Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Bước đầu tìm hiểu công cuộc cải cách hành chính ở gia định dưới triều minh mạng (1820 1840)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.33 KB, 88 trang )

MỤC LỤC
Trang
* Dẫn luận
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5
5. Bố cục của đề tài
* Nội dung
Chương 1: Một số vấn đề về bộ máy nhà nước từ sơ khởi đến thời Gia Long
1.1. Các cuộc cải cách hành chính trước thời nhà Nguyễn.
7
1.2. Bộ máy hành chính thời Gia Long .
Chương 2: Vài nét về công cuộc cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng
(1820-1840)
2.1. Tiểu sử, tư tưởng chính trị nổi bật của Minh Mạng.
2.1.1. Tiểu sử vua Minh Mạng (1791 - 1841)
2.1.2. Sự lên ngôi của Minh Mạng
2.1.3. Tư tưởng chính trị nổi bật của Minh Mạng.
2.2. Cơng cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng (1820 - 1840)
2.2.1. Cải cách hành chính ở Trung ương
2.2.2. Cải cách hành chính ở địa phương:
Chương 3: Cuộc cải cách hành chính ở Gia Định dưới triều Minh Mạng
3.1. Lịch sử hình thành vùng đất Gia Định
3.1.1. Gia Định trước năm 1765
3.1.2. Địa danh Gia Định (1698-1832)
3.2. Vị trí của vùng đất Gia Định đối với sự phát triển của nước Đại Nam
3.2.1. Về kinh tế
3.2.2. Về chính trị - qn sự
3.3. Cơng cuộc cải cách hành chính ở Gia Định


*Kết luận
* Tài liệu tham khảo
* Phụ lục

1
1
3
5

6

15

23
23
26
29
37
37
45
52
53
56
58
58
63
66
75
79



Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

1


Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Vừa qua, vào tháng11 năm 2002, một cuộc hội thảo khoa học quốc
gia về lịch sử thời Nguyễn diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Có thể nói, lịch sử triều Nguyễn - vương triều đại diện cho chế độ
phong kiến cuối cùng của đất nước ta cho đến hơm nay cịn chất chứa nhiều
vấn đề thời sự. Có lẽ, sự ra đời của nhà nước phong kiến mang dòng họ
Nguyễn vốn đã gặp bao gian nan thử thách, nhưng rồi sau khi xây dựng
củng cố đất nước chưa được bao lâu, bối cảnh thời đại ập đến, “bắt ”nhà
Nguyễn phải “hứng chịu” trong khi khơng có kinh nghiêm ứng phó. Cuối
cùng, sự chấm dứt nhà nước Nguyễn với tư cách là vai trò đứng đầu một
đất nước thống nhất và nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp.
Nghiên cứu lịch sử triều Nguyễn có nhiều vấn đề nổi cộm, đan xen

phức tạp. Chính vì vậy mà nhiều cuộc tranh luận lịch sử về triều đại này
vẫn tiếp tục diễn ra. Có những vấn đề chỉ xét riêng các vua Nguyễn và cũng
có những vấn đề triều Nguyễn chịu sự chi phối đặc điểm chung của “phong
cách nho giáo ” và “quỹ đạo châu Á” lúc bấy giờ.
Học lịch sử Việt Nam cận hiện đại, giai đoạn 143 năm tồn tại của
triều Nguyễn. Để lý giải tất cả các vẫn đề xảy ra trong q trìng đó,thật
khơng phải là một vấn đề đơn giản. Nhưng hiện nay trong thời kỳ đầu, tức
thời gian nhà Nguyễn tồn tại với tư cách thống lĩnh nước Việt trong 81
năm, các nhà nghiên cứu đã có những nhìn nhận khách quan, đúng đắn,
khoa học để đánh giá đúng cơng lao đóng góp nhà Nguyễn cho đất nước.
Ngày nay, khi nhắc đến những thành tựu của nhà Nguyễn trong thời
kỳ đó người ta thường kể đến các mặt: sự nghiệp thống nhất đất nước,
những tác phẩm đồ sộ về văn chương, sử học gặt hái nhiều thành công và
trở thành ngành khoa học riêng biệt có cơ quan chuyên trách. Ngồi ra, cịn
có thành tựu về học thuật, tư tưởng ... Dù cho có cịn nhiều ý kiến nhận xét,
phê phán về triều Nguyễn thì những thành tựu dưới triều Nguyễn là điều
2


Phan Thị Hương

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

khơng thể phủ nhận và người ta thường nói nhà Nguyễn “được mùa về văn
hố”.
Nhưng có lẽ vẫn cịn tồn tại một số người chưa suy luận một cách
lơgíc rằng những thành tựu đạt được đó là hệ quả của cơ cấu tổ chức quản
lý - một bộ máy hành chính vận hành có hiệu quả được cải cách hoàn thiện

dưới triều Minh Mạng (1820-1840). Bộ máy hành chính đó như là bệ đỡ
cho “dạng vật chất đầu tiên” để “sản sinh” ra các dạng vật chất khác.
Ở đây, quy tắc làm việc, lề lối làm việc và chuyên trách làm việc các
cơ quan của con người thời Nguyễn - Minh Mạng chính là cái ta bàn đến.
Bởi vì vấn đề hành chính “là hoạt động của các tổ chức xã hội điều hành
toàn bộ công việc của hệ thống Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, là sự thực
thi pháp luật bằng các văn bản pháp quy, các thiết chế, các quy trình và thủ
tục một cách hợp lý và có hiệu quả; là một hệ thống quản lý bảo đảm cho
xã hội phát triển có kỷ cương nền nếp theo yêu cầu của giai cấp cầm
quyền”[38,11]. Thế nên, cải cách nền hành chính quốc gia thực chất là điều
chỉnh và đổi mới cơ cấu và sự vận hành của bộ máy quản lý về phương
diện tổ chức và thiết chế nhằm thúc đẩy tính hiệu quả của tổ chức để đáp
ứng yêu cầu của thực tế khách quan và đạt được nhanh chóng những mục
tiêu phát triển đất nước theo ý thức của nhà cầm quyền.
Cơng cuộc cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng (1820-1840),
đã đặt ra những thiết chế mới và có sự đổi mới trong việc quản lý đất nước
ta nửa đầu thế kỷ XIX. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, việc tổ chức bộ máy
hành chính như chia đặt tỉnh, các công việc quản lý huyện, xã việc thanh
tra, giám sát quan lại ... dưới triều Minh Mạng, trong chừng mực nào đó
vẫn cịn mang tính thời sự và không kém phần cần thiết cho các nhà quản
lý hành chính hiện nay.
Bước sang thời hiện đại, có một thời kỳ, có lẽ do rải qua chiến tranh
tàn khốc quyết liệt, chúng ta đã không biết kế thừa những cuộc cải cách
hành chính trong lịch sử mà sát nhập một vài tỉnh lại với nhau. Thực tế đó
đã dẫn tới kết quả trên nhiều lĩnh vực nhất là ở quản lý hành chính khiến

3


Phan Thị Hương


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

nhà nước phải có chính sách điều chỉnh lại. Hiện nay, chúng ta đang đặt
vấn đề cải cách hành chính dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX,không
chỉ là nhu cầu hiểu biết,nhiệm vụ của người muốn nghiên cứu khoa học mà
cịn góp phần giúp những người quan tâm nhất là những người làm cơ quan
quản lý hành chính có cái nhìn cụ thể và vấn đề có tính khoa học vừa có
tính thực tiễn này.
Hiện nay,việc nghiên cứu lịch sử vùng đất “Gia Định xưa” đặc biệt
được chú trọng,có lẽ vì Nam Bộ ngay nay có tầm quan trọng mang tính đầu
cầu đối với chiến lược phát triển của quốc gia. Nhất là trong những năm
cuối cùng của thế kỷ trước(thế kỷXX), đất nước kỷ niệm “300 năm Sài
Gòn - Gia Định ” (1698-1998). “Gia Định xưa ”được viết “rầm rộ” trên các
báo, tạp chí, các sách có liên quan đến lịch sử Nam Bộ được tái bản lại
hoàn toàn.Tuy nhiên, trong tất cả các tài liệu trên phần cải cách hành chính
ở Gia Định chưa có tài liệu nào lý giải một cách tồn diện thấu đáo trong
khi cuộc cải cách đó có ỹ nghĩa thực tiễn rất lớn đối vói sự phát triển của
đất nước Đại Nam .
Khi học tập lịch sử triều Nguyễn giai đoạn này, chúng tôi muốn
nghiên cứu cuộc cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng(1820-1840),
đặc biệt là ở Gia Định.Như vậy, khơng có nghĩa là chúng tơi nghiêng về xu
hướng đề cao nhà Nguyễn.Đấy chính là sự phiến diện trong cơ hội nhìn
nhận lại về lịch sử nhà Nguyễn mà là chúng tôi muốn nghiên cứu để hiểu
thấu hơn bản thân một vấn đề lịch sử.Hơn nữa, trong chương trình phổ
thơng thì viêc nghiên cưú nghiêm túc đề tài không những nâng cao tầm
hiểu biết mà con phục vụ cho việc dạy học về sau. Vì tất cả những lý do
trên mà tôi đã chọn đề tài”Bước đầu tìm hiểu cơng cuộc cải cách hành

chính ở Gia Định dưới triều Minh Mạng (1820-1840)” để nghiên cứu.
2. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI

“Cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng (1820-1840) không phải
là một đề tài mới. Trước khi xuất hiện những tư liệu nghiên cứu về cuộc cải
cách về bộ máy nhà nước Nguyễn đã có những bộ sử đề cập đến. Bộ “Việt

4


Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, xuất bản năm 2000. Như tính sử lược
của nó, cải cách hành chính của Minh Mạng được nhắc qua trong số những
sự nghiệp khác của vua Nguyễn. Quyển “Lịch sử Việt Nam” (Từ nguồn
gốc đến thế kỷ XIX), in năm 1956 của Đào Duy Anh cũng chỉ dùng bảy
dịng nói đến cuộc cải cách đó. Năm 1960 bộ sách “ Lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam” tập 3, do Phan Huy Lê chủ biên cũng chỉ dành mười trang
trình bày bộ máy chính quyền Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
Do tính chất giáo trình của các tài liệu trên mà cải cách hành chính
dưới triều Minh Mạng là một vấn đề điểm qua mang tính thơng sử.
Tháng 6/1993, trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử - Tập chuyên san về
nhà Nguyễn có bài của PGS. Nguyễn Danh Phiệt với tiêu đề “Suy nghĩ về :
Bộ máy Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Nguyễn nửa đầu thế kỷ
XIX”, nhưng đây chỉ là bài tạp chí nhận xét bộ máy Nhà nước quân chủ
Nguyễn trong xu thế phát triển của lịch sử. Đầy đủ nhất về cuộc cải cách hành

chính của Minh Mạng là Luận án PTS bảo vệ năm 1994 của Nguyễn Minh
Tường và tiếp đó là tư liệu “Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn 18021884”, xuất bản năm 1997 do Đỗ Bang chủ biên. Đến nay chưa có tư liệu nào
viết về cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng vượt tầm hai tư liệu trên.
Trong quyển của Nguyễn Minh Tường, ông nghiên cứu cuộc cải cách của
Minh Mạng từ trung ương đến địa phương, còn quyển sách do Đỗ Bang chủ
biên nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và các thay đổi của các cơ quan.
Tất cả nguồn tài liệu nghiên cứu trên, chưa có tài liệu nào đề cập một
cách đầy đủ, toàn diện cũng như ý nghĩa về cuộc cải cách ở Gia Định.
Được sự đồng ý của các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hướng
dẫn TS.Trịnh Thị Thuỷ, tơi mạnh dạn lấy cuộc cải cách hành chính ở Gia
Định làm đề tài khoá luận tốt nghiệp: “Bước đầu tìm hiểu cơng cuộc cải
cách hành chính ở Gia Định dưới triều Minh Mạng (1820-1940)”, với
mong muốn rằng sự nỗ lực hết mình đóng góp khơi phục cuộc cải cách
hành chính ở Gia Định một cách đầy đủ, tồn diện. Ngồi ra, chúng tơi cịn
có một ý muốn dù hết sức nhỏ nhoi đó là góp một phần cơng lao trong giới

5


Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

nghiên cứu sử học đánh giá lại vị trí của vương triều Nguyễn, nhất là dưới
triều vua Minh Mạng (1820-1840) trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
Do hạn chế của bản thân và nguồn tư liệu, chắc chắn đề tài còn chứa
đựng những thiếu sót. Rất mong các thầy cơ giáo cùng bạn bè góp ý để bản
thân tiến bộ hơn nữa trong con đường làm quen với nghiên cứu khoa học khoa học lịch sử.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu là công cuộc cải cách hành chính ở Gia Định
dưới triều Minh Mạng. Do đó phạm vi mà nó xem xét trong cơng cuộc cải
cách hành chính của Minh Mạng (1820-1840). Chính vì thế trước khi đi sâu
vào cuộc cải cách ở Gia Định phải tìm hiểu vài nét về cơng cuộc cải cách
của Minh Mạng trên phạm vi cả trung ương và địa phương.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tài liệu nghiên cứu chủ yếu dựa vào các bộ chính sử của triều
Nguyễn: Đại Nam thực lực chính biên đệ nhị kỷ, xuất bản từ 1962-1964;
Đại Nam hội điển sự lệ, xuất bản năm 1993; Minh Mệnh chính yếu, xuất
bản năm 1972-1974; Đại Nam nhất Thống Chí - Lục tỉnh Nam Việt, 1973;
Gia Định xưa và nay, 1973; Gia Định Thành thông chí, 1998; Cải cách
hành chính dưới triều Minh Mạng, 1996; Tổ chức bộ máy Nhà nước triều
Nguyễn 1802-1884, 1997; Tạp chí Xưa và nay Kỷ niệm 300 năm Sài Gịn Gia Định từ năm 1997 - 1999; Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 1999...
Nhìn lại tiến trình phát triển lịch sử Việt Nam một cách tổng quát
chúng ta sẽ thấy một đặc điểm nổi trội nhất, đó là cứ mỗi lúc lịch sử khẩn
thiết đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phải giải quyết thì xã hội Việt Nam cũng lại
xuất hiện những nhân vật xuất chúng đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử ấy: Đinh
Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, Lý Thường Kiệt với cuộc kháng chiến chống
Tống, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi...
Như thế, ta không phải nghiễm nhiên đặt Minh Mạng đứng ngang
hàng với các vị anh hùng dân tộc. Bởi trong bối cảnh khác nhau họ giải

6


Phan Thị Hương


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

quyết yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau và tầm dân tộc của các nhân vật xây
dựng đất nước thời bình so sánh với thời chiến chắc hẳn có sự chênh lệch
lớn. Song có thể nói trong hồn cảnh lịch sử u cầu lúc đó thì họ cũng đã
hồn thành nhiệm vụ của mình khá xuất sắc và về một mặt nào đó có thể
coi vua Minh Mạng cũng là nhân vật mà lịch sử giao phó những trọng
trách. Sự nghiệp của Minh Mạng khơng dừng lại của sự nghiệp vị vua kế
ngơi dịng họ Nguyễn mà đánh dấu sự phát triển tư tưởng chính trị - văn
hố của dân tộc Việt Nam.
Ở đây, chúng tơi muốn lưu ý đến vấn đề trong trường hợp nhất định,
cá nhân có vai trị quan trọng với bước tiến của lịch sử. Lịch sử cải cách nói
chung, lịch sử tư tưởng cải cách hành chính nói riêng đến triều Minh Mạng
đã thực sự đẩy lên một bước cao hơn phù hợp với mục đích và yêu cầu của
nhà cầm quyền cũng như bối cảnh chung của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Trong đề tài khố luận, chúng tơi sử dụng nghiên cứu tổng hợp nhiều
ngành khoa học. Trong đó phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp
lơ gíc giữ vai trị chủ yếu. Đề tài cũng sử dụng phương pháp đặc thù của
các khoa học khác như nghiên cứu địa danh học, lịch sử, thống kê v.v.. để
hỗ trợ cho tư liệu sử học giải quyết những vấn đề khoá luận đặt ra.
5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần dẫn luận và kết luận, nội dung của khoá luận chia làm
ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề về bộ máy hành chính từ sơ khởi đến thời Gia
Long.
Chương 2: Vài nét về công cuộc cải cách hành chính dưới triều Minh
Mạng

(1820-1840).
Chương 3: Cuộc cải cách hành chính ở Gia Định dưới triều Minh Mạng.

7


Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỘ MÁY NHÀ NƢỚC TỪ SƠ KHỞI
ĐẾN THỜI GIA LONG
1.1. CÁC CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRƢỚC THỜI NHÀ NGUYỄN.

Nghiên cứu các cuộc cải cách hành chính trong tổ chức bộ máy Nhà
nước của lịch sử trung đại phong kiến Việt Nam, đầu tiên ta phải kể đến
cuộc cải cách hành chính của Khúc Hạo năm 907. Nghiên cứu về cuộc cải
cách hành chính của Khúc Hạo ta khơng cốt lấy bề dày của thời gian mà ta
tìm ở đây một tư tưởng canh tân, một tư duy mới thay đổi, cải tạo cái cũ khi
yêu cầu lịch sử đòi hỏi, đặt ra rất sớm ngay từ buổi đầu dựng nền tự chủ.
Song nữa, ta cịn tìm thấy cái nền móng của bộ máy hành chính cho ngơi
nhà trung đại phong kiến Việt Nam được gây dựng mầm mống bắt đầu từ
đây. Đó mới là cái gốc rễ để ta hiểu toàn bộ các cuộc cải cách hành chính
dưới các triều đại nói chung và cơng cuộc cải cách hành chính của Minh
Mạng nói riêng.
Trải qua hơn 1.000 năm dưới ách đô hộ của các triều đại phương

Bắc, vào năm 905, vị hào thổ đất Hồng Châu(1) là Khúc Thừa Dụ đã nhanh
chóng khởi binh, đánh tan quân đô hộ, buộc triều định nhà Đường trong thế
sụp đổ đã phải cách chức tiết độ sứ Độc Cô Tổn, chấm dứt nền đơ hộ của
mình trên đất Tĩnh Hải. Họ Khúc đã trở thành người chủ của An Nam và
đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong thêm "cho Tĩnh Hải quân tiết
Độ sứ Khúc Thừa Dụ chức đồng bình chương sự". Lúc đó, những người
đứng đầu đất nước chưa thành lập vương triều nhưng thật sự "thời Bắc
thuộc" đã chấm dứt vĩnh viễn, đất nước chuyển sang một thời đại mới, thời
đại độc lập, tự chủ dưới chế độ phong kiến.

(1)

Hồng Châu: Hải Dương ngày nay.

8


Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

Trong hơn một thiên niên kỷ xâm lược và đô hộ, các triều đại
phương Bắc ngồi chính sách bóc lột tơ thuế, sai dịch cống nạp và các sản
phẩm q hiếm, chính quyền đơ hộ khơng chỉ dừng lại ở những chính sách
vơ vét cướp bóc tàn bạo đó, mà cịn ráo riết thực hiện chính sách đồng hố
nhằm Hán hố Việt tộc , vĩnh viễn xoá bỏ sự tồn tại của quốc gia Âu Lạc
và dân tộc Việt, biến đất nước Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc.
Để xây dựng và bảo vệ chính quyền vừa mới giành được, lịch sử yêu cầu

họ Khúc phải thực hiện những cải cách về hành chính, chính trị xã hội để
xố bỏ dần những ảnh hưởng sâu sắc và hậu quả nặng nề do thời Bắc thuộc
để lại, khắc phục tính phân tán của quyền lực thủ lĩnh địa phương, xây
dựng một chính quyền dân tộc thống nhất từ Trung ương đến các làng xã.
Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con ông là Khúc Hạo lên kế vị, tiếp
tục sự nghiệp và tinh thần tự chủ của cha mình. Ơng được nhà Hậu
Lương(1)

phong chức "An Nam đơ hộ tiết độ sứ". Từ đó dựa vào sự ủng

hộ của nhân dân, Khúc Hạo đã thực hiện một cuộc cải cách về nhiều mặt
nhằm xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ trong đó có cải cách hành
chính - một bộ phận rất quan trọng trong cuộc cải cách của Khúc Hạo.
Trong cuộc cải cách , Khúc Hạo bãi bỏ bộ máy hành chính, chính
quyền đơ hộ của nhà Đường để thành lập một bộ máy quản lý đất nước
riêng của mình. Chính quyền cũ của phương Bắc từ An Nam đô hộ phủ
đến châu, huyện rồi đến hương, xã (An Nam đô hộ phủ châu  huyện
 xã) . Theo sách "An Nam chí nguyên" của Cao Hùng Trưng(2) thì hương
do chính quyền đơ hộ nhà Đường đặt ra gồm có 2 loại tiểu hương (từ 70
đến 150 hộ) và đại hương (160 - 540 hộ). Hương là một đơn vị hành chính
gồm số xã có địa dư gần nhau. Xã gồm có tiểu xã (10-30 hộ) đại xã (40-60
hộ). Trên thực tế, chính quyền đơ hộ chỉ quản lý cấp châu, huyện và một
phần cấp hương, chứ không thể vươn tay đến làng xã cổ truyền của dân
Việt.

(1)
(2)

Hậu lương: Được tồn tại (907 - 923, thành lập khi nhà Đường sụp đổ năm 907
Sách An Nam Chí Nguyên của Cao Hùng Trưng (Trung Quốc - thế kỷ XVII)


9


Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

Khúc Hạo tổ chức lại bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến
cấp xã nhằm xây dựng một chính quyền dân tộc thống nhất. Ơng chia cả
nước thành những đơn vị hành chính các cấp : lộ, phủ, châu, giáp xã . (Đơn
vị hương trước đó được đổi thành giáp). Đứng đầu giáp là quản giáp và phó
tri giáp. Ngồi những hương cũ đổi thành giáp. Khúc Hạo còn chia đặt
thêm nhiều giáp mới; tổng cộng 314 giáp (thời chính quyền đơ hộ của nhà
Đường ở nước ta có 159 hương). Lãnh thổ thuộc quyền cai quản của chính
quyền mới được mở rộng hơn trước. Ở các giáp , Khúc Hạo còn cho đặt các
chức lệnh trưởng, tá lệnh trưởng và giáp trưởng trông coi nhằm tăng cường
sự quản lý trực tiếp của chính quyền Trung ương đối với các đơn vị hành
chính cơ sở, đồng thời xác lập quyền tự chủ của đất nước.
Kế đó, để nắm được số dân trong nước, Khúc Hạo đã cho lập sổ hộ
khẩu bắt dân đinh phải " kê rõ họ tên, quê quán" và giao cho giáp trưởng
coi giữ. Như sử cũ đã ghi, bấy giờ "chính sự cốt chuộng khoan dung, giản
dị" khiến cho "nhân dân đều được yên vui".
Cộng với một số cải cách kinh tế, những cải cách của Khúc Hạo nói
trên đã tạo điều kiện cho chính quyền địa phương trong nước, góp phần
quan trọng củng cố sự thống nhất lãnh thổ, bước đầu xố bỏ chế độ bóc lột
, áp bức nặng nề của chính quyền đơ hộ, tạo điều kiện cho nhân dân ta
sống và sản xuất "yên vui", ổn định, tránh được mọi sự hạch sách, cưõng

bức của bọn quan lại đô hộ trước đây, đồng thời cũng tạo cơ sở thuận lợi
cho nhân dân ta gia tăng sức lao động sáng tạo, nâng cao dần cuộc sống của
mình. Cuộc cải cách của Khúc Hạo tuy dựa trên những thiết chế đã có của
thời thuộc Đường nhưng đã vượt qua những hạn chế của nó, thể hiện rõ
tinh thần của một quốc gia độc lập, có quyền tự chủ của mình. Những cải
cách đó cũng nhận được sự ủng hộ của nhân dân và thực sự đáp ứng được
những mong muốn của nhân dân khi đã giành lại được độc lập.
Với những ý nghĩa đó, cuộc cải cách của Khúc Hạo có vị trí lịch sử
to lớn, mở đầu cho lịch sử tư tưởng cải cách và các cuộc cải cách nói chung
cải cách hành chính nói riêng trong lịch sử trung đại Việt Nam.

10


Phan Thị Hương

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

Bộ máy hành chính quốc gia Đại Việt trưởng thành dần qua các triều
đại Đinh - Lê -Lý - Trần. Qua các thời kỳ lịch sử bộ máy hành chính nước
Việt vẫn đơn giản do một quy mơ quản lý cịn hạn hẹp và xã hội chưa nảy
sinh những nhiệm vụ đặt ra cho nó. Cuối thời nhà Trần khi vấn đề quý tộc
làm “quẩn chân” bước tiến của lịch sử thì xuất hiện Hồ Q Ly với cuộc
cải cách khá quy mơ trong đó có cải cách hành chính. Song cải cách Hồ
Q Ly phần vì dở dang , thất bại lại thực hiện trong hoàn cảnh quá khắc
nghiệt cả bên trong lẫn bên ngồi.Chính vì thế người ta chỉ phân hiểu tầm
cỡ của nó chứ khơng thể xếp vào thế ưu thúc đẩy bộ máy hành chính thêm
một bước, có chăng đó là sự đóng góp về mặt tư tưởng nhen mầm cho cuộc

cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tơng.
Nếu như, cải cách hành chính của Khúc Hạo đặt cơ sở cho sự tồn tại
và phát triển của chế độ phong kiến, thì cải cách hành chính của Lê Thánh
Tơng đưa chế độ phong kiến đến đỉnh cao, là biểu hiện của sự xác lập và
phát triển chế độ phong kiến Việt Nam về mặt thượng tầng kiến trúc. Cuộc
cải cách Lê Thánh Tông vừa thể hiện sự tiến triển của bộ máy tổ chức hành
chính của quốc gia Đại Việt vừa phù hợp và đáp ứng yêu cầu của lịch sử
Việt Nam bấy giờ.
Công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông bắt nguồn từ sự dựng nghiệp
của nhà Lê, mà trực tiếp nhất là từ chính bản thân Nhà nước Lê sơ trong
những năm đầu từ năm 1428 đến năm 1460 .
Quá trình khởi nghiệp của họ Lê gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn diễn ra trong 10 năm rịng. Giặc Minh sang xâm lược và đơ hộ nước ta,
sau sự thất bại giặc Minh do Nhà Hồ lãnh đạo nhân dân ta rời vào cảnh
cùng cực, lầm than. Bởi thế, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo
nó khơng những làm rạng danh những trang anh hùng hào kiệt mà cịn thể
hiện ý chí bất khuất của cả dân tộc Việt. Đó chính là bối cảnh thuận lợi để
nhà Lê tập trung sức động viên của quân và dân để xây dựng Nhà nước
mới, vương triều mới đạt đến đỉnh cao và phát triển thịnh vượng trên tất cả
các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục…

11


Phan Thị Hương

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang


Song, cũng trong q trình khởi nghĩa đuổi quân xâm lược Minh,
nước Đại Việt chịu bao tang thương, mất mát. Hệ thống hành chính quốc
gia thời Lý - Trần - Hồ bị xoá bỏ và thay vào đó là chế độ đơ hộ với tổ
chức tương tự chính quyền địa phương của nhà Minh. Mặt khác, lãnh thổ
Đại Việt được kéo dài và mở rộng thêm từ Nam Thuận Hoá đến núi Thạch
Bi (giáp Phú n-1471). Tình hình mới đó lại chất thêm sức nặng trên đôi
vai của vương triều mới.
Lê Lợi lên ngôi vua, sáng lập triều đại mới. Lê Thái Tổ chưa thể xây
dựng ngay được một hệ thống hành chính hồn tồn khác trước, và cùng
không thể học tập tổ chức Nhà nước của nhà Minh ở Trung Quốc. Do đó,
như một bước quá độ phải tạm thời lập lại các thiết chế chính trị của Nhà
nước thời Trần - Hồ với một số cải biến. Chính vì lẽ này mà Nhà nước
phong kiến Lê sơ trong nững năm đầu còn nhiều vấn đề tồn tại.
Thứ nhất, đó là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước và hành
chính mang tính phân tán, quyền lực của Nhà nước quân chủ quan liêu
Trung ương tập quyền bị hạn chế.
Đứng đầu triều đình là vua, sau vua là chức Tả hữu tướng quốc kiểm
hiệu bình chương quân quốc trọng sự, rồi đến các chức Tam Thái, Tam
Thiếu, Tam Tư. Các trọng chức của đại thần văn võ chỉ trao cho các thân
thuộc nhà vua và bầy tơi có cơng. Dưới là hai ngạch ban văn và ban võ.
Ban văn có chức "đại hành khiển" đặt theo qui chế nhà Trần "Lịch triều
hiến chương loại chí" chép : "Triều Lê lúc mới lên, theo quan chế của Triều
Trần, chia đặt chức Đại hành khiển và hành khiển 5 đạo, cho chia giữ các
việc sổ sách, kiện tụng về quân dân, những chức ấy đều ở đầu ban văn,
ngang với tể tướng ”[4,468].
Sau Đại hành khiển là Thượng thư đứng đầu Bộ, bấy giờ mới chỉ có
hai Bộ: Bộ Lại và Bộ Lễ, bên cạnh đó có một số cơ quan chuyên trách như:
Nội mật viện, Ngũ bình viện, Bí thư giám, Ngự sử đài, Hàn lâm viện. Quốc
tử giám v.v.. Ban võ có các chức Đại tổng quản, Đại đô đốc, Đô tổng quản.
Những chức này chỉ huy quân thường trực ở kinh thành và các vệ quân ở


12


Phan Thị Hương

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

các đạo, dưới có các chức võ tướng cao cấp khác như: Điện tiền, Kiểm
hiệu, Đơ chỉ huy sứ, Phó sứ và tứ sương chỉ huy sứ, chức Tổng binh quản
lĩnh.
Ở địa phương, cả nước chia làm năm đạo do Hành khiển đứng đầu.

Dưới đạo là 24 lộ do An phủ sứ phụ trách. Các lộ về mặt quy mô không
đồng đều. Dưới lộ là huyện, châu, xã.
Nhìn chung, bộ máy Nhà nước những năm đầu thời Lê sơ đã có bước
tiến về mức độ tập trung chính quyền song chủ yếu vẫn dựa vào quy chế tổ
chức bộ máy Nhà nước của các triều đại trước. Thiết chế chính trị như vậy
rõ ràng cịn chưa chặt chẽ, chưa hồn chỉnh và mang tính phân tán. Nhược
điểm này đã bộc lộ ngay từ nửa sau thế kỷ XIV và từ đó đã đặt ra yêu cầu
cải cách. Bây giờ, trong tình hình mới mà vẫn duy trì thiết chế đó tất yếu sẽ
kìm hãm sự phát triển của đất nước, của xu thế lịch sử.
Thứ hai, đó là một chính quyền Trung ương chưa mạnh, nội bộ
vương triều mâu thuẫn, tranh giành địa vị, quyền lực. Sau khi vị vua đầu
triều qua đời, các vua kế vị thường cịn ít tuổi. Thái Tơng lên ngơi vua lúc
10 tuổi, Nhân Tông lên ngôi lúc 2 tuổi, khơng đủ khả năng kiềm chế tình
trạng mâu thuẫn nội bộ, giết hại lẫn nhau các công thần khai quốc lần lượt
bị giết như Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Nguyễn Trãi … Tình trạng

lộng quyền, tham những, ăn chơi xa hoa phổ biến khắp nơi, sau này Lê
Thánh Tông nhận xét "Khoảng năm Thái Hoà, Diên Ninh (thời Thái Tổ,
Nhân Tơng) trên thì tể tướng, dưới đến trăm quan, mưu lợi lẫn nhau, bừa
bãi hối lộ". Thực trạng đó càng làm cho Nhà nước tập quyền suy yếu. Để
xây dựng một Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, đòi hỏi phải
chấn chỉnh lại kỷ cương phép nước, phải cải cách cả về thiét chế chính trị,
cả về cơ chế vận hành của bộ máy hành chính từ Trung ương đến các địa
phương khắc phục tình trạng bất cập giữa tập trung và phân tán .
Thứ ba, đó là cơ cấu kinh tế - xã hội Nhà nước quân chủ quan liêu
chưa được vững chắc đòi hỏi phải có những chủ trương, chính sách về kinh
tế - xã hội mang ý nghĩa cải cách. Tiến trình phát triển của quốc gia Đại

13


Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

Việt trải qua các vương triều Ngô, Đinh, Tiền , Lê, Lý, Trần (TKX - XIV),
là cả q trình phong kiến hố ngày càng mạnh mẽ, nhưng chịu sự tác động
của phương thức sản xuất mang đặc trưng của Phương Đông. Các làng xã
là cơ sở hành chính của Nhà nước qn chủ cịn mang nặng tính tự trị, tự
quản,vẫn trực tiếp nắm quyền quản lý và phân chia ruộng đất công theo tập
tục của làng, mặc dù phải chịu dưới quyền sở hữu của Nhà nước.Nhà nước
Lê sơ từ Lê Thái Tổ đến Lê Nghi Dân (1428 - 1460) tuy đã thực hiện một
số chính sách và biện pháp nhằm xác lập quyền sở hữu ruộng đất công của
Nhà nước, tăng cường việc quản lý làng xã, nhưng vai trò quản lý của Nhà

nước Trung ương tập quyền đối với ruộng đất và sản xuất nông nghiệp, với
làng xã, củng cố quyền lực kinh tế của vương triều thơng qua việc pháp chế
hố thống nhất trong phạm vi cả nước quyền sở hữu tối cao của Nhà nước
về ruộng đất vẫn chưa được tăng cường, quan hệ sản xuất địa chủ - nông
dân lệ thuộc vẫn chưa hoàn toàn được xác lập, chưa trở thành quan hệ kinh
tế chủ đạo thống trị trong xã hội. Do đó, chế độ quân chủ quan liêu vẫn
chưa có cơ sở vững chắc để được xác lập. Để hồn hành q trình phong
kiến hố, để xác lập chế độ quân chủ quan liêu, để xây dựng một Nhà nước
tập quyền mạnh phải cải cách đồng bộ, toàn diện mà nhất là trong lĩnh vực
chính trị, chính quyền.
Lê Thánh Tông là một trong những vị vua ở ngôi tương đối lâu
(1460 - 1497), đồng thời triều đại này cũng có những đóng góp to lớn vào
đời sống mọi mặt của quốc gia Đại Việt. Trong thời gian ở ngôi, Lê Thánh
Tơng đã đề ra và thực hiện nhiều chính sách, biện pháp mang ý nghĩa cải
cách thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đất nước. Trong những chính sách
ấy có cơng cuộc cải cách hành chính là bước tiến quan trọng trong việc cải
tổ bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương, đánh dấu mốc quan
trọng trong lịch sử cải cách của lịch sử phong kiến Việt Nam.
Trong lời hiệu định quan chế ban hành ngày 26 tháng 9 năm Hồng Đức ,
thứ 2 (1471) vua nói rõ: "Đồ bản đất đai ngày nay, so với thời trước đã khác xa.
Ta cần phải tự mình giữ quyền chế tác, hết đạo biến thông [4,482].

14


Phan Thị Hương

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang


Từ mục đích xuất phát của cuộc cải cách là nhằm khắc phục những
hạn chế, yếu kém của bộ máy hành chính và thực trạng tình hình chính trị
để có được một nhà nước tập quyền mạnh, có năng lực, tập trung được
quyền lực của chính quyền trung ương, Lê Thánh Tơng đã đơn giản hoá
một số cơ quan giúp việc, bãi bỏ các quan chức và cơ quan trung gian giữa
vua và bộ phận thừa hành. đó là thượng thư sảnh, trung thư sảnh, môn hạ
sảnh, khu mật viện cùng các viên quan cao cấp nhất như Tướng quốc, Đại
hành khiển, Tả hữu bộc xạ … Vua trực tiếp nắm toàn quyền kể cả quyền
tổng chỉ huy quân đội, chỉ đạo mọi công việc trọng yếu và quan hệ làm việc
trực tiếp với các quan thừa hành. Giúp vua bàn bạc và chỉ đạo cơng việc
khi cần thiết có các đại thần như Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thái uý,
Thiếu sư, Thiếu bảo .
Dưới vua, quyền cai trị tập trung vào 6 bộ tại triều định (Lại, Lễ ,
Binh, Hình, Cơng, Hộ - do Thượng thư đứng đầu) là những cơ quan chính
phụ trách mọi mặt cơng việc của triều đình. Bên cạnh đó có các cơ quan
phụ tá cụ thể như Tự, Viện Hàn Lâm, Viện Quốc sử, Quốc tử giám, Bí thư
giám, Thái y viện, Tư Thiên giám v.v..
Hệ thống hành chính từ cấp trung gian đến cấp cơ sở là xã cũng có
những cải cách cơ bản quan trọng. Năm 1466, LêThánh Tông bãi bỏ các
đơn vị trung gian lớn là 5 đạo, thống nhất chia cả nước làm 12 đạo thừa
tuyên (Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc
Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái nguyên, Lạng
Sơn và phủ Trung Đô). Năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là
Quảng Nam. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện xã. Bỏ đơn vị trấn và
lộ, đổi lộ làm phủ, trấn làm châu.
Đồng thời với việc cải tổ hệ thống đơn vị hành chính thống nhất
trong cả nước là việc tổ chức lại bộ máy tổ chức chính quyền các cấp . Ở
mỗi đạo thừa tuyên đều có 3 ty ngang quyền nhau, cùng quản lý công việc
chung (đô tổng binh sứ ty, thừa tuyên sứ ty, hiến sát sứ ty). Các ty chịu

trách nhiệm trực tiếp trước triều đình theo hệ thống dọc. Đứng đầu phủ có
tri phủ, đứng đầu huyện có tri huyện, xã quan đổi thành xã trưởng.Xã chia

15


Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

làm các loại lớn nhỏ khác nhau, riêng phủ Trung đô, các quan chức phụ
trách gọi là Phủ doãn, Thiếu doãn và Thị lang. Đứng đầu chính quyền cấp
châu là Tri châu.
Bộ phận thanh tra quan lại được tăng cường và cải tổ khá chặt chẽ từ
Trung ương đến các địa phương. Ở Trung ương có cơ quan ngự sử đài, bên
cạnh việc giám sát chung cịn có 13 cai đạo giám sát ngự sử (nằm trong
ngự sử đài) chuyên giúp đỡ, cộng tác với các hiến ty trong việc giám sát
quan chức ở các đạo thừa tuyên, lại có 6 khoa, ở đạo thừa tun có hiến ty.
Cải cách hành chính của Lê Thánh Tơng đã tạo ra được hệ thống
hành chính thống nhất từ trên xuống dưới, từ Trung ương đến địa phương,
cấp cơ sở trong phạm vi cả nước. Một bộ máy gọn gàng, chặt chẽ, nhất
quán, đảm bảo được sự chỉ đạo và quyền lực tập trung của Trung ương.
Đây là mơ hình tiên tiến nhất của chế độ qn chủ phong kiến tập quyền
đương thời, là một biểu hiện rõ nét của sự xác lập chế độ quân chủ liêu Đại
Việt đương thời. Có thể nói, cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tơng
đã thức đẩy cho q trình phong kiến hố trong xã hội Đại Việt hồn thành,
chế độ quan chủ quan liêu được xác lập, đúng như mong muốn của người
cải cách: "Các chức lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng gìn giữ

nhau. Lẽ phải của nước không bị chuyện riêng, việc lớn của nước khơng
đến lung lay, khiến mọi người có thói quen tốt làm hợp đạo, đúng phép. "
Những ưu điểm của công cuộc cải cách hành chính thời Lê sơ là lý
do khiến nó được duy trì suốt đến cuối thế kỷ XVIII (Mặc dù từ thế kỷ
XVI - XVIII tình thế có thay đổi do sự tranh chấp của các thế lực phong
kiến) song đó vẫn là cái khung cơ bản, cốt lõi nhất để sau này dưới triều
Nguyễn, Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách trong tình thế mới với
quy mơ lớn hơn.
1.2. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH THỜI GIA LONG .

Tư tưởng chính trị, lý tưởng, mục đích phấn đấu và hướng đến xây
dựng quốc gia thái bình thịnh trị, trong đó quyền lực tập trung dưới tay
mình cai quản, để củng cố, thống nhất đất nước một cách thực sự trong

16


Phan Thị Hương

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

thực tiễn tồn cõi Đại Nam từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Đó chính
là vấn đề cốt lõi nung nấu, đặt ra cho Minh Mạng phải hồn thành trong
thời gian trị vì từ 1820 - 1840. Đồng thời đây cũng là bước chuyển tiếp các
cuộc cải cách trong lịch sử.
Song, cuộc cải cách hành chính mà Minh Mạng tiến hành lại bắt
nguồn trực tiếp chính từ bộ máy hành chính thời Gia Long với nhiều tồn tại
với những vấn đề bất cập, các cơ quan cịn chưa hồn thiện, u cầu Minh

Mạng phải có giải pháp hợp lý cho tình trạng này. Bởi thế, ta tìm hiểu bộ
máy hành chính thời Gia Long cũng chính tìm phần ngun nhân khả quan
trọng dẫn đến cơng cuộc cải cách hành chính của ơng.
Trong tình thế và cơ hội thuận lợi, Nguyễn Ánh khôi phục thế lực lật
đổ nhà Tây Sơn là Cảnh Thịnh - Nguyễn Quang Toản vừa non yếu lại đang
chồng chất bao nỗi khó khăn của nạn ly tán, loạn lạc kéo dài nhiều thế kỷ.
Nguyễn Ánh lên ngôi , lập ra triều đại mới với niên hiệu Gia Long 1802.
Gia Long lên ngôi đã thừa hưởng được một đất nước thống nhất dài. Song ,
nền thống nhất đó chỉ mới thực trên phương diện lãnh thổ địa lý và quân
sự, còn trên bình diện chính trị, tổ chức hành chính thì đang trong tình
trạng lỏng lẻo, rời rạc.
Nhưng cũng từ thực tế phát triển của đất nước lúc bấy giờ mà xem
xét, hẳn khơng thể địi hỏi Gia Long vào đầu thế kỷ XIX cũng như Quang
Trung trước đó, xây dựng một Nhà nước kiểu khác ngoài Nhà nước quân
chủ Trung ương tập quyền đã được định hướng từ thế kỷ X và dần hoàn
thiện vào thế kỷ XV. Nước Việt chưa có cơ sở kinh tế - xã hội làm tiền đề
và điều kiện để đẩy nhanh bước tiến của lịch sử.
Bắt tay vào xây dựng một Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền
quản lý có hiệu lực quốc gia thống nhất, ngay từ đầu vương triều Gia Long
đã phải đương đầu với quá nhiều khó khăn. Trước hết phải kể đến tình
trạng yếu kém phân cát về chính trị với nhiều phe phái thù địch kéo dài
trong nhiều năm. Đó là các tập đồn Lê, Trịnh, Nguyễn trong đó đáng kể
nhất là tập đoàn phong kiến Lê mặc dù bị họ Trịnh biến thành hư vị, nhưng

17


Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Giang

“vầng hào quang” dựng nghiệp của họ Lê in đậm trong tâm tư, tình cảm
nhiều người, đặc biệt với cựu thần nhà Lê, đông đảo nho sĩ và các thế gia
vọng tộc có tầm cỡ ở Bắc Hà. Không phải vô cớ các chúa Nguyễn, chúa
Trịnh và Tây Sơn từng phải giương cao ngọn cờ "Phù Lê". Trên thực tế Gia
Long giành chính quyền từ nhà Tây Sơn, không can hệ đến triều Lê - Trịnh,
mà dường như cịn "trả món nợ" cho triều Lê - Trịnh, nhưng dưới tầng sâu
của nền chính trị ở Bắc Hà, ơng hiểu rõ tinh thần "hồi Lê" là cản trở rất
lớn đối với ơng.
Trong khi đó, lãnh thổ nước ta do nhiều năm bị chia cắt, chịu ảnh
hưởng của nhiều thế lực, khơng có được một sự phát triển đồng đều. Ở Bắc
Hà, từ sông Gianh trở ra thuộc khu vực ảnh hưởng của vua Lê - chúa Trịnh
trải qua loạn lạc triền miên vẫn quen nếp cũ, chủ cũ. Từ sông Gianh đến
cực Nam Trung bộ là đất lập nghiệp mở mang của các chúa Nguyễn nhưng
lại nghèo và là đất phát tích, từng chịu ảnh hưởng của nhà Tây Sơn. Đã thế
khi Quang Trung - Nguyễn Huệ dập tắt tình trạng Trịnh - Nguyễn phân
tranh, xố ranh giới sơng Gianh thống nhất đất nước, thì bản thân chính
quyền Tây Sơn lại tự chia sẻ quyền hành tạo thành những cục diện phân liệt
mới trong thế đối đầu với Nguyễn Ánh.Một tình trạng chính trị thực tế của
nhà Tây Sơn đó là các địa phương chuyên quyền, pháp lệnh thì bất nhất, tổ
chức cai trị mỗi nơi một khác.
Vùng Gia Định được mở mang thêm từ cuối thế kỷ XVII, đây là nơi
hứa hẹn nhiều tiềm năng, nhưng lại là nơi hội tụ nhiều tộc người, Việt ,
Hoa, Chăm, Khơ Me … khác nhau về nhiều phương diện, khơng dễ quản
lý. Và có lẽ quan trọng hơn cả là tình trạng nội chiến triền miên đã để lại
một hậu quả bao trùm : Tổ chức quản lý lỏng lẻo, phân tán khá phổ biến.
Tóm lại, Gia Long đã bắt đầu quản lý một quốc gia với nhiều di sản
khá nặng nề. Thế mà, với tham vọng của vị Hoàng Đế khai sáng một triều

đại, một đất nước rộng lớn nhất từ trước đến lúc đó, Gia Long phải cố gắng
bằng mọi cách xây dựng một cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự … vững vàng
cho triều đại mới. Trong khi đó, cận thần thân tín của ông có lẽ đủ mưu

18


Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

lược chinh chiến nhưng lại thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý đất nước.
Song việc xây dựng một nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền vẫn là
mục tiêu phấn đấu của Gia Long sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, đồng thời
cũng là trách nhiệm của ông trước một đất nước độc lập, thống nhất có chủ
quyền.
Trước những khó khăn chồng chất đó, Gia Long đã chọn Phú Xuân,
dặt dinh Quảng Đức tách từ trấn Thuận Hố làm kinh đơ. Trên cơ sở các
đơn vị hành chính đã có, Gia Long sắp đặt lại. Lấy Phú Xuân làm trung
tâm, Gia Long đặt miền Trung từ Thanh Hoa ngoại đến Bình Thuận dưới
quyền trực tiếp quản lý của triều đình. Phía Bắc từ Sơn Nam hạ trở ra bao
gồm 11 trấn gọi là Bắc Thành (đặt 1802) phía Nam từ Trấn Biên trở vào
gồm 5 dinh, Trấn gọi là Gia Định Thành (1808), do một viên võ quan đại
thần đứng đầu với chức danh Tổng trấn, có Hiệp trấn, phó Tổng trấn giúp
việc thay mặt nhà vua quản lý mọi mặt. Ngoài ra ở mỗi thành có ba tào :
Binh, Hộ, Hình chia nhau chun trách từng phần kiêm cả lại, lẽ, công.
Như thế, Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền Nguyễn, Gia
Long đã tìm cách giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu quản lý toàn bộ đất

nước thống nhất và sự bất cập của triều đình trung ương bằng cách chấp
nhận một bước quá độ, tạm thời phân quyền. Nhà vua phải san sẻ quyền
lực cho các võ quan tổng trấn đại thần được quan niệm như là một thứ
"quan chính" ở hai đầu Nam, Bắc của đất nước. Đây chính là biện pháp
khôn khéo, linh hoạt của Gia Long trong buổi đầu nhằm thực hiện việc
quản lý đất nước, đồng thời bảo đảm sự tồn tại an toàn của vương triều.
Cấp hành chính ở Trung ương là Triều đình do vua đứng đầu. Dưới
thời Gia Long tiếp theo quy chế nhà Lê đặt đủ 6 bộ: Lệ, Hộ, Lê, Binh,
Hình, Cơng. Đứng đầu mỗi bộ có Thượng thư, bên cạnh,có tả, hữu tham tri,
giúp việc , bên dưới có các chức thiêm sự, câu kê, cai hợp … Dưới mỗi bộ
có một số cơ quan chuyên trách trực thuộc. Ngoài 6 bộ cịn có 2 tự do Tự
khanh đứng đầu. Ngồi ra ở triều đình trung ương cịn đặt những cơ quan
phụ trách cơng việc chun mơn.Đó là Nội hàn viện, Quốc Tử giám, Khâm

19


Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

thiên giám, Thái y viện … dưới thời Gia Long, cơ quan giúp việc quan
trọng cho hoàng đế là Thị thư viện. Thị Thư viện giữ việc văn thư, sổ sách,
thảo các văn án, luật lệ.
Lúc này, cơng việc kiểm sốt và xét xử thuộc phiên nhiệm của bộ
hành. Đây là cơ quan xét xử những vụ trọng án, hoặc các vụ án có vấn đề
nghi ngờ hay khó phân giải. Bộ hình cịn có nhiệm vụ nhận các đơn khiếu
nại của quan, dâng lên nhà vua ở Kinh kỳ hoặc khi vua đi tuần du. Thời

gian này, chưa có một cơ quan chuyên trách kiểm sát, thanh tra hành chính.
Ở cấp hành chính địa phưong thời Gia Long gần như giữ nguyên

theo cách tổ chức cũ của các chúa Nguyễn và của triều Lê - Trịnh. Ngoài
đất Kinh kỳ bao gồm 4 doanh là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức và
Quảng Nam, cịn lại toàn bộ đất nước chia thành 23 doanh trấn. Trong đó
miền Trung và miền Nam chia thành các doanh, là các đơn vị hành có từ
thời các chúa Nguyễn. Ở miền Bắc vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính triều
Lê - Trịnh là trấn. Đứng đầu mỗi doanh là một Lưu Thủ, có các chức cai
bạ, và Ký lục phụ tá, đứng đầu mỗi trấn là Trấn Thủ có các chức Hiệp trấn,
Tham hiệp giúp việc .
Năm 1808, Gia Long sắp xếp, thay đặt lại : từ ba ty Đô, Thừa, Hiến
thời Lê thành hai ty: Tả thừa ty và Hữu thừa ty - Tả thừa ty có 3 phịng:
Binh, hình, cơng; Hữu thừa ty có 3 phịng: Lại, hộ, lễ. Đứng đầu ty là chức
Thông phán, Kinh Lịch; thuộc viên có câu kê: 1 người cai hợp : 1 người;
thủ hợp : 3 người và 25 thư lại (chánh bát, cửu phẩm thư lại và vị nhập lưu
thư lại) cách tổ chức hành chính tại các trấn ở miền Bắc, miền Trung mơ
phỏng theo hình thức tổ chức các doanh của miền Nam. Mỗi trấn, doanh
gồm nhiều phủ , mỗi phủ chia thành từ 4 đến 7 huyện, mỗi huyện chia
thành từ 8 đến 14 - 15 xã. Riêng đối với vùng dân tộc thiểu số miền núi và
vùng biên giới vẫn chia thành các châu như trước kia và giao cho các tù
trưởng thiểu số nắm giữ. Ở mỗi phủ có tri phủ, huyện có tri huyện, châu có
Tri châu, tại mỗi xã có một xã trưỏng giữ việc cai trị.

20


Phan Thị Hương

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Giang

Riêng về các việc binh dịch và thuế khoá cũng tương tự như thế, các
viên quan đứng đầu Gia định Thành và Bắc Thành chỉ chịu trách nhiệm với
triều đình vế số lượng tổng quát. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tình hình cụ thể
của địa phương các quan đứng dầu các thành phân bổ về các trấn.
Tổng trấn được giao quyền cất nhắc hoặc bãi miễn quan lại trong
phạm vi trấn mình phụ trách, song triều đình vẫn giữ nguyên quyền bổ
nhiệm các viên quan tòng sự tại các trấn, từ chức tri huyện trở lên đến chức
trấn thủ. Trên nguyên tắc thì mọi việc thuyên chuyển, thay đổi các viên
quan thuộc các trấn cả miền Nam và miền Bắc vẫn thuộc về quyền ở
Hồng đế. Thế nhưng, thực tế thì lại khác, đối với các trấn Bắc Thành, có
lẽ phần nhiều là để thu phục nhân tâm, nhất là lôi kéo số sĩ phu cũ của triều
Lê - Trịnh, trong một thời gian dài, Gia Long đã bổ nhiệm nhiều người
trong số họ cai trị ở các phủ, huyện của 5 nội trấn. Với 6 ngoại trấn đa số là
vùng dân tộc thiểu số, Gia Long vẫn duy trì chính sách cũ dùng thổ tù để
cai trị. Có thể khẳng định rằng suốt thời gian trị vì của mình, Gia Long
chưa thể nắm được 11 trấn Bắc Thành, đặc biệt là các trấn miền núi thì
dường như bỏ ngỏ. Với 5 trấn của Gia Định Thành, tình trạng cũng khơng
khá hơn . Trước tình thế đó, Gia Long chấp nhận san sẻ quyền lực, cho
Tổng trấn quyền tự trị.
Như vậy, tổ chức bộ máy hành chính từ triều đình đến địa phương
dưới thời Gia Long biểu hiện những hạn chế, bất cập. đó là tính chất đơn
giản, lỏng lẻo trong thiết chế, tính chất phân quyền trong việc quản lý.
Trong hồn cảnh mới lại có nhiều vấn đề nảy sinh, thêm một bước nữa lại
đặt ra nhiều yêu cầu chưa được hoàn thiện. Đó là nhiều cơ quan hành chính
ở triều đình chưa được thiết lập một cách đầy đủ và còn giản lược. Chẳng
hạn chưa có cơ quan chuyên trách kiểm sát, thanh tra hành chính mà kiêm
vào bộ hình, chưa có bộ phận chịu trách nhiệm biên soạn quốc sử .v.v..Mặt

khác, những quan lại đứng đầu các cơ quan hành chính tại triều đình phần
lớn là võ quan. Tính phổ biến của nó thể hiện ở chỗ khơng những ở triều

21


Phan Thị Hương

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

đình mà ở các trấn, tổng trấn các viên trấn thủ, cai quản hầu như là những
võ quan và võ quan cao cấp.
Đây là điều dễ hiểu bởi họ là những "công thần khai quốc" của dịng
họ Nguyễn trong q trình tranh chấp giữa các thế lực phongkiến. Vì thế
khi họ Nguyễn yên vị dựng nghiệp rồi họ cần phải có vị trí xứng đáng với
cơng lao mà họ đóng góp. Chỉ có điều, tình trạng đó nó chỉ cho ta thấy một
tình hình thực tế, đó là bộ máy hành chính, nhất là ở các địa phương, dưới
thời Gia Long mang nặng tính chất quân sự.
Bởi bị chi phối tính chất quân sự, lại được san sẻ quyền lực nên các
vị Tổng trấn có quyền lực thực rất lớn. Ngồi ra có khi cịn có thêm yếu tố
họ cai trị cả một dải đất rộng lớn hơn do với quyền trực tiếp của triều đình
trung ương như Tổng trấn Bắc Thành. Chính vì thế mà cũng nảy sinh thêm
một mầm hoạ, đó là thế lực ngấm ngầm chống lại triều đình. Ví như, bài
thơ ngông của Nguyễn Văn Thuyên con trai Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn
Văn Thành trong đó có câu : "(Thử hồi, nhược đắc sơn trung tể. Tá ngã
kinh luân chuyển hoá cơ. Nghĩa là : Trong núi có ai là tể tướng. Ra tay giúp
đỡ chuyển cơ trời). Hay là một sự ly khai, tách riêng nếu khơng nói là phản
nghịch như trường hợp Lê Văn Khôi con nuôi Tổng trấn Gia Định Thành

Lê Văn Duyệt dưới thời Minh Mạng.
Như vậy, những hạn chế , bất cập của tổ chức bộ máy quản lý Nhà
nước thời Gia Long nhất là thiếu một cơ quan chuyên trách thanh tra, giám
sát. Hạn chế lớn nhất chính là hệ quả của việc giao quyền quá lớn cho các
viên quan đứng đầu mỗi trấn và hai Tổng trấn Bắc Thành và Gia Định
Thành - hai đơn vị hành chính trung gian lớn nhất trực thuộc trung ương,
có đầy đủ các bộ máy cai quản như một triều đình thu nhỏ. Thời kỳ quá độ
này kéo dài đến 30 năm, trong suốt thời Gia Long và hơn 10 năm đầu thời
Minh Mạng. Nó đã có hiệu lực tạo cho vương triều Nguyễn đủ sức vượt
qua những khó khăn ban đầu để tồn tại, phát triển, tiếp tục thực hiện quyền
quản lý đất nước. Tuy nhiên thời kỳ quá độ này cũng đã bộc lộ những mặt
yếu, cản trở xu hướng tập trung quyền lực của Nhà nước quân chủ chuyên

22


Phan Thị Hương

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

chế phương Đơng và vương triều Nguyễn kiên trì theo đuổi . Đó là một bộ
máy hành chính cần phải hồn thiện, phải cải cách cải tổ.
Có thể nói, nếu như Gia Long tiếp nghiệp một di sản khá nặng nề
của Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) để lại thì xét trên bình diện bộ máy
hành chính quản lý đất nước, Minh Mệnh cũng được chuyển giao một di
sản cũng khơng kém phần khó khăn. Gia Long lại nhận thức rất rõ tình
trạng đó. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc truyền ngôi của Gia Long
cho người kế vị là Minh Mạng.


23


Phan Thị Hương

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giang

Chƣơng 2
VÀI NÉT VỀ CƠNG CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
DƢỚI TRIỀU MINH MẠNG (1820-1840)
2.1. TIỂU SỬ, TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ NỔI BẬT CỦA MINH MẠNG.

2.1.1. Tiểu sử vua Minh Mạng (1791 - 1841)
Minh Mạng (1791 - 1841), tên h là Phúc Đảm, cịn có tên là Hiệu.
Ông sinh ngày 25/5/1971 (23/4/ năm Tân Hợi). Mẹ ông họ Trần, là con gái
Thọ quốc công Trần Hưng Đạt (Tham tri bộ lễ thời Gia Long) quê huyện
Hưong Trà, phủ Thừa Thiên. Bà mấn năm Thiệu Trị thứ sáu(1846) .
Năm 1791 ,Minh Mạng được sinh ra ở thôn Hoạt Lệ, thuộc Gia
Định. Vào năm 1793, Phúc Đảm được vua cha giao cho bà cả họ Tống nuôi
cùng với 3 đứa con của bà là Hoàng Tử Cảnh, Hoàng Hai Hy, Hồng Ba
Tuấn . Từ đó Hồng tủ thứ tư Phúc Đảm thường vào chầu ở Đại Nội, làm
con của Hoàng hậu họ Tống, thường gọi bà là mẹ. Đến khi Hoàng Tử
Cảnh, Hoàng Hai Hy và Hoàng Ba Tuấn nuối nhau qua đời, theo thứ tự
Hoàng tử Tư Phúc Đảm được coi là lớn nhất.
Năm Gia Long thứ 13 (1814) tháng hai, Hoàng Hậu Tống Thị qua
đời, thọ 54 tuổi. Gia Long đã quyết định cho Hoàng Tư Phúc Đảm đứng
làm chủ tế, thay vì Hồng Tơn Đán, con trai cả Hoàng Tử Cảnh.

Hoàng Tử Đảm bước vào tuổi học hành dùi mài kinh sử, cũng là thời
kỳ chiến tranh phong kiến chấm dứt, sự nghiệp của vua cha và dòng họ đi
vào trang sử mới. Như vậy, nếu so với 3 người anh của mình, Hồng Tử
Đảm có điều kiện học hành đến nơi đến chốn hơn. Và theo cách nói dân
gian thì ơng thật may mắn, đúng là số mệnh trời sinh.
Thời còn trẻ , Minh Mạng được Gia Long chọn Đặng Đức Siêu làm
thầy dạy. Đặng Đức Siêu là một trong những nho sĩ Nam Hà nổi tiếng học
hành sâu rộng và một trong số ít những cố vấn thân cận đầu triều Nguyễn
và các vấn đề chính trị, văn hố - xã hội. Giới nho sỹ, Nam Hà nói chung

24


×