Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.75 KB, 1 trang )
ETHICAL DECISION MAKING
– ra quyết định khi ranh giới tốt xấu mập mờ
Lưu Nhật Huy
Xấu hoặc tốt được xác định theo hệ thống giá trị nhận thức (perceived value)
của con người. Luôn tồn tại hai loại nhận thức, một là nhận thức về giá trị của
riêng bạn, hai là nhận thức về giá trị của xã hội. Nếu giá trị của bạn và của xã hội
là giống nhau thì không có điều gì phải bàn. Chỉ có vấn đề ở chỗ nhiều lúc đối
với bạn chuyện A là tốt, nhưng người khác không nghĩ vậy. Ví dụ: quyết định cho
phép hay không cho phép thực hiện "cái chết êm ái" (tiêm thuốc độc cho bệnh
nhân sống thực vật hoặc quá đau đớn mà không còn khả năng sống) đối với một
bác sĩ chẳng hạn. Tương tự đối với trường hợp đang xảy ra phổ biến ở các công
ty đại chúng tại Việt Nam: chuyển chi phí sang kỳ kế toán khác hoặc không trích
dự phòng để bản báo cáo tài chính được “đẹp” hơn trong mắt các cổ đông.
Mâu thuẫn này thường xảy ra nhất ở những vấn đề liên quan đến đạo đức
(ethics) và ranh giới xác định xấu tốt còn mờ (ambiguity). Mà đặc biệt, trong kinh
doanh thì ranh giới ấy còn kém rõ ràng hơn…
Cách giải quyết trong trường hợp này là trả lời các ethics test phổ biến, ví dụ:
1. Đáng hay không đáng làm (common sense): thực sự việc mình làm có
đáng phải làm hay chỉ là vì ta đang quyết định theo cảm xúc nhất thời như đang
thù ai đó chẳng hạn.
2. - Ánh sáng ban ngày (light of day): ta sẽ thấy thế nào và việc gì sẽ xảy ra
nếu bạn bè, người thân, đại chúng biết chính ta làm chuyện này. Đây là một cái
thắng/phanh khá hiệu quả cho những lúc con người xấu trong ta trỗi dậy!
3. - So sánh với con người tốt đẹp mà mình mong muốn trở thành nhất
("yourself at best"): xem có phù hợp với những giá trị ấy không. Đừng quên