Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tài liệu luận văn Xây Dựng Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Trở Thành Tập Đoàn Tài Chính - Ngân Hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.7 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------------------

HUỲNH THỊ KIM CHÂU

XÂY DỰNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CƠNG THƢƠNG VIỆT NAM
TRỞ THÀNH TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH
– NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------------------

HUỲNH THỊ KIM CHÂU

XÂY DỰNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CƠNG THƢƠNG VIỆT NAM
TRỞ THÀNH TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH
– NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦM THỊ XUÂN HƢƠNG

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng bản
thân tơi. Các nguồn tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn đầy đủ, số liệu sử dụng và nội
dung luận văn trung thực. Đồng thời cam kết rằng kết quả nghiên cứu của luận văn này
chƣa công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tơi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Kim Châu


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG......... 1
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ... 1
1.1.1 Khái niệm tập đồn tài chính – ngân hàng ........................................................ 1

1.1.2 Mục tiêu và các tiêu chí trở thành tập đồn tài chính – ngân hàng ................ 1
1.1.2.1 Về tổ chức hoạt động .......................................................................................... 1
1.1.2.2 Về tiềm lực tài chính .......................................................................................... 2
1.1.2.3 Về phạm vi hoạt động ......................................................................................... 3
1.1.2.4 Về nguồn nhân lực .............................................................................................. 3
1.1.2.5 Về sản phẩm dịch vụ và doanh thu hoạt động .................................................... 3
1.1.2.6 Về khả năng tập trung và điều chuyển vốn ......................................................... 4
1.1.2.7 Về phƣơng thức hình thành ................................................................................. 4
1.1.2.8 Đặc điểm của TĐ TC – NH thay đổi theo từng quốc gia.................................... 5
1.1.3 Vai trò của tập đồn tài chính - ngân hàng ....................................................... 5
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế .............................................................................................. 5
1.1.3.2 Đối với thị trƣờng tài chính ................................................................................. 6
1.1.3.3 Đối với định chế tài chính ................................................................................... 6
1.2 MƠ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÁC TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 7
1.2.1 Theo sự chun mơn hóa ..................................................................................... 7
1.2.1.1. Chun mơn hóa theo vùng lãnh thổ ................................................................. 7
1.2.1.2. Chun mơn hóa theo khách hàng ..................................................................... 7
1.2.1.3. Chun mơn hóa theo loại hình dịch vụ cung cấp ............................................. 8
1.2.2 Theo mối quan hệ, phân quyền ........................................................................... 8


1.2.2.1 Mơ hình cơng ty mẹ nắm vốn thuần túy (holding company) .............................. 8
1.2.2.2 Mơ hình cơng ty mẹ vừa nắm vốn, vừa trực tiếp kinh doanh (mơ hình cơng
ty mẹ - công ty con: parent – subsidiary relationship) .................................................... 9
1.2.2.3 Mơ hình ngân hàng đa năng (universal banking) .............................................. 10
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG TẬP ĐỒN
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG .................................................................................... 14
1.3.1 Nhân tố vĩ mô ..................................................................................................... 14
1.3.1.1 Môi trƣờng pháp lý ........................................................................................... 14
1.3.1.2 Sự phát triển của thị trƣờng dịch vụ tài chính ................................................... 14

1.3.1.3 Xu hƣớng đa dạng hóa trong mơi trƣờng hội nhập quốc tế .............................. 15
1.3.2 Nhân tố vi mô ...................................................................................................... 15
1.3.2.1 Mơ hình tổ chức ............................................................................................... 15
1.3.2.2 Tiềm lực tài chính ............................................................................................. 15
1.3.2.3 Năng lực quản trị .............................................................................................. 16
1.3.2.4 Mạng lƣới hoạt động ......................................................................................... 16
1.3.2.5 Trình độ cơng nghệ ........................................................................................... 16
1.3.2.6 Chất lƣợng nguồn nhân lực ............................................................................... 16
1.3.2.7 Khả năng cung cấp dịch vụ tài chính ................................................................ 17
1.3.2.8 Chiến lƣợc khách hàng ...................................................................................... 17
1.3.2.9 Danh tiếng và uy tín của ngân hàng mẹ ............................................................ 17
1.4 KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG MỘT SỐ TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH
– NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM ................................... 18
1.4.1 Một số tập đồn tài chính – ngân hàng tiêu biểu trên thế giới ..................... 18
1.4.1.1 Tập đồn tài chính – ngân hàng Citigroup (Mỹ) ............................................... 18
1.4.1.2 Tập đồn tài chính – ngân hàng Oversea Chinese Banking Corporation –
OCBC (Singapore và Malaysia).................................................................................... 19
1.4.1.3 Tập đồn tài chính – ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kơng)- BOCHK ............. 21
1.4.1.4 Tập đồn tài chính – ngân hàng HSBC Holdings ............................................. 23
1.4.2 Những quy định về thành lập tập đồn tài chính – ngân hàng...................... 24


1.4.3 Bài học kinh nghiệm khi xây dựng tập đoàn tài chính – ngân hàng ở
Việt Nam....................................................................................................................... 25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TRỞ THÀNH TẬP ĐỒN
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG CỦA NHTMCP CƠNG THƢƠNG VIỆT NAM .. 30
2.1 TỔNG QUAN VỀ NHTMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ......................... 30
2.1.1 Giới thiệu về NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam ........................................... 30
2.1.2 Lịch sử hình thành ............................................................................................. 31

2.1.3 Vốn điều lệ .......................................................................................................... 32
2.1.4 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 33
2.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHTMCP CƠNG THƢƠNG
VIỆT NAM TRỞ THÀNH TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ................ 39
2.2.1 Phản ánh xu hƣớng khách quan của nền kinh tế ............................................ 39
2.2.2 Nhu cầu nội tại của NHTMCP Cơng Thƣơng Việt Nam ............................... 40
2.2.3 Lợi ích của việc hình thành tập đồn tài chính - ngân hàng ......................... 40
2.2.3.1 Đối với Nhà nƣớc .............................................................................................. 40
2.2.3.2 Đối với NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam ..................................................... 41
2.3 THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TRỞ THÀNH TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH
– NGÂN HÀNG CỦA NHTMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ......................... 41
2.3.1 Thực trạng hoạt động của NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam .................... 41
2.3.1.1 Mơ hình hoạt động ............................................................................................ 41
2.3.1.2 Năng lực tài chính ............................................................................................. 44
2.3.1.3 Năng lực quản trị điều hành .............................................................................. 53
2.3.1.4 Mạng lƣới hoạt động ......................................................................................... 54
2.3.1.5 Trình độ cơng nghệ ........................................................................................... 55
2.3.1.6 Nguồn nhân lực ................................................................................................. 55
2.3.1.7 Danh tiếng và uy tín .......................................................................................... 56
2.3.2 Kết quả đạt đƣợc ................................................................................................ 56
2.3.3 Hạn chế ............................................................................................................... 58


2.3.4 Nguyên nhân ....................................................................................................... 60
2.3.4.1 Nguyên nhân khách quan .................................................................................. 60
2.3.4.2 Nguyên nhân chủ quan ...................................................................................... 60
2.3.5 Đánh giá khả năng NHTMCP Cơng Thƣơng Việt Nam trở thành
tập đồn tài chính – ngân hàng .................................................................................. 61
2.3.5.1 Mơi trƣờng pháp lý ........................................................................................... 63
2.3.5.2 Ảnh hƣởng của thị trƣờng dịch vụ tài chính ..................................................... 64

2.3.5.3 Nội tại của NHTMCP Cơng Thƣơng Việt Nam ............................................... 64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 66
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHTMCP CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM TRỞ THÀNH TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ................ 67
3.1 MỤC TIÊU CHIẾN LƢỢC CỦA NHTMCP CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM ................................................................................................................. 67
3.1.1 Mục tiêu chiến lƣợc tổng thể ............................................................................. 67
3.1.2 Mục tiêu chiến lƣợc cụ thể................................................................................ 67
3.1.2.1 Chiến lƣợc tài sản và vốn .................................................................................. 67
3.1.2.2 Chiến lƣợc tín dụng và đầu tƣ ........................................................................... 67
3.1.2.3 Chiến lƣợc dịch vụ ............................................................................................ 67
3.1.2.4 Chiến lƣợc nguồn nhân lực ............................................................................... 68
3.1.2.5 Chiến lƣợc công nghệ ....................................................................................... 68
3.1.2.6 Chiến lƣợc bộ máy tổ chức và điều hành .......................................................... 68
3.1.3 Một số chỉ tiêu kinh doanh VietinBank đề ra để trở thành tập đồn
tài chính – ngân hàng .................................................................................................. 68
3.1.4 Lộ trình thực hiện ............................................................................................ 69
3.1.4.1 Thực hiện trong năm 2011 ................................................................................ 69
3.1.4.2 Thực hiện trong năm 2012 ................................................................................ 69
3.1.4.3 Thực hiện từ năm 2013 đến 2015 ..................................................................... 69
3.2 XÂY DỰNG TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHTMMCP
CƠNG THƢƠNG VIỆT NAM ................................................................................. 70


3.2.1 Mơ hình tổ chức .................................................................................................. 70
3.2.2 Các lĩnh vực hoạt động ..................................................................................... 72
3.2.2.1 Hoạt động thƣơng mại....................................................................................... 72
3.2.2.2 Hoạt động đầu tƣ ............................................................................................... 73
3.2.2.3 Hoạt động bảo hiểm .......................................................................................... 74
3.2.2.4 Hoạt động khác ................................................................................................ 74

3.3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHTMCP CƠNG THƢƠNG VIỆT NAM
TRỞ THÀNH TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG .................................... 74
3.3.1 Đối với Nhà nƣớc ................................................................................................ 74
3.3.1.1 Mơi trƣờng pháp lý ........................................................................................... 74
3.3.1.2 Chính sách khuyến khích của Nhà nƣớc .......................................................... 76
3.3.1.3 Cơ chế giám sát của Nhà nƣớc ......................................................................... 76
3.3.2 Đối với NHTMCP Công Thƣơng VN ............................................................... 79
3.3.2.1 Mơ hình tổ chức ............................................................................................... 79
3.3.2.2 Năng lực tài chính ............................................................................................. 79
3.3.2.3 Phạm vi và mạng lƣới hoạt động ...................................................................... 80
3.3.2.4 Quản trị điều hành ............................................................................................. 81
3.3.2.5 Trình độ cơng nghệ ........................................................................................... 81
3.3.2.6 Nguồn nhân lực ................................................................................................. 82
3.3.2.7 Danh tiếng và uy tín của VietinBank ................................................................ 85
3.3.2.8 Về kế tốn, kiểm tốn........................................................................................ 87
3.3.2.9 Cơng tác quản lý rủi ro, giám sát hoạt động ..................................................... 88
3.3.3 Đối với các công ty con của NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam .................. 89
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 90
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHĐCĐ

: Đại hội đồng Cổ đông

GPĐC


: Giấy phép điều chỉnh

GPĐKKD

: Giấy phép đăng ký kinh doanh

HĐQT

: Hội đồng Quản trị

IPO

: Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (Initial Public Offering)

KDBH

: Kinh doanh bảo hiểm

NH

: Ngân hàng

NHCT

: Ngân hàng Công Thƣơng

NHNN

: Ngân hàng Nhà nƣớc


NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP

: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

NHTMNN

: Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc

PGD

: Phòng giao dịch



: Quyết định

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TĐ TC – NH : Tập đồn tài chính – ngân hàng
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


TSBĐ

: Tài sản bảo đảm

UBCK

: Ủy ban chứng khoán

UBNN

: Ủy ban Nhà nƣớc


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng tài sản cuối năm 2011 của một số TĐ TC – NH lớn trên thế giới ........ 2
Bảng 1.2: So sánh 03 mơ hình TĐ TC - NH theo mối quan hệ, phân quyền .............. 11
Bảng 2.1: Cơ câu vốn điều lệ của VietinBank ............................................................. 33
Bảng 2.2: Các công ty con của VietinBank .................................................................. 42
Bảng 2.3: Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của VietinBank qua các năm ...................... 44
Bảng 2.4: So sánh vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản giữa các ngân hàng
năm 2011 ....................................................................................................................... 45
Bảng 2.5: Bảng xếp hạng môi trƣờng kinh doanh ngành ngân hàng theo thang
điểm 100 của BMI năm 2010 ........................................................................................ 46
Bảng 2.6: Quy mô vốn của một số ngân hàng mạnh của các quốc gia trong
khu vực năm 2011 ......................................................................................................... 47
Bảng 2.7: Nguồn vốn huy động của VietinBank qua các năm ..................................... 48
Bảng 2.8: So sánh tiền gửi của khách hàng giữa các ngân hàng năm 2011 ................. 48
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của VietinBank qua các năm .................. 49
Bảng 2.10: So sánh các chỉ tiêu về khả năng sinh lời giữa các ngân hàng năm 2011 .. 50

Bảng 2.11: ROA và ROE của hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia năm 2010 ........ 50
Bảng 2.12: Hệ số CAR của VietinBank qua các năm ................................................... 51
Bảng 2.13: So sánh hệ số CAR giữa các ngân hàng năm 2011 .................................... 51
Bảng 2.14: Dƣ nợ cho vay và chất lƣợng tín dụng của VietinBank qua các năm ........ 52
Bảng 2.15: So sánh dƣ nợ cho vay và chất lƣợng tín dụng giữa các ngân hàng
năm 2011 ....................................................................................................................... 52
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mơ hình cơng ty mẹ nắm vốn thuần túy (Holding company) ......................... 9
Hình 1.2: Mơ hình cơng ty mẹ vừa nắm vốn, vừa trực tiếp kinh doanh (mơ hình cơng
ty quan hệ mẹ con: parent – subsidiary relationship).................................................... 10
Hình 1.3: Mơ hình ngân hàng đa năng (universal Banking) ......................................... 11
Hình 1.4: Hoạt động của Citigroup ............................................................................... 19


Hình 1.5: Hoạt động của OCBC ................................................................................... 20
Hình 1.6: Mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con của tập đồn OCBC ............................... 21
Hình 1.7: Cơ cấu tổ chức của tập đồn BOCHK .......................................................... 22
Hình 1.8: Cơ cấu tổ chức của HSBC ............................................................................ 24
Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của VietinBank ................................................................. 33
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của VietinBank cấp chi nhánh (mơ hình 1) ......................... 34
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của VietinBank cấp chi nhánh (mơ hình 2) ......................... 35
Hình 2.4: Mơ hình tổ chức hoạt động của VietinBank ................................................. 36
Hình 3.1: Mơ hình mơ hình cơng ty mẹ - công ty con VietinBank .............................. 71


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình quốc tế hóa thị trƣờng tài chính, Việt Nam địi hỏi cần phải có
những tập đồn tài chính lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhập với sân chơi toàn
cầu. Con đƣờng “Tập đoàn” đã đƣợc vạch ra với những ngân hàng lớn của Việt Nam.

Điều này phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với yêu cầu tất yếu, khi năm 2012
Việt Nam mở rộng cửa lĩnh vực tài chính theo lộ trình hội nhập WTO.
Con đƣờng “Tập đồn” tài chính – ngân hàng sau cổ phần hóa của các
NHTMNN đang đƣợc thực hiện. Sự lớn mạnh và đa dạng trong hoạt động kinh doanh
để chuẩn bị bƣớc đệm trở thành tập đoàn. Đồng thời, các ngân hàng này đƣợc sự hậu
thuẩn của Chính phủ cho phép về ngun tắc phát triển theo mơ hình TĐ TC - NH của
những NHTMNN sau cổ phần hóa.
Hiện nay, trong hệ thống NHTM Việt Nam đang nổi lên 5 ngân hàng lớn có khá
đầy đủ các tiêu chí để trở thành TĐ TC - NH nhƣ: VietinBank, VietcomBank, BIDV,
ACB, Sacombank. Vì vậy, con đƣờng trở thành TĐ TC - NH của các ngân hàng này là
xu hƣớng tất yếu.
VietinBank cũng đã chuẩn bị những cơ sở cho mình để trở thành TĐ TC – NH
mạnh trong nƣớc và có khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu
chiến lƣợc tổng thể của VietinBank đến năm 2015 là: “Xây dựng VietinBank trở thành
TĐ TC - NH hiện đại, hiệu quả và chủ lực của nền kinh tế, xếp hạng tiên tiến trong khu
vực, đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ
tốt nhất cho khách hàng trong nƣớc và quốc tế; quản lý có hiệu quả và phát triển bền
vững”. Vì thế, tơi chọn đề tài “Xây dựng Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công
Thƣơng Việt Nam trở thành tập đồn tài chính – ngân hàng” để nghiên cứu, làm
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu:


-

Tìm hiểu tổng quan về TĐ TC - NH, học tập kinh nghiệm của các TĐ TC - NH

tiêu biểu trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm khi xây dựng TĐ TC - NH tại Việt
Nam.

-

Phân tích thực trạng hoạt động của VietinBank và đánh giá khả năng NHTMCP

Công Thƣơng Việt Nam trở thành TĐ TC - NH.
-

Trên cơ sở lý luận và thực trạng, đề xuất các giải pháp xây dựng NHTMCP

Công Thƣơng Việt Nam trở thành TĐ TC - NH thực sự trong tƣơng lai.
Đối trƣợng nghiên cứu: Xây dựng NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam trở
thành TĐ TC - NH.
3. PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam trong
những năm gần đây (từ năm 2007 – năm 2011), đánh giá khả năng NHTMCP Công
Thƣơng Việt Nam trở thành TĐ TC - NH, đƣa ra các giải pháp xây dựng NHTMCP
Công Thƣơng Việt Nam trở thành TĐ TC - NH.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học kinh tế nhƣ: Phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng kết quả nghiên cứu của các cơng
trình khoa học liên quan để làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
4. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính gồm 03
chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Tổng quan về tập đồn tài chính – ngân hàng
Chương 2: Thực trạng về khả năng trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng
của NHTMCP Cơng Thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp xây dựng NHTMCP Công Thương Việt Nam trở thành tập
đồn tài chính – ngân hàng
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI



Luận văn dựa trên thực tế hoạt động của NHTMCP Cơng Thƣơng Việt Nam
trong những năm qua. Từ đó phân tích, đánh giá và đề ra các giải pháp xây dựng
NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam trở thành TĐ TC - NH trong tƣơng lai gần.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức cịn hạn hẹp, học viên khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp q báu của q
Thầy, Cơ để học viên điều chỉnh, hoàn thiện luận văn và mở rộng kiến thức của mình
trong cơng tác nghiên cứu sau này.


1

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
1.1.1 Khái niệm tập đồn tài chính – ngân hàng
Tập đồn tài chính - ngân hàng là một thực thể kinh tế gồm một nhóm doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (tài chính, bảo hiểm, ngân
hàng, chứng khốn…và/hoặc các ngành khác liên quan đến hoạt động đầu tƣ) và các
hoạt động khác có liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng. Mỗi thành viên trong
tập đoàn là những pháp nhân độc lập, trong đó có một doanh nghiệp hoặc một ngân
hàng đóng vai trị là cơng ty mẹ làm nịng cốt. Giữa các doanh nghiệp đó có mối liên
kết nhất định về vốn, quản trị, thƣơng hiệu để cùng nhau thực hiện một liên kết kinh tế
có quy mơ lớn nhằm đạt đƣợc các tơn chỉ, mục đích, sứ mệnh và hiệu quả hoạt động tối
đa [6].
Về mặt pháp lý, TĐ TC - NH là một liên hợp pháp nhân với nguyên tắc tự
nguyện, cùng có lợi. Các thành viên trong TĐ TC - NH phải tạo điều kiện hỗ trợ, giúp
đỡ lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh, cùng nhau chia sẻ nguồn lực nhằm giảm các chi phí
trong hoạt động, tăng cƣờng sức mạnh, tận dụng tổng lực của tập đoàn để ngăn ngừa và

hạn chế rủi ro trong lĩnh vực hoạt động tài chính – tiền tệ [6].
1.1.2 Mục tiêu và các tiêu chí trở thành tập đồn tài chính – ngân hàng
1.1.2.1 Về tổ chức hoạt động
Tổ chức hoạt động của TĐ TC – NH bao gồm Cơng ty mẹ đóng vai trị hạt nhân
và các cơng ty con. Phần lớn, các TĐ TC - NH do một ngân hàng đứng đầu, đóng vai
trị là cơng ty mẹ. Ngân hàng có đƣợc những lợi thế về vốn, thực lực kinh tế mạnh,
khống chế và điều chỉnh vốn, tài sản, cơ cấu tổ chức, quản lý, nhân sự của công ty con.
Mỗi công ty con đƣợc phép thành lập cơng ty khác và tham gia góp vốn của mình vào
cơng ty mới sau khi đƣợc phép của cơng ty mẹ [3].


2

Cơ cấu sở hữu của các TĐ TC - NH thường là đa sở hữu (Nhà nƣớc, công ty, tƣ
nhân) và hoạt động trên nguyên tắc đơn vị/cá nhân nào chiếm tỷ lệ sở hữu cao trong
tổng tài sản sẽ nắm vai trò chi phối điều hành, quản trị trong tập đoàn [3].
Các thành viên trong tập đoàn nhân danh công ty/ngân hàng mẹ khi thiết lập
các quan hệ với đối tác bên ngồi. Quan hệ giữa các cơng ty thành viên trong cùng tập
đoàn cũng dựa trên quan hệ kinh tế, quan hệ thị trƣờng, giống nhƣ các khách hàng bên
ngồi. Đây chính là phƣơng thức để phân tán rủi ro trong hoạt động tài chính, ngân
hàng. Các quyết định của công ty/ngân hàng mẹ đối với các thành viên trong tập đồn
đƣợc thơng qua biểu quyết, quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị,
…[3].
TĐ TC - NH thiết lập hệ thống nguyên tắc quản trị thống nhất cho cả tập đồn:
về tầm nhìn, sứ mệnh, hệ thống giá trị cốt lõi, quy định, quy chế quản trị nội bộ và xây
dựng thƣơng hiệu chung cho toàn bộ tập đoàn [3].
1.1.2.2 Về tiềm lực tài chính
Tiềm lực tài chính của TĐ TC – NH rất mạnh: Do TĐ TC - NH vừa có sự tích tụ
vốn của bản thân ngân hàng mẹ, lại vừa có sự tập trung vốn giữa các công ty con.
Trong tập đoàn, vốn đƣợc tập trung từ nhiều nguồn khác nhau, đƣợc bảo tồn và phát

triển, đẩy nhanh q trình tích tụ, tập trung vốn cho tập đoàn. Điều này giúp cho TĐ
TC - NH nâng cao năng lực cạnh tranh hơn so với một đơn vị hoạt động đơn lẻ. Tổng
tài sản và vốn chủ sở hữu của các TĐ TC - NH khá lớn và chiếm tỷ lệ lớn trong GDP
của quốc gia [4].
Bảng 1.1: Tổng tài sản cuối năm 2011 của một số TĐ TC – NH lớn trên thế giới
Đơn vị: Nghìn tỷ USD
Tên TĐ TC - NH

Tổng tài sản

Deutsche Bank, Đức

2,8

HSBC, Vƣơng quốc Anh

2,6

Ngân hàng Công Thƣơng Trung Quốc (ICBC), Trung Quốc

2,4

Mitsubishi UFJ Financial Group, Nhật Bản

2,4

Tập đoàn Barclays, Vƣơng quốc Anh

2,4



3

JP Morgan Chase, Hoa Kỳ

2,3

Bank of America, Hoa Kỳ

2,1
Nguồn: www.thebanker.com

1.1.2.3 Về phạm vi hoạt động
TĐ TC - NH có phạm vi hoạt động rộng lớn: Không chỉ hoạt động trong phạm
vi lãnh thổ trong nƣớc và còn mở rộng ra nhiều quốc gia khác trong khu vực và thế
giới. Để chiếm lĩnh thị trƣờng, giảm áp lực cạnh tranh, TĐ TC - NH bành trƣớng thị
trƣờng bằng cách tăng cƣờng hợp tác, liên doanh, liên kết, thực hiện phân công quốc tế
nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của mình [4].
TĐ TC - NH không chỉ hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng mà cịn
thâm nhập vào hoạt động sản xuất kinh doanh. TĐ TC – NH thành lập các công ty con
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phục vụ cho nhu cầu và sự phát triển của
tập đồn. Ví dụ, cơng ty con sản xuất văn phịng phẩm, cơng ty con đào tạo bảo vệ…
1.1.2.4 Về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của TĐ TC – NH rất lớn. Sự tập trung của nhiều thành viên
trong một tập đoàn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực và có phạm vi hoạt động rộng lớn,
địi hỏi lực lƣợng lao động của TĐ TC - NH rất lớn. Nguồn nhân lực này đƣợc tuyển
chọn và đào tạo một cách nghiêm ngặt, có chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển
của TĐ TC - NH.
1.1.2.5 Về sản phẩm dịch vụ và doanh thu hoạt động
Sản phẩm, dịch vụ của TĐ TC - NH rất đa dạng, trong số những sản phẩm, dịch

vụ đó có một hoặc một số là sản phẩm mũi nhọn. Các TĐ TC - NH đa dạng hóa nhiều
sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và để phân tán rủi ro
trong hoạt động của TĐ TC – NH.
Doanh thu hoạt động của TĐ TC – NH rất lớn: Do TĐ TC - NH có tiềm lực tài
chính mạnh, quy mô vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng khắp, sản phẩm dịch vụ đa dạng,
có khả năng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng
suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, củng cố và mở rộng thị trƣờng nên doanh thu
hoạt động của TĐ TC - NH là rất lớn.


4

1.1.2.6 Về khả năng tập trung và điều chuyển vốn
TĐ TC – NH có khả năng tập trung và điều chuyển vốn, khắc phục được sự hạn
chế và thiếu vốn của từng thành viên riêng lẻ. Nguồn vốn của TĐ TC – NH đƣợc huy
động từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ từ các công ty thành viên và theo các hình thức
khác nhau đƣợc pháp luật cho phép, sẽ đƣợc tập trung đầu tƣ vào những lĩnh vực,
những dự án có hiệu quả nhất. Nhƣ vậy, vốn của các đơn vị thành viên cũng đƣợc sử
dụng vào những lĩnh vực đầu tƣ của tập đoàn, tạo nên sức mạnh quyết định sự phát
triển của tập đoàn. Khi một thành viên trong tập đồn thiếu vốn, sẽ có sự điều chuyển
vốn từ ngân hàng/công ty mẹ hoặc từ đơn vị thành viên khác trong tập đồn.
1.1.2.7 Về phương thức hình thành
Việc hình thành TĐ TC – NH là theo quy luật của thị trƣờng, đó là sự kết hợp
tổng thể của các phƣơng thức phát triển: Có thể là con đƣờng nội sinh của chính cơng
ty/ngân hàng mẹ trên cơ sở thành lập, góp vốn thành lập hàng loạt các Cơng ty/ngân
hàng trực thuộc ở trong và ngoài nƣớc và cũng có thể là con đƣờng ngoại sinh thơng
qua việc mua lại, sáp nhập, hợp nhất các công ty/ngân hàng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để mở rộng phạm vi, thâu tóm thị trƣờng.
Cách thứ nhất, con đường nội sinh: TĐ TC - NH đƣợc hình thành theo phƣơng
thức tăng trƣởng truyền thống. Từ một ngân hàng thƣơng mại đáp ứng đƣợc các điều
kiện về quy mô vốn lớn, mạng lƣới kinh doanh rộng khắp, khả năng quản trị điều hành

hiệu quả, trình độ cơng nghệ cao,…có thể tự mình xây dựng và phát triển thành TĐ TC
- NH. Với hƣớng đi này, ngân hàng sẽ thành lập các công ty con trực thuộc với chức
năng hoạt động khác nhau, nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng và hỗ
trợ hoạt động cho ngân hàng mẹ trong việc đƣa ra gói sản phẩm tồn diện. Tuy nhiên,
phƣơng thức này thƣờng đƣợc áp dụng trong giai đoạn phát triển ban đầu của tập đoàn.
Sau khi đạt đến một trình độ phát triển nhất định, các tập đồn dạng này cũng sẽ tiến
hành phƣơng thức sáp nhập và hợp nhất với các định chế khác nhằm nâng cao sức cạnh
tranh trên thị trƣờng tài chính trong nƣớc, khu vực và quốc tế [3].
Cách thứ hai, con đường ngoại sinh : Sáp nhập và hợp nhất có thể nói là phƣơng
thức nhanh nhất để một ngân hàng có đủ năng lực vƣơn ra hoạt động đa năng và hƣớng


5

tới toàn cầu, tăng cƣờng sức mạnh và mở rộng quy mô về vốn và về mặt địa lý. Các tổ
chức tài chính với những lợi thế riêng đã liên kết với nhau nhằm tận dụng sức mạnh
của nhau, tăng năng lực cạnh tranh và thu lợi nhuận cao nhất có thể [3].
1.1.2.8 Đặc điểm của TĐ TC – NH thay đổi theo từng quốc gia
Ở mỗi quốc gia khác nhau, TĐ TC - NH có những đặc điểm riêng biệt mang đặc
trƣng của quốc gia đó.
Ở Mỹ, các tập đồn tài chính tham gia vào kinh doanh ngân hàng và kinh doanh
chứng khoán, tuy nhiên trong lĩnh vực bảo hiểm thì phần lớn các tập đồn tài chính chỉ
bán các sản phẩm bảo hiểm mà không tham gia bảo hiểm. Gần đây, một số tập đồn tài
chính ở Mỹ đã bán các công ty bảo hiểm mà trƣớc đây họ mua lại.
Ở Nhật Bản, theo luật, các ngân hàng, cơng ty chứng khốn tham gia vào lĩnh
vực của nhau thơng qua các cơng ty con, các tập đồn tài chính thƣờng do ngân hàng
đứng đầu và khơng một tập đồn nào có cơng ty bảo hiểm.
Ở Châu Âu, từ cuối những năm 1980, xu hƣớng hợp nhất giữa ngân hàng và bảo
hiểm hình thành một loạt tập đồn ngân hàng bảo hiểm, đem lại lợi nhuận từ việc kinh
doanh “dịch vụ toàn diện ” cho những tập đoàn ở Châu Âu.

1.1.3 Vai trị của tập đồn tài chính - ngân hàng
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế
TĐ TC - NH là thành phần không thể thiếu, là đặc trƣng cơ bản của nền kinh tế
có thị trƣờng tài chính phát triển. Đối với các nƣớc công nghiệp phát triển, TĐ TC NH đã hình thành từ cuối thế kỷ 20 và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Đối với
các nƣớc mới cơng nghiệp hố, mơ hình TĐ TC - NH đang dần khẳng định vai trò
quan trọng của mình trong nền kinh tế của đất nƣớc.
Trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế tài chính sâu sắc, ở những nền
kinh tế mới nổi, xây dựng TĐ TC - NH là giải pháp để bảo vệ ngành tài chính trong
nƣớc, để có thể cạnh tranh với các TĐ TC - NH hàng đầu thế giới. Hơn nữa, trong
những điều kiện cụ thể, dƣới sự hỗ trợ tích cực của Nhà nƣớc, định hƣớng chiến lƣợc
đúng đắn, các TĐ TC - NH ở các thị trƣờng mới có thể vƣơn ra, dần khẳng định vị thế
của mình trên trƣờng quốc tế.


6

1.1.3.2 Đối với thị trường tài chính
Sự phát triển của thị trƣờng tài chính và hoạt động của TĐ TC – NH có sự tác
động qua lại lẫn nhau. Thị trƣờng tài chính phát triển, các TĐ TC – NH có khả năng
mở rộng quy mơ hoạt động, loại hình kinh doanh, đa dạng hóa hoạt động ngân hàng,
hình thành nhiều loại hình hoạt động, nhiều cơng ty…Ngƣợc lại, các TĐ TC – NH phát
triển sẽ làm cho thị trƣờng tài chính trở nên sơi động, hệ thống tài chính ngân hàng
phát triển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia.
1.1.3.3 Đối với định chế tài chính
Tập đồn hố các tổ chức tài chính sẽ giúp tăng cƣờng sức mạnh kinh tế và năng
lực cạnh tranh của từng cơng ty thành viên trong tập đồn. Việc hình thành TĐ TC NH cho phép phát huy lợi thế kinh tế theo quy mô, khai thác triệt để sức mạnh thƣơng
hiệu. Các cơng ty thành viên trong tập đồn sẽ có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau,
thực hiện hoạt động kinh doanh theo phƣơng hƣớng và chiến lƣợc thống nhất của tập
đoàn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài ra, sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau và sự
chia sẻ các nguồn lực giữa các thành viên trong tập đồn khơng những giúp tăng cƣờng

sức mạnh mà cịn tận dụng tổng lực của tập đồn, nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.
Hình thành TĐ TC - NH là đòi hỏi thực tế khách quan của sự hạn chế về vốn
của các công ty cá biệt thông qua cơ chế tập trung và phân phối vốn. Vốn của tập đồn
đƣợc huy động từ các cơng ty thành viên, từ đó tập trung đầu tƣ vào các dự án lớn và
hiệu quả nhất của tập đoàn. Khi một cơng ty con trong tập đồn gặp khó khăn về vốn,
sẽ nhận đƣợc sự trợ giúp từ việc phân phối nguồn vốn của công ty mẹ hoặc từ các cơng
ty con khác có tiềm lực tài chính mạnh. Nhờ vậy, các thành viên trong tập đoàn liên kết
với nhau chặt chẽ hơn và phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn.
Hình thành TĐ TC - NH cịn là giải pháp hữu hiệu, tích cực đẩy nhanh việc
nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào hoạt động
của các công ty thành viên, các cơng ty riêng biệt sẽ khó có khả năng thực hiện đƣợc
nếu nhƣ đứng một mình. TĐ TC - NH cịn có ý nghĩa tăng cƣờng hiệu quả quản lý,
đồng thời kết hợp đƣợc giữa ƣu thế của sự chuyên mơn hố trong từng thực thể thành
viên với các hoạt động kinh doanh đa dạng trên quy mơ tập đồn.


7

1.2 MƠ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÁC TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Các TĐ TC – NH có nhiều mơ hình tổ chức khác nhau, tùy theo các tiêu chí để
phân loại: phân theo sự chun mơn hóa; theo mối quan hệ, phân quyền,…
1.2.1 Theo sự chun mơn hóa
Tính chun biệt của một tập đồn có thể đƣợc xác định theo vùng lãnh thổ,
theo khách hàng và theo loại hình dịch vụ cung cấp, từ đó có thể xây dựng mơ hình tổ
chức của TĐ TC - NH dựa trên nền tảng là các ngân hàng chuyên biệt.
1.2.1.1. Chuyên mơn hóa theo vùng lãnh thổ
Chun mơn hóa theo vùng lãnh thổ thể hiện rõ nét trong nền kinh tế thị trƣờng
do pháp lý điều chỉnh hoặc do sự phát triển tự nhiên của hệ thống ngân hàng và phản
ứng của các ngân hàng trƣớc nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng. Điển hình:
Ở Mỹ, luật Mc Fadden 1927 cấm các ngân hàng thành lập chi nhánh tại bang

khác, nếu nhƣ luật pháp của bang đó khơng cho phép. Luật này đƣợc xây dựng và ban
hành nhằm bảo vệ những ngân hàng nhỏ, khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực này.
Trên thực tế, sự điều chỉnh này ít nhiều kìm hãm cạnh tranh do nó bảo vệ cả những
ngân hàng yếu kém, vì thế luật này bị phê phán mạnh mẽ và phải hủy bỏ. Luật Ngân
hàng liên bang năm 1994 đã thay thế các quy định riêng lẻ của các bang về hoạt động
ngân hàng [3], [4].
Ở Thụy Sĩ, chun mơn hóa theo vùng lãnh thổ cũng thể hiện rõ nét trong hệ
thống ngân hàng của Thụy Sĩ, trong đó các ngân hàng thuộc bang nào thì thực hiện
nghiệp vụ tại bang đó, nhƣng cũng có quyền cung cấp dịch vụ tại bang khác, nhất là
những ngân hàng lớn. Đây là sự phát triển tự nhiên và không chịu sự chi phối của môi
trƣờng pháp lý [3], [4].
Ở Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng không hạn chế các ngân hàng cung cấp
dịch vụ trên phạm vi toàn quốc, nhƣng chỉ những ngân hàng lớn mới có khả năng hoạt
động trên phạm vi tồn quốc thông qua mạng lƣới chi nhánh của các ngân hàng [3],
[4].
1.2.1.2. Chun mơn hóa theo khách hàng


8

TĐ TC – NH có mơ hình tổ chức chun mơn hóa theo đối tƣợng khách hàng.
Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ mang tính tƣơng đối vì xu hƣớng hoạt động của tập
đoàn đều tăng cƣờng thu hút khách hàng theo hƣớng đa dạng hóa. Trong nền kinh tế thị
trƣờng, dƣờng nhƣ khơng có tập đồn nào chun mơn hóa theo khách hàng do sự cạnh
tranh trong hoạt động kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận cao nhất cho tập đồn.
1.2.1.3. Chun mơn hóa theo loại hình dịch vụ cung cấp
Chun mơn hóa theo loại hình dịch vụ cung cấp đƣợc coi là có ý nghĩa lớn nhất
trong giai đoạn hiện nay, là kết quả của sự đa dạng các nhu cầu của khách hàng. Tuy
nhiên tại Mỹ, Nhật Bản và một số nƣớc khác tính chuyên biệt này là kết quả của sự
điều chỉnh pháp lý, trong thời kỳ trƣớc các NHTM tại Mỹ và Nhật không đƣợc phép

tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Ở Mỹ, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng năm 1929 làm cho các NHTM tham
gia quá mức vào hoạt động tín dụng và đầu tƣ trong thời gian quá dài. Nhằm phục hồi
uy tín của hệ thống ngân hàng và phịng ngừa thảm họa đầu tƣ vào thị trƣờng chứng
khoán khi thị trƣờng này không ổn định. Luật Glass – Steagall năm 1934 cấm các
NHTM bảo lãnh phát hành và kinh doanh chứng khốn, các doanh nghiệp kinh doanh
chứng khốn khơng đƣợc nhận tiền gửi. Tuy nhiên, sự bất hợp lý của Luật này đã kiềm
chế hoạt động kinh doanh của các NHTM và cuối cùng sau nhiều lần đánh giá và bị
phê phán. Luật Glass – Steagall đã bị hủy bỏ năm 1991 [3].
1.2.2 Theo mối quan hệ, phân quyền
Các TĐ TC - NH trên thế giới có mơ hình tổ chức rất đa dạng, với nhiều tên gọi
khác nhau. Theo mối quan hệ, phân quyền: TĐ TC – NH có thể chia thành 3 mơ hình
tổ chức nhƣ sau:
-

Mơ hình cơng ty mẹ nắm vốn thuần túy (holding company)

-

Mơ hình cơng ty mẹ vừa nắm vốn, vừa trực tiếp kinh doanh (mơ hình cơng
ty mẹ - cơng ty con: parent – subsidiary relationship)

-

Mơ hình ngân hàng đa năng (universal Banking)

1.2.2.1 Mơ hình cơng ty mẹ nắm vốn thuần túy (holding company)


9


Một công ty mẹ chịu trách nhiệm quản lý các cơng ty con trên tồn bộ các lĩnh
vực tài chính. Các cổ đông gián tiếp điều hành các công ty con (hoạt động trong lĩnh
vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán), ban điều hành thực hiện quyền nắm giữ cổ
phần trong tất cả các cơng ty con.Trong mơ hình này, mỗi lĩnh vực tự quản lý vốn riêng
lẻ, ngăn ngừa sự lan truyền rủi ro giữa các công ty. Mô hình này đặc biệt phổ biến ở
những TĐ TC - NH quốc tế ở Mỹ và Nhật Bản [6].

Các cổ đơng

Cơng ty mẹ

Ngân hàng

Cơng ty chứng khốn

Cơng ty bảo hiểm

Hình 1.1: Mơ hình cơng ty mẹ nắm vốn thuần túy (Holding company)
1.2.2.2 Mơ hình cơng ty mẹ vừa nắm vốn, vừa trực tiếp kinh doanh (mơ hình cơng ty
me – công ty con: parent – subsidiary relationship)
Các cổ đông trực tiếp điều hành hoạt động ngân hàng và gián tiếp điều hành các
cơng ty chứng khốn và bảo hiểm. Đối với mơ hình này, vốn của ngân hàng, cơng ty
chứng khốn và cơng ty bảo hiểm đƣợc quản lý một cách độc lập nhƣng có thể xảy ra
việc ngân hàng mẹ có khả năng rót vốn cho các cơng ty con, có thể ngăn ngừa lan
truyền rủi ro ở mức độ nhất định. Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng mẹ có thể tác
động tới các cơng ty con và rủi ro của một cơng ty con có thể gây ra rủi ro lan truyền.
Ở Mỹ, mơ hình này vẫn đƣợc cho phép nếu các ngân hàng quốc doanh tham gia
vào kinh doanh chứng khoán hoặc bảo lãnh phát hành bảo hiểm. Mơ hình này cũng
đƣợc cho phép ở Nhật Bản (gọi là mơ hình các cơng ty con trong lĩnh vực cá biệt) [6].



10

Các cổ đơng
Ngân hàng

Cơng ty chứng khốn

Cơng ty bảo hiểm

Hình 1.2: Mơ hình cơng ty mẹ vừa nắm vốn, vừa trực tiếp kinh doanh (mơ hình
cơng ty mẹ - cơng ty con: parent – subsidiary relationship)
1.2.2.3 Mơ hình ngân hàng đa năng (universal banking)
Mơ hình ngân hàng thực hiện tất cả các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh của cả
ngân hàng thƣơng mại và ngân hàng đầu tƣ. Ngân hàng đa năng cũng có thể tham gia
sở hữu các cổ phần trong các tập đồn cơng nghiệp. Do vậy, ngân hàng đa năng đƣợc
coi là hiện thân của một loạt các dịch vụ tài chính nhƣ: kinh doanh các cơng cụ tài
chính, kinh doanh ngoại hối, nhận bảo hiểm các loại nợ (hay bảo lãnh nợ), phát hành cổ
phiếu, quản lý đầu tƣ, bảo hiểm cũng nhƣ mở rộng việc cung cấp các sản phẩm tín
dụng và tiền gửi…
Các cổ đông của ngân hàng trực tiếp quản lý mọi hoạt động kinh doanh ngân
hàng, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, khơng có sự phân biệt về quản lý
vốn giữa các lĩnh vực. Điều này gây khó khăn trong việc xác định rủi ro của mỗi lĩnh
vực, rủi ro của lĩnh vực này có thể ảnh hƣởng đến những lĩnh vực khác. Mơ hình này
đƣợc phổ biến ở Châu Âu [6].


11


Các cổ đơng

Ngân hàng

Kinh doanh
ngân hàng

Kinh doanh
bảo hiểm

Kinh doanh
chứng khốn

Hình 1.3: Mơ hình ngân hàng đa năng (universal Banking)
Bảng 1.2: So sánh 03 mơ hình TĐ TC - NH theo mối quan hệ, phân quyền


×