Tìm Hiểu Về Bệnh Tự Kỷ (Autism)
By John Nguyễn Đình Chương
Trẻ em mắc bệnh Tự Kỷ là một trong những đối tượng của Đạo Luật (Individuals with
Disabilities Education Act - I.D.E.A.), được hưởng quyền lợi về học vấn thích hợp và
miễn phí (Free and Appropriate Public Educational - FAPE). Sự hiểu biết về chứng bệnh
này sẽ giúp cho phụ huynh lo liệu cho các em được hưởng những quyền lợi giáo dục
thích đáng theo những đạo luật liên quan hiện hành. Sau đây là tóm tắt về
những khám
phá về căn bệnh này và đã được công bố trên các đặc san chuyên môn.
Theo báo USA Today
(1)
, số ra tháng 10, 2004, “Bệnh Tự Kỷ từng được xem là một bệnh
hiếm, nhưng hiện nay đang lan tràn, cứ 150 thì có 1 trẻ em bị chứng bệnh này. Sự lan
tràn của bệnh này … được xem như là một cơn dịch.” Mặc dầu nguyên nhân chính của
bệnh Tự Kỷ vẫn trong vòng bí ẩn, tuy nhiên một số dữ kiện chắc chắn về bệnh Tự Kỷ đã
được khám phá và những nghiên cứu mớ
i đang được thực hiện về bệnh Tự Kỷ. Sự nhận
thức về nỗi hiểm nguy của tật bệnh luôn luôn là bước đầu cho việc chẩn đoán và chửa trị,
điều đó càng quan trọng hơn đối với bệnh Tự Kỷ, căn bệnh mà “đến 25% số bệnh nhân
có thể ngăn ngừa nếu được phát hiện sớm và được điều trị bằng Hành Xử Liệu Pháp
Quyết Liệt (early intensive behavioral treatment)” theo như bản báo cáo của Education
Week
(2)
vào ngày 26 tháng 11 năm 2003. Đầu tiên chúng ta sẽ nêu ra những kiến thức
căn bản về bệnh Tự Kỷ, rồi chúng ta phân loại những học thuyết về bệnh này, và cuối
cùng chúng ta sẻ tìm hiểu những phương pháp chửa trị hiện nay và trong tương lai dựa
theo kết quả của những cuộc nghiên cứu.
Khoa học đã tìm ra nhiều điều thú vị về bệnh Tự Kỷ. Để định nghĩa về bệnh này, thể
theo bài báo USA Today
(1)
đề cập bên trên, “Bệnh Tự Kỷ là hậu quả của sự rối loạn thần
kinh não bộ làm ảnh hưỡng chức năng của vùng quan hệ tương giao (social interaction)
và vùng kỹ năng giao tiếp (communication).” Xin nói thêm về hệ thống não bộ của con
người chia ra làm 2 bán cầu não, 4 thùy não, và được liên đới với những giác quan và kỷ
năng khác nhau như ngôn ngữ và cơ vận động (thùy trước), thị giác (thùy sau), khả năng
đọc sách và vị giác (thùy ph
ải), khả năng thính giác và khứu giác (thùy trái). Các não bộ
được cấu trúc từ những phân tử căn bản là “neuron”, và tín hiệu được truyền đạt trong
não bộ qua một quá trình phản ứng hoá học thật nhanh giữa các neuron
(neurotransmitter). Sự rối loạn của não bộ gây tình trạng tín hiệu không được lan truyền
trên vùng quan hệ tương giao và kỷ năng giao tiếp làm cho các em trỡ thành Tự Kỷ.
Một điều đáng mừng là não bộ có khả năng tự thích nghi với điều kiện khiếm khuyết của
mình và kỹ năng giao tiếp có thể dạy được cho những trẻ em Tự Kỷ. Theo báo cáo của
California Institute of Behavior of Analysis, ngày 30 tháng 11, 2004, “Sự Phát Hiện Sớm
và được điều trị bằng Hành Xử Liệu Pháp Quyết Liệt có thể cải thiện điều kiện sống của
hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả trẻ em bị bệnh Tự Kỷ.”
(3)
Theo USA Today
(1)
,
“nếu không được điều trị, hầu hết trẻ em bị bệnh Tự Kỷ sẽ không bao giờ có thể giao tiếp
hoặc sống một cuộc đời bình thường.”
Có hai học thuyết chính về nguyên nhân của bệnh Tự Kỷ.
1. Học thuyết đầu cho rằng bệnh Tự Kỷ gây ra bởi hoá chất trong não bộ bị xáo trộn.
- Học thuyết này dựa trên và dẫn đến sự tranh cãi về nồng độ Thủy Ngân
(Mercury) trong thuốc chủng ngừa trong quá khứ có thể là nguyên nhân dẫn đến
bệnh Tự Kỷ
(4)
. Xin nói thêm về chất Thủy Ngân, một khi vào trong cơ thể con
người sẽ tồn tại và chỉ tích lũy thêm, không sao đào thải ra ngoài được. Chất
Thủy Ngân đã được chứng minh làm xáo trộn sự vận hành của não bộ
(neuraltransimitter process). Một giả thuyết khác cho rằng sự căng thẳng (stress)
lúc trẻ thơ gây thay đổi lượng hoá chất CRH làm chậm sự phát triễn của não bộ.
(5)
Một giả thuyết củng khá thịnh hành cho rằng một loại vi khuẩn (Helicobacter
pylori) trong ruột (gut) ảnh hưỡng đến sự sản sinh ra hóa chất dùng trong não
bộ.
(6)
2. Học thuyết thứ hai cho rằng bệnh Tự Kỷ do bởi hình dáng của não bộ. Học
thuyết này được ủng hộ bởi những giả thuyết như báo cáo tìm thấy nhiễm sắc thể
6 DNA làm thay đổi gene AHI1 tạo nên nếp gấp trong não bộ và là nguyên nhân
của bệnh Jubert Syndrome.
(7)
Một báo cáo khác của Science News, ngày 31 tháng
7 năm 2004, tuyên bố rằng những ảnh chụp não bộ của các bé trai mắc bệnh Tự
Kỷ từ 7 đến 12 tuổi cho thấy các em có hạch Hạnh (amygdala) lớn hơn của những
em trai bình thường. Củng theo học thuyết này hiện nay đang có nhiều cố gắng
nghiên cứu về di truyền học mong khám phá ra sự đột biến di truyền là nguyên
nhân gây ra bệnh Tự Kỷ.
Trong lãnh vực chữa trị, có một số phương pháp hoặc thuốc men đang được dùng cho
bệnh Tự Kỷ. Tuy nhiên, chỉ có cách “Phát Hiện Sớm và Điều Trị bằng Hành Xử Liệu
Pháp Quyết Liệt” (Early Detection and Intensive Behavioral Intervention) là cách duy
nhất được biết đến và được chứng minh là hiệu quả cho bệnh Tự Kỷ. Phương cách này
thường dùng phương pháp Phân Tích Ứng Dụng Hành Xử (Applied Behavior Analysis –
hay viết tắt là ABA) để giúp các em. Nói nôm na, phương pháp ABA dạy các em một
chứ
c năng bằng cách phân tích lối cư xử đúng cho chức năng đó ra nhiều phần hoặc giai
đoạn nhỏ đễ dạy và sửa sai cho các em. Thí dụ để dạy các em biết tự ăn cơm, việc ngồi,
việc cằm muỗng, việc đút vào miệng, … sẽ được dạy cho các em từng bước một.
Những môn thuốc khác dựa trên học thuyết cho rằng hoá chất bị rối loạn đã bàn ở trên là:
(1) uống thuốc trụ sinh giúp cho những em có vi khuẩn Helicobacter pylori;
(2) uống vitamin A và vitamin B6 với liều mạnh;
(3) kiêng cữ Glutin và Cacein nhằm giúp giảm sự hung hăng (aggressiveness) và
tật ngủ bất thường.
Mặc dù nguyên nhân chính chưa được tìm thấy, khoa học đã khám phá ra nhiều dữ kiện
về bệnh Tự Kỷ giúp khơi ngòi cho những nghiên cứu và phương pháp chửa trị mới cho
căn bệnh mà trước đây xem như là bất lực. Hi
ểu rõ khái quát về căn bệnh này sẽ giúp
cho những phụ huynh bớt sợ hải khi biết con mình mắc bệnh Tự Kỷ. Bớt đi lo âu, phụ
huynh có thể bắt tay giúp đỡ con mình một cách thiết thực, thích hợp, và đạt được kết quả
nhiều nhất.
Bài Tham Khảo:
(1) Anonymous. “Children Can Be taught to Socialize.” USA Today. New York:
Oct 2004. Vol. 133, Iss. 2713; pg. 15.
(2) Lisa Goldstein. “Federal plan on autism announced” Education Week.
Washington: Nov. 26, 2003. Vol 23, Iss. 13; pg. 6.
(3) Letter from CEO, , Nov. 30, 2004.
(4) Maryann Napoli. “Mercury in Vaccines: New Report.” Health Facts. New York:
Aug. 2004. Vol.29, Iss. 8; pg. 3, 2 pgs.
(5) CRH PLC, “Autism; Early life stress can inhibit development of brain-cell
communication zones.” Science Letter. Atlanta: Nov. 9, 2004, pg. 87.
(6) Dr. Richard Sandler, “Antibiotics yield ‘dramatic’ autism benefits”, BBC News,
July 18, 2000.
(7) Joseph Gleeson, MD. “Jubert Syndrome; Gene for Joubert syndrome with
excessive brain folds discovered.” Genomics & Genetics Weekly. Atlanta: Nov.
12, 2004, pg. 119.