Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.82 KB, 12 trang )

Nguyễn Quang A Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế
© www.talawas.org
Xã hội Kinh tế
27.11.2002
Nguyễn Quang A
Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế
Tác phẩm Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học phê phán và Con đường dẫn đến kinh tế thị trường
của Kornai János, nhà kinh tế học người Hung, giáo sư Harvard (Mỹ), đều do Nguyễn Quang A dịch, Nhà xuất
bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, vừa ra mắt đã lập tức được coi là những cuốn sách quan trọng nhất năm 2002 ở
Việt Nam. Để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận với hơn 1000 trang sách ấy, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của
dịch giả Nguyễn Quang A sau đây.
Talawas
Kornai János đưa ra một mô hình đơn giản mô tả các hệ thống kinh tế, trước tiên là cho hệ
thống xã hội chủ nghĩa. Mô hình lí thuyết được sử dụng để phân tích so sách giữa hệ thống
xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, nó cũng được dùng như một công cụ hữu hiệu để xem
xét các quá trình chuyển đổi hệ thống. Tổng quan này giới thiệu ngắn gọn mô hình cơ bản.
Từ mô hình cơ bản này ta dẫn ra các mô hình cho hệ thống xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ
nghĩa. Một vài nhận xét cũng được đề cập. Nội dung trình bày ở đây lấy phần lớn từ "Kornai
2000" và một phần từ "Kornai 1992".
J. Kornai trình bày một mô hình đơn giản nhưng hữu hiệu cho các hệ thống kinh tế.
1. Mô hình
Hình 1. Mô hình tổng quát
Ðường mũi tên liền nét chỉ hướng tác động nhân quả chính.
Ðường mũi tên đứt nét chỉ tác động phản hồi.
1 ∈ 11
Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế Nguyễn Quang A
Một mô hình lí thuyết là một kết cấu trừu tượng về trí tuệ để mô tả những nét chủ yếu của
một hệ thống thực đang được khảo sát. Hệ thống thực tế cần mô hình hoá ở đây là một hệ
thống kinh tế của một nước hay một nhóm nước nhất định trong một giai đoạn nhất định.
Các hệ thống như vậy là vô cùng phức tạp, và mô hình mô tả nó chắc chắn phải bỏ qua rất
nhiều chi tiết và chỉ nêu những nét đặc trưng chính và/hoặc chức năng chính của hệ thống.


Ðáng nhắc tới là, một mặt tư duy của con người có mức độ ảnh hưởng khác nhau lên một hệ
vật lí (từ không hề có ảnh hưởng gì lên một hệ cơ học cổ điển đến có một số ảnh hưởng lên
một hệ lượng tử); mặt khác suy nghĩ của những người sống- những người tham gia trong các
hệ thống xã hội- ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống. G. Soros [Soros 1987, 1998] gọi hệ thống
như vậy- hệ thống mà tư duy của những thành phần (người) tham gia có tác động lên bản
thân hệ thống- là "hệ thống phản thân" ("reflexive system").
Cho trước một thước đo về sự phù hợp hay các tiêu chuẩn về độ chính xác, có thể có nhiều
mô hình mô tả tốt hệ thống đang được khảo sát. Ta ưa dùng mô hình đơn giản nhất trong số
các mô hình như vậy. Mô hình trình bày ở đây có lẽ là một mô hình cô đọng nhất theo nghĩa
này. Mô hình chung được nêu trong Hình 1.
Mô hình gồm năm khối, được đánh số từ 1 đến 5, và tất cả các tương tác có thể giữa chúng.
Chiều tác động nhân quả chính được mô tả bằng các mũi tên liền, các phản tác động được
mô tả bằng các mũi tên đứt.
Bỏ qua tất cả các phản tác động, chỉ chú ý đến chiều tác động chính của tính nhân quả (xoá
hết các mũi tên đứt) ta sẽ nhận được mô hình Kornai giản lược như nêu trong Hình 2 [Kornai
1992].
Trong mô hình độ dày của mũi tên cho ta cảm giác ở một mức độ nào đó về cường độ tương
đối của tác động. Ta có thể thấy mỗi tầng nông hơn chủ yếu bị tác động bởi tầng sâu hơn sát
đó (khối ở sát ngay phiá trái) và cũng bởi tất cả các tầng sâu hơn khác. Bỏ qua tất cả các tác
động của các tầng sâu hơn, trừ tầng sâu hơn sát kề (khối ở sát ngay phiá trái) ta nhận được
mô hình Kornai đơn giản nhất như trong Hình 3 [Kornai 2000].
Hình 2. Mô hình giản lược nêu bật hướng tác động nhân quả
Khối 1 là tầng sâu nhất của hệ thống, nó mô tả cơ cấu quyền lực chính trị, tư tưởng chính
thống và thái độ của nó đối với các hình thức sở hữu. Khối này chứa "chương trình gen" của
hệ thống, chương trình xác định tất cả các đặc tính cơ bản nhất của cơ thể sống này, cùng
với các thứ khác kể cả sức khoẻ và bệnh tật của nó cũng như các đặc trưng tổng quát của
/>2 ∈ 11
Nguyễn Quang A Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế
các quá trình sinh, tăng trưởng, suy thoái và chết của nó. "Chương trình gen", thái độ của cơ
cấu quyền lực với hình thức sở hữu xác định hình thức sở hữu ưu thế của hệ thống trong khối

2. Hình thức sở hữu chiếm ưu thế và cơ cấu quyền lực tạo ra cơ chế điều phối áp đảo của hệ
thống, khối 3, như là một hệ quả. Các khối 1, 2, và 3 là các thành tố quan trọng nhất của mô
hình. Dùng ẩn dụ của một hệ tin học ta có thể nói rằng, phần vô hình của hệ thống, được ba
khối này mô tả (ý thức hệ, chương trình gen, các luật, các quy chế, v. v.), tạo thành phần
mềm hệ điều hành, đó là phần quan trọng nhất của toàn hệ thống. Theo thuật ngữ và khái
niệm của các hệ thống công nghệ thông tin thì chúng xứng đáng được coi là phần mềm hệ
điều hành. Cơ chế điều phối ưu thế, khối 3, cùng với khối 2 và khối 1 ảnh hưởng đến những
quyền lợi, động cơ và các ứng xử của những người tham gia (dân cư, xí nghiệp, các cơ quan
chính phủ,...), và những đặc trưng mang tính đặc thù hệ thống này được mô tả trong khối 4.
Khối 5, tầng nông nhất của hệ thống, mô tả những tính đều đặn đặc thù hệ thống và các
hiện tượng kinh tế cố hữu như là kết quả của các tương tác của các tầng sâu hơn (các khối 4,
3, 2, và 1). Do cầu toàn nên mô hình đầy đủ cũng chỉ ra tất cả các phản tác động có thể có
giữa các khối, tức là tác động ngược lại của các tầng nông hơn tới tầng sâu hơn (các mũi tên
đứt).
Dùng mô hình tổng quát Kornai trình bày một mô tả rất sâu và súc tích về hệ thống kinh tế
của một nhóm gồm 26 nước đã được biết đến như các nước xã hội chủ nghĩa trong thế kỉ 20
[Kornai 1992]. Sau đó đã tỏ ra rằng mô hình cũng có thể sử dụng để mô tả hệ thống tư bản
chủ nghĩa và một dải rộng các hệ thống quá độ.
Hình 3. Mô hình đơn giản nhất
2. Phân loại các hệ thống kinh tế
Mô hình tổng quát cho ta một công cụ rất hữu hiệu để phân loại các hệ thống kinh tế. Bằng
cách xác định đặc trưng chính của các khối, giữ lại hay bỏ qua một số mối quan hệ, mô hình
tổng quát tạo ra hàng loạt các mô hình hệ thống kinh tế khác nhau có thể dùng để mô tả các
hệ thống kinh tế hiện thực khác nhau. Mục này mô tả ngắn gọn hệ thống xã hội chủ nghĩa cổ
điển, hệ thống tư bản chủ nghĩa và một dạng của hệ thống chủ nghĩa xã hội cải cách dùng
mô hình Kornai tổng quát. Mỗi hệ thống được trình bày bằng cách xác định những nét đặc
trưng của mỗi khối trong mô hình mô tả hệ thống đó. Thay cho việc điền vào 5 khối của mỗi
mô hình, chúng ta liệt kê các khối đó như các cột của Bảng 1 để tiện so sánh.
Bảng 1. Mô hình Kornai cho các hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa
Ðặc trưng chính Các mô hình

Hệ thống xã hội chủ
nghĩa cổ điển
Hệ thống xã hội chủ nghĩa cải
cách
Hệ thống tư bản chủ
nghĩa
1. Cơ cấu quyền lực
và thái độ đối với
Quyền lực không chia sẻ
của Ðảng Marxist-
Quyền lực không chia sẻ của
Ðảng Marxist-Leninist. Tự do hoá
Quyền lực chính trị thân
thiện với sở hữu tư nhân
3 ∈ 11
Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế Nguyễn Quang A
hình thức sở hữu
Leninist. Ưu ái với sở hữu
công cộng và thù ghét sở
hữu tư nhân
chính trị có mức độ. Ưu ái với sở
hữu công cộng và chấp nhận
(hay ủng hộ) sở hữu tư nhân.
và thị trường.
2. Hình thức sở hữu
chiếm ưu thế
Hình thức sở hữu nhà
nước và tựa-nhà nước
chiếm ưu thế. Sở hữu tư
nhân hầu như tan biến

Hình thức sở hữu nhà nước và
tựa-nhà nước chiếm ưu thế. Sở
hữu tư nhân được chấp nhận và
có vị trí quan trọng. Sự phục sinh
của khu vực tư nhân
Sở hữu tư nhân chiếm
địa vị ưu thế
3. Cơ chế điều phối
chiếm ưu thế
Ðiều phối quan liêu
chiếm ưu thế
Ðiều phối thị trường với sự can
thiệp hành chính quan liêu mạnh;
Tự quản
Ðiều phối thị trường
chiếm ưu thế
4. Ðộng cơ, mối
quan tâm, lợi ích và
ứng xử mang tính
đặc thù hệ thống
của các thành viên
tham gia
Ràng buộc ngân sách
mềm; Ðáp ứng yếu với
giá cả; Mặc cả kế hoạch;
Chạy theo số lượng; Chủ
nghĩa gia trưởng; . . .
Ràng buộc ngân sách cứng hay
nhẹ ở khu vực tư nhân. Ràng
buộc ngân sách mềm hay nhẹ

trong khu vực công cộng; Phản
ứng có mức độ đối với giá cả (vẫn
bị méo mó); . . .
Ràng buộc ngân sách
cứng; Phản ứng mạnh
với giá cả.
5. Các hiện tượng
kinh tế cố hữu và sự
đều đặn đặc thù hệ
thống
Thiếu hụt kinh niên; Thị
trường của người bán;
Thiếu lao động; Thất
nghiệp có chỗ làm; Tăng
trưởng ép buộc; . . .
Thiếu hụt nhẹ hay được loại bỏ;
Thị trường của người bán trong
một số lĩnh vực; Thất nghiệp có
chỗ làm và thất nghiệp mở; . . .
Không có thiếu hụt kinh
niên; Thị trường của
người mua; Thất nghiệp
kinh niên; Biến động
theo chu kì kinh doanh;
..
2.1 Hệ thống xã hội chủ nghĩa cổ điển
Kornai dùng cách tiếp cận thực chứng để nghiên cứu các hệ thống. Hệ thống xã hội chủ
nghĩa mà ông khảo sát là một nhómi gồm 26 nước trong một giai đoạn lịch sử khi mà các
Ðảng Cộng sản đã nắm và duy trì quyền lực trong giai đoạn đó, và họ tự gọi mình là "các
nước xã hội chủ nghĩa". Lập luận suy diễn được dùng để rút ra các đặc trưng của các khối 2

và 3; tức là xuất phát từ giả thiết là Ðảng cộng sản nắm quyền với hệ tư tưởng và quyền lực
không chia sẻ của nó, thì "chương trình gen" này sẽ tạo ra sự áp đảo của sở hữu công cộng,
xoá bỏ khu vực tư nhân, phát triển cơ chế điều phối quan liêu [Kornai 1992]. Ba khối này tạo
thành hệ điều hành (operating system) của toàn hệ thống. Và các động cơ, mối quan tâm lợi
ích cũng như ứng xử của những thành phần tham gia (người và tổ chức) trong hệ thống
(ràng buộc ngân sách mềm; phản ứng yếu ớt với giá cả; mặc cả kế hoạch; chạy theo số
lượng; chủ nghĩa gia trưởng, v. v.) là những hệ quả trực tiếp của chương trình hệ điều hành
này. Tất cả những thứ này (khối 1,2,3,4) gây ra các hiện tượng kinh tế cố hữu và sự đều đặn
mang tính đặc thù hệ thống (như thiếu hụt kinh niên, thiếu lao động, thất nghiệp có chỗ làm,
tăng trưởng ép buộc, v.v.). Ðáng lưu ý là hệ thống này là một hệ thống nhất quán, tức là hệ
thống không tự mâu thuẫn. Có sự cố kết, nhất quán trong hệ thống cổ điển, các thành phần
của nó cần lẫn nhau và tăng cường lẫn nhau, có ái lực (sức hút) giữa các thành tố của nó.
Nói cách khác hệ thống xã hội chủ nghĩa cổ điển là một hệ thống ổn định và có thể tồn tại
trong thời gian dài. Hệ thống hoạt động tốt theo các tiêu chuẩn riêng của nó. Tuy vậy, hệ
thống này không hiệu quả theo nhiều nghĩa. Không có quá trình tiến hoá tự nhiên và tự phát
nào dẫn tới hệ thống này; nó phải được áp đặt một cách nhân tạo (bằng một cuộc cách
mạng) lên cho xã hội. Nhưng một khi quyền lực đã được xác lập và củng cố, nó tự phát triển.
2.2 Hệ thống tư bản chủ nghĩa
Cũng với cách lập luận đó, nếu cơ cấu quyền lực là thân thiện với sở hữu tư nhân và thị
trường, thì hình thức sở hữu tư nhân và cơ chế thị trường sẽ phát triển một cách tự phát trở
thành hình thức sở hữu và cơ chế điều phối chiếm ưu thế. Những thứ này tạo thành phần
mềm điều hành hệ thống và xác định các ứng xử đặc thù hệ thống cũng như lợi ích và động
cơ của những thành viên tham gia (ràng buộc ngân sách cứng, đáp ứng mạnh mẽ với giá cả,
/>4 ∈ 11
Nguyễn Quang A Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế
v.v.). Và tất cả những thứ này tạo ra những sự đều đặn đặc thù hệ thống và các hiện tượng
kinh tế cố hữu (không có thiếu hụt kinh niên; thị trường của người mua; thất nghiệp kinh
niên; biến động trong chu kì kinh doanh). Loại hệ thống này cũng có tính nhất quán: các
thành tố của nó khớp với nhau và có ái lực giữa chúng. Nói cách khác hệ thống tư bản chủ
nghĩa cũng là một hệ thống ổn định. Ðáng lưu ý, có lẽ bất ngờ với nhiều người, là ta không

thấy từ "dân chủ" trong khối 1. Dân chủ là điều đáng mong muốn, song Dân chủ không phải
là một điều kiện cần >/I>đối với hoạt động của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Nó cũng có thể
hoạt động dưới chế độ độc tài, miễn là cơ cấu quyền lực là thân thiện với sở hữu tư nhân và
thị trường (tôn trọng tự do kinh doanh và tự do thoả thuận). Nếu quyền lực chính trị ủng hộ
sở hữu tư nhân và thị trường thì điều đó sẽ giúp cho sự phát triển của hệ thống tư bản chủ
nghĩa, nhưng ngay cả điều này cũng chẳng phải là điều kiện cần thiết. Yêu cầu tối thiểu là
nó tự kiềm chế khỏi sự thù địch thẳng thừng với sở hữu tư nhân và thị trường. Nó không
được tiến hành tịch thu hàng loạt hoặc huỷ hoại sở hữu tư nhân. Nó không được đưa ra
những quy chế gây tác hại một cách nghiêm trọng, rộng rãi và có hệ thống đối với lợi ích
kinh tế của các tầng lớp hữu sản. Nó không được ngăn cấm điều phối thị trường một cách
lâu dài ở hầu hết nền kinh tế. Lời hoa mĩ chẳng có mấy giá trị ở đây (Hitler chẳng đã chửi bới
chế độ tài phiệt đó sao?), cái chính là ứng xử thực tế của giới nắm quyền.
Hành văn của khối 2 trong mô hình hệ thống tư bản chủ nghĩa nhắc tới sự chiếm ưu thế của
sở hữu tư nhân. Chẳng cần coi điều này một cách tuyệt đối. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại,
các tổ chức thuộc sở hữu nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận cũng có vai trò. Là đủ khi nói
rằng các tổ chức phi tư nhân không đóng vai trò ưu thế.
Tương tự, hành văn của khối 3 nhắc tới sự chiếm ưu thế của điều phối thị trường. Cũng thế,
điều này không loại trừ các cơ chế điều phối khác (như điều phối quan liêu, đạo đức, gia
đình, tự quản); tuy vậy nét đặc trưng căn bản của cơ chế điều phối tư bản chủ nghĩa là điều
phối kinh tế thông qua thị trường, thông qua điều chỉnh lẫn nhau một cách phân tán của
cung, cầu, số lượng và giá cả.
Khối 4 và 5 dẫn chiếu tới sự đều đặn và những hiện tượng kinh tế cố hữu mang tính đặc thù
hệ thống.
2.3 Hệ thống cải cách
Một hệ thống được gọi là ổn định nếu nó có cơ chế nội tại để tự kéo quỹ đạo của mình về
trạng thái bình thường (được đặc trưng bởi các tính chất căn bản có tính cố hữu) khi có các
tác động làm trệch khỏi quỹ đạo đó. Ðiều kiện cần để một hệ thống ổn định là nó phải nhất
quán, nền tảng của nó không tự mâu thuẫn.
Một mặt, như đã nhắc tới ở trên, hệ thống xã hội chủ nghĩa cổ điển và hệ thống tư bản chủ
nghĩa là các hệ thống ổn định theo nghĩa của các hệ thống động học. Mặt khác, các hệ

thống cải cách, như hệ thống được mô tả trong Bảng 1, là các hệ thống có tính quá độ,
không ổn định. Hệ thống cải cách không nhất quán, có những mâu thuẫn, xung đột nội tại,
và buộc phải quay trở lại hệ thống ban đầu hoặc chuyển thành hệ thống khác. Thời gian
chuyển đổi quá độ có thể là ngắn ở mức vài tháng hay có thể kéo dài vài thập kỉ. Nếu chúng
ta xem xét các hệ thống được khảo sát ở đây như trạng thái của một hệ thống động học lớn
hơn với đơn vị thời gian tính bằng năm, ta có thể nói rằng hệ thống xã hội chủ nghĩa cổ điển
là một trạng thái ổn định cục bộ (local stable state), hệ thống tư bản chủ nghĩa là một trạng
thái ổn định toàn cục (global stable state) của hệ thống động học lớn hơn này. Nếu đơn vị
thời gian được tính bằng thập niên hay thế kỉ thì hệ thống lớn chỉ có một trạng thái ổn định
duy nhất. Ta sẽ chỉ xem xét cải cách xã hội chủ nghĩa một cách ngắn gọn.
Những người nắm quyền trong nhiều nước xã hội chủ nghĩa sớm muộn cũng nhận ra tính phi
hiệu quả của hệ thống chủ nghĩa xã hội cổ điển. Nhiều thử nghiệm cải cách đã xuất hiện lúc
này lúc nọ ở các nước xã hội chủ nghĩa khác nhau với độ sâu khác nhau (mức sâu nhất là
khối 1, mức nông nhất là khối 5) và với mức độ triệt để khác nhau. Một thí dụ về hệ thống
cải cách được minh hoạ bởi mô hình trong cột 3 của Bảng 1. Kornai [Kornai 1992, chương 16
đến chương 24] trình bày toàn diện, thấu đáo và phân tích sâu sắc về quá trình cải cách xã
5 ∈ 11

×