Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

tong hop cac bai tho lop lon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.94 KB, 40 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON NGHE LỜI CÔ GIÁO Bé mới được đi hoc Về nhà hát rất ngoan Rửa tay trước khi ăn “ Cô giáo con bảo thế” Ăn thì mời cha mẹ Nhường em bé phần hơn Không để vãi rơi cơm “ Cô giáo con bảo thế” “ Cô giáo con bảo thế” Việc tốt đều nhác lời Thế là, bé yêu ơi Nhớ lời cô giáo đấy! Nguyễn Văn Chương CÔ DẠY Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy: Phải giữ gìn đôi tay, Bàn tay mà giây bẩn Sách, áo cũng bẩn ngay. Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy: Cãi nhau là không vui, Cái miêng nó xinh thế Chỉ nói điều hay thôi. Phạm Hổ MẸ VÀ CÔ Buổi sáng bé chào mẹ Chay tới ôm cổ cô, Buổi chiều bé chào cô Rồi sà vào lòng mẹ. Măt trời mọc rồi lặn Trên đôi chân lon ton Hai chân trời của con Là mẹ và cô giáo. Trần quốc Toàn Nghe lời cô giáo. BẠN MỚI Bạn mới đến trường Hãy còn nhút nhát, Em dạy bạn hát, Rủ bạn cùng chơi. Cô thấy, cô cười, Cô khen đoàn kết. Nguyệt Mai Cô và cháu.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bé mới được đi học Khi về hát rất ngoan Rửa tay trước khi ăn “Cô giáo con bảo thế” Ăn thì mời cha mẹ Nhường em bé phần hơn Không để vãi rơi cơm “Cô giáo con bảo thế” “Cô giáo con bảo thế” Việc tốt đều nhắc lời Thế là, bé yêu ơi Nhớ lời cô giáo đấy Nguyễn Văn Chương. Cô giáo của con Mỗi khi vào lớp Cô cười thật tươi Say sưa giảng bài Giọng cô ấm áp Bạn nào hay nghịch Cô chẳng thích đâu Bạn nào chăm ngoan Cô yêu lắm đấy!... Cần như hạt muối Đẹp như hoa rừng Cô giáo của con Ai mà chẳng quý. Hà Quang. Bé biết nhận màu xanh Cô chỉ sang màu đỏ Nhìn theo ngón tay trỏ Bé biết thêm màu vàng Ngón tay cô nhẹ nhàng Chuyển sang màu tím Huế Cứ như thế, như thế … Bé biết đủ bảy màu Cô v à bé nhìn nhau Nụ cười trong ánh mắt. Vũ Minh Tâm Giờ ăn Đến giờ ăn cơm Vào bàn bạn nhé Nào thìa, bát, đĩa Xúc cho gọn gàng Chớ có vội vàng Cơm rơi, cơm vãi. Giờ ngủ Vào giường đi ngủ Không nghịch đồ chơi Không gọi bạn ơi Không cười khúc khích Không ai tinh nghịch Giơ chân giơ tay Phải nằm cho ngay Mắt thì mhắm lại. Giờ chơi Giờ chơi hết rồi Nào các bạn ơi Ta cùng cất dọn Đồ dùng dồ chơi Vào nơi qui định Lê Thị Hoa. Trường MN số 10 HN. CHỦ ĐIỂM BẢN THÂN ĐÔI MẮT CỦA EM Đôi mắt của em.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đôi mắt xinh xinh Đôi mắt tròn tròn Giúp em nhìn thấy Mọi vật xung quanh Em yêu em quí Giữ cho đôi mắt Ngày càng sáng hơn. Lê Thị Mỹ Phương THỎ BÔNG BI ỐM. LỜI CHÀO. Thỏ bông bị ốm Chốc chốc kêu la Miệng cứ suýt xoa Mẹ ơi đau quá Thỏ mẹ vội vã Bế bông trên tay Đến bệnh viện ngay Nhờ bác sĩ khám Bác sĩ sờ nắn Hỏi đau chỗ nào Thỏ bông thều thào Đau quanh chỗ rốn Hỏi đã ăn uống Những thứ gì nào Thỏ bông thều thào Ăn me với sấu Uống nước không nấu Múc ở ngoài ao Bung sôi ào ào Ruột đau như cắt Bác sĩ gật gật đặt chiếc ống nghe Khám xong liền ghi Đau vì ăn bậy.. Đi về con chào mẹ Ra vườn cháu chào bà Ông làm việc trên nhà Cháu lên chào ông ạ! Lời chào thân thương quá Làm mát ruột cả nhà Đẹp hơn mọi bông hoa Cháu kính yêu trao tặng Chỉ những người đi vắng Cháu không được tặng chào.. Không vứt rác ra đường Cái bánh có lá gói Quả chuối vỏ rất trơn. LÚA NGÔ LÀ CÔ ĐẬU NÀNH Lúa ngô là cô đậu nành đậu nàng là anh dưa chuột Dưa chuột là ruột dưa gang Dưa gang là nàng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô Lúa ngô là cô đậu nành. ÔNG MẶT TRỜI Ông mặt trời Ông mặt trời óng ánh Toả nắng hai mẹ con Bóng con và bóng mẹ Dắt nhau đi trên đường Ông nhíu mắt nhìn em Em nhíu mắt nhìn ông Ông ở trên trời nhé Cháu ở dưới này thôi Hai ông cháu cùng cười Mẹ cười đi bên cạnh Ông mặt trời óng ánh..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Dẫm phải là ngã luôn Nhớ bỏ vào thùng rác Phong Thu. Tay ngoan Tay thò tay thụt Tay ngoan buổi sáng Tay thụt tay thò Chải răng trắng tinh Tay múa xòe hoa Tay biết xếp hình Đẹp xinh muời ngón Viết bài làm toán Tay ngoan vòng đón Tay ngaon sạch đẹp Khách đến thăm nhà Tự biết chăm lo Tay biết xòe ra Tay thụt tay thò “ú, a” cùng bạn Tay thò tay thụt.. Bé ơi ! Bé này, bé ơi Đừng chơi đấtcát Hãy vào bóngmát Khi trời nắngto Sau lúc ănno, Đừng cho chân chạy Mỗi sớm ngủ dậy Rửa mặt đánh răng Sắp đến bữa ăn Rửa tay đã nhé Bé ơi! Bé này …. Phong Thu. Võ Thị như Chơn. GẤU CON BỊ ĐAU RĂNG -Truyện cổ tíchTôi là một con Sâu Răng, tôi sống thoải mái trong miệng một chú Gấu con. Chú Gấu này rất lười đánh răng. Ngày ngày tôi và các bạn của tôi đục khoét các kẽ răng của Gấu con để nhặt thức ăn. Món ăn mà tôi ưa thích nhất là sôcôla và bánh kẹo. Một hôm, vào ngày sinh nhật của Gấu con, các bạn của chú đến rất đông, Mèo và Thỏ mang bánh ga tô, các bạn chim mang các viên kẹo đủ màu sắc, Chó thì mang đến một hộp kẹo sôcôla, còn Rùa mang bánh bích qui... đến tặng Gấu. Gấu ta thích lắm, chú ăn rất ngon lành và không ngớt lời khen: “ Ôi ! Sao toàn thứ ngon thế này! Tôi cảm ơn các bạn”. Khi buổi tiệc sinh nhật đã tan, các bạn đã về hết, như thường lệ, Gấu con không đánh răng mà nhảy tót lên giường đi ngủ. Chỉ chờ có thế, chúng tôi – những con Sâu Răng nhảy ra mở tiệc linh đình, chúng tôi gặm, cậy, đục khoét những chiếc răng bám đầy bánh kẹo.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> của Gấu con. Đêm đó Gấu con ta kêu gào thảm thiết vì đau nhức răng. Hôm sau, Gấu mẹ phải đưa Gấu con đến bác sĩ khám bệnh. Bác sĩ bảo: “ Này Gấu con, răng cháu sâu nhiều quá, phải chữa ngay thôi. Nếu để lâu sẽ bị sún hết đấy. Cháu nhớ là không nên ăn nhiều bánh kẹo, nhất là vào buổi tối. Hằng ngày phải đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Nhờ lời bác sĩ dặn, ngày nào Gấu con cũng chăm chỉ đánh răng. Chú đánh răng rất cẩn thận, đánh mặt trước, mặt sau của răng theo đúng lời dặn của bác sĩ làm cho răng trắng bóng. Gấu con không ăn nhiều bánh kẹo mà ăn nhiều các chất bổ khác như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi, nên răng của chú ngày càng trở lên chắc và khoẻ hơn. Còn những chú Sâu Răng chúng tôi thì từ đấy không còn gì để ăn nữa nên phải chạy ra khỏi miệng Gấu con. Cái Mồm Vốn đa sự, một hôm mồm nhận ra: cùng trên một khuông mặt mà tai và mắt có đôi, cả mũi, tiếng lá có mộtnhưng cũng có hai… lỗ. Duy mồm là thiệt thôi - chỉ có một!. Chưa hết!, tuy hai, nhưng tai chỉ nghe, mắt chỉ nhìn, mũi chỉ ngửi, ngoài ra có được tích sự gì nữa đâu! Còn mồm có một nhưng phải đảm đương biết bao nhiêu việc: ăn này, nói này, cười này. Đấy là chưa kể gặp những khi mũi không thở kịp, mồm còn phải thở hộ cả mũi nữa. Vậy đáng lý ra phải bốn mồm mới công bằng. Cùng lắm là hai như tai, mắt và mũi. Nghĩ thế mồm quyết tâm lên tận thiên đình gặp mười hai bà mụ để kêu oan. Trên đường, mồm gặp hai người đi ngược chiều. Một người luôn mồm lải nhải, người kia bực quá dừng lại gắt: “ Người đâu mà … mồm !” Mồm giật mình: “Đúng là xưa nay chỉ thấy người ta kêu lắm…mồm, chứ có thấy ai kêu lắm tai, lắm mắt, lắm mũi bao giờ đâu! Có một còn thế, nữa là bốn mồm thì loạn!” Nghĩ thế, mồm quay về nhà và “ câm như miệng hến “ Trích trong “ truyện ngụ ngôn “ NXB VHDT,1998 Phùng Thành Chúng. Mỗi người một việc Trong một gia đình hạnh phúc nọ có anh chị em. Họ sống với nhau vui vẻ, đầm ấm. Nhưng rồi một hôm họ cãi nhau xem ai làm việc nhiều nhất. Mắt nói : Tôi suốt ngày phải nhìn. Tai nói : Tôi suốt ngày phải nghe Mũi nói : Tôi suốt ngày phải ngửi Tay nói : Tôi vẽ, tôi giặt, tôi quét nhà… Chân nói : Tôi đi, tôi chạy, tôi nhảy….

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Và tất cả cùng kêu lên : Mồm không làm gì cả, suốt ngày chỉ ăn và uống ! Mồm nghe vậy buồn lắm nó quyết định không ăn, uống gì nữa và bỏ đi nằm, im lặng. Hết một ngày cả nhà ai cũng mệt và buồn. Mắt nói : Không biết vì sao tôi mệt không muốn nhìn nữa, tai cũng nói : Tôi chẵng muốn nghe, chân uể oải kêu lên : Tôi cũng không chạy được nữa. Lúc ấy mọi người mới sực nhớ mồm không ăn, mệt lả, đang nằm ngủ, im lặng. Chúng chợt nhớ đến cuộc cãi vã hôm trước, tất cả cùng nhau đi gọi mồm dậy và mang thức ăn đến : Thôi cậu ăn đi, cậu uống đi. Bọn mình xin lỗi cậu. Bấy giờ mồm mới chịu ăn. Sauk hi mồm ăn uống, tất cả cảm thấy khỏe hẳn lên, tất cả viu vẻ, cười đùa. Từ đó trở đi chúng sống với nhau thân ái và hòa thuận và ai ai cũng vui vẻ làm việc.. Tâm sự của cái mũi 08/05/2009 10:05 AM Tôi là chiếc mũi xinh Giúp bạn biết bao điều Ngửi hương thơm của lúa Hương ngạt ngào của hoa. Như vậy đã hết đâu Giúp bạn thở nữa đấy Chúng ta cùng giữ sạch. Để chiếc mũi thêm xinh. Phạm Hổ. Truyện: Cậu bé Mũi Dài Ngày xưa có một cậu bé có cái mũi rất dài... ột buổi sáng mùa thu đẹp trời, tiếng gió thổi vi vu lay động những chiếc lá. Bé Mũi Dài nhìn thấy một vườn hoa với muôn vàn bông hoa đua nhau khoe sắc. Hoa hướng dương có màu vàng rực, hoa hồng, hoa cẩm chướng đỏ tươi. Xa xa có tiếng chim hoạ mi hót véo von. Bỗng bé Mũi Dài nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả. Những quả táo chín đỏ thơm lừng. chú vội vàng trèo lên cây để hái những quả táo chín nhưng.... chú không tài nào trèo lên.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> được vì vướng cái Mũi của mình. Bực quá, bé Mũi Dài liền nói to: “ Ước gì cái Mũi của tôi biến mất. Tôi chẳng cần có mũi, tôi chỉ cần có miệng để ăn đủ thứ thơm ngon trên đời, để cười, để nói, tôi cũng chẳng cần tai, và tay cũng chẳng để làm gì cả”. Gần đấy có chú ong đậu trên một cành hoa, nghe thấy thế, ong ngạc nhiên và nói: “Tại sao bạn lại không cần có mũi? Đối với tôi, Mũi rất cần, có Mũi tôi thở được này, còn ngửi và phân biệt được các mùi thơm khác nhau của các loài hoa. Còn bạn, bạn có ngửi thấy mùi táo thơm ngon không? Nhờ có Mũi mà bạn ngửi được và phân biệt được các mùi vị và hương thơm khác nhau”. Vừa lúc đó chim hoạ mi hót véo von bay đến nói với bé Mũi Dài: “ Bạn Mũi Dài ơi, nếu bạn không cần có tai thì làm sao bạn nghe được tiếng nói của tôi và những âm thanh diệu kì xung quanh. Bạn biết không, nhờ có tai mà bạn nghe và phân biệt được mọi âm thanh đấy”. Ở gần đấy các cô hoa rung rinh cánh cũng đua nhau gọi: “ Bạn Mũi Dài ơi! Bạn có nhìn thấy một vườn hoa rực rỡ của chúng tôi không? Bạn có thấy chúng tôi đẹp nhường nào không? Nếu bạn không có mắt thì làm sao bạn có thể nhìn thấy vẻ đẹp rực rỡ của chúng tôi được? ”. Bé Mũi Dài nghe xong, ngẫm nghĩ một lát rồi hốt hoảng đưa tay sờ lên đầu, lên mặt, tai, mắt, mũi, miệng của mình để xem chúng có còn nữa không hay đã giận chú mà đi mất rồi. Bé muốn gọi to lên để nói lời xin lỗi nhưng run quá không tài nào gọi được. Chú ong, cô hoa, chim hoạ mi cùng gọi giúp cho cậu bé, còn chúng ta, các cháu có đồng ý gọi giúp cậu bé không nào? . Từ đó, cậu bé Mũi Dài nhận thấy tất cả tai, mũi, mắt, miệng, lưỡi đều cần thiết cho mình và không thể thiếu chúng được. Cậu thầm nghĩ: “ Ôi ! Nếu ta không có chúng thì sẽ như thế nào nhỉ? Thật là đáng sợ ! “ Và cũng từ đó cậu bé luôn nghe lời người lớn giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ gìn đôi mắt, cái mũi.... của mình mà không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa. Lê Thị Hương – Lê Thị Đức biên tập Phỏng theo truyện của GV trường MN Hoạ Mi – HN. CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH. THĂM NHÀ BÀ Em yêu nhà em Chẳng đâu bằng chính nhà em Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo Có nàng gà mái hoa mơ Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong Có bà chuối mật lưng ong. Có ông ngô bắp rau hồng như tơ Có ao muống với cá cờ. Ðến thăm bà Bà đi vắng Có đàn gà Chơi ngoài nắng Cháu đứng ngắm Ðàn gà con Rồi gọi luôn Bập, bập, bập....

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Em là chị Tấm đợi chờ bống lên Có đầm ngào ngạt hoa sen Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em Đoàn Thị Lam Luyến. Thơ: Trăng sáng Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn như quả bóng Lơ lững mà không rơi Những đêm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi trăng theo bứơc Như muốn cùng đi chơi. Me đi vắng. Chúng lật đật Chạy nhanh nhanh Xúm vòng quanh Kêu "chiếp chiếp" Gà mái miết Nhặt thóc vàng Cháu nhẹ nhàng Lùa vào mát. Như Mạo. Giúp mẹ Hôm nay chủ nhật Được nghỉ ở nhà Em giúp mẹ cha Nhặt rau quét dọn. Áo quần xếp gọn Dỗ bé cùng chơi Cha mẹ vui cười Khen con ngoan quá! Bạch Tuyết (sưu tầm). Sáng thức dậy Lấy bàn chải Bé đánh răng Rồi lấy khăn Bé rửa mặt Vào ăn sáng Thật khẩn trương Bé đến trường Cùng với chị Để ba, mẹ Đi làm ca Nắng chan hòa Theo chân bé Bạch Tuyết (sưu tầm. Bà em. Me Ốm Hôm nay mẹ ốm Phải nghỉ nằm nhà Bé buồn không muốn Ra chơi trước nhà Chú mèo cọ má Vào tay bé mời Ra chơi ngoài trời Xem hoa, bướm lượn. Nhưng bé chỉ muốn Ngồi quạt bên giường Khi mẹ trở mình Là nhìn thấy bé Phương Thanh. Bà em tuy tuổi đã già Nhưng hay kể chuyện cả nhà cùng nghe Em nhớ những buổi đêm hè Nằm trên chõng nhỏ, tay bà gối êm Thủ thỉ kể chuyện cô Tiên Chú cuội nói dối; Cóc xưa kiện Trời... Đến khi em ngủ say rồi Bà mới ngồi dậy, khâu đôi áo quần Thương bà, cháu những tần ngần Mong sao chóng lớn, góp phần mẹ cha Để bà vui hưởng tuổi già Sống lâu trăm tuổi cả nhà đều vui Nguyễn. Lấy tăm cho bà Cô giáo dạy cháu về nhà Ăn xong nhớ lấy cho bà cái tăm Nhưng bà đã rụng hết răng Cháu không còn được lấy tăm cho bà Em đi rót nước bưng ra Chè thơm hương tỏa khắp nhà vui vui.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Thị Hạnh. Định Hải. Cây khế Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với em nữa, nên quyết định chia gia tài. người anh tham lam chiếm hết cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây khế và cày thuê, cuốc mướn nuôi thân. Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em bỗng sai quả lạ thường, cành nào cũng trĩu quả ngọt, vàng ruộm. người em nhìn cây khế mà lòng khấp khởi mừng thầm tính chuyện bán khế lấy tiền đong gạo. Một hôm, có con chim phượng hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. Thấy thế, người em vác gậy đuổi chim và nói. Này chim! Ta chỉ có duy nhất một cây khế này, và ta đã khó nhọc chăm sóc đến ngày hái quả. Nay nếu chim ăn hết ta chẳng có gì để bán đi mua gạo. Vậy nếu chim muốn ăn hãy mang trả ta vật gì có giá. Chim vừa ăn vừa đáp: Ăn một qủa, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng Người em nghe chim nói vậy, cũng đành để chim ăn. Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn xong chim bảo người em lấy túi ba gang đi lấy vàng. Chim bay mãi, bay mãi qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người em đi khắp đảo nhìn ngắm thỏa thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim phượng hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy. Xong xuôi, người em trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có, người em mang thóc, gạo, vàng bạc giúp đỡ những người nghèo khổ. Người anh nghe tin em giàu có liền sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình lấy cây khế ngọt, người em cũng đồng ý đổi cho anh. Thế là người anh chuyển sang nhà người em. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu quả, chim phượng hoàng lại tới ăn. người anh giả vờ khóc lóc, chim bèn nói: Ăn một qủa, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 12 gang để đựng được nhiều vàng. Hôm sau chim phượng hoàng đưa người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh đã vội vàng vơ lấy vàng bỏ vào túi, lại còn giắt thêm đầy vàng bỏ vào người. Chim cố sức bay nhưng đường thì xa mà vàng thì nhiều nên nặng quá. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng người anh.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> vẫn khăng khăng ôm lấy túi. Chim phượng hoàng bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam xuống biển.. Chuyện : CHÁU NGOAN CỦA BÀ Bà nội bé Lan đã già lắm rồi, tóc bà đã bạc trắng, khi đi bà phải chống gậy.Lan yêu quí bà lắm, bà cũng rất yêu quí Lan. Mỗi khi đi học về, Lan thường đọc thơ, kể chuyện ở trường, ở lớp cho bà nge.Bà ôm Lan vào lòng và mỉm cười, âu yếm nói:" Cháu của bà ngoan lắm !". Muadf đông đã đến rồi, trời lạnh lắm.Chiếc khăn của bà đã cũ, nhà Lan nghèo nên chưa mua được chăn mới cho bà. Mẹ rất lo đêm bà ngủ không đủ ấm. Thấy vậy, bé Lan nói: - Mẹ ơi, me đừng lo! Con sẽ ngủ với bà để sưởi ấm cho bà. Từ đó, đêm nào lan cũng ngủ với bà. Nửa đêm, me không yên tâm, sợ bé Lan kéo chăn của bà nên mẹ rón rén vào buồng xem sao. Mẹ thấy bè Lan đang ôm bà, ngủ ngon lành, còn bà hình như đang thì tầm: " Ấm quá, cháu của bà ngoan quá!" Mai Thị Minh Huệ. Câu đố: Được đan từ những nan tre mùa đông xếp lại, mùa hè lấy ra Hôm nào trời nắng nóng nhiều Có tôi bên cạnh, bao nhiêu gió về. Là cái gì? ( Cái quạt nan) Có chân mà chẳng biết đi Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi Bạn bè chăn, chiếu, gối thôi Cho người nằm ngủ thảnh thơi đêm ngày. Là cái gì? ( Cái giường) Một thân phình ở hai đầu Phần cầm áp miệng, phần cầm áp tai Dẫu cho muôn dặm đường dài Vẫn nghe như thể ngồi ngay cạnh mình Là cái gì? ( Điện thoại) Người một nơi, tiếng một nơi Hễ tôi cất tiếng mọi người lắng nghe. Là cái gì? ( Loa truyền thanh, đài).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> CHỦ ĐIỂM NGHỀ NGHIỆP BÀN TAY CÔ GIÁO Bàn tay cô giáo Tết tóc cho em Về nhà mẹ khen Tay cô đến khéo Bàn tay cô giáo Vá áo cho em Như tay chị cả Như tay mẹ hiền. ĐỊNH HẢI. CHÚ GIẢI PHÓNG QUÂN Chú là chú em Chú đi tiền tuyến, nửa đêm chú về Ba lô con cóc to bè Mũ tai bèo bẻ vành xoè trên vai Cả nhà mừng quá chú ơi! Y như em đã mơ rồi đêm nao. Chú về kể chuyện vui sao Mỹ thua cũng khóc như nhiều trẻ con Chắp tay lạy má xin cơm Em mà có đói, chả hèn thế đâu. Muốn xin chiếc mũ tai bèo Làm cô giải phóng, vượt đèo Trường Sơn. CẨM THƠ.. BÁC NÔNG DÂN Chúng ta có đủ cơm ăn Ấy là nhờ bác nông dân cấy cày. Nắng mưa bác chẳng ngừng tay Làm việc suốt ngày, bác vẫn vui tươi. PHƯƠNG HOA. CHIẾC CẦU MỚI Trên dòng sông trắng Cầu mới dựng lên.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Nhân dân đi bên Tàu xe chạy giữa Tu tu xe lửa Xình xịch qua cầu Khách ngồi trên tàu Đoàn người đi bộ Cùng cười hớn hở Nhìn chiếc cầu dài Tấm tắc khen tài Công nhân xây dựng. T THÁI HOÀNG LINH. Ước mơ của bé. Em cũng là cô giáo. Đêm trăng sáng quá Nhìn lên trời cao Bé thầm ước ao Bay vào vũ trụ.. Em cũng là cô giáo Ngày hai buổi đến trường Giành tất cả tình thương Cho tuổi thơ của bé.. Bé xây nhà máy Làm cả bể bơi Trên này thích quá Rủ bạn lên thôi.. Nhìn bé ăn vui vẻ Ngon miệng và vệ sinh Dù nóng - lạnh bên mình Ấm tình cô với bé. Giá như các bạn Ở khắp mọi nơi Được vui cùng bé Giữa bầu trời sao. Lê Thị Hồng Mai. Em yêu cánh đồng Cánh đồng mây bát ngát Cánh đồng lúa mênh mông Đồng nào cũng sây hạt Để làm nên mùa vàng Cánh đồng lúa chín vàng Cánh đồng mây chín thẳm Hạt lúa vàng tươi thắm Hạt mưa ngọt trong lành Hoàng Dân. Em làm thợ xây Em làm chú thợ. Ngày qua ngày như thế Chăm bé khỏe, bé ngoan Bục giảng hay bếp than Bé luôn chào cô giáo. ST. Tặng cô cấp dưỡng các trường MN. Đi cày Chuối xanh một quả Cắm bốn chân tre Thành con trâu đực Nhìn giống giống ghê! Hai ngọn cờ ngô Làm cây cày nhỏ Đem ra giữa ngõ Buộc trâu đi cày Trâu ơi, gắng đi Cày cho xong ruộng Chiều ta về sớm Cất chuồng cho Trâu Vắt! vắt! đi nào Sao trâu chậm thế ? Trâu mệt rồi ư ? Chúng mình nghỉ nhé! Bóng mát ngõ trưa Thả trâu ăn cỏ.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Xây những ngôi nhà Cho bà, cho mẹ Cho chị, cho cha. Nhà xây đẹp ghê Tay cầm dao gạch Tay nhanh thoăn thoắc Như bác thợ nề.. Bé nằm ngủ quên Tóc hiu hiu gió... Sưu tầm. Bé làm họa sĩ Bé muốn làm họa sĩ Để vẽ ông mặt trời Với những tia nắng ấm Sáng rực khắp muôn nơi. Em làm chú thợ Xây nhà vui ghê. Hoàng Dân. Bé thích làm họa sĩ Để vẽ cô và mẹ Mẹ có đôi mắt tròn Còn cô cười rất tươi. Đi bừa Sáng nay mẹ dậy sớm Dắt trâu đen đi bừa Mẹ không quản xóm trưa Bừa đất tơi thành luống Để trồng ngô khoai sắn Trồng quả ngọt rau tới Cho thức ăn mọi người Giữ môi trường xanh sạch Sáng mai mẹ lại dắt Chú trâu đen đi bừa. Bé ước làm họa sĩ Để vẽ bạn, vẽ trường Vẽ những gì yêu thích Đậm hình trên tranh bé ( Phỏng theo thơ của Tạ Minh Thùy. Các cô thợ. Hoàng Dân. Cô thợ dệt Dệt vải hoa Cô thợ may May thành áo Mẹ cháu bảo Phải biết ơn Phải biết thương Các cô thợ. Cái bát xinh xinh Mẹ cha công tác. Nhà máy Bát Tràng Mang về cho bé Cái Bát xinh xinh. Từ bùn đất sét Qua bàn tay cha Qua bàn tay mẹ Thành cái bát hoa Nâng niu bé giữ Mỗi bữa hằng ngày Công cha,công mẹ Bé cầm trên tay. Thanh Hòa. Thị Ngọc. Làm bác sĩ. Mời mẹ ngồi yên lặng Để “ bác sĩ” khám cho Chắc lại đi đầu nắng Bệnh này là bệnh ho Thuốc ngọt chứ không đắng Phải uống với nước sôi Nếu tiêm thì đau lắm Mẹ lại khóc nhè thôi Mẹ bỗng hỏi “ bác sĩ”.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Sổ mũi uống thuốc gì? “Bác sĩ” chừng hiểu ý Uống sữa với bánh mỳ! Lê Ngân. CHỦ ĐIỂM GIAO THÔNG Giúp bà. ĐÀN KIẾN NÓ ĐI Một đàn kiến nhỏ Chạy ngược chạy xuôi Chẳng ra hàng một Chẳng thành hàng hai Đang chạy bên này Lại sang bên nọ Cắm cổ cắm đầu Kìa trông, xấu quá! Chúng em vào lớp Sóng bước hai hàng Chẳng như kiến nọ Rối tinh cả đàn.. Chiều nay đi học về Trên vỉa hè em thấy Một bà già chống gậy Muốn tránh xe qua đường Em vội dừng bước chân Đến bên bà nói nhỏ Đường nhiều xe lắm đó Để cháu dắt bà qua Tay em nắm tay bà Cùng bước qua đường rộng Chia tay bà cảm động Khen mãi em bé ngoan. Định Hải Vũ Thị Minh Tâm. Đèn giao thông Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông Đi đường bé nhớ nghe không!. Chúng em chơi giao thông Sân trường đầy nắng Vui quá bạn ơi! Chúng em vui chơi. Đèn xanh đi liền Đèn đỏ dừng lại Đèn vàng chớ ngại.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giao thông đường phố Ngã tư mới mở Đèn hiệu bật lên. Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi Đèn vàng cậm lại dừng thôi Đèn đỏ dừng lại, kẻo rồi tông nhau Bé ngoan, bé giỏi thuộc lâu Xanh đi, đèn đỏ dừng mau đúng rồi. Ngô Tô Ngãi. Mỹ Trang ( Ninh Bình ). Tiếng còi tàu ! Xình xịch xình xịch Nghe tiếng còi tàu Hãy nhắc nhở nhau Đừng ra cổng chắn. Chớ có liều lĩnh Vượt qua đường tàu Khi tàu xịch đến Biết tránh vào đâu?. Chờ nhé bạn ơi Cùng học cùng chơi Theo lời cô giáo. Em thích được vẽ Về luật lệ giao thông Em vẽ cái đèn xanh Trên ngã tư đường phố Cho mọi người cùng bước Em vẽ cái đèn đỏ Em nhớ lời cô dạy Báo mọi người không đi Khi qua ngã tư đường Em vẽ cái đèn vàng Em chỉ được sang Cho mọi người chuẩn bị Khi đèn xanh bật sáng. Hồng Vy. Trần Thị Mai (Lai Châu). Cô dạy con Mẹ! mẹ ơi cô dạy Bài phương tiện giao thông Máy bay – bay đường không Ôtô chạy đường bộ Tàu thuyền, ca-nô đó Chạy đường thủy mẹ ơi Con nhớ lời cô rồi Khi đi trên đường bộ Nhớ đi trên vỉa hè. Khi ngồi trên tàu xe Không thò đầu cửa sổ Đến ngã tư đường phố Đèn đỏ con phải dừng Đèn vàng con chuẩn bị Đèn xanh con mới đi Lời cô dạy con ghi Không bao giờ quên được Bùi Thị Tình( Nghệ An). Qua đường Vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, hai chị em Thỏ Nâu và Thỏ Trắng xin phép mẹ ra phố chơi. Mẹ đồng ý và dặn: “Các con đi đường cẩn thận nhé!”. Hai chị em vâng dạ rồi nhảy chân sáo ra khỏi nhà. Ra đường, được ngắm trời ngắm đất và hít thở không khí trong lành, hai chị em Thỏ nói cười ríu rít. Thỏ Nâu bảo em: - Em xem kìa, trên cành cây có một con chim xinh đang nhảy nhót bắt sâu đấy! Thỏ Trắng nói: - Chị ơi, bên kia đường có vườn hoa đẹp quá, chị em mình sang xem đi! Thỏ Trắng kéo chị Thỏ Nâu chạy ào sang đường, chẳng chú ý gì cả. Bỗng, kít, kít… tiếng một loại xe phanh gấp nghe rợn cả người. Hai chị em nhìn lên, một đoàn xe dừng hết cả lại. Bác Gấu lái xe tải thò đầu ra khỏi xe nói to: - Hai cháu kia, tín hiệu đèn đỏ đang bật mà lại dám chạy sang đường à? Đúng lúc ấy, chú Thỏ Xám là cảnh sát giao thông đi tới, dắt cả hai chị em quay lại vỉa hè. Chú ôn tồn giải thích: - Các cháu có nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ kia không? Khi nào đèn đỏ tắt, đèn xanh bật lên các cháu mới được qua đường. Lần sau, hai cháu phải chú ý nhé! Hai chị em Thỏ Nâu và Thỏ Trắng nhìn nhau. Thỏ Nâu nói: - Chúng cháu xin lỗi chú, lần sau sang đường, chúng cháu nhớ nhìn tín hiệu đèn màu ạ! Chú cảnh sát giao thông Thỏ Xám còn dặn tiếp: - Các cháu còn bé nên khi qua đường phải có người lớn dắt, nếu không rất dễ xảy ra tai nạn đấy!.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Từ hôm đó, hai chị em Thỏ luôn nhớ những lời dặn của chú Thỏ Xám: “Đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi qua đường phải có người lớn dắt” Phỏng theo truyện ngắn của T.H. Kiến con đi xe ô tô Kiến con leo lên xe buýt. Kiến muốn vào rừng xanh thăm bà ngọai. Trên xe đã có dê con.Chó con, khỉ con, lợn con ngồi. Có bạn trong bọn họ vào rừng hái nấm, có bạn vào rừng chơi trốn tìm, có bạn đến dạo chơi bên hồ ở trong rừng. “ Bim Bim” xe chạy rồi. Tất cả cùng tiếng hát, rộn rang biết bao “ Bim Bim” xe dừng ở bến đón khách, một bác gấu lên xe. Bác đển rừng xanh để thăm cháu . “ Ngồi vào đâu bây giờ?” chỗ ngồi đã chật kín… Dê con bảo “ Bác gấu ơi! đến ngồi chỗ của cháu đi bác!” Chó Con bảo “ Bác Gấu ơi! đến ngồi chỗ của cháu đi bác!” Mọi người cùng bảo “ Bác Gấu ơi! đến ngồi chỗ của cháu đi bác!” Bác gấu nói “ Cám ơn các bạn, cám ơn các bạn nhỏ tốt bụng”, “ Bác ngồi chỗ của các cháu, các cháu lại phải đứng”. Lúc đó Kiến mới leo đến bên bác gấu, cố nhoi lên và cất giọng nói “Không, không, mời bác lại ngồi chỗ của cháu”. Bác gấu hỏi lại “ Thế cháu ngồi vào đâu?” Kiến con lấp láy ánh mắt một cách hóm hỉnh. Bác gấu ngồi vào chỗ của kiến con ” Ồ!Kiến con đi đâu rùi nhỉ?” “Bác gấu ơi!cháu ở đây!”. Bên tai bác gấu vang lên tiếng của Kiến. Ủa, té ra Kiến con đã leo lên vai bác gấu ngồi chễm chệ trên đó. Trên đường đi, kiến con hát cho bác gấu nghe nhiều bài hát, những bài hát du dương quá, hay quá khiến bác gấu lim dim đôi mắt, ngẹo đầu lắng nghe. Phạm Mai Chi – Sưu tầm. Trên chín tầng mây Biết bay nhưng chẳng phải diều Có cánh mà không biết hót Những con chim sắt đi về Trên chín tầng may chót vót. Vút lên cao, sà xuống thấp Trong nắng, trong mưa, trong đêm Hơi thở vạch lên trời biếc Những vệt khói hình mũi tên. Thuyền giấy Bé trên bờ với xuống Thả con thuyền trắng tinh Thuyền giấy vừa chạm nước Đã hối hả trôi nhanh Bé nhìn thuyền lênh đênh Tưởng mình ngồi trên ấy Mỗi đám cỏ thuyền qua Là một làng xóm đấy! Thuyền phăng phăng trên nước Bé băng băng trên bờ Bé theo thuyền, theo mãi Mặc ông trời chuyển mưa Bé thích lắm, reo lên Thuyền vẫn trôi, trôi mãi Bé vạch cỏ, vạch lau Chạy bên thuyền giục, vẫy... Sưu tầm. Bé tập đi xe đạp.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Vóc dáng khổng lồ hộ pháp Mà hiền khô như chuồn chuồn Vì thế bay cùng chim sắt. Có người lớn, có trẻ con Cao Xuân Sơn - NXBGD. Đoàn tàu lăn bánh Xình xịch, xình xịch! Đoàn tàu rời ga Tu, tu, tu … huýt Hồi còi vang xa Toa tàu là gối Đoàn tàu là chăn Và bánh xe lăn Là bàn chân đạp Bé vui hỏi mẹ Bác về ga nào? Rồi đưa mảnh giấy “ Vé đây năm hào!”. Bố mua xe đạp Mẹ dạy bé đi Mắt bé trông kia Tròn xoa chăm chú Chân đạp hăm hở Người toát mồ hôi Mặt rạng rỡ cười Trông yêu yêu quá ! Ông cười hể hả Nhắc đi phải đường Chớ có coi thường Ô tô, xe máy. Ngã ba ngã bảy Xe dừng sang ngang Đèn đỏ không sang Đèn xanh đi tiếp Xe bé rất đẹp Kinh coong ...kính coong Cao Thúy Hưng. Con rắn thép “Con rắn thép” khổng lồ “Trườn” nhanh trên đường sắt Qua khúc quanh khúc co Trời như quay với đất Đi tàu hỏa sướng thật Như trong truyện thần tiên Em ngồi trong bụng rắn Vẫn nói cười hồn nhiên.. Xình xịch, xình xịch… Tàu đang chạy nhanh Bé lăn ra ngủ Không kịp hãm phanh. ( Tạ Hữu Yên). Vì sao Thỏ cụt đuôi. ( Nguyễn Quỳnh Thi ).

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Thỏ và Nhím là đôi bạn rất thân. Thỏ vốn thông minh nhưng nghịch ngợm hay leo trèo nhảy nhót khắp nơi. Nhím hiền lành, chịu khó, tính tình cẩn tận , chắc chắn. Một hôm Thỏ rủ Nhím ra ven rừng chơi. Cạnh rừng có một con đường đất đỏ chạy qua, bên kia là bãi cỏ rộng nhiều hoa thơm, bướm lượn, trông thật thích mắt. Thỏ nói với Nhím: “Chúng mình chạy nhanh qua đường, sang bên kia tha hồ mà hái hoa, bắt bướm. Vốn tính cẩn thận Nhím nói: “Bên kia đường là bãi cỏ trống vắng, trên đường lại có ô tô chạy chúng mình đứng ngắm hoa cũng được. Thỏ nghĩ: “bãi cỏ rộng thế tha hồ mà chạy nhảy, nếu có gì nguy hiểm thì mình chạy nhanh là được. Nghĩ rồi, Thỏ chạy băng qua đường. Vừa lúc ấy có một chiếc otô chạy đến. Thấy Thò, ôtô vội phanh thắng két một cái, chú Thỏ bé nhỏ chui tọt vào gầm xe, chiếc đuôi xinh đẹp của nó đã bị xe đè lên đứt rời ra. Thấy Thỏ bị nạn, Nhím vội chạy ra đỡ Thỏ vào lề đường. Bị mất đuôi, Thỏ đau đớn, nó ân hận vì đã không nghe lời Nhím, chiếc đuôi của Thỏ còn lại một đọan ngắn ngủi trông thật xấu xí. Nhím động viên Thỏ: “Từ nay chúng mình cùng phải cẩn thận hơn khi sang đường, phải nhìnsang trái, sang phải, không có xe đến gần mới được qua đường”. Thỏ bẽn lẽn: “Tớ đồng ý”. Phạm Hòang Yến (Hà Tây) Khuyên bạn. Tu, tu! Xình xịch! Nếu bạn nhìn thấy Con tàu chạy nhanh Tàu hỏa chạy qua Bạn chớ chơi quanh Xin hãy tránh xa Mà tai nạn đấy Bạn đừng quên nhé! Nguyễn Thị Sen ( Gia Lai ). Thơ : Cây đào. CHỦ ĐIỂM MÙA XUÂN Thơ: Mùa xuân. Cây đào đầu xóm Lốm đốm nụ hồng Chúng em chỉ mong Mùa đào mau nở Bông đào nho nhỏ Cánh đào hồng tươi Hễ thấy hoa cười. Dung dăng dung dẻ Dẫn trẻ đi chơi Mùa xuân đến rồi Ánh xuân tươi sáng. Đám mây bông trắng Nỗi giữa trời xanh Gió đưa bồng bềnh.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Đúng là tết đến. Cao vời lồng lộng Vườn thênh thang rộng Cỏ non xanh vờn Hoa đào tươi thắm Vườn xuân đầm ấm Ríu rít chim ca.. Chủ điểm Tết - Mùa xuân. Mẹ ơi mẹ, sao chỉ ba ngày Tết? Mà không nhiều hơn? Tết, bố không đi vắng Cơm quá chừng món ngon. Hoa mai. Tết, con mèo cũng sướng Chỉ khẽ "Meo" thôi là có ăn Cái đồng hồ trên bàn Được bố thay pin, reo "Thích! Thích!". Hoa hôm nay bừng nở Sao gọi là hoa mai? Hoa vàng – vàng sắc lụa Hoa trắng – trắng như mây. Mấy mùa chẳng thấy hoa Tết về, hoa mới nở Phải hoa là sứ giả Mùa xuân cử đến không?. Con là út Con được nhiều Tết nhất Ai cũng mừng tuổi, tặng quà Chẳng cần "Meo" vẫn chật nhà Quần áo mới, đồ chơi mới.... Nhìn hoa mai đơm bông Em mừng thêm một tuổi Lớn, phải càng học hỏi. Càng chăm ngoan, chăm ngoan!. Mẹ ơi mẹ, ai làm ra Tết vậy? Sao không nhiều Tết hơn? Cao Xuân Sơn. ( NXB Giáo dục ). Bánh chưng. Hoa cúc vàng. Bên ngoài xanh lá dong xanh Bên trong nếp đỗ mỡ hành hạt tiêu Gói nghĩa tình, gói yêu thương Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ. Suốt cả mùa đông Nắng đi đâu miết Trời đắp chăn bong Còn cây chịu rét Sớm nay nở hết Đầy sân cúc vàng Thấy mùa xuân đẹp Nắng lại về chăng ồ chẳng phải đâu mùa đông nắng ít Cúc gôm nắng vàng. Vào trong lá biếc. Chờ cho đến tết, Nở bung thành hoa Rực vàng hoa cúc Ấm vui mọi nhà.. Thơ: Mùa xuân. Nguyễn văn Chương. Dung dăng dung dẻ Dẫn trẻ đi chơi Mùa xuân đến rồi Ánh xuân tươi sáng. Đám mây bông trắng Nỗi giữa trời xanh Gió đưa bồng bềnh Cao vời lồng lộng Vườn thênh thang rộng Cỏ non xanh vờn Hoa đào tươi thắm Vườn xuân đầm ấm Ríu rít chim ca. Tú Mỡ. NGÀY TẾT QUÊ EM.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Núi rừng tây bắc Tưng bừng tiếng ca Đất trời nở hoa Đón mùa xuân mới. Người người phấn khởi Đi chợ ngày xuân Nhạc ngựa bước chân Rung rinh váy thắm. Điêu xoè trong nắng Trái còn tung cao Sắc thắm hoa đào Khăn piêu áo cóm. Xuân về tết đến Bản mường vui ca Yêu lắm sơn la Quê hương tươi đẹp. tháng 3/2006 Nguyễn Thị Bích Thảo. Chủ điểm Tết - Mùa xuân Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.. Nguồn gốc Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Ở Trung Hoa, Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương Quý Phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp Quý Phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy Quý Phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là "Tết Ngắm Trăng". Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được diễn tả trong tục: "Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp". Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời LêTrịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn. Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu. Ý nghĩa Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. Theo Web trẻ Thơ. CHỦ ĐỀ DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHOẺ Rửa tay Miếng xà phòng nho nhỏ Em xát lên bàn tay Nước máy đây trong vắt Em rửa đôi bàn tay Khăn mặt đây thơm phức Em lau khô bàn tay Đôi bàn tay be bé Nay rửa sạch, xinh xinh Tất cả lớp chúng mình Cùng giơ tay vỗ vỗ Phạm Mai Chi – Hoàng Dân – Sưu tầm. Đôi bàn tay nhỏ xinh Tay cầm tay, vỗ vỗ tay Tay làm nhiều việc rất hay Mặc quần áo, cài nơ, cài cúc Tay còn biết xúc cơm ăn Đôi bàn tay em nhỏ xinh Nắm tay bao bạn thân tình Lắc bàn tay “Chúc bạn khỏe” Xiết chặt tay “Mừng bạn đến chơi” Vỗ đôi bàn tay “Bày tỏ lòng biết ơn” Vẫy vẫy đôi bàn tay “Tạm biệt” Phạm Mai Chi – Hoàng Dân – Sưu tầm. Đi nắng Có con chim chích Nó đậu cành xoan Nó kêu ai ngoan Thì nghe lời nó Đi nắng phải có.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Nón mũ mà che Hễ ai không nghe Thì chim không thích. Phạm Mai Chi - Hòang Dân - Sưu tầm. Thẳng. Đứng thẳng, nom chững chạc Ngồi thẳng, không gù lưng Dòng chữ thẳng, rất đẹp Thước kẻ thẳng, không cong Người thật bụng thật lòng Khi nào cũng ngay thẳng Phong Thu. THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Chim chích bông Chim chích bông Bé tẻo teo Rất hay trèo Từ cành na Qua cành bưởi Sáng bụi dưới Em vẫy gọi Chích bông ơi! Luống rau tươi Sâu đừng phá Chim xuống nhá Có thích không? Chú chích bông Liền xòa xuống Bắt sâu cùng Và luôn mồm Thích! Thích! Thích! Nguyễn Viết Bình. Rong và cá Có cô rong xanh Đẹp như như tơ nhuộm Giữa hồ nước trong Nhẹ nhàng uốn lựơn Một đàn cá nhỏ Đuôi đỏ lụa hồng Quanh cô rong đẹp Múa làm văn công. Phạm Hổ. Kể chuyện bé nghe Hay nói ầm ĩ Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu Là con chó vện Hay chăng dây điện. Em vẽ Con gà trống Mào đỏ tươi. Em vẽ Con mèo lười Nằm sưởi nắng. Em vẽ Đôi bướm trắng Bay tung tăng. Em vẽ Bác mặt trăng Tỏa ánh sáng. Em vẽ Cánh đồng lúa Ngát hương thơm. Em vẽ Nhiều mái trường Tươi ngói đỏ. Hoàng Thanh Hà. Bếp ăn của con vật Bếp ăn của con vật thật nhộn nhịp Đầu bếp lợn con ủn ỉn kêu Muốn ăn gì thì nghĩ đi Muốn ăn gì thì nói đi Gà con chiêm chiếp kêu : “Em ăn côn trùng” Vịt con càng cạc kêu : “Em ăn con tôm con tép” Con ếch xanh ộp oạp kêu : “Em ăn sâu bọ” Dê con kêu be be : “Tớ ăn cỏ xanh” Phạm Mai Chi – Hoàng Dân – Sưu tầm.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Là con nhện con Ăn no quay tròn Là cối xay lúa Miệng thở ra gió Là cái quạt hom Không thèm cỏ non Là con trâu sắt Rồng phun nước bạc Là chiếc máy bơm Là cua là cáy Bắn tàu mỹ cháy Là khẩu súng trường Người em yêu thương Là chú bộ đội Cham ngoan học giỏi Là bạn thiếu nhi Con mèo Con mèo trèo lên cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đàng xa Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo Con gà cục tác lá chanh Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng, khóc ngồi Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng Vè các loại cá No lòng phĩ dạ Là con cá cơm Không ướp mà thơm Là con cá ngát Liệng bay thoăn thoắt Là con cá chim Hụt cẳng chết chìm Là con cá đuối Nhiều năm, nhiều tuổi Là cá bạc đầu Đủ chữ, đủ câu Là con cá đối Nở mai, tàn tối Là con cá hoa (cá cảnh) Trắng muốt làn da Là cá út thịt Dài lưng, hẹp nách Là cá lòng tong Ôm yếu hình dung Là con cá nhái. Đàn gà con. Thơ: Gấu qua cầu. Hai gấu con xinh xắn Bước đến 2 đầu cầu Chú nào cũng muốn mau Vượt câu qua kia trước Ko ai chịu nhường bước Cãi nhau mãi ko thôi Chú nhái bén đang bơi Ngẩng đầu lên và bảo Chiếc cầu thì bé tẹo Ai cũng muốn sang mau Nếu cứ cố chen nhau Thì có anh ngã chết Bây giờ phải đoàn kết Cõng nhau quay 1 vòng Đổi chỗ thế là xong Cả 2 cùng qua được.... Con gà Con gả con gà Hắn đổ trên nhà Bay ra đống rác Cục ta cục tác Hắn nhảy lên chuồng Lên giường hắn nghỉ Ơ thằng cu Tí! Lo đuổi gà đi Cục ta cục tác! Con diều hung ác Bay lượn trên đầu Gà con ở đâu? Về mau mẹ ủ Mẹ con đông đủ Chẳng sợ diều hâu! Cục tác cục ta Con gà nhảy ổ Cái rổ đầu hè Vàng hoe nắng lọt Mẹ lót ổ gà Cục ta cục tác Gà giò thắc mắc Gà giò hỏi mẹ: Tại sao Con chim bạc má được vào vườn rau?" Mẹ rằng: "Vì nó bắt sâu Nó không phá hoại hoa màu người ta".

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 01/07/2008 09:45 AM Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ Mười chú gà con Hôm nay ra đủ. Lòng trắng, lòng đỏ Thành mỏ, thành chân Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi ! Ta yêu chú lắm.. Phạm Hổ. Bác Gấu đen và hai chú thỏ Trời mưa to như trút nước. Gió thổi ào ào... bẻ gẫy cả cành cây. Gấu Đen đi chơi về bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt Gấu. Gấu chạy mãi, chạy mãi trong rừng để tìm chỗ trú nhờ. Mai quá nhà của Thỏ Nâu đây rồi ! - Cốc. cốc. cốc. Thỏ Nâu đang ngủ liền tỉnh dậy, gắt gỏng hỏi. - Ai đấy ? Bác Gấu Đen đây ! Mưa to quá, cho bác trú nhờ một đêm. Thỏ Nâu không mở cửa, nó cào nhàu : - Không trú nhờ được đâu. Bác to quá, bác làm đổ nhà của cháu mất ! Gấu đen van nài : - Bác không làm đổ nhà đâu. Bác vào rất nhẹ nhàng thôi ! - Nhẹ cũng đổ, không nhẹ cũng đổ : Bác đi đi !Thỏ Nâu vẫn nằm trong nhà nói vọng ra, nó nhất định không ra mở cửa. Gấu Đen buồn rầu. Nước mưa chảy ròng ròng xuống cổ Gấu Đen. Gấu Đen đi mãi, đi mãi, vừa mệt vừa rét. Bỗng nhiên Gấu Đen nhìn thấy có một ngôi nhà. Trong nhà thắp đèn sáng trưng. Có tiếng Thỏ Trắng khe khẽ hát “Là lá la...”. Gấu Đen lại gần và rụt rè gõ cửa : - Cốc; cốc; cốc. - Ai đấy ? - Bác Gấu Đen đây ! Cho bác vào trú nhờ có được không ? Thỏ Trắng bước ra mở cửa. - Ồ ! Chào Bác Gấu Đen, mời bác vào đây, bác ướt hết rồi ! Thỏ Trắng dắt bác Gấu Đen vào nhà, kéo ghế mời bác ngồi trước bếp lò. Gấu Đen hơ người một lúc, nước mưa trên mặt cũng khô, trên cổ cũng khô..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Trong khi bác Gấu Đen sưởi ấm. Thỏ Trắng bưng ra một đĩa bánh mời bác Gấu Đen ăn. Gấu Đen cảm động nói : -Cảm ơn Thỏ Trắng. Gấu Đen ăn xong, Thỏ Trắng và bác Gấu Đen cùng đi ngủ. Nửa đêm bão nổi lên ầm ầm cành cây kêu răng rắc. Có tiếng đập cửa thình thình : - Bạn Thỏ Trắng ơi ! Cho tôi vào trú nhờ với, nhà của tôi đổ mất rồi ! Gấu Đen vội choàng dậy, chạy ra mở cửa. Thỏ Nâu vừa khóc vừa kể với bác Gấu Đen và Thỏ Trắng. - Hu, hu, hu,nhà bị đổ mất rồi. Làm thế nào bây giờ ! Gấu Đen kéo Thỏ Nâu đến bên đống lửa an ủi Thỏ Nâu: - Cháu sưởi cho ấm người đi ! Nhà bị đổ à ? Lo gì. Sáng mai bác sẽ làm lại nhà cho cháu. Thỏ Trắng cũng nói : - Bạn đừng lo. Sáng mai tôi cũng sẽ giúp bạn làm lại nhà ! - Thỏ Nâu sưởi một lúc, nước mưa trên người đã khô. Lúc này Thỏ Nâu mới ân hận là đã đuổi bác Gấu Đen. Thỏ Nâu ngập ngừng định xin lỗi bác Gấu. - Thỏ Nâu đừng buồn bác không giận cháu đâu. Thôi bác cháu ta đi ngủ kẻo khuya quá rồi ! Đêm hôm ấy, Thỏ Nâu và Thỏ Trắng ôm bác Gấu Đen ngủ ngon lành. DƯƠNG ĐÌNH HY sưu tầm. Hoa Sen Mùa đông sen ngủ say Mùa hè, sen thức dậy Lá non hiện lên trước Búp sen hồng nhô sau Mở cánh áo lụa màu Sen thả hương vào gió Nguyễn Hoàng Sơn. Hoa mào gà Một hôm chú gà trống Lang thang trong vườn hoa Đến bên hoa mào gà Ngơ ngác nhìn không chớp Bỗng gà kêu hoảng hốt: Lạ thật các bạn ơi! Ai lấy mào của tôi? Cắm lên cây này thế?. THẾ GIỚI THỰC VẬT Hoa đào Gió bấc thổi lạnh quá Cây đứng run bên đường Những bong hoa đào nhỏ Vẫn nở hồng trước sân Hoa bảo: Đông đã hết Tết đã sắp tới rồi. Mai Văn Hai. Hồ sen Hoa sen đã nở Rực rỡ đầy hồ Thoang thoảng gió đưa Mùi hương thơm ngát Lá sen xanh mát Đọng hạt sương đêm Sương long lanh chạy Nhược Thủy. Thanh Hào. Thơ: Bắp cải xanh Bắp cải xanh Xanh mát mát. Quả Tròn như trái banh Vỏ có màu xanh Đó là quả bưởi.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Lá cải sắp Sắp vòng tròn Lá cải non Nằm ngủ giữa Phạm Hổ. Cây dây Leo Bé tí teo Ở trong nhà Lại bò ra Ngoài cửa sổ Và nghển cổ Lên trời cao Hỏi: “Vì sao ?” Cây trả lời: “Ra ngoài trời Cho dễ thở Tắm nắng gió Gội mưa rào Cây mới cao Hoa mới đẹp” Xuân Tửu. Dứa Đầu đội mũ vua Mình mang áo giáp Ngắm nhìn núi đồi Bằng trăm con mắt Rễ lọc sỏi cát Trổ hoa Mặt Trời Đất ủ mật ngọt Mãi đằm trên môi Miền Bắc gọi: Dứa Miền Nam kêu : Thơm Một tên cây quả Chứa ngàn nụ hôn … ( Thơ sưu tầm ). Hay dành để ngửi Là quả thị thơm Múi trắng như cơm Mãng cầu chua ngọt Muốn ăn phải gọt Là quả dứa gai Quả cũng có tai Là thanh long đỏ Có gai ngoài vỏ Là quả sầu riêng Những buổi chiều nghiêng Ngắm nhìn vườn quả Em yêu tất cả Vườn quả của em (gv-mn-phòng gd-đt gia lai). Ngắm hoa Em ngắm bông hoa Tím tươi bỡ ngỡ Cánh hoa mới nở Màu còn rung rinh Màu đẹp hơn tranh Càng nhìn càng thắm Như màu của nắng Như màu của mưa Dịu dàng non tơ... Yêu hoa đẹp thế Em đừng quên rễ Sần sùi xòe ra Như tay lắm đốt Bám vào sỏi cát Bám vào nắng rát Bám vào mưa dầm Làm lụng âm thầm Cần cù dưới đất Chẳng nhìn thấy đâu Chính chùm rễ ấy Làm nên sắc mầu. Trần Đăng Khoa. Truyện: Chú đỗ con. Một chú Đỗ con ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om suốt một năm. Một hôm tỉnh dậy chú thấy mình nằm giữa những hạt đất li ti xôm xốp. Chợt có tiếng lộp độp bên ngoài. -Ai đó ? -Cô đây..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Thì ra cô Mưa Xuân, đem nước đến cho Đỗ con được tắm mát, chú lại ngủ khì. Có tiếng sáo vi vu trên mặt đất làm chú tỉnh giấc. Chú khẽ cựa mình hỏi : - Ai đó ? Tiếng thì thầm trả lời chú : “Chị đây mà, chị là Gió Xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm”. Đỗ con lại cựa mình. Chú thấy mình lớn phổng lên làm nức cả chiếc áo ngoài. Chị Gió Xuân bay đi. Có những tia nắng ấm ấp khẽ lay chú Đỗ con. Đỗ con hỏi : - Ai đó ? Một giọng nói ồm ồm, âm ấm vang lên : - Bác đây ! Bác là Mặt trời đây, cháu dậy đi thôi, sáng lắm rồi. Các cậu học trò cắp sách tới trường rồi đấy. Đỗ con rụt rè nói : - Nhưng mà trên đấy lạnh lắm. Bác Mặt trời khuyên : - Cháu cứ vùng dậy đi nào. Bác sẽ sưởi ấm cho cháu, cựa mạnh vào. Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh. Chú trồi lên khỏi mặt đất. Mặt đất sáng bừng ánh nắng xuân. Đỗ con xoè hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp Truyện : Hoa mào gà ( Thùy Dương) Ngày xưa chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy chiếc mào rực rỡ xoè trên đỉnh đầu như một chùm hoa đỏ rực. Gà Mơ khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ hàng nhà gà : “Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc”. Mọi vật quay ra nhìn Gà Mơ và cùng suýt xoa : “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao; Trông Gà Mơ thật đáng yêu”. Gà Mơ đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể nước và nghe thấy có tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra có một cây mầu đỏ tía đang tấm tứt khóc một mình. Gà Mơ đang vui sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng chạy đến khẽ hỏi : -Bạn sao thế ? Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo : -Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ có mỗi mình tôi không có hoa. Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Gà Mơ an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định : -Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé. Cây sung sướng vẫy lá rối rít : - Thế bạn cho tôi thật nhé ! Cám ơn bạn ! Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc áo mào đẹp đẽ của Gà Mơ biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của Gà Mơ. Cây hoa sung sướng đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ. Thế là mọi người gọi cây hoa đó là cây hoa mào gà. Trên đầu Gà Mơ bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi đấy..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Sự tích hoa cúc trắng Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. thật ko may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa , và cô bé vô cùng buồn bã một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi khi biết sự tình ông già nói với cô bé : _ cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lây một bông hoa duy nhất trên đo. bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày cô bé liền vào rừng va rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó , phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn canh. chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bàng đấy ngày thôi sao? ko đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đén mức ko còn đếm được nữa. từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình ( truyện sưu tầm ). Sự tích hoa hồng Ngày xưa, hoa hồng chỉ toàn một màu trắng tinh. Những bông hoa hồng nói với nhau: - Ước gì chúng ta có nhiều màu sắc như các loại hoa khác. - Ừ nhỉ! Giá mà chúng ta có được màu đỏ rực rỡ của hoa thược dược, màu tím ngắt của hoa lưu lu, màu vàng tươi của hoa cúc. - Nhưng chúng ta biết làm cách nào bây giờ? Đúng lúc ấy, có một nàng tiên bay qua và nghe được câu chuệyn của những bông hoa hồng. Nàng thầm nghĩ: “Mình sẽ giúp các bạn hoa hồng!”. Nàng tiên bay đến gặp thần Mặt Trpời và nói: - Xin thần hãy ban cho loài hoa hồng sắc đỏ rực cháy của thần! Thần Mặt Trời vuốt râu cười khà khà, gật đầu đồng ý. Nàng tiên cảm ơn thần Mặt Trời rồi bay tới gặp nữ thần Mặt Trăng và nói: - Xin nữ thần ban cho loài hoa hồng sắc vàng êm dịu của thần! Nữ thần Mặt Trăng mỉm cười gật đầu. Sáng sớm hôm sau, khi nàng tiên trở lại vườn hồng thì cây lá tưng bừng chào đón. Bông hồng đỏ thắm thiết giữa các bông hồng mỉm cười chào nàng tiên. Nàng tiên nói: - Từ nay, bạn có tên là Hồng Nhung. Các bạn hoa hồng có cánh màu vàng thì gọi là Hồng Vàng. Còn những bông hoa vẫn giữ mãi mãi màu trắng tinh thì gọi tên là Hồng Bạch. Hoa Hồng Nhung băn khoăn hỏi: - Tiên nữ ơi, nàng bay khắp nơi đó đây, nàng có biết ai biến màu cho loài hoa hồng chúng tôi không? Tiên nữ trả lời: - Đó là thần Mặt Trời, Mặt Trăng, là hơi ấm, ngọt ngào của Đất mẹ, là nắ`ng gió, là mưa và sương đêm, là ab5n bè ở khắp nơi đây!.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Những bông hồng cùng lên tiếng: -Vậy thì chúng tôi phải làm gì để đáp lại lòng tốt của họ? -Các bạn hãy mang hương sắc của mình làm đẹp cho cuộc sống. Đó là cách trả ơn đáng quý nhất. Nói rồi, nàng tiên vu vẻ bay đi để khoe với tật cả mọi người rằng: Đã có một loài hoa hồng muôn sắc hương rực rỡ. Thế rồi từ đó, hoa hồng có nhiều màu sắc như bây giờ. Theo báo Họa Mi Chuyện: Bí con thoát nạn Bé quyên gieo một hạt bí vào luống đất trong vườn. Hằng ngày, Quyên sốt ruột muốn bới đất lên xem Bí con đã nẩy mầm chưa, nhưng mẹ bảo làm thế bí con sẽ chết mất. Thế là bé Quyên lạo kiên nhẫn chờ đợi. Bí con ngủ một giấc dài trong lòng đất ấm áp. Nó thấy dễ chịu đến mức chẵng muốn thức dậy tẹo nào. Thế rồi những hạt mưa xuân rơi xuống, len lỏi đến chỗ Bí con nằm và đánh thức nó. - Dậy đi, Bí con ơi! Mùa xuân đến rồi kìa. Tất cả các chồi non đã thức dậy rồi cả rồi, chỉ còn mỗi mình bạn là ngủ muộn thôi đấy! Bí con bừng tỉnh. Nó vươn vai một cái rồi đội đất ngoi lên. Đầu tiên là hai chiếc lá mầm xinh xắn xòa lên khỏi mặt đất. Ôi, thế giới mới đẹp làm sao! Những bông hoa rực rỡ đu đưa khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời, đàn bướm xinh rập rờn bên muôn hoa. Trên cây, đàn chim líu lo ca hát. Bí con háo hức cố kiễng chân lên để nhìn cho rõ. Mỗi lần kiễng chân, Bí con lại cao thêm môt tí. Bí con tự nhủ: “Mình phải lớn nhanh lên mới được”. Bỗng từ đâu, một lão Sâu Rau to lớn gớm ghiếc tiến đến. hai cái răng nanh của lão nom như cái máy chém sẵn sàng cắt phăng đầu Bí con. Bí con khiếp sợ nhắm nghiền mắt, giơ chiếc lá non lên che mặt. Nhưng may mắn làm sao, đúng lúc Sâu Rau đang định ngoạn lấy Bí con thì bé quyên xuất hiện. Bé Quyên gắp lão Sâu và vứt xuống ao. Bé Quyên âu yếm nói với Bí con: - Chào Bí con! Em đừng sợ gì nhé, từ nay chị sẽ bảo vệ em! Bí con đáp: - Em cảm ơn chị! Cả vườn rau lao xao chúc mừng Bí con thoát nạn. Phương Dung. Tuần này chúng ta lại làm quen với các loại rau, các loại hoa và quả .Nào các bé hãy cùng cô đọc các bài. Đồng dao chủ đề: Thế giới thực vật Tuần này chúng ta sẽ làm quen với chủ đề về các loài thực vật như: các loài hoa,.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> vè về các loại rau, hoa, quả để xem các loại rau, hoa, quả có quen thuộc với chúng ta không nhé!. các loài cây rất quen thuộc trong vườn cây nhà bé, hôm nay chúng ta hãy cùng đọc một số bài đồng dao về các loài cây thực vật các con nhé! HOA SEN. Vè rau Nghe vẻ nghe ve Nghe vè các rau Thứ ở hỗn hào Là rau ngành ngạnh Trong lòng, không tránh Vốn thiệt tâm lang Đất rộng bò ngang Là rau muống biển Quan đòi thấy kiện Bình bát nấu canh Ăn hơi tanh tanh Là rau diếp (dấp) cá Không ba có má Rau má mọc bờ Thò tay sợ dơ Nó là rau nhớt Ăn cay như ớt Vốn thiệt rau răm Sống trước ngàn năm Là rau vạn thọ Tay hay sợ vỡ Vốn thiệt rau co Làng bắt chẳng cho Thiệt là rau húng Lên chùa mà cúng Vốn thiệt hành hương. Giục giã buông cương Là rau mã đề. Trái cây Nghe vẻ nghe ve Nghe vè trái cây Dây ở trên mây Là trái đậu rồng Có vợ có chồng là trái đu đủ Chặt ra nhiều mủ Là trái mít ướt Đầu tựa gà xước Vốn thiệt trái thơm (trái dứa) Cái đầu chơm bơm Là trái bắp nấu Rủ nhau làm xấu Trái cà dái dê Ngứa mà gãi mê Là trái mắt mèo Khoanh tay lo nghèo Là trái bần ổi. Sông sâu chẳng lội Là trái mãng cầu Chẳng thấy nàng đâu Ấy là trái cách Trong ruột ộc ạch Là trái dừa xiêm Chín thì thâm kim Chuối già chuối xứ. Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng, Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn LÚA NGÔ LÀ CÔ ĐẬU NÀNH Lúa ngô là cô đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là ruột dưa gang Dưa gang là nàng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô Lúa ngô là cô đậu nành. BẮT CHẬP LÁ TRE Ù à ù ập Bắt chập lá tre Bắt đè lá muống Bắt cuống lên hoa Bắt gà mổ thóc Bắt học cho thông Cày đồng cho sớm Nuôi lợn cho chăm Nuôi tằm cho rỗi Dệt cửi cho mau Nuôi trâu cho mập Ù à ù ập Đố vui chủ đề thực vật Tuần này chúng ta lại bước sang chủ đề về thực vật, loài thực vật rất quen thuộc đối với chúng ta đó các bé ạ! Vậy các con có biết loài thực vật gồm những loài gì nào? Hôm nay cô sẽ đưa ra một số bài đố vui để xem bạn nào đoán giỏi nhé! * Loài hoa: Hoa gì nho nhỏ Cánh màu hồng tươi Hễ thấy hoa cười Đúng ta Tết đến? (Hoa đào).

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Tùng tam tụ tứ Một lũ dưa gang Vốn ở miên mang Là trái bí rợ Chẳng nên lễ cúng Đó là trái sung Nhỏ mà cay hung Là trái ớt hiểm Đánh túc cầu liễm (chơi hốt me) Vốn là trái me Nắng chẳng cần che Là trái rau mát Rủ nhau chà xát Vốn là trái chanh Nhỏ mà làm anh Trái điều lộn hột Ăn mà chẳng lột Chỉ là trái tiêu Thổi nghe ú liêu Là trái cốc kèn Rủ nhau đi rèn Là trái đậu rựa Đưa nhau chọn lựa Cam ngọt cam sành Những chị lịch sự Là táo với hồng Những gái chưa chồng Muốn bồng muốn lấy Nghe vẻ nghe ve Nghe vè cái hoa Tháng ba nắng lắm Nước biển mặn mòi Vác mai đi xoi Là bông hoa giếng Hay bay hay liệng Là hoa chim chim Xuống nước mà chìm Là hoa bông đá Bầu bạn cùng cá Là đá san hô Hỏi Hán sang Hồ Là nàng hoa sứ Gìn lòng nắm giữ Là hoa từ bi Ăn ở theo thì Là hoa bần ngọt Thương ai chua xót Là hoa sầu đâu Có sông không cầu Là hoa nàng cách (cách trở) Đi mà đụng vách Là hoa mù u Cạo đầu đi tu Là hoa bông bụt Khói lên nghi ngút Là hoa hắc hương Nước chảy dầm đường Là hoa mười tưới Rủ nhau đi cưới Là hoa bông dâu (cưới dâu) Nước chảy rạch sâu Là hoa muống biển Rủ nhau đi kiện Là hoa mít nài (nài nỉ) Gái mà theo trai. Hoa đào ngoài Bắc Hoa gì trong Nam Cánh nhỏ màu vàng Cùng vui đón Tết? (Hoa mai) Hoa gì nở đỏ dưới đầm Lá tròn tực chiếc ô cầm trên tay? (Hoa sen) Thân cành có nhiều gai Hương thơm tỏa sớm mai Trắng, hồng nhung nhiều loại Tên gọi là hoa chi? (Hoa hồng) Hoa gì cánh mỏng trắng ngần Mùa xuân nở khắp núi rừng, đẹp sao? (Hoa ban) * Loài trái cây: Quả gì ruột đỏ Lay láy hạt đen Bé nếm thử xem Ngọt ơi là ngọt? (Quả dưa hấu) Nhiều quả dài cong Xếp thành một nải Nải xếp thành buồng Khi chín vàng thơm Ăn ngon ngọt lắm. Là quả gì? (Quả chuối) Tên nghe chẳng thiếu chẳng thừa Ăn vào vừa bổ lại vừa ngọt thơm. Là quả gì ? ( Quả đu đủ) * Loài rau, củ , quả : Cũng gọi là bắp Lá sắp vòng quanh Lá ngoài thì xanh Lá trong thì trắng. Là rau gì ? (Rau bắp cải) Mình mặc áo đỏ lụa au Không đi cũng lạc biết đâu mà tìm. Là quả gì ? (Củ lạc) Quả gì khi tách làm đôi Hạt xếp hàng dài nằm ngủ rất ngon (Quả đỗ) Hạt gì nho nhỏ Trong trắng, ngoài vàng Xay, giã, dần, sàng Nấu thành cơm dẻo ? (Hạt thóc) * Loài cây: Thân em xanh lá cũng xanh Đến mùa vàng chín trĩu cành hạt con. Là cây gì ? (Cây lúa) Tên em như thể đánh ai Có tôi, cảnh tết đẹp thêm lạ lùng Trĩu từng chùm quả vàng ươm.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Là hoa phát nhũ Đêm nằm không ngủ Là hoa nở ngày Bám chẳng lìa cây Là hoa bông cúc Nhập giang tùy khúc Là hoa bông chìu Ở mà lo nghèo Là hoa đu đủ Đi theo cậu thủ (người đứng đầu) Là hoa mần quân Đánh bạc cố quần Là bông hoa ngỗ (ngỗ nghịch) Ngồi mà choáng chỗ Là hoa dành dành (giành giật) Giận chẳng đua tranh Là hoa bông ngãi Bắt đi tha lại Là hoa phù dung Ăn ở theo đường Là bông hoa thị (phố thị) Theo mẹ bán bí Là hoa thanh hao Vè hoa Nghe vẻ nghe ve Nghe vè cái hoa Tháng ba nắng lắm Nước biển mặn mòi Vác mai đi xoi Là bông hoa giếng Hay bay hay liệng Là hoa chim chim Xuống nước mà chìm Là hoa bông đá Bầu bạn cùng cá Là đá san hô Hỏi Hán sang Hồ Là nàng hoa sứ Gìn lòng nắm giữ Là hoa từ bi Ăn ở theo thì Là hoa bần ngọt Thương ai chua xót Là hoa sầu đâu Có sông không cầu Là hoa nàng cách (cách trở) Đi mà đụng vách Là hoa mù u Cạo đầu đi tu Là hoa bông bụt Khói lên nghi ngút Là hoa hắc hương Nước chảy dầm đường Là hoa mười tưới Rủ nhau đi cưới Là hoa bông dâu (cưới dâu) Nước chảy rạch sâu Là hoa muống biển Rủ nhau đi kiện Là hoa mít nài (nài nỉ) Gái mà theo trai Là hoa phát nhũ Đêm nằm không ngủ Là hoa nở ngày. Từ nông thôn đến phố phường đều yêu. Là quả gì ? (Cây quất) Em từ đất mẹ mọc lên Bé mặc nhiều áo, lớn lên cởi trần. Là cây gì ? (Cây tre). RAU Dềnh dềnh, dàng dàng Đi chợ mua hàng Tìm các loại rau Vị ngọt hàng đầu Là mớ rau ngót Có thêm tí bọt Là mớ rau đay Mát ruột mới hay Là nắm rau má Nấu với tôm cá Là rau cải xanh Nấu canh rất lành Là rau láo nháo.. Cây xương rồng Mọc trên đất rắn Cây sống rất tài Không cần trổ lá Cây ra cành gai. Bên gai, hoa nở Màu trắng, màu hồng Hoa mềm mỏng thế Lại gọi xương rồng! ( Thơ sưu tầm ). Bác bầu, bác bí Bác bầu, bác bí Lúc lỉu giàn cao Nhìn xuống mặt ao Cá tôm bơi lội Bác bí nghĩ ngợi “ mình với cô tôm Nấu bác canh thơm Ăn vào thật mát” Châu chấu nghển cổ: “Bầu bí cá tôm Món nào cũng thơm Đều ngon ngon cả”.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Bám chẳng lìa cây Là hoa bông cúc Nhập giang tùy khúc Là hoa bông chìu Ở mà lo nghèo Là hoa đu đủ Đi theo cậu thủ (người đứng đầu) Là hoa mần quân Đánh bạc cố quần Là bông hoa ngỗ (ngỗ nghịch) Ngồi mà choáng chỗ Là hoa dành dành (giành giật) Giận chẳng đua tranh Là hoa bông ngãi Bắt đi tha lại Là hoa phù dung Ăn ở theo đường Là bông hoa thị (phố thị) Theo mẹ bán bí Là hoa thanh hao. Bác bầu chí chát” “ Bí bí tôm tôm Ai ai cũng biết Nhưng thôi nhường bác Cá nấu với bầu Cũng có sao đâu Vừa ngon, vừa bổ. Chủ đề : Các hiện tượng tự nhiên Sao hôm, sao mai. Trăng lưỡi liềm. Ánh nắng vừa mới tắt xong Mặt trời đi ngủ dưới lòng núi xa Ánh sao Hôm đã hiện ra Lung linh đứng gác như là bố em Thương sao Hôm thức cả đêm Sao Mai dậy sớm gọi lên mặt trời.. Những ngôi sao trên trời Như cánh đồng mùa gặt Vàng như những hạt thóc Phơi trên sân nhà em. Đặng Vương Hưng. Hương và Gió Có ngọn gió trong mát Hương hoa thành mênh mông Có hương hoa dịu ngọt. Vầng trăng như lưỡi liềm Ai bỏ quên giữa ruộng Hay bác thần nông mượn Của mẹ em lúc chiều Nguyễn Hưng Hải (Tên bài do người tuyển chọn đặt). Trưa hè. Nắng mềm như lụa Thắt nơ cái đầu.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Ngọn gió thơm lạ lùng Trần Đăng Khoa. Bốn mùa ở đâu Mùa hạ trong bếp than hồng Mùa đông núp trong tủ lạnh Mua thu mát rượi dấu mình Trên chiếc quạt trần ba cánh. Có một mùa xuân nắng ấm Trên gương mặt mẹ tươi cười Bốn mùa ở trong nhà cả Bé tìm là gặp ngay thôi Cao Xuân Sơn. Mưa. Mưa rơi tí tách Hạt trước hạt sau Không xô đẩy nhau Xếp hàng lần lượt Mưa vẽ trên sân Mưa dàn trên lá Mưa rơi trắng xóa Bong bóng phập phồng Mưa nâng cánh hoa Mưa gọi chổi biếc Mưa rửa sạch bụi Như em lau nhà. Mưa rơi, mưa rơi Mưa là bạn tôi Mưa là nốt nhạc Tôi hát thành lời… Nguyễn Diệu. Mùa hạ tuyệt vời Bằng lăng đang hé mở Phượng rung rinh mắt cười Ve đâu đấy lấp ló Ca muôn khúc nhạc vui. Trời cao và xanh thế Nắng dọi khắp muôn nơi Như những sợi chỉ nhỏ Để nối đất với trời. Gió hiền đang hát Vi vút tầng không Chú gà trống đỏ Kiếm ăn quanh vườn Đàn vịt khoan thai Bơi ngoài ao rộng Trưa đầy hương lúa Nội ru bên thềm Bé thiêm thiếp ngủ Mơ cười thật xinh. Dạ Thảo. Nắng Nắng mùa hè cháy bỏng Nắng mùa thu dịu hiền Nắng mùa đông ấm áp Còn nắng xuân thì sao? Nắng mùa xuân le lói Dưới kẻ lá cành cây Làm tràn về nhựa sống Đang thức trong lòng cây. Phạm Thị Mai. Chị gió Cuốn sách ai để trên bàn Tự mình biết lật từng trang học bài Mẹ bận phơi áo sân ngòai Võng ru bé ngủ - miệt mài cứ ru Ngọn lửa trong bếp cháy lu Bỗng reo tí tách, tựa như lửa cười… …Thì ra Chị Gió ngược xuôi Đến đâu cũng muốn giúp người một tay Đoàn Vị Thượng. Trăng sáng Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Ôi, mùa hạ tuyệt vời Cho em bao mơ ước. Phạm Hưng Long. Những hôm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi. Nhược Thủy – Phương Hoa. Giọt Nắng Giọt nắng của mùa xuân Nghe rơi trên lộc biếc Chợt trở mình mở mắt Lộc nở thành chồi xanh Giọt nắng của mùa hạ Có hơi nóng mùa hè Rơi trên cánh đồng quê Ủ chin vàng hạt lúa. Giọt nắng của mùa thu Trong veo màu ngọc bích Nắng tan vào bông cúc Làm vàng cả mùa thu. Giọt nắng của mùa đông Say sưa ngủ ngoài đồng Cho cây bắt cải nhỏ Mở mắt tròn bâng khuâng.. Trăng Tròn như vành nón mở Tròn như miệng giếng khơi Tròn như hoa cúc nở Tròn như trái bóng hơi. Giữa biển trời sâu thẳm Trăng đứng làm hải đăng Rất trong và rất sáng Là ngọn đèn của trăng Hãy nhớ khi trăng khuyết Lơ lửng chiếc thuyền thoi Hãy nhớ đêm tối trời Yêu trăng tròn tha thiết. Thy Ngọc. Vương Triều Hải. Cô Mây Trên trời có một đám mây xinh đẹp, khi thì cô mặc áo trắng như bong, khi thì cô mặc áo xanh biếc, lúc thì cô lại đổi áo màu hồng tươi. Cô mây cứ suốt ngày nhởn nhơ bay lượn, lúc lướt trên đỉnh núi, ngọn đồi, lúc bay trên biển cả mênh mông, lúc vờn đồng quê bát ngát. Nhưng bay mãi một mình cũng buồn vì chẳng có ai chơi với cô. Bác Mặt trời bận tỏa ánh nắng cho người phơi thóc. Cô mặt trăng bận rãi ánh vàng cho các em bé vui chơi. May thay cô gặp Chị Gió. Cô gọi: - Chị Gió ơi?. Chị Gió đáp: - Chị đang bận rủ các bạn mây các nơi về làm mưa đây. Em có muốn làm mưa không?. - Làm mưa để làm gì hả chị?. - Làm mưa để cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bong, cho khoai to củ - Thế làm mưa có dễ không chị Gió?. - Làm mưa cũng dễ thôi nhưng mà phải mệt, phải nhịn mặc áo đẹp, phải chịu lạnh rồi tan thành mưa, rơi xuống ruộng đồng. - Thế không được làm mây nữa ư?. - Không, nhưng lại được làm nước chảy. Nước chảy có ích cho người. Thế em có thích làm nước chảy không?. Mây gật đầu:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Chị cho em đi làm nước chảy với. Nhởn nhơ bay lượn một mình mãi em cũng chán lắm. Em muốn làm việc có ích cho người cơ. Chị Gió thổi mạnh, đưa mây đi rất nhanh. Càng đi, càng bay sà xuống thấp, mây các nơi cùng kéo về đông nghịt, màu áo xám làm tối cả một vùng trời. Ai nấy đều nhanh nhẹn vội vàng kéo nhau sà xuống thấp. Bỗng cô nhìn thấy một đoàn trẻ bé đang chơi trong vườn hoa, đàn trẻ nhảy nhót tung tăng ngẩn mặt lên trời mà hát: Cầu trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy bát cơm đầy Lấy rơm đun bếp. Cây, lá, cỏ, hoa thấy mây xám bay ngang cũng ngẩng đầu lên rì rào nói: Mưa rơi xuống đây Cho tốt cỏ cây Cho tươi hoa lá Nhớ mong mưa quá Mưa ơi! Mưa ơi!. Vừa lúc đó cơn lạnh ùa đến. Đám mây xám rùng mình tan thành những giọt nước thi nhau tưới xuống đất rào rào. Đoàn trẻ dắt nhau chạy trốn dưới mái hiên. Cỏ, cây, hoa, lá tươi tỉnh mỉm cười đón mừng những giọt nước trong vắt đáng yêu. Thế là cô Mây trên trời cao đã hóa thành dòng nước chảy tràn khắp ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi. Vài hôm nữa bác mặt trời chiếu xuống nước bốc thành hơi. Chị Gió lại đưa nước lên trở thành Mây Nhược Thủy. Đám mây đen xấu xí Dải mây trăng yểu điệu lượn gần tới đám mây đen xấu xí. Nó đỏng đảnh liếc mắt sang đám mây đen bĩu môi: Nhọ nhẻm nhọ nhem thế mà cũng gọi là mây. Thật xấu hổ. Rồi cùng với làn gió nhẹ, dải mây trắng thướt tha trong tà váy bồng xốp trắng tinh lướt qua mặt đám mây đen một cách kiêu ngạo. Mây trắng nhởn nhơ dạo chơi trên những mái nhà, những cánh đồng khô khát. Mây đen vẫn chỉ lặng im. Nó cúi nhìn xuống cánh đồng hạn hán và nghĩ ngợi: “Mình sẽ làm gì để giúp đỡ các cô bác nông dân được nhỉ?”. Nó cố chịu đựng một cái nóng bức dữ dội của ngày hè. Mỗi lúc, đám mây đen một thêm xạm lại, nặng nề, có vẻ như càng xấu xí hơn. Rồi không biết vì thương các bác nông dân hay thương cánh đồng đang khát nước dưới kia, đám mây đen bỗng òa khóc. Những giọt nước mắt của nó trong trắng tinh khiết và mát rượi thấm vào lòng đất mẹ thân yêu. Những cánh đồng reo vui, những cỏ cây hoa lá bừng tỉnh, ríu rang nói cười như trong ngày hội. Tất cả đều cám ơn đám mây đen, cám ơn cơn mưa tốt bụng. Lúc bấy giờ, dải mây trắng mãi chơi và kiêu kỳ chợy thấy xấu hổ quá “Mình thật xấu tính và vô tích sự” Nó ân hận lắm. Nó muốn nói lời xin lỗi với đám mây đen nhưng đã quá muộn rồi. Nguyễn Văn Thắng. Chủ điểm Quê hương - Đất nước - Bác Hồ Ảnh Bác Nhà em treo ảnh Bác Hồ Bên trên là một lá cờ.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Ngày ngày Bác mỉm miệng cười Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà Ngoài sân có mấy con gà Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi Em nghe như Bác dạy lời Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa Trồng rau, quét bếp, đuổi gà Thấy tàu bay Mĩ nhớ ra hầm ngồi * Bác lo bao việc trên đời Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em... Trần Đăng Khoa. Bánh chưng Bên ngoài xanh lá dong xanh Bên trong nếp đỗ mỡ hành hạt tiêu Gói nghĩa tình, gói yêu thương Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ. Phạm Minh Giang. Hoa quanh lăng Bác Hoa ban xoè cánh trắng Lan tươi màu nắng vàng Cánh hồng khoe nụ thắm Bay làn hương dịu dàng. Mùa đông đẹp hoa mai Cúc mùa thu thơm mát Xuân tươi sắc hoa đào Hè về sen toả ngát. Như bao người đứng gác Thay phiên nhau đêm ngày Hoa nở quanh lăng Bác Suốt bốn mùa hương bay. Nguyễn Bao. EM YÊU MIỀN NAM Miền Nam có lắm dừa xanh, Có sông lắm cá chảy quanh ruộng đồng Lúa vàng bát ngát mênh mông, Em yêu dừa ngọt, yêu đồng miền Nam.. Làng em buổi sáng Tiếng chim hót Ở trong vườn Vườn xôn xao Cành lá vẫy Hoa quả dậy Cùng toả hương. Tiếng chim hót Ở bờ ao Làm cho ao Rung rinh nước Gọi cá thức Mà tung tăng Nguyễn Đức Hậu. ÔNG LÊ – NIN Ông Lê-nin ở nước Nga, Mà em lại thấy rất là Việt Nam. Cũng vầng tráng rộng thênh thang, Y như trán Bác mênh mang đất trời..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Hoài Nam BÁC THĂM NHÀ CHÁU Hôm nào Bác đến thăm nhà, Cháu vui, vui cả lá hoa ngoài vườn. Bác xoa đầu cháu Bác hôn, Bác thương em cháu xúc cơm vụng về. Bác ngồi ngay ở bên hè , Bón cho em cháu những thìa cơm ngon. Bé em mắt sáng xoe tròn, Vươn mình tay nhẹ xoa chòm râu thưa. Bác cười Bác nói hiền hòa, Nâng bàn tay nhỏ nõn nà búp tơ. Bác về cháu đứng ngẩn ngơ, Má thơm nhắc mãi Bác Hồ vừa hôn. Thái Hoà. Cũng đôi mắt đẹp sáng ngời, Y như mắt Bác luôn cười với em. Cũng yêu các cháu thiếu niên, Y như tình cảm thiêng liêng Bác Hồ . Ông Lê – nin ở nước Nga, Mà em lại thấy rất là Việt Nam. Nguyễn Hồng Kiên TRĂNG LƯỠI LIỀM Những ngôi sao trên trời Như cánh đồng mùa gặt, Vàng như những hạt thóc Phơi trên sân nhà em. Vầng trăng như lưỡi liềm Ai bỏ quên giữa ruộng Hay bác Thần Nông mượn Của mẹ em lúc chiều.. BÉ TẬP NÓI Chập chà chập chững, Bé đi chưa vững Miệng nói bi bô : « Bác Hồ ! Bác Hồ !...». Nguyễn Hưng Hải. Ngón tay nhỏ xíu, Bé chỉ lên tường. Từ trong bức ảnh, Bác cười yêu thương. Trần Thi Nhật Tân. Bác Hồ của em Khi em ra đời Đã không còn Bác Chỉ còn tiếng hát Chỉ còn lời ca Chỉ còn câu chuyện Chỉ còn bài thơ Mà em vẫn thấy Bác sao rất gần Năm điều Bác dạy mãi còn vang ngân. Phan thị Thanh Nhàn. Thơ: Trăng sáng.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn như quả bóng Lơ lững mà không rơi Những đêm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi trăng theo bứơc Như muốn cùng đi chơi Nhược Thuỷ Qwyewts rác.

<span class='text_page_counter'>(41)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×