Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.82 KB, 2 trang )
Bí quyết 5 D
Người xưa có câu “diên tài thụ chức”, tức là tùy vào tài
năng mà giao việc. Các sếp ngày nay sáng tạo hơn, họ đào
tạo tài năng để giao việc. Bí quyết để tự tin giao việc cho
cấp dưới nằm ở 5 chữ D.
Define - Chia việc
Đây là phần lập kế hoạch cho việc huấn luyện. Nhân viên mỗi
người một tính, một sở trường, sở đoản khác nhau. Sếp giỏi
cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên để chia
công việc cần làm thành nhiều phần, phù hợp với khả năng tiếp thu của họ.
Tùy theo yêu cầu kinh doanh mà chúng ta có thể sắp xếp các phần việc cho một hoặc nhiều nhân
viên nhưng mỗi phần việc sẽ tương ứng với một bài huấn luyện. Cách huấn luyện cho từng nhân
viên có thể khác nhau, phụ thuộc vào thời gian và tính chất công việc. Điều quan trọng là chúng
ta phải xác định rõ thời gian huấn luyện là bao lâu và sau khi huấn luyện xong, nhân viên đó phải
làm được những gì với mức độ hăng hái ra sao.
Describe - Chỉ dẫn
Đây là phần quan trọng nhất trong quá trình huấn luyện. Kết quả làm việc của mỗi người phụ
thuộc 1% vào tài năng, 14% vào huấn luyện và kinh nghiệm, 85% vào tinh thần làm việc. Trước
khi truyền đạt kiến thức và kỹ năng mới cho nhân viên, chúng ta cần truyền cho họ lòng hăng hái
muốn hoàn thành nhiệm vụ, sự phấn thích khi được giao phó trọng trách mới. Hãy truyền lửa
trước, rồi mới đến kiến thức và kỹ năng.
Khi hướng dẫn nhân viên các kiến thức về lý thuyết, hãy lồng vào đó kinh nghiệm riêng của bạn.
Việc này làm cho nhân viên hào hứng với việc tìm hiểu lý thuyết, nhớ kiến thức được lâu hơn và
tránh được những sai sót của người đi trước.
Demo - Làm thử
Đây là lúc lý thuyết và thực tiễn gặp nhau. Trăm nghe không bằng một thấy, là sếp - chúng ta cần
làm thử cho nhân viên xem. Tay làm, miệng giải thích. Hãy cho nhân viên thấy lý thuyết được
triển khai trong thực tế ra sao, giải đáp các thắc mắc của họ trước khi để nhân viên làm thử. Các
kỹ năng khi đã thành thói quen thì rất khó thay đổi nên ở giai đoạn này bạn cần theo sát, chú ý
từng chi tiết nhỏ nhặt nhất và uốn nắn các sai sót để tạo thói quen tốt ngay từ đầu.
Chúng ta có thể để nhân viên tự làm nếu tạm hài lòng về kỹ năng của họ.