Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BÀI TẬP HÓA PHÂN TÍCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.76 KB, 4 trang )

Thảo Lê CTTN Hóa Dược K64

Axit – bazo và chuẩn độ axit- bazo
Mức 1: Thông hiểu
Câu 1: Dung dịch axit benzoic 0,045 M có pH = 2,78. Tính pKa của axit benzoic
ĐS:
pKa = 4,20
Câu 2: Biết pH của dung dịch o – cresol 0,01 M bằng 6,16. Tính pKa của axit yếu này.
ĐS:
pKa =10,32
Câu 3: Dung dịch axit HA 0,045 M có độ phân ly bằng 0,60 %. Tính pKa của axit này
ĐS:
pKa = 5,78
Câu 4: Tính pH của dung dịch natri butanoat 0,01 M. Cho biết Ka của axit butanoic C3H7COOH có
giá trị bằng 1,2.10−5 .
ĐS:
pH = 8,46
Câu 5: Biết pH của dung dịch etylamin 0,10 M bằng 11,80.
a) Tính Kb của etylamin
b) Tính pH của dung dịch etylamoni clorua 0,10 M
ĐS:
a, Kb = 10−3,4
b, pH = 5,8
Câu 6: Cho biết Ka của (CH3)3NH+ là 1,59.10−10. Tính pH của dung dịch và nồng độ các dạng tồn
tại (CH3)3N, (CH3)3NH+ trong dung dịch trimetylamin 0,06 M.
ĐS:
pH = 11,29
[(CH3)3NH+ ] = 1,94.10-3 M [(CH3)3N] = 0,058 M.
Câu 7: Cho dung dịch CH2ClCOOH có nồng độ ban đầu là 0,05 M. Tính pH của dung dịch và nồng
độ các dạng tồn tại CH2ClCOOH và CH2ClCOO- tại thời điểm cân bằng.
Cho biết axit cloroaxetic CH2ClCOOH có Ka = 1,38.10−3


ĐS:
pH = 2,12
[CH2ClCOOH] = 4,23.10-2 M [CH2ClCOO- ] = 7,65.10-3 M
Câu 8: Tính pH của nước tinh khiết ở 25°C và 100°C. Biết Kw ở hai nhiệt độ trên có giá trị tương
ứng là 1,01.10-14 và 49.10-14
ĐS:
pH = 7,00 và pH = 6,15
Câu 9: Một dung dịch đệm được pha chế bằng cách hòa tan 0,10 mol axit HA (Ka = 10-5 ) và 0,05
mol bazơ liên hợp NaA vào 100 ml nước cất. Tính pH của dung dịch này.
ĐS: pH = 4,7
Câu 10: Đơn bazơ B có pKb = 5,00.
a) Tính pKa của axit BH+ .
b) Tính pH của dung dịch chứa BH+ và B cùng nồng độ.
c) Khi pH = 7 thì dạng tồn tại nào là chủ yếu? B hay BH+ ?
d) Tính tỉ số nồng độ [B]/[BH+ ] ở pH = 12,00.
ĐS:
a, pKa = 9,00 b, pH = 9
c, BH+
d, [B]/[BH+ ] = 1000
Câu 11: Tính pH của dung dịch axit amin Leuxin H2L+ nồng độ 0,1M. Biết H2L+ có hai nấc phân ly:
H2L+ ⇋ H+ + HL
Ka1 = 4,69.10–3
+
HL ⇋ H + L
Ka2 = 1,79.10–10
ĐS:
pH = 1,71
Câu 12: Tính pH của các dung dịch sau:
a) Dung dịch Na2CO3 0,1 M. Biết H2CO3 có Ka1 = 4,45.10–7 và Ka2 = 4,69.10–11
b) Dung dịch Na3PO4 0,1 M. Biết H3PO4 có Ka1 = 7,6.10–3 ; Ka2 = 6,2.10–8 ; Ka3 = 4,2.10–13

ĐS:
a, pH = 11,66
b, pH = 12,69

1


Thảo Lê CTTN Hóa Dược K64

Câu 13: Cho biết đa axit H2A có Ka1 = 10–4 ; Ka2 = 10–8 . Tính pH và nồng độ của các dạng H2A, HA–
và A2– trong các trường hợp sau:
a) Dung dịch H2A 0,1 M
b) Dung dịch NaHA 0,1 M.
c) Dung dịch Na2A 0,1 M.
ĐS:
a, pH = 2,5
[H2A] = 0,0969 M
[HA−] = 3,07.10–3 M [A2-] = 9,69.10–9 M.
–3
b, pH = 6,0
[H2A] = 10 M
[HA−] = 0,098 M
[A2-] = 10–3 M.
c, pH = 10,5 [H2A] = 10–10 M
[HA−] = 3,16.10–4 M [A2-] = 0,1 M.
Câu 14: Tính tỉ số nồng độ [H3PO4]/[H2PO4−] trong các dung dịch sau:
a) KH2PO4 0,0500M
b) K2HPO4 0,0500M
Cho biết H3PO4 có: Ka1 = 7,11.10–3 ; Ka2 = 6,34.10–8 ; Ka3 = 4,22.10–13
ĐS:

a, 3.10–3 M
b, 2,28.10–8
Câu 15: Giải thích tại sao:
a) Khi chuẩn độ một bazơ yếu bằng một axit mạnh, pH tại điểm tương đương < 7
b) Khi chuẩn độ một axit yếu bằng môt bazơ mạnh, pH tại điểm tương đương > 7
Câu 16: Chuẩn độ 100 ml dung dịch axit yếu HA bằng dung dịch NaOH 0,09381 M, thể tích tại
điểm tương đương là 27,63 ml. Giá trị pH tại điểm tương đương là 10,99.
a) Tính pKa của axit HA.
b) Tính pH của dung dịch khi thêm được 19,47 ml dung dịch NaOH.
ĐS:
pKb = 4,32; pH = 10
Câu 17: Chuẩn độ 100 ml dung dịch axit HA 0,1 M (pKa = 5,00) bằng dung dịch KOH 1,0 M. Tính
pH của dung dịch tại các thời điểm thể tích VKOH = 0 ml; 1 ml; 5 ml; 9 ml; 9,9 ml; 10 ml; 10,1 ml
và 12 ml.
ĐS: pH= 3,00 ; 4,05 ; 5,00; 5,95; 7,00; 8,98; 10,96;
12,25
Câu 18: Đánh giá sai số khi chuẩn độ dung dịch NH3 0,03M bằng dung dịch HCl 0,06M nếu sử
dụng CCT metyl da cam (pT = 4), metyl đỏ (pT=5), phenol đỏ (pT=7) để nhận biết ĐTĐ.
Câu 19: Tính độ điện ly α của dd CH3COOH 0,1M biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5. Hỏi ở nồng
độ nào của CH3COOH thì α’= α/2.
ĐS:
0,4M
Mức 2: Vận dụng
Câu 1:
a) Hòa tan hỗn hợp gồm 1,00 gam glyxin amit hyđroclorua (NH3 + CH2CONH2Cl−, M =
110,54 g/mol, pKa = 8,06) và 1,00 gam glyxin amit (NH2CH2CONH2, M = 78,08 g/mol) vào
100 ml nước cất, thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.
b) Tính số gam glyxin amit cần thêm vào 100 ml dung dịch chứa 1,00 gam glyxin amit
hyđroclorua để thu được dung dịch có pH = 8,00.
c) Thêm 5,00 ml dung dịch HCl 0,1 M vào 100 ml dung dịch X, thu được dung dịch Y. Tính

pH của dung dịch Y.
d) Thêm 10,00 ml dung dịch NaOH 0,1 M vào 100 ml dung dịch X, thu được dung dịch Z.
Tính pH của dung dịch Z.
e) Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 100 ml dung dịch X với 90,46 ml dung dịch
NaOH 0,1 M.
ĐS:
a, pH = 8,21 b, 0,62 g
c, pH = 8,18
d, pH = 8,26
e, pH =10,36
2


Thảo Lê CTTN Hóa Dược K64

Câu 2: Tính số gam Na2CO3 (M = 105,99 g/mol) cần pha với 5,00 g NaHCO3 (M = 84,01 g/mol)
trong nước cất, để thu được 100 ml dung dịch đệm có pH = 10,00.
Biết H2CO3 có Ka1 = 4,10.10–7 và Ka2 = 5,10.10–11
ĐS:
3,16 g
Câu 3: Biết H2CO3 có Ka1 = 4,10.10–7 và Ka2 = 5,10.10–11
a) Tính số gam NaHCO3 (M = 84,007 g/mol) cần thêm vào 500 ml dung dịch chứa 4,00 g
K2CO3 (M = 138,206 g/mol), thu được dung dịch X có pH = 10,80?
b) Thêm tiếp 100 ml dung dịch HCl 0,1 M vào X, thu được dung dịch Y có pH bằng bao
nhiêu?
c) Tính số ml dung dịch HNO3 0,32 M cần thêm vào 250 ml dung dịch chứa 4,00 g K2CO3 để
thu được dung dịch có pH = 10,00.
ĐS:
a, 0,77 g
b, pH = 10,30

c, 60 ml
Câu 4: Tính pH của các dung dịch sau:
a) Dung dịch NaH2PO4 0,1 M.
b) Dung dịch Na2HPO4 0,1 M.
Biết H3PO4 có: Ka1 = 7,11.10–3 ; Ka2 = 6,34.10–8 ; Ka3 = 4,22.10–13
ĐS:
pH = 4,69 và pH = 9,78
Câu 5: Chuẩn độ 40,00 ml dung dịch axit yếu HA bằng dung dịch NaOH 0,1 M, thể tích tại điểm
tương đương là 20,00 ml, pH tại điểm tương đương là 8,36.
a) Tính pH của dung dịch khi chưa thêm NaOH
b) Tính pH của dung dịch khi thêm được 10,00 ml và 22,00 ml dung dịch NaOH
c) Nếu dừng chuẩn độ ở pH = 7,00 thì sai số của phép chuẩn độ là bao nhiêu?
d) Chất chỉ thị nào trong số các chất chỉ thị cho dưới đây có thể được sử dụng để xác định
điểm tương đương với sai số ±0,1%?
Metyl da cam (KĐM: 3,1 – 4,4)
Phenol đỏ (6,4 – 8,0)
Metyl đỏ (4,8 – 6,0)
Phenol phtalein (8,0 – 9,6)
ĐS:
a, pKa = 4,20; pH = 2,75
b, pH = 4,20; pH = 11,51
c, –0,16%
d, phenol đỏ, phenolphthalein
Câu 6: Chuẩn độ 40,00 ml dung dịch bazơ yếu B bằng dung dịch HCl 0,1 M, thể tích tại điểm
tương đương là 20,00 ml, pH tại điểm tương đương là 5,64.
a) Tính pH của dung dịch khi chưa thêm HCl
b) Tính pH của dung dịch khi thêm được 10,00 ml và 22,00 ml HCl
c) Nếu dừng chuẩn độ ở pH = 8,20 thì sai số của phép chuẩn độ là bao nhiêu?
d) Chất chỉ thị nào trong số các chất chỉ thị cho dưới đây có thể được sử dụng để xác định
điểm tương đương với sai số ±0,1%?

Metyl da cam (KĐM: 3,1 – 4,4)
Phenol đỏ (6,4 – 8,0)
Metyl đỏ (4,8 – 6,0)
Phenol phtalein (8,0 – 9,6)
ĐS:
a, pKb = 4,20; pH = 11,24
b, pH = 9,80 và 2,49
c, ss = –2,45%
d, metyl đỏ, phenol đỏ
Câu 7: Chuẩn độ 50,00 ml dung dịch HCOOH (pKa = 3,74) nồng độ 0,02 M bằng dung dịch NaOH
0,10 M.
a) Tính pH của dd tại thời điểm VNaOH = 0 ml; 3 ml; 5 ml; 9,99 ml; 10 ml; 10,01 ml.
b) Tính các sai số của q trình chuẩn độ nếu dừng chuẩn độ ở pH = 6,00 và 9,50

3


Thảo Lê CTTN Hóa Dược K64

Câu 8: Chuẩn độ 20,00 ml dung dịch NH3 (pKb = 4,756) nồng độ 0,05 M bằng dung dịch HCl 0,10
M.
a) Tính pH của dung dịch tại thời điểm VHCl = 0 ml; 3 ml; 5 ml; 9,99 ml; 10 ml; 10,01 ml.
b) Tính các sai số của quá trình chuẩn độ nếu dừng chuẩn độ ở pH = 6,50 và 4,00.
ĐS:
a, pH = 10,97; 9,61; 9,24; 6,24; 5,36; 4,48
b, –0,2%; +0,3%
Câu 9: Chuẩn độ 50ml CH3COOH 0,05M bằng NaOH 0,1M. Hỏi:
a) Thêm 20ml NaOH thì bao nhiêu % CH3COOH đã được chuẩn độ và giá trị pH của dd =?
b) Nếu kết thúc chuẩn độ tại pH = 9 thì sai số của phép chuẩn độ là bao nhiêu?
Câu 10: Tính độ điện li của axit axetic trong dung dịch 0,01 M , nếu trong 1 lít dung dịch có 6,26.1021 hạt

(phân tử và ion , khơng tính đến nước và sự điện li của nước).
ĐS:
 = 3,99%
Câu 11: Cho 0,01 mol NH3, 0,1 mol CH3NH2 và 0,11 mol HCl vào nước được 1 lít dung dịch. Tính pH của
dung dịch thu được? Cho: pK NH + = 9,24; pK CH NH+ = 10,6; pK H2O = 14.
4

ĐS:

3

3

pH = 5,54

Câu 12: Trộn 10,00 ml dung dịch CH3COOH 0,02M với 10,00 ml dung dịch H3PO4 thu được dung
dịch A có pH = 1,5.
1. Tính nồng độ mol/l của H3PO4 trong dung dịch H3PO4 trước khi trộn.
2. Tính độ điện li của CH3COOH trong dung dịch A.
3. Thêm từ từ Na2CO3 rắn vào dung dịch A cho đến pH = 4,0 thu được dung dịch B. Tính số gam
Na2CO3 đã dùng ( cho rằng khí CO2 tạo thành thốt ra hết)
Cho biết H3PO4 có pK a1 = 2,15; pK a2 = 7,21; pK a3 = 12,32
CH3COOH có pKa = 4,76;

H2CO3 có pK a1 = 6,35; pK a2 = 10,33 .

ĐS: 1, 0,346M 2, 0,055%
3, 0,182g
Tài liệu do Lê Thu Thảo CTTN Hóa Dược K64 sưu tầm.
Nhận mọi ý kiến đóng góp qua mail hoặc fb cá nhân

/>
4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×