Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Luận văn ngô thì nhậm với việc xây dựng vương triều quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 118 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh

Nguyễn thị thanh thủy

Ngô thì nhậm
với việc xây dựng vơng triều quang
trung

chuyên ngành: lịch sử Việt Nam
mà số: 60.22.54

luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

ngời hớng dẫn khoa học:
pgs. Hoàng văn l©n

Vinh - 2009

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Năm 1788, để làm sáng tỏ danh nghĩa đối với cả nước, sáng tỏ trách
nhiệm của mình đối với toàn dân cả hai miền Nam Bắc, Nguyễn Huệ đã lên ngơi
hồng đế với niên hiệu Quang Trung. Triều đại Quang Trung từng bước được xác
lập và hoàn toàn thay thế cho Nhà nước Lê - Trịnh trước đó. Việc ra đời của triều
1


đại Quang Trung đã đáp ứng nguyện vọng thiết tha chính đáng của dân tộc Việt
Nam cuối thế kỷ XVIII: Thống nhất đất nước cả phương diện Nhà nước và ranh
giới lãnh thổ; bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng quốc gia Đại Việt lớn mạnh. Ra


đời trong một giai đoạn đầy biến động của lịch sử dân tộc, sự nghiệp chói sáng của
vương triều Quang Trung đã từng in đậm dấu ấn của không chỉ các danh tướng những người từng vào sinh ra tử - mà cịn có những người đặc biệt kiệt xuất. Họ
khơng hề là võ tướng, nhưng những ý kiến xuất sắc của họ lại có ảnh hưởng to lớn
đối với việc xây dựng và cũng cố vương triều Quang Trung.
1.2. Có thể nói, trong các danh nhân ở đất Bắc Hà, trong số các cận thần nhà
Lê, Ngơ Thì Nhậm được Nguyễn Huệ tin tưởng và trọng dụng nhất. Là người từng
sống dưới nhiều triều vua, cộng tác đối với nhiều triều đại, song chỉ khi về với
Quang Trung - Nguyễn Huệ thì Ngơ Thì Nhậm "chí mới thoả" tài năng mới được
thăng hoa. Với một trí tuệ xuất sắc, một tấm lịng mẫn cán cộng với một nhãn quan
chính trị hết sức tiến bộ của người văn thần họ Ngô, ông đã có nhiều đóng góp vơ
cùng quan trọng trong việc hình thành và củng cố vương triều Quang Trung cũng
như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt cuối thế kỷ XVIII.
Về với Quang Trung - Nguyễn Huệ, Ngơ Thì Nhậm khơng coi mình "là
khách"nữa mà ngay từ đầu ông đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm "bầy tơi"trung thành:
tập hợp cựu thần có tài đức của nhà Lê để góp phần xây dựng bộ máy chính quyền
Tây Sơn ở Đàng ngồi, ổn định tình hình chính trị Bắc Hà. Ngơ Thì Nhậm khơng
chỉ là nhà nhân sự, nhà tổ chức có tài, mà cịn là một nhà quân sự tài ba, với nước
cờ "trước phải nhường người một nước rồi sau mới thắng người một nước". "…Hãy
cho giặc ngủ trọ một đêm rồi đuổi đi…"đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại
trong cuộc đại phá qn Thanh, bảo vê độc lập dân tộc. Ngơ Thì Nhậm còn là một
nhà ngoại giao lỗi lạc. Với tư tưởng ngoại giao "thân thiện", bằng lời lẽ mềm mỏng
và lý luận sắc bén, Ngơ Thì Nhậm đã giúp cho đất nước tránh được hoạ binh đao,
để Quang Trung có thêm điều kiện mà "mài nanh rủa vuốt"thực hiện hoài bão sau
này.

2


Sự nghiệp của vương triều Quang Trung phải đạt được ý nguyện cao cả nhất
đó là xây dựng một đất nước vững mạnh. Thêm một lần nữa, tài đức của Ngơ Thì

Nhậm lại được toả sáng thơng qua những bài chiếu, biểu thấm đẫm nỗi lòng trăn
trở, một đời phụng sự tổ quốc và nhân dân. Tất cả đó là cơng lao, cống hiến của
Ngơ Thì Nhậm. Đúng như Nguyễn Huệ và một số ý kiến đã nhận xét: "Ngô Thì
Nhậm dịng văn học Bắc Hà, thơng thạo việc đời". Ông là "mẫu mực cao nhất của
một tri thức chân chính thời đậi Tây Sơn", là "rường cột"của vương triều Quang
Trung - Nguyễn Huệ.
Những đóng góp của Ngơ Thì Nhậm đối với vương triều Quang Trung
(cũng là cho quốc gia Đại Việt) cuối thế kỷ XVIII là rất đáng kể và to lớn, cả về
chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Tuy nhiên, đến nay sử
học nước nhà vẫn chưa có một cơng trình khoa học trọn vẹn nào đi sâu, đánh giá
một cách thoả đáng những đóng góp đó của danh nhân nổi tiếng đất Bắc Hà - Ngơ
Thì Nhậm - đối với với vương triều Quang Trung trên các phương diện đó.
1.3. Ngồi việc tìm hiểu những đóng góp của Ngơ Thì Nhậm đối với sự ra
đời, tồn tại của một vương triều, góp phần trả lại giá trị chân thực, đầy đủ cho một
nhân vật lịch sử, để hiểu sâu sắc hơn một giai đoạn lịch sử, thì việc nghiên cứu về
Ngơ Thì Nhậm để tiếp tục hiểu thêm về sự phân hố tư tưởng của bộ phận trí thức
trong một thời kỳ đầy biến động của lịch sử dân tộc, cũng như sự bứt phá về nhận
thức và hành động của những nhà nho chân chính trên con đường tự giải phóng
mình ra khỏi cái triết lý của đạo Nho. Ngơ Thì Nhậm đã vươn tới đỉnh cao của thời
đại, vượt qua các nhà nho đương thời nhận lấy sứ mệnh vinh quang của trí thức
trước vận mệnh của tổ quốc và đời sống nhân dân. Ngơ Thì Nhậm xứng đáng là
"một trí thức lỗi lạc vào nửa cuối thế kỷ XVIII".
1.4. Là học viên chuyên nghành lịch sử Việt Nam, tơi nhận thức rằng: việc
đi sâu, tìm tịi, phát hiện những khoảng trống trong dòng chảy lịch sử dân tộc nói
chung, cũng như đi sâu tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của một cá nhân cụ thể đã
góp phần làm rạng danh một triều đại, tiêu biểu như Ngô Thì Nhậm là một việc
cần thiết và có ý nghĩa.
3



Hơn nữa, trong lịch sử dân tộc, góp phần quan trọng để làm rạng danh cho
một vương triều khơng hồn tồn chỉ là người đứng đầu mà cịn có vai trò đáng kể
của các quân sư giỏi giang giúp việc. Nói cách khác, sự tồn vong của một triều đại
gắn liền với sự nghiệp của những cá nhân xuất sắc, mặc dù họ không phải là
những người đứng đầu một triều đại. Trong thời điểm bi thương và hào hùng của
lịch sử dân tộc, vương triều Quang Trung đã thực sự trở nên chói sáng bởi những
đóng góp lớn lao của các danh thần, mà ở đó khơng thể thiếu vai trò của một nhân
tài, một nhân cách lớn như Ngơ Thì Nhậm. Rõ ràng, Ngơ Thì Nhậm khơng thể
thiếu trong bộ máy chính quyền Quang Trung, là sự bồi đắp những thiếu hụt và kết
hợp hài hoà trong vương triều của người anh hùng á" o vải", là điểm sáng trong lịch
sử dân tộc cuối thế kỷ XVIII.
1.5. Từ q khứ lịch sử để có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về thực tế
hiện tại. Từ việc dùng người, sử dụng nhân tài "tuỳ tài mà bổ dụng"của Quang
Trung - Nguyễn Huệ, đến việc dốc lòng báo đáp ân chủ "đối với sự cảm kích cái
ơn, cái nghĩa lại phải làm thế nào?", những chính sách phù hợp, những ý kiến nổi
bật của Ngơ Thì Nhậm đã đặt ra nhiều vấn đề đối với công cuộc xây dựng và kiến
thiết quốc gia hiện thời. Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, chính sách ngoại giao
với các nước lân bang, chuyển từ đối đầu sang hoà hảo đã và đang thực sự có ý
nghĩa trong việc góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền của quốc gia dân tộc.
Nghiên cứu về Ngơ Thì Nhậm cũng là một cách bày tỏ lòng tri ân và trách
nhiệm của hậu thế đối với quá khứ và hiện tại của dân tộc, là một cách giáo dục
lòng tự hào và ý thức đối với thế hệ trẻ. Đồng thời qua đó thể hiện sự kết nối giữa
quá khứ với hiện tại. Hiện tại soi sáng cho quá khứ, quá khứ là nền tảng của hiện
tại. Đó cũng là một trong những đặc trưng của bộ môn lịch sử.
Trên đây là những lý do cắt nghĩa để tơi chọn đề tài "
Ngơ Thì Nhậm với việc
xây dựng vương triều Quang Trung"
, làm luận văn tốt nghiệp. Hy vọng đề tài sẽ là
một đóng góp nhỏ góp phần soi sáng bức tranh quá khứ; góp phần tái hiện đầy đủ
chân dung, sự nghiệp của một con người, một nhân vật lịch sử - Ngơ Thì Nhậm đã có những đóng góp lớn lao đối vương triều Quang Trung.

4


2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về Quang Trung - Nguyễn Huệ và vương triều của ông cuối thế
kỷ XVIII từ lâu đã được giới nghiên cứu trong nước, các học giả nước ngoài rất
quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu về các danh tướng, các nhân vật đặc biệt liên
quan tới sự nghiệp của Vương triều Quang Trung để đánh giá một cách đầy đủ, hệ
thống cơng lao, đóng góp của họ trong một giai đoạn lịch sử nhất định thì chưa
phải là nhiều. Khi xét về cơng lao của Ngơ Thì Nhậm trên phương diện lịch sử thì
khơng thể tách rời phong trào Tây Sơn và người anh hùng Quang Trung - Nguyễn
Huệ. Và việc nghiên cứu về danh nhân Ngơ Thì Nhậm đối với vương triều Quang
Trung cuối thế kỷ XVIII vẫn cịn đang tiếp tục.
Trong q trình thực hiện đề tài, trước hết là việc tập hợp tư liệu, thấy rằng:
Các nguồn tư liệu chính về Ngơ Thì Nhậm được đề cập, tập hợp nhiều trong lĩnh
vực văn học - những trước tác đồ sộ của ông đã để lại cho hậu thế - và trên các
lĩnh vực khác như tư tưởng, quân sự, ngoại giao thông qua các cơng trình nghiên
cứu của nhiều tác giả. Mặt khác, một số vấn đề nội dung mà đề tài tập trung
nghiên cứu đã được nhiều bài viết, cuốn sách đề cập ở các góc cạnh, phương diện
khác nhau.
Trước hết là nguồn tư liệu về Quang Trung - Nguyễn Huệ và phong trào
Tây Sơn - một trong những cơ sở để nghiên cứu về Ngơ Thì Nhậm. Có nhiều cơng
trình nghiên cứu, nhưng đáng lưu ý là cuốn “Quang Trung anh hùng dân tộc 1788
- 1792"của tác giả Hoa Bằng Hồng Thúc Trâm, được Nhà xuất bản Văn hố
Thơng tin ấn hành năm 1998. Cuốn sách là một cơng trình sử liệu kỳ cơng và có
giá trị mà tác giả đã giới thiệu cho bạn đọc biết về sự nghiệp của trang anh hùng
“áo vải”. Điều đáng quý đối với những ai muốn nghiên cứu về vương triều Quang
Trung là ở chỗ tác giả đã khai thác, sử dụng được một khối lượng tư liệu vừa
phong phú vừa mới mẻ mà nhiều nhà nghiên cứu đương thời không tiếp cận được.
Đọc “Quang Trung anh hùng dân tộc” chúng ta được biết những nguồn tư liệu

gốc như các văn kiện bang giao, các biểu, sớ, các bản điều trần về vấn đề nội trị do
Ngơ Thì Nhậm viết trong thời kỳ cộng tác với Quang Trung. Qua đó, cơng lao to
5


lớn của Ngơ Thì Nhậm đã được khẳng định ở một số phương diện nhưng chưa trở
thành những vấn đề mang tính khái qt, hệ thống về vai trị của người văn thần họ
Ngô này đối với triều Quang Trung.
Cuốn “Nhà Tây Sơn” của hai tác giả Quách Tấn - Quách Giao được Nhà
xuất bản Trẻ ấn hành năm 2000, đã ghi chép chuyện xảy ra trong lịch sử về một
thời đại vẻ vang của dân tộc. Bên cạnh những chi tiết về ba anh em Tây Sơn thì
chân dung của tướng võ, quan văn đã giúp nhà Tây Sơn xây dựng sự nghiệp cũng
được nói đến. ở đó, chân dung nhân vật Ngơ Thì Nhậm với những đóng góp của
ơng cho vương triều Quang Trung đã được nói đến nhưng chưa đầy đủ và rõ nét.
Ngơ Thì Nhậm là một danh nhân nổi tiếng đất Bắc Hà với một di sản thơ
văn rất đồ sộ và phong phú. Tiếp bước nghiên cứu Ngơ Thì Nhậm của những
người đi trước, Viện nghiên cứu Hán nôm đã cho xuất bản bộ “Ngơ Thì Nhậm
tồn tập”, nhằm giới thiệu đầy đủ hơn về di sản thơ văn mà Ngơ Thì nhậm đã để
lại cho chúng ta. “Ngơ Thì Nhậm tồn tập” là một cơng trình khoa học cơng phu
và có giá trị của nhiều tác giả, do Lâm Giang chủ biên. Công trình khơng viết dưới
dạng sử liệu nhưng với sự kỳ công sưu tầm, tập hợp các trước tác bao gồm văn,
văn xi, thơ của Ngơ Thì Nhậm qua các thời kỳ, theo tuần tự thời gian đã trở
thành nguồn tư liệu gốc vô cùng quan trọng để các nhà nghiên cứu căn cứ, làm cơ
sở, tiếp tục tìm hiểu về nhân vật Ngơ Thì Nhậm theo các phương diện khác nhau.
Trong quá trình tập hợp tư liệu nghiên cứu về Ngơ Thì Nhậm, bản thân thấy
rất đáng lưu ý và trân trọng những đóng góp của tác giả Trần Thị Huyền Trang người có nhiều bài viết liên quan trực tiếp tới con người, sự nghiệp của Ngơ Thì
Nhậm. Nổi bật với các bài viết: “Nguyễn Huệ và sự định vị nhân cách thời đại”
đăng trên báo Bình Định năm 2004. Đặc biệt, trong Tạp chí Xưa & Nay, số Tết
Kỷ Sửu năm 2009 tác giả lại có bài: “Quang Trung nhìn từ cuộc đời Ngơ Thì
Nhậm”. Từ các cơng trình nghiên cứu của tác giả, ta thấy cuộc đời, sự nghiệp của

một bậc anh hùng đã gắn liền với một trí tuệ lỗi lạc. Soi vào cuộc đời của người
này để nhìn thấy giá trị, tư chất của người kia. Với ngòi bút sắc sảo và tâm huyết
nghiên cứu của tác giả đã cho chúng ta một cách nhìn nhận, tiếp cận mới khi
6


nghiên cứu về Ngơ Thì Nhậm: hiểu về Ngơ Thì Nhậm thông qua một tài năng kiệt
xuất như Quang Trung - Nguyễn Huệ. Trên “những nẻo đường quanh co của số
phận” khi trở về với Quang Trung, thì một Ngơ Thì Nhậm - vị quân sư số một của
Quang Trung lại chưa được bộc lộ đầy đủ, đúng tầm trong các nghiên cứu của tác
giả.
Nghiên cứu trực tiếp về Ngô Thì Nhậm trên thực tế đã có nhiều cơng trình
có giá trị của các tác giả. Tiêu biểu là các nghiên cứu của GS.TS. Mai Quốc Liên,
GS. Cao Xuân Huy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trực tiếp về Ngơ Thì Nhậm.
Đáng chú ý nhất là 4 quyển sách cơng phu và có giá trị, nhan đề Ngơ Thì Nhậm tác
phẩm, do Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc học - Nhà xuất bản Văn học ấn hành tại
Việt Nam năm 2001 của tác giả Mai Quốc Liên. Theo GS.TS. Mai Quốc Liên:
"Ngơ Thì Nhậm là nhà văn hố bậc nhất của thể kỷ XVIII, thể kỷ của những rung
chuyển xã hội và lịch sử, thế kỷ tạo ra những con người khổng lồ của lịch sử văn
hố. Ơng là nhà chính trị, nhà văn hố… đã có những đóng góp lớn lao trong một
thời điểm bi thương và hào hùng của lịch sử". Đọc Ngơ Thì Nhậm tác phẩm chúng
ta thấy được tổng thể một Ngơ Thì Nhậm xuất sắc trên nhiều phương diện, nhưng
là một Ngơ Thì Nhậm của riêng triều Quang Trung, gắn liền với sự xác lập, tồn tại
và chói sáng của triều đại này một thời thì nhiều vấn đề chưa được giải quyết một
cách thoả đáng. GS. Vũ Khiêu có bài viết “Ngơ Thì Nhậm” đăng tại Tạp chí
Thăng Long Hà Nội ngàn năm, số 12 năm 2003. Từ việc nghiên cứu những trang
sách cũ viết về Ngơ Thì Nhậm, qua văn thơ của Ngơ Thì Nhậm, tác giả đã phác
hoạ những nét rất đậm đà và rực rỡ về tồn bộ cuộc đời Ngơ Thì Nhậm. Có thể
nói, tác giả Vũ Khiêu đã giúp người đọc có được hiểu biết khá đầy đủ và tồn diện
về cuộc đời, sự nghiệp của Ngơ Thì Nhậm. Tuy nhiên sự thăng hoa nhất của sự

nghiệp Ngơ Thì Nhậm, những đóng góp đầy đủ và tồn diện nhất của Ngơ Thì
Nhậm là dưới triều Quang Trung thì chưa được tác giả đi sâu, phân tích một cách
thoả đáng.
Bên cạnh đó cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu về Ngơ Thì Nhậm trên các
bình diện như: tư tưởng, chính trị, văn hoá, ngoại giao... Nổi bật là bài viết “Ngô
7


Thì Nhậm - Nhà tư tưởng lỗi lạc của thời kỳ biến loạn xã hội” được in trong cuốn
“Lịch sử tư tưởng Việt Nam” tập 1 do PGS. Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội Hà Nội, năm 1993. Tiếp theo là “Ngơ Thì Nhậm - Con người
và sự nghiệp”, Ty văn hoá Hà Tây xuất bản năm 1972 được tác giả Chương Thâu
Trích biên soạn trong cuốn “Góp phần tìm hiểu một số nhân vật lịch sử Việt
Nam”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành. Từ sự nghiên cứu của các tác
giả trên, chứng tỏ Ngơ Thì Nhậm là một “hiện tượng độc đáo” trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam - thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, các cơng trình trên mới dừng lại ở việc
phân tích, lý giải các tư tưởng của Ngơ Thì Nhậm. Các tư tưởng tiến bộ đó được
thể hiện như thế nào khi Ngơ Thì Nhậm về với Quang Trung, cộng tác với Vương
triều Quang Trung thì chưa được các tác giả minh chứng, làm rõ.
Ngoài ra, một số lượng sách báo và các bài viết có liên quan rải rác đến nội
dung của đề tài như: “Hỏi đáp về khởi nghĩa Tây Sơn”, Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân phát hành năm 2008. “Danh tướng Việt Nam”, tập 3 của tác giả Nguyễn
Khắc Thuần, Nhà xuất bản Giáo dục, tái bản lần thứ 5, năm 2003; “Những khám
phá về hoàng đế Quang Trung” của Đỗ Bang, Nhà xuất bản Văn hố Thơng tin,
Hà Nội năm 2006; “Quang Trung - Nguyễn Huệ, con người và sự nghiệp” của
giáo sư Phan Huy Lê, Sở Văn hố Thơng tin Bình Định phát hành năm 2003; Các
bài viết về “nước cờ Tam Điệp” của tác giả Nguyễn Xuyến và một số tác giả khác;
“Tư tưởng của Ngơ Thì Nhậm về con người và giáo dục con người” đăng trên Tạp
chí Triết học, tháng 7 năm 2006 của tác giả Nguyễn Bá Cường, "Ngơ Thì Nhậm:
1746 - 1803"của tác giả Nguyễn Duy Chính đã đánh giá lại một số vấn đề liên

quan trực tiếp đến tư cách chính trị của Ngơ Thì Nhậm... Đó là những nguồn tư
liệu cần thiết để giúp tơi có cái nhìn tổng thể sâu sắc hơn đối với vấn đề mà đề tài
nghiên cứu.
Nói tóm lại, nghiên cứu về Ngơ Thì Nhậm đã có rất nhiều cơng trình trên
nhiều phương diện có giá trị sâu sắc. Đó cũng là sự tôn vinh của hậu thế đối với
các bậc danh nhân như Ngơ Thì Nhậm. Nhưng vấn đề là ở chỗ: Ngơ Thì Nhậm là
một "bề tơi mới"của Nguyễn Huệ, một danh thần của triều đại Quang Trung và
8


những cống hiến của ơng cho triều đại này thì chưa có cơng trình nghiên cứu nào
trình bày một cách đầy đủ. Đặc biệt, những cống hiến to lớn có tầm quan trọng đối
với việc hình thành và củng cố vương triều Quang Trung của Ngơ Thì Nhậm thì
các cơng trình nghiên cứu chưa đề cập một cách thoả đáng. Cơng trình nghiên cứu
của chúng tơi nhằm góp phần bổ khuyết những vấn đề trên.
Nói cách khác, chúng tơi cũng nghiên cứu Ngơ Thì Nhậm nhưng ở phương
diện Ngơ Thì Nhậm là một nhân vật lịch sử, có cơng lao to lớn trong việc hình
thành và củng cố vương triều Quang Trung cuối thế kỷ XVIII.
Luận văn này, một mặt là sự kế thừa các thành tựu của nhiều học giả đi
trước, mặt khác là sự cố gắng giải quyết những gì mà cịn bỏ ngỏ hoặc chưa thấu
đáo khi nói về danh nhân - nhân vật lịch sử Ngơ Thì Nhậm.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
Như đề tài luận văn chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là "Ngơ Thì
Nhậm với việc xáy dựng vương triều Quang Trung". Như vậy, nhiệm vụ nghiên
cứu của luận văn là tập trung vào sự nghiệp của Ngơ Thì Nhậm đối với việc xây
dựng, củng cố vương triều Quang Trung từ năm 1788 đến 1792. Cụ thể, trong
luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ: những chuyển biến về tư tưởng, nhận
thức đến quyết định dứt khoát đi theo Tây Sơn - Nguyễn Huệ, đặc biệt là những
đóng góp xuất sắc của Ngơ Thì Nhậm trên các phương diện quan trọng như: chính

trị, quân sự và ngoại giao trong việc xây dựng, củng cố vương triều Quang Trung.
Để có cơ sở so sánh, đánh giá một cách khách quan và có tính thuyết phục,
luận văn khơng thể khơng đề cập đến bối cảnh lịch sử của quốc gia phong kiến Đại
Việt nửa cuối thế kỷ XVIII; gia đình, dịng họ Ngơ Thì và con đường quan lộ của
Ngơ Thì Nhậm dưới thời vua Lê chúa Trịnh.
Để làm rõ vai trị của Ngơ Thì Nhậm đối với vương triều Quang Trung,
chúng tôi đã tập trung đi sâu, nghiên cứu khả năng tập hợp lòng người, những kế
sách sáng suốt, tuyệt vời về qn sự, ngoại giao của Ngơ Thì Nhậm góp phần xây
dựng và củng cố vương triều Quang Trung trở nên vững mạnh.
9


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những hoạt động của Ngơ Thì Nhậm từ khi
Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ hai năm 1788 đến khi vương triều Quang Trung kết
thúc và chỉ tập trung xung quanh vấn đề hình thành, củng cố vương triều Quang
Trung. Ngồi ra, đề tài cịn nghiên cứu một số hoạt động của Ngơ Thì Nhậm dưới
triều Lê- Trịnh để làm đối sánh.
Đề tài không cắt ngang nghiên cứu tách bạch. Nghiên cứu về đóng góp của
Ngơ Thì Nhậm gắn liền quá trình xác lập và cũng cố vương triều Quang Trung,
chúng tôi đặt trong cả một giai đoạn lịch sử mang tính thống nhất và liền mạch.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Luận văn được thực hiện dựa trên những nguồn tư liệu chủ yếu sau
đây
- Tư liệu trong thư tịch cổ Việt Nam.
- Tư liệu từ di sản thơ văn của Ngơ Thì Nhậm: Ngơ Thì Nhậm tồn tập, (5
tập).
- Tư liệu qua q trình xác minh, đối sánh…
- Tư liệu là những ấn phẩm của của nhiều nhà nghiên cứu, gồm: sách, bài,
báo, tạp chí liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Tư liệu được hậu duệ đời sau con cháu Ngô Thì Nhậm lưu giữ: tộc phả, gia
phả, văn bia.
- Cuối cùng là những cơng trình của nhiều nhà nghiên cứu, các tác giả Việt
Nam, gồm các loại sách chuyên sâu về lịch sử Việt Nam, những kiến thức mang
tính phổ thông của lịch sử dân tộc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra, chúng
tôi dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chúng tôi đã sử dụng triệt để quan điểm sử học Mácxít nhằm đánh giá khách quan,
khơng q thiên kiến hay khiên cưỡng những đóng góp của Ngơ Thì Nhậm đối với
vương triều Quang Trung. Quan điểm sử học Macxít cũng chỉ là kim chỉ nam để
10


chúng tôi xử lý nguồn tư liệu được các sử gia phong kiến biên soạn, trên tinh thần
khoa học, đảm bảo tính lịch sử.
Về phương pháp cụ thể: Trong luận văn chúng tôi chủ yếu sử dụng phương
pháp lịch sử, lơgíc lịch sử, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp liên
mơn… với mục đích khơi phục lại một cách chân thực, khách quan bức tranh tổng
thể về một danh thần của vương triều Quang Trung - Ngơ Thì Nhậm - trong việc
xây dựng, củng cố vương triều này.
5. Đóng góp của luận văn
Theo chúng tơi, luận văn có những đóng góp chính sau đây:
5.1. Đây khơng phải là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về danh nhân Ngơ
Thì Nhậm, nhưng là cơng trình đầu tiên dưới dạng một luận văn chuyên ngành, đi
sâu nghiên cứu danh nhân lịch sử Ngơ Thì Nhậm. Là luận văn đầu tiên dựng lại
một cách có hệ thống bức tranh mang tính tổng thể, tồn diện về những đóng góp
của danh nhân Ngơ Thì Nhậm đối với vương triều Quang Trung. Luận văn đã
khẳng định Ngơ Thì Nhậm là một danh thần có nhiều đóng góp quan trọng và
tồn diện đối với vương triều Quang Trung.

5.2. Luận văn không dừng laị việc mô tả, khôi phục lại bức tranh quá khứ
mà bước đầu đi sâu tìm hiểu, phân tích, lý giải quyết định thức thời, hợp thế của
Ngơ Thì Nhậm khi ơng đến với Tây Sơn - Nguyễn Huệ, góp phần khẳng định sự đi
trước, vượt xa về tư tưởng của ông so với các trí thức đương thời.
Luận văn cịn đi sâu nghiên cứu tính đúng đắn, giá trị của kế hoạch chuyển
quân về Tam Điệp- Biện Sơn của Ngơ Thì Nhậm, tạo thế và lực để Quang Trung
chiến thắng quân Thanh.
Đặc biệt luận văn đã đi sâu nghiên cứu các chính sách ngoại giao thân thiện,
mềm dẻo nhưng sắc sảo của Ngô Thì Nhậm đã giúp vương triều Quang Trung
tránh họa binh đao, nối tình hịa hiếu với nhà Thanh, nhằm bảo vệ thành quả và
củng cố, nâng cao vị thế vương triều Quang Trung.
5.3. Luận văn là cơng trình khoa học, tài liệu tham khảo có giá trị, giúp học
sinh, sinh viên tìm hiểu một số vấn đề về vương triều Quang Trung, về tài năng
11


dụng người của Quang Trung - Nguyễn Huệ, về vai trị vị trí của các bậc qn sư
đối với một vương triều.
5.4. Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích, lý thú cho việc giảng dạy về danh
nhân lịch sử Ngơ Thì Nhậm - một nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp to lớn cho
một triều đại, trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động nữa sau thế kỷ XVIII, mà
đến nay hậu thế chỉ mới biết nhiều về ông trên phương diện văn học. Luận văn cịn
là tài liệu tham khảo bổ ích những giờ dạy thực địa trên hiện trường lịch sử tại một
số đại phương ở Thanh Hố, Ninh Bình. Cuối cùng, luận văn là một cơng trình
khoa học có giá trị thiết thực, góp phần giáo dục truyền thống của gia tộc, dịng họ.
Từ đó thắp sáng thêm niềm tự hào, tinh thần phấn đấu của con cháu dịng họ Ngơ
Thì hơm nay trước tấm gương cống hiến, tài năng của ông cha xưa, mà khơng
ngừng tu dưỡng, học tập, rèn luyện, tích cực tham gia công cuộc xây dựng đất
nước.
6. Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, thư mục Tài liệu tham khảo, nội
dung cơ bản của luận văn gồm ba chương.
Chương 1. Khái quát về bối cảnh lịch sử, dịng họ, thân thế Ngơ Thì Nhậm.
Chương 2. Về với Bắc Bình vương Nguyễn Huệ: quyết định thức thời hợp
thế của Ngơ Thì Nhậm.
Chương 3. Đóng góp của Ngơ Thì Nhậm trong việc hình thành, củng cố
vương triều Quang Trung.

12


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, DỊNG HỌ, THÂN THẾ
NGƠ THÌ NHẬM
1.1. Sự khủng hoảng của quốc gia Đại Việt nửa sau thế kỷ XVIII
Vào giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng
nghiêm trọng cả Đàng trong lẫn Đàng ngồi.
Ở Đàng ngồi, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội đều khơng ổn định và đình
trệ. Về kinh tế, chế độ ruộng đất gần như khơng thể kiểm sốt được. Sau khi các
cuộc đấu tranh của nông dân, chúa Trịnh đã đưa ra chính sách ưu đãi bầy tơi có
cơng trong các cuộc đánh dẹp khởi nghĩa nơng dân. Theo sử cũ, Chúa Trịnh
Doanh cho phép bầy tôi về hàng võ người nào có qn cơng thì ban cấp cho ruộng
đất. Do chính sách ưu đãi này mà số ruộng đất phong cấp cho các công thần lại
nhiều hơn trước, dẫn tới tình trạng cấp phát quá lạm. Thậm chí, lợi dụng chính
sách ban thưởng của chúa Trịnh "nhân dân nhiều người mạo nhận quân công…
người thật, người giả rối loạn khơng biết được". Ruộng đất cơng phục hố lại rơi
dần vào tay bọn cường hào, tham quan. Cụ thể như ở trấn Lạng Sơn, theo báo cáo
của Ngô Thì Sĩ thì: “ruộng đất một nữa bị bọn gian xảo chuyền tay nhau bán, bọn
cường hào kiêm tính; một nữa thì bỏ hoang” [48; 328]. Đồng thời, theo báo cáo

của Diệu quận công Trần Cảnh: "nguyên mấy năm binh lửa, dân sự phiêu lưu, sổ
13


ruộng, văn tự thất lạc, nên những kẻ cường hào chiếm ruộng của người bình dân,
khó xét lắm". Năm 1773, phủ chúa đã có lệnh cấm việc chiếm đoạt ruộng đất của
dân nhưng hầu như khơng có tác dụng. Triều đình có sửa đổi nhưng khơng đủ sức
kiểm sốt. Đúng như nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét: "Quy chế ruộng đất các
đời ở Bắc Hà… đại khái là bỏ mặc cho dân xâm chiếm lẫn nhau" [48; 328].
Bên cạnh đó, thiên tai, mất mùa, đói kém diễn ra liên miên ở các trấn ở
Đàng ngoài. Nạn vỡ đê xẩy ra trầm trọng. Công tác đắp mới, tu bổ đê điều khơng
được chính quyền quan tâm thích đáng, hồn tồn bị động. Nhà nước chỉ cịn biết
dựa vào lịng hảo tâm của nhà giàu để có tiền tu bổ thêm đê điều. Hết lũ lụt lại hạn
hán. Sử Cương mục của triều Nguyễn chép nhiều năm bị hạn hán nghiêm trọng
làm mất mùa như năm 1768 "… giá gạo cao vọt, dân trong kinh kỳ và 4 trấn bị đói
to, thây chết nằm liền nhau". Khắp nơi, xóm làng trở nên tiêu điều, phiêu tán. Theo
Ngơ Thì Sĩ, trong số 9668 làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ đã có đến 182 xã phiêu tán
hồn tồn, 443 xã phiêu tán phần lớn, 373 xã phiêu tán vừa hoặc phải nhập vào xã
khác… “Khâm định Việt sử thông Giám cương mục” cũng chép về cảnh sinh hoạt
của dân chúng hồi cuối Lê: "Mùa thu, năm Bính Thân (1776), đại hạn đồng ruộng
cháy khô, nhà nông không sao làm được cộng việc đồng áng. Những người nghèo
khó hết qua cửa quyền nọ lại đến nhà sang kia không sao kiếm được một chỗ làm
thuê, làm mướn. Vì thế, trộm cướp nổi lên như rươi, khuấy nhiễu dân dã, làm cho
người ta khơng sống n được".
Đã thế Trịnh Sâm cịn ráo riết bịn rút, bóc lột nhân dân thậm tệ. Năm 1773,
Sâm sai sửa lại hộ tịch để tra xét đúng số dân đinh mà đánh thuế, khơng ai được
sót. Lợi dụng cơ hội đó, bọn nịnh thần của Sâm đã "trích phát được hơn 4000 mẫu
ruộng lậu thuế ở miền duyên hải lộ Sơn Nam, bắt đăng ngạch nộp thuế tất cả, nhân
dân rất oán" [1; 403]. Mặt khác, cần tiền để phục vụ cho việc dụng binh của Trịnh
Sâm đi đánh họ Nguyễn nên "Trịnh Sâm càng bóc lột già" [1; 403]. Khởi nghĩa

nông dân lại tiếp tục bùng nổ. Năm 1778, nông dân đồng bằng ven biển Trung Bộ
do các thủ lĩnh Thục Toại, Nguyễn Kim Phẩm, Trần Xuân Trạch cầm đầu đã nổi
đậy đánh phá An Quảng rồi kéo xuống huyện Giao Thuỷ (Nam Định). Trấn thủ
14


Sơn Tây là Ngơ Đình Hồnh đã lệnh đem qn xuống đàn áp, bị nghĩa quân đánh
cho thảm bại. Năm 1785, một cuộc khởi nghĩa lớn do Thiêm Liêm cầm đầu lại nổ
ra ở An Quảng, kéo dài đến lúc quân Tây Sơn ra Bắc. Ở Thái Bình, các vùng
thượng du phía Bắc, nhiều cuộc khởi nghĩa cũng nổ ra, gây cho qn triều đình
nhiều thiệt hại. Có thể nói, lúc này triều đình và nhân dân đã đứng ở hai đầu chiến
tuyến; nhân dân vừa là đối tượng bị bóc lột, vừa là đối tượng bị đàn áp của triều
đình.
Về tình hình chính trị, nội bộ chính quyền Lê - Trịnh ngày càng mâu thuẫn
trầm trọng. Sự khủng hoảng trước hết thể hiện ở sự phá vỡ cơ chế 2 chính quyền
cùng song song tồn tại: vua Lê - chúa Trịnh. Năm 1767, Trịnh Doanh chết, con là
Trịnh Sâm lên thay, chuyên quyền và tàn bạo. Vừa lên chuyên chính, Trịnh Sâm
đã cùng với bọn hoạn quan Hồng Ngũ Phúc âm mưu vu tội cho Lê Duy Vĩ để bắt
giam rồi giết chết, khiến nhiều người bất bình. Mặt khác, nội bộ Trịnh ngày càng
trở nên bê bối. Em Trịnh Sâm là Trịnh Lệ mưu giết anh để cướp ngôi, đã bị bỏ
ngục. Sâm giết Đệ cùng đồng đảng là Phạm Huy Cơ. Sâm say mê Đặng Thị Huệ,
bỏ bê việc triều chính. Ngơi thế tử chưa được phân khiến trong triều, ngồi trấn
lịng người li tán, chia thành bè cánh. Được Trịnh Sâm sủng ái nên mọi công việc
trong triều đều do Đặng Thị Huệ và phe cánh sắp đặt, kể cả việc lập thế tử cho
Trịnh Cán (con trai của Đặng Thị Huệ). Các thế lực của phe phái Đặng Thị Huệ
được dịp nắm hết quyền hành. Em trai Đặng Thị Huệ cũng nhân đó cậy thế làm
càn, khiến kinh thành náo động. Loạn quyền, loạn luật đã xẩy ra trong phủ chúa.
Năm 1782, Trịnh Sâm chết, Trịnh Cán được nối ngôi chúa, được lập làm
Điện đô vương, nhưnng thực chất mọi công việc, quyền hành đều do Hồng Đình
Bảo chun chính. Qn Tam phủ bất bình, mưu nổi dậy. Dựa vào lịng bất bình

của mọi người, Trịnh Khải liên kết với ưu binh khởi sự, giành lại ngôi chúa. Trịnh
Khải nhờ ưu binh mà được lên ngôi nên càng ưu đãi chúng. Được cậy thế, quân
Tam phủ thả sức tung hoành, như sử cũ đã nhận xét: "Từ đấy quyền bính về tay
quan sĩ, chúng uy hiếp, áp bức bọn quan lại, động một tý là doạ sẽ phá nhà, giết
chết. Thậm chí đến việc thay đổi tướng tá văn ban, võ ban đều do miệng quân sĩ
15


nói ra mới xong được". Phủ chúa trở nên rối loạn: qn lính cậy cơng mà coi
thường pháp luật, sinh thói kiêu căng, chúng cịn kéo nhau đi cướp bóc, phá phách
các phố phường, không ai chế ngự nổi. Nhân dân gọi đó là loạn kiêu binh.
Có thể nói, cục diện nhà Trịnh đã suy vong cực độ. Và "loạn kiêu binh" đã
đánh dấu sự tan rã của thế lực này, đồng thời hình thành một cục diện đối lập lớn
giữa nhân dân và quân sĩ, "quân và dân coi nhau như kẻ thù". Trong cục diện đó,
dịng họ Lê tìm cách nâng cao uy thế, mong có ngày khơi phục địa vị xưa. Như
vậy, vào nửa sau thế kỷ XVIII, khắp nơi ở Đàng ngồi, kinh tế, chính trị, xã hội
đều lâm vào khủng hoảng.
Ở Đàng trong tuy các chúa Nguyễn vẫn giữ tình trạng ổn định của xã hội
trong một thời gian khá dài, nhưng rồi những mâu thuẫn cố hữu của chế độ phong
kiến không thể che dấu, khiến Đàng trong cũng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Đặc biệt từ sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát chết năm 1765, giai cấp thống trị
Đàng Trong lại càng trở nên suy đốn. Trải qua 8 đời chú, đến đây các vương triều
chúa Nguyễn lại bị nạn quyền thần lộng hành.
Quyền thần Trương Phúc Loan đã mưu lập Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi
lên ngơi chúa, tự tơn mình là Quốc phó, chun chế bạo ngược, lũng đoạn triều
chính. Những kẻ thân cận của Trương Phúc Loan nắm giữ mọi chức vị trong triều.
Hai con trai của Phúc Loan đều lấy công chúa họ Nguyễn và giữ chức Chưởng
quản và Cai cơ. Bấy giờ trong trong triều họ Nguyễn chia ra hai phe: một bên là
Trương Phúc Loan cùng bọn tôi tớ tay chân, phần nhiều là bọn xu thời dua nịnh,
một bên là phe tôn thất, tức bọn quý tộc cũ bị phe quyền thần đàn áp nên chỉ im

hơi lặng tiếng để cầu thốt thân.
Khơng chỉ thao túng về chính trị, Trương Phúc Loan cịn nắm giữ cả nguồn
tài chính của Đàng Trong. Các nguồn thu lớn của Đàng Trong đều do Phúc Loan
thu và chỉ nộp cho Nhà nước một khoản rất nhỏ. Tệ nạn tham ô tham nhũng, ăn
chơi vô độ trở nên phổ biến trong triều thần. Trương Phúc Loan là kẻ tiêu biểu
nhất cho sự tham lam, bạo ngược và biển lận của tầng lớp quan lại ở Đàng Trong
thời kỳ suy thoái. Phúc Loan hàng năm tham nhũng hàng chục vạn quan tiền, bán
16


quan, buôn tước, bày ra nhiều cách để vơ vét. Vàng bạc, châu báu, gấm vóc, lụa là,
ngựa trâu thì nhiều không kể xiết. "Mỗi năm Phúc Loan bắt binh lính phải nộp đến
5 gánh nặng dây mây để làm lạt thay những chuỗi tiền cũ. Có khi nhà bị lụt phải
phơi vàng trên chiếu mây sáng chói cả sân"[1; 410]. Trong triều từ khi Nguyễn Cư
Trinh vốn là người cương trực chết đi thì khơng cịn ai dám ngăn cản những việc
làm vô lối của Phúc Loan. Các đại thần cũng bê tha không kém, như: Nguyễn Hãn
suốt ngày đêm say rượu, Nguyễn Nghiễm có tới 120 vợ lẽ, nàng hầu, …Và cứ thế,
số quan lại tăng lên không ngừng chỉ với mục đích là đốc thúc thuế khố, bóc lột,
vơ vét của dân. Đến cuối thế kỷ XVIII, bộ máy Nhà nước quân chủ quan liêu ở
Đàng Trong đã trở thành bộ máy ăn bám vô cùng nặng nề, một gánh nặng đè lên
đầu nhân dân lao động.
Tình hình kinh tế, xã hội ở Đàng Trong cũng lâm vào khủng hoảng. Chính
sách khuyến khíh khai hoang ruộng tư và chính sách tự do mua bán ruộng đất của
các chúa Nguyễn đã tạo điều kiện cho sự tích tụ ruộng đất vào tay địa chủ, quan
lại. Tình trạng nơng dân khơng có ruộng diễn ra trầm trọng
Chính sách thuế khoá của chúa Nguyễn đã làm cho cuộc sống của nơng dân
ngày càng khổ cực. Ngồi tơ thuế đối với ruộng đất cịn có nhiều thứ thuế khác
đều được thu bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Thời bấy giờ, Quảng Nam được coi là
trung tâm kinh tế, văn hoá bậc nhất ở Đàng Trong. Chính sự trù phú đó mà Đàng
Trong trở thành trung tâm bóc lột của tập đồn phong kiến Đàng Trong nửa cuối

thế kỷ XVIII. Ở đây các thứ thuế má cực kỳ nặng nề, phiền nhiễu. Đối với mọi thứ
thuế khác, người dân Quảng Nam cũng phải chịu nặng nề hơn cả. Theo Lê Q
Đơn, thì: "mỗi trường thu thuế có tới vài ba mươi người đốc thúc, tra khảo… lại
cịn truy hỏi… cố tình thêm bớt, sinh sự làm khổ dân”. Đối với các thuyền buôn
ngoại quốc và thuyền buôn nội địa bọn chúa tôi nhà Nguyễn đánh thuế rất nặng,
tàu buôn các nước vào buôn bán tại các cảng thị ở Đàng Trong thưa thớt dần. Mặt
khác, các ngành thủ công và thương nghiệp cũng bị kìm hãm. Vua, tơi tìm đủ cách
để chiếm đoạt của dân. dân tình thì phải làm ra vẻ nghèo nàn hơn thực tế, chôn cất
tài sản để khỏi bị hành hạ. Từ đó, việc trao đổi bn bán sút kém nghiêm trọng.
17


Nạn tiền hoang vào cuối thế kỷ XVIII càng đẩy mạnh thêm nguy cơ suy sụp
của nền kinh tế Đàng Trong. Lúc đầu nhà nước giữ độc quyền đúc tiền, rồi sau đó
lại cho phép những người có quyền thế giàu có được mở lị đúc tiền. Đúc tiền trở
thành một nghề kinh doanh thu lãi. Đặc biệt khi Đàng Trong "buộc phải dùng kẽm
để đúc tiền" [32; 411] mà "lấy đồng tiền kẽm thì chóng hư… cho nên dân đua nhau
chứa thóc mà khơng chứa tiền"(theo Dật sĩ Ngơ Thế Lân). Trước tình hình đó, dân
Gia Định nhiều thóc không bán lấy tiền mà thương nhân cũng không muốn đổi
hàng hố lấy tiền kẽm. Đồng tiền mất giá, khơng thể lưu thơng. Do vậy, bn bán
khơng thơng, thóc gạo miễn Nam không ra được Thuận Quảng, làm cho giá gạo ở
đây cao vọt lên chưa từng có.
Nhà nước đã bỏ lơi chức năng chăm lo đến nông nghiệp, lũ lụt, hạn hán
thường xuyên xẩy ra. Ruộng đồng hoang hoá ngày càng nhiều. Đói kém xẩy ra là
điều khơng tránh khỏi. Năm 1752, một nạn đói lớn, dân bị chết đói rất nhiều. Từ
năm 1769, trong khoảng 4 - 5 năm liền, đói kém diễn ra liên miên.
Nơng dân đã trở thành nạn nhân của thiên tai và các chính sách bóc lột nặng
nề. Cuộc sống của người dân vơ cùng cực khổ. Nhiều cuộc bạo động vũ trang đã
nổi lên, trong đó nổi lên cuộc bạo động của "chàng Lía" ở Quy Nhơn (Bình Định).
Hành động chủ yếu của nghĩa quân là cướp của nhà giàu, lấy thóc gạo, của cải chia

cho người nghèo. Cuối cùng cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Tuy nhiên những mâu
thuẫn chất chứa trong xã hội Đàng trong đã lên đến đỉnh điểm. Chế độ phong kiến
Đàng trong bước vào giai đoạn suy tàn, chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa nông dân
vĩ đại, tạo ra những đổi thay to lớn về sau.
Tóm lại, cuối thế kỷ XVIII, quốc gia phong kiến Đại Việt lâm vào khủng
hoảng trầm trọng. Đất nước tiếp tục bị chia cắt. Giai cấp thống trị ở hai miền đất
nước đều thối nát, ươn hèn. Quảng đại dân chúng trong cả nước cùng cực. Điều đó
sẽ "khơng sao tránh khỏi một cuộc biến cách lớn" [37; 28] nhằm thay đổi thời
cuộc. Cuộc biến cách đó sẽ tạo ra những đổi thay lớn đối với vận mệnh quốc gia
dân tộc, tạo ra những bước ngoặt lớn trong cuộc đời của nhiều sĩ phu đương thời,
trong đó có Ngơ Thì Nhậm.
18


1.2. Ngơ Thì Nhậm: gia tộc và thân thế
1.2.1. Dịng họ Ngơ - dịng họ danh gia vọng tộc đất Bắc Hà
Dịng họ Ngơ đến lập nghiệp tại Tả Thanh Oai đã nhiều đời nhưng Ngô Gia
thế phả cũng chỉ coi từ đời cụ Phúc Cơ (khoảng đầu thế kỷ XVI) là người mở đầu
cho dịng họ Ngơ ở Tả Thanh Oai. Năm Giáp Ngọ, cháu đời thứ 12 là Ngọ Phong,
họp họ xin đặt thụy hiệu tôn làm Triệu tổ.
Đời thứ 2 là cụ Mỹ Đức, giữ chức Cao Sơn cục chính trưởng.
Đời thứ 3 là cụ Hồng Nghị, tự Minh Dực tướng quân.
Đời thứ 4 là cụ Cẩn Tiết, Nho sinh trúng thức. Bắt đầu từ đây dòng họ Ngô
chia ra làm 2 chi Giáp và chi Ất. Ngơ Thì Nhậm thuộc chi Giáp.
Ngơ gia thế phả ghi chép được 15 đời. Theo Cao tổ Ngọ Phong công viết:
"Từ cụ Cẩn Tiết trở về sau, đời đời giữ việc đao bút, vừa cầy vừa học… từ nghề
làm Lại đổi ngay sang nghiệp Nho, rồi văn chương của họ ta kế tiếp nhau nổi danh
thiên hạ từ đấy" [16; 559 - 560]. Đời nào cũng có người đỗ đạt, làm quan trong
triều hay ngoài nội.
Từ đời thứ 5 trong dịng họ Ngơ, các cụ tổ khảo đều đỗ đạt thành danh. Tổ

khảo đời thứ 5 là Ninh Sơn chủ bạ, Ngô quý công, hiệu Phúc Nguyên sinh, thi đỗ
Thư toán, năm Quang Bảo thứ 8 triều Mạc (1551), được bổ chức chủ bạ huyện
Ninh Sơn.
Tổ khảo đời thứ 6 là Tiến công thứ lang, Ngô quý công, hiệu Khê tiên sinh,
đỗ thư toán, giữ chức Huyện thừa huyện Quỳnh Côi.
Tổ khảo đời thứ 7 là Chủ bạ Ngô quý cơng, hiệu trực thành phủ qn, đỗ thư
tốn.
Tổ khảo đời thứ 8 là Quốc nhiên học Ngô Quý Công, tự Phúc Diên, hiệu An
Tĩnh phủ quân.
Tổ khảo đời thứ 9 là Quang tiến thận lộc đại phu, Phụng Tiêu phủ tri trung,
tước Thịnh Lộc nam, Ngô quý công, tư Thông Đạt, hiệu Nhã Thực phủ quân, đỗ
đầu thư toán khoa Tân Mão, được chọn làm chức Nhập thị nội thư tả bộ Binh
phiên, sau đó được ban chức Thủ hợp thuỷ sư, Tri trung phủ Phụng Thiên.
19


Thiếu tổ khảo đời thứ 10 là Cận lang Đại uý tự tự thừa Ngô quý công, tự
Khiêm Văn, hiệu Đan Nhạc tiên sinh. Năm Giáp Ngọ, cụ 36 tuổi đỗ Hương tiến.
Năm 56 tuổi làm hồng lô tự ban. Năm 64 tuổi làm tri huyện Anh Sơn. Năm 82 tuổi
cụ được nhà vua ban tặng là "Kỳ lão".
Tổ khảo thứ 11, Ngô quý công, tự Thuần Mỹ, hiệu Tuyết Trai tiên sinh.
Năm 24 tuổi đỗ Hương tiến á nguyên. Năm Q Sưu thi tiến sĩ khơng đỗ, từ đó
khơng theo đường khoa cử nữa. Cụ mất, được tặng Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại
phu, Tuyên Quang đẳng xứ, Tán trị thừa chính sứ ti tham nghị, tước Phong Trạch
bá, tặng thêm Thái bộc tự khanh.
Hiển cao tổ đời thứ 12, tước Khánh Diên hầu, Ngô quý công, tự Thế Lộc,
hiệu Ngọ Phong tiên sinh, được phong Thượng đẳng phúc thần, ôn bác hậu thành,
văn dụ khuông vận, phù đạo xương trạch, hộ quốc bảo dân, hồng liệt Đại
vương.Cụ Ngọ Phong là thân sinh của Ngơ Thì Nhậm. Thủa nhỏ cụ vốn học giỏi
có tiếng, sức học hơn người. Năm Mậu Ngọ thi đậu trường quận. Năm Quý Hợi đỗ

đầu thi Hương. Về sau thi đỗ Hội nguyên, thi Đình đỗ Hồng Giáp đình ngun,
được triều đình phong nhiều chức: Đốc đồng Thái Nguyên, Đông các hiệu thư,
Hiến sát sứ Thanh Hoa.
Hiển tằng tổ khảo đời thứ 13, Ngô tướng cơng, tự Hy Dỗn, hiệu Đạt Hiên
tiên sinh, h Nhậm là một trong nhiều người nổi bật của dòng dọ Ngơ. Ngơ Thì
Nhậm đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mão (1775), được phong: Dực vận công thần, Đặc tiến
kim tử vinh lộc đại phu. Thị trung đại học sỹ, Tư quốc tử giám Kiêm Tri mật thư,
Hàn lâm viện Thư quốc sử tổng tài, Binh bộ thượng thư.
Hiển thiếu Tổ khảo đời thứ 14 là Ngô công, Quốc Tử Giám sinh, tự Tử Thị,
hiệu Dưỡng Hiên, thuỵ Trang Nghị tiên sinh, đỗ Hương cống ở Linh Đường.
Hiển khảo đời thứ 15 là Văn Lâm cư sỹ, Ngô quý công, tự Cường Phủ, hiệu
Thanh Xuyên tiên sinh. Thủa nhỏ được theo học nhiều người. Lớn lên, mấy lần thi
ở trường huyện đều đứng đầu, có thể nối được tiếng thơm của tiên tổ.
Không chỉ các cụ ông mà các cụ bà về làm dâu họ Ngô, đức hạnh cũng nổi
bật không kém. Như bà Từ Trang, bà Từ Nghi goá bụa từ tuổi thanh xuân, nhưng
20



×