Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De thi thu tot nghiep THPT TX Lai Chau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.08 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ (Đề thi có 04 trang). KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 Môn thi: SINH HỌC – Giáo dục trung học phổ thông Thời gian làm bài: 60 phút.. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1.Đột biến đa bội góp phần hình thành loài mới, chủ yếu ở A. thực vật. B. động vật. C. thực vật có hoa. D. động vật và thực vật có hoa. Câu 2. Bộ ba mã sao 5'GAX3' có bộ ba đối mã tương ứng là A. 5'XUG3'. B. 5'XAX3'. C. 3'XUG5'. D. 5'GTX3' . Câu 3.Bộ NST lưỡng bội của một loài 2n = 24. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu thể ba ở loài này? (Không tính thể ba kép) A. 24. B. 22. C. 25. D. 12. Câu 4. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử bao gồm các quá trình A. phiên mã, dịch mã. B. nhân đôi, dịch mã. C. dịch mã. D. nhân đôi, phiên mã, dịch mã. Câu 5. Về cấu tạo, cả ADN và prôtêin đều có đặc điểm chung là A. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có tính đa dạng và tính đặc thù. B. đơn phân có cấu trúc tương tự nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung. C. các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết phốtphođieste. D. thành phần nguyên tố hoá học giống nhau. Câu 6. Ở cà chua gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cà chua tứ bội giao phấn với nhau thu được F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 35 đỏ : 1 vàng. Kiểu gen của bố mẹ là A. AAAA x aaaa. B. AAaa x AAaa . C. AAAa x AAAa . D. Aaaa x Aaaa . Câu 7. Những loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi chiều dài của gen? A. Mất 1 cặp nuclêôtít. B. Thay thế 1 cặp nuclêôtít và thêm 1 cặp nuclêôtít. C. Thêm 1 cặp nuclêôtít. D. Thay thế 1 cặp nuclêôtít. Câu 8. Khi cho gà trống trắng lai với gà mái đen đều thuần chủng thu được F1 đều có lông xanh da trời. Tiếp tục cho gà F1 giao phối với nhau được F2 phân li theo tỉ lệ 1 gà lông đen : 2 gà lông xanh da trời : 1 gà lông trắng. Kết quả phép lai cho thấy màu lông gà chi phối bởi qui luật di truyền A. trội hoàn toàn. B. trội không hoàn toàn. C. tương tác đồng trội giữa các gen không alen. D. tác động gây chết của các gen alen. Câu 9. Cho đậu Hà lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn lai với nhau được F1 đều hạt vàng, trơn. Các gen qui định các tính trạng trên phân li độc lập. Cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là A. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, trơn. B. 9 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, nhăn. C. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. D. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, nhăn :1 xanh, trơn. Câu 10. Di truyền liên kết gen là hiện tượng A. các gen trong nhóm liên kết không phân li với nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. B. các gen nằm trên một nhiễm sắc thể thường di truyền cùng nhau và làm thành một nhóm gen liên kết. C. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân. D. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các nhiễm sắc thể tương đồng. Ab Câu 11. Một cá thể có kiểu gen với tần số hoán vị 20% sẽ tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ aB A. AB = ab = 30% ; Ab = aB = 20% B. AB = ab = 40% ; Ab = aB = 10% C. AB = ab = 10% ; Ab = aB = 40% D. AB = ab = 20% ; AB = aB = 30% Câu 12. Biết một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho tỉ lệ kiểu hình trội cả 3 tính trạng (A-B-D-) là A. 27/64. B.1/8 C. 9/64 D. 9/16.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 13. Sự tương tác giữa hai gen không alen, trong đó hai loại gen trội khi đứng riêng lẽ đều xác định cùng một kiểu hình, trong kiểu gen có mặt của cả 2 gen trội cho 1 kiểu hình mới. Cho P. AABB x aabb → F1, cho F1 x F1 → F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 15 : 1 C. 9 : 6 : 1 D. 9 : 3 : 4 Câu 14. Sự di truyền liên kết với giới tính là A. sự di truyền các tính trạng do gen nằm trên NST giới tính qui định. B. sự di truyền các tính trạng thuộc về giới tính đực, cái của sinh vật. C. sự di truyền các tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể X qui định. D. sự di truyền các tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể Y qui định. Câu 15. Trường hợp nào sau đây không phải là thường biến? A. Các loài sâu ăn rau đa số có màu xanh. B. Một số loài thực vật ở nước ta như bàng, xoan rụng lá về mùa đông có tác dụng giảm thoát hơi nước. C. Một số loài thú (chồn, cáo,...) ở xứ lạnh, về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè bộ lông thưa hơn, chuyển sang màu vàng nhạt. D. Tắc kè thay đổi màu sắc theo nền môi trường. Câu 16. Một quần thể bao gồm 160 cá thể có kiểu gen AA, 480 cá thể có kiểu gen Aa, 360 cá thể có kiểu gen aa. Tần số tương đối của các alen A và a là A. A = 0,4 ; a = 0,6. B. A = 0,5 ; a = 0,5. C. A = 0,7 ; a = 0,3. D. A = 0,6 ; a = 0,4 . Câu 17. Một quần thể sinh vật có cấu trúc di truyền là 0,4 AA : 0,6 aa. Nếu cho ngẫu phối thì quần thể ở trạng thái cân bằng có tỷ lệ kiểu gen là A. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. B. 0,16 aa : 0,48 Aa : 0,36 AA. C. 0,48 AA : 0,16 Aa : 0,36 aa. D. 0,4 AA : 0,6 aa. Câu 18. Để nhận biết và cắt đứt ADN ở những nuclêotit xác định trong kĩ thuật di truyền người ta sử dụng enzim A. ligaza. B. restrictaza. C. AND polimeraza. D. helicaza. Câu 19. Công nghệ gen là A. qui trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. B. qui trình biến đổi các gen để tạo ra các gen mới. C. qui trình tạo ra các sinh vật bị biến đổi toàn bộ hệ gen với những đặc điểm mới. D. qui trình tạo ra các sinh vật có nguồn gen khác xa với dạng gốc. Câu 20. Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến đa bội lẽ thường không được áp dụng đối với các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu về A. rễ củ. B. thân. C. hạt. D. lá. Câu 21. Khó khăn chủ yếu trong nghiên cứu di truyền người là A.bộ nhiễm sắc thể của người có số lượng lớn. B. kích thước nhỏ, ít sai khác về hình dạng kích thước. C. quá trình sinh sản của người chậm và ít. D. không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến. Câu 22. Để chứng minh thế giới sinh vật có sự tiến hoá, người ta dựa vào 1- bằng chứng địa lí sinh vật học. 3- bằng chứng về chọn lọc tự nhiên. 2- bằng chứng phôi sinh học so sánh. 4- bằng chứng giải phẩu học so sánh. 5- bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Đáp án đúng. A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5. Câu 23. Đối với các loài sinh sản hữu tính, tiêu chuẩn chính xác và khách quan nhất để xác định hai cá thể có thuộc cùng một loài hay không là A. tiêu chuẩn hình thái. B. tiêu chuẩn cách li sinh sản. C. tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh. D. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái. Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu tạo ra tính đa dạng về các giống vật nuôi, cây trồng là do A. quá trình đột biến và giao phối ngẫu nhiên. B. sự phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên. C. quá trình trồng trọt và chăn nuôi của con người. D. sự phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo. Câu 25. Tiến hoá nhỏ là quá trình A. biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đưa đến sự hình thành loài mới. B. diễn ra trên phạm vi rộng, trong thời gian dài..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. phân chia loài thành các nhóm phân loại nhỏ hơn. D. hình thành các đơn vị phân loại trên loài. Câu 26. Nhân tố làm cho tần số các alen của quần thể bị thay đổi nhanh chóng là A. đột biến và chọn lọc tự nhiên. B. chọn lọc tự nhiên và di nhập gen. C. đột biến và yếu tố ngẫu nhiên. D. yếu tố ngẫu nhiên và di-nhập gen. Câu 27. Quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất bao gồm các giai đoạn 1. Tiến hoá hoá học. 2. Tiến hoá tiền sinh học. 3. Tiến hoá sinh học. 4. Tiến hoá vô cơ . A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3. C. 2,3 ,4. D. 1, 3, 4. Câu 28. Những loài cá ưa ôxy thường sống ở A. hồ. B. nơi nước ngọt. C. sông suối D. nơi nước rất sâu. Câu 29. Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái là A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường. B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống trong môi trường. C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Các cá thể cạnh tranh gay gắt giành nguồn sống trong môi trường. Câu 30. Loài sinh vật nào sau đây không phải sinh vật sản xuất? A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Dây tơ hồng. D.Tảo lục. Câu 31. Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ A. vật ăn thịt - con mồi. B. kí sinh vật chủ. C. hội sinh. D. hãm sinh. Câu 32. Nhịp sinh học là A. những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường. B. những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường. C. những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi. D. những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường. II. PHẦN RIÊNG A.Theo chương trình chuẩn ( 8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33. Chất 5BU gây đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X theo cơ chế A. A- T → A – 5BU → X – 5BU → G - X. B. A- T → A – 5BU → G – 5BU → G - X. C. A- T → X – 5BU → G - X. D. A- T → T – 5BU → G – 5BU → G - X. Câu 34. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron lac, khi môi trường không có lactôzơ, gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này bám lên vùng A. khởi động. B. vận hành. C. mã hoá của gen. D. kết thúc. Câu 35. Cây thích hợp để có thể áp dụng consixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao A. cây lúa B. cây đậu tương C. cây củ cải đường D. cây ngô Câu 36. Một đột biến có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị loại ra khỏi quần thể khi nó là A. đột biến gen trội. B. đột biến gen lặn. C. đột biến gen đa alen. D. đột biến gen ở tế bào chất. Câu 37. Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò A. tạo ra các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi. B. tạo ra các cá thể có kiểu hình thích nghi với môi trường. C. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. D. hoàn thiện khả năng thích nghi, sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi. Câu 38. Nhóm động vật trên cạn có khả năng chịu được độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài, có một số đặc điểm như chống sự thoát hơi nước, trốn hạn ... gọi là A. nhóm ưu ẩm vừa. B. nhóm ưa ẩm. C. nhóm chịu được khô hạn. D. nhóm đẳng nhiệt. Câu 39. Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã? A. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học. B. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài. C. Phá vở trạng thái cân bằng sinh học. D. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài. Câu 40. Ở môi trường nào sau đây thường có chuổi thức ăn dài, nhiều mắt xích nhất? A. Môi trường trên cạn. B. Môi trường nước. C. Môi trường sinh vật. D. Sa mạc..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B. Theo chương trình Nâng cao ( 8 câu, từ câu 41 đến 48) Câu 41. Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi giống nhau ở chổ A. các đột biến này đều biểu hiện ra ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến. B. nếu là đột biến thành gen trội thì được biểu hiện thành một phần của cơ thể. C. đều có thể truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính. D. các đột biến không biểu hiện ra ngay trên kiểu hình của cơ thể nhưng có thể di truyền được. Câu 42. Một gen (ADN sợi kép) có 3800 nuclêôtít, số lượng nuclêôtít loại Ađênin là 450. Số liên kết hiđrô trong gen là A. 4700. B. 1095. C. 5350. D. 5250. Câu 43. Đột biến nhân tạo thường xuất hiện với tần số cao hơn đột biến tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu vì A. con người chủ động tạo ra để cung cấp cho quá trình chọn lọc. B. tác nhân gây đột biến thường có cường độ và liều lượng cao hơn trong tự nhiên. C. thành phần của tác nhân gây ra đột biến rất đa dạng. D. vật nuôi và cây trồng thường dễ phát sinh đột biến hơn các loài trong tự nhiên. Câu 44. Để trở thành đơn vị tiến hoá cơ sở phải có các điều kiện. 1- có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian. 2- biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ. 3- tồn tại thực trong tự nhiên. 4- có tính bảo toàn số lượng cá thể. Phương án đúng là A. 1, 2. B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4. Câu 45. Sinh giới được tiến hoá theo các chiều hướng 1- ngày càng đa dạng và phong phú. 2- tổ chức cơ thể ngày càng cao. 3- từ dưới nước lên trên cạn. 4- thích nghi ngày càng hợp lí. Phương án đúng là A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 4. Câu 46. Cấu trúc tuổi của một quần thể có dạng hình tháp, đáy rộng cho thấy quần thể này thuộc loại A. đang ổn định. B. đang bắt đầu suy thoái. C. đang tăng trưởng nhanh. D. bị hạn chế bởi một số yếu tố môi trường. Câu 47. Tập hợp các loài sinh vật sống trong hồ Tây được gọi là A. quần xã sinh vật. B. quần thể sinh vật. C. các quần thể thực vật. D. nhóm sinh vật dị dưỡng. Câu 48. Trong chu trình sinh địa hóa, loại sinh vật có vai trò như một cầu nối giữa môi trường và quần xã sinh vật là A. sinh vật sản xuất. B. vi sinh vật sống hoại sinh. C. sinh vật tiêu thụ. D. sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.. ------------------- HẾT ----------------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×