Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hó ở bệnh nhi viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuối tại bệnh viện nhi khoa thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Lê Thị Thúy Hường

SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ, SINH HÓA
Ở BỆNH NHI VIÊM PHỔI TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
(Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm)

Nghệ An, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Lê Thị Thúy Hường

SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ, SINH HÓA
Ở BỆNH NHI VIÊM PHỔI TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐÌNH QUANG

Nghệ An, 2011


i

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập, nghiên cứu đến nay tơi đã hồn thành luận văn tốt
nghiệp. Tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các cá nhân và cơ quan đã giúp
đỡ tôi trong thời gian qua.
Lời đầu tiên cho tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Đình
Quang đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong q
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu, nhiệt tình của Bác sĩ Lê
Tuấn Anh, kĩ thuật viên Hoàng Khắc Lượng và các y, bác sĩ của bệnh viện Nhi
Thanh Hố.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tới:
- Ban giám đốc bệnh viện Nhi Thanh Hoá
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Vinh
- Bộ mơn Động vật - Sinh lí, khoa sinh học, trường Đại học Vinh.
- Các thầy cô giáo và cán bộ khoa ĐT Sau đại học - Trường Đại Học
Vinh
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình học tập
và hồn thành đề tài.
Dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót. Tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè học
viên.

Nghệ An , thỏng 12 nm 2011
Tỏc gi
Lê Thị Thuý Hờng


ii

MỤC LỤC
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn
Danh mục các bảng trong luận văn
Danh mục các hình trong luận văn
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lí bộ máy hơ hấp trẻ em
1.2. Tình hình viêm phổi trên thế giới và Việt Nam
1.3. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây viêm phổi trẻ em
1.4. Cơ chế bệnh sinh của viêm phổi
1.5. Các dấu hiệu thay đổi một số chỉ số nghiên cứu ở bệnh nhi viêm phổi
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá
2.6. Thiết kế nghiên cứu
2.7. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

3.2. Sự thay đổi một số chỉ số sinh lí và huyết học ở bệnh nhi viêm phổi
3.3. Sự phân bố nồng độ hs-CRP huyết thanh
3.4. Mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP với một số chỉ số sinh lí và
huyết học
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang
i
ii
iii
iv
v
1
3
3
4
10
19
19
26
26
26
26
27
27
28
28
30

30
33
37
40
45
46
52


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Tên viết tắt
BVSKTE:
CS:
Hs-CRP:
NEUT:
NKHHCT:
SARS:
UNICEF:
WBC:
WHO:

Tên đầy đủ
Bảo vệ sức khoẻ trẻ em
Cộng sự
High Sensitivity C-Reactive Protein
( Protein C có độ nhạy cao)
Neutrophilia (Bạch cầu trung tính)

Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính
Severe Acute Respiratory Syndrome
(Hội chứng suy giảm hơ hấp cấp tính)
United Nations International Children's Emergency Fun
(Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc)
White blood cell (Bạch cầu)
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN


iv

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Tình hình viêm phổi vào viện năm 2001

6

1.2

Tình hình viêm phổi vào điều trị tại bệnh viện Nhi Thanh Hoá

7


1.3

Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp huyết thanh chẩn đoán

11

1.4

Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang

11

1.5

Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp huyết thanh chẩn đoán và
miễn dịch huỳnh quang

12

1.6

Các vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp ở trẻ em

13

1.7

Kết quả vi khuẩn cấy dịch thanh khí quản dương tính


13

1.8

Sự thay đổi nhịp thở ở bệnh nhi viêm phổi

22

1.9

Sự thay đổi mạch ở bệnh nhi viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi

22

3.1

Phân bố bệnh nhi được nghiên cứu theo tuổi và giới

30

3.2

Sự thay đổi nhiệt độ của bệnh nhi viêm phổi

33

3.3

Thay đổi nhịp thở theo độ tuổi ở bệnh nhi viêm phổi


34

3.4

Độ nhạy của nhịp thở trong chẩn đoán viêm phổi

35

3.5

Thay đổi mạch ở bệnh nhi viêm phổi nghiên cứu theo độ tuổi

36

3.6

Sự thay đổi số lượng bạch cầu và bạch cầu đoạn trung tính

36

3.7

Phân bố nồng độ hs-CRP trong huyết thanh ở bệnh nhi

38

3.8

Phân bố nồng độ hs-CRP huyết thanh theo X-quang viêm phổi


39

3.9

Phân bố nồng độ hs-CRP huyết thanh trung bình theo X-quang

39


v

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Hình số

Tên hình

Trang

1.1

Phân tử hs-CRP

25

3.1

Phân bố tỉ lệ bệnh nhi theo nhóm tuổi

31


3.2

Phân bố tỉ lệ bệnh nhi theo giới

32

3.3

Phân bố tỉ lệ bệnh nhi theo địa dư

32

3.4

Tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với tần số thở lúc
vào viện

40

Tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với nhiệt độ lúc
vào viện

41

Tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với số lượng bạch
cầu máu ngoại vi

42


Tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với tỉ lệ bạch cầu
đoạn trung tính .

43

3.5
3.6
3.7


1

MỞ ĐẦU
Viêm phổi là loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và là một trong những nguyên
nhân hàng đầu về mắc bệnh và gây tử vong cho trẻ. Theo ước tính của tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) hàng năm có gần 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên tồn thế giới tử
vong, trong số đó 4,3 triệu trẻ tử vong vì nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính (NKHHCT)
mà chủ yếu là viêm phổi, mỗi ngày có khoảng 10.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì viêm
phổi và thường tập trung ở các nước thuộc vùng Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ La Tinh
[6]. Tỉ lệ mắc viêm phổi trẻ em ở các nước phát triển và đang phát triển là như nhau,
nhưng tỉ lệ tử vong thì có sự khác biệt rõ rệt, cao gấp 30 lần ở các nước đang phát
triển. Trẻ càng nhỏ thì tỉ lệ tử vong càng cao. Ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều trẻ dưới
5 tuổi tử vong vì viêm phổi, ước tính mỗi năm có khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi
tử vong do viêm phổi [6], [33], [30].
Do tầm quan trọng của vấn đề, năm 1991 WHO đã mở hội nghị thế giới tại
Washington với sự tham gia của 93 nước, xác định mục tiêu làm giảm tỉ lệ tử vong
trẻ em do viêm phổi ở phạm vi trên toàn thế giới [41], [30], [14]. Mặc dù vậy, căn
bệnh này hiện nay vẫn là nguyên nhân gây mắc bệnh và tử vong nhiều nhất cho trẻ
dưới 5 tuổi, trong đó hơn 90% là do viêm phổi [59], [30].
Từ năm 1984, Việt Nam đã thực hiện chương trình quốc gia phịng chống

NKHHCT trẻ em dưới 5 tuổi [7]. Chương trình đã triển khai thực hiện trên nhiều lĩnh
vực ứng dụng, nghiên cứu khoa học, nhằm mục tiêu làm giảm tỉ lệ tử vong do viêm
phổi trẻ em. Tuy nhiên, đến nay tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do viêm phổi vẫn còn khá
cao, đặc biệt là trẻ từ 0 tuổi đến 5 tuổi [58], [39]. Có nhiều yếu tố tác động đến tình
hình này như: tình trạng ơ nhiễm mơi trường, tình trạng suy dinh dưỡng, lạm dụng
kháng sinh và khả năng phát hiện viêm phổi của cha mẹ còn hạn chế [46], [30].
Việc tìm nguyên nhân gây bệnh viêm phổi được tổ chức Y tế thế giới quan
tâm và nhiều nước tiến hành nghiên cứu, trong đó có Việt nam. Bằng nhiều phương
pháp và kĩ thuật: nuôi cấy dịch chọc hút màng phổi, cấy máu, cấy dịch khí phế
quản,... đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ, có tác dụng trong việc chọn lựa kháng
sinh phù hợp cho phác đồ điều trị [24], [30]. Việc chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em chủ
yếu dựa vào dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và X-quang ngực. Các xét nghiệm giúp
xác định tác nhân gây bệnh như cấy vi khuẩn, phân lập virut, PCR...) chưa thể tiến
hành rộng rãi, kết quả thường chậm, khơng hữu ích cho việc hướng dẫn kháng sinh
sớm và hợp lí ngay lúc vào viện. Vì vậy đã có nhiều nghiên cứu thiết lập mối liên hệ
giữa lâm sàng, X-quang ngực, công thức bạch cầu, tốc độ lắng máu, Procalcitonin và
gần đây là hs-CRP huyết thanh (High-sensitivity C-Reactive Protein/CRP độ nhạy
cao) nhằm sớm định hướng tác nhân gây bệnh để giúp cho việc chẩn đoán, theo dõi


2

điều trị và tiên lượng mức độ nặng của bệnh [34], [26]. Hs-CRP là dạng protein-C
xuất hiện trong trường hợp bị viêm nhiễm, được tổng hợp qua trung gian các cytokin.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong viêm phổi thì nồng độ hs-CRP huyết thanh tăng rất
nhiều so với giới hạn bình thường và tăng cao trong trường hợp bị viêm phổi nặng do
vi khuẩn. Hs-CRP có nhiều ưu điểm hơn các xét nghiệm cận lâm sàng khác, vốn
thường bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố và trở về bình thường chậm hơn dù đã hết
phản ứng viêm. Hs-CRP là một xét nghiệm mới có thể đo CRP ở nồng độ rất thấp
trong máu [26] [27].

Ở trong nước nói chung và Thanh Hố nói riêng, vẫn cịn ít nghiên cứu đề cập
đến sự biến đổi nồng độ hs-CRP huyết thanh trong viêm phổi ở trẻ em. Đối với trẻ
em bị viêm phổi thì nồng độ hs-CRP huyết thanh, chỉ số sinh lí, huyết học thay đổi
như thế nào và chúng có mối tương quan với nhau ra sao vẫn còn là một bí ẩn. Xuất
phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự biến đổi một
số chỉ tiêu sinh lí, sinh hố ở bệnh nhi viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện
nhi Thanh Hoá”. Hi vọng rằng đề tài này sẽ góp phần vào việc chẩn đốn, theo dõi
điều trị và tiên lượng bệnh viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại tỉnh Thanh
Hoá và là tài liệu tham khảo hữu ích cho y học trong cả nước.
Mục tiêu của đề tài:
1. Đánh giá sự thay đổi của một số chỉ số: nhiệt độ, mạch, nhịp thở, số lượng
bạch cầu và bạch cầu đoạn trung tính ở bệnh nhi viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi;
2. Khảo sát nồng độ hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhi viêm phổi từ 2 tháng đến 5
tuổi;
3. Tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP với một số chỉ số nghiên cứu
nói trên.
Nội dung của đề tài:
1. Đo nhịp thở, nhiệt độ, mạch đập để xác định các chỉ số hình thái, sinh lí
nghiên cứu;
2. Chụp X-quang ngực để xác định hình ảnh viêm phổi;
3. Xét nghiệm hố sinh máu xác định nồng độ hs-CRP huyết thanh;
4. Xét nghiệm huyết học xác định số lượng bạch cầu và tỉ lệ bạch cầu đoạn
trung tính;
5. So sánh các chỉ số sinh lí, sinh hóa nghiên cứu của bệnh nhi với trẻ bình
thường.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lí bộ máy hơ hấp trẻ em
Được hình thành từ trong bào thai nhưng sau khi sinh bộ máy hô hấp của trẻ
em vẫn chưa hoàn chỉnh và chỉ trưởng thành ở người lớn [4], [3].
- Mũi và khoang hầu của trẻ em tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi
hẹp, niêm mạc mũi mỏng mịn, giàu mạch máu nên dễ bị xung huyết, chức năng hàng
rào bảo vệ rất yếu bởi khả năng sát trùng với niêm dịch còn kém nên ở trẻ nhỏ dễ bị
nhiễm khuẩn mũi họng. Từ 2 tuổi một số xoang như xoang sàng, xoang bướm mới
hình thành và phát triển.
- Khoang họng hầu thường hẹp, ngắn và có hướng thẳng đứng. Cấu tạo sụn
thường mềm và phát triển nhất trong năm đầu và tuổi dậy thì, tổ chức Lympho ở
niêm mạc họng chưa phát triển nên dễ bị nhiễm trùng. Hạch hạnh nhân phát triển tối
đa từ 4 - 10 tuổi và teo dần từ tuổi dậy thì.
- Thanh quản ở trẻ càng nhỏ thì càng hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng
sụn mềm và dễ biến dạng nên trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn đường hơ hấp, niêm mạc
thanh khí phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và biến dạng trong q trình bệnh lí.
- Phổi ở trẻ em lớn dần theo tuổi, trọng lượng phổi sơ sinh là 50 - 60g (khoảng
1/34 - 1/54 trọng lượng cơ thể). Đến 6 tháng tuổi tăng gấp 3 lần và đến 12 tuổi tăng
gấp 10 lần so với lúc sơ sinh. Thể tích phổi trẻ em tăng nhanh từ 65 - 67 ml, lúc mới
sinh tăng gấp 10 lần lúc 12 tuổi. Các phế nang lúc chào đời từ 24 - 30 triệu phế nang,
đến 8 tuổi đạt 300 triệu và khoảng 600 - 700 triệu ở người trưởng thành. Phổi ở trẻ
em nhất là trẻ nhỏ có nhiều mạch máu, các mạch bạch huyết và các sợi cơ nhẵn nên
phổi có khả năng co bóp lớn và tái hấp thu các dịch trong phế nang nhanh chóng hơn.
Nhưng phổi trẻ em ít tổ chức đàn hồi, đặc biệt là xung quanh các phế nang và thành
mao mạch. Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động
kém, dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng, giãn các phế nang khi bị viêm phổi, ho gà,... [4],
[22], [21].
Những cử động hô hấp đều do trung tâm hô hấp nằm ở hành tuỷ điều khiển,
có tính chất tự động và nhịp điệu. Nhu cầu chuyển hoá của trẻ em mạnh hơn người
lớn do sự tăng chuyển hoá cho quá trình phát triển nên nhu cầu oxi của trẻ cũng rất

cao, song trong q trình đó sự sản sinh CO2 cũng tăng lên. Do đó, để đáp ứng nhu
cầu oxi rất cao và đào thải CO2 nhanh thì trẻ thở nhanh hơn. Điều này dễ làm trẻ suy


4

hô hấp và kiệt sức khi bị nhiễm trùng tại phổi [4], [22].
Như vậy, với cấu trúc giải phẫu và sinh lí bộ máy hơ hấp chưa hồn thiện, trẻ
em dễ bị nhiễm các loại bệnh, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng ở phổi.
1.2. Tình hình viêm phổi trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình mắc bệnh và tử vong
1.2.1.1. Tình tình trên thế giới
Hội nghị quốc tế về chống nhiễm khuẩn hô hấp lần thứ nhất tổ chức tại
Washington tháng 12 năm 1991, đã cho biết hàng năm trên thế giới khoảng 4 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi mắc các bệnh phổi cấp tính do nhiễm khuẩn, trong đó chủ yếu là do
viêm phổi, trẻ càng nhỏ tỉ lệ tử vong càng cao [6], [30]. Theo Berman (1991) ở các
nước đang phát triển tỉ lệ tử vong là trên 50% ở trẻ dưới 1 tuổi [44].
Năm 2000 theo các số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính hàng
năm có khoảng 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi, 90% trong số đó có
thể được cứu sống nếu được điều trị kịp thời, 70% số trẻ tử vong là ở Châu Phi và
Đông Nam Á [32].
Năm 2005 theo số liệu của WHO nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính (NKHHCT) ở
trẻ em có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở hầu hết các nước trên thế giới. Trẻ càng nhỏ thì tỉ
lệ mắc bệnh càng cao, trong đó viêm phổi chiếm tỉ lệ cao ở các nước đang phát triển
và khoảng 20% trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do nhiễm khuẩn đường hơ hấp dưới, trong
đó 90% là do viêm phổi [27], [34], [42].
Về tần suất mắc bệnh, gần như khơng có sự khác nhau giữa các nước kinh tế
phát triển và đang phát triển. Tần suất mắc bệnh trung bình một trẻ một năm là từ 5 8 lần và thời gian kéo dài của một đợt mắc bệnh là từ 7 - 9 ngày [14], [37], [4]. Tuy
nhiên, khoảng 1/3 các trường hợp, bệnh sẽ diễn biến thành viêm phổi và cần phải
được điều trị cẩn thận bằng cách cho trẻ uống thuốc kháng sinh thích hợp để tránh

những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong [4], [6].
Nghiên cứu dịch tễ học về NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Tripura, Deb
(1998) đã có nhận xét: số lần mắc NKHHCT hàng năm ở vùng thành thị lớn hơn so
với vùng nông thôn. Tỉ lệ mới mắc bệnh NKHHCT ở nông thôn hàng tháng là
17,67%, ở thành thị là 23%. Tỉ lệ mới mắc bệnh viêm phổi là 16 trong số 1000 trẻ ở
vùng thành thị và là 1 trong số 1000 trẻ ở vùng nông thôn [47].
Ostotapchuk và cộng sự (2004) nghiên cứu về viêm phổi trẻ em, các tác giả
nhận xét: Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là một trong những hoàn cảnh nhiễm


5

khuẩn nghiêm trọng phổ biến nhất xảy ra ở trẻ em, với tỉ lệ mới mắc bệnh hàng năm
từ 34 - 40 trường hợp trong mỗi 1000 trẻ em ở Châu Âu và Bắc Mĩ [58].
Hội nghị Washington (1997) đã thông báo tần suất mắc bệnh viêm phổi trẻ
em: ở Gadchiroli Ấn Độ là 13 lần/trẻ/năm; ở Basse Gambia là 17 lần/trẻ/năm; ở
Marague (Kenia) là 18 lần/trẻ/năm; ở Bangkok Thái Lan là 7 lần/trẻ/năm; ở Chapel
Hill Hoa Kì là 3,6 lần/trẻ/năm; ở Seattle là 3 lần/trẻ/năm. Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì ở
San Jose Costarica là 5,9 lần/trẻ/năm; ở Ibadam Nigieria là 7,5 lần/trẻ/năm; ở Cruz
Guatemala là 8,3 lần/trẻ/năm; ở New Deli Ấn Độ là 5,6 lần/trẻ/năm; ở Tacumseh Hoa
Kì là 6,1 lần/trẻ/năm; ở Seattle Hoa Kì là 4,5 lần/trẻ/năm [41].
Khairulddin và cộng sự (1999) đã nghiên cứu dịch tễ học các bệnh do nhiễm
Hemophilus influenzae ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Kelantan, kết quả cụ thể như sau:
Viêm phổi đơn thuần: 29,5%, viêm phổi phối hợp: 13,5% [53]. Tại Puyde-dome
Cộng hoà Pháp, Laurichesse (2002) đã phát hiện tỉ lệ mới mắc bệnh do phế cầu
khuẩn xâm nhập hàng năm đã tăng lên từ 5,5 trường hợp (1994) đến 9,3 trường hợp
trong số 10000 người (1998) [56].
Về tình hình trong bệnh viện, viêm phổi hầu như bao giờ cũng chiếm tỉ lệ cao
nhất theo WHO (1997) ở Sao Paulo Brazil là 41,8%; ở London, Anh 30,5% và ở
Herton, Autralia 34,0% [41].

Về tỉ lệ mắc bệnh trong tổng số trẻ vào viện điều trị, ở Daka - Banglades là
35,8%; ở Rangun - Mianma 31,5%; ở Islamabat - Pakistan 33,6% và ở Nadola Zambia 34,0% ; ở Bangkok - Thái Lan 33,9% và Philippine 36,1% [51].
Hội nghị Washington (1991) đã thông báo số liệu sau đây của Wafula và cộng
sự (1990) về tử vong do viêm phổi hàng năm trong 1000 trẻ sinh ra sống: ở Abotabad
- Pakixtan là 35% tổng số tử vong; ở Teknaf - Banglades là 30%; ở Gadchroli - Ấn
Độ là 43%; ở Kamandu - Nepal là 31%; ở Kediri - Indonexia là 25%; ở Tari - Papua
New Guine là 36%; ở Farafeni - Gambia là 27% và ở Bagamoyo - Tanzania là 36%
[30], [66].
Tổ chức kiểm sốt bệnh tật Hoa Kì (1990) thơng báo tử vong do bệnh nhiễm
khuẩn hàng năm là 30,4% ở trẻ dưới 5 tuổi trong đó hàng đầu là do viêm phổi [39].
Tại Scostish tử vong do viêm phổi là 17% ở trẻ em dưới 5 tuổi [63]. Coldham
(2000) nghiên cứu tại Nicaragua 2 năm (1997 - 1999): 1115 trẻ em dưới 5 tuổi có 506
trẻ viêm phổi và 168 trẻ tử vong [46].
Tại Banglades tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là 54%. Tại Philippine, viêm
phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỉ lệ 45% [51].


6

Theo Shamebo (1991), trẻ em dưới 5 tuổi ở Etiopia tử vong là 20,9% [61]. Tác giả
Agrawal (1995) ở Ấn Độ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong là 24% [43]. Theo Roberte trường Đại học John Hopskin (2003), tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 24% [45].
1.2.1.2. Tình hình ở Việt Nam
Theo nhiều thống kê trong bệnh viện cũng như qua các điều tra trong cộng
đồng ở Việt Nam, viêm phổi cũng là một trong những nguyên nhân mắc bệnh và tử
vong chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi [6], [30].
Các nghiên cứu của chương trình NKHHCT quốc gia (1992) tại 50 xã vùng
đồng bằng cho thấy tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em từ 22 - 40%, trẻ dưới 1 tuổi
mắc bệnh cao gấp 1,2 lần [6], [15].
Báo cáo của hội nghị tổng kết chương trình chống NKHHCT trẻ em (1998) số
trẻ em dưới 5 tuổi mắc NKHHCT ở Huế chiếm tỉ lệ 13,5%; Hà Nội: 15,17%; Thanh

Hố: 9,6%; Khánh Hồ: 19%; Bắc Giang: 11,6%; Yên Bái: 16,2% [7].
Tại Cần Thơ, Lê Hoàng Sơn (1996) qua số liệu báo cáo của 107 xã thấy tình
hình viêm phổi năm 1990 là 47,63%, năm 1991 là 43,08%, và năm 1992 là 39,32%
[28]. Nghiên cứu tình hình trẻ nhập viện do bệnh hô hấp ở khoa Nhi bệnh viện Bạch
Mai, Trần Quỵ và Nguyễn Tiến Dũng (1990) thấy tỉ lệ viêm phổi là 30,5% [25].
Tại khoa Nhi bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Thành phố Hồ Chí Minh nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thu Hồng (1990) tỉ lệ viêm phổi là 44% [17]; khoa Nhi bệnh
viện Tiền Giang là 28,7% nhập viện do viêm phổi.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, Lê Hoàng Sơn (2004) nhận xét tỉ lệ trẻ
khám do viêm phổi là 37,29% và nhập viện do viêm phổi là 30,02% [29].
Bảng 1.1. Tình hình viêm phổi vào viện điều trị năm 2001 [12]
Bệnh viện Tỉnh

Viêm phổi chung

Bệnh viện huyện

Viêm phổi chung

Thái Bình

54,9%

Tiền Hải

69,9%

Hà Nam

54,5%


Duy Tiên

87,1%

Sơn La

60,5%

Thuận Châu

76,2%

Thái Nguyên

25,6%

Đại Từ

83,1%

Kiên Giang

25,1%

Giồng Riềng

84,6%

Quảng Nam


29,5%

Tiên Phước

36,7%

Trung bình

41,7%

Trung bình

72,9%

Nguyễn Việt Cồ (2001) cho thấy kết quả điều tra tình hình trẻ em bị viêm phổi


7

vào điều trị ở một số bệnh viện tỉnh, huyện kết quả như sau (xem Bảng 1.1).
Chương trình NKHHCT ở các tỉnh thành phía Nam (1998) đã báo cáo tỉ lệ
viêm phổi đến khám tại cơ sở y tế thành phố Hồ Chí Minh là 21,2%; các tỉnh miền
Đơng và Tây Nguyên gồm có Bà Rịa - Vũng Tàu là 27%; Bình Dương là 24,7%;
Bình Phước là 16,46%; Lâm Đồng 20%. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: An
Giang 28,81%; Cà Mau 31%; Long An 18,4%; Sóc Trăng 20,3%; Tiền Giang 24%;
Cần Thơ 25,7% và tần suất mắc bệnh được ghi nhận là 8,3 lần/trẻ/năm [6], [7].
Theo nghiên cứu của chúng tơi tại bệnh viện Nhi Thanh Hố trong những năm
gần đây tỉ lệ trẻ em mắc và điều trị viêm phổi tại bệnh viện Nhi của tỉnh Thanh Hoá
chiếm tỉ lệ khá cao (Bảng 1.2):

Bảng 1.2. Tình hình viêm phổi trẻ em vào điều trị tại bệnh viện Nhi Thanh Hố
(Nguồn: Phịng hành chính tổng hợp, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá)
Năm
2009
2010
2011
(tháng 110)

Tổng số bệnh nhi vào
viện
16513
22227

Tổng số bệnh nhi bị
viêm phổi
3395
4965

23424

4645

Tỉ lệ (%)
20,44%
22,34%
19,83%

Năm 2009 tổng số bệnh nhi vào viện là 16513 trẻ, trong đó tổng số bệnh nhi bị
viêm phổi là 3395 trẻ chiếm 20,44%; năm 2010 tỉ lệ này tăng lên là 22,34%; năm
2011 (tính từ tháng 1-10/2011) tỉ lệ trẻ bị viêm phổi là 19,83%. Như vậy tỉ lệ này cao

hơn rất nhiều so với năm 1998 là 9,6% (Theo báo cáo của hội nghị tổng kết chương
trình chống NKHHCT trẻ em) [7].
Về tình hình tử vong do viêm phổi tại cộng đồng theo điều tra của Viện Lao
và Bệnh phổi tại 18 xã vùng đồng bằng Sông Hồng, tử vong do viêm phổi là 2,7%.
Tại Hà Nội tỉ lệ đó là 2,8%. Ở các tỉnh phía Nam theo điều tra của chương trình
NKHHCT của Trung tâm Lao - Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch tỉ lệ đó là 12,75%, tại
Cần Thơ tử vong do viêm phổi là 5% ; theo Hoàng Hiệp (1992) nghiên cứu trên 50 xã
vùng đồng bằng tỉ lệ tử vong là 7,5% [29], [15].
Tại bệnh viện tử vong do viêm phổi còn cao, ở khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai
theo nghiên cứu của Trần Quỵ và Nguyễn Tiến Dũng (1990) thì tỉ lệ tử vong là
52,5%, tại bệnh viện nhi Hải Phòng tỉ lệ này là 37,9%. Trẻ dưới 1 tuổi tỉ lệ tử vong
rất cao, tại khoa nhi bệnh viện Phù Xuyên tỉ lệ này là 79,5% [25].


8

Tại thành phố Hồ Chí Minh (1992) số liệu ở các bệnh viện cho thấy tình hình
như sau: số trẻ khám bệnh do hô hấp là 138.020 vào điều trị nội trú do hơ hấp 29.258,
tử vong có 236 trẻ do hô hấp [6].
Theo nghiên cứu của Trần Văn Nam và cộng sự (2008) tại bệnh viện Hải
Phòng năm 2006 - 2007 tỉ lệ tử vong do viêm phổi chiếm tỉ lệ 33,33% tổng số các
nguyên nhân [20].
Viêm phổi là một loại bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Lê Hoàng Sơn
(2005) cho biết tại một xã trung bình với 8000 dân thường có 1000 trẻ dưới 5 tuổi,
hàng năm sẽ có khoảng 1600 lượt mắc bệnh đường hơ hấp trong đó có khoảng 400
lượt là viêm phổi các thể cần được điều trị [30].
Viêm phổi chiếm khoảng 33% trong tổng số trẻ tử vong dưới 5 tuổi do mọi
nguyên nhân. Trong cộng đồng khoảng 2,8/1000 số trẻ tử vong là do viêm phổi với 7
triệu trẻ dưới 5 tuổi trong cả nước, ước tính số tử vong do viêm phổi không dưới
20.000 mỗi năm, chắc chắn đây là những số liệu đáng lưu ý [6], [7].

Rõ ràng trong cùng một nước tỉ lệ tử vong của trẻ em phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố xã hội, kinh tế, y tế, văn hố,...
Viêm phổi trẻ em cịn là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến ngày công lao
động của cả gia đình. Một số lớn ngày nghỉ của các bà mẹ là do phải bỏ công việc lo
khám bệnh, chăm sóc chữa trị cho con mắc các bệnh đường hơ hấp trong đó có viêm
phổi.
1.2.2. Chương trình chống nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ em
1.2.2.1. Chủ trương của tổ chức Y tế thế giới
Hiện nay, viêm phổi trẻ em là bệnh phổ biến, có thể chữa khỏi nhưng nếu
không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể gây nguy hiểm và dẫn tới tử
vong.
Hội đồng tư vấn của WHO đã ra khuyến cáo kêu gọi các nước, đặc biệt là các
nước đang phát triển, nơi mà tỉ lệ trẻ em tử vong do viêm phổi cịn rất cao nên thành
lập chương trình chống nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính trẻ em (gọi tắt là chương trình
ARI).
WHO cũng đề nghị các nước nên xếp chương trình NKHHCT quan trọng
ngang tầm với các chương trình bảo vệ sức khoẻ khác như tiêm chủng mở rộng,
chống tiêu chẩy, chống suy dinh dưỡng,... Tại các nước kinh tế đang phát triển, mức
sống còn thấp kém và ảnh hưởng đến trình độ hiểu biết của bà mẹ, khiến việc chăm
sóc trẻ bị hạn chế nhiều. Vì vậy chương trình NKHHCT cần huy động xã hội cùng


9

tham gia ngăn chặn tử vong do viêm phổi, không chỉ đơn thuần về mặt điều trị mà
còn cần lưu ý đến các yếu tố xã hội và kiến thức của các bà mẹ trong việc ni dưỡng
và chăm sóc trẻ em [14], [45].
Mục tiêu cơ bản của chương trình NKHHCT của WHO là làm giảm tỉ lệ tử
vong do NKHHCT. Song song với việc triển khai, công tác giám sát, lượng giá cũng
được đề cập. Để dễ dàng đánh giá và so sánh hoạt động giữa các quốc gia, WHO đã

đưa ra 4 chỉ số cơ bản như sau:
1 Tỉ lệ trẻ em được khám và xử trí theo phác đồ điều trị;
2 Tỉ lệ các bà mẹ biết khi nào cần đưa trẻ đi khám;
3 Tỉ lệ trẻ mắc viêm phổi được điều trị đúng tại tuyến cơ sở;
4 Tỉ lệ trẻ mắc NKHHCT được đưa đến cơ sở y tế.
Với các chỉ số trên, qua từng giai đoạn người ta có thể đánh giá các mặt hoạt
động của Chương trình, xem xét lại các chiến lược đã quy định, bổ sung sửa đổi kịp
thời cho phù hợp với tình hình thực tế.
1.2.2.2. Chương trình NKHHCT trẻ em ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước sớm (thứ 2 sau Braxin) có Chương trình
chống NKHHCT ở trẻ em (được Bộ Y tế thành lập năm 1984) được tổ chức hoạt
động trong cả nước. Đối với Châu Á đây là chương trình được thành lập đầu tiên.
Sau 10 năm hoạt động, đến tháng 6 năm 1994, Chương trình đã được tổ chức tại
5280 xã thuộc 352 huyện ở tất cả 53 tỉnh thành trong cả nước, hơn 5 triệu trẻ em dưới
5 tuổi đã trong diện bảo vệ của Chương trình [14].
Mục tiêu trước mắt của Chương trình, theo chủ trương chung của WHO là làm
giảm tỉ lệ tử vong do viêm phổi. Để thực hiện nhiệm vụ này, Chương trình đã tiến
hành một loạt hoạt động đào tạo rất mạnh mẽ. Trong năm 1993, có 11031 cán bộ y tế
các tuyến tỉnh, huyện và cơ sở đã được huấn luyện về chẩn đoán và điều trị các thể
NKHHCT ở trẻ em. Một tài liệu tổng hợp của WHO đã nêu tỉ lệ cán bộ y tế cơ sở ở
Việt Nam được đào tạo về NKHHCT là 39%, so với tỉ lệ chung của các nước trong
khu vực là 20%, của Trung Quốc là 20%, của Philippin 50% [14].
Công tác giáo dục kiến thức bà mẹ cũng được triển khai mạnh bằng nhiều
hình thức, tại trạm y tế, trong nhà trường (đào tạo các cô mẫu giáo, nuôi dạy trẻ),
trong các đoàn thể quần chúng.
Nhằm đạt được mục tiêu thiên niên kỉ mà chính phủ Việt Nam đã cam kết với
cộng đồng Quốc tế là giảm 2/3 số lượng tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó
chương trình phịng chống NKHHCT ở trẻ em đóng vai trò quan trọng trong chăm



10

sóc sức khoẻ trẻ em và giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ nhỏ [8], [32].
Từ năm 2006, Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam đã phát triển mạnh hơn
Chương trình phịng chống NKHHCT trẻ em và đây đã trở thành một mục tiêu y tế
ưu tiên và được quan tâm trong các chương trình y tế chung [8], [26].
Với những kết quả đó, Chương trình NKHHCT trẻ em ở Việt Nam đã đem lại
một số kết quả cụ thể trong công tác bảo vệ và chống tử vong do viêm phổi, số trẻ
mắc bệnh được đưa đến cơ sở y tế nhiều hơn, số trẻ được cứu sống tăng hơn, tình
hình tử vong do NKHHCT nói chung và do viêm phổi nói riêng đã giảm đi đáng kể
[14], [30].
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây viêm phổi trẻ em
1.3.1. Nguyên nhân
1.3.1.1. Nguyên nhân do virut
Ngày nay, với nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật phát hiện virut, các tác giả đã
tìm thấy 50 - 70% nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em thường do virut. Các
virut thường gây bệnh đặc hiệu viêm phổi ở trẻ em là [33]:
* Respiratory sincytial virus (RSV)
* Adenovirus
* Influenzae
* Parainfluenzae
và những năm gần đây có:
* Virut gây SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome)
* Virut Cúm A H5N1
Các virut gây bệnh ở nơi khác nhưng có thể biểu hiện ở đường hô hấp: virut
sởi, virut thuỷ đậu, quai bị, Rubéole.
Kết quả nghiên cứu nguyên nhân do virut của Viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em
phối hợp với vệ sinh dịch tễ bằng phương pháp huyết thanh chẩn đoán bệnh phẩm
dịch tị hầu cho kết quả ở Bảng 1.3 [6].
Qua bảng phân bố của tác nhân virut theo nhóm tuổi (Bảng 1.4) cho thấy ở

nhóm tuổi 2 tháng - 1 tuổi có tỉ lệ nhiễm Parainfluenzae 41,50% cao nhất, tiếp theo là
nhóm tuổi 1 tuổi - 2 tuổi có tỉ lệ là 30,18%, như vậy nhóm tuổi < 2tuổi chiếm tỉ lệ là
92,45%. Tỉ lệ RSV 19,5% chiếm tỉ lệ cao nhất ở hầu hết các lứa tuổi, đứng hàng thứ
2 là Adenovirut 7,6% và Parainfluenzae là 7,6%.


11

Bảng 1.3. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp huyết thanh chẩn đốn
(Nguồn: Chương trình ARI, Bộ Y Tế)
Số bệnh nhân

Tỉ lệ (%)

Dương tính

20

35,5%

Âm tính

38

65,5%

Virut Hợp bào hơ hấp

8


13,7%

Virut Á cúm

6

10,34%

Virut Cúm A

6

10,34%

Kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ (2001), bằng phương
pháp kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang bệnh phẩm dịch thanh khí quản (Bảng 1.4) .
Bảng 1.4. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang
Tên Virut

0-2 tháng 2tháng -1tuổi

1- 2tuổi

2 -5tuổi

Tỉ lệ (%)

6

19,5


RSV

8

6

16

Adenovirut

4

12

2

Parainfluenzae 3

4

6

6

Parainfluenzae
1+2

2


2

4

3,4

Influenzae A

2

2

4

3,4

Influenzae B

2

6

7,6
2

7,6

3,4

Trong 236 trường hợp dương tính (Bảng 1.4) chiếm 44,91% với RSV: có 46

trường hợp chiếm 19,5%; Adenovirut: 18 trường hợp chiếm 7,6%; Influenzae A,B:
16 trường hợp 6,7%; Parainfluenzae 1, 2 và 3 có 26 trường hợp chiếm 11% [28],
[30].
Kết quả nghiên cứu của khoa Nhi bệnh viên Bạch Mai (Bảng 1.5) phối hợp
với Viện vệ sinh dịch tễ bằng phương pháp huyết thanh chẩn đoán và phương pháp
miễn dịch huỳnh quang, bệnh phẩm dịch tị hầu cho kết quả ở bảng 1.5 [6].
Bảng 1.5. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp huyết thanh chẩn đoán và miễn
dịch huỳnh quang
(Nguồn: Chương trình NKHHCT, Bộ Y Tế)


12

Phương pháp huyết thanh chẩn đốn
(Số bệnh nhân 50)
Dương tính
Âm tính
Virut Hợp bào hơ hấp (RSV)
Adenovirut
Virut Á cúm
Virut cúm B
Virut cúm A
Phương pháp miễn dịch huỳnh quang
(Số bệnh nhân 70)
Virut hợp bào hô hấp (RSV)
Adenovirut
Virut Á cúm týp 3
Virut cúm A

Số bệnh nhân


Tỉ lệ (%)

26
24
14
5
3
2
1

52%
48%
28%
10%
6%
4%
2%

Số bệnh nhân

Tỉ lệ (%)

13
2
2
1

18,57%
2,85%

2,85%
1,42%

1.3.1.2. Nguyên nhân do vi khuẩn
Ở các nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn là nguyên nhân quan trọng hàng đầu
gây bệnh viêm phổi cho trẻ em. Gồm có các dạng vi khuẩn sau:
- Haemophilus influenzae
- Moraxella catarrhalis
- Streptococcus pneumoniae
- Staphylococcus aureus
- Bordetella pertussis
- Klebsiella pneumoniae
- Chlamydia trachomatis
- Các vi khuẩn khác
Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ
em tại nhiều vùng khác nhau của cả nước và cũng có những kết quả tương tự. Hai
loại vi khuẩn thường gặp nhất là Haemophilus influenzae và Streptococcus
pneumoniae, sau đó là các loại vi khuẩn khác.
Sau đây là một nghiên cứu của Viện vệ sinh dịch tễ kết hợp với viện bảo vệ
sức khoẻ trẻ em (BVSKTE) tại một phường của Hà Nội (Bảng 1.6):
Bảng 1.6. Các vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp ở trẻ em [6]
(Nguồn : Chương trình ARI - Bộ Y Tế)
Vi khuẩn

Số lượng

Tỉ lệ (%)


13


Dương tính
Âm tính
Streptococcus pneumoniae
Haemophilus influenzae
Moracella catarrhalis
Staphylococus aureus
Streptococcus pyogene

191
194
109
39
36
5
2

49,6
50,4
57,6
20,4
18,8
2,6
1,04

Theo nghiên cứu của Lê Hoàng Sơn (2004) tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ,
vi khuẩn cấy dịch thanh khí quản 196 trẻ em từ 0 - 3 tuổi viêm phổi cấp tính đạt
62,75% dương tính (Bảng 1.7) [29].
Bảng 1.7. Kết quả vi khuẩn cấy dịch thanh khí quản dương tính
(Nguồn : Lê Hồng Sơn, 2004)

Vi khuẩn
Haemophilus influenzae
Streptococcus pneumoniae
Staphylococus aureus

CAS dương tính
48
35
19

Tỉ lệ (%)
24,28%
17,85%
9,09%

Klebsiella pneumoniae

17

8,67%

P.aeruginosa

4

2,04%

Các cơng trình nghiên cứu khác của Viện vệ sinh dịch tễ Hồng Thuỷ Long Bộ mơn Vi sinh trường Đại học Y Hà Nội; Nguyễn Hữu Hồng, Bệnh viện Bạch Mai;
Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Saint Paul - Hà Nội; Trần Thị Biền; Trần Văn Hưng
thành phố Huế và Lê Quốc Thịnh thành phố Hồ Chí Minh đều nhận thấy các vi

khuẩn gây bệnh hô hấp phân lập được là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus
influenzae, Staphylococus aureus, Moracella catarrhalis và trực khuẩn Gram âm
[33].
1.3.1.3. Nguyên nhân do nấm
Nấm gây NKHHCT ở trẻ thường gặp nhất là Candida albicans, loại nấm này
hay gây tưa miệng ở trẻ nhỏ và có thể phát triển xuống phế quản gây viêm phổi.
Ngồi ra, cịn các loại nấm khác như Aspergillus, Blastomyces, Histoplasmosis,... đều
có thể gây viêm phổi, tuy nhiên ít gặp hơn [4], [5].
1.3.2. Các yếu tố thuận lợi
Trên cơ sở sinh lí bệnh học đường hô hấp, viêm phổi trẻ em thường khởi phát
với một số triệu chứng viêm hô hấp trên vùng mũi, họng do virut gây ra, do cơ địa


14

kém sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh tại phế quản và nhu
mô phế nang. Đồng thời với những yếu tố khách quan như mơi trường, thời tiết, đời
sống văn hố, kinh tế, xã hội và dịch vụ y tế góp phần gây viêm phổi trong hầu hết
các bệnh ở trẻ em [4], [2], [3].
Các yếu tố nguy cơ được nghiên cứu ở nhiều nước cũng như tại Việt Nam qua
các kết quả nghiên cứu đã tổng hợp các yếu tố sau gây ảnh hưởng đến viêm phổi trẻ
em:
1.3.2.1. Yếu tố vi khuẩn, virut
Trẻ em viêm phổi thường do các chủng vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và phát
triển trên niêm mạc phế quản và nhu mô phổi. Tuy nhiên, vi khuẩn hoặc virut chỉ có
thể tác động khi sức đề kháng của trẻ bị sút kém hoặc khi cơ chế bảo vệ hệ thống
miễn dịch phổi phế quản bị suy giảm tạo thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh [5].
Đa số trẻ em khoẻ mạnh có mang vi khuẩn có khả năng gây bệnh NKHHCT ở
vùng mũi, họng, phế quản, phế nang phổi. Các tác giả trong và ngoài nước đều cho
kết quả các loại vi khuẩn thường xuyên cư trú đường hô hấp trên của trẻ là

Heamophilus influenazae, Streptococcus pneumonniae, Staphylococus aureus và các
trực khuẩn Gram âm, chúng có thể gây viêm phổi cho trẻ nhỏ.
Các nghiên cứu tại Pakistan, Gambia, Papua New Guinea, Philippin đều cho
thấy Streptococcus pneumonniae phân lập từ mũi họng trẻ em bị viêm phổi chính là
tác nhân gây bệnh [49]. Một số tác giả cho rằng Staphylococus aureus ở đây lúc đầu
chỉ là tạp khuẩn sau trở nên độc do sức chống đỡ của cơ thể yếu. Vì ở trẻ nhỏ do sự
chưa hồn thiện các chức năng của cơ thể bù trừ với vi khuẩn gây bệnh rối loạn
đường hô hấp, do sự thiếu oxi của tổ chức, do tính phản ứng chưa đầy đủ của cơ thể
thích ứng có liên quan với q trình điều hồ thần kinh chưa hồn thiện ở trẻ nhỏ.
Chính các điều ấy có thể giải thích là do điều kiện thời tiết thay đổi, nhiệt độ khơng
khí xuống thấp kết hợp với độ ẩm tăng cao tạo thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. Da
bị cảm lạnh, phản xạ gây ra các biến đổi sinh học làm yếu sức đề kháng của tổ chức
Amydal gây viêm Amydal mãn tính do Streptococcus, Adenovirut, virut hợp bào hơ
hấp (RSV) và các yếu tố khác có ý nghĩa, vi khuẩn gây bệnh mũi họng là nguy cơ gây
viêm phổi trẻ em [57], [58].
1.3.2.2. Yếu tố cơ địa
- Suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng hiện nay là tình trạng phổ biến ở trẻ em các nước nghèo. Theo
thống kê của WHO (1990), khoảng 32% tổng số trẻ dưới 5 tuổi sống tại các nước


15

đang phát triển bị suy dinh dưỡng và Unicef (1994) thống kê tại Châu Á có khoảng
150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ 44%, tập trung ở các nước
Tanzania 29%; Lào 37%; Pakistan 40%; Bangladesh 60%; Ấn Độ 65%; Guatamala
34% và Trung Quốc 21% [30], [9].
Trong một nghiên cứu ở Costa Rica (1996-1997) theo dõi hai nhóm trẻ cân
nặng bình thường và suy dinh dưỡng, đã thấy số lần mắc viêm phổi trẻ em ở 2 nhóm
này khơng khác nhau, nhưng số ngày trẻ bị bệnh mỗi lần ở nhóm suy dinh dưỡng dài

hơn từ 4 - 5 ngày, nhất là số trẻ bị viêm phổi ở nhóm suy dinh dưỡng cao hơn rõ rệt
45,7% so với 37% ở nhóm trẻ có cân nặng bình thường [6].
Khanum và CS (1998) nghiên cứu 1300 trẻ suy dinh dưỡng nặng thuộc trung
tâm Dinh dưỡng Dhaka ghi nhận có 58% do viêm phổi [54].
Tác giả Reneudin (1997) báo cáo tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 3 tuổi mắc
viêm phổi là 61,3% đứng hàng thứ 2 sau tiêu chảy [60].
Một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho thấy khi trẻ bị một
bệnh lí kèm theo là sự giảm tăng trọng đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng, được cân
đo đánh giá trước khi nhập viện, kết quả bệnh lí đường hơ hấp viêm phổi trẻ em có tỉ
lệ suy dinh dưỡng là 37%, bệnh lí đường tiêu hố tiêu chảy có tỉ lệ suy dinh dưỡng là
42% [29].
- Trẻ nhẹ cân sinh dưới 2.500g:
Trẻ sơ sinh thiếu cân gặp khá phổ biến ở các nước đang phát triển 20 - 40% so
với 5 - 7% ở các nước công nghiệp [10]. Theo WHO ước tính có 12% trẻ sinh ra nhẹ
cân dưới 2.500g, tại thành phố Hồ Chí Minh là 5,8%, ở Hà Nội tỉ lệ này là 3,7%. Trẻ
nhẹ cân là nguy cơ đối với sự phát triển và tồn tại, đặc biệt là trẻ nhẹ cân non tháng
rất dễ mắc viêm phổi [9], [30].
1.3.2.3. Yếu tố tuổi
Tuổi có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc và tử vong do viêm phổi. Hầu hết các nghiên
cứu đều cho thấy viêm phổi thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, trẻ càng nhỏ tỉ lệ tử vong
càng cao. Tuổi có liên quan chặt chẽ đến nguyên nhân, lâm sàng, điều trị, tiến triển
của bệnh. Đa số các tác giả cho rằng 90% viêm phổi ở trẻ em thường gặp dưới 5 tuổi
[3], [58].
1.3.2.4. Đời sống kinh tế văn hoá xã hội
Trong điều kiện hiện nay nhu cầu về đời sống kinh tế văn hoá, xã hội phụ
thuộc vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Ở các nước đang phát triển nhiều nơi cơ


16


sở hạ tầng đời sống kinh tế xã hội còn thấp, sự chăm sóc sức khoẻ đối với trẻ em
chưa cao sẽ là nguy cơ gây bệnh tật và tử vong trong đó đáng kể là viêm phổi.
Thanh Hố là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, đông dân đứng thứ 2 trong cả
nước (sau TPHCM). Người dân sống tập trung chủ yếu ở nông thôn (90,20% dân số),
nơi mà kinh tế chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp, mức thu nhập theo đầu người còn
thấp, số người trong độ tuổi lao động khơng có việc làm cao, nên đời sống kinh tế
văn hố cịn khó khăn ở nhiều vùng trong Tỉnh.
Vấn đề liên quan đến sự hiểu biết, kiến thức ni con của bà mẹ khi được hỏi
dấu hiệu nóng, ho, sổ mũi thì có 96% bà mẹ quan tâm, dấu hiệu thở nhanh 11,6%, các
bà mẹ quan tâm tìm đến cán bộ y tế 54,07%, bác sĩ tư 27,04% tự chữa trị 16,95%
[30], [29].
Điều này cho thấy mối liên quan đối với đời sống kinh tế văn hoá xã hội thấp
sẽ thiếu kiến thức khoa học, không được chẩn đoán điều trị đúng kịp thời, thiếu
phương tiện điều trị hiệu quả.
1.3.2.5. Môi trường
Môi trường là yếu tố khách quan chủ yếu ảnh hưởng đến điều kiện gây bệnh
viêm phổi trẻ em trước hết phải kể đến:
- Ơ nhiễm khơng khí do phát triển đơ thị hố và cơng nghiệp hố:
Mơi trường các đơ thị đã làm thay đổi khơng khí, nguồn nước bị ơ nhiễm và
dẫn đến phát sinh bệnh tật, khơng khí làm tăng trội các đường hơ hấp dưới. Ảnh
hưởng xấu của ơ nhiễm khơng khí xảy ra rõ rệt nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi.
Muốn đánh giá mối tương quan giữa ô nhiễm không khí và bệnh tật cần phải
chú ý đến tính chất của các chất nhiễm bẩn khác nhau. Có những chất gây ô nhiễm sơ
cấp, những chất gây ô nhiễm thứ cấp, phát sinh từ các nguồn nhân tạo nhất là q
trình đốt cháy các nhiên liệu. Có những chất gây ô nhiễm kích thích (như SO2, SO3,
O3), những chất không gây kích thích (như CO, Pb, DDT), bên cạnh đó là các vi sinh
vật lan truyền qua khơng khí bao gồm:
+ Virut (cúm, thuỷ đậu, quai bị);
+ Cầu khuẩn (liên cầu, tụ cầu, phế cầu);
+ Trực khuẩn (ho gà, bạch cầu, lao).

Trẻ em rất nhạy cảm với ô nhiễm môi trường khơng khí, do đó viêm phổi ở trẻ
em có nguy cơ bắt nguồn từ ơ nhiễm khơng khí bao quanh nhất là vùng đô thị công
nghiệp đông đúc đầy khói bụi, cũng như khơng khí các nhà trẻ, trường học, bệnh viện
làm lan truyền các bệnh về đường hô hấp [21].


17

- Ơ nhiễm khơng khí nội thất:
Khói bếp, khói thuốc lá, NO2, CO, formaldehyd, SO2, CO2 O2, chất hữu cơ,
những dị ứng nguyên là những chất người ta quan tâm tới trong ơ nhiễm khơng khí
nội thất hiện nay.
Sự tiếp xúc của các chất trên có thể xảy ra cho con người hoặc ở mức độ thấp,
hoặc ở mức độ cao. Các tác nhân vi sinh học do tính phức tạp của nó nên khơng kể ở
trong những chất gây ơ nhiễm khơng khí nội thất. Nhiều bệnh có liên quan đến ơ
nhiễm khơng khí nhất là trẻ nhỏ. Song có một hội chứng gọi là tầng cao “Sick
building Syndrome” (SBS) được nhắc tới hiện nay là do khí tù đọng, mang nhiều chất
gây ơ nhiễm khơng khí có liên quan rõ rệt tới viêm phổi trẻ em [30].
Khói bếp là những hạt bụi cực nhỏ đường kính từ 1/10 - 1/100 µm, khói là hơi
đơng đặc lại xuất phát từ một chất bốc cháy. Ngoài ra, các hạt bụi trong khói cịn có
các khí dễ tác động kích thích đường hơ hấp gây bệnh lí viêm phổi. Qua nghiên cứu
của một số tác giả, bếp trong nhà chiếm 65,5% cho thấy tình trạng ơ nhiễm nội thất
khá phổ biến [21], [30].
- Hút thuốc lá tự động:
Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong nhà là do bố mẹ hút thuốc lá. Trẻ em có bố
mẹ hút thuốc mắc bệnh viêm đường hơ hấp gấp 2 lần trẻ em khơng có bố mẹ hút
thuốc lá, bố mẹ hút thuốc lá góp thêm phần gây ra thói xấu cho trẻ em hút thuốc.
Hơn 4 nghìn hợp chất được xác định, trong hỗn hợp các chất khí và giọt cặn
tạo nên khói thuốc. Có hơn 30 chất trong đó được biết là gây tác hại xấu đến sức
khoẻ và có 3 chất nguy hại nhất đó là CO, nicotine và hắc ín. Hai chất đầu liên quan

đến bệnh tim, phổi và chất sau liên quan đến ung thư. Rõ ràng bố mẹ hút thuốc sẽ bị
hậu quả bệnh tật, chết chóc do bản thân mình gây ra mà cịn gây bệnh cho con, nhất
là trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm phổi [30], [67].
1.3.2.6. Khí hậu thời tiết
Khi gặp thời tiết lạnh, nhiệt lượng trong cơ thể qua da dễ thoát ra ngồi vì
khơng khí lạnh đã thu mất nhiệt lượng của cơ thể con người, khơng khí lạnh đối lưu
trên bề mặt của da trực tiếp lấy nhiệt lượng từ da và kích thích các thụ quan nhiệt,
gây phản xạ co các mạch máu ngoại biên, xảy ra trước tiên ở bàn chân, rồi đến bàn
tay, sau đó đến mặt và tồn thân. Dịng máu tới da mũi và tai giảm nhiều so với dịng
máu tới mơi và má.
Khơng khí ẩm đặc biệt là trường hợp bão hoà hơi nước, chẳng những làm
giảm toả nhiệt của lớp khơng khí xung quanh và quần áo mà còn mất thân nhiệt cho


18

quá trình bốc hơi của các phân tử nước đọng trên bề mặt da và quần áo [30].
Trong thời tiết lạnh, gió góp phần tăng nhanh các q trình mất nhiệt, đẩy xa
thêm trạng thái mất cân bằng nhiệt trên cơ thể. Khí hậu lạnh tác hại rõ rệt đến trẻ em,
vì diện tích da so với thể tích cơ thể của trẻ lớn hơn người lớn, nên trẻ rất dễ bị nhiễm
lạnh, từ đó là nguy cơ làm trẻ mắc các bệnh viêm phổi [4], [2], [3].
1.3.2.7. Sự tiếp xúc của trẻ với người bị nhiễm trùng đường hô hấp
Theo học thuyết của Fliugge cho rằng các hạt không khí nhiễm khuẩn chỉ
nguy hiểm trong vùng lân cận người ốm, nên khơng thể giải thích được sự lan tràn
rộng rãi và nhanh chóng các bệnh nhiễm khuẩn đường hơ hấp. Chỉ có học thuyết
Wells, học thuyết "giọt hạt nhân" cho rằng những giọt nước bọt lớn hoặc nước mũi
họng người bệnh khi hắt hơi, ho hay nói chuyện có đường kính trên 100µm thì
thường lắng xuống nhanh chóng. Các giọt có kích thước nhỏ hơn bị bốc hơi mạnh
trong phịng ở, đa số giọt này khơ trước khi lắng xuống đất. Phần cịn lại chứa vi
khuẩn có thể bay trong khơng khí phịng ở và làm lan truyền các bệnh nhiễm trùng

khơng khí. Chính vì thế mà trẻ nhỏ tiếp xúc với người đang mắc bệnh nhiễm trùng
đường hô hấp rất dễ bị lây bệnh [21], [67], [30].
1.3.2.8. Dịch vụ y tế
Ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển căn nguyên gây bệnh
viêm phổi trẻ em là virut hay vi khuẩn không khác nhau nhưng tần suất mắc bệnh
cũng như mức độ nặng nhẹ và tỉ lệ tử vong có khác nhau. Sự khác biệt này là do
nhiều yếu tố nguy cơ gây ra mà trong đó dịch vụ y tế là yếu tố chủ quan cần tập trung
giải quyết [30].
- Điều trị chưa đúng phác đồ chuẩn, chưa có tiếp liệu đầy đủ và phương tiện
điều trị có phân tuyến, nhất là ở y tế cơ sở.
- Chuyển viện chưa kịp thời, thường chậm dẫn đến bệnh phát sinh nặng.
- Dịch vụ y tế chưa phủ khắp và đủ mạnh, nhất là nội dung tun truyền giáo
dục về kiến thức sức khoẻ cịn ít.
- Thiếu bác sĩ chuyên khoa hô hấp và tai mũi họng tại tuyến huyện.
1.4. Cơ chế bệnh sinh viêm phổi
Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào phổi gây tổn thương viêm các phế quản nhỏ,
túi phổi (phế nang) và tổ chức xung quanh phế nang. Do phổi bị tổn thương gây tăng
tiết đờm dãi, phù nề niêm mạc phế quản nên gây bít tắc đường thở, dẫn đến rối loạn
thơng khí và khuếch tán khí, cuối cùng là suy hơ hấp. Hậu quả của suy hô hấp là thiếu


×