Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật bảo tồn tinh dịch gà đông tảo( luận văn thạc sĩ chuyên ngành chăn nuôi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LÀNH

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BẢO TỒN TINH DỊCH
GÀ ĐƠNG TẢO

Ngành:

Chăn ni

Mã số:

8620105

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Văn Thu

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lành



i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Văn Thu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi để tơi hồn
thành tốt đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ phòng Sinh học tế bào sinh sản Viện công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, các hộ
nông dân chăn ni gà thuộc xã Đơng Tảo - huyện Khối Châu - tỉnh Hưng Yên đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thí nghiệm tốt nhất trong suốt q trình tơi nghiên cứu
và hồn thành đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tồn bộ các thầy cô thuộc khoa Chăn
nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã cho tôi một môi trường học tập tốt, với
những tri thức bổ ích giúp cho tơi vững vàng hơn trong cuộc sống. Đồng thời tôi xin
chân thành cảm ơn các thầy cơ đã dìu dắt, dạy dỗ tơi trong suốt thời gian học tại Học
viện, nhất là các thầy cơ khoa Chăn ni đã nhiệt tình giúp đỡ, dạy bảo, truyền đạt cho
tôi những kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS.
Nguyễn Bá Mùi người đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi để hồn thành tốt đề tài này.
Cuối cùng, tơi xin được cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã đóng góp ý kiến, khích
lệ, giúp đỡ tơi hồn thành đề tài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lành

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ......................................................Error! Bookmark not defined.
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở khoa học về sinh lý sinh sản của gia cầm................................................. 3

2.2.

Kỹ thuật lấy tinh cho gia cầm ........................................................................... 11


2.3.

Môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch và điều kiện bảo tồn tinh dịch gà
đơng tảo ............................................................................................................ 12

2.4.

Tình hình nghiên cứu kỹ thuật bảo tồn tinh dịch gà đông tảo trong và ngồi
nước .................................................................................................................. 19

2.4.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước ..................................................................... 19

2.4.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 25

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 26
3.1.

Đối tượng và địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................... 26

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 26

3.3.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27

3.3.1.

Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu sinh học tinh dịch gà ........................... 27

3.3.2.

Phương pháp xác định tính chất lý - hóa của tinh dịch và môi trường bảo tồn ........29

3.3.3.

Phương pháp pha lỗng bảo tồn tinh dịch gà đơng tảo ..................................... 30

3.3.4.

Phương pháp đông lạnh tinh dịch gà đông tảo ở -196oc ................................... 33

3.3.5.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 35

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 36

iii


4.1.

Một số chỉ tiêu sinh học tinh dịch của gà ......................................................... 36


4.2.

Một số chỉ tiêu lý - hóa học của tinh dịch gà .................................................... 39

4.3.

Kỹ thuật pha loãng tinh dịch gà ........................................................................ 39

4.3.1.

Một số chỉ tiêu lý - hóa học của một số mơi trường pha lỗng tinh dịch gà .... 39

4.3.2.

Ảnh hưởng của mơi trường pha lỗng lên chất lượng tinh dịch trong thời
gian bảo tồn ...................................................................................................... 40

4.3.3.

Ảnh hưởng của nhiệt độ pha lỗng tinh dịch với mơi trường lên chất lượng
tinh dịch ............................................................................................................ 43

4.3.4.

Ảnh hưởng của tỷ lệ pha lỗng (tinh dịch: mơi trường) lên hoạt lực tinh
trùng trong thời gian bảo tồn ............................................................................ 44

4.3.5.


Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo tồn lên hoạt lực tinh trùng gà trong thời gian
bảo tồn .............................................................................................................. 45

4.4.

Kỹ thuật đông lạnh tinh dịch gà.......................................................................... 46

4.4.1.

Một số tính chất lý, hóa học của mơi trường đông lạnh ................................... 46

4.4.2.

Ảnh hưởng của môi trường đông lạnh lên chất lượng tinh đông lạnh .............. 47

4.4.3.

Ảnh hưởng của chất bảo vệ lạnh lên chất lượng tinh đông lạnh ...................... 48

4.4.4.

Ảnh hưởng của nồng độ glycerol trong môi trường lên phẩm chất tinh dịch .. 49

4.4.5.

Ảnh hưởng của thời điểm bổ sung glycerol lên chất lượng tinh dịch đông lạnh....... 50

4.4.6.

Ảnh hưởng của thời gian ủ tinh dịch trước đông lạnh lên chất lượng tinh

trùng sau đông lạnh........................................................................................... 51

4.4.7.

Ảnh hưởng của tốc độ đông lạnh lên chất lượng tinh trùng sau đông lạnh ...... 52

4.4.8.

Ảnh hưởng của nhiệt độ giải đông lên chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông ...... 53

4.4.9.

Đánh giá chất lượng tinh đông lạnh trong thời gian bảo tồn -196oc................. 54

4.5.

Kết quả thụ tinh nhân tạo cho gà ...................................................................... 58

4.5.1.

Kết quả thụ tinh nhân tạo cho gà sử dụng tinh pha loãng................................. 58

4.5.2.

Kết quả thụ tinh nhân tạo cho gà sử dụng tinh đông lạnh ................................ 59

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 61
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 61


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 61

Phụ lục .......................................................................................................................... 65

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt



Năng lực đệm



Độ nhớt

A

Hoạt lực

C

Nồng độ tinh trùng


D

Tỷ trọng

DMA

Dimethylacetamide

DMSO

Dimethyl sulfoxide

K

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

LS

Tỷ lệ tinh trùng sống

MT

Mơi trường

MTĐL

Mơi trường đơng lạnh

MTPL


Mơi trường pha lỗng

Posm

Áp lực thẩm thấu

TTNT

Thụ tinh nhân tạo

V

Lượng tinh dịch (Thể tích tinh dịch)

V.A.C

Tổng số tinh trùng tiến thẳng

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả một số chỉ tiêu sinh học tinh dịch của gà Đông Tảo ...................... 36
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu tính chất lý - hóa học của tinh dịch gà Đông Tảo ............... 39
Bảng 4.3. Một số tính chất lý - hóa học của mơi trường pha loãng tinh dịch gà ......... 40
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mơi trường pha lỗng lên chất lượng tinh dịch gà Đông Tảo
trong thời gian bảo tồn ở 5oC (n= 30) .......................................................... 41
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ khi pha môi trường với tinh dịch .......................... 43
lên hoạt lực tinh trùng trong thời gian bảo tồn (n= 30)............................... 43

Bảng 4.6. Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ pha lỗng tinh dịch và mơi trường ................. 44
lên hoạt lực tinh trùng trong thời gian bảo tồn (n= 30)................................ 44
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo tồn lên hoạt lực tinh trùng gà trong thời gian
bảo tồn (n= 30) ............................................................................................. 45
Bảng 4.8. Một số tính chất lý, hóa học của môi trường đông lạnh .............................. 47
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của chất bảo vệ lạnh lên chất lượng tinh sau đông lạnh ............ 48
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của nồng độ glycerol trong môi trường lên phẩm chất tinh đông
lạnh ............................................................................................................... 49
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của thời gian ủ tinh dịch trước đông lạnh ................................. 52
lên phẩm chất tinh đông lạnh ....................................................................... 52
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ đông lạnh lên chất lượng tinh đông lạnh (n= 30) . 53
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của tốc độ giải đông lên chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông
...................................................................................................................... 54
Bảng 4.17. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của tinh đơng lạnh trong thời gian bảo tồn -196oC
...................................................................................................................... 56
Bảng 4.18. Tỷ lệ sống của tinh trùng trong thời gian bảo tồn -196oC............................ 57
Bảng 4.19. Kết quả TTNT gà Đông Tảo sử dụng tinh pha loãng .................................. 58
Bảng 4.20. Kết quả thu tinh nhân tạo cho gà sử dụng tinh đông lạnh ............................ 59

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hưởng của mơi trường pha lỗng lên hoạt lực tinh trùng........................43
Hình 4.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng lên chất lượng tinh dịch ................................ 45
Hình 4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo tồn lên chất lượng tinh dịch .............................. 46
Hình 4.4. Ảnh hưởng của môi trường đông lạnh lên chất lượng tinh dịch ..................... 48
Hình 4.5. Ảnh hưởng của thời điểm bổ sung glycerol lên chất lượng tinh dịch ............. 51
Hình 4.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đông lạnh lên chất lượng tinh đông lạnh ................. 53


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Lành
Tên luận văn: “Nghiên cứu kỹ thuật bảo tồn tinh dịch gà Đông Tảo”
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 8620105

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Pha lỗng, bảo tồn tinh dịch gà Đơng Tảo phục vụ thụ tinh nhân tạo.
- Đông lạnh tinh dịch gà Đông Tảo góp phần bảo tồn nguồn gen.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 15 gà trống Đông Tảo nuôi tại các hộ chăn nuôi
tham gia đề tài.
Thu thập các chỉ tiêu về lượng tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng,
tổng số tinh trùng trong 1 lần lấy tinh, tổng số tinh trùng tiến thẳng, pH, áp lực thẩm
thấu, tỷ trọng, độ nhớt.
Nghiên cứu đã xác định một số tính chất lý - hóa học của hai mơi trường pha
lỗng, đơng lạnh tinh dịch gà.
Kết quả chính và kết luận
- Kết quả nhận được, chúng tơi đã chọn được MTPL 1 để pha loãng bảo tồn tinh
dịch gà ở 5oC. Tuy nhiên, tinh dịch sau 06 giờ pha loãng bảo tồn khi sử dụng MTPL 1
(hoạt lực tinh trùng 65,24%; tỷ lệ tinh trùng sống 70,62%) cao hơn khi sử dụng MTPL 2
(hoạt lực tinh trùng 50,51%; tỷ lệ tinh trùng sống 60,53%). Sau 09 giờ bảo tồn, tinh dịch
ở MTPL 1 vẫn tiếp tục duy trì được hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn thụ tinh (50,18%);
trong khi đó, hoạt lực tinh trùng khi sử dụng mơi trường 2 chỉ cịn 36,72%. Thời điểm
sau 10 giờ bảo tồn, tỷ lệ tinh trùng sống ở MTPL 1 vẫn đạt 55,95%, trong khi đó MTPL

2 chỉ cịn 40,73%.
- Với kết quả nhận được, chúng tôi đã chọn MTĐL 1 dùng để đông lạnh tinh
dịch gà. Tinh dịch đông lạnh ở MTĐL 1 (hoạt lực tinh trùng: 39,90%; tỷ lệ sống của
tinh trùng 68,95%) sau đông lạnh cao hơn so với tinh dịch đông lạnh ở MTĐL 2 (hoạt
lực tinh trùng: 32,76%; tỷ lệ sống của tinh trùng: 54,59%). Chất lượng tinh đông lạnh
ổn định trong thời gian bảo tồn -196oC.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Lanh
Thesis title: Research on techniques of preserving semen of Dong Tao chicken.
Major: Animal science

Code: 8620105

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Diluting and preserving Dong Tao chicken semen for artificial insemination.
- Frozen Dong Tao chicken semen contributes to the conservation of genetic
resources.
Materials and Methods
The study was conducted on 15 Dong Tao roosters raised at breeding
households participating in the project.
Collecting indicators of semen volume, sperm motility, sperm concentration, total
sperm count in 1 sperm collection, total sperm count going straight, pH, osmotic pressure,
density, viscosity.
The study has identified a number of physical and chemical properties of
diluted, frozen chicken semen media.

Main findings and conclusions
- Results obtained, we selected diluted medium 1 to dilute and preserve chicken
semen at 5oC. However, semen after 06 hours of dilution was conserved when using
diluted medium 1 (sperm motility 65.24%; sperm survival rate 70.62%) was higher than
when using diluted medium 2 (sperm motility 50, 51%; live sperm percentage 60.53%).
After 09 hours of preservation, semen in diluted medium 1 continued to maintain sperm
motility meeting sperm fertilization standards (50.18%); meanwhile, sperm motility
when using environment 2 is only 36.72%. After 10 hours of preservation, the
percentage of sperm living in diluted medium 1 still reached 55.95%, while diluted
medium 2 was only 40.73%.
- With the results received, we have selected frozen environment 1 to freeze
chicken semen. Frozen semen at frozen environment 1 (sperm motility: 39.90%; sperm
survival rate 68.95%) after freezing was higher than frozen semen at frozen
environment 2 (sperm motility: 32, 76%; sperm survival rate: 54.59%).The quality of
frozen semen was stable during the preservation period of -196oC.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành chăn ni nói chung, chăn
ni gia cầm đang rất phát triển ở Hưng Yên, đặc biệt đối với giống gà quý Đông
Tảo trong những năm gần đây đã được nhiều người chăn nuôi, và người tiêu
dùng biết đến như một sản phẩm đặc sản. Do đó, hiệu quả thu được từ sản phẩm
gà Đơng Tảo được nâng cao.
Gà Đông Tảo là một giống gà bản địa nổi tiếng với thân hình vạm vỡ, da
đỏ, Gà trống có hai mã lơng cơ bản gồm mã mận (màu tím pha đen) và màu của
trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở
phía trước là một lớp vảy da sắp xếp khơng theo hàng, phần cịn lại (3/4 diện

tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xịe ra, chia ngón rõ nét,
bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc.
Gà Đông Tảo là lồi rất khó tính, khơng quen ni nhốt, quen chạy nhảy
nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng thịt cao được người tiêu dùng
trong nước ưa chuộng. Tuy nhiên, thực tế gà Đông Tảo sinh sản và tỷ lệ nhân
giống thấp, khó phát triển nhanh đàn gà giống gốc, nên việc thụ tinh nhân tạo cho
gà sẽ là một trong những giải pháp tốt nhất trong việc bảo tồn, nhân nhanh đàn gà
ra chăn nuôi.
Tuy vậy, còn nhiều vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu, đặc biệt là
vấn đề khai thác và bảo tồn tinh dịch. Việc khai thác tinh ở giai đoạn thích hợp sẽ
thu được tinh dịch có số lượng cũng như chất lượng tốt, cịn cơng tác bảo tồn tinh
dịch vừa giữ được tinh trùng sống lâu, vừa dễ ứng dụng vào sản xuất.
Đông lạnh tinh dịch gia súc để kéo dài thời gian sống của tinh trùng là một
thành tự kỳ diệu của kỹ thuật TTNT nói riêng và của sinh học lạnh nói chung.
Bằng kỹ thuật đơng lạnh, người ta có thể giữ tinh trùng sống hàng chục năm, tiến
tới việc thành lập ngân hàng gen cho mỗi quốc gia.
Với mục đích mang lại hiệu quả và năng suất cao cũng như nhằm khắc
phục những hạn chế trong kỹ thuật khai thác tinh truyền thống, kỹ thuật thu lấy
tinh trực tiếp từ bao dịch hồn đã góp phần đáp ứng đáng kể nhu cầu của thời đại.
Để giải quyết được vấn đề này, bảo tồn và lưu giữ tinh dịch của những
con giống thuần chủng có đủ phẩm chất bằng công nghệ đông lạnh là rất cần

1


thiết. Do đó, chúng tơi tiến hành “Nghiên cứu kỹ thuật bảo tồn tinh dịch gà
ĐôngTảo”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Pha lỗng, bảo tồn tinh dịch gà Đơng Tảo phục vụ thụ tinh nhân tạo.
- Đông lạnh tinh dịch gà Đơng Tảo góp phần bảo tồn nguồn gen.

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả đề tài làm cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy, đồng
thời phục vụ các trang trại và doanh nghiệp ứng dụng phát triển chăn nuôi gà
Đông Tảo.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SINH LÝ SINH SẢN CỦA GIA CẦM
Gia cầm nói chung và gà mái nói riêng, về sinh lý sinh sản hồn tồn khác
so với động vật có vú ở chỗ không phân ra rõ rệt về chu kỳ động dục và mùa
phối giống, cũng không phân rõ pha động dục và pha có chửa. Mặt khác do cấu
tạo đặc biệt của cơ quan sinh dục đực và cái, do q trình phát triển và tiến hóa,
do đặc tính sinh lý sinh sản… cũng rất khác xa với động vật có vú. Chính vì vậy,
q trình sinh sản ở gia cầm cũng có những đặc điểm riêng biệt. Cho nên việc
nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp và kỹ thuật TTNT ở gia cầm đòi hỏi phù
hợp với những đặc trưng trên của loại gia cầm.
2.1.1. Cơ quan sinh dục đực
Cơ quan sinh dục lồi chim nói chung, gia cầm nói riêng, cơ quan sinh
dục đực bao gồm hai dịch hoàn và hệ thống ống dẫn đều nằm trong xoang bụng,
gai giao cấu ở vùng lỗ huyệt.
2.1.1.1. Dịch hoàn
Cơ quan sinh dục đực là những dịch hoàn (testes) treo trên phúc mạc hơi thấp
hơn các thùy thận. Hình dạng của chúng là hình hạt đậu, hình trứng, màu từ vàng
đến trắng xám, đơi khi chúng có mang sắc tố. Kích thước thay đổi khá nhiều.
Dịch hoàn trái hơi to hơn dịch hoàn phải. Trong thời kỳ hoạt động sinh
dục, dịch hồn to phồng lên. Đến thời kỳ thay lơng (thời kỳ n tĩnh) mơ của
chúng thối hóa mạnh. Chiều dài trung bình của dịch hồn là 4cm, chiều rộng là
2,5cm và chiều dày là 2,5cm. Bên trong dịch hồn có toàn bộ mạng lưới những

ống sinh tinh liên hệ với nhau bởi mô liên kết. Trong các ống tinh trùng được
sinh ra và trưởng thành. Sự thành thục sinh dục có thể được bắt đầu khi gà trống
cịn đang lớn, tinh trùng có thể được sản xuất khi gà trống từ 3 đến 4 tháng tuổi.
Kích thước dịch hồn và sự sản sinh ra tinh trùng ngoài sự phụ thuộc vào các yếu
tố bên trong còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài đặc biệt là thức ăn và ánh
sáng. Nếu gà trống ăn đói thì chúng có dạng bại sinh dục. Trong thời kỳ bắt đầu
sinh sản các sản phẩm sinh dục nếu được ăn no đủ thì gà trống sẽ thành thục sớm
và bắt đầu vào thời kỳ hoạt động sinh dục.
Thiếu vitamin B gây ra sự thối hóa dịch hồn. Nếu gà trống đang lớn mà
bị nhốt trong lồng thiếu ánh sáng thì dịch hồn của chúng bé và không thể bắt

3


đầu thành thục được. Trái lại nếu chiếu sáng quá nhiều (thí dụ chiếu sáng ban
đêm) q trình thành thục có thể được rút ngắn lại.
Dịch hồn phụ (epididymis) có dạng như cái gối nhỏ, nằm ở miền giữa
của dịch hoàn phải và trái. Cũng như dịch hoàn, dịch hoàn phụ cũng phát triển
mạnh về kích thước vào mùa xuân. Dịch hoàn phụ gắn vào dịch hoàn bằng các
rãnh. Các rãnh này sau đó đi vào một ống rất phát triển của dịch hoàn phụ. Ống
này tiếp tục chạy tới ống dẫn tinh.
2.1.1.2. Hệ thống ống dẫn tinh
Ống dẫn tinh có nhiều khúc cong trên đường đi, ở phía dưới chúng đi song
song với ống dẫn nước giải. Cả hai ống dẫn tinh chảy vào phần giữa của huyệt ở
hai bên phải và trái ống dẫn nước tiểu. Trước khi chảy tới huyệt các ống dẫn tinh
nở rộng ra tạo thành một túi tinh, túi tinh này dùng để dự trữ tinh dịch.
Ở gà trống khơng có gai sinh dục, trên thành dưới của phần sau huyệt chúng
chỉ có hai mấu lồi không lớn thay cho cơ quan giao cấu. Đây là một cơ quan thối
hóa nhờ đó mà ta có thể phân biệt được đực cái ở gà con một ngày tuổi. Ở gà và gà
tây hành động giao phối được thực hiện nhờ sự áp sát hai lỗ huyệt.

2.1.1.3. Hình thái và cấu trúc tinh trùng
Tinh trùng có hình dạng như sợi chỉ, đầu tinh trùng hơi cong. Người ta
chia tinh trùng thành 2 phần: đầu và đuôi.
- Phần đầu gồm có vùng acrosome và nhân
- Phần đi bao gồm cổ, thân, đoạn chính.
Thể acrosome có dạng hình chóp nón, bên trong có chứa chất đồng nhất
(homogenous) và nó đã được bao bọc bởi một lớp màng liên tục.
Nhân có chứa chất nhiễm sắc (chromatin) đặc và được bao bọc bởi hai lớp
màng nhân.
Phần cổ là phần nối giữa phần đầu và phần đuôi, cổ được cấu tạo bởi hạt
trung tâm rất phức tạp.
Thân tinh trùng được tạo ra bởi khoảng 30 sợi ty lạp thể bao bọc xung
quanh hạt trung tâm phức tạp.
Biên giới giữa vùng thân và phần chính của tinh trùng được đánh dấu bởi
một vịng nhân dày đặc. Ở phần chính, sợi trục được bao bọc bởi màng lọc khơng
định hình.

4


2.1.1.4. Thành phần tinh dịch
Thành phần hóa học của tinh dịch bao gồm khoảng 50 - 60 thành phần
(Lake, 1971, 1981). Những yếu tố cần thiết của tinh dịch là dung dịch muối hòa
tan, một số protein và 1 vài acid amin. Thành phần hóa học tinh dịch gà và gà tây
cũng rất khác tinh dịch động vật có vú. Trong thành phần đó có rất ít chloride và
thiếu hầu hết các chất như fructose, citrate, ergothioneine, inositol (C6H12O6),
phosphoryl choline và glycerophosphoryl choline, glutamate là ion âm chủ yếu
(Bahr and Bakst). Chính vì thế, tinh dịch gà và gà tây rất đặc, tinh trùng chỉ ở
trong đường sinh dục đực trong thời gian rất ngắn và khi ra ngoài cơ thể, tinh
trùng rất chóng chết.

Theo một số nghiên cứu, tinh trùng lấy ra ở ngay phần ống dẫn tinh vẫn có
khả năng thụ tinh. Kết quả nghiên cứu của Bakst et al., (1981) khi lấy tinh dịch ở
phần giữa của ống dẫn tinh, đưa vào âm đạo của gà mái, kết quả trứng có phơi
đạt tỷ lệ rất cao.
Theo Howarth (1984) đã lấy tinh trùng ngay trong dịch hoàn, dẫn tinh cho
gà mái vào vị trí ở phần bên trong của ống dẫn trứng kết quả cho thấy tinh trùng
vẫn có khả năng thụ tinh.
2.1.2. Cơ quan sinh dục cái
Cấu tạo cơ quan sinh dục con cái gồm một buồng trứng trái, ống dẫn trứng
và cuối cùng đi ra ngoài ở vùng lỗ huyệt.
2.1.2.1. Buồng trứng
Cơ quan sinh dục cái cũng gồm có hai tuyến nhưng trong q trình phát
triển của gia cầm buồng trứng bên phải và ống dẫn trứng bên phải trong phần lớn
trường hợp đã thối hóa hồn tồn.
Ở gia cầm thường chỉ có buồng trứng bên trái hoạt động. Ở gà mái con
buồng trứng trông giống như một cái dải, ở gà mái trưởng thành trông giống như
hình chữ nhật đầu sau chúc xuống phía dưới. Mặt dưới buồng trứng được phủ bởi
một nếp nhăn nằm ngang. Buồng trứng gắn chặt với thùy trước của thận trái, phía
trên buồng trứng gần với phổi trái, phía sau buồng trứng được che lấp bởi dạ dày
cơ. Trong thời gian nghỉ đẻ mùa đơng kích thước buồng trứng có chiều dài là 1234mm, chiều rộng là 8 - 22mm và bề dày 3,5 - 10mm. Trong thời kỳ đẻ trứng to
lên rõ rệt.

5


Chức năng của buồng trứng trái ở gia cầm hoạt động cũng giống như động
vật có vú. Nó sản xuất những giao tử cái (noãn bao) và hoạt động như một tuyến
nội tiết, sản xuất ra hormone steroid.
Cấu tạo buồng trứng gồm 2 phần:
- Phần tủy: Chứa mô liên kết, mạch máu và dây thần kinh.

- Phần vỏ: Chứa phần tạo trứng, phát triển nên các tế bào trứng.
Trong buồng trứng có những quả trứng chuẩn bị để thụ tinh. Những tế bào
trứng đã có từ khi gà con mới nở. Tiếp sau đó, chúng chỉ cịn phải chín nữa mà
thơi vì số lượng tế bào trứng khơng tăng thêm nữa. Trong buồng trứng số lượng
tế bào trứng nhiều hơn số trứng thực tế mà gà mái có thể đẻ ra. Khơng thể đếm
được chính xác số lượng tế bào trứng trong buồng trứng.
Trong thời gian phát triển lúc đầu các tế bào trứng được bọc bởi một
tầng tế bào khơng có liên hệ gì với biểu bì phát sinh. Tầng tế bào này sẽ trở
thành nhiều tầng, sự tạo thêm này sẽ tiến sát tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo
này gọi là follicun. Bên trong follicun có một khoang hở chứa đầy một chất
dịch. Bên ngồi follicun trơng giống như một cái túi.Trong thời kỳ đẻ trứng
nhiều follicun trở nên chín làm thay đổi hình dạng của buồng trứng, lúc này
buồng trứng trông giống như một chùm nho. Sau thời kỳ đẻ trứng buồng trứng
lại quay trở lại hình hạng ban đầu. Các follicun chín vỡ ra, quả trứng chui ra
ngồi cùng với dịch của follicun. Q trình này gọi là sự rụng trứng . Sự rụng
trứng đầu tiên báo hiệu bắt đầu sự thành thục. Màng follicun còn lại trong
buồng trứng sẽ tạo thành thể vàng.
Tế bào trứng được giải phóng sau khi vỡ follicun sẽ rơi vào ống dẫn trứng.
2.1.2.2. Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là một ống dài có một khúc cuộn, bên trong có tầng cơ trên
thành ống. Có một lớp màng nhầy lót bên trong thành. Trên bề mặt màng nhầy có
tiêm mao rung động. Bên ngồi ống dẫn trứng có màng trơn. Buồng trứng được
treo trong xoang bụng nhờ màng treo ruột.
Chức năng của ống dẫn trứng bao gồm: Cung cấp albumin, màng nhầy và
vỏ bao bọc trứng.
Trứng được phát triển và chuyển động dọc theo ống dẫn trứng, từ loa kèn
đến khi ra khỏi cơ thể ở vùng ổ nhớp. Mặt khác ống dẫn trứng cũng là nơi chứa

6



và đường vận chuyển của tinh trùng từ phía ổ nhớp lên vùng thụ tinh ở loa kèn
khi giao phối hoặc thụ tinh nhân tạo.
Phía trước đầu cùng của ống dẫn trứng là loa kèn, nơi để trứng và tinh
trùng gặp nhau và quá trình thụ tinh được thực hiện.
Vách của ống dẫn trứng gồm có nhiều nếp gấp sang, nhầy, khống chế ở
phía ngồi theo vị trí chiều dọc của cơ trơn và phía ngồi phủ một lớp biểu mô
màng bụng.
Ống dẫn trứng được chia thành 5 vùng lớn, có thể phân biệt những vùng
này nhờ vào sự nhận biết trên cơ sở đặc điểm hình thái học, màu sắc, mô học và
chất nhầy bên trong tương ứng của chúng.
Những tổ chức ống nhỏ tiết chất nhầy của bề mặt biểu mơ có ở tất cả các
đoạn của ống dẫn trứng, nhưng nó vắng mặt ở phần giữa của phần phình to và
phía ngồi âm đạo.
2.1.2.3. Phần phễu (loa kèn)
Hoạt động của loa kèn là để hứng tế bào trứng chin rụng xuống từ buồng
trứng. Nếu có mặt của tinh trùng ở đây thì quá trình thụ tinh được thực hiện.
Loa kèn hoạt động được là nhờ hoạt động của lớp long và sự phóng ra của
bề mặt phức tạp ở đầu của loa kèn, lúc này phần loa kèn bị xung huyết và sự hoạt
động của cơ trơn của cả loa kèn và dây chằng mặt bụng.
Sau khi đi qua phần phễu, trứng đến phần chính giữa của loa kèn (vùng
điểm hợp). Những chất tiết của vùng này là dạng “ngồi” của vị trí nỗn hồng
và có khả năng đóng góp tới sự hình thành dây treo.
Vùng điểm hợp, nơi tạo dây chằng (dây treo) cũng là một trong hai nơi
chứa tinh trùng trong ống dẫn trứng đã được biết đến.
2.1.2.4. Phần phình to
Phần phình to được nhận biết dễ dàng so với phần loa kèn và phần eo, vì
nó có đường kính lớn nhất và cũng là đoạn dài nhất của ống dẫn trứng. Vách của
phần phình to rất mỏng và có nhiều nếp gấp sáng. Vùng phình to chủ yếu tiết
albumin (lịng trắng), có tới 40 protein chính ở albumin và là dạng chất nhày của

ống dẫn trứng. Protein avidin do tế bào hình chén tiết ra cịn protein albumin và
lysozyme thì được sản xuất ra rừ tổ chức hình ống. Các chất ovotransferrin và
ovomucoid cũng có thể được sản xuất ra từ tế bào hình ống kể trên.

7


2.1.2.5. Phần eo
Phần eo là phần nối tiếp từ phần phình to, phần eo có đường kính nhỏ hơn
và dễ dàng phân biệt với các phần khác là nhờ có màu trong mờ và khơng có tổ
chức ống, vách mỏng và rất ít nếp gấp sáng.
Phần eo có chức năng tạo lớp vỏ lụa bọc xung quanh lòng trắng quả trứng,
đó là lớp màng protein. Lớp màng này được tạo ra khi phần albumin quả trứng từ
phần phình to di chuyển xuống, lớp chất màng nhày có sẵn tiếp xúc với tổ chức
mô của vách phân eo và lớp mô này tiết ra lớp màng protein bao bọc xunh quanh,
cơ chế này rất phức tạp.
2.1.2.6. Tử cung
Tử cung là nơi tạo ra lớp vỏ canxi vững chắc của quả trứng, ở đây phần
lớn giai đoạn tạo vỏ canxi được thực hiện. Tuy nhiên, việc tạo vỏ canxi đã bắt
đầu từ trước đó, ở ngay phần lồi ra của phần eo, đó là phần cổ tiếp giáp giữa phần
eo và tử cung. Trứng ở trong tuyến tạo vỏ khoảng 20 giờ, trong 6 giờ đầu nó ở
vùng cổ này.
2.1.2.7. Âm đạo
Âm đạo là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng và đồng thời là đoạn đường
đi cuối cùng của trứng trong ống dẫn trứng trước khi đi ra ngoài qua lỗ huyệt lúc
đẻ. Là nơi tiếp nhận, chứa và vận chuyển tinh trùng sau khi giao phối hoặc thụ
tinh nhân tạo.
So với các đoạn trên của ống dẫn trứng, âm đạo rất ngắn, nó được cấu tạo
bởi những lớp cơ rất chặt chẽ bao quanh cùng với lớp biểu mô liên kết những lớp
cơ phát triển rất tốt và những nếp gấp sáng cao và hẹp. những lớp cơ này có vai

trị rất quan trọng trong q trình đẻ trứng.
2.1.3. Sự dự trữ, vận chuyển và quá trình thụ tinh của tinh trùng trong ống
dẫn trứng
Ở động vật có vú, tinh trùng lưu lại một thời gian khá dài ở bộ máy sinh
dục đực, nhưng lại có rất ít thời gian lưu lại trong đường sinh dục con cái.
Ngược lại, ở gia cầm, tinh trùng chỉ ở trong đường sinh dục đực (ở dịch
hoàn) 4 đến 5 ngày. Nhưng sau khi giao phối, hoặc thụ tinh nhân tạo tinh trùng
có thể sống rất lâu ở kho dự trữ tinh trùng trong ống dẫn trứng mà vẫn có khả
năng thụ tinh. Thời gian này ở gà là 32 ngày và ở gà tây là 72 ngày.

8


Ở trong ống dẫn trứng, có hai kho dự trữ tinh trùng đã được biết đến.
- Kho chứa tinh trùng thứ nhất là ở nơi tiếp giáp giữa tử cung và âm đạo.
- Kho chứa tinh trùng thứ hai là ở phần phễu (loa kèn).
Sau khi giao phối hoặc thụ tinh nhân tạo, tinh trùng được dự trữ vào kho
dự trữ thứ nhất và sau đó di chuyển dọc theo ống dẫn trứng đi lên kho chứa thứ
hai ở phần loa kèn và ở đâykhi trứng vừa rơi xuống, tinh trùng xâm nhập vào
trứng ngay từ đây và quá trình thụ tinh được thực hiện (Bahr and Bakst).
Sau khi giao phối hoặc thụ tinh nhân tạo, chỉ có một số lượng tinh trùng
nhất định được di chuyển, sống ở ống dẫn trứng và có khả năng thụ tinh. Những
tinh trùng chết hoặc khơng có khả năng di chuyển thì bị tống ra ngồi. Cịn
những tinh trùng khỏe, rất nhanh chóng đi vào kho chứa ở phần tiếp giáp giữa tử
cung và âm đạo, thời gian ở đấy khoảng 1 giờ. Sau khi tinh trùng di chuyển dọc
theo ống dẫn trứng lên phía trên vùng loa kèn, q trình di chuyển này xảy ra liên
tục hoặc chia theo giai đoạn (Bakst,1981).
Tinh trùng di chuyển được là do sự co cơ trơn hoặc hoạt động của lông
mao và chất tiết ở trong nếp gấp sáng của ống dẫn trứng, điều này đã được
quan sát, nhưng cơ chế của vấn đề này rất phức tạp và cũng chưa được nghiên

cứu đầy đủ.
Tính thụ tinh nhiều tinh trùng đã được quan sát của gà. Số lượng tinh
trùng có mặt ở vùng đĩa phơi có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ trứng có phơi. Số
lượng tinh trùng càng nhiều thì tỷ lệ phơi càng cao (Bramwell, Marks Howarth).
Tuy nhiên, số lượng tinh trùng có mặt ở vùng đĩa phơi nhiều, nhưng chỉ có
một nhân ở đầu một tinh trùng, kết hợp và đồng hóa với nhân của tế bào trứng và
ở trong một điều kiện nhất định thì qúa trình thụ tinh được thực hiện (Howarth,
1970). Còn vai trò của các tinh trùng khác chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ, nhưng cũng
có một vai trị vơ cùng quan trọng đến kết quả có phơi.
Phản ứng đầu tiên của quá trình thụ tinh là phản ứng của acrosome. Khi
trứng rụng và gặp tinh trùng ở ngay vùng loa kèn, rất nhiều tinh trùng có mặt ở
vùng đĩa phôi, acrosome ở đỉnh đầu tinh trùng được giải phóng đồng thời với sự
hoạt động vận chuyển men giống như trypsin. Tác độngthủy phân lớp màng nỗn
hồng ở đĩa phơi ở vị trí nhất định. Và sau đó chỉ có một nhân của một tinh trùng
xâm nhập vào bên trong và q trình đồng hóa được thực hiện. Đó là q trình
thụ tinh ở gia cầm (Howarth).

9


2.1.4. Nội tiết ở gia cầm
So với động vật có vú, hiểu biết về nội tiết của gia cầm được biết đến rất
ít, đặc biệt sự hiểu biết về nội tiết ở con đực ít hơn ở con cái. Tuy nhiên, những
nguyên tắc chung thì đã được biết. Người ta đã xác định được khoảng 9 hormon
(hoặc nhóm hormon) trực tiếp điều tiết quá trình sinh sản. Những đặc trưng sinh
lý học của mỗi hormon và sự liên hệ bên trong của chúng chưa được biết nhiều.
Từ những suy luận đã được rút ra từ nghiên cứu nội tiết ở động vật có vú
đã giúp thêm về sự hiểu biết về nội tiết ở gia cầm, tuy nhiên phải rất cẩn thận về
những suy luận này.
Ở con mái, sinh sản có thể phân ra hai pha riêng biệt của nội tiết:

-

Pha một là pha sinh lý có liên quan chặt chẽ đến tính thành thục và sau đó

dẫn đến duy trì của trạng thái này.
- Pha thứ hai là pha dẫn đến quá trình phát triển của trứng.
Tuy nhiên, rất khó phân biệt sự riêng rẽ giữa các pha vì sự tương tác giữa
các hormon rất phức tạp trong suốt q trình sinh sản của chúng.
Những hormon có nguồn gốc steroid được sản xuất rất sớm bởi buồng
trứng trái ở trong giai đoạn phơi. Trong khi đó estrogen xuất hiện ở giai đoạn này
ở buồng trứng phải, nó làm chậm lại quá trình phát triển của buồng trứng và ống
dẫn trứng phải.
Từ ngay sau khi nở và trong quá trình trưởng thành, sự phát triển của buồng
trứng và ống dẫn trứng trái đều phát triển liên tục, nhưng ống dẫn trứng phải phát
triển chậm hơn. Điều này có liên quan đến sự tiết đều đặn của hormon steroid.
Ở gia cầm, gần đến thời kỳ thành thục về tính, chúng rất nhạy cảm với ánh
sáng. Sự thay đổi của ánh sáng (thời gian sáng, tối) nhất là độ dài chiếu sáng (chứ
khơng phải tổng số ngày chiếu sáng) có vai trị rất quan trọng . Dưới tác động của
ánh sáng, Hypothalamus tăng cường tiết ra nhân tố giải phóng gonadotropin (GRF).
Gần đây cấu trúc của LHRH đã được nhận biết. Hormon này chứa 10 acid amin
giống như LHRH ở động vật có vú, nhưng trong đó nó chỉ khác một acid amin.
Hormon FSH và LH có mặt ở buồng trứng, có tác dụng đặc biệt đến sự phát
triển nhanh chóng của nỗn bào và làm tăng nhanh q trình sản xuất nhóm hormon
steroid buồng trứng. Nhóm hormon này chủ yếu là estrogen, androgen và progesteron.

10


Các hormon steroid gây ra các đặc điểm sinh dục thứ cấp chủ yếu, phát
triển và duy trì bộ máy sinh sản.

Estrogen có rất nhiều chức năng, chúng gây ra sự giãn phần loa kèn để dễ
dàng hứng trứng khi trứng rụng. Nó làm tăng sự hấp thu canxi từ ruột, tác động
đến gan để sản xuất ra Lipoprotein cung cấp để tạo vật chất đặc biệt của lòng đỏ.
Tăng dự trữ mỡ cơ thể, thay đổi trong hệ thống mạch máu để kích thích sự tăng
trưởng của ống dẫn trứng và hoạt động, điều hòa dự trữ canxi ở xương.
Progesteron có nhiều chức năng đặc trưng, nó có vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển vào chức năng của ống dẫn trứng, tham gia vào cơ chế hình
thành albumin (lịng trắng). Mặt khác nó có tác động âm và ảnh hưởng ngược
đến quá trình gonadotropin. Tốc độ tăng progesteron ở thời điểm từ 6-8 giờ trước
khi rụng trứng.
Androgen cũng được sản xuất và có ở con mái, chức năng của nó làm tăng
trưởng và tiến hóa của ống dẫn trứng. Đồng thời phát triển những đặc tính sinh
học thứ cấp. Nó có ảnh hưởng đến tuyến yên sản xuất ra gonadotropin.
Ngồi ra những hormon khác, khơng phải hormon sinh sản như
corticosteroid, thyroxin,…cũng đóng góp vai trị gián tiếp trong quá trình sinh sản.
Một đặc điểm tiếp theo của loài gia cầm là mỗi qủa trứng đẻ kế tiếp nhau
đều chậm dần theo thời gian đẻ trứng. Chính vì thế mà gia cầm đẻ theo một chu
kỳ nào đó. Gia cầm đẻ liên tục một số lượng trứng nhất định lại có ngày nghỉ, và
tiếp theo đó lại đẻ một số lượng trứng nhất định khác.
Nguyên nhân của quá trình trên là do tác động của chu kỳ chiếu sáng
(ngày và đêm) có ảnh hưởng đến q trình tiết LH và vai trò điều tiết của LH đối
với quá trình rụng trứng đã dẫn đến kết qủa trên.
Tồn bộ cơ chế của quá trình sinh sản ở gia cầm rất phức tạp và theo một
cơ chế thần kinh – thể dịch hoàn thiện. Cơ chế này hiện nay vẫn chưa được biết
đến một cách toàn diện, mà cần phải nghiên cứu sâu thêm.
2.2. KỸ THUẬT LẤY TINH CHO GIA CẦM
Kỹ thuật lấy tinh là khâu kỹ thuật đầu tiên để thực hiện q trình bảo tồn
tinh dịch gà Đơng Tảo, sau đó để thực hiện TTNT. Chỉ khi lấy được tinh dịch ở
gia cầm thì việc nghiên cứu về tinh dịch và tinh trùng mới được thực hiện.
Ở gia cầm, do cấu tạo cơ quan sinh dục khác biệt, khơng có dương vật,


11


hoặc dương vật phát triển rất kém, cấu tạo lại rất khác biệt so với gia súc vì vậy
khơng thể dùng âm đạo giả để lấy tinh.
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và đề xuất kỹ thuật lấy tinh ở gia cầm.
Phương pháp dùng cốc thủy tinh để hứng tinh dịch ở ngan và ngỗng khi con đực
có động tác giao cấu, hay phương pháp Isikava (Nhật Bản) đã được ứng dụng để
lấy tinh ở gia cầm, hai phương pháp trên có hiệu quả khơng cao.
Phương pháp dùng điện: một số tác giả đã dựa trên nguyên lý dùng dịng
điện có cường độ và hiệu điện thế thích hợp để kích thích vào trung khu điều
khiển phản xạ xuất tinh để lấy tinh ở gia cầm.
S.Cerebrowski and I.I Sokolovskaja đã dựa vào ngun lý trên, dùng dịng
điện có điện kế 30 Vơn kích thích vào trung khu thần kinh điều khiển phản xạ
xuất tinh ở đốt sống hông thứ ba, thời gian kích thích 1 - 2 giây. Sau 2 - 3 lần đã
lấy được tinh ở gia cầm.
R.H Olivier (1977) cũng đã dùng dịng điện có cường độ 41 - 62mA (X:
55mA) và điện kế 30 Vôn, kích thích ở trung khu thần kinh ở đốt sống hông thứ
ba, sau 20 xung động, trong thời gian 3 phút con vật đã xuất tinh.
Những phương pháp trên, lấy tinh ở gia cầm đã có kết quả, nhưng kết quả
lấy tinh ở mỗi lần lấy rất thất thường. Mặt khác, kỹ thuật này rất phức tạp và dễ
gây stress cho con vật, vì vậy áp dụng kỹ thuật này rất hạn chế trong sản xuất.
Phương pháp Massage (Mát - xa): phương pháp này do Burrows W.H and
Quirin J.P, (1937) sáng tạo ra và đã tiến hành ở trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp
quốc gia ở Marryland. Phương pháp này đã được miêu tả rất kỹ lần đầu tiên vào
năm 1937 và sau đó đã được áp dụng và dần dần được cải thiện và hoàn thiện. Ưu
điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng và kết quả thu được ổn định.
2.3. MƠI TRƯỜNG PHA LỖNG, BẢO TỒN TINH DỊCH VÀ ĐIỀU
KIỆN BẢO TỒN TINH DỊCH GÀ ĐƠNG TẢO

Mơi trường dùng pha lỗng, bảo tồn tinh dịch cho gia cầm đóng một vai
trị quan trọng, nó có ý nghĩa cả về khoa học và kinh tế rõ rệt.
Các tác giả đã đưa ra nhiều loại môi trường dùng để pha loãng bảo tồn tinh
dịch gia cầm. Tuy thành phần các chất, loại hóa chất và các đặc tính của các loại mơi
trường có khác nhau, nhưng tất cả các môi trường đều đạt yêu cầu về độ pH, áp suất
thẩm thấu và điều quan trọng là phải bảo tồn tinh dịch trong một thời gian nhất định.

12


Sexton T.J (1977) đã nghiên cứu và áp dụng một loạt môi trường và điều
kiện bảo tồn tinh dịch gà và gà tây có hiệu quả cao, tỷ lệ trứng có phơi đạt trên
90% ở điều kiện bảo tồn 5oC trong thời gian 24 - 48 giờ.
Theo Sexton (1979), môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch cho gia cầm phải
đảm bảo các yêu cầu và phải gồm các thành phần và có các đặc tính chức năng:
- Chất đệm (Buffer): gồm các chất Photphate (Na+ hoặc K+) Tris; N- Tris.
- Chất cung cấp năng lượng (energy source): Fructose, glucose, inositol
raffinose.
- Chất cân bằng áp lực thẩm thấu (Osmoticbalance) Magnesium chloride,
Sodium acetate, potassium citrate, Sodium Chloride.
- Chất kháng khuẩn (Antibacteral): Gentamicin, Penicilline, Streptomicine.
Tùy từng loại gia súc, gia cầm mà u cầu các điều kiện mơi trường pha
lỗng và bảo tồn tinh dịch khác nhau.
Theo J.M Bahr and M.R Baskt đối với gà: muốn có tỷ lệ trứng có phơi cao
hơn 90% khi dùng tinh dịch bảo tồn trong vòng 48 giờ thì các điều kiện phải thỏa
mãn như sau: pH môi trường 6,8 - 7,1; áp lực thẩm thấu 395 - 401mosmol; tỷ lệ
pha loãng 1:1 và bảo tồn ở nhiệt độ 5oC; dẫn tinh hàng tuần với liều từ 100 - 150
triệu tinh trùng. Đối với gà tây: muốn có tỷ lệ phơi đạt 90%, tinh dịch bảo quản
trong vịng 18 giờ, mơi trường phải có pH 6,5 - 7,5; áp lực thẩm thấu 250 370mosmol; tỷ lệ pha loãng 1:1; bảo quản tinh dịch ở nhiệt độ 5 - 10oC; dẫn tinh
hàng tuần với liều 300 triệu tinh trùng hoặc hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sức sống tinh trùng trong đông lạnh
Khi đông lạnh và giải đông, do các hiện tượng trên sẽ đe dọa đến sự sống
của tinh trùng. Các nhân tố giúp tinh trùng tồn tại sau khi giải đông và giải đông.
- Khả năng chịu lạnh của tinh trùng
Khả năng chịu lạnh của tinh trùng là tỷ lệ sống sót của tinh trùng sau khi
giải đông. Điều này phụ thuộc vào: giống, độ tuổi lấy tinh, mùa vụ lấy tinh…
- Thành phần môi trường pha lỗng
Mơi trường pha lỗng bao gồm: chất có năng lượng, chất đệm, chất chống
đông, chất điện giải… Tỷ lệ tinh trùng sau đông lạnh và giải đông phụ thuộc vào

13


các thành phần trên, nếu việc pha chế môi trường không hợp lý sẽ làm giảm hoạt
lực, tăng tỷ chết của tinh trùng.
- Thời gian cân bằng
Tinh trùng sau khi ra ngoài cơ thể rất dễ bị sốc nhiệt do sự chênh lệch
nhiệt độ trong cơ thể và nhiệt độ mơi trường ngồi cơ thể. Chính vì vậy cần thiết
phải hạ nhiệt độ từ từ để tinh trùng làm quen với nhiệt độ thấp. Theo Ditto (1992)
cho biết: thời gian cân bằng khoảng 3 - 5giờ ở nhiệt độ 5oC để tinh trùng làm
quen với nhiệt độ thấp.
- Tốc độ đơng lạnh
Khi đơng lạnh sâu để tinh trùng đóng băng, tốc độ đông lạnh nhanh hay
chậm quyết định đến hoạt lực tinh trùng sau giải đông. Ở nhiệt độ -2oC, nước
ngoại bào và nội bào vẫn giữ nguyên pha lỏng, chưa đóng băng thành dạng tinh
thể, tế bào tinh trùng chưa bị ảnh hưởng. Ở nhiệt độ -5oC, nước ngoại bào bắt đầu
đóng băng, nồng độ chất tan ngoại bào tăng lên, áp suất tinh thể chênh lệch, một
phần nước nội bào thốt ra ngồi và biến thành tinh thể băng. Ở nhiệt độ -10oC
xảy ra 3 trường hợp phụ thuộc vào tốc độ đông lạnh (Iritani, 1989).
Đông lạnh chậm: nước ngoại bào đóng băng, nước nội bào thốt ra ngồi,

tế bào tinh trùng mất nhiều nước và teo lại.
Đơng lạnh nhanh: khi không đủ thời gian để nước nội bào thoát ra khỏi
tinh trùng, nên nước ngoại bào và nước nội bào cùng đóng băng ở dạng tinh thể,
các tinh thể nước giãn nở sẽ làm méo hoặc làm vỡ màng tế bào tinh trùng.
Đông lạnh rất nhanh: khi nước nội bào khơng kịp thốt ra ngồi và do tốc
độ đóng băng rất nhanh, nước nội bào và nước ngoại bào không kịp kết tinh dạng
tinh thể mà xảy ra hiện tượng tinh thể hóa. Kích thước của tất cả các tinh thể
nước nội bào và ngoại bào đều rất nhỏ ở dạng li ti nên khơng có sự giãn nở về thể
tích, giữ được áp suất thể tích đẳng trương. Do đó, tinh trùng vẫn giữ ngun
hình thái và cấu trúc.
- Giải đông
Tinh cọng rạ được giải đômg trong nước ấm. Nhiệt độ và thời gian giải
đông phải đồng thời đáp ứng hai yêu cầu là “đánh thức” tinh trùng đang ở trạng
thái tiềm sinh chuyển sang trạng thái hoạt động và không làm ảnh hưởng đến
hoạt lực tinh trùng. Do đó, cần phải giải đơng nhanh, nhiệt độ giải đông phải đảm

14


bảo để tinh trùng không phải chịu đựng pha kết tinh hóa đồng thời khơng phá vỡ
cấu trúc của tinh trùng.
- Bảo quản
Tinh trùng sau đông lạnh luôn phải được bảo quản trong nitơ lỏng (-196oC).
Nếu bảo quản tốt, tinh trùng sau bảo quản hàng chục năm khi giải đông vẫn có
khả năng thụ thai.
Một số nguyên tắc cơ bản của môi trường đông lạnh tinh trùng
động vật:
- Áp suất thẩm thấu
Để tinh trùng tồn tại được trong môi trường pha lỗng tinh dịch thì áp suất
thẩm thấu của dung dịch môi trường đông lạnh (áp suất thẩm thấu ngoại bào)

phải tương đồng với áp suất thẩm thấu bên trong của tinh trùng (áp suất thẩm
thấu nội bào), tức là dung dịch môi trường phải đẳng trương. Như vậy, tinh trùng
mới giữ vững được hình thái học và có khả năng tiến hành trao đổi chất bình
thường. Trường hợp mơi trường dung dịch ưu trương (áp suất thẩm thấu ngoại
bào lớn hơn áp suất thẩm thấu nội bào) hoặc nhược trương (áp suất thẩm thấu
ngoại bào nhỏ hơn áp suất thẩm thấu nội bào) sẽ gây ra hiện tượng teo hoặc
trương phồng, có thể làm vỡ cấu trúc tinh trùng.
Trong thực tiễn sản xuất áp suất thẩm thấu của tinh dịch vật ni có biến
động ngay cùng một cá thể giữa các lần lấy tinh khác nhau. Vì vậy, khơng phải
lúc nào môi trường cũng đều đẳng trương so với tinh dịch và tinh trùng. Đây
cũng là một nguyên nhân gây lên khó khăn trong bảo tồn tinh dịch. Tuy nhiên
tinh trùng vẫn có thể chịu được khoảng cách chênh lệch nhất định ấy nhờ vào sự
thích ứng tạm thời của màng lọc tinh trùng với độ bền thẩm thấu.
- Đường trong môi trường đông lạnh tinh dịch: trong môi trường đông
lạnh thường sử dụng các loại đường như glucose, fructose, lactose.
- Chất phòng vệ lạnh (chất chống lạnh cho tinh trùng)
- Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà chiếm 30% -33% của tổng trọng lượng trứng. Lòng
đỏ trứng gà là một chất lý tưởng để bổ sung vào môi trường bảo quản tinh
trùng. Nó khơng chỉ chứa các thành phần dinh dưỡng quan trọng cung cấp cho
tinh trùng sống và vận động, mà cịn có khả năng chống sốc lạnh rất hiệu quả
cho tinh trùng.

15


×