Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.38 KB, 2 trang )
Bằng lăng: Vị thuôc kháng khuẩn
Gửi bởi: agriviet
Ngày 18-10-2007 lúc 21 giờ 2 phút
Cây bằng lăng có nhiều loại: bằng lăng tía, bằng lăng nước,
bằng lăng lông, bằng lăng vàng... Trong đó, chỉ có bằng lăng tía
được nghiên cứu sử dụng làm thuốc chữa bệnh nhiều hơn cả.
Bằng lăng tía (Lagerstroemia calyculata Kurz) thuộc họ tử vi
(Lythraceae), tên khác là săng lẻ, bằng lăng ổi, người Ba Na gọi là tơ ru on, rơ pa, là một
cây gỗ, cao 20-30m. Cành non có cạnh, có lông hình sao màu hung, cành già nhẵn. Lá mọc
so le, hình mác, gốc thuôn, đầu nhọn, dài 7-14cm, rộng 2-5cm, mặt trên lúc đầu có lông sau
nhẵn, mặt dưới lông dày hơn. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm.
Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền Bắc và miền Nam như Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An,
Quảng Bình, các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam bộ.
Vỏ thân bằng lăng tía là bộ phận dùng duy nhất, được thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa
thu, đem về cạo sạch vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu chứa alcaloid, flavonoid,
saponin, coumarin. Tanin trong vỏ với hàm lượng 30%, chủ yếu là tanin catechic 23% và
một lượng nhỏ tanin gallic khoảng 7%. Ngoài ra, cây còn có đường, chất nhày, gôm và
pectin.
Vỏ bằng lăng tía đã được nghiên cứu dược lý với kết quả là cao lỏng của vỏ có tác dụng ức
chế sự phát triển của các vi khuẩn Shigella shigae, Bacillus subtilis, Shigella flexneri,
Salmonella typhi, Escherichia coli, Staphylloccus aureus. Cao này còn có tác dụng chống
một số nấm gây bệnh ngoài da như Epidermophyton inguinale, Trichophyton rubrum và
Candida albicans. Cồn vỏ cây bằng lăng tía đã được áp dụng điều trị bệnh nấm ngoài da.
Viên cao vỏ cây còn được dùng điều trị bệnh lỵ trực khuẩn với kết quả tốt ở thể nhẹ, hơn
hẳn tetracyclin và cloramphenicol, tương đương với bactrim. Ở thể bệnh vừa, thuốc không
có hiệu lực bằng bactrim, nhưng tương đương tetracyclin và cloramphenicol. Áp dụng chữa
bỏng, cao đặc vỏ cây bằng lăng tía có tác dụng làm se khô, giảm nhiễm khuẩn và tạo màng
thuốc che phủ các vết thương, không cần phải băng, tránh đau đớn cho người bệnh khi thay
băng.
Dựa vào những kết quả nêu trên, bằng lăng tía được dùng trong những trường hợp
sau: