Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu BÁO CÁO THAM LUẬN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.95 KB, 3 trang )

Toạ đàm ‘Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản theo ký kết hợp đồng
Mô hình HTX và tổ kinh tế hợp tác
HTX.NN KINH DOANH TỔNG HỢP BÌNH TÂY
Xã Thanh Nhựt, huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang

BÁO CÁO THAM LUẬN
“Về việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản theo ký kết hợp đồng
giữa doanhnghiệp với nông dân – hợp tác xã”.

Hợp tác xã Nông nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Bình Tây thuộc xã Thạnh Nhựt, huyện
Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang thành lập ngày 02/12/1978 chuyển đổi hoạt động theo luật
HTX ngày 22/12/1996 với quy mô 523ha đất tự nhiên, 356ha đất sản xuất lúa 03 vụ.
Sau khi chuyển đổi hoạt động theo luật HTX đến nay, HTX thực hiện được 9 lĩnh
vực, 15 khâu dịch vụ để hỗ trợ cho kinh tế hộ xã viên.
Những năm qua, tỷ lệ các dịch vụ hỗ trợ mà HTX tác động cho kinh tế hộ xã viên tuy
chưa toàn diện (Dịch vụ bơm tưới,lúa giống, phân bón mới đạt 50%, Xay xát cung cấp nước
sinh hoạt: 90-95%, tiêu thụ lúa hàng hoá:45-50%,trứng 60%). Qua thực hiện các dịch vụ,
HTX đã làm hạn chế việc cho vay nặng lãi trong nội bộ nông dân,góp phần lớn trong công
tác xoá đói giảm nghèo ,xây dựng nông thôn mới.
Từ khi có QĐ 80 của CP, HTX xác định đây là một chánh sách có tính đột phá. HTX
luôn gắn kết để giữ được mô hình từ 4-5 nhà đầu tư vốn,chuyển giao khoa học kỹ thuật và
bao tiêu nông sản cho xã viên như sau:
1. Đối với nhà khoa học:
Qua các đơn vị như: Viện lúa ĐBSCL, Viện KHNN miền Nam, Cty giống cây trồng miền
Nam, Trung tâm khuyến nông Tiền Giang, Trung tâm ứng dụng và dịch vụ khoa học công
nghệ Tiền Giang.
Sau mỗi năm ứng dụng quy trình sản xuất mới, HTX kết hợp với các nhà khoa học
cùng nông dân tổ chức sơ kết từng mô hình để đúc kết thêm kinh nghiệm từ thực tiễn sản
xuất cho các nhà khoa học ,nông dân cũng như HTX.
HTX đã ký kết hợp đồng trách nhiệm với nhà khoa học,nhà doanh nghiệp để đầu tư
và bao tiêu nông sản cho nông dân dai hạn, điển hình là vụ sản xuất Hè Thu và thu Đông


năm 2002 nhà khoa hoc (Viện lúa ĐBSCL) đưa ra quy trình sản xuất giống VD20 – ST5 –
Nam Thơm. Viện lúa cam kết với nông dân nếu sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, năng suất
đạt thấp hơn năng suất bình quân của các nông dân sản xuất lân cận thì viện lúa bù cho nông
dân phần chênh lệch.
2. Đối với các nhà doanh nghiệp:
HTX tranh thủ các phương thức nhà doanh nghiệp đầu tư ứng trước vốn như: giống,
phân bón,thuốc bảo vệ thực vật…sau đó thu mua lại nông sản theo từng mô hình với giá thoả
thuận trước khi sản xuất.
Qua phương thức này,nông dân có vốn để đầu tư sản xuất với lãi suất phù hợp được
nhà doanh nghiệp mua lại sản phẩm khi đạt chất lượng theo hợp đồng, giá mua cao hơn giá
sàn trong hợp đồng tạo được tâm lý cho nông dân mạnh dạn đầu tư vốn. Khoa học kỹ thuật
vào sản xuất với cách làm này HTX đã gắn với 5 doanh nghiệp cấp tỉnh, 1 doanh nghiệp cấp
trung ương.
Cái cốt lõi của phương thức này là HTX và nông dân giữ chữ tín trong hợp đồng, các
doanh nghiệp đương nhiên phải thực hiện đúng các hợp đồng kinh tế đã ký kết với HTX và
nông dân.
3. Nhà tài chính:
Là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Gò Công Tây,ngoài ra HTX còn lập các dự
án vay vốn có lãi xuất ưu đãi từ các nguồn vốn của LH HTX Việt Nam. Quỹ đầu tư và phát
triển tỉnh Tiền Giang.
Toạ đàm ‘Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản theo ký kết hợp đồng
Mô hình HTX và tổ kinh tế hợp tác
Ba nhà trên đối với nhà nông là xã viên HTX,thông qua nhà nước địa phường là xã
Thạnh Nhựt.
Để cho việc đầu tư của các nhà doanh nghiệp các nhà khoa học đến với nông dân. Các
cơ quan quản lý nhà nước địa phương thống nhất giao cho HTX làm đầu mối tiếp nhận triển
khai làm tham mưư cho nhà nước xử lý các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và
chịu trách nhiệm thu hồi đầu tư, huy động sản phẩm bán lại cho doanh nghiệp do đó hợp
đồng được ký kết qua hai phần:
HỢP ĐỒNG PHẦN THỨ NHẤT

Hợp đồng trách nhiệm được ký kết với các đơn vị tham gia: các doanh nghiệp nhà khoa
học và HTX. Thời gian hợp đồng là 05 năm, được phân nhiệm vụ:nhà doanh nghiệp đầu tư,
giám dát việc sản suất, bao tiêu lại sản phẩm. Nhà khoa họcxây dựng quy trình sản xuất kiểm
tra nhà nông thự c hiện quy trình xác nhận chất lượng sản phẩm. HTX triển khai và cùng hai
nhà theo dõi đôn đốc thực hiện quyết toán sau mỗi vụ sản xuất.
HỢP ĐỒNG PHẦN THỨ HAI
Hợp đồng sản xuất (được ký theo từng vụ sản xuất) gồm có các doanh nghiệp co liên
quan như : (Cty lương thực,Cty xuất khẩu rau quả,Cty cổ phần an sinh…), nhà nước (UBND
xã sở tại),HTX và ngừơi sản xuất.
Riêng nhà tài chính là ngân hàng NN&PTNT huyện tham gia khi vốn của các doanh
nghiệp không đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân, HTX lập phương án sản xuất để vay
vốn,HTX sẽ giám sát việc sử dụng vốn, công tác trả nợ thông qua việc bao tiêu sản phẩm của
HTX với người dân trong vụ sản xuất đó.
Qua 10 vụ sản xuất (08 vụ lúa,02 vụ màu) thực hiện QĐ 80 của CP, HTX đã ký kết hợp
đồng có sự tham gia của 3 nhà khoa học, doanh nghiệp, tài chính với diện tích: 874ha chiếm
45% diện tích gieo trồng lúa, trong đó diện tích lúa giống,lúa đặc sản,cao sản là:542ha đã tổ
chức tiêu thụ:954 tấn lúa, 18 tấn bắp thu trái non đạt tỉ lệ 100% theo hợp đồng.
Qua kết quả bước đầu,HTX nhận thấy các ưu điểm và tồn tại như sau:
• Về ưu điểm:
Quyết định 80 là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong việc khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư cho nông dân.
- Trong quá trình sản xuất nông dân được tiếp thu thêm khoa học kỹ thuật từ cán bộ
khoa học nhà nước, từ các nhà khoa học trung ương, từ cán bộ khuyến nông hay từ người
nông dân có kinh nghiệm…
- Doanh nghiệp sau khi đầu tư đã bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá cả hợp lý,ít
qua trung gian, không còn chịu sự ép cấp, ép giá của các đầu nậu,thương lái và trung gian
khác. Từ đó nông dân rất an tâm khi được sự đầu tư từ doanh nghiệp.
- Sau 01 vụ sản xuất, “bốn nhà” cùng HTX có sơ kết nhằm đánh giá những mặt mạnh
yếu trong việc liên kết này.
- Nhà khoa học,doanh nghiệp, chính quyền địa phương trực tiếp nghe những khó

khăn thuận lợi từ người nông dân,nhằm hoàn thiện hợp đồng hoặc cách làm của các doanh
nghiệp để QĐ 80 của chính phủ thực sự đi vào cuộc sống của mọi nông dân, không còn cảnh
tượng tự tranh mua nông sản giữa các nhà doanh nghiệp trên địa bàn.
- Từ những yêu điểm ấy,sau khi có quyết định 80, qua 10 vụ sản xuất có 100% sản
phẩm lúa giống, bắp non trong hợp đồng được HTX cùng doanh nghiệp bao tiêu hết cho nông
dân với giá cả hợp lýđược nông dân chấp nhận chiếm 45% sản phẩm hàng hoá sản xuất trong
HTX có loại lúa đươc doanh nghiệp đặt hàng trước thì giá mua cao hơn giá thị trường từ 5-
10% đa tạo điều nhiều phấn khởi từ nông dân đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước đề
ra.
• Tồn tại:
- Đây là chủ trương mới, việc tiếp nhận chủ trương của nông dân còn quá ít. Để bảo
đảm chắc lợi nhuận và chất lượng sản phẩm cho nên doanh nghiệp đưa ra nhiều chỉ tiêu cho
Toạ đàm ‘Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản theo ký kết hợp đồng
Mô hình HTX và tổ kinh tế hợp tác
một sản phẩm, khi triển khai nông dân còn e dè ngần ngại trong công tác phổ cập kiến thức
cho nông dân còn nhiều mặt hạn chế.
Từ đó nhà doanh nghiệp – HTX và nông dân chưa ký được nhiều hợp đồng sản xuất và
bao tiêu hàng hóa cho nông dân sản xuất.
- Sau gần 4 năm thực hiện QĐ 80 của chính phủ, còn có một số khó khăn bộc lộ rõ
nét:trước hết quy mô sản xuất trong nông nghiệp ở địa phương còn nhỏ lẻ,phân tán chưa tập
trung hình thành theo vùng chuyên canh,hiện nay chưa có nhiều DNNN hoặc DNTN ký hợp
đồng để tạo mối liên kết liên hoàn giữa 4 nhà.
Giá cả thị trường ảnh hưởng rất lớn đến việc ký hợp dồng giữa doanh nghiệp với
HTX và nông dân. Tình trạng này cứ lập đi lập lại nhiều lần, nhiều năm.
- Tất cả các doanh nghiệp hay nhà khoa học không thể có cánh tay dài đến với nông
dân, cần có một tổ chức kinh tế nào đó để làm điểm tựa cho doanh nghiệp thì quyết định 80
của Thủ tướng Chính phủ mới phát huy cao được.
- Các doanh nghiệp cần nghiên cứu thêm về lợi nhuận trong kinh doanh để có hướng
ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu hàng hoá nông sản trong thời gian tới.




×