Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá Basa vào thị trường Mỹ" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.04 KB, 88 trang )





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Những bài học kinh nghiệm rút ra
từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa
vào thị trường Mỹ

Giáo viên hướng dẫn:
Lê Thị Thanh








4
LỜI NÓI ĐẦU

Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ vừa được ký kết đã mở ra những cơ
hội làm ăn mới cho các thương nhân của cả hai nước Việt Nam và Mỹ. Đây
là một sự kiện hợp với tiến trình toàn cầu hoá và tự do thương mại đang
diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, Hiệp định được ký chưa ráo mực
thì chúng ta đã phải chứng kiến những hành độ
ng trái ngược hẳn với tinh
thần tự do cạnh tranh, tự do thương mại. Đó là việc xảy ra khi cá tra, cá
basa nhập khẩu vào thị trường nước Mỹ. Kể từ cuối năm 2000, Hiệp hội
các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) tiến hành chiến dịch chống lại việc


nhập khẩu khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào thị trường này. Chiến
dịch này có lúc lắng dịu đi vài tháng, rồi có lúc lại sôi lên. Sự
ầm ĩ, nóng
bỏng của nó đã khiến người Mỹ gọi nó là "chiến tranh catfish" để so sánh
với "chiến tranh Hamburger", "chiến tranh ô tô" và "chiến tranh nước giải
khát" đã từng xảy ra trước đây trên thị trường này.
Các cuộc chiến tranh mà ta nhắc đến ở trên, nhìn chung, là biểu hiện
bên ngoài của cạnh tranh và xung đột thương mại. Đây là một hiện tượng
tự nhiên trong một thị trường cạnh tranh mà các đối thủ có s
ức mạnh kinh
tế. Hiện tượng ít xảy ra nhưng một khi đã diễn ra thì gây thiệt hại vô ích về
thời gian và nguồn lực của các bên. Tuy vậy nó cũng là một hiện tượng
quan trọng đáng chú ý và cần được nghiên cứu. Vì những lý do như vậy,
chuyên đề được cống hiến cho việc nghiên cứu xem xét hiện tượng xung
đột thương mại với biểu hiện gần đây nhất của nó là CFA tiế
n hành cuộc
"chiến tranh catfish" chống các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng như người
nuôi cá Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề mang tính thời sự này
trong quá trình phát triển kinh tế thuỷ sản nói riêng cũng như phát triển
kinh tế đất nước nói chung, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế khu

5
vực và kinh tế quốc tế nên em đã chọn đề tài:
NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ CÁ BASA VÀO THỊ
TRƯỜNG MỸ.
Nội dung chính của đề tài này gồm 3 chương:
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ

CHƯƠNG II. NỘI DUNG VỤ KIỆN CÁ TRA, CÁ BASA GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ
CHƯƠNG III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN
Do thiếu kinh nghiệm và nguồn thông tin còn hạn hẹp nên đề tài
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn chu đáo và sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Lê Thị Thanh trong quá
trình thực hiện đề tài này.

















6
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I . THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
1. Thương mại quốc tế
1.1 Định nghĩa. Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ

giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao
đổi thường vượt ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt
động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới. Hoạt
động thương mại quốc tế ra
đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế và ngày nay nó giữ vị trí
trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Sở dĩ thương mại quốc tế có
vai trò quan trọng như vậy bởi vì kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế
khác cuối cùng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan
hệ hàng hoá-tiền tệ vẫn là quan hệ
phổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế
quốc tế.
(Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội 2002)
1.2 Nội dung. Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau.
Trên giác độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung
của thương mại quốc tế bao gồm:
- Xuất và nhập khẩu hàng hoá hữu hình
- Xuất và nhập khẩu hàng hoá vô hình
- Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nướ
c ngoài gia công
- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu
- Xuất khẩu tại chỗ.

2. Tranh chấp thương mại
2.1 Khái niệm. Đề tài có nói tới tranh chấp thương mại. Vậy tranh chấp
thương mại là gì? Theo các nhà luật học thì tranh chấp thương mại được

7
hiểu là những mâu thuẫn, xung đột về một thực hiện pháp lý của các chủ
thể khi tham gia quan hệ pháp luật kinh tế. Đặc trưng của tranh chấp kinh
tế là chúng phát sinh trực tiếp từ hoạt động kinh doanh; chủ thể tham gia

tranh chấp thông thường là các doanh nghiệp; tranh chấp gắn liền với lợi
ích riêng biệt của mỗi chủ thể và luôn thuộc quyền tự định đoạt của họ.
Theo ý củ
a người viết, tranh chấp thương mại có thể hiểu là những mâu
thuẫn xung đột phát sinh trong quá trình thương mại. Các mâu thuẫn xung
đột đó không chỉ thể hiện sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các thương nhân
hay tầng lớp thương nhân của các quốc gia như biểu hiện bề ngoài của nó.
Đó là một biểu hiện của sự va chạm về lợi ích giữa các quốc gia, các nền
kinh tế và trong một chừ
ng mực nào đó là các nền sản xuất với các phương
thức sản xuất khác nhau.
Hãy tưởng tượng về một doanh nghiệp nhà nước, độc quyền ở ngành
của mình ở trong nước, xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Do có lợi thế độc
quyền ở hậu phương nên trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường nước
ngoài doanh nghiệp đó có thể hạ giá sản phẩm tới mức thấ
p hơn cả giá bán
ở nước mình để chiếm thị trường. Khi đó các doanh nghiệp ở nước chủ
nhà, vốn quen với một thị trường cạnh tranh tự do sẽ không đủ tiềm lực
cạnh tranh. Vậy để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nước mình chính
quyền nước sở tại có thể đưa ra luật cấm bán hàng nhập khẩu với giá thấp
hơn giá bán tại nước s
ản xuất. Ta có thể thấy rõ đó là một tranh chấp
thương mại phát sinh giữa hai nền kinh tế khác nhau: nền kinh tế thị trường
và nền kinh tế không có yếu tố thị trường.
2.2 Nguyên nhân. Nguyên nhân của các tranh chấp thương mại rất đa
dạng. Về cơ bản nó có nguyên nhân sau:
Chính sách bảo hộ mậu dịch, bảo hộ các ngành công nghiệp trong
nước. Chính phủ các nước có thể thực hiện một hệ
thống chính sách mang
tính bảo hộ mậu dịch. Các chính sách này tạo cho các thương nhân và nhà


8
sản xuất trong nước những lợi thế nhất định và khiến cho các thương nhân
và công ty nước ngoài những khó khăn trong việc hoạt động ở thị trường
này. Các chính sách đó gồm có chính sách thuế xuất nhập khẩu, phí và lệ
phí, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bao bì đóng gói, môi trường…
Sự “hiểu nhầm” của các bên trong quá trình buôn bán. Khác biệt về
các đơn vị số lượng, khối lượng… nói chung có thể xẩy ra. Mộ
t ví dụ là hệ
thống đo lường tấn: có 3 kiểu đo khác nhau “long ton” (dùng bởi Anh)
ngang với 2240 pao=1016,05 kg, “metric ton” hoặc “tonne” (quy chuẩn
quốc tế) bằng 1000 kg, “short ton” (dùng ở Mỹ) bằng 2000 pound=907,19
kg. Nếu trong hợp đồng và bản dịch hợp đồng không quy ước rõ đơn vị
“tấn” theo hệ nào thì có thể gây tranh chấp, hiểu nhầm và dẫn tới vi phạm
hợp đồng. Khác biệt về tập quán thương mại có thể xẩy ra giữa hai bên
thuộc hai hệ thống kinh tế có trình độ phát triển khác nhau hoặc cách biệt
về mặt văn hoá, ngôn ngữ. Những thói quen mà bên này có thể coi là tất
nhiên nhưng bên kia không hề biết tới. Ví dụ về ngành dệt may, giầy dép:
nhà nhập khẩu Mỹ yêu cầu cung cấp 6000 đôi giầy đóng trong thùng, mỗi
thùng 20 đôi, đóng gói như thông lệ. Nhà nhập khẩu Mỹ có thói quen bán
hàng là từng đôi giầy được đóng gói riêng để tiện việc trư
ng bầy, giao bán
và các bạn hàng thường xuyên của anh ta hoàn toàn đáp ứng điều này. Tuy
nhiên, bạn hàng mới là nhà sản xuất Việt Nam chưa biết điều này . Anh ta
đóng gói tất cả 30 đôi vào một gói cho tiện và tiết kiệm chi phí. Điều này
khiến cho bạn hàng người Mỹ kiện anh ta vì vi phạm hợp đồng. Nhà sản
xuất Việt Nam phản đối và kiện lại dẫn đến tranh chấp thương mại.

3. Tranh chấp thương mại quốc tế
Tranh chấp thương mại bao gồm các bên chủ thể tham gia có quốc

tịch khác nhau và trụ sở công ty đặt tại những quốc gia khác nhau được gọi
là tranh chấp thương mại quốc tế. Những cuộc tranh chấp thương mại quốc

9
tế xuất phát từ việc bán phá giá đã xuất hiện nhiều trên thế giới như tranh
chấp thương mại giữa Mỹ và EU, Nga về việc Mỹ cho rằng EU và Nga bán
phá giá thép trên thị trường Mỹ, tranh chấp thương mại giữa EU và Việt
Nam khi EU cho rằng Việt Nam bán phá giá bật lửa gas trên thị trường
EU...

II. LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ VÀ LIÊN MINH CHÂU
ÂU (EU)
Bán phá giá là bán một món hàng xuất ra nước ngoài thấp hơn giá
hiện đang thị
nh hành ở thị trường nội địa và thấp hơn giá cần thiết để thu
hồi chi phí sản xuất (bán dưới giá thành) để mở rộng thị trường và nó gây
thiệt hại cho nền kinh tế, loại bỏ cạnh tranh và tạo thế độc quyền. Về lâu
dài, thương nhân sẽ tăng giá cao để bù vào chi phí và thu lợi nhuận độc
quyền. Các chính phủ đều có chú ý ngăn chặn và trừng phạt các hoạt động
này. Các hiệ
p ước quốc tế, như thoả ước tổng quát về thương mại và thuế
quan (GATT) đều cho phép làm như vậy.
Sự khác biệt giữa bán phá giá với bán hàng giá rẻ do giá thành thấp,
nhìn bề ngoài là rất khó xác định. Một khía cạnh của tranh chấp thương mại
là xác định sự khác biệt đó. Khi có tranh chấp, một bên sẽ cố buộc tội đối
thủ cạnh tranh của mình là có bán phá giá. Bên kia sẽ chứng minh là mình
không bán phá giá mà là bán hàng giá rẻ, phù hợp v
ới chi phí sản xuất của
mình.


1. Luật chống bán phá giá của Mỹ
Luật của Mỹ quy định rằng: nếu hàng hoá bán vào Mỹ thấp hơn giá
quốc tế hoặc thấp hơn giá thị trường thì người sản xuất ở Mỹ có thể kiện ra
toà, và như vậy, nước bị kiện sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá (Ad) cao
không chỉ đối với chính hàng hoá bán phá giá mà còn đối với t
ất cả các

10
hàng hoá khác của nước đó bán vào Mỹ. Giá thị trường của hàng hóa là giá
mà hàng hóa đó thường được bán trên thị trường nước người sản xuất.
Bộ thương mại Mỹ (DOC), Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC), và
Tổng cục hải quan Mỹ cùng có trách nhiệm trong việc thi hành luật chống
bán phá giá. DOC chịu trách nhiệm quản lý chung về luật bán phá giá và
điều tra về việc phá giá của nước ngoài cho hàng nhập khẩu. Nếu đi
ều tra
xác định sự việc là có thật, DOC sẽ quy định mức thuế đánh vào hàng hóa
đó. ITC thì xác định liệu sự việc đã, hoặc có thể , ảnh hưởng đến sản xuất
trong nước hay chưa, hoặc liệu một ngành sản xuất trong nước có bị ảnh
hưởng ngay từ khi mới phát triển do việc bán phá giá hàng nhập khẩu hay
không. Tổng cục hải quan áp dụng AD khi những mức thuế này được ban
hành và ITC
đã tiến hành công việc xác định cần thiết.
Gần đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật Byrd sửa đổi, theo đó luật
này khuyến khích doanh nghiệp Mỹ cản trở việc nhập khẩu hàng hóa từ các
đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Cụ thể là Luật Byrd sửa đổi ngăn chặn công
ty nước ngoài xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ ở mức giá thấp hơn giá họ
thườ
ng tính ở thị trường trong nước, do đó, cạnh tranh không công bằng
với nhà sản xuất Mỹ.
(Chương I, Luật Thương mại quốc tế, Phạm Minh biên soạn, NXB Thống

Kê, Tp.Hồ Chí Minh 2000).

2. Luật chống bán phá giá của Liên minh châu Âu (EU)
Luật của EU được ban hành ngày 22/12/1995 dựa trên cơ sở pháp lý
Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Một sản phẩm được xem là bị
bán phá giá nếu giá xuất khẩu (tính theo giá CIF) của của sả
n phẩm này
vào EU thấp hơn so với giá bán trong nước của sản phẩm tương tự đó tại
nước xuất khẩu. Một sản phẩm được xem là có bán trong nước nếu khối

11
lượng bán trong nước chiếm từ 5% trở nên so với khối lượng sản phẩm đó
xuất khẩu vào EU.
Các công ty, pháp nhân, các tổ chức của EU có thể đưa đơn kiện lên
Uỷ ban Châu Âu (EC), tuy nhiên có một số quy định khác mang tính kỹ
thuật: Bên đi kiện phải chứng minh được rằng tổng sản phẩm của những
công ty đi kiện chiếm hơn 25% tổng sản phẩm các mặt hàng đó trong khối
EU; t
ổng sản lượng của những công ty đi kiện phải chiếm hơn 50% tổng
sản lượng của những công ty không kiện (trong EU); đơn kiện sẽ bị bác bỏ
nếu sản phẩm bán phá giá vào EU chỉ chiếm đưới 1% (sản phẩm của một
nước) hoặc dưới 3% thị phần tại EU (nếu là sản phẩm do nhiều nước cùng
xuất vào EU). Sau khi thu thập thông tin, EC sẽ tính ra giá thành sản xuất
của s
ản phẩm, giá bán sản phẩm trong nước (bao gồm chi phí sản xuất,
khấu hao, lợi nhuận…), giá xuất khẩu (giá CIF) để xem có bán phá giá hay
không và tính ra mức độ phá giá (còn gọi là biên độ phá giá, là số lượng mà
giá trị thông thường, hay mức giá bán trong nước vượt quá giá trị xuất
khẩu). Nếu sản phẩm không bán trong nước hoặc bán trong nước nhưng
chiếm sản lượng ít hơn 5% thì EC sẽ so sánh với giá bán tương tự của một

công ty tương tự. Còn nế
u doanh nghiệp tỏ ra bất hợp tác (từ chối tiếp cận,
không cung cấp thông tin…) thì EC sẽ ban hành các phán quyết dựa trên
các dữ liệu sẵn có. Thông thường, nếu nhà xuất khẩu bị kiện bán phá giá
mà đang hoạt động ở một nước có nền kinh tế thị trường thì EC sẽ trực tiếp
sang điều tra. Nếu nhà xuất khẩu thuộc nước không có nền kinh tế thị
trường thì EC sẽ chọn mộ
t nước thứ ba có nền kinh tế thị trường để tính
toán mức giá của sản phẩm đó. Tuy nhiên, EC đã ban hành quy định số
2238/2000 (ngày 9/10/2000) xác định 5 nước tuy chưa được công nhận có
nền kinh tế thị trường nhưng đã có các công ty hoạt động theo cơ chế thị
trường là: Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Ukraine, Kazakhstan. Như vậy, các
doanh nghiệp này sẽ được EC trực tiếp sang điều tra nếu có kiện tụng bán

12
phá giá. Việc xác minh cơ chế thị trường là nhằm chứng tỏ rằng công ty
hoạt động theo đúng các điều kiện của thị trường và hệ thống sổ sách tài
chính của họ là minh bạch. Quy chế về kinh tế thị trường có vai trò quan
trọng ở khâu áp thuế chống bán phá giá: nếu công ty thuộc nước có nền
kinh tế thị trường thì từng công ty sẽ chịu mức thuế khác nhau tuỳ thị
phầ
n/sản lượng sản phẩm vào EU, còn nếu thuộc nước có nền kinh tế phi
thị trường thì tất cả công ty của nước này sẽ chịu chung một mức thuế.
Để xác định mức bán phá giá của một mặt hàng nhập khẩu, theo Luật
chống bán phá giá của EU, nước áp dụng, sau khi điều tra cụ thể sẽ có sự
so sánh giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường của mặt hàng nhập khẩu.
S
ự so sánh này sẽ được thực hiện ở cùng cấp độ thương mại liên quan tới
những vực bán hàng được tiến hành ở gần như cùng một thời điểm. Trong
trường hợp giá trị thông thường và giá trị xuất khẩu được xây dựng không

nằm trên cơ sở so sánh như vậy, việc xem xét hợp lý dưới dạng điều chỉnh
sẽ được thực hiện trong mỗi trườ
ng hợp tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của
từng vụ việc. Bất kỳ một sự chồng chéo nào khi thực hiện việc điều chỉnh
cũng cần phải được tránh, đặc biệt là sự chồng chéo liên quan tới mức khấu
hao, giảm giá số lượng và cấp độ thương mại. Khi những điều kiện cụ thể
được đáp ứng, các yếu tố
có thể được điều chỉnh bao gồm: phí nhập khẩu
và các loại thuế gián tiếp; chiết khấu, giảm giá và số lượng, chi phí vận tải,
bảo hiểm, bốc dỡ; đóng gói; tiền hoa hồng... Biên phá giá là số lượng mà
giá thông thường vượt quá giá trị xuất khẩu. Giá trị thông thường sẽ được
tính dựa trên cơ sở những mức giá được trả hay phải trả theo tiến trình
thương mạ
i thông thường, bởi các khách hàng độc lập ở nước xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong trường hợp nhà xuất khẩu ở nước xuất khẩu không sản
xuất hay không bán sản phẩm tương tự, giá trị thông thường có thể được
thiết lập dựa trên cơ sở giá của những người bán hàng hay những nhà sản
xuất khác. Việc bán sản phẩm tương tự ở thị trường nội địa của n
ước xuất

13
khẩu; hoặc việc bán hàng xuất khẩu sang một nước thứ ba, ở mức giá thấp
hơn chi phí sản xuất cộng với các chi phí khác có thể được xem là không
nằm trong tiến trình thương mại thông thường. Việc áp dụng được thực
hiện chỉ khi nào xác định được rằng việc bán hàng như vậy nằm trong một
khoảng thời gian kéo dài với một số lượng đáng kể và ở mức giá không cho
phép việ
c thu hồi tất cả các chi phí trong khoảng thời gian hợp lý. Khoảng
thời gian kéo dài thường là 1 năm nhưng trong mọi trường hợp sẽ không ít
hơn 6 tháng và việc bán thấp hơn chi phí sẽ được xem là bán với một khối

lượng đáng kể trong một khoảng thời gian như vậy. Giá xuất khẩu sẽ là
mức giá thực được trả hay phải trả cho sản phẩm khi sản phẩm được xuất
khẩ
u từ nước xuất khẩu vào EU. Trong trường hợp không có giá xuất khẩu
hoặc dường như mức giá xuất khẩu không thể tin cậy được do có sự liên
kết một thoả thuận mang tính đền bù giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
hay một bên thứ ba, giá xuất khẩu có thể được tính toán trên cơ sở mức giá
tại những mặt hàng nhập khẩu đó lần đầu tiên được bán lại cho một ng
ười
mua độc lập hoặc không được bán lại theo những điều kiện mà theo đó sản
phẩm đã được nhập khẩu thì giá xuất khẩu sẽ được tính toán trên bất kỳ
một căn cứ hợp lý nào...
Việc xác định mức thiệt hại sẽ dựa trên những chứng cứ tích cực và
bao gồm việc xem xét một cách khách quan (cả lượng hàng nhập khẩu
được bán phá giá và tác động của vi
ệc bán phá giá hàng nhập khẩu đối với
giá cả trên thị trường EU của những sản phẩm tương tự). Về lượng hàng
nhập khẩu được bán phá giá sẽ phải xem xét liệu đã có một sự tăng đáng kể
về số hàng nhập khẩu bị bán phá giá hay không hoặc xét về tuyệt đối so với
lượng hàng sản xuất hoặc tiêu dùng trong khối EU. Những tác động của
việc phá giá hàng nhập kh
ẩu đối với giá cả sẽ phải xem xét liệu đã có một
sự cắt giảm đáng kể của hàng nhập khẩu được bán phá giá so với giá của
một sản phẩm tương tự của ngành thuộc EU hay không hoặc liệu tác động

14
của những mặt hàng nhập khẩu như vậy có làm giảm giá ở một mức đáng
kể hay ngăn ngừa sự tăng giá ở một mức độ đáng kể hay không?
(Chương I, Luật Thương mại quốc tế, Phạm Minh biên soạn, NXB Thống
Kê, Tp.Hồ Chí Minh 2000).



15
III. TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI MỸ VÀ
CANADA
1. Tranh chấp thương mại dệt may Việt Nam–Mỹ
Từ tháng 12/2002, do doanh số hàng may mặc sang thị trường Mỹ
tăng rất mạnh, Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may Mỹ (ATMI) đã liên tiếp
yêu cầu chính phủ nước này có các biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng dệt
may từ các nước đang phát triển, đặc biệt là Châu Á, trong đó có Trung
Quố
c và Việt Nam. Các công ty sản xuất tại Mỹ cho rằng, hàng nhập khẩu
từ các nước đang phát triển có sức cạnh tranh lớn, nhờ được sự hỗ trợ bởi
chính sách duy trì đồng nội tệ yếu hơn đồng USD. Họ còn khẳng định ,
việc nhập hàng không hạn chế đã làm cho ngành dệt may Mỹ bị mất
177.000 việc làm (30% lực lượng lao động) kể từ năm 1997. Chính phủ Mỹ
chưa công bố lộ trình cụ thể cho vấn đề hạn ngạch, nhưng có thể đến tháng
6/2003 sẽ bắt đầu áp dụng.
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang
Mỹ đạt 930 triệu USD, tăng mạnh so với năm 2001. Nhưng thực tế, con số
này còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực (thậm chí không bằng
Campuchia với 1 tỷ USD). Nay nếu bị chuyển từ xuất khẩ
u tự do sang xuất
khẩu có điều kiện–theo hạn ngạch giống như qua EU–doanh ngiệp Việt
nam tất nhiên sẽ chịu thiệt thòi. Việt Nam đang mong đợi cuộc đàm phán
sắp tới đi đến 1 trong 2 thoả thuận: hạn ngạch Mỹ đưa ra sẽ tăng thêm 15-
20% so với lượng hàng đã xuất sang nước này năm 2002 hoặc áp hạn
ngạch tương đương với Thái Lan, Singapore… Trong cuộc thương lượ
ng,
phía Việt Nam sẽ có sự tham gia của Tổng Công ty Dệt may và các quan

chức thương mại, phía Mỹ chủ yếu là các quan chức thương mại, không có
doanh nghiệp.
Sau hơn nửa tháng bàn thảo tại Washington, ngày 25/4/2003, đại
diện đàm phán hai nước vừa đặt bút ký kết Hiệp định Dệt may Việt-Mỹ.

16
Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2003 với mức hạn ngạch xuất
khẩu cho hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ năm nay là 1,7 tỷ USD. Mức
quota nói trên sẽ được tăng thêm 7%/năm cho các năm tiếp theo.
Có tất cả 38 mặt hàng dệt may của Việt Nam bị giới hạn lượng xuất,
trong đó có quần và áo sợi bông, hai sản phẩm quan trọng nhất đối với thị
trường Mỹ
. Hạn ngạch cho các mặt hàng này lần lượt là 84 triệu và 168
triệu chiếc. Trong trường hợp cả hai phía không đột ngột chấm dứt thực thi
hiệp định, việc áp dụng hạn ngạch sẽ tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2004.
Nếu đến thời điểm đó mà Việt Nam chưa gia nhập WTO, hiệp định sẽ có
hiệu lực thêm 1 năm nữa. Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ t
ỏ ra không hài lòng
với nội dung và đặc biệt là thời hạn thực thi hiệp định (trước đó, họ đã đề
nghị thực hiện từ 1/7/2003). Họ cho rằng việc áp quota ngay từ 1/5/2003 là
không hợp lý bởi phần lớn đơn đặt hàng đã được ký kết từ 6 tháng trước
đây.
(Hải Vân, Thời báo Kinh tế Việt Nam , số ra ngày 25/4/2003)

2. Tranh chấp thương mại giày Việt Nam–Canada
Ngày 26/4/2002, Cơ quan Hải quan và Thuế v
ụ Canada (CCRA) bắt
đầu điều tra theo đơn kiện của Hiệp hội các nhà sản xuất giày Canada
(SMAC) về hàng xuất khẩu từ Macao, Hồng Kông và Việt Nam. CCRA
gửi 92 câu hỏi, hai Bộ Thương Mại và Bộ Công Nghiệp Việt Nam cùng các

ngành liên quan đã phối hợp trả lời, gửi kèm gần 1000 trang tài liệu về
chính sách của Chính phủ, vai trò của cơ quan quản lý với hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…
Ngày 9/9/2002, CCRA ra quyế
t định sơ bộ cho rằng giày xuất xứ từ
Việt Nam được bán phá giá vào Canada, và ngay lập tức áp dụng biện pháp
tạm thời, cộng thêm mức thuế chống phá giá rất cao (72 và 187%) vào
hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

17
Cùng thời gian, lần lượt hai đoàn công tác của CCRA tới Việt Nam
làm việc với các doanh nghệp bị kiện, và cơ quan quản lý liên quan. Sau
quá trình điều tra trực tiếp, ngày 9/12/2002, CCRA kết luận và gửi tới
CITT bộ hồ sơ thừa nhận Chính phủ Việt Nam không độc quyền ngoại
thương, không trợ cấp trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu giày. Tuy nhiên,
họ vẫn cho rằng Việt Nam bán phá giá, nên chỉ giảm mứ
thuế áp dụng từ
72% xuống trung bình 25,7%.
Tại CITT, đại diện Hiệp hội Da giày Việt Nam cùng các bộ, ngành
và Thương vụ Việt Nam đã tham gia phiên điều trần, trả lời các câu hỏi của
CITT và luật sư biện hộ cho SMAC. Phía Việt Nam đã được những người
tham dự, đại diện người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu Canada ủng hộ.
CITT đã ra phán quyết cuối cùng ngày 7/1/2003 khẳng định mặt hàng giày
và đế giày không thấ
m nước có nguồn gốc hoặc được xuất khẩu từ Việt
Nam không gây thiệt hại và cũng không đe dọa ngành sản xuất giày
Canada, và bác bỏ đơn kiện của SMAC.
(Nghĩa Nhân , vnexpress.net/vietnam/kinhdoanh, ngày 9/1/2003)

18

CHƯƠNG II. NỘI DUNG VỤ KIỆN CÁ TRA, CÁ
BASA GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ
Đối với một số doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp định Thương mại Việt-
Mỹ đã trở thành một cơ hội tiềm năng cho việc xuất khẩu hàng hoá Việt
Nam vào thị trường Mỹ. Cơ hội này, nếu căn cứ trên cơ sở thuế suất được
giảm thì sẽ mở ra một kênh thị trường thường xuyên lên đến hàng tỷ USD
mỗi năm cho các doanh nghiệp Việ
t Nam. Tuy nhiên, mọi việc không đơn
giản như chúng ta nghĩ cho dù chúng ta có lợi thế so sánh đi chăng nữa.
Mặt hàng cá basa, cá tra đã thu được những thắng lợi ban đầu trên thị
trường Mỹ nhưng người Mỹ không chấp nhận điêù đó và họ phản công
theo cách mà họ vẫn làm: kiện bán phá giá. Thời gian qua, sự kiện Hiệp hội
chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) chính thức đệ đơn dày hơn 200 trang khởi kiện
53 doanh nghi
ệp Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ
đã trở thành trung tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Vậy sự
thật xung quanh vấn đề này là như thế nào? Các doanh nghiệp Việt Nam có
bán phá giá cá tra và cá basa không? Vụ kiện này sẽ kết thúc ra sao? Trước
hết, chúng ta hãy cùng điểm lại toàn bộ quá trình này kể từ những ngày đầu
khi sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam mới xuất hiện trên thị trường
Mỹ để từ
đó có một cách nhìn khách quan về vấn đề này.


I. THỊ TRƯỜNG MỸ TRƯỚC NGÀY CFA KHỞI KIỆN VASEP
(28/6/2002)
1. Nguyên nhân của vụ kiện
Thị trường hải sản của Mỹ có sức tiêu thụ rất lớn, các tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm có chặt chẽ nhưng không khắt khe bằng EU nên
được các doanh nghiệp Việt Nam rất chú ý để thâm nhập vào, đặc biệt là từ

sau thời điểm Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ (BTA) có hiệu lự
c. Trong

19
các mặt hàng hải sản Việt Nam nhập khẩu vào đây, mặt hàng có khối
lượng lớn nhất là tôm sau đó là cá phi-lê đông lạnh, cụ thể hơn là cá tra và
cá basa. Trước đây, từ năm 1995 tới năm 1999, khối lượng mặt hàng này
xuất sang Mỹ không lớn (năm 1999 xuất khoảng 2000 pound). Chỉ khi
Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ được tiến hành đàm phán và ký kết thì
khối lượng mặt hàng này tă
ng lên rõ rệt. Cuối năm 2000 đầu 2001, khi Mỹ
khan hiếm cá nheo, một mặt hàng sản xuất trong nước của Mỹ thì khối
lượng nhập khẩu cá tra và cá basa mới tăng vọt lên (năm 2001 lên tới hơn
17000 pound). Các nhà nuôi cá của Mỹ cảm thấy bất an cho tương lai của
ngành và họ đã để ý đến con cá tra, cá basa của Việt Nam. Bắt đầu từ lúc
này, “cuộc chiến catfish” nổ ra thật sự trên các trận tuyến khác nhau.

2. Đị
nh nghĩa “catfish”
Thực ra thì catfish là gì vậy? Từ điển Oxford định nghĩa: catfish là
cá nước ngọt có các sợi râu giống như ria ở quanh mồm. Về mặt khoa học,
Catfish được dùng để chỉ tất cả các loài cá da trơn (không có vẩy) gồm cá
trê, cá tra, basa, cá lăng, cá bông lau v.v... Theo hệ thống phân loại ngư
học, tất cả các loại cá trên thuộc bộ cá Nheo (Silurifemes) gồm khoảng
2500 đến 3000 loài cá khác nhau, phân bố khắp các vùng nước ngọt, nước
mặn và nước lợ trên toàn thế giới. Họ cá Nheo ở Mỹ là Ictaluridae, loại cá
nuôi ở Mỹ là Ictalurus punctatus còn cá tra (Pangasius hypophthalmus) và
cá basa (Pangasius bocourty) được nuôi phổ biến ở đồng bằng Sông Cửu
Long và nhập khẩu vào Mỹ là thuộc họ cá Da trơn Châu á (Pangasidae).
Theo thông lệ, cả cá nheo Mỹ và cá tra, cá basa đều có quyền mang tên

catfish. Trên thực tế rất nhiều nhà hàng Mỹ đã dùng cái tên này cho món cá
mà nguyên liệu là cá tra hay cá basa Việt Nam. Có điều là, khi mà cá Việt
Nam nhập vào Mỹ nhiều lên, thay chỗ của cá nheo Mỹ thì các ch
ủ trại nuôi
cá của Mỹ không ngồi yên. Tổ chức của họ là Hiệp hội các chủ trại nuôi cá

20
nheo Mỹ (CFA) đã tiến hành nhiều biện pháp cả chính thức lẫn không
chính thức nhằm phản đối và chống lại sự có mặt của cá Việt Nam ở Mỹ.

3. Những bước suy tính đầu tiên cho vụ kiện
Được CFA tài trợ, Viện Cá Nheo Mỹ tiến hành một chiến dịch quảng
cáo rầm rộ với nội dung bài xích cá Việt Nam và kêu gọi sử dụng cá nheo
Mỹ, như là: “Đừng bao giờ tin vào sản phẩ
m catfish ngoại quốc”, rồi thì
“Người Mỹ ăn cá nheo Mỹ” và “Catfish nuôi của Mỹ” v.v... tạo ra một
không khí thù địch đối với các sản phẩm Việt Nam. Họ tung ra dư luận là
cá catfish của Việt Nam rẻ là do nuôi không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ
sinh, do nhân công rẻ mạt, thậm chí nghị sĩ Marion Barry còn tuyên bố trên
báo Bưu điện Washington rằng cá nuôi trên sông Mekong có thể chứa cả
dư lượng chất độc da cam mà Mỹ rải xuống
đây thời kỳ chiến tranh, một lý
luận thiếu chứng cớ và hết sức vô lý. Các chủ trại các giàu có của các bang
miền Nam nuôi nhiều cá nheo như là Mississipi, Arkansas... tiến hành gây
áp lực, lôi kéo các nghị sĩ của bang mình tạo sức ép pháp lý chống lại việc
nhập khẩu cá Việt Nam.
Một mặt, các chủ trại lợi dụng một quy định của Luật pháp Mỹ, họ
đệ đơn xin xem xét lại việc giảm thuế
đối với mặt hàng cá Việt Nam nhập
khẩu, thậm chí Chủ tịch CFA đệ đơn lên Tổng Thống Mỹ G.Bush yêu cầu

ký kết một hiệp định riêng với Việt Nam về mặt hàng này. Hành động này
tuy rất cực đoan nhưng nó dựa trên một cơ sở pháp lý là Luật Thương mại
Mỹ, cho phép các ngành công nghiệp bị tổn thương đệ đơn lên Uỷ Ban
Mậu Dịch Quốc Tế của M
ỹ đề nghị Tổng thống loại bỏ một số loại thuế đã
được cắt giảm đối với hàng hoá nhập khẩu, nếu cần có thể đàm phán lại
một hiệp định riêng cho mặt hàng đó. Rất may yêu cầu ký kết hiệp định
riêng bị bác bỏ. Bên cạnh đó họ thuê công ty luật Nathan Associates thu
thập thông tin mở chiến dịch tuyên truyền hạ thấp uy tín cá Việt Nam, nhấn

21
mạnh rằng do cá Việt Nam nhập khẩu mà giá cá nheo ở Mỹ giảm 10%, tạo
chứng cứ pháp lý để kiện chống bán phá giá.
Mặt khác, các nghị sĩ thuộc các bang nuôi nhiều cá nheo cũng tiến
hành nhiều hoạt động cản trở đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhập
khẩu cá vào Mỹ. Ngày 9/2/2001, 12 nghị sĩ Mỹ gồm có 8 thượng nghị sĩ và
4 hạ nghị sĩ đại biểu cho các bang nói trên đã cùng gửi thư
cho ông Robert
Zoellick, đại diện thương mại Mỹ, kêu ca về việc cá tra và cá basa nhập
khẩu từ Việt Nam gây thiệt hại cho nghề nuôi cá nheo Mỹ và kiến nghị
Chính phủ Mỹ phải có biện pháp xử trí. Ngày 11/7/2001, các thượng nghị
sĩ bang Mississipi Ronnie Shows và Bennie Thompson cùng với thượng
nghị sĩ bang Arkansas Marion Barry-vâng, chính người tuyên bố về chất
độc da cam trong cá của Việt Nam, đã kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật
H.R.2439 “Ghi nhãn về nguồn gốc xuất xứ
” đối với cá nuôi nhập khẩu
trong khâu bán lẻ, với những lập luận công khai bôi nhọ sản phẩm của
nước ta. Tuy nhiên, dự luật này không được thông qua do Thượng viện Mỹ
đã bác bỏ một dự luật tương tự đối với sản phẩm nông nghiệp nuôi trồng.
Sau đó, ngày 15/8/2001, nghị sĩ Mỹ Mike Ross, một trong những

người bảo trợ chính cho dự luật H.R.2439 đã gửi thư đề ngh
ị cho biết các
biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện đối với việc kiểm soát ghi nhãn nhập
khẩu các sản phẩm cá xuất khẩu vào Mỹ. Ngày 17/8/2001, Thứ trưởng Bộ
Thuỷ sản Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Minh đã có thư thông báo về các
biện pháp mà Việt Nam đã và đang thực hiện về vấn đề này. Ngày
27/9/2001, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA) đề
nghị gửi mẫu nguyên con của các loại cá da trơn Việt Nam cho Mỹ và đã
được đáp ứng ngay. Nhưng sự việc không chỉ dừng lại ở đó.
Ngày 5/10/2001, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật H.R.2964 chỉ cho
phép sử dụng tên “catfish” cho các loài cá thuộc họ Ictaluriadae, thực chất
là cho riêng loài cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus. Catfish vốn là tên gọi

22
chung từ lâu của hơn 2500 loài cá khác nhau và được sử dụng trên toàn thế
giới. Hành động này của Hạ viện Mỹ có thể nói là là một hành động hiếm
thấy xưa nay, thế giới không thể chấp nhận được. Điều này cũng tạo nên
tiền lệ nguy hiểm cho các nước khác trong việc đặt ra các rào cản thương
mại tương tự. EU đã đặt ra một trường hợp tương tự khi yêu cầu ch
ỉ có các
loại cá sardine đánh bắt ở Châu Âu mới đúng là sardine.
Không ngừng lại ở đó, nửa đêm 24 rạng ngày 25/10/2001 giờ Việt
Nam, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua 35 điều luật bổ sung cho dự luật
H.R.2330 về phân bổ ngân sách nông nghiệp năm tài chính 2002, trong đó
có điều luật SA2000, quy định FDA không được sử dụng ngân sách cấp để
làm thủ tục nhập khẩu các loài cá da trơn mang tên “catfish” trừ phi chúng
thu
ộc họ Ictaluridae. Thực chất là cấm nhập khẩu cá nước ngoài mang tên
“catfish”. Và ngày 28/11/2001, điều luật này đã có hiệu lực trong Luật 107-
76 về Ngân sách Nông nghiệp năm tài chính 2001-2002 được Tổng thống

G.Bush ký phê chuẩn.
Những người chủ trương chống lại cá da trơn Việt Nam dựa vào lý lẽ
rằng catfish ở Mỹ thuộc họ Ictaluridae, trong khi loài nuôi ở Việt Nam có
tên Pangasiidae. Tuy nhiên, năm ngoái sau khi xem xét lại thuật ngữ của
Hiệp hội Nuôi cá Mỹ, FDA
đã cho phép sử dụng tên basa catfish đối với
hàng Việt Nam.
Dự luật mang tính chất bảo hộ mậu dịch của Quốc hội Mỹ sẽ có hiệu
lực tới ngày 30/09/2002 nhưng nghị sĩ một số bang miền Nam nuôi cá
catfish của Mỹ đang tìm mọi cách để cấm vĩnh viễn việc nhập catfish từ
Việt Nam. Các nhà ngư học khẳng định cá da trơn của Việt Nam cũng là
catfish. Trên thự
c tế, trong khi hô hào ủng hộ tự do thương mại, chính
quyền của Tổng thống Bush lại đang cố bảo hộ cho các nhà sản xuất trong
nước bằng cách áp dặt những điều lệ vô lý đối với hàng hoá nhập khẩu từ
nước ngoài. Để hỗ trợ các nhà nuôi cá Mỹ, chính quyền Liên bang đã quyết

23
định chi 6 triệu USD để mua catfish cho chương trình ăn trưa của các
trường học. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá basa và cá tra sang Mỹ từ năm
1996. Năm 1998, lượng cá file catfish không xương đông lạnh của Việt
Nam xuất sang đây mới chỉ vẻn vẹn 260 tấn. Sự thành công bất ngờ này đã
gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà nuôi catfish Mỹ và họ kết tội rằng,
cá Việt Nam thắng lớn chủ yếu nh
ờ sự thay đổi về chiến lược tiếp thị. Việt
Nam thôi không gọi sản phẩm của mình bằng cái tên basa và tra nữa mà
bắt đầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Mỹ với nhãn hiệu basa catfish. Sự
xuất hiện của sản phẩm cá da trơn giá rẻ từ Việt Nam đã khiến tổng giá trị
catfish bán ra của các nhà nông nghiệp Mỹ giảm mạnh, từ 446 triệ
u USD

năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001.
Các nhà nuôi catfish Mỹ càng thêm điêu đứng khi sản phẩm của Việt
Nam thường có giá rẻ hơn từ 0,08 đến 1 USD/pound. Phó Chủ tịch điều
hành CFA Hugh Warren quy chụp cho những lô cá xuất khẩu của Việt nam
này là những sản phẩm rẻ tiền, kém chất lượng mà người ta không thể nào
tìm thấy ở một xưởng sản xuất cỡ gia đình như các trại cá của Mỹ. Ông này
cho rằng, mặc dù sản phẩm hấp dẫn các nhà hàng, khách sạn, nhưng
"những nhà hàng, khách sạn này chỉ quan tâm tới giá cả chứ chẳng để ý tới
chất lượng sản phẩm". Những người nuôi cá catfish Mỹ không thể nào chạy
đua về giá với sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam bởi chỉ chi phí đầu vào
(đặc biệt là nhân công và thuế) quá cao. Trước sức ép của cá da trơn đến từ
Việt Nam, giá catfish M
ỹ đã rớt thê thảm từ 0,74 USD/pound năm 2000
xuống còn 0,58 USD, thậm chí có lúc chỉ khoảng 0,20 USD/pound. Theo
Phó Chủ tịch Warren: "mức giá như vậy không đủ bù cho chi phí sản xuất.
ít nhất phải bán được 65-70 cent/pound, may ra người nuôi cá mới có thể
hoà vốn".
Và hành động tối hậu, 3 giờ chiều ngày 28/6/2002 (tức 3 giờ sáng
29/6/2002 giờ Việt Nam), CFA đâm đơn kiện các doanh nghiệp thành viên

24
VASEP bán phá giá cá tra, basa. Vụ kiện này ước tính kéo dài 287 ngày,
tốn kém khoảng 500.000 USD và nếu bên Việt Nam thua kiện thì mức thuế
áp dụng cho các mặt hàng cá tra, cá basa sẽ lên rất cao (141% hoặc 191%),
gây trở ngại nghiêm trọng cho việc xuất khẩu và giữ vững thị phần các sản
phẩm này ở thị trường Mỹ.
II. HIỆN TRẠNG VỤ KIỆN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐẾN NGÀY
15/5/2003
1. Bước đi của phía Mỹ trong vụ kiện cá basa
Giai đ

oạn thứ nhất mới chỉ là…"phát súng cảnh cáo" của CFA, dựa
vào Luật ngân sách nông nghiệp 107-76 của Mỹ để cấm cá basa của Việt
Nam được nhập vào nước này với tên gọi catfish. Hiệp đấu thứ hai, cũng
do CFA khơi mào, được bảo trợ bởi đạo luật HR.2646 cấm hoàn toàn việc
dùng tên catfish cho các loài cá tra, cá basa của Việt Nam trong tất cả các
khâu bán lẻ, bán sỉ, nhà hàng, thông tin, quảng cáo… trong vòng 5 năm.
Chưa dừng ở đây, CFA vin tiếp vào
điều khoản 10806 của đạo luật An ninh
nông trại và Đầu tư nông thôn mới nhất để xác lập chủ quyền tuyệt đối trên
thương hiệu catfish. Chốt lại cuộc chiến này, CFA mở một đợt tấn công
khác: khởi kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá vào ngày
28/6/2002. CFA đã có tính toán rất kỹ lưỡng cho cuộc đi kiện lần này. Có
thể thấy rõ điều đó ngay từ các đệ đơn kiện lên U
ỷ ban Hiệp thương Quốc
tế Mỹ: nộp đơn vào đúng 4h chiều ngày làm việc cuối cùng trong tuần (thứ
sáu - 28/6). Theo luật Mỹ thì chỉ sau 20 ngày nhận đơn kiện, bên bị kiện sẽ
phải điều trần trước Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ. Như vậy, có thể hiểu
phía Việt Nam đã mất đi 3 ngày để chuẩn bị cho cuộc giải trình lần 1 này
(th
ứ sáu, thứ bảy, chủ nhật). Là đơn kiện nhưng khối lượng khá đồ sộ với
hơn 200 trang kèm theo 37 phụ lục, trong đó phân tích chi tiết về tình hình
thị trường cá nheo Mỹ, thị phần cá da trơn filê đông lạnh của Việt Nam tại

25
Mỹ cũng như ảnh hưởng của sản phẩm "rẻ tiền" (theo cách gọi của CFA)
đối với ngành sản xuất trong nước.
Tiếp đó, đến ngày thứ hai đầu tuần (2/7/2002) , hai nghị sĩ Mike
Ross và Ronnie Shows, đại diện cho CFA lại gửi thư trực tiếp đến bà
Deanna Tanner Okim, Chủ tịch Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ nên luận
điểm: "Đại diện cho những người nuôi catfish Mỹ

, chúng tôi khẩn cấp đề
nghị Uỷ ban cân nhắc một cách có thiện chí đối với đơn kiện của CFA về
việc cá basa, ca tra filê đông lạnh nhập từ Việt Nam được bán phá giá, gây
cạnh tranh thiếu lành mạnh trong kinh doanh mặt hàng này. Việt Nam đang
được bán tại thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn nhiều giá trị thực và gây
thiệt hại lớn đối với các nhà nuôi trồng và chế biến catfish trong nước". Lá
thư dài 2 trang này còn giãi bày lý do tại sao CFA lại phải đi kiện những
nhà xuất, nhập khẩu cá da trơn đông lạnh Việt Nam. Trong đó, nói đi nói
lại việc cá da trơn Việt Nam cố tình được nhập vào Mỹ dưới cái tên catfish
khiến cho ngành sản xuất trong nước lao đao và quy chụp đó là "một trong
những kiểu kinh doanh thiếu lành mạnh mà các nhà nhập khẩu cá tra, basa
đông lạnh từ Việt Nam áp dụng để đột nhập vào thị tr
ường catfish Mỹ".
Còn việc doanh số bán cá tra, basa filê đông lạnh Việt Nam liên tục tăng
trong những năm qua, lá thư này cho rằng, đó là nhờ việc áp dụng mức giá
bán quá ư bất hợp lý. Từ luận điểm này, hai nghị sĩ Mike Ross và Ronnie
Shows đưa đến kết luận: "Luật chống bán phá giá hiện nay là hiệu pháp
duy nhất mà ngành sản xuất trong nước có thể trông cậy để chống lại việc
kinh doanh đầy phi lý và bất công này". Mặ
c dù đã kiên quyết phản đối cá
da trơn Việt Nam được nhập vào Mỹ dưới cái tên catfish, hai ông nghị sĩ
này lại đòi hỏi cá Việt Nam phải chịu thuế như thuế nhập khẩu catfish: Cá
tra, basa đông lạnh Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ dưới nhãn mác
"catfish" đã tăng từ 2 triệu pound năm 1999 lên tới hơn 17 triệu pound năm
2001. Hơn 3 triệu pound sản phẩm này tiếp tục được nhậ
p dưới cái tên

26
"catfish" trong 4 tháng đầu năm 2002. Điều đó cũng cho thấy, lượng cá tra,
basa Việt Nam được nhập vào Mỹ dưới nhãn mác catfish nhưng lại không

chịu thuế như thuế nhập khẩu catfish. Cuối lá thư, hai ông Ross và Ronie
Shows tiếp tục chỉ rõ mức độ nguy hại của các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ
đối với ngành chăn nuôi và chế biến catfish Mỹ, vốn đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển kinh tế địa ph
ương. Rồi từ đó, khẩn thiết yêu
cầu: "Một lần nữa, chúng tôi đề nghị Uỷ ban cẩn trọng xem xét tới yêu cầu
cấp thiết của ngành chăn nuôi catfish để bảo vệ cho ngành sản xuất quan
trọng này khỏi những nguy cơ mà các sản phẩm cá tra, basa đông lạnh
nhập từ Việt Nam mang lại. Kính mong Bà yêu cầu các thành viên của Uỷ
ban thường xuyên theo dõi diễn tiến của vụ việc này…".
Hãng luậ
t mà CFA chọn mặt gửi vàng lần này là công ty Akin
Gump. Công ty luật này mới đây cũng đã gửi lên Bộ trưởng Bộ Thương
mại Mỹ, Donald L. Evans, Thư ký Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ,
Marilyn R.Abott lá đơn kiện liên quan tới vụ việc mà CFA nhờ cậy. Nội
dung lá đơn nêu: "Chúng tôi đệ trình lên Bộ Thương mại Mỹ và Uỷ ban
Hiệp thương Quốc tế Mỹ đơn kiện về việc cá filê đ
ông lạnh của Việt Nam
được bán phá giá trên thị trường, chiểu theo điều 731 và 732 (b) của Điều
luật Thuế quan Mỹ năm 1930". Ngay trong phần đầu của đơn kiện, Akin
Gump không quên khuyến cáo về việc phải tuyệt đối bảo mật thông tin
trong lá đơn nhằm "bảo đảm lợi thế cạnh tranh" trong vụ kiện này cho
CFA.
Tập tài liệu kèm theo lá đơn dài hơn 60 trang, gồm 5 phần với nội
dung: thông tin chung nhất liên quan t
ới vụ kiện; dẫn chứng và lý lẽ chứng
tỏ cá filê đông lạnh nhập từ Việt Nam được bán với giá thấp hơn giá trị
thực, trong đó có so sánh giá bán cá trên thị trường Mỹ với chuẩn mực giá
thành của nền kinh tế phi thị trường hiện nay của Việt Nam và so sánh với
mức giá của ấn Độ (một nước có nền kinh tế và trình độ phát triển tương


27
đương với Việt Nam); những tính toán về giá trị thực của sản phẩm (bao
gồm các chi phí đầu vào như tiền mua cá nguyên liệu, phần hao hụt, tiền
nước, điện, các nhiên liệu khác, chi phí đóng gói sản phẩm, nhân công và
các chi phí sản xuất khác), giá xuất khẩu và khoảng chênh lệch bán phá giá
(ước tính); chứng cớ và lập luận cho quan điểm rằng: chính cá tra, basa filê
đông lạnh nhập từ Việt Nam đã gây tổn hại cho ngành sản xuấ
t trong
nước… Kèm theo các tài liệu trên là bản chứng thực của đại diện Akin
Gump, bà Valerie A. Slater (với tư cách luật sư bên nguyên đơn) và 5 cam
kết viết tay của Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên CFA nhằm chứng
nhận rằng những thông tin mà họ đưa ra kiện là hoàn toàn không ngược lại
sự thật.
(Thanh Thuỷ, Thanh Hải, vnexpress.net ngày 9/7/2002 )

2. Vụ kiện cá basa đang có chiều hướng tốt cho Việt Nam
Ngày 17/7/2002, đại diện của VASEP đã lên đườ
ng sang Mỹ tham
dự cuộc điều trần đầu tiên trước Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (USITC)
trong vụ kiện bán phá giá cá basa do CFA khởi xướng (Phụ lục 2). Cuộc
chiến cá da trơn bước vào giai đoạn căng thẳng nhất. Sau khi trở về Việt
Nam từ phiên điều trần, đại diện VASEP rất lạc quan cho rằng vụ kiện cá
basa đang có chiều hướng tốt cho Việ
t Nam mặc dù đến 12/8/2002, USITC
mới đưa ra kết luận cuối cùng. Vẫn còn quá sớm để nói về kết quả cuối
cùng, nhưng có thể đánh giá là chúng ta đã vượt qua giai đoạn đầu thành
công, kết quả tốt hơn dự liệu ban đầu. Thái độ của USITC cũng khá thuận
lợi, thiện chí. Các chuyên gia luật của chúng ta đã chỉ ra được nhưng vi
phạm về luật của nguyên đơn: CFA là các chủ trạ

i nuôi nhưng họ lại đi
kiện cá filê đông lạnh, một sản phẩm của các nhà chế biến. Hơn nữa, sản
phẩm bị kiện không rõ ràng vì cá filê đông lạnh có thể gồm cả cá rô phi, cá
chẽm, sản phẩm tẩm bột…. Nếu như vậy, số người của nguyên đơn chưa

×