TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Cơng nghệ kỹ thuật ơ tơ
Tên đề tài:
TÌM HIỂU QUY TRÌNH THÁO, KIỂM TRA, LẮP RÁP
VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
TRÊN XE TẢI 5 TẤN HYUNDAI HD120
SVTH: HOÀNG XUÂN DIỆU
MSSV: 15145207
SVTH: ĐINH ĐỨC ĐẠT
MSSV: 15145211
GVHD: GVC.ThS NGUYỄN NGỌC BÍCH
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Cơng nghệ kỹ thuật ơ tơ
Tên đề tài:
TÌM HIỂU QUY TRÌNH THÁO, KIỂM TRA, LẮP RÁP
VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
TRÊN XE TẢI 5 TẤN HYUNDAI HD120
SVTH: HOÀNG XUÂN DIỆU
MSSV: 15145207
SVTH: ĐINH ĐỨC ĐẠT
MSSV: 15145211
GVHD: GVC.ThS NGUYỄN NGỌC BÍCH
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019
LỜI CÁM ƠN
Đồ án “Tìm hiểu quy tình tháo, kiểm tra, lắp ráp và sửa chữa Hệ thống truyền
lực và Hệ thống điều khiển trên xe tải 5 tấn Hyundai HD120” đã được hoàn thành sau 3
tháng thực hiện. Tuy khơng phải là một đề tài đồ án có độ khó cao nhưng đối với 2 sinh viên
chúng em đây thực sự là một sự khó khăn, thử thách. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ
nhiều nguồn chúng em cuối cùng cũng đã hoàn thành được. Chúng em cảm thấy như mình
đã vượt qua một ngưỡng cửa quan trọng. Nó giúp chúng em cảm thấy tự tin hơn với những
kiến thức mình đã học, tự tin về khả năng của bản thân và tự tin để bước đến với những công
việc trong tương lai.
Chúng em xin gửi lời cám ơn đến Khoa Cơ khí Động lực (CKĐ) Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Tp. HCM đã trao cho chúng em cơ hội thực hiện bài kiểm tra cuối cùng tuy
khó khăn nhưng vơ cùng bổ ích này. Với sự tin tưởng vào năng lực của chúng em và muốn
chúng em phát triển hơn, Khoa CKĐ luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất để
chúng em thực hiện đồ án. Để chúng em hiểu và tự tin hơn về khả năng của bản thân.
Chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Ngọc Bích, thầy
hướng dẫn của chúng em. Dưới sự hướng dẫn của thầy chúng em đã thực hiện và hoàn tất tốt
đẹp đồ án tốt nghiệp. Thầy ln tận tình chỉ dạy, truyền đạt tất cả những kiến thức liên quan
đến chúng em. Thầy giúp chúng em chỉnh chu mọi thứ dù là nhỏ nhất để đồ án của chúng
em được hoàn hảo nhất. Chúng em xin cám ơn thầy. Ngoài ra, chúng em xin cám ơn sự chỉ
dạy của các thầy cô trong Khoa trong thời gian vừa qua. Những lúc chúng em cần sự trợ
giúp các thầy cô ln sẵn sàng và tận tình.
Chúng em xin cám ơn các anh trong Garage Ơ tơ Chun nghiệp Vui đã cung cấp cho
chúng em thông tin về những kinh nghiệm thực tế trong quá trình sửa chữa để chúng em ứng
dụng trong đồ án, tăng thêm tính thực tế của đồ án chúng em.
Cuối cùng, vì kiến thức cịn hạn chế, hiểu biết còn chưa đủ nên báo cáo đồ án của
chúng em cịn nhiều thiếu sót. Mong mọi người xem xét và cho chúng em ý kiến. Chúng em
xin cám ơn!
i
TĨM TẮT
a) Tóm tắt vấn đề nghiên cứu
Ở nước ta hiện nay, ngành công nghiệp vận chuyển đang phát triển mạnh mẽ, nó cịn
là nguồn phát triển vơ cùng quan trọng với các ngành công nghiệp khác và gần như là xương
sống của nền kinh tế đất nước. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp vận chuyển,
các phương tiện vận chuyển được sử dụng ngày càng nhiều và ngày càng được chú trọng
đầu tư nâng cấp, trong đó xe tải là phổ biến hơn cả tại nước ta. Các dịng xe tải rất phù hợp
với mơi trường và mục đích sử dụng ở nước ta. Dịng phương tiện vận chuyển quãng đường
từ tầm ngắn đến trung bình, di chuyển linh hoạt được trên nhiều loại địa hình. Nhận thấy sự
cần thiết và đang phát triển của xe tải tại nước ta, chúng em quyết định thực hiện đồ án liên
quan đến xe tải: “Tìm hiểu quy tình tháo, kiểm tra, lắp ráp và sửa chữa Hệ thống truyền
lực và Hệ thống điều khiển trên xe tải 5 tấn Hyundai HD120”.
Chúng em nghĩ đây là một đề tài đồ án khá thiết thực bởi tuy là phát triển nhưng dòng
xe tải chưa được chú tâm đến nhiều bằng những dịng xe du lịch trong ngành ơ tơ. Cùng với
đó, do điều kiện hoạt động nên sự hư hỏng ở xe tải xảy ra rất thường xuyên và nhiều hơn cả
là phần khung gầm. Chúng em thực hiện đề tài đồ án này với mong muốn đem đến một tài
liệu sửa chữa xúc tích, dễ hiểu và gần gũi với những người thợ sửa chữa xe tải nói chung và
những người chuyên làm về phần gầm xe tải nói riêng. Ngồi ra, chúng em muốn tạo ra một
nguồn thơng tin tuy nhỏ nhưng mong rằng sẽ bổ ích đến những người quan tâm và đang tìm
kiếm thơng tin về xe tải đặc biệt đó là các bạn sinh viên. Chúng em chọn dịng xe tải
Hyundai HD120 vì dịng xe của hãng Hyundai khơng cịn lạ lẫm gì với nước ta, đây là một
dòng xe tải phổ biến hơn cả tại nước ta và được rất nhiều người tin dùng. Cùng với đó, dịng
xe tải Hyundai HD120 cịn là một dịng xe tải tầm trung khá thân thuộc và các hệ thống của
dịng xe này có sự tương đồng với những hệ thống được sử dụng ở các dòng xe tải khác.
Chúng em muốn rằng đề tài đồ án của chúng em với dịng xe tải Hyundai HD120 sẽ có sự
phổ biến và hữu ích đến những người đang sửa chữa hay nghiên cứu dòng xe tải này hay
những dòng xe tải cùng hạng cùng tầm với Hyundai HD120.
ii
b) Tóm tắt nội dung đồ án
Nội dung đồ án của chúng em gồm các nội dung về các quy trình tháo, kiểm tra và lắp
ráp sau khi kiểm tra của các cụm chi tiết, các chi tiết của các hệ thống thuộc phần khung
gầm xe Hyundai HD120. Ngoài ra, chúng em cịn tìm hiểu về các hư hỏng thường gặp,
nguyên nhân có thể dẫn đến những hư hỏng đó cũng như cách khắc phục khi gặp phải. Thêm
vào đó là các chỉ dẫn sơ lược nguyên lý hoạt động của các hệ thống và những dụng cụ
chuyên dùng cần thiết khi sửa chữa hệ thống.
Các phần nghiên cứu:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Hệ thống truyền lực.
o 2.1 Ly hợp.
o 2.2 Hộp số.
o 2.3 Trục các đăng.
o 2.4 Cầu trước.
o 2.5 Cầu sau.
o 2.6 Bánh xe
Chương 3: Hệ thống điều khiển.
o 3.1 Hệ thống treo:
A. Hệ thống treo cầu trước.
B. Hệ thống treo cầu sau.
o 3.2 Hệ thống lái.
o 3.3 Hệ thống phanh:
A. Hệ thống phanh chính.
B. Phanh đỗ xe.
C. Hệ thống ABS (Anti-lock brake system).
Chương 4: Kết luận.
iii
c) Một số kết quả đạt được
Sau khi hoàn thành đồ án, bản thân chúng em đã hiểu rõ hơn những kiến thức về phần
gầm của xe tải Hyundai HD120 nói riêng và các dịng xe tải cùng tầm cùng hạng nói chung.
Các kiến thức này bao gồm: Các kiến thức về quy trình chuẩn đốn các hệ thống, quy trình
tháo kiểm tra và lắp ráp trở lại của các cụm chi tiết, những hư hỏng phổ biến của các hệ
thống, dấu hiệu nhận biết hư hỏng cũng như là cách khắc phục những hư hỏng và đặc biệt là
cấu tạo nguyên lý hoạt động sơ lược của các hệ thống. Từ đó, chúng em hiểu được sâu hơn
đến những hư hỏng cũng như nguyên nhân hình thành hư hỏng và cách phòng tránh hư hỏng
do những kiến thức từ cấu tạo và nguyên lý hoạt động mang lại.
Tất cả những kiến thức này chúng em đã trình bày trong báo cáo đồ án một cách mà
theo chúng em nghĩ là rõ ràng và mạch lạc. Cùng với đó là những hình ảnh cụ thể, những
chú ý cũng như chỉ dẫn rõ ràng để trong quá trình nghiên cứu và sử dụng mọi người sẽ có
mọi thứ mình cần cho cơng việc của mình.
iv
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
1.2 Thông tin tổng quan về xe Hyundai HD120 và nội dung thực hiện đồ án ............ 1
1.2.1 Thông tin tổng quan về xe Hyundai HD120 ........................................................ 1
1.2.2 Nội dung thực hiện đồ án ..................................................................................... 2
1.3 Tính triển vọng của đề tài ....................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC ................................................................. 5
2.1 Ly hợp ...................................................................................................................... 5
2.1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 5
2.1.1.1 Bộ ly hợp ............................................................................................................ 5
2.1.1.2 Bộ phận điều khiển ............................................................................................ 6
2.1.2 Dụng cụ chuyên dùng ........................................................................................... 7
2.1.3 Tháo, kiểm tra và lắp các cụm chi tiết chính ...................................................... 8
2.1.3.1 Tháo và kiểm tra ............................................................................................... 8
2.1.3.2 Lắp ..................................................................................................................... 11
2.1.4 Hư hỏng và cách khắc phục ................................................................................. 12
2.2 Hộp số ...................................................................................................................... 14
2.2.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 14
2.2.2 Thông số kỹ thuật ................................................................................................. 15
v
2.2.3 Dụng cụ chuyên dùng ........................................................................................... 15
2.2.4 Tháo, kiểm tra và lắp các bộ phận chính ............................................................ 16
2.2.4.1 Hộp số ................................................................................................................ 16
2.2.4.2 Cơ cấu sang số ................................................................................................... 19
2.2.4.3 Trục sơ cấp, thứ cấp và các cơ cấu bánh răng ................................................. 25
2.2.5 Hư hỏng và cách khắc phục ................................................................................. 32
2.3 Trục các đăng .......................................................................................................... 34
2.3.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 34
2.3.2 Dụng cụ chuyên dùng ........................................................................................... 34
2.3.3 Tháo, kiểm tra và lắp các cụm chi tiết chính ...................................................... 35
2.3.3.1 Tháo và kiểm tra ............................................................................................... 36
2.3.3.2 Lắp ..................................................................................................................... 37
2.3.4 Hư hỏng và cách khắc phục ................................................................................. 37
2.4 Cầu trước ................................................................................................................. 39
2.4.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 39
2.4.2 Kiểm tra và điều chỉnh góc đặt bánh xe .............................................................. 40
2.4.2.1 Đo và điều chỉnh Độ chụm ................................................................................ 40
2.4.2.2 Đo góc Camber .................................................................................................. 41
2.4.2.3 Đo góc Caster và góc Kingpin ........................................................................... 41
2.5 Cầu sau .................................................................................................................... 43
2.5.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 43
2.5.2 Dụng cụ chuyên dùng ........................................................................................... 44
2.5.3 Tháo, kiểm tra và lắp các cụm chi tiết chính ...................................................... 44
2.5.3.1 Moay-ơ bánh xe ................................................................................................. 44
2.5.3.2 Bộ truyền lực chính và bộ vi sai ........................................................................ 46
2.5.4 Hư hỏng và cách khắc phục ................................................................................. 49
vi
2.6 Bánh xe .................................................................................................................... 51
2.6.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 51
2.6.2 Tháo, kiểm tra và lắp các cụm chi tiết chính ...................................................... 51
2.6.2.1 Tháo bánh xe ..................................................................................................... 51
2.6.2.2 Tháo rời, lắp ráp lốp và vành bánh xe ............................................................. 53
2.6.2.3 Kiểm tra và sửa chữa các chi tiết ...................................................................... 54
2.6.3 Hư hỏng và cách khắc phục ................................................................................. 55
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ................................................................... 57
3.1 Hệ thống treo ........................................................................................................... 57
A. Hệ thống treo cầu trước ........................................................................................... 57
1. Giới thiệu chung ........................................................................................................ 57
2. Dụng cụ chuyên dùng ................................................................................................ 57
3. Tháo, lắp ráp các cụm chi tiết chính ........................................................................ 58
3.1 Tháo hệ thống treo .................................................................................................. 58
3.2 Tháo, lắp các chi tiết ............................................................................................... 59
3.3 Lắp cụm chi tiết nhíp lên xe .................................................................................... 61
4. Hư hỏng và cách khắc phục ...................................................................................... 62
B. Hệ thống treo cầu sau ............................................................................................... 63
1. Giới thiệu chung ........................................................................................................ 63
2. Tháo, lắp các cụm chi tiết chính ............................................................................... 63
2.1 Tháo hệ thống treo .................................................................................................. 63
2.2 Tháo, lắp các chi tiết ............................................................................................... 64
3. Hư hỏng và cách khắc phục ...................................................................................... 65
3.2 Hệ thống lái ............................................................................................................. 66
3.2.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 66
3.2.2 Thông số kỹ thuật ................................................................................................. 69
vii
3.2.3 Tháo, kiểm tra và lắp các cụm chi tiết chính ...................................................... 69
3.2.3.1 Trục lái ............................................................................................................... 69
3.2.3.2 Tháo, kiểm tra và lắp cơ cấu lái bi tuần hồn có tích hợp trợ lực lái ............. 72
3.2.3.3 Bơm dầu trợ lực lái ........................................................................................... 76
3.2.4 Hư hỏng và cách khắc phục ................................................................................. 78
3.3 Hệ thống phanh ....................................................................................................... 80
A. Hệ thống phanh chính .............................................................................................. 80
1. Giới thiệu chung ........................................................................................................ 80
1.1 Bơm chân không bộ trợ lực phanh ......................................................................... 81
1.2 Trợ lực phanh .......................................................................................................... 81
2. Thông số kỹ thuật ...................................................................................................... 83
3. Tháo, kiểm tra và lắp các cụm chi tiết chính ........................................................... 83
3.1 Bơm chân không bộ trợ lực phanh ......................................................................... 83
3.2 Xy lanh chính hệ thống phanh ................................................................................ 84
3.3 Bộ trợ lực phanh ..................................................................................................... 86
3.4 Cơ cấu phanh bánh xe trước .................................................................................. 96
3.5 Xy lanh bánh xe trước............................................................................................. 99
3.6 Cơ cấu phanh bánh xe sau ...................................................................................... 100
3.7 Xy lanh bánh xe sau ................................................................................................ 100
3.8 Xả gió hệ thống phanh ............................................................................................ 101
4. Hư hỏng và cách khắc phục ...................................................................................... 103
B. Phanh đỗ xe............................................................................................................... 105
1. Giới thiệu chung ........................................................................................................ 105
2. Tháo, kiểm tra và lắp các cụm chi tiết chính ........................................................... 106
3. Hư hỏng và cách khắc phục ...................................................................................... 108
C. Hệ thống ABS (Anti-lock brake system) ................................................................. 110
viii
1. Giới thiệu chung ........................................................................................................ 110
2. Chuẩn đoán lỗi và sự cố ............................................................................................ 111
2.1 Chuẩn đoán ............................................................................................................. 111
2.2 Vận hành mã nháy chuẩn đốn .............................................................................. 112
2.3 Quy trình chuẩn đốn ............................................................................................. 112
2.4 Đặc điểm kỹ thuật của mã lỗi ................................................................................. 114
2.5 Xử lý hư hỏng .......................................................................................................... 115
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN............................................................................................. 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 122
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bộ ly hợp trên xe Hyundai HD120 ............................................................... 6
Hình 2.2: Các chi tiết của ly hợp .................................................................................. 8
Hình 2.3: Cơ cấu bánh răng và các trục trong hộp số................................................. 14
Hình 2.4: Các bộ phận của hộp số trên xe Hyundai HD120 ....................................... 16
Hình 2.5: Các bộ phận của cơ cấu sang số ................................................................... 19
Hình 2.6: Trục sơ cấp, thứ cấp và các cụm bánh răng ................................................ 25
Hình 2.7: Trục các đăng phía trước (Trục trung gian) ............................................... 35
Hình 2.8: Góc đặt bánh xe ở cầu trước ........................................................................ 39
Hình 2.9: Các bộ phận của moay-ơ bánh xe và trống phanh ...................................... 45
Hình 2.10: Các bộ phận của bộ giảm tốc và bộ vi sai .................................................. 47
Hình 3.1: Các phần chính của hệ thống treo cầu trước .............................................. 58
Hình 3.2: Các chi tiết của hệ thống treo cầu trước ...................................................... 59
Hình 3.3: Các phần chính của hệ thống treo cầu sau .................................................. 63
Hình 3.4: Các chi tiết của cụm nhíp hệ thống treo cầu sau ......................................... 64
Hình 3.5: Hệ thống lái trên xe Hyundai HD120 .......................................................... 66
Hình 3.6: Hoạt động trợ lực lái ở vị trí lái thẳng ......................................................... 67
Hình 3.7: Hoạt động trợ lực lái ở vị trí đánh lái phải .................................................. 68
Hình 3.8: Cơ cấu lái bi tuần hồn tích hợp trợ lực lái................................................. 72
Hình 3.9: Các bộ phận bơm trợ lực lái ........................................................................ 76
Hình 3.10: Sơ đồ hệ thống phanh trên xe Hyundai HD120......................................... 80
Hình 3.11: Các bộ phận của bơm chân khơng ............................................................. 84
Hình 3.12: Các bộ phận của xy lanh chính hệ thống phanh ....................................... 85
Hình 3.13: Các chi tiết của xy lanh chính hệ thống phanh ......................................... 85
Hình 3.14: Các bộ phận của trợ lực phanh .................................................................. 87
Hình 3.15: Cơ cấu trợ lực phanh .................................................................................. 90
x
Hình 3.16: Kiểm tra bộ trợ lực bằng Bộ kiểm tra tĩnh................................................ 94
Hình 3.17: Cơ cấu phanh bánh xe trước ...................................................................... 97
Hình 3.18: Xy lanh bánh xe trước ................................................................................ 99
Hình 3.19: Cơ cấu phanh bánh sau .............................................................................. 100
Hình 3.20: Xy lanh bánh xe sau.................................................................................... 101
Hình 3.21: Phanh đỗ trên xe Hyundai HD120 ............................................................. 105
Hình 3.22: Các chi tiết phanh đỗ .................................................................................. 106
Hình 3.23: Giắc chuẩn đốn 16 chân ........................................................................... 111
xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thông số kỹ thuật tổng quan xe Hyundai HD120 ....................................... 2
Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của hệ thống ly hợp trên xe Hyundai HD120 ............... 5
Bảng 2.2: Dụng cụ chuyên dùng cần để sửa chữa ly hợp ............................................ 7
Bảng 2.3: Hư hỏng và cách khắc phục của ly hợp ....................................................... 12
Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật hộp số trên xe Hyundai HD120 ..................................... 15
Bảng 2.5: Dụng cụ chuyên dùng cần để sửa chữa hộp số ............................................ 15
Bảng 2.6: Hư hỏng và cách khắc phục trên hộp số xe Hyundai HD120 ..................... 32
Bảng 2.7: Dụng cụ chuyên dùng cần để sửa chữa trục các đăng ................................ 34
Bảng 2.8: Hư hỏng và cách khắc phục của trục các đăng ........................................... 37
Bảng 2.9: Thông số kỹ thuật cầu trước của xe Hyundai HD120 ................................. 39
Bảng 2.10: Thông số kỹ thuật cầu sau xe Hyundai HD120 ......................................... 43
Bảng 2.11: Dụng cụ chuyên dùng cần để sửa chữa cầu sau ........................................ 44
Bảng 2.12: Hư hỏng và cách khắc phục của cầu sau ................................................... 49
Bảng 2.13: Thông số kỹ thuật vành bánh xe và lốp xe trên xe Hyundai HD120 ........ 51
Bảng 2.14: Hư hỏng và cách khắc phục của bánh xe và lốp ....................................... 55
Bảng 3.1: Dụng cụ chuyên dùng để sửa chữa hệ thống treo cầu trước ...................... 57
Bảng 3.2: Hư hỏng và cách khắc phục hệ thống treo cầu trước ................................. 62
Bảng 3.3: Hư hỏng và cách khắc phục hệ thống treo cầu sau ..................................... 65
Bảng 3.4: Thông số kỹ thuật hệ thống lái trên xe Hyundai HD120 ............................ 69
Bảng 3.5: Hư hỏng và cách khắc phục của hệ thống lái .............................................. 78
Bảng 3.6: Thông số kỹ thuật hệ thống phanh chính trên xe Hyundai HD120 ........... 83
Bảng 3.7: Giá trị áp suất chân không danh nghĩa của bơm chân không .................... 83
Bảng 3.8: Bảng kiểm tra bộ trợ lực bằng Bộ kiểm tra tĩnh ......................................... 94
Bảng 3.9: Hư hỏng và cách khắc phục của hệ thống phanh chính ............................. 103
Bảng 3.10: Thơng số kỹ thuật của phanh đỗ trên xe Hyundai HD120 ....................... 106
xii
Bảng 3.11: Hư hỏng và cách khắc phục của phanh đỗ xe ........................................... 108
Bảng 3.12: Ý nghĩa các trường hợp đèn cảnh báo ABS nhấp nháy ............................ 112
Bảng 3.13: Quy trình chuẩn đốn bằng mã nháy chuẩn đốn.................................... 112
Bảng 3.14: Đặc điểm kỹ thuật của mã lỗi..................................................................... 114
Bảng 3.15: Ý nghĩa mã lỗi ............................................................................................. 115
Bảng 3.16: Biện pháp khắc phục lỗi ............................................................................. 118
xiii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống không ngừng đi lên hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền cơng
nghiệp địi hỏi việc vận chuyển hàng hố vơ cùng lớn. Lúc này, các phương tiện vận chuyển
là điều cần thiết được quan tâm nhất, đặc biệt là phương tiện vận chuyển ô tô tải. Ở Việt
Nam chúng ta, ô tô tải được sử dụng nhiều hơn cả trong việc vận chuyển hàng hố vì tính
tiện lợi và phù hợp với môi trường sử dụng. Và trong các dịng xe ơ tơ tải được sử dụng tại
nước ta, dòng xe hãng Hyundai khá phổ biến và được nhiều người tin dùng. Chất lượng cũng
như hiệu quả sử dụng của các dịng xe ơ tơ tải Hyundai là không thể phủ nhận. Nhưng khi
hoạt động, hư hỏng là điều không thể tránh khỏi. Với ô tô tải, do điều kiện hoạt động ln
phải chở hàng hố nặng và di chuyển đường dài nên sự cố hư hỏng các bộ phận thuộc phần
gầm xe là nhiều hơn hết. Vậy nên việc sửa chữa là điều cần thiết. Khi sửa chữa, nếu chúng ta
hiểu về các bộ phận hư hỏng và có một quy trình hướng dẫn thực hiện sửa chữa thì cơng
việc sẽ đơn giản đi rất nhiều. Được sự chấp nhận của Khoa Cơ khí Động lực Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM và sự đồng ý của thầy hướng dẫn đồ án Nguyễn Ngọc Bích
chúng em quyết định thực hiện đồ án với đề tài: “Tìm hiểu quy tình tháo, kiểm tra, lắp
ráp và sửa chữa Hệ thống truyền lực và Hệ thống điều khiển trên xe tải 5 tấn Hyundai
HD120” để đưa ra một quy trình sửa chữa chung cho các bộ phận khung gầm khi gặp hư
hỏng trên một dòng xe khá phổ biến của hãng Hyundai tại Việt Nam.
1.2 Thông tin tổng quan về xe Hyundai HD120 và nội dung thực hiện đồ án
1.2.1 Thông tin tổng quan về xe Hyundai HD120
Xe Hyundai HD120 (2011) là dòng xe tải nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc với
các thông số kỹ thuật:
1
Bảng 1.1: Thông số kỹ thuật tổng quan xe Hyundai HD120 [1]
Mục
Giá trị
Chiều dài cơ sở
3845mm
Chiều dài
6865mm
Chiều rộng
2255mm
Chiều cao
2585mm
Trọng lượng bản thân
5270kg
Trọng lượng toàn bộ tối đa
12520kg
Mẫu động cơ
D6DA
Diesel, 4 kỳ, 6 xy lanh thẳng hàng, làm mát
Kiểu động cơ
bằng nước, phun trực tiếp, tăng áp
Công suất tối đa
225/2500(ps/rpm)
Mô-men xoắn tối đa
65/1400(kg.m/rpm)
1.2.2 Nội dung đồ án
Nội dung đồ án của chúng em gồm các nội dung về các quy trình tháo, kiểm tra và lắp
ráp sau khi kiểm tra các bộ phận, chi tiết của các hệ thống thuộc phần khung gầm xe
Hyundai HD120. Chúng em cịn tìm hiểu về các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân có thể
dẫn đến hư hỏng đó cũng như cách khắc phục khi gặp phải. Ngoài ra, là các chỉ dẫn sơ lược
nguyên lý hoạt động của các hệ thống và những dụng cụ chuyên dùng cần thiết khi sửa chữa
hệ thống.
Các phần nghiên cứu:
Hệ thống truyền lực:
Ly hợp.
Hộp số.
Trục các đăng.
2
Cầu trước.
Cầu sau.
Bánh xe.
Hệ thống điều khiển:
Hệ thống treo:
o Hệ thống treo cầu trước.
o Hệ thống treo cầu sau.
Hệ thống lái.
Hệ thống phanh:
o Hệ thống phanh chính.
o Hệ thống phanh tay.
o Hệ thống ABS.
1.3 Tính triển vọng của đề tài
Dịng xe tải Hyundai HD120 là dòng xe sử dụng khá phổ biến tại nước ta hiện nay.
Đồng thời, các dòng xe tải Hyundai ngang tầm cũng có các hệ thống và quy trình sửa chữa
tương tự. Nên đồ án về quy trình sửa chữa, tháo, kiểm tra, lắp ráp xe tải Hyundai HD120
được thực hiện với mong muốn rằng sẽ được sử dụng trong việc sửa chữa dịng xe tải
Hyundai HD120 nói riêng và các dịng xe tải tương tự nói chung. Nơi sử dụng có thể là
garage hoặc tốt hơn sẽ là trong các đại lý xe tải Hyundai. Dĩ nhiên, báo cáo của chúng em
cịn nhiều thiếu sót nhưng với sự xem xét và sửa chữa lại nội dung của các chuyên gia trong
hãng Hyundai thì việc bộ báo cáo được đem vào sử dụng trong các đại lý là điều có thể.
Chúng em mong rằng nếu có chuyện đó xảy ra, báo cáo của chúng em sẽ là một tài liệu hữu
ích, đem ra một quy trình rõ ràng, dễ hiểu và gần gũi hơn với các kỹ thuật viên sửa chữa
trong các đại lý và các thợ sửa chữa ngồi các garage.
Ngồi ra, dịng xe tải và đặc biệt là xe Hyundai rất ít được giảng dạy trong trường
chúng ta nên tài liệu về chúng là không nhiều. Với bộ tài liệu này, chúng em mong rằng
những bạn sinh viên có nhu cầu tìm kiếm thơng tin hoặc những thầy cơ có mong muốn giảng
3
dạy qua dịng xe tải Hyundai này sẽ có một bộ tài liệu tham khảo. Để gửi đến sinh viên
những kiến thức mà các bạn chưa được biết nhiều với các hệ thống mới lạ hơn, các hệ thống
dành cho xe tải.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chúng em sử dụng là phương pháp tìm kiếm tài liệu, dịch
thuật, nghiên cứu tìm hiểu và cuối cùng là tổng hợp bố cục lại. Tài liệu chúng em tìm kiếm
rất đa dạng: Các tài liệu sửa chữa lý thuyết, các thông tin trên internet, các bài báo, các tờ
quảng cáo và đặc biệt là chúng em có liên hệ với các anh thợ làm nghề sửa chữa xe tải để hỏi
thêm về các kinh nghiệm thực tế khi làm việc. Từ đó, chúng em có một nguồn nội dung dồi
dào và thực tế hơn để tổng hợp đưa đến bộ tài liệu đồ án thực tế nhất.
4
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
2.1 Ly hợp
2.1.1 Giới thiệu chung
Hệ thống ly hợp trên xe Hyundai HD120 bao gồm bộ ly hợp, bộ phận điều khiển và
bộ trợ lực chân khơng. Hệ thống ly hợp có nhiệm vụ đóng hoặc mở dòng truyền năng lượng
từ động cơ đến các bộ phận hệ thống truyền lực và thực hiện các chức năng theo sự điều
khiển của bàn đạp ly hợp:
Truyền công suất của động cơ đến hộp số một cách trơn tru khi xe chuyển động liên
tục.
Ngắt kết nối động cơ với hộp số khi hộp số tiến hành sang số trong q trình xe hoạt
động.
Bảng 2.1: Thơng số kỹ thuật của hệ thống ly hợp xe Hyundai HD120 [1]
Mẫu xe
Hyundai HD120
Mục
Sử dụng bạc tách và cần nhả tách ly
hợp
Đĩa đơn ma sát khơ
Khơng có a-mi-ăng
Lị xo cuộn
Dẫn động bằng thuỷ lực
(Có sử dụng bộ trợ lực chân không)
Hệ thống tách ly hợp
Loại đĩa ly hợp
Vật liệu bề mặt đĩa ly hợp
Kiểu tạo nén mâm ép
Kiểu điều khiển
2.1.1.1 Bộ ly hợp
Khi bàn đạp ly hợp được đè xuống, xi lanh công suất nhận được áp suất thủy lực từ xi
lanh chính ly hợp tác động. Điều này khiến bạc tách ly hợp bị đẩy sang trái và đẩy cần nhả
ly hợp qua phải do tác động của chốt tách ly hợp và trục chốt tách ly hợp. Cần nhả ly hợp
5
hoạt động dựa trên một lực bẩy mà chốt đòn bẩy phụ làm điểm tựa, nén lò xo nén lại. Do đó,
mâm ép được kéo qua phải, tách đĩa ly hợp và vỏ ly hợp ra, cắt công suất từ động cơ ra hộp
số. Khi nhả bàn đạp ly hợp, cần nhả và bạc tách ly hợp trở về vị trí ban đầu, đưa mâm ép qua
lực ép lị xo ép đĩa ly hợp trở lại với vỏ ly hợp, do đó xuất hiện trở lại dịng truyền cơng suất
truyền từ động cơ đến hộp số.[2]
Hình 2.1: Bộ ly hợp trên xe Hyundai HD120
2.1.1.2 Bộ phận điều khiển
Cơ cấu điều khiển ly hợp là cơ cấu dẫn động thuỷ lực điều khiển bằng bàn đạp ly hợp.
Khi bàn đạp được đạp xuống, thanh đẩy bị ép xuống xi lanh chính, làm cho dầu trong xy
lanh chính được điều áp tác động xuống xi lanh công suất. Xy lanh công suất nhận áp suất
thủy lực và đẩy chốt tách ly hợp di chuyển, từ đó điều khiển bạc tách ly hợp và cần nhả ly
hợp khiến đĩa ép bị kéo ra và ly hợp ngắt. Trường hợp nhả bàn đạp sẽ ngược lại, khơng có áp
suất thuỷ lực tác động đến xy lanh công suất và cần nhả ly hợp không kéo đĩa ép ra, ly hợp
6
lúc này đóng. Tuỳ theo vị trí của bàn đạp mà qua cơ cấu điều khiển bộ ly hợp được vận hành
một cách chính xác.
2.1.2 Dụng cụ chuyên dùng
Bảng 2.2: Dụng cụ chuyên dùng cần để sửa chữa ly hợp [1]
Dụng cụ
Hình minh hoạ
Cơng dụng
Hỗ trợ tháo và định tâm
Trục định tâm căn chỉnh ly
trong quá trình lắp đặt đĩa ly
hợp
hợp
Dụng cụ điều chỉnh chiều
Điều chỉnh chiều cao của cần
cao cần nhả ly hợp
nhả ly hợp
Tháo các phốt chặn dầu và
Đục
các ổ bi
7
2.1.3 Tháo, kiểm tra và lắp các cụm chi tiết chính
Hình 2.2: Các chi tiết của ly hợp
1. Đĩa ma sát
2. Bu lơng khố
3. Tấm khố
4. Đai ốc đầu vịng
5. Bu lơng có đai kẹp
6. Nắp ly hợp
7. Tấm đệm nối
8. Tấm đòn bẩy
9. Lò xo hồi vị
10. Lò xo nén mâm ép
11. Nắp lò xo nén
12. Chốt cần nhả
13. Cần nhả ly hợp
14. Bạc lót
15. Chốt
16. Bu lơng có vịng
17. Bạc lót
2.1.3.1 Tháo và kiểm tra
a) Tháo cụm nắp ly hợp và đĩa ma sát ly hợp
8
Sau khi tháo gỡ cần điều khiển và các chi tiết liên kết
xung quanh hộp số, tháo trục các đăng và tháo hộp số
ra.
Tiếp đến, tháo cụm nắp ly hợp bao gồm cả đĩa ép ly
hợp và cơ cấu đòn bẩy đĩa ép ly hợp. Trước khi tháo
cụm nắp ly hợp, cố định đĩa ép và nắp ly hợp bằng bu
lơng, đai ốc chặn và vịng đệm. Lắp đặt lên cụm ly
hợp dụng cụ chuyên dùng trục định tâm căn chỉnh ly
hợp, để ngăn việc đĩa ma sát ly hợp rớt xuống trong
q trình tháo rã.[1]
Sau đó, tháo cụm nắp ly hợp, đĩa ly hợp và trục định
tâm căn chỉnh ly hợp khỏi bánh đà.
b) Tháo rã các chi tiết cụm nắp ly hợp
Với bu lông chặn như đã gá trên cụm nắp ly hợp, gá
lên cụm nắp ly hợp dụng cụ chuyên dùng bộ lắp nắp
ly hợp. Sau đó tháo các đai ốc phụ và bu lơng có đai
kẹp.
Đánh dấu ghi nhớ trên nắp ly hợp và mâm ép. Sau đó
dần dần nới lỏng tay cầm của bộ lắp nắp ly hợp để
tháo nắp ly hợp sau khi đã tháo các bu lông.
c) Kiểm tra đĩa ly hợp
Đo độ mòn bề mặt: Đo độ dày của bề mặt bố ly hợp
và độ sâu từ bề mặt ma sát đến bề mặt đinh tán của
đĩa ma sát ly hợp. Nếu phép đo dưới giới hạn, thay thế
đĩa ly hợp. Giới hạn: 0.2mm.
9
Tương tự, sử dụng đồng hồ so đo độ phẳng và độ đảo
của đĩa ly hợp. Nếu độ phẳng không đạt yêu cầu thay
thế đĩa ly hợp. Và nếu độ đảo vượt qua giới hạn tiến
hành sửa chữa hoặc thay thế đĩa ly hợp.
Độ phẳng giới hạn: 0.5mm.
Độ đảo giới hạn: 1.5mm.
d) Kiểm tra mâm ép ly hợp
Kiểm tra độ dày của mâm ép: Dùng thước cặp đo độ
dày của mâm ép. Nếu giá trị thấp hơn giới hạn, thay
thế mâm ép. Giới hạn: 21mm.
Kiểm tra độ phẳng của mâm ép: Đo độ phẳng của
mâm ép. Mài lại hoặc thay thế nếu độ phẳng vượt qua
giới hạn. Giới hạn: 0.2mm.
Kiểm tra lò xo nén mâm ép: Đo chiều dài tự do, độ
vng góc và lực đàn hồi của lị xo. Nếu phép đo dưới
giới hạn. Thay thế lò xo.
Giới hạn chiều dài tự do: 49.1mm.
Giới hạn độ vng góc: 4mm.
Giới hạn lực đàn hồi: 710N.
10