Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Mưa sao băng Quadrantids 2008 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.13 KB, 2 trang )

Mưa sao băng Quadrantids 2008
Tác giả: NgoDucThien
03/01/2008
Có thể nói đây là trận mưa sao băng thuộc vào loại lớn nhất trong năm
2008 , có thể lớn hơn Geminids. Lúc cực điểm có thể đạt tới trung bình
120 sao băng/ 1 giờ. Thậm chí là từ 60 đến 200 sao băng/ 1giờ.
Theo dự báo thì, cực điểm của mưa sao băng Quadrantids là ngày
04/01/2008 và thời điểm đó là 6h40m (UT), như thế có nghĩa là khoảng
13h40m giờ Việt Nam. Ở Việt Nam đang là buổi trưa do đó, chúng ta sẽ
quan sát trước cực điểm, khoảng từ 2h đến tận sáng ngày 04/01/2008.
Vị trí xuất hiện mưa sao băng Quadrantids:
Có thể thấy các sao băng xuất hiện giữa 2 chòm Bootes (Mục đồng ) và Hercules( dũng sĩ hercules) . Hai
chòm sao này nằm ở hướng Bắc, và cũng tương đối gần sao Bắc cực và vào thời điểm quan sát tốt nhất thì
2 chòm sao này nằm bên phải sao Bắc cực, nên nếu không xác định được vị trí hai chòm sao này , thì cách
tốt nhất là hãy nhìn về hướng Bắc từ khoảng 2h ngày 04/01/2008 đến tận sáng. Nhưng một điều quan trọng
nữa là vĩ độ của nơi bạn quan sát. Khoảng 2h ngày 04/01/2008 thì nơi xuất hiện các sao băng đang thấp ở
dưới chân trời. Đến khoảng 3-4h thì sẽ cao hơn một chút, dễ dàng quan sát hơn.
(Hình ảnh biểu thị vị trí xuất hiện của các sao băng. Ảnh: IMO)
Vào thời điểm này, quan sát rất thuận lợi do Mặt Trăng đang khuyết vào buổi sáng ngày 04/01/2008. Không
làm ảnh hưởng đến cuộc quan sát.
để quan sát được mưa sao băng Quadrantids hãy chú ý:
-Quan sát từ khoảng 2h ngày 04/01/2008
-Hãy nhìn về hướng Bắc, bên trái sao Bắc cực
-Chọn địa điểm thuận lợi để quan sát, nên chọn địa cao dễ thấy được vùng trời gần sao Bắc cực, do thời
điểm này, vị trí xuất hiện các sao băng hơi thấp.

×