Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích và đánh giá một số điểm mới của luật phá sản 2014 so với luật phá sản 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.25 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I.Khái quát về pháp luật phá sản...................................................................2
1.Khái niệm...............................................................................................2
2.Phân loại phá sản....................................................................................3
II.Phân tích và đánh giá một số điểm mới của Luật phá sản 2014 so với
Luật phá sản 2004..........................................................................................4
1.Hiệu lực áp dụng của Luật phá sản: nghiên cứu trao đổi – một số bất
cập của Luật phá sản..................................................................................4
2.Thay đổi quy định về tình trạng “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán và thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản..........5
3.Sự khác biệt về chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 6
4.Quy định về thẩm quyền của Tòa án......................................................7
5.Quy định về quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản....8
III.Một số kiến nghị hoàn thiện sửa đổi Luật phá sản 2014..........................9
KẾT LUẬN....................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................11


MỞ ĐẦU
Luật phá sản 2014 vẫn tiếp tục kế thừa những quy định của Luật trước, đồng
thời cũng có sự sửa đổi bổ sung nhằm mở rộng quy mô hơn theo hướng khắc phục
những bất cập của Luật trước. Với ý nghĩa, đưa những doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán có cơ hội được hồi phục khả năng tài chính và quay lại vịng an tồn hay
phá sản doanh nghiệp dó theo hướng an tồn có lợi cho các bên tham gia, Luật phá
sản quy định một cách cụ thể và rõ ràng, phản án đúng tinh thần của pháp luật phá
sản. Dưới đây sẽ là một số đánh giá và phân tích của em về một số điểm mới của
Luật phá sản 2014 so với Luật phá sản 2004.
NỘI DUNG


I.

Khái quát về pháp luật phá sản

1. Khái niệm
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn (là
doanh nghiệp, hợp tác xã khơng thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời
hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán) và bị Tòa án nhân dân ra quyết định
tuyên bố phá sản.
Pháp luật phá sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản
doanh nghiệp, hợp tác xã. Pháp luật phá sản là một bộ phận cấu thành nhóm các chế
định pháp luật về giải quyết hậu quả của khung pháp lý kinh tế trong nền kinh tế thị
trường.
Trong hoạt động kinh tế, thương mại pháp luật về phá sản là một chế định đặc
thù, tính đặc thù được biểu hiện ở chỗ trong chế định này vừa chứa đựng các quy
phạm pháp luật nội dung vừa chứa đựng các quy phạm pháp luật hình thức.
Pháp luật về phá sản cũng là một chế định không thể thiếu được trong kinh tế
thị trường bởi trong nền kinh tế đó (tức kinh tế thị trường) ln ln có sự cạnh
tranh giữa các chủ thể kinh doanh, do vậy mà có những chủ thể không đứng vững
được trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đó nên bị phá sản. Do đó, phải có Luật phá sản

2


để giải quyết việc phá sản đó. Trong pháp luật về phá sản thì Luật phá sản là văn
bản pháp luật quan trọng nhất. Nó quy định những vấn đề cơ bản trong việc giải
quyết phá sản như: lý do phá sản, trình tự thủ tục phá sản, quyền hạn và nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thủ tục phục hồi, thanh lý tài sản và việc phân chia
tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

2. Phân loại phá sản
Trên cơ sở nguyên nhân gây ra phá sản có phá sản trung thực và phá sản gian
trá:
Phá sản trung thực là hậu quả của việc mất khả năng thanh toán do những
nguyên nhân khách quan hay những rủi ro bất khả kháng gây ra. Phá sản trung thực
cũng có thể từ những nguyên nhân chủ quan nhưng không phải do sự chủ ý nhằm
chiếm đoạt tài sản của người khác. Ví dụ như sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản
lý hoạt động; sự thiếu khả năng thích ứng với những biến động trên thương
trường...
- Phá sản gian trá là hậu quả của những thủ đoạn gian trá, có sắp đặt trước
nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Ví dụ: có hành vi gian lận trong khi ký
hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai... để qua đó tạo ra lý do phá sản không
đúng sự thật.
Trên cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý có phá sản tự nguyện và phá sản bắt
buộc: Cụ thể là dựa trên căn cứ ai là người làm đơn yêu cầu phá sản.
- Phá sản tự nguyện là do phía doanh nghiệp mắc nợ tự làm đơn yêu cầu phá
sản khi thấy mình mất khả năng thanh tốn, khơng có điều kiện thực hiện nghĩa vụ
trả nợ đối với chủ nợ.
- Phá sản bắt buộc là do phía các chủ nợ làm đơn yêu cầu phá sản doanh
nghiệp mắc nợ nhằm thu hồi các khoản nợ từ doanh nghiệp mắc nợ.
Dựa vào đối tượng bị giải quyết phá sản:
Gồm phá sản cá nhân và phá sản pháp nhân. Tuỳ theo pháp luật ở mỗi nước
mà đối tượng bị giải quyết phá sản có quy định khác nhau. Ở nước ta áp dụng cho

3


doanh nghiệp và HTX. Trung Quốc: áp dụng với thành phần kinh tế quốc doanh. Úc
: áp dụng với cả cá nhân.
- Phá sản cá nhân: theo quy định này cá nhân bị phá sản phải chịu trách nhiệm

vô hạn đối với các khoản nợ.
- Phá sản pháp nhân: đó là phá sản một tổ chức, tổ chức này phải gánh chịu
hậu quả của việc phá sản. việc trả nợ cho chủ nợ của pháp nhân dựa trên tài sản của
pháp nhân.
II.

Phân tích và đánh giá một số điểm mới của Luật phá sản 2014 so

với Luật phá sản 2004
1. Hiệu lực áp dụng của Luật phá sản: nghiên cứu trao đổi – một số bất
cập của Luật phá sản
Trong Luật phá sản 2004 quy định Hiệu lực của Luật phá sản: “ khi giải quyết
phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 4 Luật phá sản 2004) thì Luật phá sản 2014 đã thu
hẹp phạm vi áp dụng chỉ đối với “ doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập trên lãnh thổ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”( khoản 1 Điều 3 Luật phá sản 2014). Quy
định này rõ ràng mang tính chất thực tế và khả năng áp dụng cao hơn quy định cũ.
Bởi lẽ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh
nghiệp nước ngồi có hay khơng có trụ sở đặt tại Việt Nam. Vì vậy, đối với các
doanh nghiệp nước ngồi mà có khơng có trụ sở, khơng có tài sản mà chỉ có một số
hoạt dộng ở Việt Nam, khi mất khả năng thanh tốn thì khơng thể áp dụng Luật phá
sản của Việt Nam để giải quyết.
Giả sử, trường hợp một doanh nghiệp nước ngồi khơng có trụ sở đặt tại Việt
Nam, tuy nhiên vẫn thực hiện các hoạt động và giao dịch tại Việt Nam. Câu hỏi đặt
ra là, khi họ mất khả năng thanh tốn và có thể lâm vào tình trạng phá sản, áp dụng
Luật phá sản Việt Nam như thế nào? Câu trả lời là không thể thực hiện được, bởi
khi những doanh nghiệp đó thành lập, doanh nghiệp đó chịu sự điều chỉnh và quản
lý của quốc gia nơi họ đăng kí thành lập, trường hợp doanh nghiệp hoạt động tại
Việt Nam thì chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, tuy nhiên khi doanh


4


nghiệp đó mất khả năng thanh tốn vẫn áp dụng Luật phá sản của quốc gia nơi
doanh nghiệp đó thành lập bởi nó liên quan đến rất nhiều quyền lợi của chủ nợ có
bảo đảm theo quy định của pháp luật trước đó. Đây là một bất cập khi quy định về
quy định về phạm vi áp dụng của Luật phá sản 2004, khắc phục điều này, luật phá
sản 2014 quy định cụ thể hơn “doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh
thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy tính thực tế và khả thi mới
được đảm bảo.
2. Thay đổi quy định về tình trạng “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán và thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trong khi Luật phá sản 2004 chỉ quy định chung chung “doanh nghiệp, hợp
tác xã khơng có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có u
cầu coi là lâm vào tình trạng phá sản”, thì tại khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014 đã
có những thay đổi theo hướng rõ ràng và cụ thể hơn: “ Doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh tốn là doanh nghiệp, hợp tác xã khơng thực hiện nghĩa vụ
thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thạn toán”.
Quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật phá sản doanh nghiệp 2014 được hiểu là
một doanh nghiệp nếu không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ trong thời hạn 03
tháng kể từ thời điểm đến hạn thanh tốn thì sẽ bị lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh tốn và khi đó, các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
doanh nghiệp. Có thể thấy, quy định mới đã có sự tiến bộ rõ rệt vad dễ thực hiện
hơn so với hai điều kiện: “ mất khả năng thanh toán nợ đến hạn” và “chủ nợ có
yêu cầu” khi xác định một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong Luật phá
sản 2004. Bởi lẽ, những quy định trong Luật phá sản 2004 chỉ dừng lại ở mức
chung chung, thiếu tính khả thi áp dụng vào thực tế.
Theo Luật phá sản 2014, hành vi chủ nợ u cầu khoản nợ đếnhạn khơng cịn
là điều kiện để xác định doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản và là căn cứ để
những chủ thể có quyền được nộp đơn nữa, mà chỉ cần quá hạn 03 tháng kể từ thời

điểm đến hạn thanh toán, doanh nghiệp mắc nợ không thực hiện nghĩa vụ của mình
thì các chủ thể theo quy định của pháp luật có quyền nộp đơn lên Tịa án có thẩm
quyền u cầu mở thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp đó.

5


Ưu điểm:
Việc Luật phá sản 2014 đưa ra thời hạn 3 tháng tạo điều kiện cho doanh
nghiệp mắc nợ có điều kiện tìm ra phươn án trả nợ, đồng thời hạn chế sự lạm dụng
quyền nộp đơn của các đối tượng có thẩm quyền nộp đơn.
Hạn chế:
Việc đưa ra thời hạn cùng với con số 03 tháng so với Luật phá sản 2004 được
cho là mới, nhưng lại mang dáng dấp của Luật phá sản doanh nghiệp 1993 trước
đây. Có thể thấy rằng, các nhà là luật quay về tư duy cũ thời hạn làm điều kiện để
các chủ thể nộp đơn và xác định một doanh nghiệp lâm, vào tình trạng phá sản.
Điều này, đơi khi lại gây cản trở và khó khăn cho các đối tượng thực hiện quyền
nộp đơn của mình. Như vậy, câu hỏi đặt ra rằng khi áp dụng tư duy cũ trong thời kỳ
mới như hiện nay có thực sự phát huy được vai trò của pháp luật phá sản hay đi
theo “vết xe đổ” mà luật cũ mắc phải.
3. Sự khác biệt về chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
So với Luật phá sản 2004, Luật phá sản 2014 quy định theo hướng mở rộng
phạm vi và tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản để đảm bảo quyền lợi của mình.
Đối với cơng ty cổ phần, Luật phá sản 2014 quy định cổ đơng hoặc nhóm cổ
đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng
có quyền nộp đơn, trong Luật phá sản mới vẫn giữ nguyên quy định này, đồng thời
cũng cho phép cổ dông hoặc nhóm cổ đơng sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông
trong thời gian hoạt động liên tục 6 tháng có quyền nộp đơn nếu điều lệ cơng ty có
quy định.

Luật phá sản 2014 đã có quy định mang tính đột phá khi trao quyền nộp đơn
riêng lẻ cho cá nhân người lao động tại khoản 2 Điều 5: “Người lao động, cơng
đồn cơ sở, cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập cơng
đồn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng
kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với
người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã khơng thực hiện nghĩa vụ thanh
tốn”.

6


Ưu điểm:
Việc quy định như vậy đã bảo vệ rất lớn quyền lợi của người lao động- đối
tượng luôn được pháp luật quan tâm và bảo vệ trong vấn đề gaiir quyết phá sản
doanh nghiệp. Qua đó, người lao động có thể dễ dàng thực hiện nộp đơn của mình
khi doanh nghiệp chậm thanh toán lương sau 03 tháng liên tục, chứ không phải thụ
động chờ đợi doanh nghiệp lầm vào tình trạng phá sản và thơng qua đại diện với
điều kiện rất khó thực hiện như quy định tại Luật phá sản năm 2004.
Hạn chế:
Việc quy định cho người lao động quyền nộp đơn riêng lẻ có thể gặp phải một
số vấn đề khi áp dụng vào thực tế. Bởi lẽ, số lượng người lao động trong một doanh
nghiệp khá là nhiều, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mơ lớn thì hàng trăm,
hàng nghìn người lao động. Vậy nếu người lao động có quyền nộp đơn riêng sẽ dẫn
dến tình trạng lạm quyền và nộp đơn một cách thiếu trật tự, gây khó khăn phức tạp
cho việc thụ lý đơn và công tác giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tịa án.
Khơng những thế, việc quy định người lao động có quyền nộp đơn sau 03 tháng
doanh nghiệp chậm lương cũng thiếu tính khả thi trong giai đoạn kinh tế khó khăn
như hiện nay, khi mà số lượng doanh nghiệp cũng gia tăng rõ rệt qua hàng trăm năm
khiến cho việc kinh doanh và cạnh tranh ngày càng khó khắn và vấn đề chậm lương
cho người lao động diễn ra phổ biến. Vì vậy, nếu theo quy định mới này, nhiều

doanh nghiệp của Việt Nam sẽ bị yêu cầu phá sản một cách ồ ạt và thiếu nhất quán.
4. Quy định về thẩm quyền của Tòa án
Luật phá sản 2004 quy định thẩm quyền của Tòa án theo cấp, theo lãnh thổ
khác với quy định của tại luật cũ, quy định theo hướng doanh nghiệp, hợp tác xã do
cơ quan cấp nào cấp đăng kí kinh doanh thì do Tịa án cấp ấy có thẩm quyền giải
quyết( Điều 7 Luật phá sản 2004). Do đó, Tịa án cấp huyện chỉ có quyền giải quyết
thủ tục đối với hợp tác xã do cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện, cịn doanh
nghiệp, hợp tác xã do cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh thì do Tòa án cấp tỉnh xử
lý. Thực tế, đa phần tòa án cấp tỉnh giải quyết thủ tục phá sản đối với tất cả doanh
nghiệp, liên hiệp hợp tác xã. Việc căn cứ vào thẩm quyền đăng kí kinh doanh để quy

7


định thâm quyền giải quyết của Tịa án là hồn tồn khơng phù hợp với các ngun
tắc pháp lý.
Ưu điểm:
Luật phá sản 2014 quy định theo hướng loại trừ, tức là trừ những vụ việc phá
sản có tình tiết đặc biệt( có yếu tố nước ngồi, có địa điểm ở nhiều quận huyện khác
nhau, hoặc tòa cấp tỉnh lấy lên giải quyết) thì cịn lại, Tịa án cấp huyện có thẩm
quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại,
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó( Điều 8). Như vậy, thẩm quyền của Tòa
án nhân dân cấp huyện đã được mở rộng hơn, đồng thời tạo điều kiện chó tịa cấp
tỉnh có thể giải quyết các vụ án phức tạp, quan trọng hơn.
Hạn chế:
Luật phá sản mới bổ sung quy định về trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi
thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản. Trong một số vụ án hoặc Tòa án
huyện phải giải quyết quá nhiều vụ án nên làm giảm hiệu quả của việc xử án dẫn
đến oan sai, không rõ ràng minh bạch.
5. Quy định về quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản

Luật Phá sản 2004 quy định việc quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản do Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện được
thành lập bởi quyết định của Thẩm phán đồng thời với quyết định mở thủ tục phá
sản. Thành phần của Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm “Một chấp hành viên của cơ
quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng; Một cán bộ của Toà án; Một đại diện chủ
nợ; Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản; Đại diện
cơng đồn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn nếu cần
thiết”.
Thay thế quy định cũ, Luật Phá sản 2014 quy định về hoạt động của Quản tài
viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Theo đó, quản lý, thanh lý tài sản là
một nghành nghề kinh doanh có điều kiện (Điều 12, 13). Quản tài viên và Doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện nhiệm vụ (i) quản lý tài sản, giám sát hoạt
động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán; (ii) Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp,

8


hợp tác xã khơng có người đại diện theo pháp luật; (iii) Báo cáo về tình trạng tài
sản, cơng nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế
hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán; (iv) yêu cầu Thẩm phán tiến hành một số công việc cần thiết. Quy định
trên tạo ra sự khách quan, chuyên nghiệp trong quá trình quản lý, thanh lý tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn, đảm bảo thực hiện đúng
trình tự quy định của pháp luật.
III.

Một số kiến nghị hoàn thiện sửa đổi Luật phá sản 2014

Quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014 được hiểu là một doanh

nghiệp nếu không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ trong thời hạn 03
tháng kể từ thời điểm đến hạn thanh tốn thì sẽ bị lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh tốn và khi đó, các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
doanh nghiệp này. Việc quy định thời hạn 03 tháng có sự trùng lặp so với quy định
của Luật phá sản 1993. Trong khi đó, bởi những bất cập này nên luật phá sản 2004
đã có sự sửa đổi. Các nhà làm luật cần xem xét, cân nhắc và đánh giá thật kỹ những
hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Cần có sự điều chỉnh về việc trao quyền cho cho những cá nhân người lao
động có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản nếu doanh nghiệp khơng thanh tốn tiền
lương đủ 03 liên tiếp. Bởi quy định này sẽ kéo theo tình trạng cá nhân, người lao
động nộp đơn ồ ạt và kéo theo những hệ lụy khác không đáng có. Khắc phục điểm
hạn chế này, cùng với những quy định cần phải kèm theo những điều kiện tối thiểu
nhất định, đáp ứng được điều kiện đó cá nhân người lao động mới có thể nộp đơn
yêu cầu phá sản doanh nghiệp.
Nhà nước cần sớm triển khai ban hành các văn bản hướng dẫn , quy định cụ
thể hơn về quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài san cũng như các điều
kiện để xác lập và bảo đảm quyền nang của chủ thể mới này.

9


KẾT LUẬN
Dưới áp lực của hiệu quả kinh tế, luật phá sản hình thành như một phương
thức để các chủ nợ có thể địi nợ theo mơt trật tự với chi phí xã hội thấp nhất, hiệu
quả nhất. Với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản lại cịn lại của doanh nghiệp mắc nợ
và thanh toán tài sản công bằng giữa các chủ nợ, luật phá sản được hình thành nhằm
mục đích giúp cho các chủ nợ, thơng qua vai trị của một thiết chế nhà nước có thẩm
quyền để đòi nợ tập thể.

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006. Giáo trình Luật thương mại Việt Nam I. Nxb
Công an nhân dân.
2. TS. Bùi Ngọc Cường (Chủ biên). Giáo trình Luật thương mại Việt Nam 1. Nxb
Giáo dục.
3. Nguyễn Bích Hạnh, 2008. Hỏi đáp về Luật Doanh nghiệp. Nxb Chính trị Quốc gia.
4. Nguyễn Phan Thái Vũ, 2010. Hỏi đáp Luật Doanh nghiệp. Nxb Lao động.
5. Luật phá sản 2014
6. Luật phá sản 2003
7. Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm 2013
8. Trang 131, Hỏi đáp Luật Doanh nghiệp – Luật sư Nguyễn Bích Hạnh
10. Trang 296, 297 Hỏi đáp Luật Doanh nghiệp – Luật gia Nguyễn Phan Thái Vũ
11. />
11



×