Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Các giả thuyết về lãnh đạo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.35 KB, 2 trang )

Các giả thuyết về lãnh đạo
Nếu như bạn có tham vọng và sẽ lên nắm quyền, bạn có thể trở thành một lãnh đạo giỏi.
Để truyền cảm hứng cho các nhân viên khi làm việc trong nhóm với các cấp cao hơn, có
một số điều mà bạn phải "trở thành", phải "biết" và phải "làm".
Những điều này không đến một cách tự nhiên, nhưng lại đạt
được thông qua việc học hỏi và làm việc không ngừng. Các lãnh
đạo giỏi làm việc và học hỏi không ngừng nghỉ để nâng cao các
kỹ năng lãnh đạo của mình. Họ không cho phép mình hài lòng
trên những vinh quang.
Trước khi chúng ta bắt đầu, hãy định nghĩa về lãnh đạo. Lãnh đạo là một quá trình mà thông
qua đó, một người tác động lên những người khác nhằm thực hiện mục tiêu và điều hành
tổ chức theo cách khiến cho nó trở nên cố kết và chặt chẽ hơn. Các lãnh đạo thực hiện quá
trình này bằng cách áp dụng các thuộc tính của họ, chẳng hạn như: đức tin, các giá trị, đạo đức,
cá tính, sự hiểu biết, và các kỹ năng.
Mặc dù vị trí của bạn như là một nhà quản lý, một người giám sát, điều hành... có thể đem lại cho
bạn quyền lực để thực hiện một số nhiệm vụ và mục tiêu trong tổ chức, nhưng quyền lực đó
không thể biến bạn trở thành một lãnh đạo.... Đơn giản là vì nó chỉ có thể biến bạn trở thành ông
chủ. Lãnh đạo không giống với các vị trí nêu trên, bởi khả năng lãnh đạo khiến cho những người
đi theo họ muốn đạt được các mục đích cao hơn, hơn là chỉ điều khiển mọi người.
Học thuyết của Bass (1989-1990) về lãnh đạo cho rằng: có ba giả thuyết cơ sở để giải thích vì sao
mọi người trở thành lãnh đạo. Hai lý giải đầu tiên giải thích sự phát triển khả năng lãnh đạo đối với
một số ít người. Ba giả định đó là:
- Một số đặc điểm về nhân cách có thể đưa mọi người nắm các vai trò lãnh đạo một cách tự nhiên.
Đó là Thuyết Đặc điểm.
- Một cuộc khủng hoảng hoặc sự kiện quan trọng có thể khiến cho một người có khả năng đối phó
với tình hình. Điều đó làm nổi bật các phẩm chất lãnh đạo phi thường trong một con người bình
thường. Đó là Thuyết Sự kiện trọng đại.
- Con người có thể lựa chọn trở thành các lãnh đạo. Họ có thể học các kỹ năng lãnh đạo. Đó là
Thuyết Biến đổi Khả năng lãnh đạo. Đây là thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay và là
tiền đề cơ sở cho chỉ dẫn dưới đây.
Khi một người trông đợi bạn sẽ là một lãnh đạo, họ không nghĩ về những thuộc tính của bạn, đúng


hơn là, họ quan sát bạn làm và do vậy, học có thể biết bạn thực sự là ai. Họ sử dụng sự quan sát
đó để nói với bạn rằng: bạn là một lãnh đạo đáng kính và đáng tin cậy, hoặc bạn là một người chỉ
biết phục vụ bản thân mình, người lạm dụng quyền lực để thăng tiến. Lãnh đạo chỉ biết bản thân
mình không thể nào hiệu quả được bởi vì nhân viên chỉ tuân lệnh họ, chứ không ủng hộ họ. Lãnh
đạo thành công trong rất nhiều lĩnh vực bởi vì họ thể hiện một hình ảnh đẹp được xây dựng nên từ
chính cách làm việc của họ.
Các nền tảng của một lãnh đạo giỏi đó là tính cách đáng kính và sự phụng sự đối với tổ chức.
Trong con mắt của các nhân viên, khả năng lãnh đạo của bạn là tất cả những gì mà bạn làm để
hiện thực hóa các mục tiêu của tổ chức và tình trạng của nhân viên. Các lãnh đạo đáng tin cậy tập
trung vào những gì mà họ có (chẳng hạn như đức tin, cá tính), những gì mà họ biết (chẳng hạn
như công việc, các nhiệm vụ, và nhân bản), và những gì mà họ làm (chẳng hạn như thực hiện,
thúc đẩy, và cung cấp sự chỉ dẫn).
Điều gì khiến cho một người muốn đi theo một nhà lãnh đạo? Mọi người muốn được dẫn dắt bởi
những người mà họ kính trọng và có ý thức rõ ràng về sự điều hành. Để có được sự kính trọng
đó, lãnh đạo phải có đạo đức. Ý thức rõ ràng về sự điều hành đạt được bằng cách truyền đạt một
tầm nhìn vững chắc cho tương lai.
Hai yếu tố then chốt của việc lãnh đạo hiệu quả
Một nghiên cứu của Hay đã khảo sát trên 75 yếu tố tạo nên sự hài lòng của nhân viên. Kết quả là:
- Niềm tin và sự tin cậy. Đây được coi là công cụ đo lường xác thực nhất cho sự hài lòng của nhân
viên trong một tổ chức.
- Truyền thông hiệu quả từ lãnh đạo trong ba lĩnh vực dưới đây chính là yếu tố then chốt để đạt
được niềm tin và sự tin cậy trong tổ chức:
1. Giúp nhân viên hiểu được chiến lược tổng thể của tổ chức
2. Giúp nhân viên hiểu được rằng: họ cần đóng góp những gì để đạt được các mục tiêu chung của
tổ chức
3. Chia sẻ thông tin với các nhân viên về 2 vấn đề: tổ chức đang hoạt động thế nào và mỗi nhân
viên làm việc như thế nào trong mối tương quan với các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Từ đó suy ra, bạn phải xứng đáng với sự tin cậy của nhân viên, và bạn phải có khả năng truyền
đạt về tầm nhìn về nơi nào mà tổ chức đi tới.
K. Minh

Theo Nwlink

×