Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.35 KB, 2 trang )
Rủi ro trong đầu tư trái phiếu chuyển đổi
Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) để tăng vốn đang dần trở
thành một kênh huy động vốn mới đối với nhiều ngân hàng và doanh
nghiệp. Tuy nhiên, đầu tư là có may rủi. Vậy, nhà đầu tư cũng nên thử
xem khi nắm giữ loại trái phiếu này tiềm ẩn những rủi ro gì?
Gần đây, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đón nhận một làn sóng đầu tư mới vào
TPCĐ của một số ngân hàng và doanh nghiệp. Điển hình như TPCĐ của Ngân hàng Ngoại
thương (VCB), kế hoạch phát hành 3.000 tỷ đồng TPCĐ của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cũng đang triển khai kế
hoạch phát hành TPCĐ. Gần đây, trên thị trường cũng đã chứng kiến sự thành công trong việc
phát hành TPCĐ của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII). Như vậy, TTCK VN
đã có thêm một sản phẩm mới giúp các nhà đầu tư lựa chọn. Nhưng đâu là rủi ro mà nhà đầu tư
cần lưu ý trong quá trình đầu tư của mình?
Sự kiện phát hành TPCĐ của VCB đã gây nhiều tranh cãi về các rủi ro trong việc nắm giữ trái
phiếu này. Những tranh cãi xoay quanh vấn đề rủi ro về giá chuyển đổi do VCB ngay từ đầu mập
mờ không xác định rõ mức giá, kể cả rủi ro về thời gian chuyển đổi phụ thuộc vào tiến trình cổ
phần hóa, thêm vào đó là rủi ro về việc chưa xác định tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu thành cổ
phiếu… Nói chung, những rủi ro này các nhà đầu tư trên thị trường đều đã biết. Tuy nhiên, còn
một rủi ro mang tính “kỹ thuật” chưa được nói đến và đang tồn tại do những bất cập trong vấn đề
luật định nhằm bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư nắm giữ TPCĐ (trái chủ) vào thời điểm chuyển
đổi.
Luật pháp ở các nước thường định nghĩa “vốn cổ phần” là tính trên mệnh giá hoặc vốn tính trên
giá bán. Ở nước ta hiện nay chưa có định nghĩa chính thức về vấn đề này, do đó trên thị trường
thường thấy các công ty phát hành cổ phiếu “thưởng”. Như vậy, với bất cập này nhà đầu tư sẽ
gặp rủi ro trong vấn đề giá cổ phiếu tại thời điểm chuyển đổi, cho dù tỷ lệ chuyển đổi đã được ấn
định như phương án phát hành TPCĐ của một số ngân hàng và doanh nghiệp.
Thực tế là trước thời điểm chuyển đổi, các cổ đông hiện hữu của công ty thực hiện phát hành cổ
phiếu “thưởng” từ vốn thặng dư (phần chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu). Thực
chất “kỹ thuật” này không làm tăng giá trị doanh nghiệp, mà chẳng qua làm tăng số lượng các “tờ
giấy”, xét về mặt hạch toán thì đây là một bút toán chuyển từ tài khoản thặng dư vốn sang vốn
điều lệ mà thôi. Vì thế, việc phát hành cổ phiếu “thưởng” đã làm giá mỗi cổ phiếu sau khi