành vào giai đoạn cuối thường là
nhánh vơ hiệu.
Thường thì các giống lúa mới khả năng đẻ nhánh cao, tỷ lệ nhánh hữu
hiệu cũng cao hơn các giống lúa cũ, cổ truyền.
+ Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống, nhất là điều
kiện chăm sóc, ngoại cảnh,…Cây lúa có nhiều nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu
cao, năng suất sẽ cao.
* Lá lúa.

Hình thái.
Lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá.
+ Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
+ Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai).
+ Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
+ Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Tốc độ ra lá thay đổi
theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh.
- Thời kỳ mạ non: trung bình 3 ngày ra được 1 lá.


14

- Thời kỳ mạ khoẻ: từ lá thứ 4, tốc độ ra lá chậm lại, 7-10 ngày ra được
1 lá.
- Thời kỳ đẻ nhánh: 5-7 ngày/1lá ở vụ mùa.
- Cuối thời kỳ đẻ nhánh – làm đòng: khoảng 12 – 15 ngày/lá. cây lúa
trỗ bơng cũng là lúc hồn thành lá đòng.
Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thời vụ cấy, biện pháp bón
phân và quả trình chăm sóc. Thường số lá của các giống :
- Giống lúa ngắn ngày: 12 – 15 lá
- Giống lúa trung ngày: 16 – 18 lá
- Giống lúa dài ngày : 18 – 20 lá
Chức năng của lá.
Lá ở thời kỳ nào thường quyết định đến sinh trưởng của cây trong thời
kỳ đó. Ba lá cuối cùng thường liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ
làm địng và hình thành hạt.
Chức năng của bẹ lá.
- Chống đỡ cơ học cho toàn cây
- Dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông

Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ,
tuổi thọ lá (nhất là lá đòng), lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
* Hoa Lúa:
Quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt lúa:
Lúa là loại cây tự thụ phấn. Sau khi bơng lúa trỗ một ngày thì bắt đầu
q trình thụ phấn. Vỏ trấu vừa hé mở từ 0-4 phút thì bao phấn vỡ ra, hạt
phấn rơi vào đầu nhuỵ và hợp nhất với noãn ở bên trong bầu nhuỵ để bầu
nhuỵ phát triển thành hạt.
Thời gian thụ phấn kể từ khi vỏ trấu mở ra đến khi khép lại kéo dàI
khoảng 50-60 phút. Thời gian thụ tinh kéo dài 8 giờ sau thụ phấn.


15

Trong ngày thời gian hoa lúa nở rộ thường vào 8-9 giờ sáng khi có điều
kiện nhiệt độ thích hợp, đủ ánh sáng, quang mây, gió nhẹ. Những ngày mùa
hè, trời nắng to có thể nở hoa sớm vào 7 – 8 giờ sáng. Ngược lại nếu trời âm
u, thiếu ánh sáng hoặc gặp rét hoa phơi màu muộn hơn, vào 12 – 14 giờ.
Sau thụ tinh phôi nhũ phát triển nhanh để thành hạt. Khối lượng hạt gạo
tăng nhanh trong vòng 15- 20 ngày sau trỗ, đồng thời với q trình vận
chuyển và tích luỹ vật chất, hạt lúa vào chắc và chín dần.
* Bơng và hạt lúa:
Thời gian hình thành bơng kể từ khi cây lúa bắt đầu phân hố địng cho
đến khi lúa trỗ. Thời kỳ này nếu được chăm bón tốt, cây lúa đủ dinh dưỡng
bơng lúa sẽ phát triển đầy đủ giữ nguyên được đặc tính của giống. Thời gian
phát triển bơng ở giống ngắn ngày ngắn hơn ở giống dài ngày.
- Hạt lúa gồm: Gạo lức và vỏ trấu.
+ Gạo lức gồm: Phôi và phôi nhũ.
+ Vỏ trấu gồm: Trấu trên và trấu dưới. Trấu dưới lớn hơn trấu trên và
bao khoảng hai phần ba bề mặt gạo lức trưởng thành.

Ở ẩm độ 0%, một hạt lúa nặng khoảng 12 – 44 mg. Chiều dài, rộng, độ
dày của hạt thay đổi nhiều giữa các giống.
Q trình chín của hạt gồm: chín sữa, chín sáp và chín hồn tồn.Thời
gian chín từ 30 – 35 ngày tuỳ theo giống, môi trường và biện pháp canh
tác.[18]
2.1.2.2. Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến
khi chín hồn tồn, thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.
- Đối với lúa cấy: Bao gồm thời gian ở ruộng mạ và thời gian ở ruộng
lúa cấy.
- Đối với lúa gieo thẳng: Được tính từ thời gian gieo hạt đến lúc thu hoạch.


16

Ở miền Bắc các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 90 – 120
ngày, giống lúa trung ngày là 140 – 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ, do
thời vụ gieo cấy có điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian sinh trưởng kéo dài
180 – 200 ngày.
Ở đồng bằng sông Cửu Long các giống lúa địa phương có thời gian
sinh trưởng 200-240 ngày ở vụ mùa, cá biệt những giống lúa nổi có thời gian
sinh trưởng đến 270 ngày.
Quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa gồm 11 giai đoạn:
+ Giai đoạn nảy mầm
+ Giai đoạn mạ
+ Giai đoạn phát triển đốt thân
+ Giai đoạn làm địng
+ Giai đoạn trổ bơng
+ Giai đoạn nở hoa, thụ phấn và thụ tinh
+ Giai đoạn làm hạt

+ Giai đoạn chín sữa
+ Giai đoạn chín sáp
+ Giai đoạn chín hồn toàn.[18]
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo trên thế giới
BĐKH gây ra những ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa gạo trên tồn thế
giới. Tình trạng sa mạc hóa đang gia tăng với tốc độ báo động, gấp đôi so với
những năm 1970.
Theo tính tốn, đến năm 2025 sẽ có 2/3 diện tích đất canh tác lúa ở
châu Phi, 1/3 diện tích đất canh tác ở châu Á và 1/5 diện tích đất canh tác ở
Nam Mỹ khơng cịn sử dụng được. Các nước Trung Á cũng bị ảnh hưởng
nặng, đặc biệt Kazakhstan kể từ năm 1980, gần 50% diện tích trồng lúa đã bị
bỏ hoang vì đất q cằn trong tiến trình sa mạc hóa.


×