Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn nghiên cứu đặc điểm khu hệ bò sát ếch nhái tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIÊP

TRẦN NGỌC THÔNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ BÕ SÁT - ẾCH NHÁI
TẠI KHU BẢO TỒN CÁC LỒI HẠT TRẦN Q HIẾM
NAM ĐỘNG, TỈNH THANH HĨA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP



HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN NGỌC THÔNG


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ BÕ SÁT - ẾCH NHÁI
TẠI KHU BẢO TỒN CÁC LỒI HẠT TRẦN Q HIẾM
NAM ĐỘNG, TỈNH THANH HĨA

Chun ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.02.11

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHÓA HỌC: PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI

HÀ NỘI, 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi với sự hướng
dẫn khóa học của PGS.TS Đồng Thanh Hải. Luận văn được thực hiện trong
thời gian từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017. Các kết quả, số liệu, thông tin
nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực
tiễn tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động huyện Quan Hóa
tỉnh Thanh Hóa và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác./.

Ngày 10 tháng 4 năm 2017
HỌC VIÊN

Trần Ngọc Thông


ii

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết
ơn sâu sắc đến tất cả các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp

Việt Nam, đã giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập của khố
Cao học 2015 - 2017 tại Trường. Đặc biệt cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Đồng
Thanh Hải đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi thực hiện và hồn thành bản
Luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin trân thành cảm ơn Lãnh đạo, Hạt Kiểm lâm huyện
Quan Hóa, UBND xã Nam Động và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong
tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong quá trình điều tra thu
thập số liệu cũng như cung cấp tài liệu có liên quan thực hiện đề tài; trân trọng
cảm ơn tập thể Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, đã tạo điều kiện về thời
gian, bố trí cơng việc đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện đề tài. Cuối
cùng xin được cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên và
giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình thực hiện đề tài.

Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực nghiên cứu, nhưng do điều kiện tác
nghiệp thực hiện đề tài thuộc núi cao hiểm trở nên bản luận văn khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến tham gia góp ý của
các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để bản luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện
Trần Ngọc Thông


iii


MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ….………………………………………………………………1
Chương 1......................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................... 3
1.2. Lược sử nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam .................................... 6
1.3. Phân bố các lồi Bị sát, Ếch nhái ở Việt Nam .......................................... 8
1.4. Lược sử nghiên cứu khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại KBT Nam Động............ 9
Chương 2...................................................................................................................... 10
MỤC TI U, NỘI DUNG VÀ PH


NG PHÁP NGHI N CỨU......................... 10

2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 10
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 10
2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 11
2.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 11
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 11
2.5.1. Công tác chuẩn bị .................................................................................. 11
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 11

2.5.3. Phương pháp điều tra theo tuyến .......................................................... 12
2.5.4. Phương pháp xác định và đánh giá các mối đe dọa .............................. 14
2.5.5. Phương pháp thu và xử lý mẫu Bò sát, ếch nhái................................... 16
2.5.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 17
Chương 3....................................................................................................................... 19


iv

ĐIỀU KIỆN T NHI N, KINH TẾ XÃ HỘI ......................................................... 19
KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................................................................................ 19
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 19

3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 19
3.1.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................. 20
3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng .............................................................................. 20
3.1.4. Khí hậu thủy văn ................................................................................... 21
3.1.5. Tài nguyên động thực vật...................................................................... 22
3.2. Đánh giá hiện trạng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh .................. 23
3.2.1. Dân số, dân tộc ...................................................................................... 23
3.2.2. Hoạt động sản xuất ................................................................................ 24
3.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..... 27
3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 27
3.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 27
Chương 4....................................................................................................................... 28

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................... 28
4.1. Thành phần lồi Bị sát, ếch nhái tại KBT Nam Động ............................ 28
4.2. Các lồi bị sát, ếch nhái nguy cấp, quý hiếm tại KBT Nam Động ......... 36
4.3. Phân bố của các lồi Bị sát, Ếch nhái tại khu bảo tồn Nam Động ........... 38
4.3.1. Phân bố của các lồi bị sát, ếch nhái theo sinh cảnh............................ 39
4.3.2. Phân bố Bò sát, ếch nhái theo đai cao ................................................... 46
4.4. Các mối đe dọa đến Khu hệ Bò sát, ếch nhái........................................... 50
4.4.1. Các mối đe dọa ...................................................................................... 50
4.4.2. Đánh giá các mối đe dọa ....................................................................... 54
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn ............................................................. 55
4.5.1. Bảo vệ loài và sinh cảnh sống ............................................................... 55
4.5.2. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng ...................................................... 56



v

4.5.3. Giải pháp về kinh tế - xã hội ................................................................. 57
4.5.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư ............. 58
4.5.5. Tăng cường công tác thực thi pháp luật ................................................ 59
4.5.6. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học ........................................ 59
Chương 5....................................................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 60
5.1. Kết luận .................................................................................................... 60
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 61

5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Nghĩa đầy đủ


BQL

Ban quản lý

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH

Đa dạng sinh học


EN

Nguy cấp

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế


KBT

Khu bảo tồn

NE

Chưa đánh giá

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng


VQG

Vườn quốc gia

VU

S nguy cấp


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng tổng kết phân loại Bò sát - Ếch nhái theo thời gian ................ 4
Bảng 1.2. Các Bộ và Họ Bò sát - Ếch nhái Việt Nam ...................................... 5
Bảng 2.1. Biểu phỏng vấn người dân .............................................................. 12
Bảng 2.2. Phiếu điều tra bò sát, êch nhái theo tuyến ...................................... 13
Bảng 2.3. Tổng hợp tuyến điều tra .................................................................. 13
Bảng 2.4. Biểu ghi chép về tác động của con người ....................................... 15
Bảng 2.5. Tổng hợp Bò sát ếch nhái theo sinh cảnh ....................................... 18
Bảng 2.6. Tổng hợp Bò sát, ếch nhái theo đai cao .......................................... 18
Biểu 4.1. Danh lục các lồi bị sát, ếch nhái ghi nhận tại KBT Nam Động ... 28
Bảng 4.2. So sánh sự đa dạng về thành phần loài của khu vực nghiên cứu với
một số khu vực khác........................................................................................ 35

Biểu 4.3. Danh lục các loài bò sát, ếch nhái quý hiếm ở KBT Nam Động .... 36
Bảng 4.4. Phân bố các lồi Bị sát, Ếch nhái theo sinh cảnh ......................... 40
Bảng 4.5. Biểu điều tra Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh và đai cao ............... 46
Bảng 4.6. Xếp hạng các mối đe dọa ................................................................ 54


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các tuyến điều tra tại KBT Nam Động ........................................... 14
Hình 3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu ............................................................... 19
Hình 4.1. Rồng đất (Physignathus cocincinus)


Hình 4.2 Rùa sa nhân ...... 33

(Cuora mouhotii) ............................................................................................. 33
Hình 4.3. Ếch gáy dơ (Limnonectes dabanus)

Hình 4.4. Cá cóc sần........ 33

(Echinotriton asperrimus) ............................................................................... 33
Hình 4.5. Đa dạng phân loại học lớp Bị sát, ếch nhái .................................... 34
Hình 4.6. So sánh đa dạng phân loại học, loài tại khu vực nghiên cứu với một
số khu vực khác ............................................................................................... 35

Hình 4.7. Bản đồ phân bố Bị sát, ếch nhái ..................................................... 39
Hình 4.8. Số lồi ghi nhận ở các dạng sinh cảnh khác nhau........................... 42
Hình 4.9. Sinh cảnh rừng trồng ....................................................................... 43
Hình 4.10. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có xen cây gỗ rải rác .......................... 43
Hình 4.11. Sinh cảnh khe suối ........................................................................ 44
Hình 4.12. Sinh cảnh nương rẫy làng bản ....................................................... 45
Hình 4.13. Sinh cảnh rừng giàu ít bị tác động ................................................ 46
Hình 4.14. Phân bố bị sát, ếch nhái theo đai cao ........................................... 49
Hình 4.15. Săn bắt bị sát, ếch nhái ................................................................. 50
Hình 4.16. Canh tác nương rẫy ....................................................................... 51
Hình 4.17. Khai thác gỗ .................................................................................. 52
Hình 4.18. Khai thác mật ong ......................................................................... 53

Hình 4.19. Chăn thả gia súc tự do ................................................................... 54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng Trường Sơn Bắc hiện là một trong những khu vực có độ che phủ
cao nhất của rừng tự nhiên trong tồn quốc. Thanh Hóa là tỉnh phía Bắc của
vùng này với độ che phủ của rừng đạt 52,83% (năm 2016) [21].
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động (khu bảo tồn Nam
Động) được thành lập theo Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích vùng lõi Khu bảo tồn

646,95 ha tại xã Nam Động và diện tích vùng đệm 3.315,53 ha thuộc xã Nam
Động, huyện Quan Hóa và các xã Sơn Lư, Sơn Điện, Trung Thượng, huyện
Quan Sơn. Khu bảo tồn cách thành phố Thanh Hoá 150 km về phía Tây Bắc,
là một trong những hệ sinh thái (HST) đại diện điển hình mang tính tồn cầu
về HST rừng trên núi đá vơi cịn sót lại trên vùng đất thấp miền Bắc Việt
Nam, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế xác định là khu vực cần
ưu tiên cho việc bảo tồn ĐDSH trên núi đá vôi, là nơi cư trú của rất nhiều lồi
động, thực vật q hiếm và đặc hữu; trong đó có nhiều lồi đang đứng trước
nguy cơ biến mất, khơng chỉ Việt Nam mà cịn trên tồn thế giới [10].
Bị sát, Ếch nhái cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên
cạnh các tài nguyên thú, chim và cá. Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ
sinh thái nhân văn ở mọi miền ở nước ta, nguồn tài ngun Bị sát, Ếch nhái

có vai trị quan trọng trong cuộc sống đối với các cộng đồng. Trong đời sống
hàng ngày Bò sát, Ếch nhái là đội quân cần mẫn giúp con người tiêu diệt các
loại côn trùng gây hại cho sản xuất Nông – lâm nghiệp và tiêu diệt những
những vật chủ trung gian mang mầm bệnh lây chuyền cho con người và gia
súc. Nhiều loài Bị sát - Ếch nhái là nguồn thực phẩm có giá trị và ưa thích
của nhân dân ta như: Trăn, Rắn, Ba ba, Ếch nhái…Nhiều lồi cịn là ngun


2

liệu để bào chế các loại thuốc quý hiếm phục vụ cho đời sống con người
(Trần Kiên, 1981) [9].

Tuy nhiên nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và nguồn tài
ngun Bị sát, Ếch nhái nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nhiều lồi đã trở
nên rất hiếm, thậm chí một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nguyên nhân chủ yếu là do nạn khai thác rừng bừa bãi dẫn đến diện tích rừng
tự nhiên bị suy giảm mạnh làm cho một số loài mất sinh cảnh sống. Cùng với
đó là hoạt động săn bắn động vật rừng vẫn cịn diễn ra và cơng tác quản lý
chưa có hiệu quả [10].
Cho đến nay mới chỉ có duy nhất một chương trình điều tra về Khu hệ
động vật tại Khu bảo tồn Nam Động được thực hiện (Ngô Xuân Nam và cộng
sự, 2013). Theo đó kết quả ghi nhận được 23 loài thú thuộc 11 họ, 5 bộ. Tuy
nhiên chưa có kết quả ghi nhận nào về khu hệ bị sát, ếch nhái tại KBT. Vì
vậy, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát - Ếch nhái tại Khu bảo tồn

các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, tỉnh Thanh Hóa” s làm rõ thơng tin
về thành phần loài, phân bố cũng như các mối đe dọa đến khu hệ bò sát, ếch nhái
tại đây. Kết quả của đề tài s là cơ sở khoa học xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng
sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn các lồi bị sát, ếch nhái.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Phân loại Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam
Có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại Bò sát - Ếch nhái ở

Việt Nam. Chủ yếu dựa vào sự khác nhau về hình thái bên ngồi như:
Mõm, chân, đi và mơi trường sống.... những lồi sống dưới nước có
đi, chân có màng bơi (họ cá cóc), những lồi sống chui thường khơng có
đi (họ Ếch giun), các lồi sống trên cây thường ngón chân rộng thành đĩa
bám (họ Ếch cây) [6].
Khóa định loại Rùa và Cá Sấu ở Việt Nam (năm 1978) đã sử dụng các
đặc điểm dễ nhận biết như màu sắc, cách trang trí, hình dạng các tấm sừng ở
mai và yếm (đối với rùa) để phân loại và sắp xếp chúng theo các đơn vị phân
loài khác nhau. Theo đó, ơng đã đưa ra khóa định lồi chi 32 lồi Rùa cà 2
lồi Cá Sấu.
Khóa định loại về Thằn lằn Việt Nam của Đào Văn Tiến (1979) cũng
sử dụng các đặc điểm hình dạng bên ngồi để phân loại chúng. Trong đó, các

đặc điểm được chú ý phân loại như: hình dạng và kích thước của đầu, các nốt
sần, vẩy. Hình dạng của thân, lưng và bụng phủ vẩy, nốt sần hoặc gai, số hạng
vẩy trên lưng. Đối với các chi thì có các chỉ tiêu như chiều dài chi, số ngón.
Có màng bơi hay khơng, các ngón có giác bán hay khơng....theo đó tác giả đã
đưa ra khóa định loại cho 77 lồi Thằn lằn [19].
Trong Khóa đinh loại Rắn Việt Nam tập 1 của tác giả Đào Văn Tiến
(1981) các chỉ tiêu được dùng để định loại là hình dạng và kích thước thân,
hình dạng của đầu, số lượng hàng vẩy thân và vẩy lưng....tác giả đã đưa ra
khóa định loại cho 47 lồi. Khóa định loại Rắn Việt Nam tập 2 của Đào Văn


4


Tiến (1982) với những chỉ tiêu giống như đinh loại 1 tác giả đã đưa ra khóa
định loại cho 112 loài thuộc họ rắn nước (Colubridae) [20].
Cho đến nay, một số tài liệu được sử dụng rộng rãi trong định loại và
tra cứu các lồi Bị sát - Ếch nhái như: Đào Văn Tiến (1966, 1977, 1981),
Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường, Hồ Thu Cúc (2008)... Trong các
đề tài, việc phân lồi Bị sát - Ếch nhái tn theo khóa định loại Bò sát - Ếch
nhái Việt năm của Đào Văn Tiến. Tên phổ thông và tên khoa học được sử
dụng theo danh lục Bò sát - Ếch nhái Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng,
Nguyễn Quảng Trưởng và Hồ Thu Cúc ( 2009) [13, 14, 15, 17].
Bảng 1.1. Bảng tổng kết phân loại Bò sát - Ếch nhái theo thời gian
Năm


1996

Ếch nhái

Bị sát
Bộ

Họ

Lồi


Bộ

Họ

Lồi

3

23

258


3

9

82

Nguồn thơng tin
Nguyễn Văn Sáng và
Hồ Thu Cúc (1996)
Nguyễn Văn Sáng,

2005


3

23

296

3

9

162


Hồ Thu Cúc và
Nguyễn Quảng Trường
(2005)
Nguyễn Văn Sáng,

2008

3

24


369

3

10

176

Hồ Thu Cúc và
Nguyễn Quảng Trường
(2008)
Nguyễn Quảng Trường


2013

3

24

379

3

10


181

và Phùng Mỹ Trung
(2013)


5

Qua bảng 1.1 cho thấy thành phần loài phát hiện ngày càng tăng theo
các năm, chẳng hạn từ năm 2008 đến năm 2013 đã phát hiện thêm 10 lồi Bị
sát và 5 loài Ếch nhái cho Việt Nam. Kết quả là do hiện nay công tác quản lý

bảo tồn được nhiều nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài
nước quan tâm thực hiện.
Các bộ và họ Bò sát - Ếch nhái Việt Nam (theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu
Cúc và Nguyễn Quảng Trường năm 2009) được thống kê theo bảng 1.2 [17].
Bảng 1.2. Các Bộ và Họ Bò sát - Ếch nhái Việt Nam
Lớp Bò sát - Reptilia
TT Tên Việt Nam

Tên khoa học

TT


Tên Việt
Nam

Tên khoa học

I

Bộ có vẩy

Sqamata

13


Họ Rắn nước

Colubridae

1

Họ Tắc kè

Gekkoniadae

14


Họ Rắn hổ

Elaphidae

2

Họ nhơng

Agmidae

15


Họ Rắn biển

Hydrophiidae

Scincidae

16

Họ Rắn lục

Viperodae


Dibamidae

II

Bộ Rùa

Testudinata

Lacertidae

17


Ho Rùa da
Họ Vích

3
4
5

Họ thằn lằn
bóng
Họ Thằn lằn
giun

Họ Thằn lằn
chính thức

Dermochelyid
ae

6

Họ Thằn lằn rắn

Angguidae


18

7

Họ Kỳ đà

Varanidae

19

8


Họ Rắn giun

Typholopidae

20

Họ Rùa đầm

Emididae

9


Họ Rắn hai đầu

anilidae

21

Họ Rùa núi

Testidinidae

10


Họ Rắn nhông

Xenopeltidae

22

Họ Ba ba

Trionychidae

11


Họ Trăn

Boidae

III

Bộ Cá sấu

Crocodylia

12


Họ Rắn rầm ri

Acrochordiddae 23

Họ Cá sấu

Crocodyidae

Họ Rùa đầu
to

Cheloniidae

Plasternidae


6

Lớp Ếch nhái - Amphibia
Tên Việt

TT

Tên Việt Nam


Tên khoa học

TT

I

Bộ có đi

Caudata

4


Họ cóc bùn

Pelobatidae

1

Họ Cá cóc

Salamandridae

5


Họ Cóc

Bufonnidae

Apoda

6

Họ nhái bén

Hyliae


II

Bộ khơng
chân

Nam

Tên khoa học

2

Họ Ếch giun


Coecciliidae

7

Họ Ếch nhái

Ranidae

III

Bộ không đuôi


Anura

8

Họ Éch cây

Rhacophordae

3

Họ Cóc tía


Discoglossidae

9

Họ Nhái bầu

Microhylidae

Nguồn: Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường 2009
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam
1.2.1. Trước năm 1954

Nghiên cứu về Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam bắt đầu từ khi Morice
(1875) lập nên danh sách các lồi Bị sát, Ếch nhái thu được mẫu ở Nam Bộ
mở đầu cho các cơng trình nghiên cứu khoa học về nhóm động vật này ở
nước ta vào thế kỷ 19. Những nghiên cứu về Bò sát, Ếch nhái tiếp theo ở Bắc
Bộ có J. Anderson (1878), ở Nam Bộ có J. Tirant (1885), G. Boulenger
(1890), Flower (1896). Tuy nhiên các nghiên cứu ở thời kỳ này được các tác
giả nước ngoài tiến hành chủ yếu điều tra khu hệ Bò sát, Ếch nhái, xây dựng
danh lục Bò sát, Ếch nhái các vùng: Tirant (1985), Boulenger (1903), Smith
(1921, 1923, 1924). Trong đó đáng chú ý là các cơng trình của Bourret R. và
các cộng sự trong khoảng thời gian từ 1924 đến 1944 đã thống kê, mơ tả được
177 lồi và lồi phụ Thằn lằn, 245 loài và loài phụ Rắn, 44 lồi và lồi phụ
Rùa trên tồn Đơng Dương, trong đó có nhiều lồi của miền Bắc Việt Nam

(Bourret R. 1936, 1941, 1942). Đáng chú ý là những cơng trình nghiên cứu
của Bourret R có nói nhiều đến Bị sát, Ếch nhái Bắc Trung Bộ. Ơng cơng bố


7

và bổ sung nhiều lồi cho danh lục Bị sát, Ếch nhái (Bourret R. 1934, 1937,
1939, 1940, 1943) [11].
1.1.2. Từ năm 1954
Đào Văn Tiến (1960) nghiên cứu khu hệ động vật có xương sống ở
Vĩnh Linh đã thống kê được nhóm Bị sát, Ếch nhái có 12 lồi. Năm 1977,
nghiên cứu xây dựng các đặc điểm định loại, khoá định loại Ếch nhái Việt

Nam và cơng bố 87 lồi Ếch nhái thuộc 3 bộ 12 họ. Năm 1979, nghiên cứu
xây dựng khoá định loại thằn lằn Việt Nam và thống kê 77 lồi thằn lằn trong
đó có 6 lồi lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam. Giai đoạn 1981-1982, nghiên
cứu các đặc điểm phân loại, xây dựng khoá định loại và đã xác định ở Việt
Nam có 167 lồi rắn thuộc 9 họ 69 giống [18].
Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981) nghiên cứu Bò sát,
Ếch nhái từ năm 1956 - 1975 trên toàn Miền Bắc thống kê được 159 lồi bị
sát thuộc 2 bộ, 19 họ và 69 loài Ếch nhái thuộc 3 bộ, 9 họ, (1985) báo cáo
danh lục khu hệ Bò sát, Ếch nhái Việt Nam gồm 160 lồi Bị sát và 90 lồi Ếch
nhái. Các tác giả cịn phân tích sự phân bố địa lý, theo sinh cảnh và ý nghĩa
kinh tế của các loài [9].
Hoàng Xuân Quang (1993) điều tra thống kê danh lục Bò sát, Ếch nhái

ở các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm 94 lồi Bị sát xếp trong 59 giống 17 họ và 34
loài Ếch nhái của 14 giống 7 họ. Tác giả đã bổ sung cho danh lục Bò sát, Ếch
nhái Bắc Trung Bộ 23 loài, phát hiện bổ sung cho vùng phân bố 9 lồi. Bên
cạnh đó tác giả cịn phân tích sự phân bố các lồi theo sinh cảnh và quan hệ
với các khu phân bố Bò sát, Ếch nhái trong nước. Năm (1998), tác giả đã bổ
sung 12 lồi cho khu hệ Bị sát, Ếch nhái Bắc Trung Bộ, trong đó có 1 giống,
1 lồi cho khu hệ Bò sát, Ếch nhái Việt Nam [12].
Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996) cơng bố danh lục Bị sát, Ếch
nhái Việt Nam gồm 256 lồi bị sát và 82 loài Ếch nhái [13].


8


Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (1996) nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cúc
Phương có 17 lồi Ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ và 42 lồi Bị sát thuộc 12 họ 2 bộ [11].
Đánh giá của Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới (WCMC) (1992, 2003),
và Danh lục đỏ IUCN (2012). Việt Nam có đến 317 lồi Bị sát, 167 lồi Lưỡng
cư, cũng trong tình trạng chung của toàn cầu là ĐDSH đã và đang bị đe dọa và có
chiều hướng suy giảm mạnh [22].
Từ năm 2004 đến năm 2006 ở tỉnh Đồng Tháp có có cơng trình nghiên
cứu của Ngơ Đắc Chứng và Hồng Thị Nghiệp.
Năm 2007, viện khoa học công nghệ đã phối hợp với các cơ quan hữu
quan xuất bản tập “Phân bộ Rắn” trong tập “Động vật chí Việt Nam”.
Nhìn chung cơng tác nghiên cứu Bò sát - Ếch nhái từ năm 1954 đến

nay ngày càng được quan tâm. Trong những năm gần đây từ nghiên cứu khu
hệ chuyển sang nghiên cứu sinh thái, sinh học một số lồi có giá trị làm thực
phẩm, làm dược liệu… cho con người (Lê Vũ Khôi, Động vật học có xương
sống 2007, NXB Giáo Dục) đã chỉ ra rằng Bị sát - Ếch nhái có ý nghĩa quan
trọng trong quần xã sinh vật, chúng bắt sâu bọ hại mùa màng, phá hại cây
cối… bên cạnh đó chúng là nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật khác như
chim thú, Bị sát lớn…
Cơng tác nghiên cứu về Bị sát, Ếch nhái của nước ta đang tiếp tục trên
nhiều lĩnh vực như nghiên cứu đa dạng về thành phần lồi, hình thái phân
loại, phân bố địa lý và sinh thái học Ếch nhái bị sát...
1.3. Phân bố các lồi Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam
Ở nước ta, Bò sát - Ếch nhái phân bố khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam và

ở các tỉnh miền núi sự đa dạng cao hơn các tỉnh ở đồng bằng. Do địa hình
chiến 3/4 là đồi núi, diện tích bị chia cắt bởi các dãy núi lớn (dãy Trường Sơn,
dãy Hoàng Liên Sơn); các con sông (sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long)
đã tạo ra nhiều lồi đặc hữu như (Cá Cóc Tam Đảo, Cóc Mày Phê...). Ngồi


9

ra sự phân bố của các lồi cịn phải phụ thuộc cấu tạo của loài. Những loài
sống trên mặt đất thường có chi dài, đi nhỏ, chạy nhanh, leo trèo tốt (họ
thằn lằn); những loài sống trong hang hốc, bụi rậm thì chi nhỏ hoặc khơng có,
thân dài, chúng thường uốn mình để vận động (rắn, trăn); trong khi đó những

lồi sống trên cây thì chân có giác bám và những lồi sống dưới nước thì chân
có màng bơi [6, 16].
Điển hình cho mơi trường sống khác nhau của 1 số họ như: Sống trong
mơi trường nước biển có họ Vích, Sống nước lợ có họ cá sấu hoa cải, sống
trong môi trường nước ngọt với họ ba ba, sống trên cạn có họ thằn lằn bóng,
sống trên cây có họ rắn lục, sống cả trên cạn cả dưới nước có họ rắn nước.
1.4. Lƣợc sử nghiên cứu khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại KBT Nam Động
Tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, huyện Quan
Hóa, cho đến nay mới chỉ có duy nhất một chương trình điều tra về Khu hệ
động thực vật được thực hiện bởi Ngô Xuân Nam và cộng sự, 2013. Báo cáo
kết quả của chương trình điều tra đã ghi nhận được 23 loài thú thuộc 11 họ, 5
bộ. Trong đó có nhiều lồi động vật q hiếm như Khỉ vàng (Macaca

mulatta),

Gấu

ngựa

(Ursus

thibetanus),

Sơn


dương

(Capricornis

milneedwardsii),… [10].
Tuy nhiên chưa có một cuộc điều tra nào về khu hệ bò sát, ếch nhái
cũng như sự phân bố của lồi được thực hiện. Vì vậy các thơng tin về thành
phần lồi, phân bố cũng như các mối đe dọa đến lồi chưa có. Do đó, nghiên
cứu này s bổ sung và xây dựng cơ sở dữ liệu và đề xuất các giải pháp bảo tồn
khu hệ bị sát, ếch nhái nói riêng và đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn nói
chung.



10

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được thành phần loài và các yếu tố tác động tới khu hệ Bò sát,
ếch nhái làm cơ sở khoa học phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững
nguồn tài nguyên này ở khu bảo tồn Nam Động.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được thành phần loài Bò sát, ếch nhái tại KBT Nam Động.
- Xác định được các lồi bị sát, ếch nhái nguy cấp q hiếm.
- Xác định được phân bố của bò sát, ếch nhái tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được các mối đe dọa đến khu hệ Bò sát ,ếch nhái tại KBT
- Đề xuất được một số giải pháp quản lý và bảo tồn, phát triển khu hệ Bò
sát - Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần lồi Bị sát, ếch nhái ở khu bảo tồn Nam Động
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các lồi Bị sát, ếch nhái tại khu vực
nghiên cứu.
- Nghiên cứu các yếu tố đe dọa đến khu hệ Bò sát, ếch nhái tại khu vực
nghiên cứu.

- Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn, phát triển khu hệ Bò sát, ếch
nhái tại khu vực nghiên cứu.


11

2.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Khu hệ Bò sát, ếch nhái hiện có trong khu bảo tồn các lồi hạt trần quý
hiếm Nam Động, tỉnh Thanh Hóa.
2.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bị sát, ếch nhái tại
Khu bảo tồn các lồi hạt trần quý, hiếm Nam Động, tỉnh Thanh Hóa.

- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Khu bảo tồn các
loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, Thanh Hóa, vị trí địa lý: 20o16'30'' đến
20o39'30'' vĩ độ Bắc và 104o44' 00'' đến 105o11'30'' kinh độ Đông. Với diện
tích 646,95 ha.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 5 năm
2016 đến tháng 5 năm 2017.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Công tác chuẩn bị
- Tham khảo tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho công việc nghiên cứu, bao gồm: Dụng
cụ đựng mẫu (lọ và túi vải); cồn 700; đèn pin,…
- Quan sát và nhận biết những mẫu vật đang lưu trữ tại phòng tiêu bản

của trường.
- Sơ bộ nghiên cứu khu vực điều tra thơng qua bản đồ địa hình khu vực.
2.5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn là những người có kinh nghiệm đi rừng, thợ săn
và cán bộ KBT Nam Động, có hiểu biết tốt về các lồi Bị sát, ếch nhái lựa
chọn phỏng vấn để xác định sơ bộ về sự có mặt của các lồi cũng như những
vùng phân bố quan trọng, sinh cảnh ưa thích của chúng trong KBT. Tổng số
40 phiếu phỏng vấn đã được phát cho người dân bản Bâu, bản Lở và cán bộ


12


Kiểm lâm trạm bản Bâu (xã Nam Động) để xác định lồi cụ thể. Hình ảnh
chuẩn về hình thái bên ngoài của các loài cũng s được đưa cho các đối tượng
phỏng vấn xem và nhận diện sau khi họ cung cấp thông tin. Các thông tin thu
thập được từ phỏng vấn là cơ sở cho quá trình thiết kế tuyến điều tra thực địa.
Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ KBT được ghi vào bảng 1; bộ câu hỏi
phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1.
Bảng 2.1. Biểu phỏng vấn ngƣời dân
Tên người được phỏng vấn ……………….. ……. ……..Tuổi………………
Dân tộc ………………… Ngày điều tra…………………………………….
Phiếu số………. Địa điểm…………………………………………………..
STT


Tên phổ Tên địa Số
thông

phƣơng lƣợng

Sinh Địa điểm Giá Trị Ghi
cảnh bắt gặp

Sử dụng chú

Kết quả điều tra phỏng vấn được xử lý theo phương pháp thống kê, tên
các loài được hiệu chỉnh theo các tài liệu về nhận dạng động vật rừng.

2.5.3. Phƣơng pháp điều tra theo tuyến
Tổng số 05 tuyến điều tra với chiều dài từ 2-5 km đã được lập tại KBT,
để điều tra sự có mặt, phân bố cũng như các mối đe dọa đến các lồi Bị sát,
Ếch Nhái (bảng 3.1 và hình 3.1). Tuyến điều tra được thiết kế đi qua các dạng
địa hình, sinh cảnh, đai cao khác nhau trong khu vực. Điểm xuất phát của
tuyến điều tra trong từng khu vực bắt đầu từ hai địa điểm chính là trụ sở hợp
tác xã Tiên Phong trước đây và bản Lở, các tuyến điều tra được bố trí rộng
khắp Khu bảo tồn (chủ yếu trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt), ở nơi rừng


13


còn tốt, các vũng nước hoặc theo các con suối, nơi có sinh cảnh phù hợp đối
với từng lồi. Thời gian điều tra chủ yếu vào ban đêm từ 19h30 - 23h và ban
ngày từ 7h30 -17h. Trên tuyến điều tra di chuyển với tốc độ 1-1,2km/h chú ý
quan sát xung quanh hai bên tuyến để phát hiện loài và các mối đe dọa đến
loài. Khi phát hiện loài định loại nhanh với những loài nhận dạng được và tiến
hành bắt với những loài chưa định loại được nếu trong trường hợp gặp nhiều
cá thể là 1 lồi thì chỉ cần bắt 2-3 cá thể, ghi chép lại số lượng bắt gặp và các
thông tin sau được ghi chép vào mẫu biểu chuẩn bị sẵn, thông tin cập nhật,
ghi vào bảng 2.2.
Bảng 2.2. Phiếu điều tra bò sát, ếch nhái theo tuyến
Người điều tra:............................................Ngày điều tra:……………………
Tuyến điều tra:.......................... Lần điều tra: .....................................................

Điểm điều tra: ........... …………………………………………………………...
TT Tên loài

Thời gian

Tọa độ

Số

Sinh

gặp


GPS

lƣợng

cảnh

Đai cao

Ghi
chú


Tổng số 5 tuyến điều tra được lập tại Khu bảo tồn cụ thể tại bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tổng hợp tuyến điều tra
Tuyến số
1

Tọa độ đầu tuyến
488157/2245611

Tọa độ cuối tuyến

Chiều dài
tuyến (km)


487265/2246650

2,17

2

488156/2245635

490143/2246944

2,73


3

488163/2245631

489376/2245038

3,34

4

488149/2245643


488261/2246974

4,92

5

488163/2245631

488717/2246286

3,95



14

Hình 2.1. Các tuyến điều tra tại KBT Nam Động

2.5.4. Phƣơng pháp xác định và đánh giá các mối đe dọa
Các mối đe dọa đối với Khu hệ Bò sát, ếch nhái và sinh cảnh của
chúng tại khu vực điều tra s được xác định bằng phương pháp phỏng vấn và
ghi nhận trong quá trình điều tra thực địa như: Săn bắn bẫy bắt, khai thác gỗ,
khai thác lâm sản ngồi gỗ,… các thơng tin thu thập được ghi vào mẫu bảng
sau (bảng 2.4).



15

Bảng 2.4. Biểu ghi chép về tác động của con ngƣời
Địa điểm điều tra: ................................... Ngày: ..................................................
Thời gian bắt đầu: .................................. Thời gian kết thúc: .............................
Tuyến số: ................................................ Quãng đường đi: ................................
Người điều tra: ....................................................................................................
Hoạt động

5. Khai thác gỗ


1. Bẫy

6. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

2. Súng

7. Đường đi lại trong rừng

3. Lều/Trại (săn bắt, khai thác gỗ)

8. Những hoạt động khác


4. Nương rẫy
Vị trí
Thời gian

Hoạt động

(Kinh độ, vĩ
độ)

Hoạt động/
Khơng hoạt động


Ghi chú

Đánh giá các mối đe dọa
Sau khi xác định và liệt kê các mối đe dọa trong KBT tiến hành đánh
giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy
từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm
bằng nhau dựa trên 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ
ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa. Theo phương
pháp của (Margoluis and Salafsky, 2001).
Phạm vi ảnh hưởng của mối đe dọa: Mối đe dọa được xem xét ảnh
hưởng đến toàn bộ diện tích hay chỉ một phần diện tích trong khu vực nghiên

cứu. Mối đe dọa nào có diện tích bị ảnh hưởng nhiều nhất s cho số điểm cao


×