Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

quy che cong doan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.72 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CĐ GIÁO DỤC HUYỆN HOẰNG HÓA BCH CĐ Trường THCS Hoằng Thanh. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập-Tự do-Hạnh phúc. QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ CÔNG ĐOÀN NHIỆM KỲ 2013-2015 Căn cứ:- Điều lệ công đoàn Việt Nam - Quy chế quản lý tài chính công đoàn(QĐ số 1072/QĐ-TLĐ ngày 01/9/2011 của đoàn chủ tịch tổng liên đoàn) - Hướng dẫn số 21/2012/HD-CĐGD của công đoàn GD huyện Hoằng Hóa về “ chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở” ngày 10/6/2012. - Dự toán thu chi kinh phí CĐCS Trường THCS Hoằng Thanh. BCH công đoàn Trường THCS Hoằng Thanh đề ra quy chế chi tiêu nội bộ nhiệm kỳ 2013-2015 như sau: I/ Chi thăm hỏi- ốm đau- hiếu hỷ: 1. Đối tượng thăm hỏi ốm đau dài ngày-hiếu hỷ là: ĐV công đoàn,bố mẹ, vợ chồng, con của cán bộ đoàn viên công đoàn, viếng hỷ cán bộ nhà giáo trong trường khi mất. 2. Mức thăm hỏi: -CĐ nhà trường: 100.000đ/lượt. - Trường hợp Viếng hiếu thêm vòng hoa tươi do nhà trường chi. - Nếu gia đình đoàn viên công đoàn ốm đau quá nặng, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn BCH công đoàn bàn bạc với chi ủy và nhà trường kêu gọi đoàn viên CĐ đóng góp giúp đỡ giải quyết khó khăn tùy theo tình cảm. 3. Đoàn viên công đoàn hiếu hỷ- ốm đau phải báo với BCH công đoàn để BCH công đoàn có kế hoạch thăm hỏi động viên kịp thời . Khi đoàn viên công đoàn ốm đau, có việc hiếu hỷ đề nghị các đồng chí đoàn viên công đoàn động viên , giúp đỡ bằng các hình thức như: dạy giúp , giúp đỡ ĐVCĐ một số việc trong lúc khó khăn…. II/ Chi phụ cấp CBCĐ cơ sở: 1. Chủ tịch công đoàn : 0,15 mức lương tối thiểu. 2. Ủy viên BCH : 0,075 mức lương tối thiểu. 3. Kế toán kiêm nhiệm :0.03 mức lương tối thiểu. 4. Công tác phí cho CB công đoàn đi họp hoặc đi công tác trong huyện 50.000đ/lần. 5. Hỗ trợ tiền xăng xe cho BCH đi thăm hỏi cự ly trên 10 km 50.000đ/lần. III/ Chi hoạt động các ngày lễ lớn trong năm học: 1. Chi quà CBĐV công đoàn vào các ngày Hội nghị CĐ đầu năm 20/11 50.000đ, tết nguyên đán 100.000đ/cbgv. 2. Quà cho các cháu con CBĐV công đoàn ngày 01/6, tết trung thu 50.000đ/hộ 3. Kinh phí tổ chức các ngày 8/3, 20/10, hội nghi CĐ đầu năm và các ĐH văn hóa TDTT tùy thuộc vào nguồn kinh phí công đoàn nhưng không quá 1.000.000đ/lần. IV/ Chi hoạt động thi đua khen thưởng: 1. Thưởng cho ĐVCĐ được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp CĐ 200.000đ/người. 2. Thưởng cho ĐVCĐ được cấp trên khen 100.000đ/người..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. Hỗ trợ đoàn viên công đoàn thi GVG cấp huyện 100.000đ, cấp tỉnh 200.000đ. 4. Con CBGV có HSG cấp Huyện 50.000đ,cấp tỉnh 100.000đ, đậu ĐH công lập 200.000đ V/ Chi công tác ngoại giao. Do BCH công đoàn bàn bạc với cấp ủy và BGH quyết định. BCH công đoàn Trường THCS Hoằng Thanh đề nghị nhà trường hỗ trợ thêm một phần kinh phí để BCH CĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quy chế này đã được thông qua hội nghị công đoàn vào ngày 24/9/2013và hội nghị đã hoàn toàn nhất trí. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày kí. Hoằng Thanh, ngày16 tháng 10 năm 2013 Chủ tịch. Trương Văn Thuật DỰ KIẾN THU CHI CÔNG ĐOÀN NĂM 2013-2014 I/ CÁC KHOẢN THU: T Nội dung T 1 Công đoàn phí hàng tháng 1% 2 Kinh phí cấp huyện Tổng. Số tiền/tháng. Tháng. Tổng số tiền. 1,6tr 5tr/năm. 12. 19,2tr 5tr. II/CÁC KHOẢN CHI: Tổng số cán bộ giáo viên trong trường: 36 người-24 nữ T T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11. Nội dung Đại hội CĐ-hội nghị 20/10 20/11 Tết nguyên đán 8/3 1/6+Trung thu Thăm hỏi thương xuyên Phụ cấp BCH Xăng xe BCH đi hỏi thăm Hỗ trợ thi GVG huyện Khen thưởng con. Số tiền/người Tổng số tiền 50.000 1,8tr 1tr 50.000 1,8tr 100.000 3,6tr 1tr 1,8tr 3,6tr 5tr 50.000 100.000. Ngày tháng Người nhận.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 12 13 14. CBGV: HSG,ĐH Khen thưởng CBGV Quà tết CĐ huyện. Họ và tên : Trương Văn Thuật Đơn vị: Trường THCS Hoằng Thanh , Huyện Hoằng Hóa Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí THCS năm 2013 BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ “ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC”. Câu hỏi:. “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăn năm trồng người” Đ/C hãy nêu ngắn gọn tư tưởng của người được thể hiện trong câu nói trên.Là cán bộ quản lí trường học Đ/C đã và đang vận dụng tưn tưởng đó ở trường mình như thế nào? Trả lời: Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến các thầy giáo, cô giáo. Bác khẳng định, nghề giáo là rất quan trọng và vẻ vang. Người thầy giáo tốt dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương song họ luôn là những anh hùng vô danh. Vì vậy, Bác đã có câu nói nổi tiếng, phản ánh tư tưởng về giáo dục đến nay vẫn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> còn nguyên giá trị “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày 13/9/1958, Bác Hồ đã có bài nói quan trọng về nhiệm vụ của những người thầy giáo với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang”. Rất nhiều lần Bác đề cập đến việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Ngay từ ngày 14/11/1945, Bác viết: “Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển, càng thêm nhiều”. Và ngay từ ngày 13/11/1946, theo đề nghị của Bác, Quốc hội Khóa I đã cử GSTS. Nguyễn Văn Huyên, một trí thức ngoài Đảng mới 37 tuổi làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục. Nhà trí thức ngoài Đảng này đã làm rất tròn nhiệm vụ mà Bác Hồ giao phó trong suốt 29 năm cho đến tận ngày qua đời (19/10/1975). Ngày 10/1/1946 Bác đã khẳng định mục đích của tự do độc lập là 4 nhiệm vụ: “Làm cho dân có ăn, Làm cho dân có mặc, Làm cho dân có chỗ ở, Làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập”. Để giúp cho dân có học hành, Bác đã động viên mạnh mẽ phong trào Bình dân học vụ. Trong thư gửi anh chị em giáo viên Bình dân học vụ vào tháng 5/1946, Bác đã viết: “Anh chị em làm việc mà không có lương bổng, thành công mà không có tiếng tăm. Anh chị em là những người vô danh anh hùng. Tuy là vô danh nhưng rất hữu ích. Một phần tương lai của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em”. Nhớ lại những lời căn dặn từ cách đây trên nửa thế kỷ của Bác Hồ chúng ta càng thấy trách nhiệm nặng nề nhưng vẻ vang của đội ngũ thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục. Bác rất quan tâm đến việc cải tiến cách dạy trong Nhà trường. Trong thư gửi Hội nghị Giáo dục toàn quốc (tháng 7/1948), Bác đã nhắc nhở: “Chúng ta phải sửa đổi cách dạy cho hợp với sự đào tạo nhân tài”. Vậy mà cho đến gần đây thày giáo Dương Minh ở Trường THPT Quy Nhơn (Bình Định) vẫn phải thốt lên: “Vòng chu chuyển vẫn theo con đường khuôn mẫu: Học sinh sợ Thầy; Thầy sợ Trường; Trường sợ Sở; Sở sợ Sách giáo khoa, sợ quy định của Chương trình, sợ kết quả thi cử”(!) Ngay từ tháng 5/1950, Bác đã cảnh báo về việc ham mở thật nhiều trường lớp mà thiếu giáo viên cơ hữu. Bác nói: “Hiện nay đang có một cái dịch mở trường…Vì mở nhiều lớp nên thiếu người giảng. Thiếu người giảng thì học viên đâm chán nản. Thiếu người giảng thì phải đi bắt phu, vì thế người đến giảng khi nào cũng hấp tấp, lướt qua lớp này một chút, lớp khác một chút như chuồn chuồn đạp nước, dạy không chu đáo. Thiếu người giảng thì thường khi lại phải bịt lỗ, người bịt lỗ năng lực kém, nói sai, có hại cho học sinh…”. Bác nói cách đây những 61 năm mà đúng y như chuyện chạy sô của nhiều giảng viên Đại học, Cao đẳng hiện nay. Hiện nay học sinh rất sợ học, sợ thi và không còn thời gian và tâm trí đâu để tận hưởng hạnh phúc hồn nhiên của tuổi thơ. Điều này ngay từ ngày 28/8/1950, Bác đã phê phán và căn dặn: “Phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng trở nên già cả…Trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học”. Bao giờ chúng ta mới thực hiện được lời căn dặn này của Bác?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bác luôn luôn quan tâm đến việc nâng cao vị trí của các thầy cô giáo. Ngày 12/6/1956, Bác đã viết: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục…Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu. Tuy không có gì oanh liệt nhưng làm tròn nghĩa vụ là anh hùng, anh hùng tập thể”. Bác Hồ dạy: “Người ta có câu: “Hữu xạ tự nhiên hương” giáo viên chưa được coi trọng vì chưa có hương, còn xa rời quần chúng. Có nhiều giáo viên được quần chúng coi trọng như chiến sĩ thi đua, giáo viên bình dân học vụ, họ cùng với nhân dân kết thành một khối nên được quần chúng yêu mến”. Bác Hồ dạy Đảng và Nhà nước phải thường xuyên quan tâm đến thầy giáo, cô giáo cả tinh thần lẫn vật chất, và có như vậy mới có cơ sở để thầy, cô giáo sống thật tốt, dạy thật tốt. Thực tế cho thấy, nếu để các thầy, cô giáo thiếu chỗ ăn, chỗ ở, lương bổng không đáp ứng những nhu cầu tối thiểu thì có yêu nghề, mến trẻ cũng là những sự gắng gỏi, sự khắc phục chịu đựng tạm thời, khó có thể toàn tâm toàn ý hết lòng vì sự nghiệp trồng người. Hơn nửa thế kỉ qua, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước, nền giáo dục Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Từ chỗ hơn 90% dân số mù chữ năm 1945, đến nay cả nước đã cơ bản phổ cập giáo dục tiểu học, mỗi năm có hơn 20 triệu học sinh, sinh viên các cấp học đến trường. Đội ngũ giáo viên ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Trong quá trình phát triển ấy, tư tưởng Hồ chí Minh luôn soi sáng, không chỉ là cơ sở lí luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người trong thời kì mới mà còn là những bài học bổ ích, thấm thía, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực nhằm phát triển, chấn hưng nền giáo dục tương xứng với vai trò của nó trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Vấn đề đào tạo cán bộ được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới, coi đây là công việc gốc, công việc hàng đầu của Đảng. Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ mà nên. Cán bộ là người đem chính sách của chính phủ, của đoàn thể để thi hành trong nhân dân, giải thích cho dân hiểu rõ và thi hành đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đặt mục đích cho đúng đắn. Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi cán bộ phải tự giác về mọi mặt, không ngừng năng cao phẩm chất, năng lực, xứng đáng để vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân.Theo Người, một người cán bộ tốt cần có các tiêu chuẩn: - Có đạo đức cách mạng làm nền tảng - Có năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường lối,chủ trương cách mạng của Đảng - Có trình độ lí luận Tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra phương hướng cơ bản cho chiến lược con người, chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta trong suốt mấy chục năm qua và cả thời gian sắp tới. Chiến lược “trồng người” của Hồ Chí Minh là phải coi trọng giáo dục đào tạo thế hệ trẻ có tri thức văn hóa, khoa học, kĩ thuật giỏi, có đạo đức Cách mạng, làm cho họ là những người xứng đáng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, Người coi đây là một nhiêm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo thắng lợi của nước ta và là động lưc thúc đẩy phát triển đất nước trong thời kì đổi mới. Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng ta hết sức quan.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể nói, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian qua đã đánh dấu một mốc son mới trong công cuộc chấn hưng giáo dục nước nhà, góp phần giữ vững mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố và tỉnh, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Hoàn thiện thêm một bước hệ thống giáo dục quốc dân, mở rộng mạng lưới trường học đến hầu hết các thôn bản, hiện có hơn 23 triệu người đi học, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Quy mô và cơ sở vật chất giáo dục được phát triển. Hệ thống các trường học dân tộc nội trú tỉnh, huyện được củng cố và mở rộng. Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, các trường chuyên nghiệp đang từng bước được tổ chức sắp xếp lại. Hệ thống các trường đào tạo nghề đã được phục hồi và bắt đầu phát triển. Chất lượng giáo dục có chuyển biến bước đầu, hạn chế được một số hiện tượng tiêu cực, nổi cộm trong giáo dục. Thấu suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, từ nay đến năm 2010, toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình, phát huy vai trò giáo dục gia đình. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy dáng tạo, tăng năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và các địa phương, vùng miền. Một số trường đại học phải sớm đạt chất lượng ở trình độ quốc tế. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sớm xây dựng chính sách sử dụng và tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý giỏi, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đào tạo với sử dụng. Mở rộng hệ thống trường lớp giáo dục mầm non trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở miền núi, vùng dân tộc ít người, nông thôn. Hoàn thành cơ bản phổ cập trung học cơ sở năm 2010, củng cố kết quả phổ cập tiểu học, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục xóa mù chữ, ngăn ngừa tái mù chữ, giáo dục cho người lớn. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề nhằm chuẩn bị đội ngũ công nhân bậc cao có trình độ tiếp thu và sử dụng công nghệ mới và công nghệ cao. Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập công đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế – xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Củng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> cố và tăng cường hệ thống nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiêu số; từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện đi đôi với cải tiến chính sách học bổng cho học sinh các trường này. Thực hiện chế độ miễn phí học tập, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, học sinh dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn. Với những triết lý và tư tưởng sáng ngời,Bác đã giúp chúng ta có thêm định hướng cho tương lai và chúng ta-những người con của đất nước,chúng ta phải làm sao để có thể đáp lại những công ơn to lớn ấy,để có thể hoàn thành tâm nguyện của Bác đưa đất nước sánh với các cướng quốc năm châu ‘‘điều đó tùy thuộc hành động của bạn,chỉ thuộc vào bạn mà thôi’’. Tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh. Từ lâu tư tưởng đó đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa và là ngọn đèn soi sáng cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Nghiên cứu và học tập tư tưởng , đạo đức Hồ Chí Minh cũng như neo gương đạo đức của Bác không chỉ là vấn đề nhận thức mà là trách nhiệm chính trị của cả dân tộc.. Họ và tên : Trương Văn Thuật Đơn vị: Trường THCS Hoằng Thanh , Huyện Hoằng Hóa Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí THCS năm 2013 BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ “QUẢN LÍ SỰ THAY ĐỔI”. Câu hỏi: Câu 1: Những vấn đề gì của nhà trường anh(chị) mà phụ huynh và các ban ngành địa phương chưa hài lòng? Câu 2: Anh (chị) là cán bộ quản lí nhà trường , để nhà trường phát triển .Anh (chị) hãy lựa chọn một vấn đề cần phải thay đổi trong thời gian sớm nhất ? Trả lời: Câu 1:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo dục đạo đức là một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông, điều này đã được xác định rõ trong văn bản "Luật giáo dục" có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 : "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Xuất phát từ thực tế của trường THCS Hoằng Thanh, chúng tôi xin tham gia đóng góp một số ý kiến về công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông với các nội dung cụ thể như sau : 1. Về môi trường giáo dục : - Xác định môi trường sư phạm là một trong những điều kiện tác động trực tiếp, thường xuyên đến việc hình thành nhân cách của học sinh nên nhà trường rất quan tâm đến việc xây dựng trường học có một môi trường sư phạm đảm bảo được các yêu cầu giáo dục đề ra : các phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, sinh hoạt được bố trí khoa học, hợp lý ; cơ sở vật chất, trang thiết bị thường xuyên được sửa chữa, nâng cấp, ngày càng khang trang, hiện đại. Việc sắp xếp, trang trí trong từng loại phòng, từng khu vực đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục. - Tập thể sư phạm nhà trường là đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên đa số đạt và vượt chuẩn chuyên môn, có lòng yêu nghề, trách nhiệm, tận tụy với học sinh. Hầu hết các thầy cô đều nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, từ đó luôn quan tâm thực hiện một cách có hiệu quả nhất. - Cơ sở của trường đóng trên địa bàn xã Hoằng Thanh – Huyện Hoằng Hóa, địa bàn có phức tạp về tình hình an ninh, trật tự, ma túy và tệ nạn xã hội. * Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn một số băn khoăn : - CSVC của trường đã đáp ứng tương đối cho nhu cầu dạy học, làm việc, sinh hoạt của GV - NV - HS nhưng đáp ứng ở mức độ cao thì trường chưa thực hiện được do thiếu diện tích và kinh phí. - Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm với học sinh, phụ huynh : chưa thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh, chưa phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các bộ phận trong và ngoài nhà trường trường để công tác giáo dục học sinh ngày một tốt hơn. Một số giáo viên chưa thực sự nêu gương tốt cho các em. - Khu vực quanh trường có nhiều điểm Internet, quán giải khát. Nơi đây có thể trở thành điểm tụ tập của học sinh trước và sau giờ học hoặc trong những giờ trốn học. Đây đồng thời có thể là nơi bắt nguồn cho những xích mích, mâu thuẫn dẫn đến giải quyết theo băng nhóm, bằng bạo lực..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. Về nội dung giáo dục : - Chương trình giảng dạy môn GDCD trong trường THCS được phân phối thống nhất đối với cả 4 khối lớp là 1 tiết / tuần, 35 tiết / năm học. Chương trình gồm các phần : giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, thực hành ngoại khóa, kiểm tra, ôn tập. - Nội dung chương trình, nhìn chung đã bám sát yêu cầu giáo dục đạo đức cho học sinh, có gắn với thực tế và tương đối phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh THCS. Các bài học được xây dựng theo hướng đồng tâm, gắn lý thuyết với thực hành, coi trọng giáo dục nhận thức và hành vi của học sinh quan bài tập tình huống, bài tập giải quyết vấn đề. - Nội dung giáo dục luật pháp, giáo dục kỹ năng sống được đưa vào chương trình với khoảng 1/3 thời lượng. Tuy nhiên, ở lớp 9, theo ý kiến cá nhân, chương trình còn một số bài học chưa phù hợp với lứa tuổi của học sinh như : "Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân", "Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế", "Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân". 3. Về phương pháp giáo dục : - Việc đổi mới phương pháp dạy học đã có những chuyển biến nhất định và tác động đến một bộ phận học sinh. Đối với các em có ý thức học tập thì cách dạy học mới đã tạo cho các em sự say mê, hứng thú khi được tự khám phá kiến thức, được chủ động trong phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề, được phát huy năng lực tự học, tự rèn luyện. Các em có điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo, kỹ năng thực hành. Cách làm việc theo nhóm giúp mỗi học sinh có cơ hội bộc lộ suy nghĩ, thái độ, hiểu biết của mình, được tập thể uốn nắn, điều chỉnh. Từ đó phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tương trợ, ý thức cộng đồng được nâng cao. Tuy vậy, đối với những học sinh thiếu ý thức học tập thì đôi khi hoạt động nhóm khiến các em thụ động ỷ lại, trông chờ vào sự làm việc của tập thể. Phương pháp dạy học mới cũng đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị kĩ bài mới ở nhà, phải tư duy nhiều hơn. - Chương trình giáo dục đạo đức - công dân giữa các cấp thể hiện được tính liên thông nhưng nội dung chương trình còn khá nặng, ôm đồm nhiều vấn đề, có những vấn đề chưa phù hợp tâm lý, lứa tuổi học sinh. Chương trình cũng chưa tập trung xác định rõ những phẩm chất đạo đức cơ bản cần giáo dục học sinh theo từng cấp học. - Phương pháp phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường hiện nay : + Các lực lượng giáo dục trong nhà trường gồm : CBQL, GVBM, GVCN, nhân viên các bộ phận. + Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường gồm : phụ huynh, chính quyền và các tổ chức Đảng, đoàn thể tại địa phương, các tổ chức xã hội khác. * Phương pháp phối hợp :.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Đối với các lực lượng trong nhà trường : CB - GV - NV của trường có thể gặp gỡ, trao đổi trực tiếp trong các buổi họp HĐSP, họp tổ, khối, nhóm hoặc trò chuyện cá nhân. + Đối với các lực lượng ngoài nhà trường : các bộ phận trong nhà trường có thể phối hợp với phụ huynh bằng cách gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, định kì qua các buổi Đại hội PHHS đầu, giữa và cuối năm học ; qua các buổi họp thường trực Ban đại diện CMHS, qua những lần chủ động gặp gỡ, qua họp Hội đồng kỉ luật học sinh. Nhà trường cũng có thể liên hệ với phụ huynh qua sổ liên lạc, thư thông báo, qua điện thoại. Việc phối hợp với địa phương (phường, quận) cũng được thực hiện linh hoạt thông qua những cách thức nêu trên. Tuy nhiên trong công tác phối hợp này, nhà trường cũng còn những khó khăn : - Từ phía phụ huynh : + Vẫn còn không ít phụ huynh phải lo vấn đề mưu sinh nên chưa thật sự quan tâm sâu sát đến việc giáo dục đạo đức và quản lí giờ giấc học hành, sinh hoạt của con em. Thậm chí, có phụ huynh còn mang tư tưởng giao phó việc dạy dỗ con em cho giáo viên, cho nhà trường, chưa nhiệt tình hợp tác cùng nhà trường. + Một số phụ huynh bất lực trong việc giáo dục, quản lí con em, chỉ trông nhờ vào sự giáo dục của nhà trường. + Một số phụ huynh chưa nêu gương tốt cho con em trong giao tiếp, hành xử, trong quan niệm, nếp sống. + Giữa nhà trường và gia đình đôi khi chưa thống nhất trong mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục học sinh. - Từ phía địa phương : + Có phường hầu như không liên hệ với nhà trường đề nắm thông tin về tình trạng HS học tập, nghỉ bỏ học của phường để có biện pháp phối hợp giải quyết. + Việc các phường chưa kiểm tra thường xuyên, chưa quản lí được chặt chẽ các cơ sở kinh doanh ăn uống, Internet trên địa bàn có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong học sinh như đã nêu ở trên. - Từ phía xã hội : Hiện tại vẫn còn có một độ chênh đáng kể trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh ở nhà trường với cách hành xử của người lớn trong xã hội. Việc nêu gương xấu của một số cán bộ công chức, nhân viên ở các cơ quan, đơn vị đã được thông tin rộng rãi trên các phương tiện báo chí hoặc các em đã được trực tiếp chứng kiến trong thực tế thật khó cho các thầy cô giáo khi giáo dục, giải thích, thuyết phục học sinh. Bởi các em nhận thấy có một khoảng cách giữa bài học lý thuyết trên lớp với thực tế cuộc sống xã hội..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 4. Những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức công dân trong nhà trường phổ thông : 4.1.Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo : - Ngành giáo dục cần xác định cụ thể hệ thống những giá trị đạo đức cần trang bị cho học sinh ở từng cấp học, bậc học, đảm bảo tính liên thông chặt chẽ. Những giá trị đạo đức ấy được xây dựng trên cơ sở kết hợp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với yêu cầu của đất nước thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế. - Nội dung chương trình môn giáo dục đạo đức - công dân cần xác định theo hướng tập trung vào những chuẩn mực đạo đức đã xác định, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh, tránh ôm đồm quá nhiều nội dung. 4.2.Đối với nhà trường : - Cần xác định : trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của toàn thể HĐSP bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường chứ không phải là trách nhiệm của một cá nhân, bộ phận nào. Vì thế, tập thể sư phạm phải nêu gương tốt cho học sinh về phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo ; Phải có sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường : giữa Ban Giám hiệu với giáo viên - nhân viên và ngược lại, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với nhân viên. Việc giáo dục đạo đức học sinh phải được thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong từng tiết dạy, ở mọi lúc, mọi nơi và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Trong đó có thể xác định GVCN, GVBM GDCD và giáo viên các bộ môn khác có nhiều điều kiện để gần gũi, giáo dục học sinh hơn. - Phải luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường sư phạm từ cơ sở vật chất đến tinh thần, không khí học tập, sinh hoạt, làm việc, đảm bảo tính giáo dục ngày càng cao. Xây dựng nền nếp kỉ luật, học tập quy củ, thưởng phạt nghiêm minh học sinh thực hiện tốt hoặc học sinh còn vi phạm. - Tổ chức có hiệu quả các hình thức giáo dục ngoài giờ học tại lớp như : sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại, hoạt động văn thể mỹ, công tác Đoàn Đội, công tác xã hội. Tổ chức báo cáo các chuyên đề về giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, tư vấn tâm lý. - Tuyên truyền chủ trương, quy định của ngành giáo dục nội dung giáo dục của nhà trường đến PHHS. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp thường xuyên với phụ huynh, địa phương và các tổ chức xã hội để tạo được sự đồng thuận, chung sức trong quá trình giáo dục học sinh. 4.3.Đối với địa phương : - Cần quan tâm thường xuyên đến tình hình an ninh trật tự, an toàn, mỹ quan khu vực quanh trường học đặc biệt là xử lý cương quyết các hàng quán kinh doanh có thể có tác động không tốt đến học sinh..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Chủ động phối hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh nhất là những học sinh cá biệt ; giúp trường giải quyết những khó khăn ngoài thẩm quyền của trường. 4.4.Đối với xã hội : Người lớn phải nêu gương tốt cho trẻ em về thái độ, hành vi, cách ứng xử của mình đối với bản thân và đối với cộng đồng. Tóm lại : Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một công tác hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông. Đây là một công tác có tính đặc biệt, yêu cầu nhà giáo dục phải xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để thực hiện. Việc thực hiện phải trong một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự công phu, kiên trì, liên tục ; Thực hiện có sự thống nhất, có sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng trên cơ sở nắm vững các đặc điểm tâm lý, cá tính, hoàn cảnh của từng đối tượng. Đồng thời, tất yếu phải có sự phối hợp chặt chẽ, sự tác động đồng thời của ba môi trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã hội. Con đường cơ bản đề giáo dục đạo đức cho học sinh lứa tuổi thiếu niên chính là hoạt động, bao gồm hoạt động học tập và các hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể. Chúng ta cần giáo dục học sinh trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể. Từ đó, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Càng mong muốn làm tròn trách nhiệm giáo dục, chúng ta lại càng tâm đắc và thấm thía với lời nhận xét của nhà giáo dục nổi tiếng người Nga - Makarenkô: "Không có phương pháp, phương tiện nào là duy nhất, không có nhà sư phạm nào đơn thương độc mã có thể đào tạo, giáo dục thành công. Sản phẩm của giáo dục là con người, đó là kết quả của sự kết hợp, phối hợp với mọi điều kiện, mọi tác động của toàn bộ xã hội mà nhà sư phạm là người điều chỉnh, phối hợp tất cả những yếu tố đó Câu 2: Ai cũng muốn “đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục”, nhưng thực tế rất khó vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: trình độ con người, điều kiện cơ sở vật chất, cơ chế quản lý hiện nay, trình độ học sinh không đồng đều và số lượng học sinh trong lớp học còn đông. Phạm vi bài viết này, tôi đưa ra một số quan điểm để mọi người chia sẻ. Cơ sở đổi mới Được biết năm học 2013-2014 Bộ GD-ĐT phát động chủ đề “Đổi mới công tác quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục”. Là một giáo viên nhiều năm đứng lớp, rất tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục tôi rất đồng tình và ủng hộ câu khẩu hiệu nói trên của Bộ GD-ĐT. Theo tôi một ngôi trường THCS muốn đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục thì sản phẩm cuối cùng đó là: - Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp cao, số lượng học sinh đỗ vào các trường THPT công lập nhiều, có học sinh giỏi các cấp cho tất cả các môn và lượng học sinh yếu kém được giảm thiểu tối đa..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Trường học không có tệ nạn xã hội và không ai vi phạm pháp luật. - Hội đồng giáo dục nhà trường là một tập thể đoàn kết. Mỗi giáo viên phải có trách nhiệm với công việc được giao. Lãnh đạo nhà trường phải biết lắng nghe chia sẻ mọi khó khăn với giáo viên. Chia lớp học theo trình độ học sinh Chia lớp học theo trình độ của học sinh. Đối tượng học sinh khá giỏi, học sinh trung bình và học sinh yếu kém theo từng lớp riêng. - Lớp học sinh khá giỏi: Yêu cầu đặt ra là thi tuyển sinh và đào tạo học sinh giỏi cho nhà trường. Nhà trường bố trí những giáo viên có năng lực chuyên môn để đảm nhận những lớp này. Trong quá trình học tập nếu học sinh nào không theo kịp thì cuối học kỳ hay cuối năm cho chuyển xuống lớp thấp hơn về mặt yêu cầu. - Lớp học sinh trung bình: Yêu cầu đặt ra là thi tuyển sinh đại học - cao đẳng và tốt nghiệp. Trong quá trình học tập nếu thấy học sinh nào nổi trội thì cuối học kỳ hay cuối năm cho chuyển lên lớp khá giỏi, còn học sinh nào yếu lại cho xuống lớp yếu. - Lớp học sinh yếu: Yêu cầu đặt ra là thi tốt nghiệp và hướng các em vào các trường trung cấp và dạy nghề. Với những lớp này nhà trường bố trí những giáo viên có kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh. - Ra đề kiểm tra: Ứng với mỗi lớp nói trên thì có một đề tương ứng. Tổ chức kiểm tra tập trung và tiến hành chấm chéo để tạo tính khách quan. Mọi giáo viên có dạy thì ra đề dựa trên nội dung được thống nhất. Nhà trường chọn đề phải công bằng, đừng cảm tình người nào thì lấy đề người đó. - Đánh giá thi đua của giáo viên: Tôi đưa hai phương án: Phương án 1: Chỉ có một thang điểm đánh giá thi đua chung, như vậy để công bằng, giáo viên nào dạy một lớp giỏi thì gắng thêm một lớp yếu. Phương án 2: Ứng với mỗi lớp có một thang điểm đánh giá riêng. Vai trò của hiệu trưởng Chúng ta biết rằng, hiệu trưởng là thuyền trưởng của một chiếc tàu. Ngôi trường phát triển hay thất bại là do sự lãnh đạo sáng suốt của hiệu trưởng. Muốn vậy hiệu trưởng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Xây dựng kế hoạch năm học và hướng phấn đấu của nhà trường trong tương lai. Phân công giáo viên đúng chuyên môn nghiệp vụ. Minh bạch thu chi tài chính của nhà trường. - Sẵn sàng quyết đoán mọi công việc, dám làm dám chịu công việc của mình với cấp trên. - Xây dựng một ngôi trường thân thiện mà ở đó mọi người biết thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau. - Quy định chức năng và quyền hạn của mỗi giáo viên. - Có kế hoạch cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. - Biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến đóng góp của giáo viên. Làm sao giáo viên xem trường như là nhà của mình thì họ mới an tâm công tác lâu dài. Cố gắng tìm cách cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho giáo viên. - Không được độc đoán trong mọi công việc, nghĩ gì ra là bắt giáo viên làm theo. Thường những người có năng lực thì kèm theo cá tính nên hiệu trưởng biết cách thuyết phục chứ không tìm cách trù dập. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Chúng ta biết rằng, mỗi tổ trưởng là cánh tay phải của hiệu trưởng. Các tổ chuyên môn mạnh thì ngôi trường đó sẽ mạnh. Muốn vậy thì mỗi tổ trưởng cần đạt một số yêu cầu sau: - Xây dựng kế hoạch của tổ phải thể hiện rõ: Quy định giáo viên từ 1 năm đến 5 năm, từ 6 năm đến 10 năm, từ 10 đến 15 năm và trên 15 năm thì dự giờ bao nhiêu tiết trong một học kỳ. Quy định giáo viên nào được sử dụng giáo án cũ. Quy định bao nhiêu bài kiểm tra thường xuyên, bao nhiêu bài kiểm tra định kỳ. Giáo viên nào làm chuyên đề. Giáo viên nào được thanh tra toàn diện. Tổ chức ngoại khóa cho khối nào. Phân công giáo viên có kinh nghiệm giúp đỡ giáo viên mới. Bài kiểm tra định kỳ phải thống nhất trước một tuần và công khai cho mọi học sinh. Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên nào đăng ký thi giáo viên giỏi cấp cơ sở. Quy định tiết thao giảng của giáo viên. - Sinh hoạt chuyên môn: Chỉ dành một vài phút đầu để thông báo công việc hành chính, thời gian còn lại phải tập trung cho chuyên môn như: Góp ý giờ dạy (nếu có), thảo luận nội dung những bài khó dạy, thống nhất nội dung dạy cho mỗi bài, thống nhất lượng bài tập cung cấp cho học sinh qua từng bài từng chương, bài dạy nào được ứng dụng công nghệ thông tin,… - Nên làm giáo án chung vì đây là trí tuệ của tập thể trong đó thể hiện rõ: Nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. Lượng bài tập nào được giải. Đề kiểm tra cũng được thống nhất chung. - Tổ trưởng phân công một khối có một nhóm trưởng làm nhiệm vụ thống nhất nội dung cần dạy, phân chia tiết dạy. Thống nhất lượng bài tập để giải cho học sinh. Thống nhất đề kiểm tra định kỳ. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn Mỗi giáo viên tự khẳng định mình trước học sinh và lãnh đạo nhà trường. Muốn vậy giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Làm sao học sinh nhìn giáo viên như là thần tượng để phấn đấu trong học tập. - Toàn tâm toàn ý với công việc được giao. Xem trường là nhà để yên tâm công tác lâu dài, không được đứng núi này trông núi nọ. - Mạnh dạn bày tỏ những ý kiến của mình với lãnh đạo, không được nhu nhược và làm theo một cách máy móc. Giáo viên chủ nhiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc quản lý học sinh trên mọi phương diện. Một lớp học là một thành viên trong nhà trường, có nhiều lớp tốt sẽ đưa phong trào nhà trường đi lên. Muốn vậy giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Lên kế hoạch và hướng phấn đấu của lớp trong năm học như: Bao nhiêu học sinh khá giỏi, phấn đấu không có học sinh yếu kém và vi phạm nội quy nhà trường. - Phải biết trình độ và tính cách mỗi học sinh để lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp. - Dựa trên tiêu chí chung của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại học sinh công bằng và khách quan. - Thường xuyên thăm hỏi tình hình học tập của lớp thông các giáo viên bộ môn để phối hợp quản lý học sinh. - Tổ chức lớp thành một lực lượng tự quản. Phân công học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu kém..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Dựa trên năng lực và sở thích để giáo viên chủ nhiệm tư vấn nghề nghiệp cho các em. - Phối hợp với gia đình, ban giám hiệu nhà trường có biện pháp nhắc nhở động viên thông qua các buổi chào cờ, các đợt thi đua các buổi ngoại khóa hay họp phụ huynh. Vai trò của Đoàn trường Đây là phong trào bề nổi của nhà trường, để tạo không khí học tập Đoàn trường nên tổ chức các cuộc thi như: Vui để học, Luật An toàn giao thông, Tiếng hát và Hội Khỏe Phù Đổng,… Mục đích giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt đồng thời qua đó hình thành nhân cách và lối sống trong một cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×