Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

CẢM NHẬN của bạn SAU CHUYẾN THAM QUAN bảo TÀNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: CẢM NHẬN CỦA BẠN SAU CHUYẾN THAM
QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện
Bộ mơn
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:

Nhóm 5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Sáng thứ 5 – B115
Nguyễn Thị Thảo Nguyên


CÁC THÀNH VIÊN NHĨM 5
1. Lý Tơn Yến (Nhóm trưởng)
2. Đặng Thị Thu Thảo
3. Hồ Thị Ngọc Ánh
4. Huỳnh Thị Đan Xuân
5. Nguyễn Thị Anh Thư


6. Đặng Mai Hương
7. Huỳnh Lê Thảo Mai
8. Phạm Thanh Trúc Ly
9. Phạm Anh Thư
10.Phan Lâm Hiếu
11.Nguyễn Thị Bảo Quyên
12.Lê Nguyên Anh Phương
13.Phạm Vũ Hồng Ân

NHÓM 5

2


Đêm nay bên bến Ơ Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chịm râu Bác Hồ
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đơi má, bạc phơ mái đầu
Mắt hiền sáng rực như sao
Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời
(Trích bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ” – Thanh Hải)
Hình ảnh bác trong vần thơ hiện lên thật chân thật, gần gũi xiết bao. Nhà thơ
Thanh Hải kể lại rằng trong chuyến ra thăm miền Bắc anh có đọc bài thơ Cháu nhớ Bác
Hồ cho Bác nghe, đến câu “Ơm hơn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn”, anh xúc động. Bác bèn
ôm lấy anh, vừa hơn vừa nói: “Đây, hơm nay Bác hơn thật đấy”. Đó kỷ niệm khơng bao
giờ qn trong cuộc đời ông. Có lẽ gặp được Bác trong đời là niềm ao ước, mong chờ
của biết bao người. Là thế hệ sau,
được sống trong một đất nước hịa
bình, chúng em ln nhớ đến Bác, vị
lãnh tụ vĩ đại kính yêu của người dân

Việt Nam. Hơm nay, nhóm chúng em
có dịp được tham quan bảo tàng Hồ
Chí Minh – một bảo tàng vào loại lớn
nhất của nước ta, nơi tập trung chủ
yếu vào việc trưng bày những hiện
vật, tư liệu về cuộc đời và con người
Bác. Buổi tham quan để lại trong
chúng em ấn tượng thật sâu sắc cùng
những xúc cảm đan xen giữa lòng tự
hào, sự biết ơn, và niềm tiếc thương
vơ hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh
– người có trái tim nhân đạo vĩ đại,
hy sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp đấu
tranh cho độc lập dân tộc, hạnh phúc
của nhân dân.
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một
tồ nhà có đơi rồng gắn trên nóc, kiểu
"lưỡng long chầu nguyệt" nên thường
được gọi là "Nhà Rồng", do vậy bến
cảng thuộc khu vực này cũng mang tên Bến Nhà Rồng. Nơi đây, ngày 05/06/1911,
người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.
Sau hơn 30 năm bơn ba ở nước ngồi Nguyễn Tất Thành trở thành nhà cách mạng lãnh
đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng 8, lập ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Chủ
tịch Hồ Chí Minh sau này. 
Bước chân vào bảo tàng, cảm giác đầu tiên của chúng em là sự trang trọng, tôn
nghiêm ở nơi đây. Chắc hẳn từ nhỏ đến lớn ai cũng từng nghe nhắc về Bác, có thể ở
trường lớp bạn được giáo viên giảng về những bài học đạo đức, có thể ở nhà bạn được
ba mẹ kể, có thể bạn đọc được ở đâu đó trên báo chí, … nhưng bạn sẽ khơng thể hiểu
hết sự vĩ đại của Bác cho đến khi vào nơi này. Khi đến bảo tàng, chúng em có dịp tận

NHĨM 5

3


mắt nhìn thấy những bài báo, những bài thơ, những văn kiện quan trọng mà chúng ta
vẫn thường được nghe trên giảng đường. Đặc biệt, rất nhiều những lá thư mà Người
viết cho những cán bộ của Đảng ta, viết cho nhân dân ta, và kể cả những lá thư riêng.
Qua lời người hướng dẫn, mỗi lá thư Bác viết dù là việc cơng hay việc tư đều chứa
đựng tình cảm dạt dào và nó đã động viên nhân dân ta quyết tâm, đoàn kết để kháng
chiến. Ngoài những vần thơ, những bài báo, các bạn sinh viên cịn có thể tìm hiểu thêm
về tư tưởng, tình cảm và những chặng đường hoạt động của Người qua các di vật, qua
những món quà mà nhân dân ta, cũng như nhân dân trên thế giới gửi biếu Bác.
Những hiện vật được trưng bày lần lượt theo từng giai đoạn cuộc đời và từng
chặng đường trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác. Nói về cuộc đời và sự
nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ thì Bác Hồ chúng ta có tên khai sinh là
Nguyễn Sinh Cung, được sinh ra trong căn nhà lá ba gian ở quê ngoại Bác thuộc làng
Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là người con thứ 3 trong gia

đình có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Cho đến năm 1901, khi cha của Bác đậu
học vị Phó bảng, ông đã đưa 2 người con trai của mình trở lại quê nội là làng Sen, xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Theo phong tục của làng thì cụ ông Nguyễn
Sinh Sắc đã làm lễ nhậm làng và đổi tên cho anh trai Bác Hồ là Nguyễn Sinh Khiêm
thành Nguyễn Tất Đạt, đổi tên cho Bác Hồ là Nguyễn Sinh Cung thành Nguyễn Tất
Thành với 1 mong muốn: mong muốn 2 người con trai của mình sau này lớn lên sẽ
thành đạt. Ngoài tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, cịn được gọi là Nguyễn Tất
Thành thì trong quá trình hoạt động cách mạng thì Bác Hồ đã sử dụng khoảng 174 quốc
bí danh và tên gọi khác nhau.

NHÓM 5


4


Hình ảnh để lại nhiều suy nghĩ trong chúng em tiếp theo đó là con tàu Latouche
Tréville, một chiếc tàu buôn của Pháp. Ngày 05/6/1911, trên chiếc tàu này, Bác đã bắt
đầu con đường vạn dặm tìm đường cứu nước để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc bằng
đơi bàn tay lao động của mình. Nhà thơ Chế Lan Viên có những vần thơ rất hay gắn
liền với sự ra đi này của Bác:
“Đất nước đẹp vô cùng, nhưng Bác phải ra đi
Cho tơi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn khơng một bóng hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây xanh chẳng màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương.”
Đứng trước dòng sơng mênh mơng ấy, chúng em có thể tưởng tượng ra cảnh anh
thanh niên Nguyễn Tất Thành bước lên con tàu, mỗi một bước chân là vì lý tưởng vĩ
đại. Mỗi một hành động của Bác là một hành động yêu nước thiết tha, thể hiện một ý
chí kiên cường, dũng cảm và sáng suốt. Bác quyết chí đi tìm con đường cứu nước giải
phóng dân tộc thốt khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, mà bao đời nay các bậc cách
mạng tiền bối vẫn chưa làm được. Người vẫn biết, con đường ở phía trước cịn dài, rất
gian nan, vất vả nhưng Người vẫn vững niềm tin vào con đường chính nghĩa, tin vào
sức lao động chân chính của mình. Trong q trình bơn ba khắp thế giới gian nan ấy,
Bác đã làm vô số những công việc như phụ bếp, bồi bàn; vượt qua những đêm đông
buốt giá của châu Âu; đi qua nhiều nơi, từ Châu Á, Âu, Phi, Mỹ, đến nơi nào Bác cũng
NHÓM 5

5



cố gắng học tập, để ý xem xét tình hình và suy nghĩ những điều mắt thấy tai nghe,
mong mỏi thực hiện ước vọng cao cả của mình. Qua 28 quốc gia như vậy, Bác Hồ đã tự
học ngoại ngữ như đến thư viện để đọc sách, đọc báo rồi tự viết báo. Mặc dù tự học
ngoại ngữ là chính nhưng Bác Hồ đã học được gần 10 ngoại ngữ và nói thơng thạo
được 6 ngoại ngữ. Cuộc sống bơn ba ở nước ngồi của Bác Hồ vơ cùng khó khăn, thiếu
thống, bữa cơm hằng ngày của Bác là ít cơm và một vài con cá mắm hoặc đôi khi chỉ là
vài mẩu bánh mì ít phomat. Mặc dù vậy, bữa sáng thì Bác Hồ đi làm cơng để kiếm tiền
trang trải cuộc sống hằng ngày, chiều về thì Bác Hồ đi thư viện đọc sách, tham gia các
hoạt động chính trị để mở rộng kiến thức của mình. Nhìn vào tấm gương ấy chúng em
thấy thật khâm phục Bác vì ý chí, nghị lực và những lí tưởng cao đẹp đã vượt qua tất cả
các thử thách, khó khăn, chơng gai của con đường Bác chọn. Nhìn lại mình hiện tại, khi
mà xã hội tự do, những cơ hội tốt đẹp của tương lai đang mở ra với chúng em, cho
chúng em mn vàn sự chọn lựa thì lý tưởng và hành động của chúng em sẽ là cố gắng
học tập theo tấm gương Hồ Chí Minh để xây dựng một tương lai tốt đẹp cho đất nước
và xã hội.
Tiếp theo chúng em được nghe kể về giai đoạn hoạt động tại Pháp của Người.
Trong thời gian này, vào năm 1919, Bác đã gia nhập vào Đảng Xã hội Pháp, vì đây là
tổ chức duy nhất theo đuổi lí tưởng cao cả của Đảng cách mạng Pháp, đó là tự do, bình
đẳng, bác ái. Vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được sở khảo luận cương của
Mác – Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Vào lúc bấy giờ, Bác Hồ đã vô cùng tấm
đắc khi đọc được bản luận cương của Lenin:
“Luận cương của Lê-nin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, tin tưởng biết bao.
Tơi vui mừng đến phát khóc lê. Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói to lên như nói
với quần chúng đồng bào: Hỡi đồng bào bị đày đọa đau khổ, đây là cái cần thiết cho
chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” (Hồ Chí Minh)
Và cũng từ đây, Bác cũng bắt đầu tìm ra con đường cứu nước để giải phóng dân
tộc Việt Nam. Vào tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự vào Đại hội XVIII của
Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua. Và những người Nam ngoại quốc đã bỏ phiếu

tán thành ghi nhận Quốc tế III chỉ vì đây là một quốc tế mà bảo vệ và giải phóng các
dân tộc thuộc địa. Và Bác cũng tham gia sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp, trở thành
người Cộng sản đầu tiên của nước ta. Bác cũng đã khẳng định: “Muốn cứu nước giải
phóng dân tộc khơng có con đường nào khác, con đường cách mạng vơ sản”.
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái
Quốc sáng lập Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc Thuộc Địa. Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo
“Người cùng khổ” nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ở các thuộc địa. Người còn viết một số bài đăng trên báo “Đời sống công
nhân”, đặc biết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực
dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của
Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.

NHÓM 5

6


Năm 1923 tại Liên Xô, Người hoạt động trong Quốc Tế Cộng Sản, tham gia
nhiều hội nghị quan trọng, tìm hiểu xã hội Xô Viết, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức
Đảng kiểu mới của Lênin, tiếp tục tuyên truyền các quan điểm của Lênin về các vấn đề
dân tộc và thuộc địa. Đặc biệt trong báo cáo tại Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần thứ V,
Người đã phác họa phương hướng chiến lược trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Năm 1924, Người về Trung Quốc tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng
như: Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (1925), Hội Liên hiệp các dân
tộc bị áp bức Á Đông (1925). Người đã xuất bản tuần báo “Thanh Niên” – tờ báo cách
mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam,
chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; ngồi ra cịn có tác phẩm “Đường kách
mệnh” – một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng
Việt Nam.


NHÓM 5

7


NHÓM 5

8


Đến những ngày cuối đời, trong lòng Người vẫn canh cánh một nỗi niềm muốn
được cống hiến nhiều hơn nữa cho cách mạng Việt Nam: “Suốt đời tơi hết lịng hết sức
phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới
này, tơi khơng có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn
nữa, nhiều hơn nữa”. Ngày 2/9/1969, một sự mất mát không thể bù đắp được của cách
mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi để lại cho nhân dân Việt Nam và bạn
bè quốc tế niềm tiếc thương vô hạn, nhất là khi cách mạng Việt Nam đã đến rất gần
ngày thắng lợi nhưng Bác khơng cịn để chung vui niềm vui chiến thắng với quân dân
miền Nam. Mùa xuân năm 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt
Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện
được mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của khơng chỉ riêng dân tộc Việt Nam
mà cịn là của cả các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân trên thế giới. Người đã

vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam, sáng lập Đảng Mác-Lênin ở Việt Nam, sáng lập Lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nay là Cộng Hịa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam). Người ln luôn gắn cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh
chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, vơ cùng

khiêm tốn, giản dị.
Qua chuyến tham quan, chúng em đã cảm nhận thêm được nhiều điều bổ ích về
cuộc đời, sự nghiệp của Bác, một con người đã cống hiến, hi sinh cả cuộc đời mình cho
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam cũng như sự nghiệp
giải phóng giai cấp trên thế giới. Là sinh viên, công dân trẻ và là người chủ tương lai
của đất nước, bản thân chúng em thấy mình phải có ý thức nhiều hơn nữa với sự nghiệp
xây dựng đất nước ở thời điểm hiện tại và tương lai. Với ý chí và quyết tâm của mình,
Bác từ 1 thanh niên yêu nước với đơi bàn tay trắng và lịng u nước nồng nàn của tuổi
NHÓM 5

9


trẻ đã đem lại Độc lập – Tự do – Hạnh phúc cho cả dân tộc. Giờ đây mỗi sinh viên với
trách nhiệm và vai trị của mình phải góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập để có thể đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc
năm châu như mong ước của Bác.

Xin được mượn lời đánh giá của tờ World Daily số ra ngày 20/9/1969 để tổng
kết về sự nghiệp vĩ đại của Người: “Người đã trở thành biểu tượng Anh hùng và cách
mạng trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong
thời đại. Cuộc đời và các tác phẩm của Người sống mãi để thôi thúc những thế hệ tiếp
nối và những thế hệ chưa chào đời. Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một di
sản tinh thần thơi thúc ý chí mọi người và thúc đẩy những hành động lớn lao trong sự
nghiệp tự do và chủ nghĩa cộng sản trong các nhà cách mạng trên tồn thế giới !”./.
NHĨM 5

10



NHÓM 5

11



×