Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.41 KB, 1 trang )
Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm là nhà vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần
Thánh Tông và trước Trần Anh Tông), ở ngôi 15 năm (1278-1293) và làm Thái Thượng Hoàng 15 năm.
Trần Nhân Tông là một vị vua được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử
Việt Nam. Trong thời gian trị vì, ông đã lãnh đạo nhân dân qua 2 cuộc chống xâm lược Nguyên Mông
(1285 và 1287). Các niên hiệu trong thời gian vua Trần Nhân Tông trị vì là Thiệu Bảo, Trùng Hưng.
Sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền
Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là "Phật Hoàng" nhờ những việc này.
Ông qua đời năm 1308, chôn ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu
hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn
Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.
Thi phẩm
Trần nhân Tông còn là một nhà thơ Thiền xuất sắc trong dòng thơ thời Lý-Trần.
Xuân hiểu
Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi
Buổi sớm mùa xuân
Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay,
Song song đôi bướm trắng,
Phất phới sấn hoa bay.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Hạnh Thiên Trường hành cung
Cảnh thanh u vật diệc thanh u
Thập nhất tiên châu thử nhất châu.
Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,
Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu