Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tài liệu Thủ Tục Thực Hiện dành cho Ban Xem Xét Việc Tuân Thủ Quy Định ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.64 KB, 25 trang )










CƠ CHẾ GIẢI TRÌNH TRÁCH NHIỆM
CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á



























Ngày 5 tháng 6 năm 2004







Thủ Tục Thực Hiện
dành cho Ban Xem Xét Việc Tuân Thủ Quy Định


Tài liệu này được dịch ra từ nguyên bản tiếng Anh. Chỉ có bản tiếng Anh mới được chính thức
công nhận để tránh mâu thuẫn và sự thiếu nhất quán.
Bản dịch tiếng Việt của tài liệu này được in tháng Tư năm 2005.


CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á
BCRC Board Compliance Review Committee Ủy ban Xem xét việc tuân thủ quy định của Ban Giám đốc
CRP Compliance Review Panel Ban Xem xét việc tuân thủ quy định
DMC developing member country Nước thành viên đang phát triển của ADB
NGO Nongovernment organization Tổ chức phi chính phủ

OCRP Office of the Compliance Review Panel Văn phòng Ban Xem xét việc tuân thủ quy định
OD operations department Vụ Chức năng
OM Operations Manual Sổ tay Hướng dẫn Hoạt động
SPF Special Project Facilitator Hướng dẫn viên các Dự án đặc biệt
TOR Terms of Reference Điều khoản tham chiếu





MỤC LỤC

I.
GIỚI THIỆU
1

A.

Cơ chế giải trình trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ban Xem xét
việc tuân thủ quy định 1

B.

Thành phần và các đặc điểm cơ bản 1

C.

Mục đích và phạm vi 2

II.

N
ỘP ĐƠN YÊU CẦU 3

A.

Ai có quyền nộp đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định 4

B.

Giữ bí mật cho bên yêu cầu 5

C.

Làm thế nào để nộp đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định 5

D.

Mẫu đơn yêu cầu 5

E.

Ngôn ngữ 5

F.

Nội dung của đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định 5

G.

Các trường hợp không được chấp nhận 6


III.

THỦ TỤC XEM XÉT VIỆC TUÂN THỦ QUY ĐỊNH 7

A.

Các bước theo trình tự và Khung thời gian 7

IV.

HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA 11

A.

Theo dõi việc thực hiện các hành động sửa chữa 11

B.

Dự thảo Báo cáo theo dõi tình hình thực hiện 11

C.

Báo cáo theo dõi tình hình thực hiện 11

V.

VAI TRÒ CỦA BÊN YÊU CẦU VÀ CÁC BÊN THỨ BA 12

A.


Cung cấp thông tin 12

B.

Đơn yêu cầu sửa đổi 12

C.

Thông tin bổ sung 12

VI.

TÍNH MINH BẠCH VÀ SỰ CẨN MẬT 12

A. Tính minh bạch 12

B. Sự cẩn mật 13

VII.

PHỔ BIẾN THÔNG TIN 13

A.

Tiếp xúc công chúng 13

B.

Thông cáo báo chí và Truyền thông công cộng 13


C.

Trang web 14

D.

Hệ thống dữ liệu thông tin cho công chúng 14

E.

Công bố các bản báo cáo 14

VIII.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 15

A.

Tiếp cận với ADB: Đội ngũ nhân viên và Thông tin 15

B.

Thủ tục hành chính của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) 15

C.

Báo cáo hàng năm 15

D.


Tư vấn pháp lý 15

E.

Xem xét lại các Thủ tục thực hiện của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định 15

F.

Phối hợp 16

G.

Hỗ trợ thư ký cho Uỷ ban Xem xét việc tuân thủ quy định của Ban Giám đốc
(BCRC) 16

H.

Liên hệ với Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) và Hướng dẫn viên các
Dự án đặc biệt (SPF) 16




PHỤ LỤC
1. Mẫu đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định 18

2. Quá trình xem xét việc tuân thủ quy định 20






I. GIỚI THIỆU
A. Cơ Chế Giải Trình Trách Nhiệm của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ban Xem Xét
Việc Tuân Thủ Quy Định
1. Sau đây là các thủ tục hoạt động của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) của
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) là một diễn đàn
độc lập do Ban Giám đốc Điều hành (Ban Giám đốc) của ADB thành lập ngày 29 tháng 5 năm
2003. Nhiệm vụ của Ban là thực thi giai đoạn xem xét việc tuân thủ quy định trong Cơ ch
ế Giải
trình trách nhiệm (Cơ chế) của ADB. Cơ chế này có hiệu lực từ ngày 12 tháng 12 năm 2003,
gồm 2 giai đoạn: (i) giai đoạn tham vấn được thực hiện thông qua Hướng dẫn viên các Dự án
đặc biệt (Special Project Facilitator/SPF) và (ii) giai đoạn xem xét việc tuân thủ quy định do Ban
Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) tiến hành. Mặc dù Ban Xem xét việc tuân thủ quy định
(CRP) và Hướng dẫn viên các Dự án đặc biệt (SPF) có chức năng tách biệt, nhưng hai bộ
phận
này vẫn có liên quan với nhau vì mục đích chung là trả lời đơn khiếu nại của những người chịu
ảnh hưởng của dự án.

2. Các thủ tục hoạt động phân định rõ và bổ sung chi tiết cho các điều khoản thực hiện nêu
trong văn bản của Ban Giám đốc khi hình thành Cơ chế Giải trình trách nhiệm mới của ADB:
“Xem xét Chức năng Thanh tra: Thiết lập một Cơ chế Giả
i trình trách nhiệm mới của ADB”
(R79-03 ngày 8 tháng 5 năm 2003). Những thủ tục này được dựa trên văn bản của Ban Giám
đốc, có xem xét đến các điều khoản của Sổ tay Hướng dẫn Hoạt động phần, L1/BP và L1/OP
về Cơ chế Giải trình trách nhiệm của ADB phát hành ngày 29 tháng 10 năm 2003. Ban Xem xét
việc tuân thủ quy định (CRP) tuân theo các thủ tục này chiểu theo đoạn 98 trong văn bản của
Ban Giám đốc và sẽ điều chỉnh lại n
ếu cần thiết.


3. Phù hợp với các quy định dưới đây của Cơ chế, Ban Xem xét việc tuân thủ quy định
(CRP) sẽ:

(i) nâng cao hiệu quả phát triển và chất lượng dự án của ADB;
(ii) phản ứng kịp thời với những thắc mắc của người chịu ảnh hưởng của dự án và
đối xử công bằng với tất cả các bên liên quan (stakeholders);
(iii) phản ánh trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao nhấ
t trong vấn đề nhân sự và
hoạt động của mình;
(iv) làm việc độc lập và minh bạch nhất có thể; và
(v) giảm chi phí, tăng hiệu quả, bổ trợ cho các hệ thống khác hiện có của ADB như
giám sát, kiểm toán, kiểm tra chất lượng và đánh giá.

B. Thành Phần và Những Đặc Điểm Cơ Bản của Ban Xem Xét Việc Tuân Thủ Quy
Định (CRP)
4. Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) gồm có 3 thành viên, trong đó có Chủ tịch.

n phòng của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (Office of the Compliance Review
Panel/OCRP) hỗ trợ về mặt thư kí cho Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP). Một thành
viên của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) sẽ bị tuyên bố không đủ tư cách tham gia
xem xét việc tuân thủ quy định nếu Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) xét thấy thành
viên này có thể có quyền lợi cá nhân hoặc đã từng tham gia nhiều vào dự án bị khiếu nại.

5. Hai thành viên của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) phải là công dân các
nước trong khu v
ực, trong đó có ít nhất một thành viên là người của nước thành viên đang phát
triển (DMC). Thành viên thứ ba của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) là công dân một



2
nước ngoài khu vực. Một trong ba thành viên đầu tiên của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định
(CRP) được bổ nhiệm làm Chủ tịch phải làm việc chuyên trách ít nhất một năm. Hai thành viên
còn lại của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) được bổ nhiệm làm bán thời gian khi
khối lượng công việc của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) cần đến. Nếu thấy cần
thiết, Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) sẽ khuyến nghị nhữ
ng hình thức phân công
công việc khác lên Ban Giám đốc.

6. Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) báo cáo trực tiếp tất cả các hoạt động lên
Ban Giám đốc, ngoại trừ hai hoạt động cụ thể phải báo cáo lên Uỷ ban Xem xét việc tuân thủ
quy định thuộc Ban Giám đốc (Board Compliance Review Committee/BCRC). Uỷ ban Xem xét
việc tuân thủ quy định thuộc Ban Giám đốc (BCRC) (i) thông qua các điều khoản tham chiếu đề
xuất của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) và khung thời gian để tiến hành mỗi hoạt
động xem xét việc tuân thủ quy định do Ban Giám đốc uỷ quyền trước khi Ban Xem xét việc
tuân thủ quy định (CRP) công bố các điều khoản tham chiếu này và (ii) xem xét các báo cáo dự
thảo của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) về công tác theo dõi việc thực hiện các
hành động sửa sai được Ban Giám đốc thông qua sau khi xem xét việc tuân thủ quy định trước
khi Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) đưa ra báo cáo cuối cùng. Chức năng của Uỷ
ban Xem xét việc tuân thủ quy định thuộc Ban Giám đốc (BCRC) trong vi
ệc thông qua các điều
khoản tham chiếu đề xuất và khung thời gian là nhằm đảm bảo hoạt động của Ban Xem xét
việc tuân thủ quy định (CRP) nằm trong phạm vi của quá trình xem xét việc tuân thủ quy định.
Uỷ ban Xem xét việc tuân thủ quy định (BCRC) sẽ xem xét lại các báo cáo kiểm tra dự thảo của
Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) để đảm bảo Ban Xem xét việc tuân thủ quy định
(CRP) đã tiến hành các quy trình thỏa đáng khi kiểm tra việc th
ực thi các hoạt động sửa sai.

C. Mục Đích và Phạm Vi
7. Mục đích của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) là nâng cao trách nhiệm giải

trình của ADB trong các hoạt động bằng cách thành lập một diễn đàn mà ở đó những
ngườichịu ảnh hưởng của dự án (trong những trường hợp đặc biệt, sẽ có cả thành viên Ban
Giám đốc tham gia) được quyền khiếu nại ADB bằng cách nộp đơn yêu cầ
u. Ban Xem xét việc
tuân thủ quy định (CRP) điều tra các vi phạm bị cho là do ADB gây ra đối với các chính sách và
thủ tục hoạt động của bất kỳ dự án nào do ADB hỗ trợ mà đã có ảnh hưởng xấu, trực tiếp, và
đáng kể đến người dân địa phương trong quá trình hình thành, chuẩn bị và thực hiện dự án do
ADB hỗ trợ
1
.

8. Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) sẽ xác định xem liệu ADB có tuân thủ hay
không các chính sách và thủ tục hoạt động của mình trong dự án cụ thể đang xem xét. Đồng
thời Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) cũng kiểm tra xem những tác hại trực tiếp và
đáng kể mà bên yêu cầu khiếu nại có thể quy cho là ADB không tuân thủ chính sách và thủ tục
hoạt động trong quá trình hình thành, chuẩn bị và/hoặc thực hiện dự án cụ thể đó không.


1

Cụm từ “dự án do ADB hỗ trợ” dùng để chỉ một dự án đang hoặc sẽ được ADB tài trợ, đang hoặc sẽ được ADB
quản lý và dự án trong cả hai lĩnh vực tư nhân và nhà nước (ví dụ như những khoản vay dự án, khoản vay
chương trình, khoản vay ngành, khoản vay hỗ trợ kĩ thuật, khoản vay trung gian tài chính, khoản vay đầu tư, bảo
lãnh, đầu tư cổ phần và hỗ trợ
kĩ thuật không hoàn lại) nằm trong phạm vi chính sách và thủ tục thực hiện của
ADB. Cụm từ “Dự án do ADB hỗ trợ” bao gồm “các hợp phần của dự án”, bất kể nguồn hỗ trợ tài chính có phải là
của ADB, các nhà đồng tài trợ, chính phủ, hoặc của nhà tài trợ dự án tư nhân. Tuy nhiên, cụm từ “các hợp phần
của dự án” không bao gồm những yếu tố hay tiện nghi nằm ngoài ảnh hưở
ng của người đi vay, cơ quan thực hiện,
hoặc bất kỳ nhà tài trợ dự án nào mà ADB phải có sự cẩn trọng thích đáng để xác định mức độ rủi ro người dân và

ADB phải gánh chịu do liên quan.


3

9. Phạm vi xem xét việc tuân thủ quy định nằm trong “chính sách và thủ tục hoạt động của
ADB” bởi vì những thủ tục và chính sách này liên quan đến quá trình hình thành, chuẩn bị và
thực hiện dự án do ADB hỗ trợ và không bao gồm vấn đề liên quan đến việc mua sắm hàng
hóa, dịch vụ, trong đó có dịch vụ tư vấn, cũng như công tác hỗ trợ ngoài phạm vi hoạt động ví
dụ như quản lý hành chính và tài chính được đề
cập đến trong đoạn 26 của tài liệu này. Các
chính sách và thủ tục hoạt động trên được ghi trong cuốn Sổ tay Hướng dẫn Hoạt động
(Operations Manual/OM) phát hành tháng 10 năm 2003, sách Hướng dẫn Quản trị Dự án và
Các quy trình hoạt động mới được cập nhật theo từng thời điểm. Những chính sách và thủ tục
hoạt động được Ban Giám đốc thông qua sẽ được sử dụng khi không có phần hướng dẫn
tươ
ng ứng trong Sổ tay Hướng dẫn Hoạt động. Hướng dẫn dành cho nhân viên ADB hoặc các
tài liệu tương tự đã dự định phát hành thành các mục trong cuốn Sổ tay Hướng dẫn Hoạt động.
Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa chính sách do Ban Giám đốc thông qua và một phần
trong cuốn Sổ tay Hướng dẫn Hoạt Động, thì cần tuân theo chính sách.

10. Đối với một dự án được thực hiện hoặc thông qua trước khi cập nhật cuố
n Sổ tay
Hướng dẫn Hoạt động phát hành tháng 10 năm 2003, các chính sách và thủ tục hoạt động
được áp dụng phải là những chính sách và thủ tục đã được Ban Giám đốc thông qua cho dù
các thủ tục và chính sách này có nhất quán với bất kỳ Sổ tay Hướng dẫn Hoạt động nào hiện
có hay không. Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) sẽ xác định thủ tục và chính sách liên
quan dựa trên thông tin được cung cấp trong đơn yêu cầu xem xét tuân thủ quy định và thông
qua quá trình tham vấn với Vụ
chức năng và các bên liên quan khác.


11. Những chính sách và thủ tục hoạt động của ADB áp dụng cho dự án đang trong quá
trình xem xét việc tuân thủ là:

(i) trong trường hợp dự án mới được đề xuất, những thủ tục và chính sách đã có
hiệu lực khi đơn khiếu nại được đệ trình lên Hướng dẫn viên các Dự án đặc biệt
(SPF); và
(ii) trong trường hợp dự án đang được triển khai, những thủ tục và chính sách đã có
hi
ệu lực tại thời điểm Ban Giám đốc thông qua dự án, đối với quá trình hình
thành hoặc chuẩn bị dự án, và những thủ tục chính sách đã có hiệu lực khi một
hành động nghi vấn hoặc thiếu sót của ADB xảy ra đối với quá trình thực hiện dự
án.

12. “Dự án được đề xuất” (Proposed Project) là dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị, chưa
được Ban Giám đốc hoặc Chủ tịch (
được Ban Giám đốc uỷ quyền) thông qua, còn “dự án đang
triển khai” (Ongoing Project) là dự án đã được Ban Giám đốc hoặc Chủ tịch (được Ban Giám
đốc uỷ quyền) thông qua.


II. NỘP ĐƠN YÊU CẦU
13. Trước khi đệ trình đơn yêu cầu lên Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP), tất cả
các bên có khả năng yêu cầu (ngoại trừ thành viên Ban Giám đốc) trước hết phải nộp một đơn
khiếu nại lên Hướng dẫn viên các Dự án đặ
c biệt (SPF) và cố gắng giải quyết vấn đề của mình
thông qua giai đoạn tham vấn. Những bên có khả năng yêu cầu nên tham khảo cuốn Các Thủ
Tục Hoạt Động dành cho Hướng dẫn viên các Dự án đặc biệt (SPF), tài liệu này có thể nhận từ
văn phòng Hướng dẫn viên các Dự án đặc biệt (SPF) hoặc Ban Xem xét việc tuân thủ quy định
(CRP). Tài liệu này cũng có trên trang web của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) tại

địa chỉ www.compliance.adb.org, hoặc trang web của Hướng dẫn viên các Dự án đặc biệt


4
(SPF) tại địa chỉ www.adb.org/spf
. Sau khi đệ trình đơn khiếu nại lên Hướng dẫn viên các Dự
án đặc biệt (SPF), bên yêu cầu có thể đệ trình đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định lên
Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP):

(i) nếu và khi Hướng dẫn viên các Dự án đặc biệt (SPF) xét thấy đơn khiếu nại
không đủ điều kiện (bước 3 của quá trình tham vấn); hoặc
(ii) khi bên khiếu nại nhận được kết quả và đánh giá của Hướng d
ẫn viên các Dự án
đặc biệt (SPF) về đơn khiếu nại, và quyết định không tiếp tục giai đoạn tham vấn
nữa (dừng lại tại bước 4 của quá trình tham vấn); hoặc
(iii) nếu bên khiếu nại xét thấy quá trình tham vấn không đạt được kết quả thỏa đáng
(ở các bước 5,6 và 7 của quá trình tham vấn); hoặc
(iv) nếu quá trình tham vấn bị Hướng dẫn viên các Dự án đặc biệt (SPF) đình chỉ

hoặc những bên liên quan khác phản đối quá trình tham vấn.

14. Trong nhiều trường hợp, việc đệ trình một đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định
là dấu hiệu cho thấy giai đoạn tham vấn bị phản đối hoặc đã kết thúc. Tuy nhiên trong một số
trường hợp cụ thể khi bên khiếu nại có thắc mắc về các vấn đề tuân thủ quy định, bên yêu cầu
cũng có thể đệ trình m
ột đơn yêu cầu tại bất kỳ thời điểm nào trong khi chương trình hành động
đang được triển khai (bước 7 của quá trình tham vấn) mà không nhất thiết loại bỏ quá trình
tham vấn.

15. Trong trường hợp bên khiếu nại gửi đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định, Hướng

dẫn viên các Dự án đặc biệt (SPF) sẽ chuyển tài liệu và chia sẻ các thông tin liên quan đến khả
năng đủ điều kiện khiế
u nại và kết quả thực tế thu được qua quá trình tham vấn với Ban Xem
xét việc tuân thủ quy định (CRP). Nếu Hướng dẫn viên các Dự án đặc biệt (SPF) đã bác bỏ khả
năng đủ điều kiện của đơn khiếu nại, Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) sẽ tiến hành
xem xét độc lập xem liệu trong quá trình đánh giá của mình, đơn yêu cầu có đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn về khả năng khi
ếu nại của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) hay không.

A. Ai Có Thể Nộp Đơn Yêu Cầu Xem Xét Việc Tuân Thủ Quy Định
16. Những cá nhân và tập thể sau có quyền nộp đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy
định:

(i) nhóm bất kỳ có từ hai người trở lên (ví dụ một cơ quan, tổ chức, đoàn thể hoặc
nhóm cá nhân khác) ở nước đi vay nơi có dự án do ADB hỗ trợ hoặc ở một
nước thành viên li
ền kề với nước đi vay đó;
(ii) một đại diện địa phương nằm trong nhóm bị ảnh hưởng;
(iii) một đại diện bên ngoài, trong các trường hợp ngoại lệ khi không có đại diện địa
phương phù hợp và đại diện này phải được sự đồng ý của Ban Xem xét việc
tuân thủ quy định (CRP); hoặc
(iv) một hay nhiều thành viên bất kỳ trong Ban Giám đốc, sau khi nêu những thắc
mắc lên Ban Điề
u hành, trong các trường hợp đặc biệt phải trình cả những nghi
vấn về các sai phạm nghiêm trọng của ADB trong chính sách và thủ tục hoạt
động liên quan đến một dự án đang triển khai do ADB hỗ trợ mà dự án này đã
hoặc có khả năng ảnh hưởng xấu, trực tiếp và đáng kể đối với một cộng đồng
hoặc nhóm cá nhân khác cư trú tại nước mà dự án nói trên đang được thực hiệ
n
hoặc ở một nước thành viên liền kề với nước đó.



5
17. Việc đệ trình một đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định không làm gián đoạn hoặc
ảnh hưởng đến quá trình hình thành, chuẩn bị hoặc thực hiện dự án, trừ trường hợp được sự
đồng ý của chính phủ nước thành viên đang phát triển hoặc nhà tài trợ dự án tư nhân và ADB.

B. Giữ Bí Mật Cho Bên Yêu Cầu
18. Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) sẽ giữ bí mật về thông tin cá nhân của bên
yêu cầu n
ếu bên yêu cầu đề nghị, tuy nhiên các đơn yêu cầu nặc danh sẽ không được chấp
nhận.

C. Làm Thế Nào Để Nộp Một Đơn Yêu Cầu Xem Xét Việc Tuân Thủ Quy Định
19. Đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định phải ở dạng văn bản viết và gửi đến “Thư
ký đoàn của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP)”. Đơn yêu cầu có thể gửi qua đường
bưu điện, fax, thư
điện tử hoặc chuyển tận tay tới Thư ký đoàn của Ban Xem xét việc tuân thủ
quy định (CRP) tại Trụ sở chính của ADB. Trong trường hợp gửi đơn qua fax hoặc thư điện tử,
nên gửi thêm một bản in đến Thư ký đoàn của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) theo
địa chỉ sau để lưu vào hồ sơ:

Secretary, Compliance Review Panel
Asian Development Bank
6 ADB Avenue
Mandaluyong City 1550
Philippines

Tel: +632 632 4149
Fax: +632 636 2088

Email:


20. Đơn yêu cầu có thể được bất kỳ cơ quan nào của ADB tiếp nhận ví dụ như cơ quan
thường trú hoặc văn phòng đại diện, những cơ quan này sẽ chuyển tiếp nguyên vẹn chưa mở
các đơn yêu cầu lên Thư ký đoàn của Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP).

D. Mẫu Đơn Yêu Cầu
21. Đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định không có mẫu cụ thể. Bên yêu cầu có thể
dùng mẫu đơn trong Phụ lục 1 để tham khảo.

E. Ngôn Ngữ
22. Ngôn ngữ mà ADB sử dụng trong Cơ chế Giải trình trách nhiệm là tiếng Anh, tuy nhiên
đơn yêu cầu cũng có thể được viết bằng ngôn ngữ chính thống hoặc quốc ngữ được sử dụng
ở nước thành viên đang phát triển của ADB trong trường hợp bên yêu cầu không thể cung cấp
bản dịch tiếng Anh. Nếu đơn yêu cầu được viết b
ằng một ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh
thì cần phải gửi sớm hơn.

F. Nội Dung của Đơn Yêu Cầu Xem Xét Việc Tuân Thủ Quy Định
23. Văn phòng Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (OCRP) sẽ sẵn sàng tư vấn và hướng
dẫn các bên có khả năng yêu cầu cách đệ trình đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định.



6
24. Đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định phải nêu cụ thể những nội dung sau và nếu
đơn yêu cầu không đủ thông tin thì Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) có thể tìm thêm
thông tin và tài liệu dẫn chứng từ phía bên yêu cầu trước khi quyết định khả năng đủ điều kiện
của đơn:


(i) bên yêu cầu đã bị hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể
do dự
án ADB hỗ trợ gây ra;
(ii) bên yêu cầu tuyên bố rằng những thiệt hại trực tiếp và đáng kể đó đã hoặc sẽ
xảy ra do hệ quả của một hành động hoặc thiếu sót cho là của ADB khi không
tuân thủ những chính sách và thủ tục hoạt động (viết rõ hoặc nêu bằng cách
khác) trong quá trình hình thành, chuẩn bị, hoặc thực hiện dự án do ADB hỗ trợ;
(iii) mô tả chi tiết các thiệt hại tr
ực tiếp và đáng kể, ví dụ những quyền và lợi ích đã
hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng xấu, trực tiếp và đáng kể do dự án ADB hỗ
trợ gây ra;
(iv) Thông tin về bên yêu cầu và thông tin liên hệ, kèm theo đề nghị giữ bí mật nếu
có;
(v) nếu đơn yêu cầu được viết thông qua một đại diện thì phải nêu rõ thông tin về
những người bị ảnh hưởng bởi dự
án mà người yêu cầu thay mặt để viết đơn
yêu cầu và chứng minh thẩm quyền đại diện;
(vi) miêu tả vắn tắt về dự án do ADB hỗ trợ, nêu rõ tên và địa điểm thực hiện dự án;
(vii) kết quả mong muốn và những điều chỉnh mà người chịu ảnh hưởng của dự án
cho rằng ADB nên thực hiện trong giai đoạn xem xét việc tuân thủ yêu cầu;
(viii) giải thích các kế
t quả mà bên yêu cầu đã nỗ lực thực hiện trong lần đệ trình đơn
khiếu nại đầu tiên lên Hướng dẫn viên các Dự án đặc biệt (SPF) (hoặc nếu
Hướng dẫn viên các Dự án đặc biệt (SPF) bác bỏ đơn khiếu nại vì không đủ
điều kiện thì giải thích rõ tại sao đơn yêu cầu cần được xem xét lại);
(ix) giải thích lý do không thể cung cấp bất kỳ thông tin nào ở trên; và
(x) giải trình bất k
ỳ vấn đề hoặc sự việc nào có liên quan trực tiếp và gửi kèm các tài
liệu bổ sung.


25. Đơn yêu cầu xem xét việc tuân thủ quy định bao gồm phần lớn các thông tin tương tự
như trong đơn khiếu nại gửi lên Hướng dẫn viên các Dự án đặc biệt (SPF) cùng với các thông
tin được yêu cầu ở đoạn 24 phần (vii) và (viii) nói trên. Mặc dù bên yêu cầu không bị bắt buộc
phải trích dẫn các chính sách cụ thể mà ADB bị
cho là đã vi phạm trong đơn yêu cầu nhưng
bên này có quyền đề cập đến bất kỳ vi phạm chính sách nào mà họ cho rằng có liên quan tới
một hành động hay thiếu sót bị cho là của ADB do không tuân thủ các chính sách và thủ tục
hoạt động.

G. Các Trường Hợp Không Được Chấp Nhận
26. Ban Xem xét việc tuân thủ quy định (CRP) sẽ không xem xét những đơn yêu cầu:

(i) không liên quan đến bất kỳ hành động hay thiếu sót nào của ADB trong quá trình
hình thành, chuẩn bị và thự
c hiện dự án do ADB hỗ trợ;
(ii) về các quyết định của ADB, bên đi vay, cơ quan thực hiện dự án hoặc nhà tài trợ
dự án tư nhân có liên quan đến việc mua sắm đấu thầu hàng hoá, dịch vụ, trong
đó có cả dịch vụ tư vấn;
(iii) về những khiếu nại về gian lận hoặc tham nhũng trong các dự án do ADB hỗ trợ
hoặc do các nhân viên ADB gây ra;

×