Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Mỹ Tho docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.09 KB, 6 trang )

Mỹ Tho
Mỹ Tho là một thành phố thuộc tỉnh Tiền Giang vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt
Nam.
Vị trí địa lý
Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Tiền Giang (được Thủ tướng
Chính phủ công nhận vào ngày 07 tháng 10 năm 2005), là đô thị tỉnh lỵ, nằm ở bờ bắc hạ
lưu sông Tiền. Phía đông và bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía tây giáp huyện Châu Thành,
phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre, có diện tích tự nhiên 49,98 km2, trong đó phần
diện tích nội thị là 9,17 km2. Dân số thường trú và tạm trú khoảng 215.000 người, có 15
đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11 phường và 04 xã).
Diện tích tự nhiên 49,98 km², trong đó diện tích nội đô là 9,76 km², dân số 165.074 người,
có 15 đơn vị hành chính cơ sở gồm 11 phường và 04 xã.
Ngày 23 tháng 10 năm 2008, Hội đồng nhân dân thành phố Mỹ Tho khoá IX tổ chức kỳ
họp lần thừ 13 (bất thường) để xem xét Đề án Điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng
thành phố Mỹ Tho.
Sau khi thông qua Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố và báo cáo thẩm tra của Ban
Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố về Đề án Điều chỉnh địa giới hành chính để mở
rộng thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang, Hội đồng nhân dân đã thông qua dự thảo Nghị
quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thành phố Mỹ Tho.
Thành phố Mỹ Tho sau khi điều chỉnh, mở rộng sẽ có diện tích tự nhiên là 8.154,08 ha
(tăng 3.295,28 ha), dân số 204.142 người (tăng 94.725 người), 17 đơn vị hành chính
phường – xã (tăng 02 đơn vị). Diện tích và dân số tăng thêm để mở rộng TP được điều
chỉnh từ một phần của các xã: Long An, Phước Thạnh, Thạnh Phú, Bình Đức và toàn bộ xã
Thới Sơn (huyện Châu Thành), và một phần các xã: Song Bình – Lương Hoà Lạc (Chợ
Gạo). 17 đơn vị hành chính cấp phường – xã của TP Mỹ Tho khi được điều chỉnh mở rộng
bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Tân Long và các xã: Phước Thạnh, Trung
An, Thới Sơn, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong.
Lịch sử
Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm và liên tục phát triển cho đến nay. Vào
năm 1679, một nhóm khoảng ba ngàn người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho định cư
vùng đất mới này. Trong nhóm có Dương Ngạn Địch đứng ra lập Mỹ Tho đại phố ở làng


Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa. Khu đại phố này kéo dài đến Cầu Vĩ, Gò Cát, tức khu vực xã
Mỹ Phong hiện nay. Rất nhiều làng xã mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho: Thái Trấn
lập làng An Hoà (sau đổi là Thạnh Trị), Nguyễn Văn Trước lập làng Điều Hòa.
Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ
lúc bấy giờ (trung tâm còn lại là Cù lao Phố, Biên Hòa). Sự hưng thịnh của phố chợ Mỹ
Tho cho thấy nền sản xuất nông - ngư nghiệp và kinh tế hàng hóa địa phương ở thời điểm
đó đã có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là đối với ngành thương mại.
Năm 1772, Mỹ Tho thuộc đạo Trường Đồn, đến năm 1779 đạo Trường Đồn được nâng lên
thành dinh Trường Đồn. Năm 1781, dinh Trường đồn lại đổi tên thành dinh Trấn Định.
Đến năm Nhâm Tý (1792) Mỹ Tho trở thành trung tâm kinh tế thương mại sầm uất, Chúa
Nguyễn cho dời lỵ sở dinh Trấn Định về chợ Mỹ Tho thuộc thôn Mỹ Chánh (khu vực Chợ
Cũ thuộc phường 2, 3 và 8 ngày nay) và cũng tại đây chúa Nguyễn đã cho xây dựng thành
Trấn Định. Thành được xây theo đồ họa kiến trúc của ông Trần Văn Học.
Năm 1826, vua Minh Mạng lại cho dời lỵ sở trấn Định Tường sang phía tây sông Bảo
Định thuộc hai thôn Điều Hòa và Bình Tạo của huyện Kiến Hưng (nay thuộc các phường
1, 4 và 7)]], phủ Kiến An, tỉnh Định Tường. Cũng trong năm này, ông Dương Tấn Tuyên
lập một ngôi chợ bên cạnh thành mới tại khu vực chợ Mỹ Tho ngày nay.
Mỹ Tho luôn luôn là trị sở, tỉnh lị tỉnh Định Tường và đến năm 1900 trở thành tỉnh lị tỉnh
Mỹ Tho khi tỉnh này được thành lập.
Mỹ Tho từng có đường xe lửa nối với Sài Gòn dài 71 km, khánh thành ngày 20 tháng 7
năm 1885, bị phá hỏng thời chống Pháp.
Năm 1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập lại tỉnh Định Tường, giải thể thị xã Mỹ
Tho, nhập địa bàn vào xã Điều Hòa. Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Chính quyền Việt Nam
Cộng hòa cải biến xã Điều Hòa thành thị xã Mỹ Tho, đến ngày 10 tháng 6 năm 1971, chia
địa bàn thành 6 khu phố.
Cuối năm 1976, thị xã Mỹ Tho được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
nâng lên thành thành phố Mỹ Tho, trực thuộc Khu 8.
Từ năm 1976 đến 2005, Mỹ Tho được công nhận là thành phố cấp 3 và từ 2005 là đô thị
Kinh tế
Thành phố là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh với cơ cấu công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ

trọng 36,9%, thương mại - dịch vụ chiếm 47,5% và nông, ngư nghiệp chiếm 15,6% (số liệu
năm 2004), trong đó ngư nghiệp chiếm khoảng 20% với đoàn tàu đánh bắt 400 phương
tiện, được trang bị khá hiện đại các thiết bị đánh bắt và phục vụ đánh bắt.
Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1995 đến nay trên 10%; giá trị công
nghiệp xây dựng trên địa bàn đến năm 2006 khoảng 1.000 tỷ đồng, thu ngân sách 150 tỷ
đồng, đầu tư xây dựng trên 110 tỷ đồng.
Thành phố có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch
xanh miệt vườn, sông nước. Số lượng khách tham quan du lịch hàng năm đều tăng (năm
2001: 350.000 khách, năm 2002: 400.000 khách đến tham quan du lịch thành phố Mỹ
Tho).
Thành phố Mỹ Tho là đầu mối giao thông thủy - bộ rất thuận lợi đối với khu vực đồng
bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, có sông Tiền là một trong hai
nhánh của sông Cửu Long. Đây là tuyến giao thông quan trọng mang tính đối ngoại của
thành phố Mỹ Tho, rất tiện lợi vận chuyển, lưu thông hàng thủy sản, nối liền Mỹ Tho với
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển Đông về thành phố Hồ Chí Minh. Về đường bộ
có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60 là những tuyến giao thông đối ngoại quan trọng
của thành phố.
Thu nhập bình quân đầu người:1368USD Tỉ lệ hộ nghèo:3,6%
Quy hoạch cho tương lai
Mỹ Tho đã hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội và quy hoạch (điều chỉnh)
chung về xây dựng đến năm 2020 và hiện đang tiến hành quy hoạch chi tiết cho các ngành,
lĩnh vực khác. Đây là cơ sở vững chắc cho việc định hướng phát triển thành phố nhằm giúp
cho Mỹ Tho luôn giữ được vai trò trung tâm của tỉnh Tiền Giang và khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long, đặc biệt trong thời kỳ năng động nhất của kinh tế thị trường hiện nay.
Thành phố đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang giao nhiệm vụ tập trung chỉnh trang
đô thị và đẩy nhanh quá trình đổi mới bộ mặt nông thôn ở các xã ven gắn liền việc phân
cấp tự quản lý đầu tư xây dựng với các công trình có nguồn vốn từ 01 tỷ đồng trở xuống và
trong tương lai gần sẽ xem xét giao cho thành phố quản lý xây dựng các công trình có
nguồn vốn đầu tư lên đến 02 tỷ đồng.
Các phường xã thuộc Thành phố Mỹ Tho

Phường 1
Trụ sở UBND: 43 Lê Lợi
Diện tích: 0,7844 km²
Dân số: 7.371 người
Mật độ dân số: 9.379 người/km²
Phường 2
Trụ sở UBND: 45 Nguyễn Huỳnh Đức
Diện tích: 0,7065 km²
Dân số: 14.702 người
Mật độ dân số: 20.810 người/km²
Phường 3
Trụ sở UBND: 4C2 Học Lạc
Diện tích: 0,5411 km²
Dân số: 11.447 người
Mật độ dân số: 21.155 người/km²
Phường 4
Trụ sở UBND: 23 Ấp Bắc
Diện tích: 0,8058 km²
Dân số: 19.335 người
Mật độ dân số: 23.995 người/km²
Phường 5
Trụ sở UBND: 479 Ấp Bắc
Diện tích: 2,7180 km²
Dân số: 14.180 người
Mật độ dân số: 5.217 người/km²
Phường 6
Trụ sở UBND: 153/3 Lê Thị Hồng Gấm
Diện tích: 3,1130 km²
Dân số: 20.604 người
Mật độ dân số: 6.619 người/km²

Phường 7
Trụ sở UBND: 139 Nguyễn Huệ
Diện tích: 0,3998 km²
Dân số: 10.950 người
Mật độ dân số: 27.389 người/km²
Phường 8
Trụ sở UBND: 13/11 Tạ Thu Thâu
Diện tích: 0,6869 km²
Dân số: 11.391 người
Mật độ dân số:16.583 người/km²
Phường 9
Diện tích: 2,74 km²
Dân số: 9.270 người
Mật độ dân số: 3.380 người/km²
Phường 10 Diện tích: 2,665 km²
Dân số: 10.287 người
Mật độ dân số: 3.859 người/km²
Phường Tân Long
Trụ sở UBND: Khu phố Tân Hà
Diện tích: 3,2971 km²
Dân số: 1.069 người
Mật độ dân số:16.583 người/km²
Xã Đạo Thạnh
Trụ sở UBND: Ấp 3A
Diện tích: 5,8799 km²

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×