Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Tuyển chọn và phân loại bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.39 KB, 175 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013 – 2014

TUYỂN CHỌN VÀ PHÂN LOẠI BÀI TẬP BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 9


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013 – 2014

TUYỂN CHỌN VÀ PHÂN LOẠI BÀI TẬP BỔI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 9

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Kim Hằng Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp: C12HO01
Khoa: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Năm thứ: 02/ 03 năm đào tạo
Ngành học: SƯ PHẠM HÓA HỌC
GVHD: Ths. Dương Thị Ánh Tuyết


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT



CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: TUYỂN CHỌN VÀ PHÂN LOẠI BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI HÓA HỌC 9
- Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Kim Hằng
- Lớp: C12HO01

Khoa: Khoa học tự nhiên Năm thứ: 02 Số năm đào tạo: 03 năm.

- Người hướng dẫn: Ths. Dương Thị Ánh Tuyết
2. Mục tiêu đề tài:
Tuyển chọn và phân loại những bài tập hóa học hay và khó nhằm bồi dưỡng học
sinh giỏi hóa học 9.
3. Tính mới và sáng tạo:


Đề tài đã kết hợp việc tóm tắt các kiến thức lý thuyết cơ bản và nâng cao với việc
tuyển chọn và phân loại những bài tập hay và khó, để từ đó các em học sinh vừa có
thể ơn luyện lại kiến thức vừa có thể áp dụng kiến thức vào việc giải bài tập.



Ngồi ra, đề tài cịn cập nhật được một số đề thi học sinh giỏi hóa học và đề thi tuyển
sinh vào lớp 10 các trường THPT chuyên trong các năm gần nhất.

4. Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã thực hiện những việc sau:
a) Tóm tắt lý thuyết cơ bản các phần hóa học vơ cơ, hóa học hữu cơ theo chương
trình hóa học lớp 9.
b) Phân loại thành 22 dạng bài tập hóa học theo 2 phần: hóa học vơ cơ và hóa học
hữu cơ theo chương trình hóa học lớp 9.
c) Ở mỗi dạng bài, đề tài đã tuyển chọn được 212 bài tập hóa học hay và khó, sát với
các đề thi học sinh giỏi, các đề thi vào các trường chuyên gồm 71 bài tập giải mẫu
và 141 bài tập tự giải có đáp số.
d) Sưu tầm và giới thiệu được 5 đề thi học sinh giỏi các tỉnh và 5 đề thi tuyển sinh
vào lớp 10 chuyên các tỉnh những năm gần đây nhất.


5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:


Nhằm bồi dưỡng và nâng cao những kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin tham gia vào
các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, kỳ thi tuyển sinh vào các trường THPT chuyên hoặc
các lớp nâng cao.



Cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh
giỏi và cho học sinh tự nghiên cứu và rèn luyện các kĩ năng giải bài tập hóa học.
Ngày 02 tháng 05 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Phạm Thị Kim Hằng

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài
Đề tài đã tuyển chọn được 212 bài tập hóa học hay và khó, đồng thời đã phân loại
thành 22 dạng bài tập theo chương trình hóa học 9. Đề tài cũng sưu tầm và giới thiệu được
5 đề thi học sinh giỏi tỉnh và 5 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên các tỉnh những năm gần
đây nhất.
Đề tài cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong các
trường trung học cơ sở trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Ngày 02 tháng 05 năm 2014
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)

Ths. Dương Thị Ánh Tuyết


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6


Họ và tên: Phạm Thị Kim Hằng
Sinh ngày: 22 tháng 05 năm 1994
Nơi sinh: Bình Dương
Lớp: C12HO01

Khóa: 2012 – 2015

Khoa: Khoa học Tự nhiên
Địa chỉ liên hệ: 69/2 khu phố Thạnh Lợi, phường An Thạnh, TX. Thuận An, tỉnh Bình
Dương
Điện thoại: 01673574347

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học: Sư phạm Hóa học

Khoa: Khoa học Tự nhiên

Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Sư phạm Hóa học

Khoa: Khoa học Tự nhiên

Kết quả xếp loại học tập: Khá

Xác nhận của lãnh đạo khoa

(ký, họ và tên)

Ngày 02 tháng 05 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Phạm Thị Kim Hằng


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

STT

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa

1

Phạm Thị Kim Hằng

1210930048

C12HO01


Khoa học tự nhiên

2

Bùi Anh Duy

1210930010

C12HO01

Khoa học tự nhiên

Chữ ký


i

MỤC LỤC
Mục lục
.............................................................................................................................................
i
Danh mục những từ viết tắt
.............................................................................................................................................
iv
MỞ ĐẦU
.............................................................................................................................................
1
1. Lý do lựa chọn đề tài
.............................................................................................................................................
1

2. Mục tiêu đề tài
.............................................................................................................................................
2
3. Phương pháp nghiên cứu
.............................................................................................................................................
2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận
.............................................................................................................................................
2
5. Nội dung
.............................................................................................................................................
3...........................................................................................................................................
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm về bài tập hóa học
.............................................................................................................................................
3...........................................................................................................................................
1.2. Tầm quan trọng của bài tập hóa học
.............................................................................................................................................
3
1.3. Vai trị và tác dụng của bài tập hóa học
.............................................................................................................................................
4
1.4. Phân loại bài tập hóa học
.............................................................................................................................................
6
Chương II: TUYỂN CHỌN VÀ PHÂN LOẠI


ii


2.1. Nguyên tắc tuyển chọn và phân loại
.............................................................................................................................................
6
2.2. Tuyển chọn và phân loại bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa hoc 9
.............................................................................................................................................
7
A. Lý thuyết
.............................................................................................................................................
7
Phần 1: Hóa học vơ cơ
.............................................................................................................................................
7
Phần 2: Hóa học hữu cơ
.............................................................................................................................................
15
B. Các dạng bài tập
.............................................................................................................................................
21
Phần 1: Những dạng chung của hóa vơ cơ và hữu cơ
.............................................................................................................................................
21
Dạng 1: Hồn thành phương trình phản ứng
.............................................................................................................................................
21
Dạng 2: Bài tốn nhận biết, tách chất
.............................................................................................................................................
27
Dạng 3: Bài toán điều chế
.............................................................................................................................................
40

Dạng 4: Bài tốn mơ tả và giải thích hiện tượng
.............................................................................................................................................
44
Phần 2: Hóa học vơ cơ
.............................................................................................................................................
51
Dạng 1: Kim loại tác dụng với muối
.............................................................................................................................................
51
Dạng 2: Oxit kim loại tác dụng với axit


iii

.............................................................................................................................................
55
Dạng 3: Kim loại tác dụng với axit
.............................................................................................................................................
58
Dạng 4: Oxit axit tác dụng với bazơ
.............................................................................................................................................
65
Dạng 5: Axit tác dụng với bazơ
.............................................................................................................................................
73
Dạng 6: Muối tác dụng với muối
.............................................................................................................................................
77
Dạng 7: Kim loại tác dụng với phi kim
.............................................................................................................................................

82
Dạng 8: Nhiệt phân muối và bazơ không tan
.............................................................................................................................................
92
Dạng 9: Phản ứng khử oxit kim loại bằng cacbon, cacbon oxit, hiđro
.............................................................................................................................................
96
Dạng 10: Xác định công thức các chất vơ cơ
.............................................................................................................................................
100
Dạng 11: Bài tập về chất khí
.............................................................................................................................................
104
Dạng 12: Hiệu suất phản ứng và nồng độ dung dịch
.............................................................................................................................................
108
Dạng 13: Bài tập tổng hợp các chất vô cơ
.............................................................................................................................................
117
Phần 3: Hóa học hữu cơ
.............................................................................................................................................
124
Dạng 1: Tìm cơng thức phân tử, công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ
.............................................................................................................................................
124


iv

Dạng 2: Bài tập về hiđrocacbon

.............................................................................................................................................
126
Dạng 3: Bài tập về rượu
.............................................................................................................................................
131
Dạng 4: Bài tập về axit hữu cơ
.............................................................................................................................................
135
Dạng 5: Bài tập tổng hợp
.............................................................................................................................................
140
Phần 4: Một số mẫu đề thi học sinh giỏi
.............................................................................................................................................
145
Phần 5: Một số mẫu đề thi tuyển sinh vào lớp 10
.............................................................................................................................................
158
KẾT LUẬN
.............................................................................................................................................
171
TÀI LIỆU THAM KHẢO
.............................................................................................................................................
172


v

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
XHCN

THCS
THPT
ĐHQG
PTNK
ĐH KHXH&NV
ĐH KHTN
GD – ĐT
BD
TP
PTHH

Ý nghĩa
Xã hội chủ nghĩa
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Đại học quốc gia
Phổ thông năng khiếu
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Khoa học Tự nhiên
Giáo dục – Đào tạo
Bình Dương
Thành phố
Phương trình hóa học


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng

cao, với quy mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện cách mạng
khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Nó tác động một cách toàn diện lên mọi
đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Mà đổi mới giáo dục là một trong những
trọng tâm của sự phát triển đất nước. Phương hướng giáo dục của Đảng, Nhà nước
và của ngành giáo dục và đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là
đào tạo những con người "Lao động, tự chủ, sáng tạo", có năng lực thích ứng với
nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm
được việc làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một ngày tốt hơn. Để bồi
dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, lý luận dạy học
hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức,
học trong hoạt động. Học sinh bằng hoạt động tự lực, tích cực của mình mà chiếm
lĩnh kiến thức. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành
và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Tăng cường tính tích cực phát
triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập là một yêu cầu rất cần
thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia sáng tạo trong quá trình nhận
thức.
Hố học là mơn khoa học tự nhiên thiết yếu cho sự phát triển và xây dựng
đất nước dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật. Việc phát hiện và bồi dưỡng các
học sinh có năng khiếu về mơn hóa học là việc làm thiết yếu để đào tạo cho tương
lai các nhà khoa học, kỹ sư,... đóng góp cho sự phát triển của nền khoa học kỹ
thuật nói riêng cũng như kinh tế xã hội Việt Nam nói chung. Việc được đào tạo
với phương pháp đúng đắn từ những năm cuối cấp trung học cơ sở (THCS), đặc
biệt là lớp 9 sẽ tạo cho học sinh một nền tảng tốt để các em tiếp tục phát triển
trong các cấp học tiếp theo.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu về
các mơn học nói chung và mơn hóa học nói riêng tại các trường THCS vẫn đang
tồn tại rất nhiều khó khăn. Giáo viên cịn thiếu trình độ, kinh nghiệm trong việc
phát hiện, truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích với mơn hóa học khiến cho sự



2

lựa chọn của học sinh dành cho môn học này ngày càng ít đi. Ngồi ra, việc tuyển
chọn và phân loại các bài tập sử dụng cho việc bồi dưỡng những học sinh có
năng khiếu về hóa học cũng chưa được quan tâm thích đáng cũng làm hạn chế
khả năng tư duy và suy luận của học sinh. Đa số các học sinh vẫn chưa có khả
năng phân loại bài tập, chính vì vậy thường lúng túng khi gặp các bài tập khó.
Vì lý do trên chúng tơi chọn đề tài “Tuyển chọn và phân loại bài tập bồi
dưỡng học sinh giỏi hóa học 9". Đối tượng chủ yếu của đề tài nhắm vào những
học sinh khá giỏi, nhằm bồi dưỡng và nâng cao những kỹ năng cần thiết để học
sinh tự tin tham gia vào các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, kỳ thi tuyển sinh vào các
trường THPT chuyên hoặc các lớp nâng cao. Vậy nên ngoài việc phân loại bài tập,
đề tài này còn tuyển chọn những bài tập hay và bổ ích ứng với từng loại bài tập.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tuyển chọn và phân loại một số bài tập hóa học hay và khó nhằm bồi
dưỡng học sinh giỏi hóa lớp 9.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài, từ đó
định hướng cho q trình nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích và tổng hợp các tài liệu có
liên quan đến đề tài.
Phương pháp chuyên gia: Góp ý của cô hướng dẫn.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH TIẾP CẬN
 Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập hóa học 9
 Phạm vi nghiên cứu: Chương trình mơn hóa học 9 trường THCS
Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
Chương 2: Kim loại
Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hồn các ngun tố hóa học
Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu
Chương 5: Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime

 Cách tiếp cận:
Hình thức đào tạo của hệ thống trường trung học cơ sở
Chương trình mơn hóa học 9.
Các tài liệu của mơn hóa học 9.
5. NỘI DUNG


3

Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm về bài tập hóa học
-

Theo từ điển tiếng việt, bài tập là yêu cầu của chương trình cho học sinh làm để vận

dụng những điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học. Một số tài
liệu lý luận dạy học thường dùng “bài toán hoá học” để chỉ những bài tập định lượng - đó
là những bài tập có tính tốn - khi học sinh cần thực hiện những phép tính nhất định.
-

Theo các nhà lý luận dạy học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài tốn,

chính các bài tập hóa học gồm bài toán hay câu hỏi, là phương tiện cực kỳ quan trọng để
phát triển tư duy học sinh. Người ta thường lựa chọn những bài toán và câu hỏi đưa vào
một bài tập là có tính tốn đến một mục đích dạy học nhất định, là nắm hay hồn thiện
một dạng tri thức hay kỹ năng nào đó. Việc hồn thành và phát triển kỹ năng giải các bài
tốn hóa học cho phép thực hiện những mối liên hệ qua lại mới giữa các tri thức thuộc
cùng một trình độ của cùng một năm học và thuộc những trình độ khác nhau của những
năm học khác nhau cũng như giữa tri thức và kỹ năng.
1.2. Tầm quan trọng của bài tập hóa học

-

Bài tập hóa học giữ vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo chung

và mục tiêu riêng của mơn hóa học.
-

Bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học

hiệu nghiệm. Lý luận dạy học coi bài tập là một phương pháp dạy học cụ thể, được áp
dụng phổ biến và thường xuyên ở các cấp học và các loại trường khác nhau, được sử
dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học : nghiên cứu tài liệu mới, củng cố, vận
dụng, khái quát hóa – hệ thống hóa và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của
học sinh. Nó cung cấp cho học sinh cả kiến thức, cả con đường giành lấy kiến thức, mà
còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của việc tìm ra đáp số.
-

Bài tập hóa học có nhiều ứng dụng trong dạy học với tư cách là một phương pháp dạy

học phổ biến, quan trọng và hiệu nghiệm. Như vậy, bài tập hóa học có cơng dụng rộng
rãi, có hiệu quả sâu sắc trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, trong việc hình thành
phương pháp chung của việc tự học hợp lý, trong việc rèn luyện kỹ năng tự lực, sáng tạo.


4

-

Bài tập hóa học là phương tiện cơ bản để dạy học sinh tập vận dụng các kiến thức đã


học vào thực tế đời sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học. Kiến thức học sinh tiếp
thu được chỉ có ích khi sử dụng nó. Phương pháp luyện tập thông qua việc sử dụng bài
tập là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn. Đối với học sinh, việc giải bài tập là một phương pháp dạy học tích cực.
1.3. Vai trị và tác dụng của bài tập hóa học
a) Bài tập hóa học có tác dụng làm cho học sinh hiểu sâu hơn và làm chính xác hóa các
khái niệm đã học.
Học sinh có thể học thuộc lịng các định nghĩa của các khái niệm, học thuộc lòng các
định luật, nhưng nếu không qua việc giải bài tập, học sinh chưa thể nào nắm vững những
cái mà học sinh đã thuộc lịng. Bài tập hóa học sẽ rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận
dụng được các kiến thức đã học, biến những kiến thức tiếp thu được qua các bài giảng
của thầy thành kiến thức của chính mình. Khi vận dụng được một kiến thức nào đó, kiến
thức đó sẽ được nhớ lâu.
b) Bài tập hóa học đào sâu mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động phong phú không
làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh.
c) Bài tập hóa học củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hóa các kiến
thức đã học.
Kiến thức cũ nếu chỉ đơn thuần là nhắc lại sẽ làm cho học sinh chán vì khơng có gì
mới và hấp dẫn. Bài tập hóa học sẽ ơn tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thức một cách
thuận lợi nhất. Một số đáng kể bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức
của nhiều nội dung, nhiều chương, nhiều bài khác nhau. Qua việc giải các bài tập hóa học
này, học sinh sẽ tìm ra mối liên hệ giữa các nội dung của nhiều bài, chương khác nhau từ
đó sẽ hệ thống hóa kiến thức đã học.
d) Bài tập hóa học thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo về hóa học.
Các kĩ năng, kĩ xảo về hóa học như kĩ năng sử dụng ngơn ngữ hóa học, lập cơng thức,
cân bằng phương trình hóa học; các tính tốn đại số: qui tắc tam suất, giải phương trình
và hệ phương trình; kĩ năng nhận biết các hóa chất.


5


đ) Bài tập hóa học tạo điều kiện để tư duy học sinh phát triển.
Bài tập hóa học phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện trí thơng minh cho học sinh.
Khi giải một bài tập, học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng
hợp, so sánh, diễn dịch, qui nạp. Một bài tốn có thể có nhiều cách giải khác nhau: có
cách giải thơng thường, theo các bước quen thuộc, nhưng cũng có cách giải ngắn gọn mà
lại chính xác. Qua việc giải nhiều cách khác nhau, học sinh sẽ tìm ra được cách giải ngắn
mà hay, điều đó sẽ rèn luyện được trí thông minh cho các em
6) Tác dụng giáo dục tư tưởng.
Khi giải bài tập hóa học, học sinh được rèn luyện về tính kiên nhẫn, tính trung thực
trong lao động học tập, tính độc lập, sáng tạo khi xử trí các vấn đề xảy ra. Mặt khác, việc
tự mình giải các bài tập hóa học cịn giúp cho học sinh rèn luyện tinh thần kỉ luật, biết tự
kiềm chế, có cách suy nghĩ và trình bày chính xác, khoa học, nâng cao lịng u thích bộ
mơn hóa học. Tác dụng này được thể hiện rõ trong tất cả các bài tập hóa học. Bài tốn
hóa học gồm nhiều bước để đi đến đáp số cuối cùng. Nếu các em sai ở bất kì một khâu
nào sẽ làm cho hệ thống bài toán bị sai.
7) Giáo dục kĩ thuật tổng hợp.
Bộ mơn hóa học có nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh, bài tập hóa học
tạo điều kiện tốt cho giáo viên làm nhiệm vụ này. Những vấn đề của kĩ thuật của nền sản
xuất yêu cầu được biến thành nội dung của các bài tập hóa học, lôi cuốn học sinh suy
nghĩ về các vấn đề của kĩ thuật. Bài tập hóa học cịn cung cấp cho học sinh những số liệu
lý thú của kĩ thuật, những số liệu mới về phát minh, về năng suất lao động, về sản lượng
ngành sản xuất hỗn hợp đạt được giúp học sinh hòa nhịp với sự phát triển của khoa học,
kĩ thuật thời đại mình đang sống.
1.4. Phân loại bài tập hóa học
Bài tập hóa học được phân loại thành bài tập trắc nghiệm tự luận và bài tập trắc
nghiệm khách quan.
Chương II: Tuyển chọn và phân loại bài tập



6

2.1. Nguyên tắc tuyển chọn và phân loại
Vì đề tài chủ yếu sử dụng bồi dưỡng học sinh giỏi nên việc thực hiện dựa trên những
nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Nguyên tắc 2: Lựa chọn các bài tập tiêu biểu điển hình sát với mức độ các kì thi học
sinh giỏi cũng như các kì thi tuyển sinh trong cả nước. Biên soạn hệ thống bài tập đa cấp
để tiện sử dụng.
Nguyên tắc 3: Có sự liên quan chặt chẽ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới và bài tập
cũng tăng dần theo mức độ khó khác nhau.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo phát huy tối đa được khả năng tư duy của học sinh giỏi.
Nguyên tắc 5: Đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức lý thuyết và bài tập.

2.2. Tuyển chọn và phân loại bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa
A. LÝ THUYẾT
PHẦN 1: HĨA VƠ CƠ
 Tính chất hợp chất vô cơ.
I.Oxit RxOy
1. Phản ứng với nước.
Oxit bazơ tan + H2O   Bazơ .
Oxit axit + H2O   Axit.
2. Phản ứng với oxit bazơ.
o

t
Oxit axit + oxit bazơ   Muối.


7


3. Phản ứng với axit.
Oxit bazơ + axit   Muối + nước.
4. Phản ứng với kiềm.
Oxit axit + kiềm   Muối + H2O.
Oxit axit + kiềm   Muối axit.
Chú ý: tùy theo tỉ lệ số mol:

n kiềm
n oxit

Đối với kim loại kiềm có hóa trị I, II.
 Nếu

nOH
¿ ≥ 2 hoặc dung dịch kiềm dư : tạo muối trung hòa.
n CO
−¿

2

 Nếu

nOH
¿ ≤ 1 hoặc CO2 dùng dư: tạo muối axit.
n CO
−¿

2


 Nếu 1 <

nOH
¿ < 2 tạo muối trung hòa và muối axit.
n CO
−¿

2

II. Axit HxA
1. Axit làm quỳ tím hóa đỏ.
2. Phản ứng với bazơ.
Axit + bazơ   muối + nước.
Phản ứng trung hòa
3. Phản ứng với oxit bazơ.
Axit + oxit bazơ   Muối + nước.
4. Phản ứng với kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoat động.
Axit + kim loại   Muối + H2.
5. Phản ứng với muối.
Axit + muối   muối mới + axit mới.
Chú ý: Al và Fe bị thụ động trong axit H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
HNO3 + kim loại (trừ Au, Pt)   khơng giải phóng khí H2.
H2SO4 đặc nóng có khả năng phản ứng với nhiều kim loại khơng giải phóng khí
H2.
III. Bazơ M(OH)n


8

1. Dung dịch kiềm làm quỳ tím hóa xanh.

Làm hồng dung dịch phenolphtalein không màu.
2. Phản ứng với axit.
Bazơ + axit   Muối + nước.
3. Phản ứng với oxit axit.
Bazơ + oxit axit   Muối + nước.
4. Phản ứng với dung dịch muối.
Bazơ + muối   Muối mới + bazơ mới.
5. Phản ứng nhiệt phân.
o

t
Bazơ không tan   oxit bazơ + nước.

6. Một số phản ứng khác.
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O   4Fe(OH)3
KOH + KHSO4   K2SO4 + H2O.
4NaOH + Mg(HCO3)2   Mg(OH)2 + 2Na2CO3 + 2H2O.
Chú ý: hidroxit của Al lưỡng tính
Al(OH)3 + 3HCl   AlCl3 + 3H2O.
Al(OH)3 + NaOH   NaAlO2 + H2O.
IV. Muối MxAy
1. Phản ứng với dung dịch axit.
Muối + axit   Muối mới + axit mới.
Điều kiện: Axit mới là axit yếu hoặc dễ bay hơi (H2CO3, H2SO3, H2S…) hoặc
muối mới phải không tan. .
2. Phản ứng với dung dịch bazơ.
Muối + bazơ   Muối mới + bazơ mới.
Muối axit + bazơ   muối trung hòa + H2O.
Điều kiện: Muối và bazơ tham gia phản ứng phải tan.
Muối mới và bazơ mới ít nhất phải có một chất khơng tan.

3. Phản ứng với dung dịch muối.
Muối + muối   2 muối mới.
Điều kiện: Muối tham gia phản ứng phải là muối tan.
Muối tạo thành sau phản ứng ít nhất một muối khơng tan.


9

4. Phản ứng với kim loại.
Muối + kim loại   muối mới + kim loại mới.
Điều kiện: Kim loại đem tham gia phản ứng phải mạnh hơn kim loại trong muối,
nhưng không được lấy 4 kim loại: Na, K, Ba, Ca vì các kim loại này phản ứng với
nước trước.
5. Phản ứng phân hủy.
Nhiều muối bị phân hủy bởi nhiệt: CaCO 3, MgCO3, CuCO3, muối -HCO3, KClO3,
KMnO4, muối nitrat.
6. Muối axit tác dụng với bazơ.
 Một số tính chất riêng.
Fe + 2FeCl3   3FeCl2
Cu + Fe2(SO4)3   CuSO4 + 2FeSO4
 Phân hóa học.
I. Phân bón đơn: là loại phân chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là
N, P, K.
1. Phân đạm
Urê: CO(NH2)2 chứa 40% N.
Amoni nitrat: NH4NO3 chứa 35% N.
Amoni sunfat: (NH4)2SO4 chứa 21% N.
2. Phân lân.
Photphat tự nhiên: Ca3(PO4)2.
Supe photphat: Ca(H2PO4)2.

3. Phân kali:
Kali clorua: KCl.
Kali sunfat: K2SO4.
II. Phân bón kép.
Là loại phân chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng là N, P, K.


10

N – P – K là hỗn hợp gồm NH4NO3 + (NH4)2HPO4 + KCl.
III. Phân vi lượng: là loại phân chứa một lượng rất ít các ngun tố hóa học nhưng
rất cần thiết cho cây như Ba, Zn, Mn, Mo, Mg…

 Mối quan hệ các chất.

Phi kim

Kim loại
1

6

3
Muối

Oxit Bazơ

Oxit axit

4


7

2
5

Những phản ứng hóa họa minh họa sơ đồ trên.
to

2Mg + O2   2MgO
to

CuO + H2   Cu + H2O
2.

CaO + H2O   CuO + H2O
to

Cu(OH)2   CuO + H2O.
3.

Zn + H2SO4   ZnSO4 + H2
CuSO4 + Fe   FeSO4 + Cu.

4.

CuO + 2HCl   CuCl2 + H2O
to

CaCO3   CaO + CO2.

5.

Fe(OH)3 + 3HCl   FeCl3 + 3H2O
CuSO4 + 3NaOH   Cu(OH)2 + Na2SO4.

6.

2Fe + 3Cl2   2FeCl3
to

2KClO3   2KCl + 3O2
7.

10

8
Bazơ

1.

9

CO2 + Ca(OH)2   CaCO3 + H2O
to

MgCO3   MgO + CO2

Axit



11

H2SO4 + CuO   CuSO4 + H2O.

8.

AgNO3 + HCl   AgCl + HNO3
to

4P + 5O2   2P2O5

9.

o

t
CO2 + 2Mg   2MgO + C

SO2 + H2O   H2SO3

10.

H2CO3   H2O + CO2
 Một số phản ứng của nhôm và hợp chất.
2Al + 2NaOH + 2H2O   2NaAlO2 + 3H2
o

t
2Al + Fe2O3   Al2O3 + 2Fe


Al2O3 + 2NaOH   2NaAlO2 + H2O
Al(OH)3 + NaOH   NaAlO2 + 2H2O
 Một số tính chất riêng của muối hidrocacbonat.
to

Ca(HCO3)2   CaCO3 + H2O + CO2
NaHCO3 + NaOH   Na2CO3 + H2O
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2   2CaCO3 + 2H2O
 Tính tan trong nước.
Tất cả muối nitrat ( NO-3) đều tan.
Hầu hết muối clorua (Cl) đều tan, trừ AgCl, PbCl2(ít tan).
Hầu hết muối sunfat đều tan, trừ BaSO4, PbSO4, (Ag2SO4, CaSO4 ít tan).
Hầu hết muối cacbonat đều không tan trừ cacbonat kim loại kiềm (Na, K…) và
cacbonat amoni.
Hầu hết muối phốt phát đều không tan trừ phốt phát kim loại kiềm, phốt phát
amoni.
Hầu hết muối sunfua (=S) đều không tan trừ sunfua kim loại kiềm, sunfua kim loại
kiềm thổ (Ba, Ca), sunfua amoni (NH4)2S.
Hầu hết muối axit đều tan.
 Nhận biết chất
Dựa vào tính chất hóa học.
Hóa chất cần xác
định

Thuốc thử

Dấu hiệu nhận biết.


12


Clorua

–Cl

Dung dịch AgNO3

AgCl kết tủa trắng

Sunfat

=SO4

Dung dịch BaCl2

BaSO4kết tủa trắng

Sunfua

=S

Dung dịch axit mạnh

Khí H2S mùi trứng thối

Amoni

–NH4

Dung dịch kiềm


Khí NH3 mùi khai

Nitrat

–NO3

Dung dịch H2SO4đđ, Cu

Khí NO2 màu nâu

Photphat

≡PO4

Dung dịch AgNO3

Ag3PO4 kết tủa vàng

Cacbonat

=CO3

Dung dịch axit mạnh

Khí CO2 làm đục nước vôi trong

Silicat
Muối


= SiO3 Dung dịch axit mạnh
Mg
Fe (II)

Mg(OH)2 kết trắng
Dung dịch NaOH

Fe(OH)2 kết tủa xanh

Fe (III)

Fe(OH)3 kết tủa nâu đỏ

Cu (II)

Cu(OH)2 kết tủa xanh lam

Al
Muối

H2SiO3 kết tủa trắng

Dung dịch NH4OH

Al(OH)3 kết tủa keo trắng

Na

Vàng


K

Đốt

với

Ca

khơng màu.

Dung dịch axit

ngọn

lửa Tím
Đỏ da cam.

dùng quỳ tím

Hóa đỏ

Dung dịch bazơ

Hóa xanh
Phenolphtalein khơng màu

Hồng

 Điều chế hợp chất vô cơ.
I. Điều chế oxit

Kim loại + oxit
Phi kim + oxit
Oxit + hợp chất

Nhiệt phân muối
OXIT

Nhiệt phân bazơ không tan


13

II.Điều chế axit
Phi kim + Hiđro
Oxit axit + Nước
Axit mạnh + Muối
(không bay hơi)

AXIT

(khan)

III. Điều chế bazơ
Oxit bazơ + nước
Kiềm + dung dịch muối
Điện phân dung dịch muối

BAZƠ

IV. Điều chế muối.

Axit + bazơ
Axit + oxit bazơ
Oxit axit + dung dịch bazơ
Oxit axit + oxit bazơ

Kim loại + phi kim
MUỐI

Dung dịch muối + dung dịch muối
Dung dịch muối + dung dịch bazơ
Dung dịch muối + dung dịch axit
Ví dụ:
H2SO4 + Cu(OH)2   CuSO4 + H2O
H2SO4 + KOH   KHSO4 + H2O

Kim loại + axit
Kim loại + dung dịch muối


14

PHẦN 2: HĨA HỌC HỮU CƠ
I. HIĐROCACBON

Metan

Etilen

Axetilen


Benzen

CH4

C2H4

C2H2

C6H6

Lí tính
Cơng thức
cấu

Chất lỏng, khơng
màu, thơm, ít tan
trong nước

Khí khơng màu, khơng mùi, ít tan trong nước.
H

H
H

C

tạo

H


H
C

C

C

H

H
C

H
HC

C
H

H

CH4

H

CH CH

CH

HC


CH
C
H

CH2=CH2

Hay
Hoặc


×