Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thí nghiệm sản xuất giống nhân tạo điệp quạt chlamys nobilis (reeve)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.3 MB, 173 trang )

'

u< ": A ĐAO 1 ^ 0
- THỦY ‘J Ạ ' Í .Í À ĨU .A S G
'cr J

■V k N T ì ỉ ỉ x » Â N ' í H U

s ẦíÝ
'V0íĩíV:\ * - v ; o ĩ ỉ f ả

*-

ỌC NÔNC

.

ilf


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN NHA TRANG
......03 £□ BO........

NGUYỄN THỊ XUÂN THU

N G HIẾN c ứ u ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN, SINH TRƯỞNG

VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐ NG NHÂN TẠO ĐIỆP QUẠT
(Chlamys nobilis R eeve, 1852)


CHUYÊN NGÀNH : NUÔI CÁ BIEN
MÃ SỐ

v à n g h e c á b iê n n ư ớ c m ặ n

: 4.05.02

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS-PTS NGUYỀN CHÍNH
2. PGS-PTS NGUYỄN HỮU PHỤNG

NHA TRANG - 1998




L Ờ I C A M ĐO AN

Tôi cam đoan đây là một cơng trình khoa học mà tơi đã tham gia nhiều năm và
được phép tổng kết để viết luận án.
Các sô" liệu và kết qủa nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bô" trong bất kỳ cơng trình nào.

3


MỤC LỤC
6


Lời cảm ơn

7

Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
1.1. Tinh hình nghiên cứu họ Điệp Pectinidae trên thế giới
1.2. Tinh hình nghiên cứu lồi Điệp Chlamys nobiỉis trên thế giới
1.3. Tinh hình nghiên cứu Điệp Quạt trong nước

10
21

25

Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
29

2.1.

Địa điểm nghiên cứu

2.2.

Phương pháp tập hợp mẫu và phân tích

2.3.

Phương pháp bơ" trí các thí nghiệm sinh học


2.4.

Phương pháp ni tảo đơn bào làm thức ăn cho ấu trùng Điệp Qụat

2.5.

Phương pháp sản xuất giống và ni điệp thương phẩm

2.6.

Phương pháp tính sinh trưởng Điệp Quạt

2.7.

Phương pháp xử lý số liệu

29
32
34
37
40
41

Chương 3: Kết qủa nghiên cứu và thảo luận
3.1.

VỊ trí phân loại và hình thái cấu tạo của Điệp Quạt
42


3.1.1. VỊ trí phân loại

44

3.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo

46

3.1.3. Đ ặc điểm sinh thái
3.2.

Đặc điểm sinh học sinh sản của Điệp Quạt
3.2.1. Hình thái và các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục
3.2.2. Chu kỳ sinh dục và mùa vụ sinh sản

47
51
54

3.2.3. Cơ câu giới tính Điệp Quạt
3.2.4. Tuổi và kích thước thành thục dầu tiên

57
58

3.2.5. Sức sinh sản
3.2.6. Hoạt động sinh sản, sự phát triển phôi và phát triển ấu trùng

4


61


3.2.7. Sinh sản tái tạo quần thể và vấn đề khai thác
3.3.

66

Đặc điểm sinh trưởng của Điệp Quạt
3.3.1. Nghiên cứu quan hệ sinh trưởng của Điệp Quạt phân bô”tự nhiên

72

3.3.2. Nghiên cứu quan hệ sinh trưởng của Điệp Quạt nuôi bằng con

79

giông nhân tạo
3.4.

3.5.

Kỹ thuật sản xuất giông nhân tạo Điệp Quạt
3.4.1.

Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thành thục Điệp Quạt bơ”mẹ

85

3.4.2.


Nghiêncứu các phương pháp kích thích Điệp Quạt sinh sản

89

3.4.3. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ương nuôi âu trùng

91

3.4.4. Nghiên cứu kỹ thuật ương Điệp Quạt giông

105

Thử nghiệm nuôi Điệp Quạt thương phẩm từ nguồn giông nhân tạo và

110

theo dõi khả năng sinh sản, phát tán tạo quần đàn Điệp Quạt mới ở Vũng
Rô (Phú Yên). Đánh giá triển vọng nghề nuôi Điệp Quạt ở vùng biển
Nam Trung Bộ
3.5.1. Điều kiện môi trường vùng biển Vũng Rô

110

3.5.2. Thử nghiệm nuôi Điệp Quạt thương phẩm từ nguồn giông nhân

119

tạo
3.5.3. Khả năng sinh sản, phát tán tạo quần đàn Điệp Quạt mới ở Vũng


123

Rô (Phú Yên)
3.5.4. Triển vọng nghề nuôi Điệp Quạt ở vùng biển Nam Trung Bộ

128

Kết luận và đề xuất ý kiến

133

Tài liệu tham khảo

136

Phụ lục
Qui trình sản xuất giông nhân tạo Điệp Quạt

144

Phương pháp nuôi tảo đơn bào làm thức ăn cho ấu trùng Điệp Quạt

151

Thành phần lịai sinh vật phù du ở vùng biển Vũng Rơ

161

5



L Ờ I C Ả M ƠN

Luận án dã được thực hiện với sự giúp đỡ và quan tâm của Vụ Khoa học Công
nghệ - Bộ Thủy sản, Ban Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản III, Sở Khoa Học
Công nghệ, Sở Thủy sản, Trung tâm khuyến ngư tỉnh Bình Thuận, sở Thủy sản Phú
Yên. Đặc biệt qúa trình thực hiện luận án tôi nhận được sự giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình
của PGS-PTS Nguyễn Chính, PGS-PTS Nguyễn Hữu Phụng. Sự giúp đỡ của BGH,
Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Thủy sản về chương trình đào tạo nghiên cứu
sinh và hòan tất các thủ tục bảo vệ luận án. Sự đóng góp ý kiến, sự cung cấp tài liệu và
những nhận xét quí báu của các chuyên gia về động vật thân mềm của thế giới: Giáo sư
Jorgen Hylleberg (Trường Đại học Aarhus,Đan Mạch), Giáo sư Alan J Kohn (trường
Đại học Washington, USA), Dr. Thorarinsđottir G.G. (Viện Nghiên cứu biển
Hafrannsoknastofnun, Iceland), Giáo sư Richard Kilburn (Viện Bảo tàng Natal, Nam
Phi), Dr. Thomas Waller (Viện Smithsonian, Washington, USA) Dr. Henk H. Dijkstra
(Trường Đại học Amterdam, Hà Lan), Dr. Tomas Cehhagen (Trường Đại học Aarhus,
Đan Mạch) trong việc giám định xác định lòai Điệp Quạt. Những nhận xét qúi báu của
GS-TS Trần Mai Thiên, PGS-PTS Nguyễn Văn Chung, PGS-PTS Nguyễn Trọng Nho,
Tiên sĩ Phạm Anh Tuấn, PTS Võ Sĩ Tuấn, TS Nguyễn Hữu Dũng, PTS Lại Văn Hùng,
PTS Lâm Ngọc Trâm để hòan thiện luận án. Các cộng tác viên Nguyễn Thị Bích Ngọc,
Trương Hà Phương, Phan Đăng Hùng, Kiều Tiến Yên, Hồ Vinh Quang đã gắn bó với tơi
trong st qúa trình nghiên cứu đề tài. Các đồng nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Thủy
sản III, Trường Đại Học Thủy sản, Viện Hải Dương học Nha Trang, gia đình và bạn bè
đã động viên, giúp đỡ tơi trong qúa trình thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
Xin được bày tỏ những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.

6



MỞ ĐẨU

Điệp Quạt Chlamys nobiỉis (Reeve, 1852) thuộc họ trai quạt Pectinidae, bộ cơ
lệch Anisomyaria, lớp hai vỏ Bivalvia, là lồi thân mềm có giá trị dinh dưỡng cao.
Thành phần các chất chính có trong bộ phận thân mềm và cơ khép vỏ của Điệp Quạt
được xác định theo % trọng lượng tươi như sau : Phần thân mềm: protein 9,8; lipid 0,4;
khóang 1,5; nước 84,2 (Nguyễn Chính, 1996). Cơ khép vỏ: protein 15,7; lipid 0,7;
khóang 1,5; nước 81,2 (Lâm Ngọc Trâm, 1991). Hàm lượng protein ở cơ khép vỏ Điệp
Quạt gần tương đương với cua biển và là sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao.
Điệp Quạt phân bơ" chủ yếu ở vùng biển Bình Thuận, từ mũi Cà Ná đến Hàm
Tân, ở độ sâu từ 5-22 m. Hàng năm sản lượng khai thác và xuất khẩu Điệp Qụat chiếm
tỉ lệ đáng kể trong sản lượng hàng thủy sản xuất khẩu của tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên
sản lượng điệp khai thác trong các năm không ổn định. Theo thông kê của sở Thủy sản
Bình Thuận về sản lượng điệp khai thác từ 1977 đến nay cho thây năm có sản lượng cao
nhất đạt 17000 tấn và thấp nhất là 100 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt 4
triệu USD (năm 1986). Hiện nay giá tiêu thụ điệp nội địa có thấp hơn nhưng chúng vẫn
là một trong những đô"i tượng thân mềm bị khai thác mạnh ở vùng biển Bình Thuận .
Vì Điệp Qụat là đối tượng kinh tế lớn của tỉnh Bình Thuận nên chúng được chú
ý nghiên cứu từ nhiều năm nay.
Các cơng trình nghiên cứu về Điệp Qụat như:
Đề tài Điều tra qui họach lợi dụng nguồn lợi động vật đáy vùng biển 20m
nước trở vào của tỉnh Thuận Hải (cũ) của PGS-PTS Nguyễn Trọna Nho và
CTV năm 1986 - 1990.
Đề tài Nghiên cứu Điệp Qụat Chlamys nobilis ở vùng biển Thuận Hải của
PGS-PTS Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Khương năm 1991-1992.
Đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của Điệp Qụat ở Bình Thuận
của PTS Võ Sĩ Tuấn năm 1994.

7



Đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và xây dựng quy trình sản
xuất giơng nhân tạo và ni thương phẩm Điệp Quạt của PGS-PTS Nguyễn
Chính, Nguyễn Thị Xuân Thu và CTV năm 1991-1995.
Đề tài Thử nghiệm nuôi Điệp Qụat thương phẩm của Nguyễn Thị Xuân Thu
năm 1996-1997.
Dựa trên kết qủa nghiên cứu của các đề tài mà tơi trực tiếp tham gia, với tư cách
là Phó chủ nhiệm đề tài nhà nước (1991-1995) và Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ (19961997), tôi được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Thủy sản, Bộ Thủy sản, Trung
tâm Nghiên cứu Thủy sản III và các thành viên đề tài tạo điều kiện cho viết luận án
nghiên cứu sinh “ Nghiên cứu đặc điểm sinh sản, sinh trưởng và kỹ thuật sản xuất
giông nhân tạo Điệp Quạt Chlamys nobilis (Reeve,I852)

Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa của luận án
Mục tiêu nghiên cứu
1. Nghiên cứu sinh học sinh sản và sinh trưởng của Điệp Quạt nhằm theo dõi
biến động quần thể lòai làm cơ sở khoa học cho việc giải quyết các vấn đề
công nghệ nuôi.
2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật xây dựng qui trình sản xuất giông nhân
tạo và nuôi Điệp Quạt.
3. Thử nghiệm di giống tạo quần đàn mới ở một sô" vùng ven biển Miền Trung
và đánh giá triển vọng của nghề nuôi Điệp Quạt ở vùng biển Nam Trung Bộ.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Bổ sung và làm đầy đủ thêm những hiểu biết về một đối tượng thủy sản kinh
tê ở Việt Nam làm cơ sở đưa một đô"i tượng phân bô" tự nhiên (hoang dã) vào
nuôi trồng phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
-

Làm cơ sở khoa học cho xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất giông nhân tạo
Điệp Quạt.


8


Việc chủ động giải quyết nguồn giống Điệp Quạt bằng sinh sản nhân tạo mở
ra triển vọng tạo ra nghề nuôi mới, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu
nhập cho người lao động ven biển. Đồng thời góp phần tái tạo và bổ sung
nguồn lợi Điệp Quạt tự nhiên đang bị giảm sút nghiêm trọng trong tình trạng
bị khai thác qúa mức như hiện nay.

Những điểm mới của luận án
-

Luận án là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về
đối tượng Điệp Quạt, từ đặc điểm sinh học sinh sản, sinh trưởng đến qui
trình kỳ thuật sản xuất giơng và ương ni. Là tài liệu tham khảo tốt cho
những nghiên cứu trên các đối tượng động vật thân mềm biển khác.
Điệp Quạt Ch.nobilis là loài động vật thân mềm đầu tiên sản xuất giông
nhân tạo thành công ở Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật
sản xuất giơng nhân tạo Điệp Quạt góp phần chủ động sản xuất con giơng,
bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
Việc nghiên cứu di giống, tạo quần đàn mới ở khu vực biển không phải là
nơi phân bố" tự nhiên, giải quyết hướng mở rộng khu vực vùng ni, tăng
thêm đơi tượng ni cho các vùng có điều kiện sinh thái thích hợp là phù
hỢp với mục tiêu phát triển và định hướng chiến lược ngành Thuỷ sản.

9


Chương 1. T Ổ N G Q U A N TÀI L IỆ U


1.1. Tình hình nghiên cứu về họ điệp Pectinidae (RaHnesque, 1815) trên th ế giới.
Sau hệ thông phân loại của Lin-ne (Linnaeiưs Systema Naturae) năm 1758, đến nay
có khoảng 7000 lồi và lồi phụ đã hóa thạch hoặc cịn tồn tại trong nhóm họ Pectinacea.
80% các lồi nằm trong 5 giống sau: Pecten, Chíamys, Hinnites, Amusium và Aequipecten
(Waller, 1991). Họ điệp Pectinidae là một họ lớn được phát hiện trên 360 lồi, phân bơ"
rộng trên các biển của thế giới, từ biển ven bờ đến hàng trăm mét nước (Tomori A. và ctv,
1992).
Điểm qua một sô" công trình nghiên cứu trên các đơi tượng ni theo những nội
dung chính sau đây:
1.1.1. Đặc điểm hình thái phân loại
Các cơng trình nghiên cứu về tiến hóa, hình thái câu tạo các loài điệp trong giống
Chlamys ở vùng biển nhiệt đới Tây Đại Tây Dương và Đơng Thái Bình Dương; mơ tả lồi
mới phát hiện ở biển Somalia, lồi Somalipecten cranmerorum; nghiên cứu quan hệ tiến
hóa và mơ tả đặc điểm phân loại, phân bơ" của các lồi điệp kinh tế của Thomas R.
Waller,1993, 1986,1991.
1.1.2. Đặc điểm câ"u tạo.
Nghiên cứu về các bộ phận quan trọng trong cơ thể điệp như cơ khép vỏ, màng áo,
cơ quan thăng bằng và chức năng của chúng có các nghiên cứu của Trương Tỉ, Tê" Trọng
Nghiêm,1960; Purchon R.D, 1968; Quayle D.B và Nevvkirt G.F.,1989; Hayami I.,1991.
Nghiên cứu về cơ chê" họat động bơi của điệp được nhiều nhà khoa học chú V đến vì
điệp là lồi duy nhât trong lớp động vật thân mềm hai vỏ (Bivalvia) có khả năng bơi.
Verill, 1897 nghiên cứu về quan hệ giữa hình dạng vỏ liên quan đến tập tính bơi của điệp.
Bmddenbrock, 1936 nghiên cứu nguồn gơc và sự phát triển tập tính bơi của điệp. More và
Trueman ,1971 chứng minh hoạt động bơi đã làm thay đổi tổ chức câu tạo của vỏ, màng áo
và vị trí cơ khép vỏ điệp.

In


1.1.3. Sinh trưởng và khả năng thích ứng điều kiện mơi trường

Sinh trưởng của điệp nói riêng và động vật thân mềm nói chung là sự tăng lên
của cả vỏ và phần thân mềm (Hardy D.,1991). Sinh trưởng của điệp phụ thuộc chủ yếu
vào nhiệt độ (vùng ôn đới), độ mặn (vùng nhiệt đới) và điều kiện thức ăn tạo nguồn dự
trữ glucogen để biến đổi can xi từ nước biển thành vỏ.

ở nhiệt độ

nhỏ hơn

10°c, sinh

trưởng vỏ của hầu hết các lồi rất chậm. Các điều kiện mơi trường như tốc độ dịng
chảy, lượng sinh vật phù du có liên quan đến sinh trưởng cuả điệp . ở nơi có tốíc độ dồng
chảy chậm 1-5 cm/ phút và giàu sinh vật phù du điệp phát triển nhanh nhất (Trương Tỉ
và ctv, 1961). Điều kiện sông bất lợi và sự di chuyển của điệp cũng là nguyên nhân làm
hạn chế sinh trưởng (Quayle D.B, & Newkứt G.F, 1989).
1.1.4. Sinh sản và phát triển
Một sơ" lồi điệp lưỡng tính, tuyến sinh dục gồm cả trứng và tinh trùng. Một sô"
khác đơn tính, đực cái phân biệt. Màu sắc của trứng và tinh trùng ở giai đoạn thành thục
khác nhau, buồng trứng thường có màu hồng, vàng hoặc đỏ, túi tinh có màu trắng đục
hoặc màu be (Quayle D.B, & Newkữt G.F, 1989). Tuổi sinh sản của các lồi khác nhau
thì khác nhau, điệp vùng nhiệt đới có tuổi sinh sản sớm hơn vùng ơn đới (Flardy,1991).
Điệp đẻ trứng và qúa trình thụ tinh xảy ra trong nước. Au trùng chia làm hai giai đoạn
chính: giai đoạn sơng phù du trong nước và giai đoạn sông bám. David Hardy, 1991 mô
tả các giai đoạn phát triển â"u trùng của Pecten maximus. Galtsoff,1964 nghiên cứu cấu
trúc hiển vi đầy đủ của â"u trùng giai đoạn Vediveliger của lòai điệp

c. virginia.

Cragg


& Crisp, 1991 nghiên cứu sinh học ấu trùng điệp bao gồm đặc điểm hình thái, các giai
đoạn phát triển phơi và ấu trùng; quá trình hình thành vỏ và các cơ quan trong cơ thể
như vòm miệng, màng áo, cơ quan thăng bằng, tuyến tiêu hóa, hệ thần kinh, mang; chức
năng và sự biến đổi tiến hóa của các cơ quan trong quá trình phát triển hịan thiện.
Các lịai điệp khác nhau có sự khác nhau về kích thước ấu trùng, thời gian biến
thái phát triển. Rose R.A và Trevor .G. Dix, 1984 so sánh sự khác nhau về kích thước â"u
trùng, thời gian biên thái và nhiệt độ phát triển của một sơ" lịai điệp kinh tế trong họ
Pectinidae.

11


Chu kỳ sinh sản của điệp khác nhau theo vùng phân bô” (Ducan 1989); liên quan
đến họat động thủy triều và sự phân bô”của thực vật phù du trong các tầng nước theo chu
kỳ sáng (Mason, 1958 và Amirthalingam, 1928).
Sự phân chia các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục dựa vào sự phát triển của túi
tinh và buồng trứng. Do khơng có sự phân biệt rõ ràng giữa các pha nên các tác giả khác
nhau có thể phân chia giai đọan khác nhau căn cứ vào những thay đổi của tuyến sinh
dục trong quá trình phát triển (Hardy D.,1991). Có các cách phân chia khác nhau của
Mason, 1958; Seed, 1969; Quay & Newkirt ,1989 hay Thorarinsdottừ G.G, 1993.
1.1.5. Dinh dưỡng
Nhằm mục đích nắm vững cơ chế dinh dưỡng để chủ động giải quyết vân đề thức
ăn trong nuôi điệp, các nghiên cứu về dinh dưỡng của điệp nói riêng và các lịai thân
mềm hai vỏ nói chung rất sâu.
Gibert Barnabe, 1994 nghiên cứu hình thái, tổ chức và tế bào học hệ thống tiêu
hóa của â”u trùng, con non và con trưởng thành các lòai thân mềm hai vỏ. Các tác giả
khác như: Ansell, 1962 nghiên cứu về câu trúc tuyến tiêu hóa â”u trùng lịai Venus
striatula', Creek, 1960 nghiên cứu lòai Cardium edule\ Sastry, 1965 nghiên cứu trên
Aequipecten irradians\ Hick Mann & Gruffydd, 1970 nghiên cứu trên lòai Ostrea edulis;

Bayne, 1970 và Masson, 1975 nghiên cứu trên lòai Mytilus eduỉìs. Kết quả chỉ ra rằng
sự khác nhau về câu trúc tuyến tiêu hóa giữa các lịai là rất nhỏ.
Bricel J. và s. Shumway, 1991 nghiên cứu nguồn năng lượng cung cấp và quá
trình sử dụng năng lượng của điệp trong họat động sông, hệ sô”thức ăn và các yếu tô” ảnh
hưởng đên tỉ lệ lọc thức ăn và sinh trưởng của điệp.
Lebesneraís, 1985, Boucauđ-Camou và cộng sự, 1985 nghiên cứu cơ chê”lọc thức
ăn và q trình chuyển hóa thức ăn trong hệ thơng tiêu hóa của Crassostrea gigas.
Masson, 1975 thây rằng khả năng tiêu hóa của ấu trùng liên quan đến lượng thức án lọc
đươc và kích cỡ miệng giới hạn kích thước của thức ăn (thường là nhỏ hơn 10q) trong
khi Beningger, 1989, Shumway và cộng sự, 1987 tìm thấy các lọai thức ăn có kích thước
rât khác nhau trong dạ dày điệp và lớn hơn rât nhiều kích cỡ miệng. Ngịai ra các tác giả

12


cịn cho rằng có sự thẩm thấu dinh dưỡng của các tế bào biểu bì thơng qua hệ thơng lơng tơ
nhỏ(microvilli).
Raimbault, 1966; Lubet, 1978; Morton, 1983 xác định thực vật phù du là thức ăn
quan trọng của điệp và động vật thân mềm hai vỏ. Ngòai ra trong thành phần thức ăn của
chúng cịn có hỗn tạp nhiều lọai vật liệu nhỏ khác như mảnh vụn các chất hữu cơ, mùn,
chất keo ...
1.1.6. Sinh hóa
Nghiên cứu thành phần sinh hóa của các lịai trong họ điệp có các tác giả sau:
Gloria martiner, 1991 nghiên cứu sự thay đổi theo mùa của hàm lượng Protein,
lipid, hydratcarbon ở các nhóm kích thước khác nhau của điệp Chile Argopecten purpuratus
theo họat động sinh sản và lứa tu ổ i.
J.N.C Whyte, N.Boum và N.G. Ginther, 1990 nghiên cứu thành phần sinh hóa và
năng lượng trong trứng, sự sử dụng nguồn dự trữ sinh hóa trong q trình phát triển phơi,
quan hệ cân đối các thành phần acid nucleic, đường trung tính và acid béo thay đổi trong
72h biến thái ấu trùng của lòai Patinopecten yessoensis (Jay).

J.N.C Whyte và cộng sự, 1990 nghiên cứu thành phần sinh hóa và năng lượng thay
đổi trong q trình phát triển phơi của lồi điệp Crassadoma gigantea.
1.1.7. Kỹ thuật sản xuất giơng và ni điệp
Các lịai điệp được nghiên cứu sản xuất giông và nuôi ở các nước trên thế giới gồm
Patinopecten yessoensis (Jay) ở Mỹ, Canada, Liên xổ (cữ), Triều tiên, Trung quốc;
Placopecten magelỉanicus ở Mỹ, Canada; Pecten maximus, Chìamys opercularis ở Anh,
Pháp, Tây Ban Nha, Canada; Pecten zizac ở Nhật, Ireland; Chlamys isỉandica, Chlamxs
gỉgantea ở Mỹ, Canada; Chlamys ỷarerri ở Mỹ, Liên xô (cũ), Trung quốc; Chlamys
purpurata (Argopecten purpuratus) ở Peru; Pecten /itmatus ở Tasmania; Chỉamvs nobilis ở
Trung quốc, Nhật Bản,...
Những nghiên cứu chính gồm:
a. Nghiên cứu các phương pháp kích thích phóng tinh và đẻ tríũĩ«


Ngoài các phương pháp sử dụng đơn giản, hiệu quả thường dùng như gây sốc nhiệt,
độ mặn; để khô trong tơl sau đó kích thích đẻ bằng áp lực thủy tĩnh (dịng chảy); kích thích
bằng ánh sáng mặt trời; các phương pháp xử lý bằng hóa chất như dùng ammonium
hydroxyde, H2C>2,tia cực tím kết hợp với nước chảy; phương pháp tiêm serotonin (5
hydroxytryptoamine) vào cơ để kích thích đẻ nhanh là phương pháp có hiệu qủa được áp
dụng để kích thích cho điệp, vẹm, hầu, sị huyết, trai sinh sản phổ biến hiện nay (Zhang
Liyan, 1991).
b. Nghiên cứu và chuẩn bị thức ăn cho ương nuôi ấu trùng
Việc nghiên cứu nuôi tảo làm thức ăn tươi sông cho động vật thủy sản nói chung
được bắt đầu từ hai thập kỷ trước nhưng thành cơng cịn rất hạn chế (Watanabe và ctv,
1994). Năm 1969 Liao và ctv sử dụng thành công tảo Skeletonema costatum làm thức ăn
cho ương nuôi ấu trùng tơm sú. Từ đó một sơ' lịai tơm khác cũng được áp dụng ương nuôi
bằng thức ăn tảo. Đồng thời việc nghiên cứu sử dụng các lòai tảo như Spirulina pỉatensis,
Isochrvsis aff galbana, Chaetoceros graciỉis, Tetraselmis chui, Dunaliella sp, Chỉorella sp
cũng được tiến hành. Hiện nay tảo là thức ăn quan trọng cho nuôi động vật giáp xác (âu
trùng), cá bột, động vật thân mềm (ấu trùng, con giông và con trưởng thành), Zooplankton,

động vật da gai (ấíu trùng) (Chiu Liao I.C., Su H.M., 1991 )„
Đốì với động vật thân mềm hai vỏ, các lòai tảo đơn bào như : Platymonas sp,
Chaetoceros muelleri, Chỉorella sp, ỉsochrysis galbana, Nanochloropsis sp, Thalassiosira
sp, Amphiprora sp. được sử dụng trong sản xuất giông nhân tạo các loài điệp: Pectinopecten
yessoensis (Kang Hu, Chen

s.c. và ctv, 1982), Chlamys nobilis (Toma T., Teruya T. và ctv

1993, Reitan và ctv 1993); Nghêu Meretrix lusoria (Chen, 1984), Meretrỉx meretrix (M.
Kalyanasundaram và Ramamoorthi, 1987), Nghêu tím Hiatuỉa diphos (Lai, 1984), Tapes
variegata, Sò Manila (Yen,1985), Sò huyết Anadara granosa (Tsai, 1986).
Vân đề nghiên cứu sử dụng thức ăn nhân tạo thay thế tảo được đặt ra do nhiều
nguyên nhân mà nguyên nhấn chính là giá thành sản xuất tảo trong các trại giơng. Cĩiá nuổi
tảo sinh khơi ngồi trời rẻ nhưng việc nuôi tảo thường không chủ động và ổn định do không
dự báo trước được những sự cô' do nhiễm tạp cũng như sự bất thường của điều kiện thời tiết

14


khí hậu (Gladue,1991). Ni tảo trong phịng địi hỏi chi phí lớn và đắt hơn nhiều so với
ngồi trời. Người ta ước tính chi phí cho sản xuất tảo ở trại sản xuất giông từ 50-400

us/ kg

khô của tảo sinh khôi (Coutteau and Sorgeloos, 1992). Để chủ động và hạn chế sự lệ thuộc
vào vân đề nuôi tảo, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm những loại thức ăn thay thế tảo tươi như
sử dụng tảo khô (Laing và ctv, 1990; Gladue, 1991; Laing and Verdugo, 1991; Laing and
Millican, 1992), tảo cô đặc bảo quản lạnh (Donalson, 1991; Connor and Nell, 1992), thức
ăn nhân tạo chế biến với các thành phần như Acarin (GA), lipid, carboxymethyl cellulose
(CMC), hoặc kết hợp các thành phần dinh dưỡng cần thiết như protein, lipid, carbohydrate,

khóang và các vitamin (Jones và ctv, 1984; Langdon và ctv , 1985; Southgate và ctv, 1992)
và men bánh mì (Epiíanio, 1979; Ưrban và Langdon, 1984). vấn đề nghiên cứu hòan thiện
qui trình ni tảo và nghiên cứu tìm thức ăn thay thế tảo đang được song song tiến hành.
Nhưng cho đến nay tảo vẫn là lọai thức ăn quan trọng nhất và không thể thay thế trong
ương nuôi ấu trùng thân mềm hai vỏ (Zhang Liyan, 1991).
c. Nghiên cíũt các chất kích thích biến thái và bám cho ấu trùng.
Khi ấu trùng phát triển đến một giai đoạn nhất định, chúng sẽ biến thái chuyển từ đời sông
phù du sang sống đáy (Chipperíied, 1953). Rất nhiều nhà khoa học đã phát hiện được
những dấu hiệu quan trọng xung quanh thời điểm chuyển giai đoạn của chúng. Các nhà
khoa học Nhật Bản nhận định rằng sự biến thái của ấu trùng bào ngư liên quan đến sự tiết
ra các chất nhầy ở phần chân bò của con trưởng thành. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng chất
Aminobutyric acid (GABA) chiết ra từ một loại rong đỏ đã gây kích thích biến thái cho ấu
trùng loài bào ngư đỏ. Một số nhà khoa học khác lại tìm ra ấu trùng Spat của vẹm thích
bám lên tơ chân của con vẹm trưởng thành ... Và họ cho rằng chắc chắn có chất có thể tác
động đến sự biến thái của ấu trùng (Zhang Liyan, 1991).
Dựa trên giả thiết đó, nhiều học giả đã nghiên cứu một số chất hóa học kích thích sự
biên thái và bám cho ấu trùng Bivalvia. Bằng cách thêm một số chất như: Gabaculine,
Galactose, Galatosamine, Dopamine, Ethanolamine, Triethanolamine, EPI, NE, Kcl,
Tetraethylamonium, shellfishglycogen, L-DOPA (L-3,4-Dihydroxvlaminobutylic acid),
GABA... vào nền đáy ở nồng độ nhất định, ấu trùng điểm mắt sẽ biến thái và phát triển

15


nhanh chóng sang spat và Juvenile. Trong số các chất trên, người ta thấy sử dụng EPI, LDOPA và Tetraethylamonium có hiệu quả nhất trên đơi tượng hầu và bào ngư (Zhang
Liyan, 1991),
Hiện nay, tiến bộ kỹ thuật trên đang được hoàn thiện và phát triển nhằm đáp ứng
nhu cầu cải tiến kỹ thuật trong sản xuất giống các loài thân mềm hai vỏ để nâng cao tỉ lệ
sông, rút ngắn thời gian sản xuất và giảm giá thành con giống cung cấp cho nuôi thương
phẩm đạt hiệu quả kinh tế.

d. Nghiên cứu tạo giống tam bội thể
Công nghệ sinh học là một phát triển quan trọng trong thế kỷ 20, có những ảnh
hưởng tích cực đến nhiều khía cạnh trong đời sông kinh tế của con người, v ấn đề nghiên
cứu tạo giơng đa bội một sơ" lồi thân mềm hai vỏ đã được bắt đầu từ thập kỷ 80, xuất phát
từ việc kích thích cho đẻ bằng các phương pháp gây sốc hoặc xử lý hóa chất, đã tạo ra sự
biến đổi đặc biệt một số đặc tính di truyền, đem lại những kết quả bất ngờ về sức sống và
khả năng sinh trưởng.
Hiện nay kỹ thuật tạo giông tam bội thể đang phát triển và gắn liền với nghề ni
thân mềm. Các lồi thân mềm được áp dụng tạo giông tam bội thể chủ yếu nằm trong các
họ Pectinidae, Ostreadae, Pteriidae và Haliotidae (bảng 1).
Bảng 1: Các lồi động vật thân mềm được tạo giơng tam bội thể (Barnabe G.,1991)
Loài
BIVALVIA
Điệp (Pectinidae)
Chỉamys varia
Chlamỵs nobiỉis
Pecten maximus
Argopecten irradỉans
Hẩu (Ostreadae)
Crassostrea virginica
Crassostrea gigas
Trai ngọc (Pteriidae)
Pínctada/ucata martensii
Ngao Tapes
Tapes semidecussatus

Tác giả

Baron và ctv, 1989
Komaru và ctv, 1988

Beaumont 1986
Tabarini 1984
Stanley và ctv, 1981
Chaiton & Allen, 1985
Wada và ctv, 1988
Beaumont & Contaris, 1988
Gosling & Noalan, 1989
16


Ngao Mya
Mya arenaria
GASTROPODA
Bào ngư (Haliotidae)
Haliotis discus hannai

Allen và ctv, 1982

Katshutoshí và ctv, 1988

Các phương pháp tạo giông tam bội thể: Có 3 phương pháp làm biến đổi sự phân
bào giảm nhiễm gồm 2 phương pháp vật lý (áp suất và nhiệt độ) và 1 phương pháp hóa học
(dùng cytochalasin B).
- Ấp suất: Chaiton và Allen,1985 đã xử lý trứng thụ tinh sau 10 phút của hầu Thái
Bình Dương (Paciýỉc oysters) ở áp suất cao trong 10 phút. Kết quả đạt 57% tam bội thể.

°c trong 10độ 32° c (loài

- Nhiệt độ: Trứng sau khi thụ tinh 10 phút được xử lý ở nhiệt độ 30- 38
20 phút. Kết quả cao nhất đạt được (50-60% tam bội thể) là ở nhiệt

Ruditapes philippinarum) hoặc 35- 38°

c

(loài Crassostrea gigas) ( Quillet & Panelay,

1986). Đối với bào ngư, trứng sau khi thụ tinh 15 phút xử lý ở nhiệt độ

6°c trong thời gian

từ 12- 32 phút cho hiệu quả tạo giông tam bội cao.
- Hóa chất: Hịa tan Cytochalasin B trong dung dịch DMSO (dimethylsulphoxide)
0,1% ở nồng độ 1 mg cytochalasin B trong 1 lít dung dịch. Ngâm trứng đã thụ tinh sau 1520 phút trong dung dịch trên trong khoảng 20 phút. Kết quả đạt 50- 100% tam bội thể.
Phương pháp này hiện nay được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất giông tam bội thể ở
các trại giống.
Xác định âu trùng Juvenile là tam bội thể bằng các phương pháp định loại kiểu
nhân (karyotype) (Ari và ctv,1986) hoặc đo đường kính nhân của cá thể lưỡng bội và tam
bội (cytomorphometry) hoặc xác định số lượng của DNA trong nhân (Allen 1983, Allen &
Dowing 1986),
Nuôi hầu Crassostrea gigas tam bội thể (triploid) bằng xử lý trứng mới thụ tinh với
cytochalasin B cho kết quả sau 4 tháng ni, trọng lượng trung bình của cơ khép vỏ tăng
73% và trọng lượng thân mềm tăng 36% so với hầu lưỡng bội (diploid). Điệp Chlamvs
nobilis tam bội thể đạt trọng lượng gấp đôi điệp lưỡng bội nhưng khả năng phát triển sinh
dục chỉ bằng 50%. Tuyên sinh dục của điệp tam bội cũng phát triển nhưng kích thước nhỏ,
17

7 c


các tế bào tinh trùng khơng bình thường nên khơng có khả năng thụ tinh (Komura & Wada,

1989). Các chỉ sô" trọng lượng và hàm lượng glucogen của cơ khép vỏ điệp tam bội cũng
lớn hơn so với điệp lưỡng bội vì điệp tam bội khơng thành thục sinh dục và tham gia đẻ
trứng như điệp lưỡng bội (Zhang Liyan, 1991). Sự giảm khả năng thành thục sinh dục của
trai Pinctada ýucata martensii tam bội là rết có lợi cho việc cấy nhân tạo ngọc (Wanda và
ctv, 1988).
Mặc dù vân đề tạo giơng tam bội thể các lồi thân mềm cịn mới mẻ nhưng hy vọng
có thể tạo ra được những phẩm giơng có khả năng sinh trưởng nhanh, thích nghi tốt với
điều kiện môi trường , chất lượng và mùi vị thơm ngon để đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm
ngày càng cao của con người.
e. Thả giống làm tăng nguồn lợi tự nhiên.
Để bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, duy trì lợi ích lâu dài và đạt hiệu quả trong việc ni
các lồi thân mềm có giá trị kinh tế, nhất là những lồi có chu kỳ ni dài, vấn đề thả
giông nhân tạo ra biển đã được nhiều nước đặc biệt quan tâm. Ở Nhật Bản, từ đầu những
năm 80 họ đã thả ra biển hơn 10 triệu bào ngư giống và năm 1983 thả 18,33 triệu bào ngư
Paciíic (Crasostrea gigas). Cũng trong thời gian này họ đã sản xuất được 1200 ngàn tân
điệp Nhật Bản bằng phương pháp nuôi thả đáy. ở Mỹ, hàng năm người ta thả vật bám lấy
giống tự nhiên loài hầu Mỹ (Crassostrea virginica) ở vịnh Chesapeak và đảo Long Island
trong mùa sinh sản, sau đó chuyển các vật bám có giống sang vùng ương và nuôi, ở
Australia và Caronile Islands (Palau), Central Paciíic Ocean đã sản xuất giống, ương vằ
thả ra biển loài trai tai tượng Tridacna. Các nước châu Á như Trung Quốc , Thái Lan ... đã
có các chương trình quốc gia về bảo vệ nguồn lợi tự nhiên động vật thân mềm biển. Một sô"
trung tâm được thành lập để chuyên sản xuất giông, ương và thả ra biển một số loài động
vật quan trọng như ngao tai tượng (Tridacna), mực, bào ngư...
f. Ni điệp thương phẩm
Nhìn chung nghề nuôi điệp trên thế giới mới được phát triển gần đây. Nhật Bản
nuôi Pecten yessoensis, Chlamys nobiỉis (nuôi bè hoặc nuôi thả đáy), Trung Quốc nuôi
Chlamys ýarreri, Argopecten irradians, Patinopecten yessoensis và Chlamys nobiỉis (nuôi

18



lồng), các nước châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha nuôi Chlamys islandica, Chlamys
operelaris (nuôi bè), Australia và Mỹ nuôi Pecten ỷumatus, Pecten maxima (nuôi bè, thả
đáy). Do chu kỳ sản xuất tương đối ngắn, sinh trưởng nhanh, giá thành thấp và nhu cầu tiêu
thụ ngày càng nhiều nên ni điệp là một nghề có nhiều triển vọng phát triển (Zhang
Liyan, 1991).
Các phương pháp nuôi và dụng cụ nuôi điệp thường được sử dụng là:


Ni treo: Ni treo là hình thức ni lập thể trong các tầng nước. Các hình thức
ni treo gồm có:
Ni treo bè và dây: Bè và dây phao là bộ phận dùng để treo các lồng nuôi lơ
lửng trong các tầng nưđc.

-

Nuôi treo tai: Điệp được xâu tai và treo trên dây nuôi. Đây là hình thức ni đơn
giản, chi phí đầu tư cho ni ít nhưng chỉ sử dụng nuôi điệp ở giai đoạn lớn, điệp
nhỏ phải nuôi trong lồng.

-

Nuôi dây : Đây là hình thức ni điệp gắn trên dây.vỏ trái của điệp được gắn
dính vào dây bằng xi măng.

-

Ni điệp túi: Điệp ni được xếp riêng biệt trong lồng có nhiều ngăn túi. Hình
thức ni này đạt tỉ lệ sơng cao nhưng chỉ thực hiện được ở qui mô nuôi nhỏ.


-

Nuôi khay nhựa: Các khay nhựa được xếp chồng lên nhau. Hình thức ni này
chi phí cao nhưng thuận tiện, dễ vệ sinh, bảo quản và dùng được lâu bền.



Ni đáy.

-

Ni lồng đáý: Lồng ni đáy cũng có dạng nhiều tầng, dạng khung đơn và
khung ghép . Lồng được đặt ở đáy có nền cứng và bằng phẳng. Việc nâng và thả
lồng được thực hiện bằng một cần cẩu lắp trên tàu. Ni lồng đáy được xem là
hình thức ni an tồn nhất do ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khí hậu và
sóng gió.
Ni rải đáy: Là hình thức ni đơn giản và ít tơn kém nhất. Điệp giơng thả có
kích thước tương đối lớn để hạn chế sự tiêu diệt của địch hại. Các địch hại như
sao biển, cua cần phải lặn bắt trước khi thả giông xuống khu vực nuôi. Nếu qui

19


mơ nhỏ người ta có thể làm khung lưới qy bảo vệ để hạn chế sự hao hụt do
địch hại và ngăn cản điệp di chuyển đi chỗ khác. Khung lưới thường có kích
thước 50m2 để tiện cho người lặn thả và thu hoạch. Mật độ điệp thả trong khung
là 7 con/m2, nếu điều kiện thức ăn trong khu vực ni nhiều có thể thả mật độ
cao hơn.
Mặc dù điệp ni thả đáy chỉ đạt tỉ lệ sống 20% tính đến khi đạt kích thước thương
phẩm nhưng hình thức ni này cũng được dùng phổ biến ở những nước có nghề nuôi điệp

phát triển.
h. Địch hại, động vật ký sinh và bệnh.
Địch hại thường gặp trong ni điệp nói riêng và động vật thân mềm hai vỏ nói
chung là ốc, cua và sao biển. Ỡc là loại địch hại có ở mọi nơi. Chúng có khả năng tiết ra
các chất dịch acid làm mềm vỏ, đục lỗ và dùng vòi hút hoặc lưỡi sừng ăn phần thân mềm
của điệp. Một sơ" lồi trong họ ốc Tritonidae và Naticidae là địch hại nguy hiểm của điệp .
Cua có thể dùng càng bóp nát vỏ điệp và ăn phần thân mềm. Sao biển dùng các móc ở đầu
các ơng chân để phá vỏ điệp. Chúng là những lọai địch hại nguy hiểm của điệp (Hardy D.,
1991).
Bệnh thân mềm là vấn đề rất khó giải quyết đối với những người ni. Những
nghiên cứu về bệnh của động vật thân mềm hai vỏ mới phát triển trong những năm gần
đây. Các triệu chứng báo hiệu bệnh lý thường rất khó phát hiện, chỉ khi bệnh xuất hiện mới
thấy rõ. Mặt khác người ta rất khó phân biệt sự chết xảy ra là do bệnh hay do các yếu tơ"
thủy văn, hóa học trong nước.
Sindermann Carl J., 1990 nghiên cứu bệnh động vật thân mềm phát hiện các tác
nhân gây bệnh gồm vi rút, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, giun, động vật giáp xác
ký sinh.
Tóm lại: Nghiên cứu về điệp, cũng như một sơ" nghiên cứu cơ bản chung cho các
lồi động vật thân mềm hai vỏ có khá nhiều cơng trình. Những nghiên cứu trên cung cấp
kiến thức cơ bản, là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các nội dung nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu trên đô"i tượng Điệp Quạt.

20


1.2. Tình hình nghiên cứu về lịai điệp Chlamys nobilis trên thế giới
Điệp c.nobilis (Reeve, 1852) là một loài trong họ điệp Pectinidae được phát
hiện rất lâu qua các nhà phân loại học. Trong danh mục các loài động vật biển không
xương sông, các tác giả như Linne (1758), Tryon W.G (1868), Deskayes G.p (1853,
1874), Mobius (1898), Larmark (1819), Reeve (1852) đều có mơ tả và định loại về lồi.

Điệp

c. nobilis phân bô” chủ yếu ở vùng nhiệt đới, từ biển phía Nam

Nhật Bản

đến biển Đơng và Indonesia, ơ Nhật Bản có ở Wakayana, Okinawa, Mie, Kochi,
Ehime, Oh-ita, Nagasaki, Kumamoto và Kagoshima (Tomori và ctv, 1992). Trung quốc
có ở các tỉnh Quảng Đông, Triều Dương, Hải Phong và đảo Hải Nam (Trương Tỉ và ctv,
1961). Chúng phân bô" chủ yếu ở tuyến hạ triều đến độ sâu 369 mét (thậm chí đến 500
mét nước), nhiều nhất ở lOm - 30 m nước. Chất đáy là cát, sỏi, san hô và vỏ động vật
thân mềm. ở điều kiện sơng bình thường điệp dùng tơ chân bám vào đá sỏi hoặc trên
vỏ các cá thể khác. Khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi chúng có khả năng cắt tơ
chân, từ bỏ giá bám cũ để di chuyển đến nơi khác thích hợp hơn. Cùng phân bơ" ở đáy
với điệp thường có sị, vẹm, hải tiêu, hải q, hải sâm, sao biển, cầu gai. Điệp có ít khả
năng để tự bảo vệ chơng lại địch hại. Các lồi cá ăn thịt (cá nóc), sao biển là địch hại
của điệp (Trương Tĩ và ctv, 1961).
Mùa vụ sinh sản của điệp c.nobiỉis thay đổi khác nhau theo vị trí địa lý. Ở
Nhật bản mùa sinh sản của chúng khoảng tháng 6 ở Kyusu và Wakayana, từ tháng 3
đến giữa tháng 4 ở Okinawa. ở Sơn Đông (Trung quốc) điệp sinh sản trong thời gian từ
tháng 3 đên tháng 5. Thời gian sinh trưởng và các giai đọan phát triển biến thái của ấu
trùng điệp

c. nobilis được trình bày trên Bảng 2, Hình 1.

Tỉ lệ đực cái trong quần đàn khác nhau theo kích thước: Khi còn nhỏ tỉ lệ cái >
đực (63,24% cái và 37,67% đực). Khi lớn tỉ lệ đực > cái (51,23% đực và 48,67% cái).
Tuyên sinh dục chia làm 5 giai đoạn gồm: Giai đoạn I: Xuất hiện tính. Giai đoạn II:
Phát dục. Giai đoạn III: Đang thành thục. Giai đoạn IV: Thành thục. Giai đoạn V: Đẻ
hêt trứng. Để sản xuất giơng nhân tạo lồi điệp c. nobilis người ta đã sử dụng các

phương pháp kích thích đẻ trứng và phóng tinh như sau:

21


Để khô: những cá thể cho đẻ được để khô (trong nhà hoặc nơi bóng râm) từ
30-40 phút ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ nước biển trong bể ni.
Sau đó thả chúng vào bể đẻ.
Nâng nhiệt: Nhiệt độ được nâng lên từ 3-5° c so vđi nước biển trong bể nuôi.
-

Ánh sáng: Điệp thành thục được nuôi giữ trong các bể tối. Kích thích cho đẻ
bằng cách phơi nắng trong những ngày đẹp trời.

-

Dòng chảy: Bỏ điệp vào khay có chiều cao 30 cm, kích thước 1 m, khoảng 30
con/ khay. Có dịng nước chảy thường xun qua khay, trứng đẻ ra được
hứng vào các bocal 10-151.
Tia cực tím: Cho nước chảy qua đèn cực tím, hứng nước vào bình và cho điệp
vào đẻ.

-

Giới tính : Dùng tinh trùng của con đực kích thích cho con cái phóng trứng.

-

Hóa chất: Dùng hóa chất làm thay đổi pH của nước (tăng hoặc giảm).


-

Kích thích khơ + dịng chảy : Để điệp trong mát 20-30 phút, sau đó cho nước
tạo dịng chảy kích thích điệp đẻ trứng.

-

Kích thích bằng từ trường: Cho nước chảy qua viên đá nam châm, tạo cho
nước có một từ trường và bỏ điệp vào cho đẻ (Theo Zhang Dan, 1994) *

Vật liệu được dùng để ương ni ấu trùng điệp có thể bằng các thùng chế tạo từ
polycacbonate trong suốt, dung tích 500-1000 1 hoặc bể xi măng. Ớ Okinawa (Nhật) âu
trùng còn được ương nuôi ở cấc bề nổi trên biển. Bể này làm từ một loại vải khơng thấm
nước, dung tích bể 40 m3 hoặc 200 m3. Bể được giữ nổi trong nước bằng hệ thơng giàn bè
và được che kín xung quanh và mái bằng lều bạt. Nước sử dụng cho ương ấu trùng được
bơm từ biển và lọc qua hệ thông lọc cát (Tomoria, 1992).
Thức ăn dùng cho ương nuôi ấu trùng điệp là các lòai tảo đơn bào như Pavỉova sp.,
Chloreỉla sp. và Chaetoceros sp. Thức ăn được cho ăn ngay khi chuyển ấu trùng vào bể
ương với tỉ lệ Chloreỉla : Pavlova là 4:1, Chloreỉla : Pavlova : Chaetoceros là 7 : 2 : 1. Mật
độ tảo ban đầu ở giai đoạn âu trùng chữ D là 3000 TB/ ml tăng dần đến 10.000 TB/ ml ở
giai đoạn ấu trùng spat 1 mm. Số" lượng thức ăn được quyết định hàng ngày thông qua

22


quan sát dạ dàv ấu trùng qua kính hiển vi. Mật độ ương từ 0,5-1 con/ ml. Tỉ lệ sông từ ấu
trùng chữ D - Spat đạt 2,7% (Tomoria, 1992).
Bảng 2 : Thời gian và giai đoạn biến thái âu trùng Chỉamys nobilis.
Giai đoạn


Trứng thụ tinh
Cực cầu 1
cực cầu 2
2 tế bào
4 tế bào
8 tế bào
16-32 TB
Phôi tang
Phôi nang

Nhật bản
Thời gian
Kích
thước
0
65ụm.
30'
50’
lh20'
lh50'

Ấu trùng bánh xe
(Trochophora)

7-10h

Âu trùng chữ D
(Veliger)

17-22h


Ấu trùng Umbo
+SƠ kỳ
+Trung kỳ
+Hậu kỳ
(điểm mắt)

90x 70

Trung quốc
Thời gian Kích thước
0
17-20'
25-33’
lhlO'
lh40'
2hl0'
2h45'
3hl0'
7h40'

65ụm.

22h

101 X 82

Hải phong,
Quảng đông
Trung quốc

t°C: 26-29°C
tỷ trọng:
1,021-1,022
pH: 8,2
Thức ăn:
Chlamidomonas

8 ngày

170x140

4ngày
10 ngày

11 ngày

190X160

12 ngày

2 0 0 X 181

12 ngày

211X 192
420 X380
715 X715

14 ngày


230X 190

•ĩuvenile

20-25ngày
40-45ngày

1 mm
4-5 mm

Điệp giơng

80-90ngày

10 mm

Âu trùng Spat
+ Đầu
+ Giữa
+ Cuối

23

Ghi chú

121X 100
192 X 163

Okinawa
Nhật bản

t °C :2 6 -2 7 ° c
S%o: 31%o


í

Hình 1: Sự phát triển phổi và biến thái các giai đoạn ấu trùng điệp
(Trương Tỉ et al 1960)
l.Tinh tử. 2. Tríũĩg thụ tinh. 3. Cực cầu 1. 4. Cực cầu 2. 5. Phân cắt lần
7. Phân cắt lần ỉ xong. 8. Phân cắt lần 2 xong. 9. Phân cắt lần 3. 10.
tang (Morula) . 12. Ầu trùng bánh xe. 13. Ấu trùng chữ D (mặt bên).
(mặt bụng). 15. Ấu trùng đĩnh vỏ. 16. Ầu trùng bò lê. 17. Điệp giống.
24

Ch.nobiỉis
1. 6. Phân cắt lần 2.
Phôi nang. 11. Phôi
14. Âu trùng chữ D


Juvenile và điệp trưởng thành được nuôi ở những vùng biển giàu chất hữu cơ và
phytoplankton (Punkavva, 1961) có độ mặn trên 309((. ơ độ mặn 28,7°/cc, 80% điệp có
chiều dài vỏ từ 35,5-50 mm chết trong 24 h (Shiihara, 1978).
Nhiệt độ thích ứng cho sinh trưởng của điệp là 12-28°
nhanh nhất ở

20°c (theo

c, trong đó tỉ lệ


sinh trưởng

số liệu của trạm nghiên cứu thủy sản Mie và Ohita, Nhật bản),

điệp thỉnh thoảng chết ở nhiệt độ dưới 12 °c (Obata, per. comm.).
Tốc độ sinh trưởng của điệp nuôi ở Okanawa như sau: Au trùng Spat thả ban đầu là
1 mm sẽ đạt 4-5 mm trong 20 ngày, 10 mm trong 60 ngày. Nơi nhiệt độ cao điệp có tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn nơi nhiệt độ thấp. Một số con có tốc độ tăng trưởng nhanh có thể
đạt 8 cm trong 9 tháng (Toma, 1983).

1.3.

Tình hình nghiên cứu về Điệp Quạt trong nước
Trước năm 1985, trong các cơng trình nghiên cứu điều tra nguồn lợi thân mềm biển

Việt nam của Trần Đình Nam, Nguyễn Văn Chung (1978), Nguyễn Chính (1980) có mơ tả
hình thái cấu tạo, sinh thái phân bơ" của lồi Điệp Q uạt. Từ năm 1985 đến nay, nghiên cứu
Điệp Quạt được chú ý đúng mức do giá trị kinh tế cao của nó. Các đề tài khoa học nghiên
cứu trên đôi tượng Điệp Quạt từ năm 1985 đến nay gồm:
-

Đề tài điều tra bổ sung nguồn lợi hải sản vùng biển Thuận hải 20 mét nước
trở vào (1985-1987). CNĐT-PTS Nguyễn Văn Thuần, phó CNĐT-PTS
Nguyễn Trọng Nho, KS Đặng Văn Độ.

-

Đề tài : Nghiên cứu Điệp Quạt Ch. nobilis ờ vùng biển Thuận hải (19891991). CNĐT: KS Nguyễn Khương, Phó CNĐT: PTS Nguyễn Hữu Phụng.

-


Đề tài : Xây dựng qui trình sản suất giơng nhân tạo và ni Điệp Quạt
thương phẩm (1991-1995). CNĐT: PTS Nguyễn Chính, Phó CNĐT: KS
Nguyễn Thị Xuân Thu.

-

Đề tài : Xây dựng qui trình ni điệp thương phẩm đạt hiệu qủa kinh tế
(1996-1997). CNĐT: Th.s. Nguyễn Thị Xuân Thu. Phó CNĐT: KS Phan
Thanh Hạnh.

25


×