Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu "Kỹ xảo" trên sàn chứng khoán pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.61 KB, 3 trang )

"Kỹ xảo" trên sàn chứng khoán
Mặc dù cũng có dáng vẻ như những nhà đầu tư chứng khoán khác bởi
cũng có cặp táp, ăn mặc tềnh toàng... nhưng bác Vinh lại được giới
chứng khoán đặc biệt chú ý. Nhiều người gặp bác là cúi chào dù chưa
quen.
"Thợ săn" cao tay
Lý do đơn giản là bác Vinh thường chiến thắng và thu lợi từ những cổ
phiếu mình đầu tư nhanh và gọn tới mức ngoạn mục. Có lẽ chính sự
quan tâm của các tay chơi chứng khoán đã khiến thái độ của bác Vinh
dè dặt và cảnh giác hơn khi nói về những "kỹ xảo" trên thị trường
chứng khoán thông qua bảng giao dịch điện tử.
Theo kinh nghiệm của giới đầu tư chứng khoán, bất cứ nhà đầu tư nào
chăm chỉ "đi chợ", tức là tới theo dõi biến động giá cổ phiếu ở trung tâm
giao dịch vào mỗi ngày là có thể biết được một số kinh nghiệm đọc
bảng điện tử. Từ đó không bị "lừa" bởi các cao thủ trong "làng" chứng
khoán Việt Nam. Đó là những thủ thuật lợi dụng kẽ hở của việc chưa
thể khớp lệnh liên tục ở các trung tâm chứng khoán để kiếm lợi từ cổ
phiếu, từ sự non nớt của những "tay mơ"- những người mới tham gia thị
trường chứng khoán.
Bác Vinh cho biết, quá trình ngồi chờ cơ hội để tiến hành đầu tư một
loại cổ phiếu nào đó của bác và vượt ra ngoài tầm của những kỹ xảo
trên bảng điện tử. Ngày nào những kỹ xảo này cũng xuất hiện, lúc thì
đối với cổ phiếu của Vinamilk, lúc lại xảy ra với cổ phiếu của Savimex -
đơn vị vừa phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi, gần đây nhất là xảy ra với
cổ phiếu của Công ty xuất nhập khẩu Khánh Hội.
Tuy nhiên, những kỹ xảo này thường tập trung vào loại cổ phiếu blue
chip như: Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần sữa Việt
Nam (VNM), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB)... Giải thích điều
này, theo bác Vinh, xu hướng "thợ săn"- những người chơi chứng khoán
bán chuyên nghiệp tập trung vào những loại này là bởi giá trị cổ phiếu
và mức giao động của nó lớn hơn. Tỷ lệ thu lời đối với quá trình đầu tư


ngắn hạn của các "thợ săn" cao hơn.
Hơn nữa, tại thị trường chứng khoán còn ở mức sơ khai như Việt Nam
thì loại cổ phiếu blue chip thường dẫn dắt thị trường. Chính với những
phân tích và nhu cầu của các "thợ săn" mà bác Vinh đã tự tìm cho mình
một "thú vui" là chiến thắng họ bằng kiếm lời nhanh hơn và nhiều hơn
dựa trên những "chiêu thức" mà các thợ săn đưa ra.
Tuy không đồng ý nhưng cũng không phủ nhận, bác Vinh vẫn không bác
bỏ một số lời bàn tán về việc bác chỉ bỏ tiền mua 10 cổ phiếu đã khiến
giá loại cổ phiếu này tăng ở mức kịch trần vào phiên giao dịch thứ 2
trong ngày. Đây là một số tiền nhỏ nhưng tác dụng tạo tâm lý cho cả
thị trường.
Kinh nghiệm cho những "tay mơ"
Có thể nói, để đạt được trình độ như bác Vinh chắc chắn không thể học
trong một sớm một chiều mà còn phải có một quá trình theo dõi cũng
như trải nghiệm ở "chợ" chứng khoán. Tuy nhiên, theo bác Vinh, thị
trường chứng khoán trong tương lai sẽ loại bỏ những tay chơi nghiệp dư
và thay vào đó là các chuyên gia.
Quá trình đào thải này vừa chứng tỏ sự hoàn thiện của thị trường chứng
khoán cũng như việc thực hiện khớp lệnh liên tục ở Hà Nội trong thời
gian vừa qua chứng tỏ khả năng của các thợ săn. Vì vậy, đối với "tay
mơ", ngoài việc tìm hiểu thông tin kỹ của từng loại cổ phiếu thì cần phải
học thêm những kỹ xảo để "đi chợ".
Hiện có 7 kỹ xảo thường được sử dụng
- Thứ nhất: là việc bán cổ phiếu với giá sàn để tạo tâm lý hoảng loạn.
Đây là cái bẫy hiệu quả nhất đối với những "tay mơ". Các "đại gia"
muốn mua cổ phiếu giá rẻ nên đã chủ động bán ào ạt với giá sàn ở một
tài khoản. Thấy vậy, nhiều "tay mơ" nghĩ là cổ phiếu đó hay công ty đó
có tin xấu và bán đổ bán tháo theo giá sàn. Trong khi đó, "đại gia" lại
dùng tài khoản nào đó mua lại cổ phiếu của mình với giá rẻ.
- Thứ hai: là mua giá trần tạo tâm lý hưng phấn. Đại gia muốn bán

được giá cổ phiếu đang có nên chủ động mua ào ạt giá trần ở một tài
khoản. Nhiều người nghĩ chắc là có tin tốt nên người ta mới dám mua
như thế và đặt mua theo giá trần. Khi đó đại gia dùng tài khoản khác
bán dần ra cổ phiếu đó ở giá thấp, số lượng lớn hơn số lượng mua vào ở
tài khoản trước. Ví dụ mua 30k ở tài khoản A, bán 50k ở tài khoản B. Vì
vậy, bán được 20k giá tốt.
Vài hôm sau đại gia ngừng "diễn", giá cổ phiếu đứng và xuống khiến
cho ai mua theo thì bị thiệt thòi. Tuy nhiên có những phiên có 2 hiện
tượng trên nhưng bản chất không phải là kỹ xảo mà do tác động của
thông tin thật. Để phân biệt khi nào là kỹ xảo khi nào là thật phải có
bản lĩnh. Vì thế nhiều "tay mơ" đánh ngắn hạn bị thua liểng xiểng vì các
kỹ xảo trên. 2 kỹ xảo trên là con dao 2 lưỡi và khi có một đại gia khác
chơi lại mua ngay giá trần (thì kỹ xảo 2 bị hóa giải).
- Thứ ba: là bán chặn giá trên. "Đòn" này cũng là để mua rẻ nhưng nhẹ
hơn "đòn thứ nhất". Theo đó, "đại gia" muốn mua rẻ nhưng biết dùng
đòn thứ nhất lúc này là vô lý nên bán ra số lượng rất lớn ngay từ đầu
giờ ở giá tham chiếu chẳng hạn. Trong khi đó bên mua đại gia chỉ đặt
số lượng vừa phải giá dưới tham chiếu. Thế là ai muốn bán phải tranh
bán dưới giá tham chiếu và vào "rọ" của đại gia.
- Thứ tư: mua chặn giá dưới bằng cách ngay từ đầu giờ "đại gia" đặt
mua số lượng lớn ở giá tham chiếu và đặt bản số lượng nhỏ ở giá cao
hơn tham chiếu. Thấy cũng ít quá, nhiều người đặt mua giá cao để mua
bằng được và cũng vào "rọ" của đại gia. Tuy vậy, nếu có đại gia nào
chơi lại thì việc làm này cũng mất tác dụng.
- Thứ năm: là mua theo kiểu rải đinh. "kỹ xảo" này để bịt mắt "đối thủ".
Tâm lý người mua đều muốn mua giá tốt chứ không muốn mua trần.
Đặt 3 lệnh ở 3 mức giá cao nhất, mỗi lệnh chỉ mua một lô, ví dụ một lô
24; 1 lô 24.1 và một lô 24.3. Khi đó toàn bộ các lệnh mua bị che hết vì
bảng điện tử chỉ cho phép hiện 3 mức giá mua cao nhất. Sau khi lệnh
mua bị che là cuộc đấu trí giữa các "thợ săn". Điều thú vị là có khi phần

thắng lại thuộc về người không chủ động rải đinh.
- Thứ sáu: là "rải đinh" bán. Ngược lại với "rải đinh" mua, đặt bán ở 3
mức giá sàn thấp nhất, ví dụ bán 1 lô 32.2, 1 lô 32.3, 1 lô 32.4. Các
"thợ săn" đều dùng mẹo này để bán được giá tốt chứ không muốn bán
giá sàn. Tuy nhiên, khi có ai đó tức khí mà mua ngay giá trần và bán
ngay giá sàn thì kỹ xảo thứ năm và thứ sáu mất tác dụng.
- Thứ bảy: là "rải đinh" để khớp mua giá thấp. Khi thị trường không
nóng thì kỹ xảo này rất có tác dụng. Kỹ xảo này có đặc điểm là không
nên đặt mua tất cả ở một mức giá mà rải ra ở vài mức giá. Đây là sự lợi
dụng nguyên tắc so sánh các số lệnh để khớp lệnh ở mức giá gần nhất.
Ví dụ bên bán có 5k giá sàn 24.9, nếu bên mua đặt 2k giá trần 27.5, lúc
đó sẽ khớp giá tham chiếu 26.2. Song đặt mua 1,5k giá trần 27.5, 0,2k
giá 27.4, 0,2k giá 27.3 và 0,1k giá sàn 24.9 thì sẽ mua được giá sàn. Kỹ
xảo này còn một cách nữa là đặt mua từ nhiều mức giá để nhỡ ra bên
bán có mức giá đó là dính đinh mua. Nhiều lần khớp lệnh giá 37.2
chẳng hạn là dư bán 36.7, nếu có đinh 36.7 bên mua thì người mua rẻ
được 500đ.

×