Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Quy ước ngầm trong thiết kế web doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.49 KB, 2 trang )

Quy ước ngầm trong thiết kế web
Quy ước làm cho công việc của các nhà thiết kế đơn giản hơn, bởi
vì chúng ta không phải sáng tạo ra những giải pháp mới cho những
trường hợp đơn giản và cho phép chúng ta tập trung vào những
điều chi tiết hơn.
Một trong những kỹ năng quan trọng trong thiết kế có hiệu quả là
biết đánh giá đúng chức năng của những quy ước hiện hành và áp
dụng chúng một cách triệt để để có hiệu quả cao nhất.
Vậy quy ước đó là gì?
Nó có thể là màu sắc, hình dáng, pattern, giao diện, kiểu font qua thời gian nó mang ý nghĩa mà
bản thân nó không phải nói ra. Trong lĩnh vực thiết kế web hiện nay có khoảng vài trăm quy ước
mà bạn có thể đã biết. Một vài ví dụ cơ bản bạn có thể thấy là:
Ở nhiều nơi trên thế giới, một biển báo giao thông màu vàng có nghĩa là "cảnh báo". Qua thời gian
nó đã trở thành một quy ước trong các phần mềm. Một vùng của màn hình có hình nút bấm (hình
vuông và nổi lên kiểu 3D một chút) đã được quy ước là sẽ có gì đó xảy ra khi bạn nhấp chuột vào
nó. Dạng nút này bắt chước những thiết bị điẹn tử như là đài radio, tivi và máy tính. Bằng cách
thiết kế một nút dạng như nút bấm nó lập tức gợi lên trong người đọc "Ah! nút bấm > Tôi có thể
bấm > Sẽ có điều gì xảy ra.
Những phiên bản trước đây của các trình duyệt web mặc định những đường link là màu xanh và
gạch chân. Quy ước này đã tồn tại cả thập kỷ nay, cho dù nó không phải là định dạng dễ đọc nhất.
Nếu bạn muốn quay lại trang chủ của một trang web, trước hết bạn sẽ nhìn lên góc trên bên trái
của màn hình để tìm logo hoặc nút bấm có chữ "Trang Chủ". Không ai dạy cho bạn điều này cả,
bạn học được điều này từ kinh nghiệm lướt web của mình.
Nếu bạn nhìn thấy một tập hợp |Những Từ| |Được Chia| |Cắt bởi| |Những đường| |Thẳng Đứng| ở
dưới cuối cùng của trang web, bạn lập tức cho rằng đó là một tập hợp các đường link chung của
trang web mà bạn đang xem thông tin. Một vòng tròn bao quanh một nút chấm than giúp người
đọc hiểu nhanh hơn gấp bội lần một chữ "Cảnh Báo". Những dạng này rất hứu ích bởi vì nó giúp
bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Vậy có nghĩa là bạn phải luôn luôn dùng những quy ước đã tồn tại? Không! thường thì bạn không
chọn những quy ước chung này.
Những điều đó là quy ước, và như những quy ước tốt nhất, chúng thường bị vi phạm hoặc "lách


luật". Điều khó của các designer là biết được khi nào đi ngược lại những quy ước này sẽ bất lợi
cho họ, và khi nào thì những quy ước này nên được lập lại. Cũng giống như bất cứ hệ thống quy
ước nào, bạn trước hết phải hiểu luật và sau đó là chọn được cách nào là tốt nhất để tuân theo
luật đó. Một điều rất quan trọng cho những designer là biết cách tránh sử dụng những quy ước sai
cách!
Lấy ví dụ về web ở trên
Có một lần tôi thiết kế cho một khách hàng, anh ta muốn tôi thể hiện một tam giác màu vàng
nhưng lại là link cung cấp thông tin cho người dùng. Tuy nhiên, thông tin lại không phải là "Cảnh
Cáo", đây là một dạng gây hiểu nhầm.
Một lần khác tôi gặp một giao diện sử dụng nút 3D trên cùng gần banner. Thanh "navigation" đó
cũng hiển thịn ngày. Để cho cùng một kiểu, anh bạn đó đã cho hiển thị ngày tháng trong một vùng
cũng được bevel. Mặc dù đó rõ ràng chỉ là ngày tháng, nhưng người ta cứ cố gắng nhấp vào đó,
bởi vì nó nói "Tôi là nút bấm > Bấm tôi > Sẽ có điều gì xảy ra. Tôi đã khuyên anh bạn đó bỏ cái đó
đi và chỉ giữ thanh "navigation" đó cho đường liên kết.
Nếu bạn sử dụng những dạng chữ màu xanh và có gạch chân, người ta sẽ nhấp chuột vào đó.
Nếu đó không phải là đường liên kết thì điều đó là không cần thiết. Có một điều được ngầm định
rằng, logo thể hiện cho toàn bộ trang web phải được đặt ở góc trên bên trái của mỗi trang. Đây là
nơi mà người ta hay chú ý và được nhắc nhở là họ đang ở đâu. Nếu logo được đặt ở một nơi nào
khác, thì nó sẽ mất nhiều công hơn cho designer muốn người đọc hiểu được ý đồ của mình.

×