Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Luận văn nghiên cứu xác định mức bón phân đạm thích hợp cho các giống vừng trên đất cát pha ven biển nghệ an trong vụ xuân năm 2011 luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN THỊ THM

Nghiên cứu xác định mức bón phân đạm thích hợp
cho các giống vừng trên đất cát pha ven biển
Nghệ An trong vụ Xuân năm 2011

TểM TT KHểA LUN TT NGHIP
K SƯ NGÀNH: NÔNG HỌC

Vinh,17 - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

Nghiªn cøu xác định mức bón phân đạm thích hợp
cho các giống vừng trên đất cát pha ven biển
Nghệ An trong vụ Xuân năm 2011

TểM TT KHểA LUN TT NGHIP
K S NGNH: NƠNG HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
Lớp:

48K2 – Nơng học



Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tài Toàn
KS. Cao Thị Thu Dung

Vinh, 7 – 2011
2


LỜI CAM ĐOAN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian để người sinh viên có điều kiện rèn luyện tính
tự lực, độc lập trong suy nghĩ, bổ sung những kiến thức mới mẻ từ thực tiễn, nâng
cao trình độ lý luận chuyên môn. Tiếp tục rèn luyện đạo đức tác phong, quan điểm
phục vụ của người cán bộ khoa học kỹ thuật.
Để hồn thành luận văn này tơi xin cam đoan:
+ Trong q trình nghiên cứu, bản thân ln nhiệt tình với công việc.
+ Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực.
+ Kết quả nghiên cứu của bản thân có được là nhờ sự giúp đỡ tận tình của hai
giáo viên hướng dẫn thầy giáo Th.S. Nguyễn Tài Tồn và cơ giáo K.S. Cao Thị Thu
Dung.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Vinh, tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thắm

3


LỜI CẢM ƠN!

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khố luận tốt nghiệp tơi ln nhận được
sự giúp đỡ tận tình chỉ bảo của các thầy cơ giáo trong khoa Nông Lâm Ngư, Trường
Đại học Vinh và bạn bè gần xa.
Hồn thành luận văn này cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Th.S.
Nguyễn Tài Tồn và K.S. Cao Thị Thu Dung đã nhiệt tình hướng dẫn tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài. Đặc biệt thầy và cơ ln động viên khuyến khích và mang
đến cho tơi niềm tin, lịng say mê nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn thầy K.S. Đinh Bạt Dũng và cô Đậu Thị Kim Chung
đã hướng dẫn tôi trong việc phân tích các chỉ tiêu sinh hóa.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ khoa Nông Lâm Ngư, tổ bộ mơn
Nơng Học và phịng thí nghiệm, thư viện đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi hồn thành
khố luận.
Để hồn thành được khố luận này, tơi còn nhận được sự động viên, hỗ trợ rất
lớn về vật chất, về tinh thần của gia đình, bạn bè. Tơi xin trân trọng biết ơn những
tình cảm cao q đó.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thắm

4


MỤC LỤC

1.
2.
2.1.
2.2.
3.

3.1.
3.2.
1.1.
1.1.1.
1.1.1.1.
1.1.1.2.
1.1.1.3.
1.1.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4
1.2.5.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.4.
1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.5.
2.1.
2.2.
2.3.

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục

Bảng chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
Mục đích
Yêu cầu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Ý nghĩa thực tiễn
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Cơ sở khoa học
Vai trò của Nitơ đối với đời sống cây trồng
Đặc điểm của cây vừng
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vừng
Cơ sở thực tiễn
Tình hình nghiên cứu cây vừng trên thế giới
Nguồn gốc phân loại cây vừng
Nghiên cứu chọn tạo giống vừng
Nghiên cứu phân bón cho vừng
Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cây vừng
Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh và công nghệ sau thu hoạch
Tình hình nghiên cứu cây vừng ở Việt Nam
Nghiên cứu chọn tạo giống vừng
Nghiên cứu về phân bón và kỹ thuật thâm canh cho cây vừng
Nghiên cứu phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh và công nghệ sau thu hoạch
Tình hình sản xuất và năng suất vừng
Tình hình sản xuất và năng suất vừng trên Thế giới

Tình hình sản xuất, năng suất và sản lượng vừng ở Việt Nam.
Tình hình sản xuất, năng suất và sản lượng vừng ở Nghệ An
Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế Nghệ An
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu

5

i
ii
iii
vii
viii
x
1
1
4
4
4
4
4
5
7
7
7
8
9
13

13
15
15
15
17
19
20
21
21
22
23
23
23
25
26
27
28
28
28
28


2.4.
2.4.1
2.4.2.
2.5.
2.5.1.
2.5.2.
2.5.3.
2.5.4.

2.5.5.
2.6.
2.6.1.
2.6.2.
2.6.3.
2.6.4.
2.6.5.

Phương pháp nghiên cứu.
Cơng thức thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm
Kỹ thuật áp dụng
Kỹ thuật làm đất
Phân bón
Kỹ thuật gieo
Q trình chăm sóc
Phịng trừ sâu bệnh
Các chỉ tiêu theo dõi
Động thái tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng
Động thái tăng trưởng đường kính cây
Số lá trên cây
Sự ra quả
Theo dõi tính chống chịu trên đồng ruộng của các giống dưới các

29
29
29
30
30
30

30
31
31
32
32
32
32
32

2.6.6.
2.6.7.
2.6.7.1
2.6.7.2.
2.7.

mức phân bón đạm khác nhau.
Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Chỉ tiêu về sinh hóa
Xác định hàm lượng lipit (Theo phương pháp SOXLET)
Xác định hàm lượng protein
Tính tốn và xử lý số liệu

32
32
33
33
34
35

3.1.

3.2.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Một số đặc điểm hình thái của các giống nghiên cứu
Sự sinh trưởng của một số tính trạng hình thái theo thời gian của

36
36

3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.
3.3.

các giống và dòng vừng nghiên cứu
Chiều cao cây
Đường kính thân
Số lá
Số hoa
Số quả
Ảnh hưởng của mức bón đạm đến tình hình sâu, bệnh hại của

43
43
46
48
50
53


giống vừng thí nghiệm
Tình hình sâu hại
Tình hình bệnh hại
Ảnh hưởng của mức bón đạm đến một số tính trạng nơng học của
dòng vừng NV10 , giống DHS và giống vừng VDC
Chiều cao cây cuối cùng
Đường kính thân cuối cùng
Chiều dài quả
Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến yếu tố cấu thành năng suất

56
56
59

và năng suất của dòng các giống và dòng vừng nghiên cứu

66

3.3.1.
3.3.2.
3.4.
3.4.1.
3.4.2.
3.4.3.
3.5.

6

60

60
62
64


3.5.1.
3.5.2.
3.5.3.
3.5.4.

3.6.1.
3.6.2.
3.6.3.
3.7.
3.7.1.
3.7.2.
1.
2.

66
68
70

Khối lượng 1000 hạt
Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất các giống và dịng vừng

73

NV10


3.6.

Số hoa trên thân chính
Số quả trên thân chính
Số hạt trên quả

75

Năng suất cá thể
Năng suất lý thuyết
Năng suất thự thu
Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu sinh hóa
Kết quả phân tích hàm lượng protein
Hàm lượng lipit
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

75
77
80
82
82
84
86
86
87
89


7


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt
DHS
VDC
NV10
CCC
DK
NSCT
NSLT
NSTT
P1000
CDQ
G1
G2
G3
N1
N2
N3
N4
CT
n.s
S.S.
M.S
Ftn
Flt
*


Nội dung
Đen Hương Sơn
Vàng Diễn Châu
Dịng vừng mới NV10
Chiều cao cây
Đường kính
Năng suất các thể
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Khối lượng 1000 hạt
Chiều dài quả
Giống Đen Hương Sơn
Giống Vàng Diễn Châu
Dòng vừng NV10
Mức bón đạm 0 kg/ha
Mức bón đạm 30 kg/ha
Mức bón đạm 60 kg/ha
Mức bón đạm 90 kg/ha
Cơng thức
Khơng sai khác ở mức ý nghĩa 0,05
Tổng bình phương tổng số
Trung bình bình phương tổng số
F thực nghiệm
F lý thuyết
Sai khác ở mức ý nghĩa 0,05

8


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất vừng và thương mại theo khi vực
Bảng 1.2. Thống kê sản lượng vừng của một số nước trên thế giới
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất vừng ở Việt Nam từ năm 2000 - 2009
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất vừng ở Nghệ An một số năm gần đây
Bảng 1.5. Điều kiện khí hậu thủy văn nghiên cứu tại vùng nghiên cứu
Bảng 3.1. Một số đặc điểm của các giống thí nghiệm
Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống vừng dưới các mức

24
24
25
26
27
42

phân bón khác nhau.
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng đường kính của các giống vừng dưới các mức

43

phân bón khác nhau.
Bảng 3.4. Động thái ra lá của các giống vừng dưới các mức phân bón khác nhau.
Bảng 3.5. Động thái ra hoa của các giống vừng dưới các mức phân bón khác nhau.
Bảng 3.6. Động thái ra quả của các giống vừng dưới các mức phân bón khác nhau.
Bảng 3.7a. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến tình hình sâu, bệnh hại của giống

47
48
51
54


vừng thí nghiệm.
Bảng 3.7b. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến tình hình sâu, bệnh hại của giống

57

vừng thí nghiệm.
Bảng 3.8a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm tới chiều

59

cao cây cuối cùng của các giống và dòng vừng nghiên cứu
Bảng 3.8 b. Ảnh hưởng mức bón đạm đến chiều cao cây cuối cùng của các

60

dòng, giống vừng nghiên cứu
Bảng 3.9a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm tới đường

61

kính thân của các giống và dịng vừng nghiên cứu
Bảng 3.9b. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến đường kính thân của dịng vừng

62

NV10, giống vừng DHS và giống VDC
Bảng 3.10a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm đến chiều

63


dài quả của các giống và dòng vừng.
Bảng 3.10b. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến chiều dài quả của các giống

64

và dịng vừng nghiên cứu
Bảng 3.11a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm và giống

65

đến số hoa trên thân chính của các giống
Bảng 3.11b. Ảnh hưởng của mức bón đạm và giống khác nhau đến số hoa trên

66

thân chính của các giống
Bảng 3.12a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm đến số quả

67

trên thân chính của các giống
Bảng 3.12b. Ảnh hưởng của giống và các mức đạm bón cho cây đến số quả

68
69

9



cuối cùng của các giống
Bảng 3.13a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm đến số hạt
của quả các giống vừng
Bảng 3.13b. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến số hạt trên quả của các giống vừng
Bảng 3.14a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của phân đạm đến khối

70
71

lượng 1000 hạt của các giống vừng
Bảng 3.14b. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến khối lượng 1000 hạt

73

của các giống vừngVDC, DHS và NV10
Bảng 3.15a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của các mức bón đạm

74

khác nhau đến năng suất cá thể của các giống
Bảng 3.15b. Ảnh hưởng của các mức bón đạm đến năng suất cá thể

75

của các giống vừngVDC, DHS và NV10
Bảng 3.16a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của các mức bón đạm

77

khác nhau đến năng suất lý thuyết của các giống vừng

Bảng 3.16b. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến năng suất lý thuyết của các giống
Bảng 3.17a. Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của các mức bón đạm

77
79

khác nhau đến năng suất thực thu của các giống vừng
Bảng 3.17b. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến năng suất thực thu của các giống
Bảng 3.18. Hàm lượng protein của các giống tại các mức bón đạm khác nhau
Bảng 3.19. Hàm lượng lipit của các giống tại các mức bón đạm khác nhau

80
82
83
84

10


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ bớ trí thí nghiệm

29

Hình 3.1. Sự tăng trưởng chiều cao cây của các dịng và giống vừng

44

Hình 3.2. Sự tăng trưởng đường kính thân của các dịng và giống vừng


47

Hình 3.3. Động thái tăng trưởng số lá của các giống vừng địa phương nghiên cứu
và dịng vừng NV10

49

Hình 3.4. Động thái ra hoa của các giống vừng dưới các mức phân bón đạm khác nhau

52

Hình 3.5. Động thái ra quả của các giống vừng dưới các mức bón đạm

55

Hình 3.6. Trung bình về chiều cao cây của các giống dưới các mức bón đạm khác nhau

61

Hình 3.7. Trung bình về đường kính cây của các giống dưới các mức bón đạm
khác nhau

63

Hình 3.8. Chiều dài quả của các giống, dòng vừng dưới các mức bón đạm khác nhau

65

Hình 3.9. Số hoa/thân chính của các giống vừng dưới các mức bón đạm khác nhau


67

Hình 3.10. Số quả/thân chính của các giống vừng dưới các mức bón đạm khác nhau

69

Hình 3.11. Số hạt/quả của các giống vừng dưới các mức bón đạm khác nhau

71

Hình 3.12. Khối lượng 1000 hạt của các giống vừng với các mức bón đạm khác nhau

74

Hình 3.13. Năng śt cá thể của các giống vừng dưới các mức bón đạm khác nhau

77

Hình 3.14. Năng suất lý thuyết của các giống vừng dưới các mức bón đạm khác nhau

79

Hình 3.15. Năng suất thực thu của các giống vừng dưới các mức bón đạm khác nhau

82

11



MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Vừng, Sesamum indicum L., là một trong những cây lấy dầu quan trọng ở vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới. Nó được xem là “hồng hậu” của cây có dầu thơng qua ưu điểm
tuyệt hảo của dầu từ hạt vừng (Falusi O.A. và cs., 2001) [21]. Vừng thuộc họ Pedaliacea
và chi Sesamum (Hutchison J và Dalziel 1963) [27]. Chi này có 36 lồi, trong đó 19 lồi
có nguồn gốc ở châu Phi (Weiss 1983; Uzo 1998) [45], (Trích dẫn qua Akpan-Iwo G. và
cs., 2006) [15] và chỉ có Sesamum indicum L. là loại duy nhất được sử dụng trong trồng
trọt. Hàm lượng dầu bình quân trong hạt vừng đạt gần 50% và biến động từ 34,4 đến
59,8% (Ashri 1995) [14].
Dầu vừng, có đặc tính khơng bị ơxi hóa, có thể cất giữ lâu mà khơng bị ơi, mặt
khác nó cịn có hương vị đặc thù nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp
thực phẩm như sản xuất dầu ăn, bánh kẹo… Hạt vừng là nguồn cung cấp một hàm
lượng các chất như mangan, đồng, canxi, magie, sắt, phốt pho, vitamin B 1, kẽm, và
chất xơ cho con người. Cùng với những dưỡng chất quan trọng này, hạt vừng còn
chứa hai hợp chất hữu cơ độc nhất vô nhị: sesamin và sesamolin. Cả hai chất này đều
thuộc nhóm chất xơ có ích đặc biệt được gọi là lignan, và có tác dụng làm giảm
cholesterol trong máu, chống cao huyết áp và tăng nguồn cung cấp vitamin E ở động
vật. Sesamin cũng được biết là có khả năng bảo vệ gan khỏi tác hại ơxi hóa (Kato và
cs., 1998) [32]. Vì những cơng dụng này mà vừng ngày càng được sử dụng rộng rãi
và được xem là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe con người.
Cây vừng có một số đặc tính nơng học quan trọng như: phổ thích nghi rộng, chịu hạn
rất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, phát triển được trên đất nghèo dinh dưỡng, khơng cần
thiết đầu tư nhiều. Vì vậy, vừng thường được dùng để trồng xen vụ, đặc biệt là ở những
vùng đất bạc màu hoặc đất cát ven biển của các miền nhiệt đới. Tuy nhiên, vừng là loại cây
trồng có độ rủi ro cao, tập quán trồng vừng của người dân là ít đầu tư phân bón, thâm
canh và chăm sóc dẫn đến năng suất và sản lượng thấp. Do sản lượng thấp và không ổn
định vừng lại bị đẩy vào các vùng đất nghèo dinh dưỡng hơn và sản lượng lại tiếp tục

1



bị giảm sút, điều đó làm cho một số người đánh giá thấp vị trí của cây vừng khi nghĩ
rằng vừng là loại cây trồng khơng có tính kinh tế.
Trên thế giới, vừng được trồng với quy mô khác nhau. Châu Á là một khu vực
trồng vừng tương đối lớn, các nước có diện tích vừng nhiều như Trung Quốc
3500000 ha, Nhật Bản 10026 ha, Indonexia 15620 ha…
Ở Việt Nam, diện tích gieo trồng vừng tập trung chủ yếu 2 vùng chính là vùng
Đồng Bằng ven biển miền Trung và vùng đất bạc màu Hà Bắc. Với tổng diện tích là
40000 ha, năng suất bình quân đạt khoảng 4,6 ta/ha. Nghệ An là một trong số ít vùng
chuyên canh vừng ở Việt Nam, diện tích trồng vừng ở Nghệ An năm 2002 là 10546 ha
và đến năm 2004 là 9957 ha. Vừng ở Nghệ An chủ yếu được trồng ở các huyện đất cát
ven biển Diễn Châu (3.050ha), Nghi Lộc 3.303 ha), Quỳnh Lưu (586 ha),…với nhiều
giống vừng được trồng phổ biến, trong đó có 2 giống vừng Vàng Diễn Châu và Đen
Hương Sơn là những giống vừng địa phương có nhiều đặc điểm rất tốt như thích nghi
với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của vùng, địi hỏi mức đầu tư thấp và thích hợp với
kiểu canh tác quảng canh,… nhưng năng suất và hàm lượng dầu lại không cao. Giống
vừng V6 là giống vừng nhập nội có nguồn gốc Nhật Bản. Đây là giống có năng suất
tương đối cao, tuy nhiên, thời gian qua quá trình canh tác đã bộc lộ một số nhược điểm
như mẫn cảm với một số loại sâu bệnh nhất là bệnh héo xanh vi khuẩn, q trình chọn
lọc nhằm giữ giống khơng đảm bảo do đó độ thuần khơng cao, sản lượng khơng ổn
định.
Ở Nghệ An, mặc dù diện tích vừng chỉ chiếm khoảng 7% tổng diện tích gieo trồng
nhưng giá trị hàng năm vẫn chiếm tới 15% giá trị của ngành nông nghiệp (Phan Bùi Tân
và cs., 1996) (dẫn theo Hoàng Văn Sơn, 2004 [7]). Các kết quả nghiên cứu về hiệu quả
kinh tế của việc trồng vừng so với một số cây trồng khác trong điều kiện thâm canh cho
thấy, ở Nghệ An năm 2002 nếu tính giá trị bán lạc 350 USD/tấn lạc vỏ, năng suất đạt
1.200 kg/ha, lạc đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Năng suất vừng 500 kg/ha, giá bán 380 USA/tạ
thì giá trị thu nhập 1 ngày cơng trồng vừng là 1,022 USA/ngày cơng, cịn lạc là 0,736
USA/ngày công. Nếu vừng được thâm canh tưới nước, đầu tư giống chống chịu sâu bệnh

đưa năng suất đến 800-1000 kg/ha thì lợi nhuận sẽ là 200 USA/ha, gấp đơi so với lạc

2


(Trần Văn Lài và cs., 1993) [5].
Nông dân Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng đã có tập quán trồng vừng
từ rất lâu đời nhưng việc trồng trọt chủ yếu theo tập quán, kinh nghiệm mà chưa có
những hướng dẫn mang tính hệ thống khoa học như những cây trồng khác.
Theo kết quả điều tra về năng suất vừng ở vùng ven biển Nghệ An cho thấy
năng suất đạt được còn thấp so với tiềm năng của giống và có xu hướng giảm dần
theo thời gian. Bên cạnh các yếu tố như tập quán canh tác, kinh nghiệm sản xuất thì
có thể thấy giống và phân bón là những nguyên nhân chính dẫn đến việc năng suất
vừng đạt được chưa cao.
Trên thế giới, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về giống, phân bón cho cây
vừng và đã chỉ ra được tầm quan trọng của phân bón trong việc tăng năng suất trên
đơn vị diện tích (Kalaiselvan và cs., 2002 [29]; Malik và cs., 2003) [35]. Việc bón đạm và
lân đã làm tăng số quả/cây, số hạt/quả, P1000 hạt, năng suất sinh vật học, năng suất hạt,
hàm lượng dầu, chiều cao cây, số nhánh cấp 1/cây và hàm lượng protein (Sinharoy và cs.,
1990 [40], Ishwar và cs., 1994 [0]; và Mankar và cs., 1995) [36]. Tại Việt Nam, những
nghiên cứu về bộ giống và phân bón cho cây vừng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức
của các nhà khoa học, mới chỉ có một số nghiên cứu của Nguyễn Vy [9, 10], Hoàng Văn
Sơn [7]…
Cây vừng cũng như các loại cây trồng khác đều rất cần các nguyên tố dinh
dưỡng, trong đó có một lượng lớn các nguyên tố đạm, lân và kali. Đạm là một
nguyên tố quan trọng bậc nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống. Đối với thực
vật nói chung và cây trồng nói riêng, Nitơ (N2) có vai trị sinh lý đặc biệt quan trọng
đối với sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất. Nitơ có mặt trong rất nhiều
hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trị quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng
lượng, các hoạt động sinh lý của cây trồng.

Việc nghiên cứu tìm ra giống vừng mới phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, khí
hậu của vùng và cho năng suất và hàm lượng dầu cao là điều cần thiết. Thành công của
các nhà khoa học khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh đã phát triển dòng vừng

3


NV10, đây là dòng vừng được chọn lọc từ tập đoàn giống vừng trong nước và nhập nội
bằng phương pháp chọn lọc cá thể giúp đáp ứng được yêu cầu trên.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xác
định mức bón phân đạm thích hợp cho các giống vừng trên đất cát pha ven biển
Nghệ An trong vụ Xuân năm 2011.”
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Xác định mức phân đạm bón thích hợp cho 3 giống vừng (NV10, Vàng Diễn
Châu và Đen Hương Sơn) trên đất cát ven biển thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Góp phần xây dựng quy trình canh tác dịng vừng NV10 cho năng suất cao,
chống chịu tốt trong điều kiện sinh thái đất cát pha ven biển tại Nghệ An.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân đạm bón đến sinh trưởng và phát triển của
các giống vừng (NV10, vừng Vàng Diễn Châu và vừng Đen Hương Sơn).
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân đạm bón đến năng suất và yếu tố cấu
thành năng suất cũng như phẩm chất của các giống vừng.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân đạm bón đến khả năng chống chịu của
các giống vừng.
- Khuyến nghị mức phân đạm bón phù hợp nhất cho các giống vừng trong điều
kiện đất cát pha ven biển huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất của cây trồng, đồng thời

cũng là yếu tố có tầm quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp. Giống có năng suất
cao, chất lượng tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất. Về số lượng
các giống vừng ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng chưa nhiều, mỗi giống
có khả năng thích nghi khác nhau với điều kiện sinh thái cũng như điều kiện canh tác
của vùng. Vì vậy cần nghiên cứu để tuyển chọn bổ sung làm phong phú đa dạng thêm
về giống, mang lại giá trị kinh tế cho cây vừng.

4


- Phân bón là yếu tố khơng thể thiếu đối với bất kỳ một loại cây trồng nào, phân
bón giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Nhưng để sử dụng phân
bón một cách phù hợp, có hiệu quả thì chưa được nghiên cứu nhiều. Sử dụng phân bón
khơng hợp lý sẽ làm giảm năng suất cây trồng. Cần nghiên cứu để đưa ra mức bón hợp
lý cho từng loại cây trồng nói chung và cây vừng nói riêng.
- Mỗi giống cây trồng trong điều kiện cụ thể có khả năng thích nghi khác nhau và
đối với mỗi loại đất cụ thể khả năng cung cấp dinh dưỡng khác nhau. Mặt khác nhu cầu
của mỗi cây trồng khác nhau là khác nhau để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển,
cũng như tạo năng suất. Đối với vừng yếu tố dinh dưỡng đạm đóng vai trị quan trọng
khơng thể thiếu, cần có những cơng trình nghiên cứu về lượng đạm bón và các thời kỳ bón
cho các giống vừng để tìm ra mức bón thích hợp và hiệu quả nhất cho sự sinh trưởng phát
triển và tạo năng suất của cây.
- Những nghiên cứu theo hướng này sẽ giúp cho các nhà khoa học nông nghiệp
đưa ra được lượng phân bón hợp lý cho cây trồng. Từ đó có thể phổ biến cho bà con
nơng dân mức bón phù hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế ở mức tối đa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Người dân Nghệ An với tập quán canh tác ít đầu tư hoặc khơng đầu tư cho
vừng thì hiệu quả mang lại cịn thấp so với tiềm năng. Chính vì vậy từ việc nghiên
cứu đề tài sẽ bổ sung vào canh tác vừng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của
vùng.

- Trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ vừng trong và ngoài nước tăng
cao, giá trị thương phẩm ngày một nâng lên.
- Trong bối cảnh diễn biến quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, cần duy
trì, chọn tạo và phát triển các loại cây trồng có khả năng chống chịu với điều kiện
ngoại cảnh (như nắng nóng, hạn hán...), vừng là một trong những cây có khả năng
chống chịu tốt trong điều kiện nắng nóng, hạn hán ở vụ Hè Thu và được cơ cấu trồng
vào vụ Hè Thu là vụ chính ở khu vực Miền trung để tận dụng, đồng thời nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng trong năm (lạc hoặc ngô vừng - lúa)...

5


- Cần có những cơng trình điều tra nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống các
giống vừng này, đặc biệt về chế độ dinh dưỡng, nhằm đánh giá đúng tiềm năng và
năng suất, những ưu điểm và hạn chế của giống để góp phần làm căn cứ khoa học
cho việc duy trì và khuyến cáo cơng thức phân bón tối ưu cho canh tác vừng ở vùng
đất cát pha ven biển Nghệ An nói chung và huyện Nghi Lộc nói riêng. Đặc biệt khi
đưa một giống mới vào thử nghiệm sản xuất thì việc đánh giá xác định nhu cầu đạm
trong điều kiện vùng là quan trọng và từ đó làm cơ sở để khuyến nghị mức bón phân
đạm hợp lý cho người nông dân để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người dân.

6


Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Trong hệ thống các biện pháp canh tác, sử dụng giống tốt là yếu tố hàng đầu
quyết định tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Giống là tư liệu sản xuất

không thể thiếu được, chọn giống tốt sẽ tăng hiệu quả sử dụng phân bón, thuỷ lợi và
đảm bảo sản lượng trong những điều kiện bất thuận như: Ngập úng, hạn hán, sâu
bệnh, phèn, mặn,… vì vậy giống được xem là tư liệu sản xuất, là tiền đề cho việc
nâng cao năng suất, đạt hiệu quả cao trong sản xuất nơng nghiệp.
Tất cả các khâu của q trình sản xuất giống cây trồng đều nhằm mục đích cuối
cùng là tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu
với các điều kiện bất thuận cũng như các đối tượng sâu bệnh hại.
Trong các khâu của quá trình sản xuất thì giống là một yếu tố hết sức quan
trọng, là yếu tố đầu tư ít tốn kém, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên,
nhiều loại cây trồng lại mang tính khu vực hố cao, mọi tính trạng và đặc tính đều
biểu hiện trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định như: đất đai, khí hậu, thời tiết
và các biện pháp kỹ thuật.
Thực tế cho thấy một số giống tốt được đưa vào sản xuất qua một số năm đã
trở nên thoái hoá giữa tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên như: thời tiết, khí
hậu và trình độ thâm canh của người dân làm cho năng suất, phẩm chất giảm và
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, việc chọn tạo thử nghiệm và so
sánh, khảo nghiệm, đánh giá một số đặc điểm nông học để tạo ra các giống ưu việt
nhất, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với từng vùng sinh thái và khả năng chống chịu
với sâu bệnh hại chính đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay của các nhà chọn
giống.
Không chỉ giống mà yếu tố kỹ thuật cũng đóng vai trị khơng kém phần quan
trọng, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như thế nào là vấn đề không thể xem
nhẹ bởi trong quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất thì yêu cầu các

7


mức đầu tư khác nhau. Đặc biệt việc cung cấp dinh dưỡng cho cây cần phải đúng
đủ và kịp thời.
1.1.1.1. Vai trò của Nitơ đối với đời sống cây trồng

Tỷ lệ Nitơ trong cây biến động trong phạm vi 0,5% (rơm rạ) đến 6% (bèo hoa
dâu), trong hạt biến động từ 0,8 – 1,2% (hạt thóc) đến 5,5 – 7,5% (hạt đậu tương)
trọng lượng khô. Giữa các bộ phận trong cây tỷ lệ Nitơ giảm dần theo thứ tự sau đây:
hạt > lá > thân > rễ.
Nitơ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cơ thể sống vì Nitơ là thành phần cơ
bản của prôtêin - chất biểu hiện có sự sống tồn tại.
Nitơ là thành phần của các enzym - chất xúc tác sinh học, khiến cho các q
trình sống trong cây có thể thực hiện được trong điều kiện áp suất và nhiệt độ bình
thường trong cơ thể sống.
Nitơ nằm cùng với Photpho trong ADN và ARN, nơi khu trú các thông tin di
truyền của nhân bào.
Nitơ là thành phần của diệp lục, nơi thực hiện các phản ứng quang hợp.
Nitơ kích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp cây trồng huy động mạnh mẽ các
chất khống khác trong đất.
Do vậy Nitơ đóng vai trị vô cùng quan trọng trong sự phát triển của cây.
Nitơ được xem là yếu tố có ảnh hưởng gần như là quyết định đến năng suất và
chất lượng sản phẩm.
Cây hút Nitơ từ đất chủ yếu dưới dạng NO3- và NH4+ kết hợp với các xêtơ axit,
hình thành trong q trình hơ hấp, tạo thành axit amin và prơtêin.
Do vậy khi bón nhiều Nitơ mà điều kiện khử NO3- khơng thuận lợi (thiếu vi
lượng cần cho hoạt động của men chuyển hoá chẳng hạn), Nitơ trong cây tồn tại
nhiều dưới dạng NO3- không tốt cho người tiêu thụ sản phẩm. Q trình quang hợp
khơng cung cấp đủ gluxit và q trình hơ hấp khơng cung cấp đủ xêtơ axit cho cây,
Nitơ trong cây lại tồn tại nhiều dưới dạng NH4+ độc cho cây.

8


Cây hút Nitơ nhiều thì cũng hút nhiều các nguyên tố khác. Bón nhiều Nitơ cũng
phải bón nhiều nguyên tố khác một cách cân đối mới có sản lượng cao, phẩm chất

tốt.
1.1.1.2. Đặc điểm của cây vừng
• Đặc tính thực vật học của cây vừng.
Vừng là cây thân thảo, thời gian sinh trưởng ngắn, từ 75-120 ngày nên trồng
được trong nhiều vụ trong một năm.
* Rễ: Vừng có rễ cọc nhưng hệ thống rễ chùm rất phát triển. Trên rễ cái đâm ra
nhiều rễ cấp 1, trên rễ cấp một đâm ra rễ cấp 2… Thời kỳ cây con, rễ cái sinh trưởng
tương đối nhanh hơn rễ bên, nhưng thời kỳ bắt đầu ra hoa thì ngược lại. Kiểu sinh
trưởng của bộ rễ có mối quan hệ với điều kiện sinh thái, cho nên bộ rễ sinh trưởng ở
vùng khí hậu khơ và nóng có khí hậu ẩm có khác nhau, ở vùng khí hậu khơ thì hệ
thống rễ phát triển nhanh, mạnh nhất đối với kiẻu cây có cành, cịn kiểu cây ít cành,
đơn thân thì yếu hơn. Kiểu rễ cọc của cây vừng ở kiểu đơn cành phát triển nhanh hơn
ở kiểu nhiều cành, trong khi đó thì rễ chùm của kiểu nhiều cành lại phát triển nhanh
hơn.
Sự phát triển của bộ rễ phụ thuộc rất nhiều vào tính chất, ở đất cát thì bộ rễ phát
triển mạnh hơn ở đất sét. Nơi đất có độ ẩm cao thì bộ rễ lại phát triển kém. Khi gặp
úng thì vừng sẽ dễ bị chết. So với nhiều loại cây trồng khác thì bộ rễ của cây vừng
phát triển chậm hơn, do đó mà khi gieo trồng vừng cùng lúc với cây khác thì nó dễ bị
các cây đó cạnh tranh làm cho sinh trưởng của vừng kém đi.
* Thân và cành: Cây vừng thuộc loại thân thảo, thẳng, mặt ngồi thường có
nhiều lơng. Mặt cắt của thân thường có hình vng và có bốn rãnh sâu. Các rãnh này
thay đổi tuỳ thuộc điều kiện ngày dài và mật độ quần thể của cây. Nếu quan sát kỹ
mặt ngoài của thân cây thì sẽ thấy nó có ba loại khác nhau là loại thân nhẵn, loại cây
có lơng nhưng thưa và loại có nhiều lơng. Mật độ thưa dày của lơng trên thân có liên
quan mật thiết đến tính chịu hạn của vừng.
Chiều cao của thân cây thay đổi theo giống, môi trường và điều kiện trồng trọt,
thông thường từ 60 -120 cm, tuy nhiên cũng có những giống thấp hơn 60 cm và cao

9



hơn 120 cm. Trên thân có từ 25 - 50 lóng, độ dài lóng từ 3 - 12 cm. Thường giống
chín muộn thân cây cao, lóng dài hơn giống chín sớm.
* Lá: Lá vừng mọc cách và mọc đối. Lá có nhiều hình dạng khác nhau và thay
đổi tuỳ theo giống và vị trí trên cây. Lá thường có hình trứng, hình tiêm hoặc hình
thn dài, ở một số giống những lá dưới thấp có phân thuỳ, thậm chí có thể mọc
thành cụm lá nhưng các lá phía trên cao thì thường nhọn, khơng phân thuỳ, mép lá xẻ
răng cưa khơng theo quy luật. Lá vừng khơng có lá kèm phân bố dọc thân, cành và
sắp xếp không thống nhất. Đa số giống mọc đối hoặc phía gốc mọc đối, phía ngọn
mọc cách, trường hợp cá biệt có giống lá mọc cách hồn tồn hoặc phía gốc mọc
cách, phía ngọn mọc đối. Các lá ở vị trí phía dưới của thân thường to hơn các lá phía
trên. Kích thước lá rất thay đổi từ 3 - 17cm và chiều dài của cuống lá từ 1 - 5 cm. Lá
có màu xanh thẫm và có sự thay đổi tuỳ thuộc vào độ màu mỡ của đất, khi quả đã
chín lá sẽ chuyển sang màu vàng. Trên mặt lá có lơng tương tự màu lơng của thân,
cành và nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống và có chất nhờn. Các khí khổng có trên mặt
lá có mật độ khác nhau tuỳ thuộc từng giống. Múi lá có sự thay đổi khác nhau tuỳ
theo độ dài của ngày và thời gian gieo trồng. Số lá trên cây có sự tương quan với độ
dài của ngày. Đối với các giống thuộc nhóm chín sớm và trung bình thì sự tương
quan đó càng chặt chẽ hơn.
* Hoa: Hoa được mọc từ nách lá trên vị trí của thân và cành, số đốt trên trên
thân mang hoa đầu tiên kể từ đất là đặc điểm di truyền của giống, có tương quan chặt
chẽ giữa độ cao đóng quả, độ cao cây và năng suất. Vừng có hai loại hoa là hoa đơn
và hoa chùm. Trên nách của mỗi lá có thể ra 6 - 8 hoa. Hoa đơn là đặc điểm trội, có
cuống hoa ngắn và mọc đối. Đài hoa có 5 thùy nơng, hình sợi và có lơng mềm. Tràng
hoa chia ra 5 thùy hình ống, hoa có hình chng, dài khoảng 3 cm với 2 mơi hoa yếu
ớt, 3 tràng ở phía dưới liên kết lại tạo thành mơi dưới.
Thời gian ra hoa có quan hệ nhiều đến giống, điều kiện thời tiết và ánh sáng.
Trong thời gian ra hoa nếu gặp mưa kéo dài thì tỉ lệ đậu quả sẽ giảm đi rõ rệt. Nhưng
lúc ra hoa mà không may gặp hạn hán được tưới nước thì sẽ làm cho năng suất của
vừng tăng hơn so với việc tưới ở bất kỳ thời kỳ sinh sưởng nào của cây.


10


* Quả: Quả của vừng thuộc loại quả nang dài, chia ra 2 phần, bên trong quả
chứa nhiều hạt xếp dọc từng ngăn do các vách giả tạo thành, số hạt trên quả là yếu tố
di truyền. Trên quả có nhiều lông, mật độ lông này cũng là một trong những tiêu
chuẩn để phân loại giống. Số quả vừng trên mỗi mắt cũng thay đổi tùy theo giống, có
giống chỉ có một quả nhưng có giống có từ 3 - 5 quả hay nhiều hơn trên mỗi mắt. Số
quả trên cây là đặc điểm di truyền của giống đồng thời cũng có quan hệ với số hoa
trên cây và tỷ lệ đậu quả, có những giống chỉ có 8 - 9 quả trong thời gian 9 ngày và
đạt được trọng lượng khô tối đa ở 27 ngày sau khi hoa nở.
Quả dài từ 2 - 8 cm, rộng 0,5 - 2 cm, có 4 - 12 ngăn. Chiều dài của quả có mối
tương quan với số hạt trong quả và mật độ gieo trồng nhưng không tương quan với
khối lượng của hạt.
Q trình chín của quả vừng diễn ra từ gốc lên ngọn như q trình ra hoa trước
đó. Khi quả đã chín già, nó sẽ tự tách ra theo các vách ngăn hạt và hạt sẽ rời ra. Đối
với những giống có vách ngăn dày thì sau khi thu hoạch, phơi đập hạt sẽ khó hơn các
giống có vách mỏng.
* Hạt: Trong quả vừng có rất nhiều hạt nhỏ. Hạt vừng có hình thon dẹt, một đầu
nhọn, một đầu trịn, da mặt nhẵn hoặc nhám mang nhiều vân hình nhiều cạnh và một
đường ngôi phân đôi hạt theo chiều dọc. Mầu sắc hạt thường là trắng, nâu, đen, xám,
vàng... tuỳ từng giống khác nhau. Hạt vừng dài 2 - 4 mm, chiều rộng khoảng 1,5 - 2
mm và dày khoảng 1 mm.
Hạt vừng chứa nhiều dầu và hạt alơron. Bình thường trong hạt vừng có khoảng
50% dầu, 25% protein, 5% khoáng chất, 1% canxi, 3% các chất hữu cơ, 4% chất xơ
và 6% thuỷ phần...
Một số giống vừng ở nước ta đã được nghiệm thu cho thấy tỷ lệ dầu thấp dưới
50%, giống vừng đen có cao hơn các giống vừng vàng và nâu, hàm lượng protein
dưới 30%, bình thường khoảng 20 - 22%, nhưng lại có chỉ số axít cao làm cho chất

lượng vừng thấp, giá trị kinh tế thấp và gây khó khăn trong việc bảo quản và chế
biến.

11


Thời gian chiếu sáng dài có tác dụng làm tăng hàm lượng dầu nhưng sự thay
đổi này tối đa cũng chỉ đến 5,9%.
• Yêu cầu ngoại cảnh của cây vừng
* Nhiệt độ: Vừng có nguồn gốc nhiệt đới nên ưa ấm áp. Trong một thời gian sinh
trưởng cần nhiệt độ tương đối cao. Từ thời kỳ ra hoa đến quả chín cần tổng nhiệt
nhiều nhất, chiếm tới 60 - 70%. Dưới điều kiện nước đầy đủ ở 20 - 25 0C vừng nảy
mầm mạnh nhất. Trên 450C hoặc dưới 150C hạt nẩy mầm chậm, trên 500C hoặc dưới
120C hạt không nẩy mầm được. Suốt thời gian sinh trưởng vừng cần nhiệt độ bình
quân trên 200C, tốt nhất là 22 - 280C. Thời kỳ hình thành dầu cần nhiệt độ cao, nhất là
giai đoạn đầu nên vừng phương nam hàm lượng dầu cao hơn vừng phương bắc.
* Ẩm độ: Vừng tương đối chịu hạn và sợ ngập úng nên nước ít quá hoặc nhiều
quá đều không lợi. Ẩm độ đất dưới 30% sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành các cơ quan
sinh thực và phát sinh quả rỗng, hạt lép. Ẩm độ khơng khí dưới 80% ảnh hưởng đến
sự nở hoa. Nhưng nhiều mưa, úng nước thì hoa rụng nhiều và phát sinh ra nhiều hoa
dị hình, giảm sản lượng và phẩm chất.
* Ánh sáng: Tuy vừng thuộc nhóm cây ngắn ngày nhưng do lịch sử trồng trọt lâu
đời, phân bố rộng rãi trên thế giới nên có một số giống đã chuyển từ tính ngắn ngày
thành tính dài ngày và trong điều kiện ngày dài cho năng suất phẩm chất tốt.
* Đất đai và chất dinh dưỡng: Vừng cũng như các loại cây trồng khác đều cần 3
nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là đạm, lân và kali; nhưng tùy thời kỳ sinh trưởng phát
triển mà hút N , P, K ,với tỷ lệ khác nhau.
Nhìn chung vừng hút chất dinh dưỡng mạnh từ sau thời điểm ra hoa. Vừng cần rất
nhiều đạm vì đạm có tác dụng lớn đến sự sinh trưởng của cây, nhất là sau khi ra nụ.
Lân xúc tiến rễ mọc khỏe, tăng sức chống hạn, tăng them hoa, quả, xúc tiến hạt phát

dục và chín sớm. Lân cịn tham gia vào q trình hình thành dầu. Kali giúp cây sinh
trưởng phát triển tốt, cân đối, có tác dụng chuyển hóa tinh bột thành dầu. Yêu cầu pH
đất đối với cây vừng là từ 6 - 8 và thích hợp nhất là 6,5 - 7,5.

12


1.1.1.3. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vừng
Thời gian sinh trưởng của vừng biến động từ 75 - 125 ngày, phổ biến khoảng
75 ngày. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vừng được chia làm 3 giai đoạn:
* Nảy mầm: Hạt vừng gặp điều kiện thuận lợi, sau 3 - 7 ngày là mọc. Cây vừng
con rất non, bé sức chống đỡ kém. Nói chung, vừng mọc sau 5 ngày ra đôi lá thật đầu
tiên và 3 - 4 ngày sau ra đôi lá thật thứ 2, về sau cứ 2 - 5 ngày thì thêm 1 - 2 lá thật.
Bộ rễ của cây con phát triển yếu về sau phát triển mạnh dần và đạt đỉnh cao nhất lúc
vừng ra hoa. Ở 210 C vừng phát triển mạnh nhất, tỷ lệ nảy mầm đạt đến 99%.
* Nở hoa: Sau khi mọc 1 tháng vừng bắt đầu ra hoa. Trong ngày hoa nở từ 4 giờ
sáng đến 6 giờ chiều và ngừng nở hoa vào khoảng 7 giờ tối. Trình tự hoa nở trên cây
là từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, những giống vừng mỗi nách lá đóng 3 quả trở
lên thì nở hoa có hiện tượng vượt cấp. Thời gian ra hoa kéo dài khoảng 2 tháng, dưới
điều kiện độ ẩm 97% số hoa nở chiếm 1/3. Độ ẩm bão hồ khơng ảnh hưởng đến nở
hoa nhưng độ ẩm dưới 80% thì hoa khó nở.
* Hình thành quả: Bầu nhụy cái sau khi bắt đầu kết hạt, quả hình thành và lớn
dần. Trong bầu nhụy mỗi ngăn có từ 20 - 30 phơi châu sau này sẽ hình thành hạt.
Thời kỳ này nhu cầu nước và chất dinh dưỡng rất lớn. Ánh sáng đầy đủ xúc tiến quá
trình hình thành dầu, xúc tiến sự vận chuyển các chất dinh dưỡng từ lá đến quả, hạt
nên cần ngắt ngọn đúng lúc, ngắt lá đúng lượng.
Quả lớn nhanh từ 9 ngày sau khi nở hoa mặc dù 24 ngày quả vẫn tiếp tục phát
triển. Khối lượng khô cao nhất ở 27 ngày sau khi hoa nở.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có điều kiện thuận lợi cho sự sinh

trưởng và phát triển của cây vừng, và trên thực tế nó cũng đã trở thành tập quán lâu
đời của người nơng dân Việt Nam nói chung và nơng dân Nghệ An nói riêng, nhưng
trình độ sản xuất cịn rất thấp, chủ yếu là dựa vào những lợi thế và điều kiện tự nhiên
về khí hậu, đất đai, sản xuất cịn quảng canh nên việc đầu tư khơng được quan tâm,
kỹ thuật canh tác vẫn theo phương thức truyền thống, chưa có những hướng dẫn
mang tính hệ thống khoa học như những cây trồng khác. Cây vừng chỉ là cây trồng

13


phụ và trồng sau khi thu hoạch lạc Xuân. Từ năm 1994, vị trí cây vừng trong nền
nơng nghiệp tỉnh Nghệ An đã được nâng lên và Nghệ An được xem là vùng trồng
vừng trọng điểm của Việt Nam.
Tại Nghệ An, riêng vụ hè thu năm 2002 diện tích các loại vừng trên toàn tỉnh là
9.957 ha, chủ yếu các huyện đát cát ven biển như Diễn Châu (3050 ha), Nghi Lộc
(3303 ha) Quỳnh Lưu (586 ha)... Với 3 giống vừng được trồng phổ biến: vừng vàng,
vừng đen và vừng V6. Trong đó vừng vừng đen là giống địa phương còn giống vừng
V6 là giống nhập nội. Từ năm 1992 đến nay việc du nhập giống vừng Nhật Bản như
giống V6 được trung tâm khuyến nông, khuyến lâm Nghệ An chọn lọc ra từ tập đồn
giống vừng do cơng ty Mitsui Nhật Bản đưa vào đã thay đổi cơ cấu giống vừng Nghệ
An. Đây là giống có năng suất tương đối cao tuy nhiên đã bộc lộ một số nhược điểm
như mẫn cảm với một số loại sâu bệnh nhất là bệnh héo xanh vi khuẩn, độ thuần
chủng của giống không được đảm bảo, sản lượng không ổn định, chất lượng giống
khơng đồng đều.
Các giống vừng địa phương có nhiều đặc điểm tốt, thích nghi với điều kiện thổ
nhưỡng khí hậu của vùng, đòi hỏi mức đầu tư thấp, chống chịu sâu bệnh, kiểu canh
tác quảng canh, phù hợp với quy mơ nơng hộ sản xuất nhỏ, ít đầu tư... tuy nhiên đã
tồn tại nhiều năm không được chọn lọc, phục tráng, năng suất lại thấp, hàm lượng
dầu không cao.
Trong tình hình đó cần có những cơng trình điều tra nghiên cứu một cách đầy

đủ, có hệ thống các giống vừng này, đặc biệt về chế độ dinh dưỡng, nhằm đánh giá
đúng tiềm năng và năng suất, những ưu điểm và hạn chế của giống để góp phần làm
căn cứ khoa học cho việc duy trì và khuyến cáo cơng thức phân bón tối ưu cho canh
tác vừng ở vùng đất cát pha ven biển Nghệ An nói chung và Nghi Lộc nói riêng.
Một vấn đề quan trọng hiện nay là tuyển chọn giống phù hợp với điều kiện sinh
thái của vùng và khuyến nghị mức phân đạm bón phù hợp để mang lại hiệu quả kinh
tế.
1.2. Tình hình nghiên cứu cây vừng trên thế giới
1.2.1. Nguồn gốc phân loại và đặc điểm của cây vừng

14


×