Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cho kho bảo quản sản phẩm thủy sản động lạnh sức chứa 2200 tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 130 trang )

1

LỜI CẢM ƠN.
Sau thời gian hơn bốn năm học tập dưới mái trường Đại Học Nha Trang, nay tơi
đã hồn thành chương trình học tập và đã hồn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Tơi
xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nha Trang, Ban chủ nhiệm Khoa Chế Biến, Bộ
môn Kỹ Thuật lạnh cùng tồn thể q thầy cơ đã dạy dỗ em trong suốt thời gian qua.
Thầy Trần Đại Tiến và thầy Lưu Hồng Phúc, người đã hướng dẫn tận tình, giúp
đỡ em hoàn thành đồ án này.
Ban Giám Đốc, các anh chị em trong công ty TNHH Tư Vấn Kỹ Thuật Công
Nghệ Tân Tiến, đặc biệt là anh Đỗ Ngọc Tịnh giám đốc công ty, người đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, anh chị em và bạn bè đã
luôn luôn giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian qua.
Tơi xin kính chúc tất cả các thầy cô, bạn bè sức khoẻ và đạt được nhiều thành tích
trong cơng tác nghiên cứu và thực tập.


2

LỜI NĨI ĐẦU.
Cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước đã và đang hướng đến
kinh tế xã hội và khoa học, củng cố và phát triển các ngành kỹ thuật trong đó có kỹ
thuật lạnh. Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới kỹ thuật lạnh đang phát triển
mạnh, nó hỗ trợ tích cực cho các ngành như sinh học, hố chất, cơng nghiệp dệt, thuốc
lá, bia, rượu, điện tử, tin học, y tế, ..
Nước ta là một nước nơng nghiệp do đó có đủ các sản phẩm nông nghiệp, ngư
nghiệp từ sản phẩm chăn ni, đánh bắt đến rau củ quả. Do đó vấn đề bảo quản những
mặt hàng này là hết sức quan trọng để đảm cung cấp đủ thực phẩm trong nước cũng
như xuất khẩu làm giàu cho đất nước là một hướng đi đúng. Để đảm bảo sản phẩm đạt


chất lượng cao thì vấn đề bảo quản đặt lên hàng đầu. Đồng thời để đảm bảo cung ưng
liên tục cho thị trường được liên tục, ổn định thì địi hỏi phải xây dựng các kho lạnh có
sức chứa lớn.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, em được khoa phân đi thực hiện đề: ”Tính tốn
thiết kế hệ thống lạnh cho kho bảo quản sản phẩm thủy sản đông lạnh sức chứa
2200 tấn”. Với sự hướng dẫn của thầy Trần Đại Tiến và thầy Lưu Hồng Phúc. Gồm
các nội dung sau:
1. Tổng quan.
2. Chọn các thơng số thiết kế, tính chọn kích thước kho lạnh, cấu trúc, nhiệt
tải và chọn máy nén lạnh.
3. Chọn sơ đồ tổng thể, tính kiểm tra cơng suất máy nén, tính chọn một số
thiết bị cho hệ thống lạnh.
4. Lắp đặt kho lạnh và hệ thống lạnh.
5. Trang bị tự động hoá và vận hành bảo dưỡng hệ thống lạnh.
6. Sơ bộ tính giá thành kho lạnh.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu nay tơi đã cơ bản hồn thành nội dung
đồ án được giao. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và kinh nghiệm thực tế


3

chưa có nhiều nên đồ án khơng tránh khỏi thiếu xót. Rất mong được sự đóng góp ý
kiến của quý Thầy.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới quý Thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong suốt những năm theo học tại trường. Xin chân thành
cảm ơn thầy Trần Đại Tiến, Lưu Hồng Phúc là những người đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn trực tiếp cho tôi thực hiện đồ án này.
Ngày 20 tháng11 năm 2008
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VĂN CHƯƠNG.



4

MỤC LỤC.
LỜI CẢM ƠN. ............................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU. ..........................................................................................................2
PHỤ LỤC BẢNG........................................................................................................9
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH............................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN. .....................................................................................11
1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY. ........................................................................11
1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và xu hướng phát triển của công ty. ................11
1.1.2. Phạm vi hoạt động kinh doanh. .....................................................................11
1.1.3. Sơ đồ tổ chức. ............................................................................................... 12
1.2. TỔNG QUAN VỀ BẢO QUẢN ĐÔNG LẠNH..............................................12
1.2.1. Những biến đổi của thực phẩm trong quá trình bảo quản đông lạnh. .............12
1. Những biến đổi về vật lý...................................................................................12
a. Sự kết tinh lại của nước. ...................................................................................13
b. Sự thăng hoa của nước đá. ................................................................................13
2. Những biến đổi về hoá học. .............................................................................14
a. Sự biến đổi của Protein. ....................................................................................14
b. Sự biến đổi của chất béo. ..................................................................................14
3. Sự biến đổi về vi sinh vật..................................................................................14
1.3. TỔNG QUAN KHO LẠNH. ...........................................................................14
1.3.1.Khái niệm về kho lạnh bảo quản. ...................................................................15
1.3.2. Phân loại. ......................................................................................................15
1. Theo công dụng. ............................................................................................... 15
2. Theo nhiệt độ....................................................................................................15
3. Theo dung tích chứa. ........................................................................................ 16
4. Theo đặc điểm cách nhiệt..................................................................................16

1.3.3. Các phương pháp xây dựng kho lạnh. ......................................................... 17
1. Phương án truyền thống (kho xây). ...................................................................17
2. Phương pháp hiện đại (kho lắp ghép). ............................................................... 18
CHƯƠNG 2: CHỌN CÁC THƠNG SỐ THIẾT KẾ, TÍNH CHỌN KÍCH
THƯỚC KHO LẠNH, CẤU TRÚC, NHIỆT TẢI VÀ CHỌN MÁY NÉN LẠNH.
...................................................................................................................................20
2.1. KHẢO SÁT SƠ ĐỒ MẶT BẰNG LÁP ĐẶT KHO LẠNH. .......................... 20
2.1.1. Chọn địa điểm xây dựng kho lạnh. ............................................................... 20
2.1.2. Các thơng số về khí hậu. ...............................................................................20
2.1.3. Chế độ bảo quản sản phẩm trong kho............................................................ 20


5

a. Chọn nhiệt độ bảo quản. ...................................................................................20
b. Độ ẩm của khơng khí trong kho lạnh. ............................................................... 21
c. Tốc độ khơng khí trong kho lạnh.......................................................................21
2.2. TÍNH KÍCH THƯỚC KHO LẠNH................................................................ 21
2.2.1 Xác định tiêu chuẩn chất tải của kho lạnh. .....................................................21
2.2.2. Tính thể tích kho lạnh. ..................................................................................22
2.2.3. Diện tích chất tải của kho lạnh. .....................................................................22
2.2.4. Diện tích cần xây dựng. ................................................................................23
2.2.5. Tải trọng nền................................................................................................. 23
2.3. QUY HOẠCH MẶT BẰNG KHO LẠNH. ....................................................24
2.3.1. Yêu cầu đối với quy hoạch mặt bằng kho lạnh. .............................................24
2.3.2. Chọn mặt bằng xây dựng. .............................................................................25
2.3.3. Yêu cầu đối với buồng máy và thiết bị. ......................................................... 25
2.3.4. Sự bố trí mặt bằng kho lạnh. .........................................................................25
2.3.5. Sơ đồ mặt bằng kho lạnh...............................................................................26
2.4. CẤU TRÚC XÂY DỰNG VÀ CÁCH NHIỆT KHO LẠNH.......................... 28

2.4.1. Kết cấu nền móng kho lạnh...........................................................................29
2.4.2. Cấu trúc vách và trần kho lạnh. .....................................................................30
2.4.3. Cấu trúc mái kho lạnh. ..................................................................................31
2.4.4. Cấu trúc cửa và màn chắn khí. ......................................................................31
2.4.5. Cấu trúc cách nhiệt đường ống. .....................................................................32
2.5. TÍNH TỐN CÁCH NHIỆT VÀ CÁCH ẨM CHO KHO. .......................... 33
2.5.1. Tính tốn chiều dày cách nhiệt......................................................................33
2.5.2. Tính kiểm tra đọng sương. ............................................................................34
2.5.3. Cấu trúc cách ẩm của kho. ............................................................................35
2.6. CHỌN PHƯƠNG PHÁP LÀM LẠNH........................................................... 35
2.6.1. Làm lạnh trực tiếp......................................................................................... 36
2.6.2. Làm lạnh gián tiếp. ....................................................................................... 37
2.6.3. Chọn môi chất lạnh. ......................................................................................38
2.6.4. Chọn các thông số của chế độ làm việc. ........................................................ 38
a. Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh. .........................................................................39
b. Nhiệt độ ngưng tụ. ............................................................................................ 39
c. Nhiệt độ quá lạnh (tql). ......................................................................................40
d. Nhiệt độ quá nhiệt (tqn). ....................................................................................41
2.7. TÍNH NHIỆT TẢI KHO LẠNH VÀ CHỌN MÁY NÉN. ............................. 41
2.7.1. Tính nhiệt tải của kho....................................................................................41


6

1. Dòng nhiệt xâm nhập qua kết cấu bao che. ....................................................... 41
a.Tính dịng nhiệt truyền qua vách, trần và nền kho lạnh do chênh lệch nhiệt độ. .42
b.Tính dịng nhiệt qua vách kho lạnh do ảnh hưởng của bức xạ mặt trời. ..............42
2. Dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì toả ra........................................................... 46
a. Tính dịng nhiệt do sản phẩm toả ra. .................................................................46
b. Tính dịng nhiệt do bao bì toả ra. ......................................................................47

3. Dịng nhiệt do vận hành. ...................................................................................49
a. Tính dịng nhiệt do đèn chiếu sáng toả ra. ......................................................... 49
b. Dòng nhiệt do người toả ra. ..............................................................................50
c. Dòng điện do các động cơ điện toả ra................................................................ 50
d. Dòng nhiệt do mở cửa. .....................................................................................51
e. Dòng nhiệt do xả tuyết. .....................................................................................51
2.7.2. Phụ tải nhiệt thiết bị và máy nén. ..................................................................54
1. Phụ tải thiết bị...................................................................................................54
2. Phụ tải nhiệt máy nén.......................................................................................54
3. Chọn máy nén...................................................................................................55
CHƯƠNG 3: CHỌN SƠ ĐỒ TỔNG THỂ, TÍNH KIỂM TRA CƠNG SUẤT MÁY
NÉN, TÍNH CHỌN MỘT SỐ THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG LẠNH. ...................57
3.1. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG LẠNH. ...........................................................................57
3.2. CHU TRÌNH HAI CẤP NÉN BÌNH TRUNG GIAN CĨ ỐNG XOẮN. .......57
3.2.1. Các quá trình của chu trình. ..........................................................................57
3.2.2. Xác định các thơng số tại các điểm nút của chu trình. ...................................58
3.2.3. Tính tốn chu trình lạnh. ...............................................................................59
3.2.4. Tính tốn thiết kế thiết bị ngưng tụ. .............................................................. 62
a. Vai trò của thiết bị ngưng tụ..............................................................................62
b. Chọn loại thiết bị ngưng tụ. ..............................................................................63
c. Tính diện tích trao đổi nhiệt F. ..........................................................................63
3.2.5. Tính chọn thiết bị bay hơi cho kho bảo quản đông. .......................................65
a. Vai trị, vị trí của thiết bị bay hơi. .....................................................................65
b. Chọn loại thiết bị bay hơi..................................................................................66
c. Tính diện tích trao đổi nhiệt. .............................................................................67
3.2.6. Tính chọn bình chứa cao áp. .........................................................................71
b. Chức năng của bình chứa cao áp.......................................................................71
b. Xác định thể tích hệ thống bay hơi....................................................................71
3.2.7. Tính chọn bình chứa thấp áp. ........................................................................73
3.2.8. Đường kính bình tách dầu cấp cao áp............................................................ 75



7

3.2.9. Chọn bình tập trung dầu................................................................................77
3.2.10. Tính chọn bình trung gian. ..........................................................................78
3.2.11. Bình tách khí khơng ngưng. ........................................................................79
3.2.11. Tính tốn và chọn đường ống dẫn môi chất trong hệ thống lạnh..................80
3.2.12. Tính chọn bơm dịch cho hệ thống. .............................................................. 82
a. Tính tổn thất ma sát .......................................................................................... 82
3.2.13. Tính chọn cách nhiệt đường ống và thiết bị.................................................84
3.2.14. Tính chọn các thiết bị đường ống. ............................................................... 85
b. Van an toàn. .....................................................................................................86
c. Van chặn...........................................................................................................87
d. Van tạp vụ. .......................................................................................................89
e. Van điện từ. ......................................................................................................90
f. Phin lọc, phin sấy. ............................................................................................. 90
CHƯƠNG 4: LẮP ĐẶT KHO LẠNH VÀ HỆ THỐNG LẠNH............................. 93
4.1. GIA CỐ VÀ XÂY DỰNG NỀN MĨNG. ........................................................ 93
4.1.1. Đúc khung kho bằng bê tơng cốt thép. .......................................................... 93
4.1.2. Dựng khung đỡ mái và lợp mái. .......................................................................93
4.2. LẮP ĐẶT KHO LẠNH. ..................................................................................93
4.2.1. Công tác chuẩn bị. ........................................................................................ 93
4.2.2. Thi công lắp đặt. ........................................................................................... 93
1. Lắp panel vách................................................................................................. 94
a. Lắp vách kho lạnh............................................................................................. 94
b. Lắp panel vách ở góc kho lạnh (hai vách vng góc với nhau). ........................ 95
2. Lắp cửa ra vào và cửa sổ...................................................................................96
3. Lắp panel nền. ..................................................................................................97
4. Lắp panel vách còn lại. .....................................................................................97

6. Lắp xà để giữ panel trần....................................................................................98
7. Lắp các panel trần............................................................................................. 98
4.3. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH. .................................................................... 100
4.3.1. Lắp đặt máy nén.......................................................................................... 101
4.3.2. Dàn ngưng tụ bay hơi.................................................................................. 102
4.3.3. Lắp đặt cụm dàn lạnh. ................................................................................. 102
4.3.4. Lắp đặt các thiết bị khác.............................................................................. 103
4.3.5. Lắp đặt đường. ............................................................................................ 104
1. Lắp đặt đường ống môi chất............................................................................ 104
a. Ống dẫn NH3.................................................................................................. 104


8

b. Chiều dày cách nhiệt, mm............................................................................... 105
c. Sơn ống........................................................................................................... 106
d. Các lưu ý khi lắp đặt đường ống. .................................................................... 106
2. Lắp đặt đường ống nước. ................................................................................ 107
5.3.6. Lắp đặt thiết bị phụ, đo lường, điều khiển và bảo vệ ................................... 107
a. Lắp đặt van chặn............................................................................................... 107
b. Lắp đặt van điện từ ......................................................................................... 108
c. Lắp đặt van tiết lưu tay.................................................................................... 108
CHƯƠNG 5: TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HOÁ VÀ VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG HỆ
THỐNG LẠNH. ..................................................................................................... 109
5.1. TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HOÁ. ....................................................................... 109
5.1.1. Mạch động lực. ........................................................................................... 109
5.1.2. Mạch điều khiển và bảo vệ các thiết bị lạnh. ............................................... 109
a. Mạch bảo vệ máy nén. .................................................................................... 109
b. Điều khiển mức dịch ở bình trung gian. .......................................................... 110
c. Điều khiển mức dịch ở bình chứa hạ áp........................................................... 110

d. Điều khiển nhiệt độ phòng lạnh. ..................................................................... 111
e. Mạch báo động sự cố. ..................................................................................... 111
5.2. VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH.................................. 111
5.2.1. Vận hành..................................................................................................... 111
a. Đặc điểm chung của môi chất NH3. ................................................................ 111
b. Đặc điểm vận hành hệ thống lạnh NH3. .......................................................... 112
c. Khởi động máy. .............................................................................................. 112
d. Một số chú ý................................................................................................... 113
5.2.2. Bảo dưỡng hệ thống lạnh. ........................................................................... 114
a. Bảo dưỡng dàn bay hơi. .................................................................................. 114
b. Thiết bị ngưng tụ. ........................................................................................... 114
c. Máy nén. ......................................................................................................... 115
5.2.3. Sửa chữa hệ thống lạnh NH3. ...................................................................... 119
CHƯƠNG 6: SƠ BỘ TÍNH GIÁ THÀNH. ........................................................... 124
6.1. BÁO GIÁ PHẦN THIẾT BỊ CỦA KHO LẠNH. ......................................... 124
6.2. BÁO GIÁ PHẦN KHO LẠNH...................................................................... 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 130


9

PHỤ LỤC BẢNG.
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức cơng ty.............................................................................12
Hình 1.2. Cấu trúc tường kho xây. .........................................................................17
Hình 1.3. Cấu tạo panel. ........................................................................................18
Hình 2.1. Sơ đồ mặt bằng kho lạnh. .......................................................................26
Hình 2.2. Bố trí phịng máy. ..................................................................................27
Hình 2.3. Xe vào bốc hàng. ...................................................................................27
Hình 2.4. Xe bốc xếp hàng lùi tận vào trong hành lang lạnh...................................28
Hình 2.5. Nền móng kho lạnh. ...............................................................................30

Hình 2.6. Cấu trúc panel. .......................................................................................31
Hình 2.6. Cấu trúc mái. .........................................................................................31
Hình 2.7. Bố trí cửa. ..............................................................................................32
Hình 2.9. Cấu trúc cách nhiệt.................................................................................32
Hình 2.10. Các phương pháp làm lạnh. ..................................................................36
Hình 2.11. Máy nén MYCOM 62WB...................................................................56
Hình 3.1. Sơ đồ tổng thể của hệ thống lạnh............................................................57
Hình 3.2. Sơ đồ các quá trình của chu trình lạnh. ...................................................57
Hình 3.3. Cấu tạo van một chiều............................................................................86
Hình 3.4. Cấu tạo van an tồn...............................................................................87
Hình 3.5. Cấu tạo van chặn....................................................................................88
Hình 3.6. Cấu tạo van tạp vụ. ................................................................................89
Hình 3.7. Cấu tạo van an tồn................................................................................90
Hình 3.8. Cấu tạo phin lọc, phin sấy. .....................................................................91
Hình 3.9. Cấu tạo van tiết lưu tay. ..........................................................................92
Hình 4.1. Các tấm panel được lắp ghép như sau.....................................................94
Hình 4.2. Cách khố tấm panel. .............................................................................95
Hình 4-3. Cách lắp panel vách. ..............................................................................95
Hình 4.4. Lắp panel vách ở góc kho lạnh. ..............................................................96
Hình 4.5. Cửa kho lạnh..........................................................................................96
Hình 4.6. Lắp panel nền và vách............................................................................97
Hình 4.7. Lắp panel vách và nền............................................................................97
Hình 4-8. Cách lắp xà treo.....................................................................................98
Hình 4.9. Lắp panel trần phía vách cịn lại. ............................................................98
Hình 4.10. Lắp panel trần hàng thứ hai. .................................................................99
Hình 4.11. Lắp panel trần hàng thứ ba. ................................................................100
Hình 4.12. Lắp máy nén. .....................................................................................101
Hình 4.13. Cách treo dàn lạnh. ............................................................................102
Hình 4.14. Cấu tạo đường ống sau khi đã bọc cách nhiệt. ....................................106



10

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.
Bảng 2.1. Thơng số về khí hậu ở Cần Thơ bảng 1-1 [1,7]. ............................................20
Bảng 2.2. Thông số các lớp vật liệu của panel tiêu chuẩn..............................................34
Bảng 2.3. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1 của kho 1, 2, 3, 4. ..................................43
Bảng 2.4. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1 của kho 5................................................43
Bảng 2.5. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1 của kho 6...............................................44
Bảng 2.6. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1 của kho 7...............................................44
Bảng 2.7. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1 của phòng đệm 1. ...................................45
Bảng 2.8. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1 của phòng đệm 2. ...................................45
Bảng 2.9. Bảng tính tốn tổng hợp nhiệt xâm nhập qua kết cấu bao che Q1...................46
Bảng 2.10. Dòng nhiệt do sản phẩm toả ra Q21..............................................................47
Bảng 2.11. Dịng nhiệt do bao bì toả ra Q21...................................................................48
Bảng 2.13. Dòng nhiệt do chiếu sáng buồng Q41. ..........................................................49
Bảng 2.14. Dòng nhiệt do người toả ra Q42. ..................................................................50
Bảng 2.15. Dòng nhiệt do động cơ toả ra Q43................................................................50
Bảng 2.16. Dòng nhiệt do mở cửa Q44. .........................................................................51
Bảng 2.17. Dòng nhiệt do xả tuyết bằng gase nóng. ......................................................52
Bảng 2.19. Bảng tổng hợp kết quả tính tốn Q0............................................................53
Bảng 2.20. Thơng số máy nén MYCOM N62WB........................................................55
Bảng 3.1.Các thông số trạng thái tại các điểm nút. ........................................................58
Bảng 3.2. Các thơng số tính tốn chu trình....................................................................59
Bảng 3.3. Thông số dàn ngưng bay hơi của hãng BALTIMORE. ................................65
Bảng 3.4. Diện tích trao đổi nhiệt F của dàn lạnh. .........................................................67
Bảng 3.5. Thông số dàn lạnh của hãng GUNTNER dùng cho kho 1,2,3,4. ...................68
Bảng 3.6. Thông số dàn lạnh của hãng GUNTNER dùng cho kho 5,6,7. ......................69
Bảng 3.7. Thông số dàn lạnh của hãng GUNTNER dùng cho kho đệm 1,2. .................70
Bảng 3.8. Thể tích chứa dịch trong hệ thống lạnh. ........................................................72

Bảng 3.9. Bình chứa cao áp. .........................................................................................73
Bảng 3.10. Bình chứa tuần hồn. ..................................................................................75
Bảng 3.11. Bình tách dầu..............................................................................................76
Bảng 3.12. Bình tập trung dầu. .....................................................................................77
Bảng 3.13. Bình trung gian ống xốn ruột gà. ...............................................................79
Bảng 3.14. Bình tách khí khơng ngưng. ........................................................................80
Bảng 3.15. Đường ống dẫn môi chất.............................................................................81
Bảng 3.16. Thông số kỹ thuật bơm dịch của hãng TEIKOKU......................................84
Bảng 3.17. Bảng tính chọn đường ống cách nhiệt của các thiết bị. ................................85
Bảng 4.1. Kích thước tiêu chuẩn đường ống. ..............................................................105
Bảng 4.2. Chiều dầy cách nhiệt đường ống tiêu chuẩn. ...............................................105
Bảng 4.3. Đường ống NH3 được quy định sơn màu như sau. ......................................106
Bảng 6.1. Giá thành máy thiết bị lạnh. ........................................................................124
Bảng 6.2. Giá thành thiết bị phụ kho lạnh. ..................................................................126


11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.
1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và xu hướng phát triển của công ty.
- Công ty TNHH tư vấn kỹ thuật cơng nghệ tân tiến (newtechco).
- Điạ chỉ văn phịng: 220 Hiệp Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, Tp. Hồ
Chí Minh.
- Số điện thoại: 08. 403 6148.
- Số Fax: 08. 403 7697.
- Email:
- Mã số thuế : 0 3 0 3 5 1 7 1 7 1.
- Số tài khoản: 4 2 1 1 0 1 3 0 0 1 1 2.
- Tại: Ngân Hàng NN & PTNT Thủ Đức.

- Đại diện: Đỗ Ngọc Tịnh.
- Chức vụ: Giám Đốc.
- Xưởng cơ khí: 176A/7 Quốc Lộ 1A - Huyện Bình Chánh – Tp. Hồ Chí Minh.
- Tổng số cán bộ, kỹ sư, công nhân viên của công ty: trên 30 người.
1.1.2. Phạm vi hoạt động kinh doanh.
Công ty chuyên thiết kế, thi công lắp đặt các hệ thống kỹ thuật (M & E) cho các
cơng trình xây dựng dân dụng và công nghiệp bao gồm các hạng mục sau:
- Hệ thống ĐHKK cho các cao ốc, nhà xưởng, hệ thống phòng sạch, phòng chế
biến trong dược phẩm, y tế, thủy sản, thực phẩm, bia, nước giải khát…
- Hệ thống lạnh công nghiệp: Kho lạnh, tủ đông, hầm đông, hầm đá, cối đá vẩy…
- Hệ thống điện tới 35 KV.
- Hệ thống chống trộm, camera, vi tính và thơng tin liên lạc.
- Hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải.
- Hệ thống PCCC, chống sét.
- Hệ thống nồi hơi.


12

- Sản xuất ống gió, panel cách nhiệt, máng điện, tủ điện, băng tải, bàn Inox và các
dụng cụ dùng trong ngành chế biến hải sản.
- Đại lý phân phối thiết bị lạnh cho các hãng: TRANE, DAIKIN, REETECH,
TOSHIBA, PANASONIC.

1.1.3. Sơ đồ tổ chức.
Giám đốc
Đỗ Ngọc Tịnh

Phó giám đốc
Đỗ Ngọc Dũng


Chỉ huy trưởng cơng trình
Nguyễn Minh Khơi

Giám sát cơng trình
Hồng Văn Bửu

Giám sát cơng trình
Nguyễn Trọng Tín

Thư ký cơng trình
Nguyễn Thanh Bình

Thủ kho
Lương Cơng Lợi

Tổ trưởng
Cao Văn Nhiệm

Tổ trưởng
Võ Tấn Dũng

Tổ Trưởng
Huỳnh Thị Hoa

Tổ vật tư

Tổ lạnh

Tổ điện


Tổ nước

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức công ty.
1.2. TỔNG QUAN VỀ BẢO QUẢN ĐÔNG LẠNH.
1.2.1. Những biến đổi của thực phẩm trong q trình bảo quản đơng lạnh.
1. Những biến đổi về vật lý.


13

a. Sự kết tinh lại của nước.
Đối với các sản phẩm động lạnh trong quá trình bảo quản nếu chúng ta khơng duy
trì được nhiệt độ bảo quản ổn định sẽ dẫn đến sự kết tinh lại của nước đá. Đó là hiện
tượng gây nên những ảnh hưởng xấu cho sản phẩm bảo quản. Kết tinh lại nước đá xảy
ra khi có sự dao động của nhiệt độ trong quá trình bảo quản. Do nồng độ chất tan trong
các tinh thể nước đá khác nhau nên nhiệt độ kết tinh và nhiệt độ nóng chảy của chúng
cũng khác nhau.
Khi nhiệt độ tăng thì các tinh thể nước đá có kích thước nhỏ, có nhiệt độ nóng
chảy thấp sẽ bị tan ra trước tinh thể có kích thước lớn nhiệt độ nóng chảy cao. Khi
nhiệt độ hạ xuống trở lại thì quá trình kết tinh lại xảy ra, nhưng chúng lại kết tinh thể
nước đá lớn do đó làm cho kích thước tinh thể nước đá lớn ngày càng to lên. Sự tăng
về kích thước của các tinh thể nước đá sẽ ảnh hưởng xấu đến thực phẩm, cụ thể là các
cấu trúc tế bào bị phá vỡ, khi sử dụng sản phẩm sẽ mềm hơn hao phí chất dinh dưỡng
tăng do sự mất nước tự do tăng làm cho mùi vị sản phẩm giảm.
Để tránh hiện tượng kết tinh lại của nước đá thì trong quá trình bảo quản nhiệt độ
phải ổn định, mức dao động của nhiệt độ cho phép là  10C.
b. Sự thăng hoa của nước đá.
Trong q trình bảo quản sản phẩm đơng do hiện tượng hơi nước trong khơng khí
ngưng tụ thành tuyết trên giàn lạnh làm cho lượng ẩm trong khơng khí giảm. Điều đó

dẫn đến sự chênh lệch áp suất bay hơi của nước đá ở bề mặt sản phẩm với môi trường
xung quanh. Kết quả là nước đá bị thăng hoa hơi nước đi vào mơi trường khơng khí.
Nước đá trên bề mặt bị thăng hoa, sau đó các lớp bên trong của thực phẩm thăng hoa.
Sự thăng hoa nước đá của thực phẩm làm cho thực phẩm có cấu trúc xốp, rỗng.
Oxy khơng khí dễ xâm nhập và oxy hố sản phẩm. Sự oxy hoá xảy ra làm cho sản
phẩm hao hụt về trọng lượng, chất tan, mùi vị bị xấu đi đặc biệt là q trình oxy hố
lipit.


14

Để tránh hiện tượng thăng hoa nước đá của sản phẩm thì sản phẩm đơng khi đem
đi bảo quản phải được bao gói kín và đuổi hết khơng khí ra ngồi, nếu có khơng khí
bên trong sẽ xảy ra hiện tượng hố tuyết trên bề mặt bao gói và q trình thăng hoa vẫn
xảy ra.
2. Những biến đổi về hố học.
Trong bảo quản đơng, các biến đổi về sinh hố, hoá học diễn ra chậm. Các thành
phần dễ bị biến đổi là: protein hoà tan, lipid, vitamin, chất màu…
a. Sự biến đổi của Protein.
Trong các loại protein thì protein hồ tan trong nước dễ bị phân giải nhất, sự phân
giải chủ yếu dưới tác dụng của enzyme có sẵn trong sản phẩm.
Sự khuếch tán nước do kết tinh lại và thăng hoa nước đá gây nên sự biến tính của
protein hoà tan.
Biến đổi của protein làm giảm chất lượng sản phẩm khi sử dụng.
b. Sự biến đổi của chất béo.
Dưới tác dụng của enzyme nội tạng làm cho chất béo bị phân giải cộng với quá
trình thăng hoa nước đá làm cho oxy xâm nhập vào. Đó là điều kiện thuận lợi cho q
trình oxy hố chất béo xảy ra. Q trình oxy hố chất béo sinh ra các chất có mùi vị
xấu làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm. Nhiều trường hợp đây là nguyên nhân
chính làm hết thời hạn bảo quản của sản phẩm.

Các chất màu bị oxy hoá cũng làm thay đổi màu sắc của sản phẩm.
3. Sự biến đổi về vi sinh vật.
Đối với sản phẩm bảo quản đơng có nhiệt độ thấp hơn -180C và được bảo quản ổn
định thì số lượng vi sinh vật giảm theo thời gian bảo quản. Ngược lại nếu sản phẩm
làm đông không đều, vệ sinh không đúng tiêu chuẩn, nhiệt độ bảo quản không ổn định
sẽ làm cho các sản phẩm đã bị lây nhiễm vi sinh vật hoạt động gây thối rữa sản phẩm
và làm giảm chất lượng sản phẩm.
1.3. TỔNG QUAN KHO LẠNH.


15

1.3.1.Khái niệm về kho lạnh bảo quản.
Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, nông
sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hóa chất, cơng nghiệp thực phẩm, cơng
nghiệp nhẹ…
1.3.2. Phân loại.
Có nhiều kiểu kho bảo quản dựa trên những căn cứ phân loại khác nhau:
1. Theo công dụng.
- Kho lạnh sơ bộ: dùng làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời thực phẩm tại các
nhà máy chế biến trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác.
- Kho chế biến: được sử dụng trong các nhà máy chế biến và bảo quản thực phẩm
(nhà máy đồ hộp, nhà máy sữa, nhà máy chế biến thủy sản, nhà máy xuất khẩu thịt…).
Các kho lạnh loại này thường có dung tích lớn, cần phải trang bị hệ thống có cơng suất
lạnh lớn. Phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do phải xuất nhập hàng thường xuyên.
- Kho lạnh phân phối, kho trung chuyển: dùng điều hòa cung cấp thực phẩm cho
các khu vực dân cư, thành phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối thường có dung
tích lớn, dự trữ nhiều mặt hàng và có ý nghĩa rất lớn đến đời sống sinh hoạt của cả một
cộng đồng.
- Kho thương nghiệp: kho lạnh bảo quản các mặt hàng thực phẩm của hệ thống

thương nghiệp. Kho dùng bảo quản tạm thời các mặt hàng đang được doanh nghiệp
bán trên thị trường.
- Kho vận tải (trên tàu thủy, tầu hỏa, xe ơtơ): đặc điểm của kho là dung tích lớn,
hàng bảo quản mang tính tạm thời để vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.
- Kho sinh hoạt: đây là loại kho rất nhỏ dùng trong các hộ gia đình, khách sạn,
nhà hàng dùng bảo quản một lượng hàng nhỏ.
2. Theo nhiệt độ.


16

- Kho bảo quản lạnh: nhiệt độ bảo quản thường nằm trong khoảng -2°  5°C. Đối
với một số rau quả nhiệt đới cần bảo quản ở nhiệt độ cao hơn (chuối > 10°C, chanh >
4°C). Nói chung các mặt hàng chủ yếu là rau quả và các mặt hàng nông sản.
- Kho bảo quản đông: kho được sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã qua cấp
đơng. Đó là hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật. Nhiệt độ bảo quản tùy thuộc vào
thời gian, loại thực phẩm bảo quản. Tuy nhiên nhiệt độ bảo quản tối thiểu cũng phải
đạt -18°C để cho các vi sinh vật không thể phát triển làm hư hại thực phẩm trong quá
trình bảo quản.
- Kho đa năng: nhiệt độ bảo quản là -12°C.
- Kho gia lạnh: nhiệt độ 0°C, dùng gia lạnh các sản phẩm trước khi chuyển sang
khâu chế biến khác.
- Kho bảo quản nước đá: nhiệt độ kho tối thiểu -4°C.
3. Theo dung tích chứa.
Kích thước kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó. Do đặc
điểm về khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm có khác nhau nên thường quy dung
tích ra tấn thịt (MT- Meat Tons). Ví dụ kho 50MT, kho 100MT, kho 150MT… Là
những kho có khả năng chứa 50,100, 150…Tấn thịt.
4. Theo đặc điểm cách nhiệt.
- Kho xây là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong người ta tiến hành

bọc các lớp cách nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, lắp đặt khó, giá thành tương đối
cao, khơng đẹp, khó tháo dỡ và di chuyển. Mặt khác về mặt thẩm mỹ và vệ sinh kho
xây khơng đảm bảo tốt. Vì vậy hiện nay ở nước ta người ta ít sử dụng kho xây để bảo
quản thực phẩm.
- Kho panel được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyurethane hoặc
polystyrene và được lắp ghép với nhau bằng các móc khóa cam locking. Kho panel có
hình thức đẹp, gọn và giá thành tương đối rẻ, rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo đỡ và bảo
quản các mặt hàng thực phẩm, nông sản, thuốc men, dược liệu… Hiện nay nhiều doanh


17

nghiệp ở nước ta đã sản xuất các tấm panel cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao. Vì thế hầu
hết các xí nghiệp cơng nghiệp thực phẩm đều sử dụng kho panel để bảo quản hàng hóa.
1.3.3. Các phương pháp xây dựng kho lạnh.
Để xây dựng trạm lạnh cũng như kho lạnh thì trên thực tế ở nước ta hiện nay có
thể sử dụng 2 phương pháp sau:
+ Kho xây (như xây dựng dân dụng, điểm khác là phải có cách nhiệt, cách ẩm).
+ Kho lắp ghép (xây + lắp ghép).
Tuỳ theo điều kiện:
- Địa chất cơng trình nơi xây dựng.
- Vốn xây dựng.
- Thời gian thi công.
- Nguyên vật liệu xây dựng tại địa phương.
1. Phương án truyền thống (kho xây).
- Kho được xây dựng bằng các vật liêu xây dựng sẵn có ở địa phương như: gạch,
cát, xi măng… kết hợp với kết cấu cách nhiệt, cách ẩm.
*Cấu tạo của tường.

1,5 - Lớp vữa trát. 3- Lớp cách ẩm.

4- Lớp cách nhiệt. 2- Tường gạch.

Hình 1.2. Cấu trúc tường kho xây.
Gồm tường gạch chịu lực có hai lớp vữa trát hai phía. Cách nhiệt ở phía trong
phịng lạnh. Trước khi cách nhiệt phải phủ lên tương một lớp bitum dày 2,5 ÷ 3 mm để
cách ẩm sau đó dán lớp cách nhiệt lên.
Cách nhiệt có thể dán thành hai lớp so le để tránh cầu nhiệt. Lớp cách nhiệt được


18

cố định vào tường tốt hơn nhờ đinh móc bằng thép, nẹp gỗ và đinh gỗ. Bên ngoài lớp
cách nhiệt người ta dăng lưới thép và trát một lớp vữa xi măng bằng phẳng. Tường
ngăn có thể xây bằng gạch thường có cách nhiệt hoặc bê tơng bọt cách nhiệt. Nếu nhiệt
độ phịng q chênh lệch có thể bố trí thêm lớp cách nhiệt ở phía buồng lạnh hơn.
*Ưu điểm.
- Giá thành rẻ do nguyên vật liệu xây dựng tận dụng địa phương hoặc xí nghiệp.
- Dung tích kho xây tùy ý.
- Độ bền cao.
*Nhược điểm.
- Quá trình xây dựng phức tạp qua nhiều công đoạn, thời gian thi công dài, tốn
nhiều nhân lực.
- Khó thực hiện theo yêu cầu thiết kế.
- Khi cần di chuyển kho lạnh khó khăn, hầu như bị phá hỏng.
2. Phương pháp hiện đại (kho lắp ghép).
Kho được xây dựng bằng cách lắp ghép các tấm panel theo tiêu chuẩn cả về nền,
tường và trần của kho.

Hình 1.3. Cấu tạo panel.
Gồm 3 lớp chính: hai bên là các lớp tơn dày 0,5÷0,8mm. Ở giữa là lớp polysyrene



19

cách nhiệt dày từ 50÷200mm tùy thuộc vào phạm vi nhiệt độ làm việc. Hai chiều cạnh
có dạng âm, dương để thuận lợi cho việc lắp ghép.
So với panel tường và trần thì panel nền do phải chịu tải trọng lớn của hàng nên
sử dụng loại có mật độ cao, khả năng chịu nén tốt.
Các tấm panel được liên kết với nhau bằng các móc khóa gọi là cam locking hoặc
mộng âm dương đã được gắn sẵn trong panel. Vì thế lắp ghép rất nhanh, khít và chắc
chắn.
*Ưu điểm.
- Các chi tiết cấu trúc cách nhiệt, cách ẩm là các tấm tiêu chuẩn chế tạo sẵn, nên
dễ dàng vận chuyển đến nơi lắp đặt và lắp ráp nhanh chóng.
- Khi cần di chuyển kho lạnh dễ dàng, không bị hư hỏng.
- Kho chỉ cần khung và mái che, nên không cần đến các vật liệu xây dựng do đó
việc xây dựng rất đơn giản.
*Nhược điểm.
- Giá thành cao hơn rất nhiều so với kho xây. Hiện nay ở Việt Nam thì kho lắp
ghép cao kho xây khoảng 4 ÷ 5 lần.
*KỂT LUẬN.
Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của hai phương án trên thì phương án lắp
ghép mặc dù giá thành cao, nhưng chất lượng của kho đảm bảo cho nên giảm được chi
phí vận hành và chất lượng sản phẩm được bảo quản tốt hơn, do đó phương án lắp
ghép được chọn ở đây là xây dựng kho bằng các tấm panel tiêu chuẩn.


20

CHƯƠNG 2: CHỌN CÁC THƠNG SỐ THIẾT KẾ, TÍNH CHỌN KÍCH

THƯỚC KHO LẠNH, CẤU TRÚC, NHIỆT TẢI VÀ CHỌN MÁY NÉN LẠNH.
2.1. KHẢO SÁT SƠ ĐỒ MẶT BẰNG LÁP ĐẶT KHO LẠNH.
2.1.1. Chọn địa điểm xây dựng kho lạnh.
Chọn địa điểm xây dựng kho lạnh là công tác không thể thiếu và đóng vai trị
quan trọng trong q trình thiết kế và xây đựng kho. Khi chọn địa điểm thì ta biết được
các thơng số về khí tượng thủy văn, địa lý… Từ đó đề ra các phương án thiết kế và xây
dựng kho cho thích hợp để làm cho cơng trình có giá thành là thấp nhất và chất lượng
cơng trình là tốt nhất, cũng như né tránh được thiên tai lũ lụt tại địa phương xây dựng
kho.
Kho lạnh đang thiết kế được xây đặt tại Lô 25A – KCN Trà Nóc 1 – Q. Bình
Thủy – TP. Cần Thơ.
2.1.2. Các thơng số về khí hậu.
Các thơng số này đã được thống kê trong nhiều năm, khi tính tốn để đảm bảo độ
an tồn cao thì ta thường lấy các giá trị cao nhất (chế độ khắc nghiệt nhất) từ đó sẽ đảm
bảo kho vận hành là an tồn trong mọi điều kiện có thể xảy ra mà ta đã ước tính.
Bảng 2.1. Thơng số về khí hậu ở Cần Thơ bảng 1-1 [1,7].
Nhiệt độ, 0C

Độ ẩm tương đối, %

TB cả năm

Mùa hè

Mùa đông

Mùa hè

Mùa đông


26,7

37,3

17,4

78

82

2.1.3. Chế độ bảo quản sản phẩm trong kho.
Chế độ bảo quản sản phẩm trong kho cũng chính là điều kiện mơi trường trong
kho mà ta phải tạo ra để duy trì sản phẩm ở trạng thái và chất lượng theo yêu cầu công
nghệ.
a. Chọn nhiệt độ bảo quản.


21

Nhiệt độ bảo quản thực thẩm phải được lựa chọn trên cơ sở kinh tế và kỹ thuật.
Nó phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và thời gian bảo quản của chúng. Thời gian bảo
quản càng lâu đòi hỏi nhiệt độ bảo quản càng thấp. Các mặt hàng trữ đông cần bảo
quản ở nhiệt độ ít nhất bằng nhiệt độ của sản phẩm sau cấp đông tránh không để rã
đông và tái kết tinh lại làm giảm chất lượng sản phẩm.
Ở thành phố Cần Thơ cá béo ( cá tra và cá basa) được bảo quản đông để cung cấp
cho các siêu thị và xuất khẩu... Nên thời gian bảo quản thường ít hơn 10 tháng vì thế
chọn nhiệt độ bảo quản là - 250C  20C.
b. Độ ẩm của khơng khí trong kho lạnh.
Độ ẩm của khơng khí trong kho có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm
khi sử dụng. Bởi vì độ ẩm của khơng khí trong kho có liên quan mật thiết đến hiện

tượng thăng hoa của nước đá trong sản phẩm. Do vậy tùy từng lại sản phẩm cụ thể mà
ta chọn độ ẩm của khơng khí cho thích hợp.
Sản phẩm được bao gói bằng giấy Các tông khi đưa vào kho lạnh. Cho nên chọn
độ ẩm của khơng khí trong kho > 80%.
c. Tốc độ khơng khí trong kho lạnh.
Khơng khí chuyển động trong kho có tác dụng lấy đi lượng nhiệt của sản phẩm
bảo quản, nhiệt truyền vào do mở cửa, do cầu nhiệt, do người lao động, do máy móc
thiết bị hoạt động trong kho. Ngồi ra cịn đảm bảo sự đồng đều nhiệt độ, độ ẩm và hạn
chế nấm mốc hoạt động.
Với những điều kiện như vậy sản phẩm cá béo đơng lạnh được bao gói cách ẩm,
nên thiết kế khơng khí đối lưu cưỡng bức bằng quạt gió với vận tốc v = 3 m/s.
2.2. TÍNH KÍCH THƯỚC KHO LẠNH.
2.2.1 Xác định tiêu chuẩn chất tải của kho lạnh.
Trong đồ án này thiết kế kho bảo quản đông với nhiệt độ yêu cầu trong phòng bảo
quản là - 250C  20C. Cá béo sau khi làm đông được đưa vào phịng bảo quản đơng với
mục đích bảo quản được lâu hơn.


22

Tiêu chuẩn chất tải của kho là khối lượng hàng hóa chứa trong một đơn vị thể
tích, tấn/m3. Sản phẩm cá béo bảo quản trong kho lạnh theo bảng tiêu chuẩn chất tải
bảng 2-4 [1, 28] là gv=0,45 tấn/m3 hệ số tính thể tích   0.78 .
2.2.2. Tính thể tích kho lạnh.
Thể tích kho lạnh được xác định theo cơng thức:
V 

E
, m3
gv


Trong đó:
E - dung tích kho lạnh, tấn;
gv - định mức chất tải, tấn /m3;
V - thể tích kho lạnh, m3;
Với E = 2200 tấn;
Ta có:
V 

E 2200

 4888.89 m3
g v 0.45

2.2.3. Diện tích chất tải của kho lạnh.
Diện tích chất tải của kho lạnh được tính theo cơng thức.
F

V
, m2
h

Trong đó:
F - diện tích chất tải, m2.
h - chiều cao chất tải, m.
Chiều cao chất tải của kho lạnh phụ thuộc vào chiều cao thực tế h1 của
kho. Chiều cao h1 được xác định bằng chiều cao phủ bì của kho lạnh trừ đi 2 lần chiều
dầy cách nhiệt polystyrene  = 0.2m
h1 = H – 2 
Chiều cao phủ bì H = 5 m là chiều dài lớn nhất của tấm panel.



23

Như vậy chiều cao chất tải thực trừ đi khoảng hở phía trần để lưu thơng khơng
khí chọn là 0,5 m và phía dưới nền lát tấm palet là 0,1m.
Vậy h = 5 - (2x0,2 + 0.5 + 0.1) = 4m.
Vậy ta có diện tích chất tải là:
F

V 4888,89
2

 1222,22 m .
h
4

2.2.4. Diện tích cần xây dựng.
Diện tích kho lạnh thực tế cần tính đến đường đi, khoảng hở giữa các lơ hàng,
diện tích lắp đặt dàn lạnh. Vì vậy diện tích cần xây dựng phải lớn hơn diện tích tính
tốn ở trên và được xác định theo cơng thức.
Fxd 

F
, m2.
T

Trong đó:
Fxd - diện tích cần xây dựng, m2;


T

- hệ số sử dụng diện tích, tính đến diện tích đường đi lại
khoảng hở giữa cấc lô hàng.  T = 0,82 bảng 2.5 [1,34].
Vậy. Fxd 

1222,22
 1490,512 m2.
0,82

2.2.5. Tải trọng nền.
Tải trọng nền được xác định theo công thức.
g f  gv  h .

Trong đó:
gf - tải trọng nền, tấn/m2.
gv - tiêu chuẩn chất tải, tấn/m3.
h - chiều cao chất tải, h = 4m.
Vậy:

gf = 0,45 x 4= 1.8 tấn/m2.


24

Với tải trọng nền như vậy thì panel sàn đủ điều kiện chịu được lực nén, bởi vì độ
chịu nén của panel tiêu chuẩn là 0,2 ÷ 0,29 Mpa, tương đương 20 ÷ 29 tấn/m2.
2.3. QUY HOẠCH MẶT BẰNG KHO LẠNH.
2.3.1. Yêu cầu đối với quy hoạch mặt bằng kho lạnh.
- Quy hoạch mặt bằng kho lạnh là bố trí những nơi sản xuất, xử lý lạnh, bảo

quản... Phù hợp với dây truyền công nghệ sao cho hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Để đạt được mục đích đó trong quy hoạch ta cần phải tuân thủ các yêu cầu sau.
- Phải bố trí các buồng lạnh phù hợp với dây chuyền công nghệ. Sản phẩm đi theo
dây truyền không gặp nhau, không đan chéo nhau. Các cửa ra vào cửa buồng chứa phải
quay ra hành lang. Cũng có thể không cần hành lang nhưng sản phẩm theo dây truyền
không được đi ngược.
- Quy hoạch cần phải đạt chi phí đầu tư thấp nhất. Cần sử dụng rộng rãi các cấu
kiện tiêu chuẩn giảm đến mức thấp nhất các diện tích phụ nhưng phải đảm bảo tiện
nghi. Giảm cơng suất thiết bị đến mức thấp nhất.
- Quy hoạch mặt bằng cần phải đảm bảo sự vận hành tiện lợi và rẻ tiền.
- Quy hoạch phải đảm bảo lối đi và đường vận chuyển thuận lợi cho việc bốc xếp
thủ công hoặc cơ giới đã thiết kế.
- Chiều rộng kho lạnh nhiều tầng không quá 40 m.
- Chiều rộng của kho lạnh 1 tầng phải phù hợp với khoảng vượt lớn nhất 12m,
thường lấy 12; 24; 36; 48; 60 hoặc 72 m.
- Trong một vài trường hợp, kho lạnh có sân bốc dỡ nối liền rộng 3,5m nhưng
thông thường các kho lạnh có hành lang nối ra cả 2 phía, chiều rộng 6m.
- Để giảm tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che, các buồng lạnh được nhóm lại từng
khối 1 với một chế độ nhiệt độ.
- Mặt bằng kho lạnh phù hợp với hệ thống lạnh đã chọn. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với kho lạnh 1 tầng vì không phải luôn luôn đảm bảo đưa được môi chất lạnh


25

từ các thiết bị lạnh về, do đó phải chuyển sang sơ đồ lớn hơn với việc cấp lỏng từ dưới
lên.
- Mặt bằng kho lạnh phải đảm bảo kỹ thuật, an tồn phịng cháy, chữa cháy.
- Quy hoạch cũng cần phải tính đến khả năng mở rộng kho lạnh. Phải để lại một
mặt múp tường để có thể mở rộng kho lạnh.

2.3.2. Chọn mặt bằng xây dựng.
- Ngoài những yêu cầu chung đã nêu ở phần trên thì khi chọn mặt bằng xây dựng
cần phải chú ý đến nền móng kho lạnh phải vững chắc do đó phải tiến hành khảo sát về
nền móng và mực nước.
- Việc gia cố nền móng nhiều khi dẫn đến việc tăng đáng kể vốn đầu tư xây dựng.
Nếu mực nước quá lớn, các nền móng và cơng trình phải có biện pháp chống thấm ẩm.
- Do nhiệt thải ở thiết bị ngưng tụ của một kho lạnh là rất lớn nên ngay từ khi
thiết kế cần phải tính đến nguồn nước để giải nhiệt.
- Cũng như nguồn nước, việc cung cấp điện đến cơng trình, giá điện và xây lắp
cơng trình điện cũng là một vấn đề cần được quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng đến vốn đầu
tư ban đầu.
2.3.3. Yêu cầu đối với buồng máy và thiết bị.
- Vận hành máy thuận tiện.
- Rút ngắn chiều dài các đường ống.
- Sử dụng buồng máy hiệu quả nhất, buồng máy gọn nhất.
- Đảm bảo an tồn phịng máy, chữa cháy, phịng nổ và vệ sinh công nghiệp.
- Đảm bảo thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế máy, thiết bị.
- Buồng máy thường được bố trí sát vách kho lạnh để đường ống nối giữa máy,
thiết bị, dàn lạnh là ngắn nhất.
- Buồng máy có thể nằm chung trong khối nhà của kho lạnh hoặc tách rời.
2.3.4. Sự bố trí mặt bằng kho lạnh.


×