Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Giáo trình Vi sinh vật-Ký sinh trùng - Trường Trung học Y tế Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 170 trang )

TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ LÀO CAI
BS, CK1. NGUYỄN QUANG TĨNH

BÀI GIẢNG
Vi sinh vật – Ký sinh trùng
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO Y SỸ, ĐIỀU DƯỠNG TRUNG CẤP
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Lào Cai, năm 2017


Lời nói đầu
Để thống nhất nội dung giảng dạy trong Nhà trường, đáp ứng
nhu cầu tài liệu học tập và tham khảo cho giáo viên và học sinh,
Trường Trung học Y tế Lào Cai tổ chức biên soạn và biên tập giáo
trình và bài giảng các mơn học sử dụng trong đào tạo các đối tượng
học sinh trong Nhà trường.
Căn cứ chương trình mơn Vi sinh – Ký sinh trùng trong chương
trình đào tạo trung cấp Y sỹ và Điều dưỡng do Trường Trung học Y tế
Lào Cai ban hành năm 2017 trên cơ sở Chương trình khung ngành Y
sỹ và Điều dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường THYT Lào
Cai tiến hành biên soạn, biên tập giáo trình Vi sinh – Ký sinh trùng.
Giáo trình này là tài liệu chính thức dùng giảng dạy, nghiên cứu, học
tập của ngành Y sỹ và Điều dưỡng trung cấp của Trường. Giáo trình
được biên tập và biên soạn dựa trên các giáo trình vi sinh, ký sinh vật
y học của Trường THYT Lào Cai, Bộ Y tế và một số trường Đại học,
Cao đẳng Y tế, sự tham gia đóng góp ý kiến của các giáo viên trong
Trường và các cơ sở y tế tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Giáo trình được tái bản lần thứ hai co chỉnh sửa, bổ sung song
khơng tránh khỏi cịn thiếu sót và hạn chế nhất định. Trong quá trình
sử dụng rất mong nhận được ý kiến góp ý của các bạn đồng nghiệp và


học sinh để tập giáo trình ngày càng hoàn chỉnh.
TÁC GIẢ
BS, CK1. Nguyễn Quang Tĩnh

2


3


ĐẠI CƯƠNG VI SINH VẬT Y HỌC
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học, học sinh có khả năng:
1. Nêu được khái niệm vi sinh vật và vi sinh học.
2. Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển ngành vi sinh học và
những vấn đề hiện nay của vi sinh vật y học.
3. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển
của vi sinh vật.
4. Trình bày được sự tương tác giữa vi sinh vật và cơ thể.
NỘI DUNG
1. Khái niệm
Vi sinh học là khoa học nghiên cứu hình thái, cấu tạo, sinh lý và
hoạt động của các vi sinh vật để phục vụ con người.
Vi sinh vật là các sinh vật nhỏ bé mắt thường khơng thấy và chỉ
được phát hiện bằng kính hiển vi. Muốn đo kích thước của vi sinh
vật, người ta sử dụng các đơn vị sau:
Micromet ( m micrometre) = 10-6m
Nanomet (nm, nanometre) = 10-9m
Angstrom
= 10-10m

Các nhóm vi sinh vật chính gồm: Vi khuẩn; nấm; một số nguyên
sinh động vật và virus.
2. Sơ lược lịch sử phát triển vi sinh học
Sự phát hiện vi sinh vật gắn liền với sự phát minh kính hiển vi.
Anton Van Leeuwenhoek (1632 - 1723), người Hà Lan, là người đầu
tiên ở thế kỷ 17 nhìn thấy vi sinh vật nhờ những kính hiển vi độ phóng
đại 270 - 300 lần mà ơng đã chế tạo (1676). Tuy nhiên từ cổ xưa, mặc
dù không rõ sự tồn tại của vi sinh vật, loài người cũng đã biết khơng ít
về những quy luật tác dụng của vi sinh vật và áp dụng nó trong đời
sống hàng ngày như ủ rượu, làm dấm, làm tương...
Louis Pasteur (1822 - 1895) đã khám phá vai trò của vi sinh vật
trong tự nhiên và từ đó lập ra nền tảng cho môn vi sinh học. Pasteur đã
chứng minh rằng sự lên men, sự thối rữa và các bệnh truyền nhiễm
luôn ln do vi sinh vật gây nên. Ơng đưa ra những phương pháp khử
trùng thực phẩm, khử trùng các dụng cụ mổ xẻ.
4


Robert Koch (1843-1910) đã tìm ra:
- Cách dùng thuốc nhuộm để phát hiện vi sinh vật.
- Cách dùng môi trường đặc để phân lập vi khuẩn.
- Tìm ra trực khuẩn lao, trực khuẩn than, phẩy khuẩn tả.
Nhờ công lao của L.Pasteur, R.Koch và nhiều nhà bác học khác,
phần lớn các vi khuẩn gây bệnh ở người và động vật đều được khám
phá ở đầu thế kỷ 20. Lúc bấy giờ vi sinh học đã trở thành một khoa
học ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực y học, nông nghiệp và công
nghiệp. Trong lâm sàng, khoa lây đã thành lập để tiếp nhận bệnh nhân
nhiễm trùng, khoa ngoại đã sử dụng phương pháp phẫu thuật sát trùng,
tiền đề của phương pháp phẫu thuật vô trùng ngày nay.
Vào đầu thế kỷ XX người ta đã tìm ra virus và phagiơ mở rộng

thêm phạm vi nghiên cứu vi sinh vật.
Năm 1939 phát minh ra kính hiển vi điện tử đã giúp cho sự
nghiên cứu nhiều thể của vi khuẩn và nhìn thấy virus cũng như nghiên
cứu sâu hơn về bản chất của nó.
Trong những thập kỷ gần đây từ một khoa học ứng dụng, vi sinh
vật học đã trở thành một khoa học cơ bản làm phát sinh một ngành
khoa học mới: sinh học phân tử và dưới phân tử cùng với các ngành
khoa học khác tạo nên một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện
đại.
Nhờ những hiểu biết về di truyền học hiện đại mà mơ hình nghiên
cứu là E.coli, Watson và Crick đã phát hiện mẫu cấu trúc của ADN và
cơ chế sao chép bán bảo tồn làm cơ sở cho sự hình thành sinh học
phân tử và dưới phân tử. Những phát hiện kỳ diệu về cơ cấu của mã
di truyền và các cấu trúc khác của tế bào sống được sử dụng làm cơ
sở cho sự phát triển công nghiệp sinh học, ngành công nghiệp cho
phép con người can thiệp vào quá trình hình thành và phát triển của
sinh vật để phục vụ lợi ích của con người.
Gần đây những kỹ thuật tổng hợp gen, tháo ghép gen làm cho
công nghệ sinh học trở thành một lực lượng sản xuất mũi nhọn của
nền kinh tế thế giới. Trong lĩnh vực y học những kỹ thuật trên có
nhiều triển vọng giải quyết các bệnh di truyền, phòng chống các bệnh
nhiễm trùng, bệnh ung thư.
3. Những vấn đề hiện nay của vi sinh vật y học
Trong y học, vi sinh vật là căn nguyên của các bệnh nhiễm
trùng. Vì vậy khi xét về tầm quan trọng hiện nay của vi sinh vật y học
phải đề cập tới tình hình các bệnh nhiễm trùng.
Từ ngàn xưa bệnh nhiễm trùng là một tai họa cho nhân loại. Bệnh
5



đậu mùa, bệnh dịch hạch, bệnh dịch tả... đã giết chết hàng triệu người,
tàn phá nhiều làng mạc, thành phố.
Từ khi vi sinh vật học trưởng thành cho đến nay con người đã
có khả năng dần dần chế ngự được bệnh nhiễm trùng. Nhưng con
đường chế ngự để tiến tới xóa bỏ bệnh nhiễm trùng là con đường
khó khăn và lâu dài.
Thành tựu đầu tiên xảy ra vào năm 1891 lúc Von Behring đã
cứu sống một em bé nhờ huyết thanh kháng bạch hầu, mở đầu thời
kỳ huyết thanh liệu pháp. Thực tế cho thấy huyết thanh liệu pháp có
những mặt hạn chế và chỉ hữu hiệu đối với những bệnh nhiễm độc tố
vi khuẩn như bạch hầu, uốn ván, hoại thư sinh hơi.v.v...
Thành tựu thứ hai là công lao của Domagk phát minh sulfonamit
năm 1935. Nhưng dần dần vũ khí sulfonamit tỏ ra yếu kém khơng đủ
khả năng điều trị phần lớn các bệnh nhiễm trùng thường gặp.
Năm 1940 Fleming, Florey và Chain phát minh penicillin và đưa
vào điều trị mở đầu thời đại kháng sinh. Trong suốt hai thập kỷ,
nhiều kháng sinh hữu hiệu đã được phát minh và người ta có thể chế
ngự một cách hữu hiệu các bệnh nhiễm trùng. Nhưng thời gian cho
thấy bệnh nhiễm trùng vẫn cịn lâu mới giải quyết xong vì các vi
khuẩn kháng thuốc đã được quan sát trong các loài vi khuẩn. May
mắn là các kháng sinh hữu hiệu mới khám phá đã giữ không cho các
vi khuẩn kháng thuốc phát triển ở quy mô quá lớn không chế ngự
được. Đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX, thực tế cho thấy các vi khuẩn
kháng thuốc xuất hiện ngày càng nhiều nhưng các kháng sinh hữu
hiệu mới khám phá trở nên hiếm dần. Trừ những kháng sinh thuộc
nhóm quinolon, những kháng sinh được gọi là mới chỉ là sự sắp xếp
lại hay là sự thay đổi cấu trúc phân tử của những kháng sinh đã khám
phá từ trước bằng kỹ thuật bán tổng hợp hoặc tổng hợp.
Hiện nay, phần lớn các bệnh nhiễm trùng đã được chế ngự một
cách hữu hiệu, các vụ dịch được dập tắt nhanh chóng nhưng vẫn cần

nghiên cứu nhiều để chế ngự các vi khuẩn kháng thuốc và tìm các
thuốc hữu hiệu để điều trị các bệnh virus. Hướng giải quyết bệnh
nhiễm trùng hiện nay có thể là sử dụng đồng thời ba biện pháp sau:
- Thực hiện một chiến lược kháng sinh để hạn chế các vi khuẩn
kháng thuốc.
- Tiếp tục tìm kiếm các kháng sinh hữu hiệu mới để điều trị
bệnh vi khuẩn và phát minh các thuốc kháng virus hữu hiệu.
- Điều chế các vaccine hữu hiệu bằng các kỹ thuật hiện đại để
phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, dần dần tiến đến xóa bỏ chúng.
6


4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của vi sinh
vật
Sự tồn tại và phát triển của vi sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp
của các nhân tố của môi trường xung quanh như nhiệt độ, ánh sáng,
hóa chất, các bức xạ, pH...Các nhân tố này có thể chia làm 3 nhóm
lớn: các nhân tố vật lý, các nhân tố hóa học và các nhân tố sinh học.
Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố này đối với sự phát triển của
vi sinh vật để ứng dụng trong công tác tiệt trùng, khử trùng các dụng
cụ y tế, dược phẩm, tẩy uế mơi trường, phịng mổ, phòng bệnh nhân,
nghiên cứu vi sinh vật...
4.1. Các tác nhân vật lý
Vi sinh vật chịu ảnh hưởng của các yếu tố vật lý, yếu tố này có
thể có tác dụng kích thích hay ức chế sự phát triển của vi sinh vật và
tiêu diệt vi sinh vật như:
- Tần số rung động của môi trường.
- Các chất hấp phụ: Than họat, gel albumin, màng lọc sứ...
- pH
- Áp suất

- Nhiệt độ
- Bức xạ
- Siêu âm
- Tia laser
4.2. Chất hóa học
Các hóa chất ở trong mơi trường có ảnh hưởng hoặc kích thích
hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Các hóa chất có tác dụng kích
thích sự phát triển vi khuẩn được ứng dụng ở trong nuôi cấy vi
khuẩn... Các hóa chất có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn
được sử dụng làm chất tẩy uế, chất khử khuẩn hoặc sát khuẩn tùy
theo mục đích sử dụng và nồng độ sử dụng.
Cơ chế tác động của các hóa chất đối với tế bào vi khuẩn:
- Phá hủy màng tế bào: do ion hóa, thay đổi sức căng bề mặt, làm
tan màng lipit che chở vi khuẩn...
- Biến đổi chức năng của protein và các axit nucleic...
- Tác động hóa học làm giải phóng oxy phân tử, clo... có tác dụng
giết chết vi khuẩn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của các chất tẩy uế và sát
khuẩn:
- Nồng độ của hóa chất: nồng độ càng cao thì tác dụng càng
mạnh.
7


- Thời gian tiếp xúc: tiếp xúc càng lâu thì tác dụng càng mạnh.
- Thành phần của môi trường xung quanh: do các chất hữu cơ
có tác dụng bảo vệ vi khuẩn hoặc tác dụng với hóa chất làm giảm
hiệu lực.
- Mật độ vi sinh vật tại nơi khử trùng.
- Khả năng đề kháng của vi sinh vật (virus có lớp vỏ lipit sẽ nhạy

cảm với chất hoà tan lipit như cồn, phenol hơn là những virus khơng
có vỏ).
4.3. Tác nhân sinh học
Trong quá trình tồn tại của vi sinh vật nếu chúng phải sống
trong điều kiện có vi sinh vật khác thì chúng có thể bị cạnh tranh sinh
tồn, bị tiêu diệt hoặc song song tồn tại.
Chất đối kháng (Bacterioxin): Nhiều loại vi khuẩn khi phát triển
thì tổng hợp các chất đối kháng có tác dụng ức chế các vi khuẩn
cùng lồi hoặc các lồi lân cận. Ví dụ: Colixin của E.coli,
Staphylococxin của Tụ cầu...Chúng có bản chất protein hoặc phức
hợp gluxit-lipit-protein, có tác động đặc hiệu với các vi khuẩn nhạy
cảm.
Phage: Là virus của vi khuẩn, phage xâm nhập các vi khuẩn đặc
hiệu, nhân lên và phá vỡ tế bào vi khuẩn. Phage cũng có thể cùng tồn
tại và nhân lên với vi khuẩn ở trạng thái ôn hòa.
Interferon: Là chất do tế bào sản sinh ra khi bị virus xâm nhập,
có bản chất glycoprotein, có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus.
Chất kích thích: Một số vi khuẩn khi phát triển sản sinh ra một
chất làm thuận lợi cho vi khuẩn khác phát triển. Ví dụ như
Hemophilus mọc tốt xung quanh khuẩn lạc Tụ cầu (do tụ cầu sinh ra
yếu tố V cần thiết cho Hemophilus phát triển)...
5. Sự tương tác giữa vi sinh vật và cơ thể
Vi sinh vật phân bố khắp nơi trong tự nhiên. Người ta thấy
chúng ở trong đất, trong nước, trong khơng khí, trên cây cỏ, trong
thức ăn, trên nhiều dụng cụ khác nhau và trên cơ thể người và động
vật. Mối quan hệ giữa vi sinh vật và môi trường ngoại cảnh là rất chặt
chẽ gọi là sinh thái học. Đó là mối quan hệ thích ứng, có nghĩa là vi
sinh vật có khả năng thích ứng để tồn tại trong điều kiện ngoại cảnh
nhất định.
Cơ thể con người là mơi trường sống thích hợp cho nhiều vi sinh

vật, mơi trường này có nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn thích hợp cho
chúng phát triển được. Nhiều vi khuẩn cư trú trên bề mặt của cơ thể
con người mà không gây hại cho cơ thể vật chủ, chúng sống cộng sinh
8


bình thường với cơ thể vật chủ và tạo nên thành phần khuẩn chí của
cơ thể, tuy nhiên những vi khuẩn chí này sẽ trở thành tác nhân gây
bệnh khi vượt qua rào cản của cơ thể xâm nhập vào trong cơ thể vật
chủ.
Khi vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể vật chủ, trong
những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định và gây nên một quá
trình phản ứng tương tác phức tạp gọi là nhiễm trùng. Trong quá trình
này vi sinh vật là nguyên nhân, cơ thể con người là đối tượng cảm
thụ. Hoàn cảnh khách quan ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự
nhiễm trùng. Khi vi sinh vật chưa xâm nhập vào cơ thể thì yếu tố
hồn cảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến con người và vi sinh vật gây
bệnh tạo điều kiện thuận lợi hoặc không thuận lợi cho quá trình nhiễm
khuẩn. Khi vi sinh vật đã xâm nhập vào cơ thể thì hồn cảnh chỉ tác
động vào con người và có ảnh hưởng đến vi sinh vật.
Q trình nhiễm trùng đưa đến tổn thương tổ chức hoặc cơ quan
của cơ thể vật chủ, làm rối lọan cơ chế điều hòa thần kinh, miễn dịch
và làm xuất hiện những triệu chứng rõ của chứng bệnh. Đó là những
bệnh nhiễm trùng thể lâm sàng. Độ trầm trọng của các triệu chứng
bệnh phụ thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng và mức độ tổn thương
của cơ quan do sự nhiễm trùng.
Ở người khoẻ mạnh bình thường, đa số trường hợp nhiễm trùng
chỉ gây nên tổn thương tổ chức không đáng kể và về mặt lâm sàng
khơng có những biểu hiện rõ ràng của chứng bệnh đó là nhiễm trùng
thể ẩn. Nhiễm trùng khơng triệu chứng làm cho cơ thể vật chủ có

được tính miễn dịch với tác nhân nhiễm trùng, giúp cho cơ thể loại
bỏ hiệu quả sự nhiễm trùng do vi sinh vật đó vào lần sau.
Về phương tiện dịch tễ học, các nhiễm trùng thể ẩn rất nguy
hiểm vì đó là nguồn lây lan mầm bệnh mà không biết. Trong các vụ
dịch như dịch tả, dịch bại liệt, viên gan tỷ lệ bệnh nhiễm trùng thể ẩn
rất cao so với thể lâm sàng.
Diển biến của một bệnh nhiễm trùng thường qua bốn giai đọan: Ủ
bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Phần lớn bệnh nhiễm trùng sau
khi hồi phục cơ thể được miễn dịch trong một thời gian dài tùy theo
từng bệnh. Bệnh nhiễm trùng có thể biểu hiện tại chổ hoặc tồn thân,
cấp tính hay mãn tính.
Lúc vi sinh vật gây bệnh trực tiếp truyền từ người này sang người
khác, gây nên những quá trình nhiễm trùng mới thì chúng làm phát
sinh bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm có thể tản phát hay phát
triển thành dịch địa phương hoặc thành đại dịch.
9


Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào độc lực, số
lượng vi sinh vật xâm nhập và đường xâm nhập.
Độc lực vi sinh vật là khả năng gây bệnh mạnh hay yếu của một
loài vi sinh vật. Để đánh giá độc lực của một chủng vi khuẩn, người
ta dùng liều gây chết 50 (LD 50). LD 50 là liều lượng vi sinh vật
hoặc độc tố của chúng làm chết 50% quần thể súc vật thí nghiệm
trong một khoảng thời gian nhất định.
Khả năng xâm nhiễm là khả năng đi vào bên trong tổ chức của
cơ thể vật chủ, nhân lên ở đó rồi lan tràn sang các vùng khác.
Khả năng sinh độc tố: Độc tố được tạo thành trong q trình
chuyển hóa của vi khuẩn. Người ta chia độc tố của vi khuẩn thành
ngoại độc tố và nội độc tố.

Ngoại độc tố: Do một số vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram
âm tạo thành và phân tiết ra môi trường xung quanh. Ngoại độc tố khi
được xử lý bằng focmol hoặc bằng nhiệt độ sau một thời gian thì mất
tính độc mà vẫn giữ hồn tồn tính chất kháng nguyên, chế phẩm này
được gọi là giải độc tố dùng để làm vacxin phòng bệnh đặc hiệu.
Nội độc tố: Độc tố này liên hệ chặt chẽ với vách tế bào vi khuẩn
gram âm, nó khơng khuyếch tán ra mơi trường bên ngồi, chỉ khi nào
vi khuẩn chết, tế bào bị phá hủy thì nội độc tố mới được phóng thích ra
bên ngồi.
Độc lực của virus: Khác với vi khuẩn, virus là tác nhân xâm
nhập nội bào bắt buộc. Các virus mới hình thành trong tế bào vật
chủ sẽ phá vỡ tế bào để phóng thích các virus mới ra môi trường và
tiếp tục chu kỳ nhân lên ở các tế bào kế cận. Như vậy tính chất gây
bệnh của virus liên hệ đến phá vỡ quần thể tế bào bị xâm nhiễm và
thay đổi hình thái, cấu trúc, làm cho tế bào mất chức năng.
Số lượng vi sinh vật: Cơ thể con người có những cơ chế bảo vệ
hữu hiệu. Vi sinh vật chỉ gây bệnh lúc số lượng xâm nhập đạt một
mức nào đó. Nếu số lượng ít q thì vi sinh vật dễ dàng bị cơ thể vật
chủ loại bỏ. Thí nghiệm ở những người tình nguyện cho thấy số
lượng Salmonella typhi nuốt vào ruột để có thể gây bệnh vào khoảng
106.
Đường xâm nhập cũng ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh nhiễm
trùng. Vi sinh vật chỉ gây bệnh lúc chúng xâm nhập cơ thể qua đường
thích hợp: Vi khuẩn thương hàn qua đường miệng, lậu cầu qua
đường sinh dục, trực khuẩn uốn ván qua đường vết thương, viêm
gan virus A, virus bại liệt qua đường miệng …
10


6. Ích lợi của vi sinh vật học trong y học

Nghiên cứu vi sinh vật trong y học đã giúp ta hiểu quy luật phát
sinh và phát triển của những bệnh nhiễm trùng ở người, nắm vững
được phương pháp ngăn ngừa và tìm ra được phương pháp điều trị
thích hợp.
Tóm lại nghiên cứu vi sinh vật đã giúp ta:
- Chẩn đốn bệnh: tìm vi sinh vật gây bệnh trong các bệnh phẩm
như đờm, phân, máu, nước tiểu... hoặc dùng huyết thanh của
người bệnh để chẩn đốn.
- Dự phịng các bệnh truyền nhiễm: bằng cách đề ra các biện pháp
vệ sinh phòng bệnh và chủ động sản xuất ra các loại vácxin
phòng bệnh như lao, sởi, bại liệt...
- Điều trị bệnh: bằng kháng độc tố của vi sinh vật như bạch hầu,
uốn ván.... hoặc sản xuất ra các loại thuốc kháng sinh như
penicillin, streptomycin...
LƯỢNG GIÁ
* Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 9 bằng cách
viết ý trả lời vào cột đáp án
Câu
Nội dung
1
Vi sinh học là khoa học nghiên cứu hình thái, cấu
tạo, sinh lý và …..... của các vi sinh vật để phục vụ
con người.
A. khả năng gây bệnh
B. kích thước
C. chức năng
D. hoạt động
2
Để đo kích thước của vi sinh vật, người ta sử dụng
các đơn vị sau ngoại trừ

A. 1/1000000 m
B. 1/ 10000000 m
C. 1/1000000000 m
D. 1/10000000000 m
3
Người đã khám phá vai trị của vi sinh vật trong tự
nhiên và từ đó lập ra nền tảng cho môn vi sinh học
là:
A. Anton Van Leeuwenhoek
11

Đáp án


4

5

6

7

8

9

B. Louis Pasteur
C. Robert Kock
D. E. Coli
Trong y học, vi sinh vật là căn nguyên của các

bệnh……..
A. nhiễm khuẩn
B. dị ứng
C. hệ thống
D. chuyển hóa
Thành tựu đầu tiên của vi sinh vật y học trong việc
chế ngự bệnh nhiễm trùng là:
A. Domagk phát minh sulfonamit
B. Fleming, Florey và Chain phát minh penicillin và
đưa vào điều trị
C. Von Behring đã cứu sống một em bé nhờ huyết
thanh kháng bạch hầu.
Tác động của các hóa chất đối với tế bào của vi
khuẩn bao gồm ba cơ chế ngoại trừ
A. Phá hủy màng tế bào
B. Biến đổi chức năng của protein và các acid
nucleic
C. Làm giải phóng ra chất đối kháng (Bacterioxin)
D. Làm giải phóng oxy phân tử, clo … có tác dụng
giết chết vi khuẩn
Hình thức vi khuẩn cư trú trên bề mặt của cơ thể con
người không gây hại cho cơ thể vật chủ và tạo nên
thành phần vi khuẩn chí của cơ thể được gọi là
A. Ký sinh
B. Cộng sinh
C. Sinh thái học
D. Sự thích ứng
Về phương diện dịch tễ học thì:
A. Nhiễm trùng thể ẩn nguy hiểm hơn nhiễm trùng
thể lâm sàng

B. Nhiễm trùng thể lâm sàng nguy hiểm hơn nhiễm
trùng thể ẩn
C. Mức độ nguy hiểm của 2 loại nhiễm trùng là như
nhau
Diễn biến của một bệnh nhiễm trùng thường qua
12


A. ba giai đoạn
B. bốn giai đoạn
C. năm giai đoạn
D. sáu giai đoạn
* Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 10 đến 13 bằng viết ý trả lời vào
cột đáp án

Câu Nội dung
Đáp án
10 Robert Koch (1843-1910) là người:
A. đầu tiên nhìn thấy vi sinh vật nhờ kính hiển vi
B. tìm ra cách dùng thuốc nhuộm để phát hiện vi
sinh vật.
C. đưa ra những phương pháp khử trùng các dụng
cụ mổ xẻ
D. tìm ra trực khuẩn lao
E. chứng minh sự thối rữa do vi sinh vật gây nên
11 Mối quan hệ chặt chẽ giữa vi sinh vật và môi trường
ngoại cảnh là
A. Sinh thái học
B. Mối quan hệ thích ứng
C. Cộng sinh

D. Ký sinh
12 Trong các phát biểu sau, phát biểu nào thể hiện đúng
tương tác giữa vi sinh vật và cơ thể:
A. Ở người khoẻ mạnh bình thường, đa số trường
hợp nhiễm trùng khơng có những biểu hiện rõ ràng
của chứng bệnh
B. Dịch địa phương là mức độ thấp nhất của dịch
C. Vi sinh vật chỉ gây bệnh khi số lượng xâm nhập
vào cơ thể đạt một mức nhất định.
D. Khi vi sinh vật xâm nhập vào trong cơ thể gọi là
nhiễm trùng.
13 Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về khả
năng gây bệnh của vi sinh vật:
A. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào
độc lực của vi sinh vật.
B. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật không phụ
thuộc vào đường xâm nhập của vi sinh vật.
C. Độc lực của vi khuẩn và vi rút có cách tác động
13


tới cơ thể vật chủ giống nhau.
D. Độc tố của vi khuẩn được tạo thành trong q
trình chuyển hóa của vi khuẩn.
* Phân biệt đúng sai cho các câu hỏi từ 14 đến 20 bằng cách viết
chữ Đ cho câu đúng, chữ S cho câu sai vào ô tương ứng ở cột đáp
án
14
15
16

17
18

19
20

Vi sinh vật là các sinh vật nhỏ bé mắt thường
không thấy và chỉ được phát hiện bằng kính hiển vi
điện tử
Thực hiện một chiến lược kháng sinh để hạn chế các
vi khuẩn kháng thuốc là một trong ba hướng giải
quyết bệnh nhiễm trùng hiện nay.
Thành phần của môi trường xung quanh không ảnh
hưởng đến tác dụng của các chất tẩy uế và sát
khuẩn đối với vi sinh vật.
Phage là vi rut của vi khuẩn
Hồn cảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến con người và
vi sinh vật gây bệnh, tạo điều kiện thuận lợi hoặc
không thuận lợi cho quá trình nhiễm khuẩn khi vi
sinh vật chưa hoặc đã xâm nhập vào cơ thể.
Nhiễm trùng thể ẩn không làm cho cơ thể vật chủ có
được tính miễn dịch với tác nhân nhiễm trùng
Ngoại độc tố của vi khuẩn chỉ được phóng thích ra
bên ngồi gây độc cho cơ thể người nhiễm vi khuẩn
khi tế bào vi khuẩn bị phá hủy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2005), Giáo trình vi sinh – ký sinh trùng, NXB Y học,
Hà Nội.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2005), Giáo trình vi sinh – ký

sinh trùng, NXB Hà Nội.
3. Bộ môn Vi sinh vật trường Đại học Y Hà Nội (2001), Vi sinh y
học, NXB Y học, Hà Nội.
4. Bộ môn Vi sinh vật trường Đại học Y khoa Huế (2008), Vi sinh
vật y học.
5. Nguyễn Lân Dũng và CS (2000), Vi sinh vật học, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
14


ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học, học sinh có khả năng:
1. Trình bày được một số khái niệm liên quan đến miễn dịch.
2. Trình bày được phân loại và đáp ứng miễm dịch.
3. Trình bày được khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến tính
sinh miễn dịch của kháng ngun.
4. Trình bày được khái niệm và liệt kê được các chức năng của
kháng thể.
5. Nêu được khái niệm và liệt kê các loại thiếu hụt miễn dịch.
6. Trình bày được 4 typ quá mẫn.
7. Vận dụng được những kiến thức cơ bản về miễn dịch ứng dụng
trong y học.
NỘI DUNG
1. Một số khái niệm
Miễn dịch (immunity) là trạng thái hay khả năng đề kháng của cơ
thể đối với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh do nhiễm vi sinh vật.
Tham gia vào hệ thống miễn dịch (immune system) có một số
loại tế bào, mơ và các phân tử.
Đáp ứng miễn dịch (immune response) là phản ứng có sự phối

hợp của các tế bào và phân tử thành phần của hệ thống miễn dịch.
Miễn dịch học (Immunology) là môn học nghiên cứu về hệ thống
miễn dịch và các đáp ứng của hệ thống này trước các tác nhân gây
bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Chức năng sinh lý của hệ thống miễn dịch là ngăn ngừa những
nhiễm vi sinh vật mới và loại bỏ các nhiễm vi sinh vật đã xảy ra, đồng
thời kiểm soát sự xuất hiện và loại bỏ các tế bào ung thư. Đáp ứng
miễn dịch còn là nguyên nhân gây thải bỏ các tế bào và mô ghép khác
gen, và là rào cản chủ yếu đối với sự thành công của khoa học ghép
tạng.
2. Phân loại miễn dịch và đáp ứng miễn dịch
2.1. Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thích ứng
Miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh) là trạng thái miễn dịch luôn luôn
tồn tại một cách tự nhiên ở các cá thể sinh ra và phát triển bình
thường, có tác dụng thường trực bảo vệ cơ thể ngay lập tức (ngay khi
mới sinh ra cũng như ngay khi nhiễm vi sinh vật mới xảy ra). Trạng
15


thái miễn dịch này có được thơng qua q trình tiến hố lâu dài của
mỗi lồi sinh vật và được di truyền từ đời này qua đời khác.
Miễn dịch thích ứng là loại đề kháng của cơ thể bình thường chưa
có, sau đó được kích thích tạo ra bởi các vi sinh vật khi chúng đã xâm
nhập vào các mô, và như vậy kiểu đáp ứng này là để “thích ứng” với
sự có mặt của các vi sinh vật khi chúng đã xâm nhập vào cơ thể.
Miễn dịch tự nhiên nhận diện các cấu trúc giống nhau giữa các vi
sinh vật khác nhau để tấn cơng vào đó và như vậy không đặc hiệu với
loại mầm bệnh nào cả; Miễn dịch thích ứng có khả năng phân biệt và
nhận diện các chất khác nhau do các vi sinh vật tạo ra để tấn công
bằng các cơ chế riêng biệt cho mỗi vi sinh vật (và như vậy là đặc hiệu

với từng mầm bệnh, vì thế các đáp ứng miễn dịch thích ứng cịn được
gọi là đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

Hình 1: Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng
Các đáp ứng miễn dịch thích ứng thường chỉ được tạo ra khi đáp
ứng miễn dịch tự nhiên không ngăn cản được vi sinh vật và đã để cho
chúng hoặc các kháng nguyên của chúng xâm nhập qua hàng rào biểu
mô gây nguy hiểm cho cơ thể. Khi bị vi sinh vật xâm nhập, các thành
phần của miễn dịch tự nhiên sẽ báo động cho các thành phần của hệ
thống miễn dịch thích ứng, khởi động hệ thống này nhằm tạo các các
cơ chế hiệu quả hơn để loại bỏ các vi sinh vật và kháng nguyên của
chúng.
16


2.2. Miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động
Có hai khả năng để một cơ thể có được trạng thái miễn dịch thu
được:
Tự cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với kháng nguyên do bị nhiễm vi
sinh vật tự nhiên hoặc sau khi dùng vaccine thì gọi là miễn dịch chủ
động (active immunity). Một cá thể nào đó đã tiếp xúc với các kháng
nguyên của một vi sinh vật sẽ hình thành một đáp ứng chủ động để
loại bỏ vi sinh vật ấy và tạo ra khả năng đề kháng chống lại vi sinh vật
này trong lần nhiễm tiếp theo. Cá thể đó được gọi là đã miễn dịch với
vi sinh vật này.
Cơ thể được chuyển các sản phẩm của đáp ứng miễn dịch chủ
động (kháng thể hoặc các tế bào lympho) từ cơ thể đã có đáp ứng
miễn dịch chủ động sang thì gọi là miễn dịch thụ động. Điều này cũng
có thể diễn ra tự nhiên (ví dụ các kháng thể được chuyển từ mẹ sang
thai nhi và trẻ sơ sinh qua nhau thai và sữa mẹ) hay nhân tạo (sử dụng

huyết thanh hay tế bào lympho trong điều trị).
2.3. Các loại đáp ứng miễn dịch thích ứng
Có hai loại đáp ứng miễn dịch thích ứng được gọi là đáp ứng
miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
Đáp ứng miễn dịch dịch thể để chống lại các vi sinh vật sống bên
ngoài tế bào của túc chủ được thực hiện bởi các protein có tên gọi là
các kháng thể (antibody). Các kháng thể do các tế bào lympho B biệt
hoá tạo ra và được chế tiết vào hệ thống tuần hoàn và vào các dịch tiết
của các màng nhầy.
Đáp ứng miễn dịch tế bào để chống lại các vi sinh vật sống bên
trong tế bào của túc chủ được gọi là miễn dịch qua trung gian tế bào vì
đáp ứng này được thực hiện bởi các tế bào có tên gọi là các tế bào
lympho T. Một số tế bào lympho T có tác dụng hoạt hố các tế bào
làm nhiệm vụ thực bào tiêu huỷ các vi sinh vật mà chúng đã nuốt vào
rồi chứa trong các bọng thực bào. Các tế bào lympho khác thì lại có
vai trị giết chết bất kỳ tế bào nào của túc chủ có chứa các vi sinh vật
trong bào tương của chúng.
2.4. Đặc điểm của đáp ứng miễn dịch thích ứng
Tính đặc hiệu
Tính đặc hiệu của các đáp ứng miễn dịch được minh hoạ bằng
quan sát cho thấy tiếp xúc trước đó với một kháng nguyên sẽ tạo ra
được các đáp ứng mạnh hơn trong những lần thử thách tiếp theo với
17


cùng kháng ngun đó, nhưng đáp ứng khơng mạnh hơn khi thử thách
với những kháng nguyên khác, cho dù là các kháng nguyên tương đối
giống nhau.
Trí nhớ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch tạo ra các đáp ứng miễn dịch mạnh hơn và hiệu

quả hơn khi được tiếp xúc lặp đi lặp lại với cùng một kháng nguyên. Hệ
thống miễn dịch đã “ghi nhớ” các kháng nguyên mà cơ thể đã tiếp xúc. Hệ
thống miễn dịch ghi nhớ kháng nguyên bằng cách tạo ra các tế bào lympho
mang trí nhớ miễn dịch (memory lymphocyte). Đây là các tế bào đặc hiệu
với kháng nguyên được tạo ra trong đáp ứng lần đầu và có đời sống rất dài
nên chúng tồn tại cho đến những lần đáp ứng sau. Đáp ứng lần sau là kết
quả của sự hoạt hoá các tế bào lympho mang trí nhớ miễn dịch ấy. Trí nhớ
miễn dịch giúp tối ưu hoá khả năng của hệ thống miễn dịch chống lại các
nhiễm vi sinh vật kéo dài và tái nhiễm, vì mỗi lần tiếp xúc với một vi sinh
vật lại tạo ra nhiều tế bào mang trí nhớ miễn dịch hơn, đồng thời lại hoạt
hoá các tế bào mang trí nhớ miễn dịch đã được tạo ra trước đó. Điều này
giải thích tại sao sử dụng vaccine có thể tạo ra được khả năng bảo vệ chống
nhiễm vi sinh vật lâu bền.

3. Kháng nguyên
Kháng nguyên là những phân tử lạ hoặc vật lạ, thường là các
protein, khi xâm nhập vào cơ thể chủ thì có khả năng kích thích cơ thể
chủ sinh ra các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống lại chúng.
Tính sinh miễn dịch (immunogenicity) là khả năng kích thích
sinh ra đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc đáp ứng miễn dịch qua trung
gian tế bào đặc hiệu với kháng nguyên:
Kháng nguyên + Tế bào lympho B  Đáp ứng miễn dịch dịch thể

Kháng nguyên + Tế bào lympho T  Đáp ứng miễn dịch qua
trung gian tế bào
Tính kháng nguyên (antigenticity) là khả năng kết hợp một cách
đặc hiệu của kháng nguyên với các sản phẩm cuối cùng của các đáp
ứng trên (tức là với kháng thể trong đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc
các thụ thể của tế bào lympho T dành cho kháng nguyên trong đáp
ứng miễn dịch qua trung gian tế bào).

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch
Tính lạ: Khi một kháng nguyên xâm nhập vào một cơ thể thì mức
độ sinh miễn dịch của chúng phụ thuộc vào mức độ lạ. Ví dụ albumin
huyết thanh bị sẽ kích thích sinh đáp ứng miễn dịch ở gà mạnh hơn là
ở một lồi gần với lồi bị như dê.
Kích thước phân tử: Các kháng ngun có tính sinh miễn dịch tốt
thường phải có trọng lượng phân tử lớn hơn 100.000 dalton (Da).
18


Nhìn chung những phân tử có trọng lượng phân tử thấp hơn cỡ 500
đến 10.000 Da có tính sinh miễn dịch yếu. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, một số phân tử có trọng lượng phân tử thấp hơn 1.000 Da
(ví dụ như glucagon) cũng có tính sinh miễn dịch.
Thành phần hố học và tính khơng thuần nhất: Cấu trúc hố học
càng phức tạp thì tính sinh miễn dịch càng cao. Phần lớn các
Protein đều có khả năng gây miễn dịch, Lipít, Gluxit
không có khả năng gây miễn dịch.
Kh nng giáng hố: Khả năng giáng hố cao thì dễ được trình
diện kháng ngun và tính sinh miễn dịch càng cao. Nhìn chung các
phân tử khơng hồ tan có tính sinh miễn dịch lớn hơn các phân tử nhỏ
và hoà tan vì chúng dễ bị các đại thực bào nuốt và xử lý.
Những tính chất của hệ thống sinh học: Ngay cả khi đã có đủ
điều kiện để có tính sinh miễn dịch như tính lạ, kích thước phân tử,
tính phức tạp về cấu trúc, khả năng giáng hoá của đại phân tử thì tính
sinh miễn dịch vẫn cịn phụ thuộc vào các tính chất của hệ thống sinh
học mà kháng nguyên xâm nhập. Các tính chất này bao gồm kiểu hình
di truyền của túc chủ và cách thức gây miễn dịch (liều và đường vào
của kháng ngun, có hay khơng sử dụng các tá chất miễn dịch).
3.2. Một số loại kháng nguyên của virus và vi khuẩn

Các kháng nguyên của virus:
Gồm các kháng nguyên hòa tan và các kháng nguyên là thành
phần cấu tạo hạt virus.
Các kháng nguyên hòa tan là những kháng nguyên thu được từ
nuôi cấy tế bào nhiễm virus sau khi đã loại bỏ virus và các thành
phần của tế bào. Các kháng ngun này ít có ý nghĩa thực tế.
Các kháng nguyên hạt virus:
- Kháng nguyên nucleoprotein
- Kháng nguyên của capsid
- Kháng nguyên của vỏ ngoài
Các kháng nguyên của vi khuẩn:
Các kháng nguyên hòa tan:
- Kháng nguyên ngoại độc tố
- Kháng nguyên enzyme
Các kháng nguyên tế bào:
- Kháng nguyên của vách tế bào vi khuẩn
19


- Kháng nguyên vỏ của vi khuẩn
- Kháng nguyên lông của vi khuẩn
- Kháng nguyên bề mặt Vi
4. Kháng thể
Là những protein huyết thanh, thuộc vùng globulin, do tế bào
lympho B (biệt hố thành tế bào plasma, khi có sự kích thích của
kháng ngun) sản xuất ra, và có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng
nguyên đó.
Tên gọi khác: globulin miễn dịch – immunoglobulin, viết tắt là Ig.
5. Chức năng sinh học của kháng thể
Chức năng trung hoà: Virus, Độc tố của vi khuẩn.

Chức năng loại bỏ kháng nguyên: Thơng qua tác dụng làm tan tế
bào đích khi có sự cố định và hoạt hoá bổ thể.
Kết hợp với kháng nguyên để hình thành phức hợp kháng nguyên
– kháng thể, tạo thuận cho quá trình thực bào.
Tham gia hiệu quả ADCC (antibody-dependent cell-mediated
cytotoxicity – gây độc tế bào qua trung gian tế bào phụ thuộc kháng
thể).
6. Thiếu hụt miễn dịch (immunodeficiency, cịn được gọi là suy
giảm miễn dịch)
Là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể không đủ để bảo vệ
cơ thể chống lại vi sinh vật gây bệnh xâm nhập hoặc chống lại sự phát
triển của một bệnh ác tính.
Thiếu hụt miễn dịch tiên phát là hậu quả của một hoặc nhiều
khuyết thiếu nào đó trong quá trình phát triển phơi thai, liên quan đến
dịng lympho, dịng tủy và bổ thể.
Thiếu hụt miễn dịch thứ phát
- Thiếu hụt miễn dịch do điều trị.
- Thiếu hụt miễn dịch do nhiễm khuẩn.
- Thiếu hụt miễn dịch trong ung thư.
- Thiếu hụt miễn dịch do một số tác nhân sinh lý khác.
- Hội chứng thiếu hụt miễn dịch mắc phải (AIDS - acquired
immuno-deficiency syndrome).
7. Quá mẫn
Mỗi một đáp ứng miễn dịch thường huy động nhiều phân tử với
các cách thức khác nhau nhằm loại bỏ kháng nguyên. Nhìn chung,
hoạt động của các phân tử này thường giới hạn trong phạm vi một
phản ứng viêm tại chỗ, đạt đến hiệu quả cuối cùng là loại bỏ kháng
20



ngun song khơng gây tổn thương gì đáng kể cho các mơ lân cận
cũng như cho tồn bộ cơ thể túc chủ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phản ứng viêm này có thể
gây tổn thương mơ một cách nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử
vong đối với cơ thể túc chủ. Các đáp ứng không đúng mức như vậy
được gọi là quá mẫn (hypersensitivity). Phản ứng quá mẫn có thể bắt
nguồn từ đáp ứng miễn dịch thể dịch hoặc đáp ứng miễn dịch qua
trung gian tế bào.
Theo Gell và Coombs, có thể phân loại phản ứng quá mẫn thành
4 typ là I, II, III và IV, mỗi typ có các đặc điểm riêng biệt về cơ chế
bệnh sinh, các tế bào và phân tử tham gia.
7.1. Quá mẫn typ I (quá mẫn tức khắc/ dị ứng/ quá mẫn qua trung
gian của IgE)
Phản ứng quá mẫn typ I do một số kháng nguyên gây ra, các
kháng nguyên này được gọi là dị nguyên (allergen). Các thành phần
của quá mẫn typ I thuần tuý thuộc các cơ chế đáp ứng miễn dịch thể
dịch, cụ thể là một dị nguyên khi xâm nhập cơ thể sẽ kích thích một
đáp ứng tạo kháng thể, với sự tham gia của các tế bào sản xuất kháng
thể và tế bào B trí nhớ miễn dịch. Tuy nhiên, phản ứng quá mẫn typ I
khác với đáp ứng tạo kháng thể bình thường ở chỗ các kháng thể sinh
ra thuộc lớp kháng thể IgE; các kháng thể này có khả năng kết hợp với
thụ thể có trên bề mặt tế bào mast và bạch cầu ái kiềm, và như vậy các
tế bào này trở nên mẫn cảm với dị nguyên ban đầu. Tiếp đó, nếu dị
nguyên này lại xâm nhập vào cơ thể đã mẫn cảm, nó sẽ kết hợp với
các phân tử IgE đặc hiệu trên bề mặt tế bào mast và bạch cầu ái kiềm,
tạo nên một mạng liên kết chéo giữa các phân tử IgE, cuối cùng dẫn
đến hiện tượng thoát bọng (degranulation), giải phóng các chất trung
gian hố học có tác dụng làm tăng tính thấm thành mạch và co cơ trơn,
đây là cơ sở của các tổn thương do quá mẫn typ I gây ra.
Hậu quả của quá mẫn typ I

- Phản vệ toàn thân.
- Phản ứng tại chỗ: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, dị ứng
thức ăn, viêm da dị ứng.
Dự phòng và điều trị quá mẫn typ I
- Loại trừ hoặc tránh tiếp xúc dị nguyên.
- Giải mẫn cảm đặc hiệu.
- Thuốc: kháng histamin, corticoid.
21


7.2. Quá mẫn typ II (quá mẫn do kháng thể và bổ thể gây tổn thương
tế bào)
Trong quá mẫn typ II, các kháng thể sau khi kết hợp với kháng
nguyên lạ trên bề mặt tế bào đích có thể gây tổn thương tế bào thông
qua cơ chế cố định bổ thể hoặc hiệu quả ADCC, vì vậy hậu quả có thể
chỉ dừng lại ở chỗ các tế bào đích bị tổn thương, song cũng có thể đi
xa hơn khi các sản phẩm của tế bào bị tổn thương tiếp tục gây tổn
thương các mô của cơ thể.
Một số bệnh lý thường gặp
- Phản ứng truyền máu: truyền nhầm nhóm máu; kháng thể
bất thường
- Thiếu máu tan huyết ở trẻ sơ sinh
- Thiếu máu tan huyết do dùng thuốc
7.3. Quá mẫn typ III (quá mẫn do phức hợp miễn dịch hay bệnh do
phức hợp miễn dịch)
Sự kết hợp của kháng thể với kháng nguyên đặc hiệu trong cơ thể
túc chủ dẫn đến hình thành các phức hợp miễn dịch. Thơng thường,
các phức hợp này sẽ được các tế bào thực bào “dọn” sạch thơng qua
hiện tượng thực bào, và do đó khơng để lại hậu quả gì đáng kể. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, khi một lượng lớn phức hợp miễn

dịch được hình thành, vượt quá khả năng dọn sạch bình thường của
các tế bào thực bào, có thể dẫn đến các tổn thương mô theo kiểu quá
mẫn typ III. Mức độ phản ứng quá mẫn typ III rõ ràng là phụ thuộc
vào lượng phức hợp miễn dịch được hình thành, song vị trí tổn thương
mơ của cơ thể túc chủ lại tuỳ thuộc vào nơi mà phức hợp miễn dịch
được “vận chuyển” tới. Nếu các phức hợp miễn dịch nói trên lắng
đọng tại vị trí lân cận nơi kháng nguyên xâm nhập, sẽ hình thành một
phản ứng quá mẫn tại chỗ. Tuy nhiên, nếu các phức hợp miễn dịch
được hình thành trong máu, chúng có thể được vận chuyển tới nhiều
vị trí khác nhau (trong trường hợp này chúng được gọi là phức hợp
miễn dịch lưu hành), và do đó, có thể gây tổn thương nhiều cơ quan
khác nhau. Các vị trí mà phức hợp miễn dịch lưu hành thường hay
lắng đọng lại và gây tổn thương là thành mạch máu nhỏ, màng hoạt
dịch khớp, màng nền cầu thận… Sự lắng đọng của các phức hợp miễn
dịch sẽ khởi động một phản ứng viêm tại chỗ với sự tham gia của bạch
cầu trung tính, đại thực bào, dẫn đến tổn thương mô xung quanh nơi
phức hợp miễn dịch lắng đọng.
Trong nhiều trường hợp, phản ứng quá mẫn typ III là cơ chế bệnh
sinh của nhiều bệnh lý khác, trong đó có thể kể đến các bệnh tự miễn
22


(lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp), phản ứng thuốc, bệnh
lý nhiễm khuẩn (viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu, viêm gan, viêm
màng não).
7.4. Quá mẫn typ IV (quá mẫn muộn)
Trong quá mẫn typ IV, có sự tham gia của các tế bào T DTH (tế bào
T quá mẫn muộn). Kháng nguyên xâm nhập sẽ hoạt hoá các tế bào
TDTH đã mẫn cảm, các tế bào này đến lượt chúng sẽ tiết ra các cytokine
khác nhau. Tác dụng chung của các cytokine này là chiêu mộ các tế

bào đại thực bào đến nơi kháng nguyên xâm nhập, đồng thời làm tăng
khả năng nuốt và giết của các đại thực bào này. Tuy nhiên, sự tăng
hoạt động của các đại thực bào ở mức trên bình thường có thể gây tổn
thương mô lân cận, dẫn đến các biểu hiện bệnh lý.
Một số bệnh lý có sự tham gia của quá mẫn typ IV
- Lao phổi
- Viêm da tiếp xúc
LƯỢNG GIÁ
* Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 14 bằng cách
viết ý trả lời vào cột đáp án
Câu Nội dung
Đáp án
1
Miễn dịch là trạng thái hay khả năng đề kháng của
cơ thể đối với .......
A. vi sinh vật
B. chất lạ xâm nhập vào cơ thể
C. sự thay đổi môi trường
D. bệnh tật
2
Trạng thái miễn dịch của cơ thể thu được sau khi
dùng huyết thanh được gọi là:
A. Miễn dịch tự nhiên
B. Miễn dịch thích ứng
C. Miễn dịch chủ động
D. Miễn dịch thụ động
3
Trạng thái miễn dịch luôn tồn tại ở các cá thể sinh ra
và phát triển một cách bình thường có tác dụng bảo
vệ cơ thể ngay lập tức là:

A. Miễn dịch tự nhiên
B. Miễn dịch thích ứng
23


4

5

6

7

8

9

C. Miễn dịch chủ động
D. Miễn dịch thụ động
Có ….. Loại đáp ứng miễn dịch thích ứng:
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Hệ thống miễn dịch tạo ra các đáp ứng miễn dịch
mạnh hơn và hiệu quả hơn khi được tiếp xúc lặp đi
lặp lại với cùng một kháng nguyên được gọi là:
A. Tính đặc hiệu
B. Trí nhớ miễn dịch
C. Tính đặc hiệu và trí nhớ miễn dịch

D. Tính chất của hệ thống sinh học
Các kháng ngun có tính sinh miễn dịch tốt thường
phải có trọng lượng phân tử lớn hơn
A. 100 dalton
B. 1000 dalton
C. 10.000 dalton
D. 100.000 dalton
Kháng nguyên là những .......... khi xâm nhập vào cơ
thể chủ thì có khả năng kích thích cơ thể chủ sinh ra
các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống lại chúng.
A. vi khuẩn
B. vi rút
C. chất lạ
D. vi sinh vật
Kháng thể là những protein huyết thanh, thuộc vùng
globulin, do ........... sản xuất ra khi có sự kích thích
của kháng ngun và có khả năng kết hợp đặc hiệu
với kháng nguyên đó.
A. tế bào thực bào
B. tế bào lympho B
C. tế bào lympho T
D. bổ thể
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là
loại thiếu hụt miễn dịch:
A. Tiên phát
B. Thứ phát do điều trị
24


10


11

12

13

14

C. Thứ phát do nhiễm khuẩn
D. Thứ phát do một số tác nhân sinh lý
Thiếu hụt miễn dịch tiên phát là hậu quả của một
hoặc nhiều khuyết thiếu nào đó trong q trình phát
triển phơi thai liên quan đến:
A. Dịng lympho và bổ thể
B. Dòng tủy và bổ thể
C. Dòng lympho và dòng tủy
D. Dòng lympho, dòng tủy và bổ thể
Phản ứng quá mẫn bắt nguồn từ đáp ứng
A. Miễn dịch dịch thể
B. Miễn dịch qua trung gian tế bào
C. Của bổ thể
D. Miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung
gian tế bào
Theo Gell và Combs, phản ứng quá mẫn được phân
thành
A. 2 typ
B. 3 typ
C. 4 typ
D. 5 typ

Phản ứng quá mẫn do kháng nguyên gây ra là quá
mẫn
A. Typ I
B. Typ II
C. Typ III
D. Typ IV
Phản ứng quá mẫn typ III là do
A. Kháng nguyên
B. Kháng thể
C. Bổ thể
D. Phức hợp miễn dịch

* Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 15 đến 18 bằng viết ý trả
lời vào cột đáp án
15

Trạng thái miễn dịch do tự cơ thể tạo ra sau khi bị
nhiễm vi sinh vật tự nhiên được gọi là:
A. Miễn dịch tự nhiên
25


×