Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM XOANG TRÁN:
ĐỐI CHIẾU GIỮA CT SCAN VÀ XQUANG QUI ƯỚC
Lâm Huyền Trân*, Lê Hành**, Nguyễn Hữu Khôi*
TÓM TẮT
Chúng tôi phân tích xoang trán dựa trên phim chụp Xquang chuẩn và CTScan của cùng 1 người.
Trong khi nghiên cứu phim Xquang chuẩn, xoang trán được thấy rõ trên phim sọ nghiêng và phim
Blondeau. Kết quả là hình thái và kích thước xoang trán có thể nhận thấy được nhưng các mốc quan
trọng liên quan đến ngách trán như :tế bào Agger nasi, cuốn mũi giữa (thông khí), hố sàng, thì không thể
đánh giá được. Ngược lại trên phim CTScan có thể bộc lộ rõ hầu như mọi chi tiết.
Bình diện trục(Axial) cho thấy độ sâu của xoang trán.
Đối chiếu với tư thế của thầy thuốc khi khám và phẫu trường khi mổ thì bình diện lý tưởng là bình
diện theo mặt phẳng trán (Coronal). Mặt phẳng này là mặt phẳng tối ưu để trình bày phức hợp lỗ thông
khe, là mặt cắt lý tưởng trên CT.
Theo ý kiến của chúng tôi, chọn lựa tốt nhất để đánh giá xoang trán là chụp CTScan.
SUMMARY
A ANALYSIS OF FRONTAL SINUS, CORRELATION ON THE CT SCAN AND
CONVENTIONAL X RAY
Lam Huyen Tran, Le Hanh, Nguyen Huu Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8
* Supplement of No 1 * 2004: 41 - 45
Our analysis of frontal sinus was based on the standard roentgenogram and computed tomography of
the same patterns.
In the evaluation of the standard roentgenogram, the frontal sinus was demonstrated on the AP view
and Blondeau’ s view. As a result, the morphology and dimension of the frontal sinus was demonstrated,
but the important landmarks who relate to frontal recess,eg : Agger nasi cell(4), concha bullosa, fovea
ethmoidalis, may not be evaluated.
In contrast, the CTscan can display almost details. Axial plane showed the depth of the frontal sinus.
Considering the patient position vis- à- vis the surgeon performing the diagnostic evaluation, as well as
the surgeon procedure, the one cross –sectional plane that best correlates with the surgeon’ s field of view
is the coronal plane.
Since this plane also optimally display the osteomeatal complex, it is the ideal plane for CT imaging.
In our opinion, the best modality of choice for the evaluation of frontal sinus is CT.
MỞ ĐẦU
Xoang trán không có ngay khi sinh, xoang trán
bắt đầu xuất hiện vào năm thứ 2 do sự thông khí ở
phần trước của ngách trán hoặc từ tế bào sàng trước.
Từ lúc này đến 4 tuổi xoang trán bắt đầu phát triển
vào trong xương trán. Từ 4 đến 7 tuổi xoang trán bắt
đầu phát triển ra phía ngoài và vào phía trong. Lúc 8
tuổi bờ trên của xoang trán đến ngang mức bờ trên ổ
* Bộ môn Tai Mũi Họng - ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh
** Khoa tai mũi ho
ïng –bệnh viện Chợ Rẫy
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt
41
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
mắt. Lúc 10 tuổi bờ trên xoang trán ngang phát triển
lên trên vào vùng trên cung mày.
Sự phát triển của xoang trán là kết quả của 2 tiến
trình đồng thời, sự phát triển dần dần của niêm mạc
và đồng thời sự hấp thu của lớp xương phủ lên trên
(Shapiro và Jansen 1960). Xoang trán phát triển về
phía trên vào vùng trên cung mày sau đó phát triển
ra sau trên trần hốc mắt (Shankar và cộng sự 1994).
Xoang trán cũng có thể phát triển vào trong mào gà
(Shapiro và Jansen 1960). Thành trong của xoang
trán được lót bởi lớp niêm mạc. Chính lớp niêm cốt
mạc tạo nên đường trắng trên Xquang. Hai xoang
trán ngăn cách nhau bởi vách liên xoang, chúng dẫn
lưu vào ngách trán ở khe mũi giữa(2).
Thể tích trung bình của xoang trán ở người lớn
là 7ml. Theo công trình nghiên cứu của Lang, thành
trước xoang trán dầy từ 0.5mm đến 12mm. Thành
sau dày từ 0.3mm đến 4mm.
Những thay đổi về mặt giải phẫu của xoang trán
rất đa dạng, từ số lượng đến kích thước, còn các
thành phần liên quan đến ngách trán càng phức tạp
hơn. Việc phân tích các đặc điểm xoang trán trước
khi mổ có giá trò rất lớn trong phẫu thuật xoang trán
nói chung và phẫu thuật nội soi nói riêng. Do vậy,
chúng tôi thực hiện việc phân tích xoang trán trên
phim Xquang thông thường và phim CTscan để tìm
mối liên quan giữa chúng đồng thời nêu ra ưu và
nhược điểm của từng loại.
ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chọn những người trong độ tuổi trưởng thành
(1ừ 18 tuổi trở lên), không có tiền sử chấn thương
xoang trán, không có tiền sử phẫu thuật vùng mũi
xoang, không có bệnh lý làm thay đổi cấu trúc giải
phẫu vùng mũi trán và khe giữa.
Chúng tôi chọn được 34 nam và 34 nữ
Phương pháp nghiên cứu
Trên cùng 1 người chúng tôi chụp phim Xquang
qui ước (ở 2 tư thế Blondeau và sọ nghiêng) và chụp
CTSCan các xoang theo các bình diện trán và bình
diện trục (tư thế axial và coronal).
Dựa trên các phim này, chúng tôi phân tích
xoang trán về các đặc điểm số lượng, hình thể kích
thước,(chiều rộng, chiều cao, chiều sâu) độ dày
thành trước, độ dày thành sau, các yếu tố có liên
quan tới ngách trán.
Đối với phim Xquang chúng tôi đo trực tiếp trên
phim bằng thước cặp của Nhật, đã được kiểm nghiệm
bởi trung tâm chuẩn hóa đo lường chất lượng.
Đối với phim CTscan, chúng tôi đo trực tiếp
bằng thước đo hiển thò trên máy và phim.
Sau đó xử lý các số liệu bằng phương pháp
thống kê.
KẾT QUẢ
Trên XQ
.Về số lượng
Nam
(n=34)
Nữ
(n=34)
Tỷ lệ chung
(cả nam và
nữ)(n=68)
Có 2 xoang
trán
28/34 (82,35%) 27/34
(79,41%)
55/68 (80,88%)
Có 1 xoang
trán
2/34 (5,88%) 4/34 (11,76%) 6/68 (8,82%)
Không có
xoang trán
4/34 (11,76%) 3/34 (8,82%) 7/68 (10,29 %)
Về kích thước
Khảo sát chiều cao, chiều rộng xoang trán trên
phim Xquang Blondeau
Khảo sát chiều sâu xoang trán trên phim sọ
nghiêng
NAM NỮ Chung cho cả
nam và nữ
Chiều rộng (R) trung
bình
29,25 mm 28,17mm 28,71 mm
Chiều cao (C) Trung bình 30,70mm 28 mm 29,35 mm
Chiều sâu (S) trung bình 13,45mm 11,54 mm 12,5mm
Kích thước Số mẫu Trung bình Giới hạn
Chiều rộng (R) 116 28,71mm 11-49mm
Chiều cao (C) 116 29,35mm 11-58mm
Chiều sâu (S) 116 12,5mm 4-24mm
Trên phim sọ nghiêng chỉ có thể xác đònh độ sâu
chung của 2 xoang trán, không thể phân biệt chính
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt
42
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
xác độ sâu của từng xoang trán riêng rẽ bên phải hay
bên trái (do hiện tượng chồng ảnh).
Các yếu tố liên quan đến ngách trán
do có nhiều đường nét xương chồng lên nhau
trên phim Xquang qui ước không thể khảc sát được
khe giữa và các yếu tố liên quan đến ngách trán.
Trên phim CT SCAN
.Về số lượng
Nam Nữ Tỷ lệ chung (cả
nam và nữ)
Có 2 xoang
trán
28/34 (82,35%) 27/34
(79,41%)
55/68 (80,88%)
Có 1 xoang
trán
2/34 (5,88%) 4/34 (11,76%) 6/68 (8,82%)
Không có
xoang trán
4/34 (11,76%) 3/34 (8,82%) 7/68 (10,29 %)
Về kích thước
Khảo sát chiều cao, chiều rộng xoang trán trên
bình diện trán (coronal)
Khảo sát chiều sâu xoang trán trên bình diện trục
(axial)
NAM NỮ Chung cho cả
nam và nữ
Chiều rộng
(R)
trung bình
24,64mm 23,19mm 23,91mm
Chiều cao (C)
Trung bình
24,75mm 23,48mm 24,12mm
Chiều sâu (S)
trung bình
13,48mm 12,5mm 12,99mm
Kích thước Số mẫu Trung bình Giới hạn
Chiều rộng (R) 116 23,91 mm 15-44 mm
Chiều cao (C) 116 24,12 mm 5-38 mm
Chiều sâu (S) 116 12,99 mm 3-15 mm
Xoang trán Nam Nữ Tỷ lệ chung cả
nam và nữ
Phát triển to
(R>=25mm)
58,62% 62,06% 60,03 %
Phát triển vừa
(R:15-25mm)
27,58% 29,31% 28,44%
Kém phát triển
(R<=14mm)
13,79% 8,62% 11,53%
ĐỘ DÀY TRUNG BÌNH CÁC THÀNH XOANG TRÁN :
Thành trước : 3,55mm
Thành sau : 2,67mm
Các yếu tố liên quan đến ngách trán
Vì ngách trán không phải là 1 ống xương thực sự
mà là đường đi từ lỗ thông xoang trán đổ vào khe mũi
giữa len lõi qua các cấu trúc bao gồm tế bào Agger
nasi, bóng sàng, cuốn mũi giữa nên chỉ có thể khảo
sát ngách trán 1 cách gián tiếp qua các cấu trúc của
khe mũi giữa.
CUỐN MŨI GIỮA :cuốn giữa thông khí (concha
bullosa)
Nam Nữ Cuốn giữa
thông khí
Phải Trái Phải Trái
Tỷ lệ chung
cả nam và
nữ
Concha
cuốn giữa
1 bên
1/34
(2,94%)
2/34
(5,88%)
3/34
(8,82%)
4/34
(11,76%)
10/68
(14,7%)
Concha
cuốn giữa
2 bên
7/34
(20,58%)
4/34
(11,76%)
11/68
(16,17%)
Có concha 10/34
(29,41%)
11/34
(32,35%)
21/68
(30,88%)
TẾ BÀO HALLER:
Nam Nữ Tế bào
Haller
Phải Trái Phải Trái
Tỷ lệ chung
cả nam và
nữ
Tb
Haller 1
bên
1/34
(2,94%)
0/34
(0%)
2/34
(5,88%)
0/34
(0%)
3/68
(4,41%)
Có tế bào
Haller
(11,76%)
Tb
Haller 2
bên
4/34
(11,76%)
1/34
(2,94%)
5/38
(7,35%)
Không có
tế bào
Haller
(88,24%)
29/34
(85,29%)
31/34
(91,17%)
60/68
(88,24%)
TẾ BÀO AGGER NASI:
Nam Nữ Tế
bào
Agger
nasi
Phải Trái Phải Trái
Tỷ lệ
chung cả
nam và
nữ
1 bên
1/34
(2,94%)
2/34
(5,88%)
1/34
(2,94%)
1/34
(2,94%)
5/68
(7,35%)
Có tế bào
Agger
Nasi
(79,41%)
2 bên
26/34
(76,47%)
28/34
(82,35%)
54/68
(79,41%)
Không có
tế bào
Agger
Nasi
5/34
(14,7%)
4/34
(11,76%)
9/68
(13,23%)
TRẦN XOANG SÀNG :
Chúng tôi chọn cách phân loại theo Keros :
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt
43
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
Keros phân loại độ sâu của trần xoang sàng dựa
vào độ sâu của hố khứu giác thành 3 type :
type 1: sâu từ 1 – 3mm
type 2: sâu từ 4 –7mm
type 3: sâu từ 8-16mm
Nam Nữ Trần
xoang
sàng
Phải Trái Phải Trái
Tỷ lệ
chung cả
nam và
nữ
Type 1 11/34
(32,35%)
9/34
(26,47%)
12/34
(35,29%)
8/34
(8,82%)
40/68
(29,41%)
Type 2 22/34
(64,7%)
24/34
(70,58%)
20/34
(58,82%)
24/34
(70,58%)
90/68
(66,1%)
Type 3 1/34
(2,94%)
1/34
(2, 94%)
2/34
(5,88%)
2/34
(5,88%)
6/68
(4,44%)
Nhận xét : trần xoang sàng có thể không đối
xứng nhau ở 2 bên.
MÀO GÀ THÔNG HƠI:
Mào gà
thông hơi
Nam Nữ
Tỷ lệ chung
cả nam và nữ
Có thông hơi 27/34
(79,41%)
26/34
(76,47%)
77,94%
Không thông
hơi
7/34
(20,58%)
8/34
(23,52%)
22.05%
BÀN LUẬN
Xoang trán ở người có những đặc tính khá đặc
biệt :
Khác với xoang hàm hầu như luôn luôn có 2
xoang hàm với kích thước tương đương nhau. Con
người có thể có 1 hoặc 2 xoang trán, thậm chí có
người không có xoang trán.
Xoang trán phát triển trong xương trán nên khi
xoang trán càng to, các thành xương càng mỏng,
xoang trán càng nhỏ các thành xương càng dầy.
So sánh giữa thành trước và thành sau :
xương thành trước thường dầy hơn thành sau.
xương thành sau xoang trán rất mỏng chỉ vài
mm, nếu không nắm vững về giải phẫu và phẫu
thuật nội soi có thể làm vở xương thành sau
xoang trán rất nguy hiểm.
Tế bào Agger nasi :sự hiện diện của tế bào Agger
nasi rất quan trọng. Đây chính là 1 trong những mốc
giải phẫu trong nội soi để vào xoang trán. Tế bào này
có thể phát triển ra phía ngoài vào hố lệ và làm hẹp
ngách trán, giảm sự dẫn lưu của xoang trán.
Tế bào Agger nasi đọc được trên phim CT Scan
với tỷ lệ rất cao.
Vào đầu những năm 1900, nhiều nhà nghiên
cứu đã báo cáo tần suất hiện diện của tế bào này là
40-60%.
1939 Van Alyea báo cáo:89%
1991 Bolger và cộng sự : 98.5%
theo số liệu nghiên cứu của chúng tôi : 86,76%
Tế bào Haller :còn gọi là tế bào sàng dưới ổ
mắt. Là tế bào sàng lan rộng về phía trần xoang
hàm. Không ảnh hưởng đến xoang trán nhưng
chúng phát triển ra ngoài về phía mỏm móc
thường góp phần làm hẹp phễu sàng và sự dẫn lư u
của xoang hàm.
Tế bào này ít khi thấy được trên CTscan
1988 Zinreich và Kennedy báo cáo tỷ lệ 10%
1991 Bolger báo cáo : 45%
Nghiên cứu của chúng tôi : 11,76 %
Concha bullosa là tình trạng thông khí của
cuốn mũi giữa. Concha có thể gặp ỏ cả 2 cuốn mũi
nhưng cũng có thể chỉ có ở bên.
Đã có nhiều báo cáo khác nhau về tần suất của
concha
Lang phẫu tích xác : 8%
Zinreich và Kennedy báo cáo tỷ lệ 36%(trên
CTScan)
Tỷ lệ của chúng tôi : 30,88%
Mào gà thông hơi :
1991 bolger báo cáo : 84 %
tỷ lệ của chúng tôi :
KẾT LUẬN
So sánh đối chiếu giữa phim Xquang qui ước và
phim CTScan. Chúng tôi nhận thấy :
* Phim X quang qui ước chỉ có thể giúp thầy
thuốc có khái niệm sơ bộ xoang trán về:
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt
44
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
- Số lượng : có hay không có xoang trán, có 1 hay
2 xoang trán.
- Kích thước : xoang trán to, vừa hay nhỏ.
tuy nhiên các đường nét trên phim Xquang
thường nhập nhoè do nhiều đường nét chồng lên
nhau nên khó có số đo chính xác.
Nhược điểm : không thể khảo sát được khe giữa,
không thể đánh giá được ngách trán.
Nói chung giá trò mà phim Xquang thông thường
mang lại là rất ít, không thể đáp ứng đủ nhu cầu cần
khảo sát về giải phẫu nội soi.
* Phim CTScan ngoài khả năng cho biết về số
lượng, kích thước, tình trạng niêm mạc của xoang
trán còn giúp thầy thuốc khảo sát ngách trán thông
qua thành phần của khe giữa. Từ đó, chẩn đoán bệnh
tích chính xác hơn, biết được các thay đổi đa dạng về
giải phẫu, để có thể dự phòng các biến chứng trong
khi mổ đặc biêt là phầu thuật nội soi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. KUHN FA., BOLGER WE., TISDAL RG. The Agger
nasi cell in Frontal recess obstruction: an anatomic,
radiologic and clinical correlation, Operative
techniques in otolaryngology – Head and neck
Surgery, vol 2, No 4(dec) 1991: pp226-231
2. KONDRAT JW., Frontal sinus morphology : an
analysis of craniometric and environmental variables
on the morphology of modern human frontalsinus
patterns, thesis for the master of art, 1995,12-13
3. ZINREICH SJ, ABIDIN M, KENNEDY, DW. Cross-
sectional imaging of the nasal cavity and paranasal
sinuses, Operative techniques in otolaryngology –
Head and neck Surgery, vol 1, No 2(jun) 1990: pp 94-
98
4. ZINREICH SJ, MARYLAND B, Paranasal sinus
imaging, Otolaryngol Head and Neck
Surgerý990:103:863.
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt
45