Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

qui dinh ve HSSS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.6 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Quy định HSSS GV, HS năm học 2013-2014 QUY ĐỊNH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2013 - 2014 A- HỒ SƠ SỔ SÁCH CỦA GIÁO VIÊN. Các loại sổ của Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Sổ ghi biên bản họp tổ, khối chuyên môn. Kế hoạch chuyên môn Các loại hồ sơ sổ sách của giáo viên - Sổ báo giảng. - Sổ theo dõi kết quả kiểm tra và đánh giá học sinh (Sổ điểm) - Sổ chủ nhiệm. - Sổ dự giờ. - Sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Sổ cấp phát VPP Sổ sinh hoạt lớp - Giáo án. - Vở luyện chữ. - Học bạ. B- SÁCH VỞ VÀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. - Bộ sách giáo khoa theo quy định hiện hành. - Bộ đồ dùng (Toán, Tiếng Việt, Thủ công, Kĩ thuật) theo quy định hiện hành. - Các loại vở: A. KHỐI 1 * Vở ô li. . Vở Toán . Vở chính tả (Đói với phần tập đọc) . Vở tập viết(đối với phần vần) . Vở các môn (Đối với phần tập đọc) . Vở luyện chữ * Vở in sẵn. . Vở tập viết. . Vở luyện viết thực hành. . Vở BT Toán + TV C. KHỐI 3 * Vở ô li. . Vở Toán. . Vở Chính tả. . Vở Tiếng Việt(TĐ;LTC;TLV) -Vở T.Anh - Vở tin học * Vở in sẵn : . Vở tập viết. . Vở luyện viết thực hành. . Vở BT Toán + TV. B. KHỐI 2 * Vở ô li. . Vở Toán. . Vở Chính tả. . Vở các môn(TĐ;LTC;TLV, TNXH, Âm nhạc, mỹ thuật) . Vở luyện chữ * Vở in sẵn. . Vở tập viết. . Vở BT Toán + TV. D. KHỐI 4 * Vở ô li. . Vở Toán. . Vở Các môn. . Vở Chính tả. . Vở Tiếng Việt(TĐ;LTC) . Vở Tập làm văn. . Vở luyện chữ. * Vở in sẵn. . Vở luyện viết thực hành. . Vở BT Toán + TV. Đ. KHỐI 5 * Vở ô li. . Vở Toán. . Vở Các môn. . Vở Chính tả. . Vở Tiếng Việt(TĐ:LTC) . Vở Tập làm văn. -Vở T.Anh - Vở tin học * Vở in sẵn. . Vở luyện viết thực hành.. C- QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ TRÌNH BÀY Ở CÁC LOẠI SỔ SÁCH VÀ VỞ VIẾT CỦA HỌC SINH I. Hồ sơ giáo viên. 1. Các loại hồ sơ in: Giáo viên phải đọc, nghiên cứu kĩ các loại sổ và vào đủ thông tin ở các cột mục theo yêu cầu. 2. Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh (Sổ điểm). * Các môn đánh giá bằng điểm số. (Giáo viên kẻ cột để ghi tên phân môn vào điểm hàng tháng cho thẳng hàng, tuyệt đối không dập xoá). . Môn Toán: Lấy 3 điểm/tháng. . Môn Tiếng Việt: 6 điểm - Lớp 1: + Phần 1: Học vần - 3 điểm; Tập viết – 2 điểm; Kể chuyện – 1 điểm. + Phần 2: Tập đọc - 3 điểm; Tập viết – 1 điểm; Kể chuyện – 1 điểm; Chính tả - 1 điểm. - Lớp 2 - 3: + Tập đọc - 1 điểm; Tập viết – 1 điểm; Kể chuyện – 1 điểm; Chính tả - 1 điểm; Luyện từ & câu: 1 điểm; Tập.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> làm văn – 1 điểm. - Lớp 4 - 5: + Tập đọc - 2 điểm; Kể chuyện – 1 điểm; Chính tả - 1 điểm; Luyện từ & câu: 1 điểm; Tập làm văn – 1 điểm. . Khoa học: 1 điểm. . Lịch sử: 1 điểm. . Địa lý: 1 điểm. * Chú ý: - Toán, Tiếng Việt có 4 lần kiểm tra định kì; Khoa – Sử - Địa có 2 lần kiểm tra định kì. - Kiểm tra định kì để tính học lực môn các kì (không cộng điểm thường xuyên hàng tháng); nếu giữa điểm thường xuyên và kiểm tra định kỳ không nhất quán thì giáo viên phải cho học sinh kiểm tra lại. (Điểm kiểm tra định kì không được làm chuyển loại học lực của học sinh). - Điểm HLM (LS + ĐL) = (ĐKTĐK môn LS + ĐKTĐK môn LS)/ 2. - Cách tính điểm HLM kì 1; kì 2 và HLMN: - Điểm HLM. Kì 1 = Điểm KTĐK. Kì 1 - Điểm HLM. Kì 2 = Điểm KTĐK. Kì 2 - Điểm HLM. N = Điểm KTĐK. Kì 2 - Giáo viên không phải làm tròn HLM HK 1, HLM HK 2 và HLM năm để bằng số nguyên; điểm HLM vẫn để số thập phân (đến phần 10 < VD: 6,25 = 6,5 hoặc 7,75 = 8,0...>). Môn Tiếng Việt khi làm tròn ở bài KTĐK (đọc – viết) không được làm chuyển xếp loại thực học của học sinh. - Điểm thường xuyên, điểm định kì căn cứ vào điểm kiểm tra định kì để xác nhận lức học của học sinh. (8> 9; 9-> 8 là hợp lý) * Các môn đánh giá bằng nhận xét (Âm nhạc, Thủ công, Thể dục, Mĩ thuật .... ): Giáo viên đánh giá bằng nhận xét; từ các nhận xét, giáo viên sẽ xếp loại cho học sinh theo các loại sau: A = HT; A+ = HTT; B = Chưa HT. Để tích được nhận xét, hàng ngày dựa vào mục tiêu bài học giáo viên sẽ tích các chứng cứ cho học sinh; 1 NX = 3 hoặc 4 CC; học sinh đạt 2/3 CC = 1 NX (Kí hiệu: NX <•>; CC <.>). - Lớp 1,2 mỗi học kì có 4 nhận xét, cả năm có 8 nhận xét. - Lớp 3,4,5 mỗi học kì có 5 nhận xét, cả năm có 10 nhận xét. Các nhận xét được cộng dồn (HK 1 + HK2) (khác với hạnh kiểm). Dựa vào các quy tắc xếp các nhận xét ( ở sổ điểm ) giáo viên sẽ xếp loại cho học như ở trên (A, A+; B). * Chú ý: HLMN = HLMK2 Những trường hợp học sinh đã được đánh giá xếp loại ở trên rõ ràng, không KTĐK. Chỉ KTĐK với những học sinh trường hợp sau: (A-> A+: B -> A). Riêng loại B: giáo viên phải kiểm tra ít nhất 2 lần để khẳng định. * Chú ý: + Không có xếp loại học lực chung của học sinh (chỉ có xếp loại HLM) + Xét khen thưởng: có 2 danh hiệu (chỉ xét của năm học; không tính 1 học kì) . HSG (HL<các môn điểm số HLM: giỏi; các môn còn lại A>. HK <Đ>) . HSTT (HL<có 1 môn giỏi; còn lại khá <điểm số>; ĐG = NX = A. HK <Đ>) . Khen thưởng thành tích từng môn học từng mặt. Có thể ở HK 1 (nếu cần). * Cách ghi: - Các môn giáo viên cho điểm hoặc tích các nhận xét vào sổ TDKQKTĐG không có sổ phụ). Ví dụ: 1NX = 3CC; Học sinh đạt được 1 CC, giáo viên sẽ ghi một dấu (.) ở cột nhận xét và khi được CC thứ 2, giáo viên tích luôn 1 NX (•). Nếu 1 NX = 4CC, giáo viên cũng làm như trên (được 2 CC, ghi <..>; khi đạt tiếp CC thứ 3, giáo viên tích luôn 1NX <•>. Nếu có học sinh trong 1 bài đạt 2/3 CC thì giáo viên tích luôn • không cần ghi <..>). 2. Sổ công tác chủ nhiệm - Trang 20, cột nhận xét (Giáo viên ghi nhận xét về học tập và hạnh kiểm ở 4 thời điểm GK1, CK1; GK2; CK2). - Trang ... sau khi xếp loại VSCĐ hàng tháng cho học sinh, giáo viên thống kê chất lượng vở theo từng loại (A, B, C, ...) bên dưới trang. - Trang ...: Giáo viên cần ghi chỉ tiêu học sinh giỏi ở các bộ môn. - Phần cuối sổ, giáo viên ghi nội dung họp Hội đồng sư phạm có liên quan đến công tác chủ nhiệm. - Phần kế hoạch tháng, cần có rút kinh nghiệm tháng trước và đề ra kế hoạch - biện pháp của tháng tới. - Phần khen, chê, học sinh nghỉ học, chỉ ghi học sinh có liên quan đến những nội dung trên mà không cần ghi danh sách học sinh cả lớp. - Ngay đầu năm giáo viên phải có kế hoạch, chỉ tiêu sát với tình hình thực tế của lớp và chỉ tiêu phấn đấu của nhà trường. - Phân loại học sinh theo đối tượng, đề ra chỉ tiêu phấn đấu hàng tháng. 3. Sổ dự giờ. - Ghi chép đầy đủ nội dung tiến trình giờ dạy. - Cho điểm, đánh giá tiết dạy trên 3 lĩnh vực( Kiến thức, Kĩ năng sư phạm, Thái độ sư phạm ) bằng các tiêu chí . Mỗi tiêu chí có ghi mức độ điểm tối đa, căn cứ vào thực tế tiét dạy để cho điểm từ mức tốt( điểm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tối đa ), mức khá ( 70%) số điểm, mức TB ( 50% số điểm ), không đạt (điểm 0). Thang điểm của từng tiêu chí là 0; 0.5; 1; ( riêng tiêu chí 2.2 là 0; 0,5; 1; 1.5; 2, tiêu chí 4.3 là 0; 1; 2; 3); tiêu chí 4.1 có thể thay bằng kết quả khảo sát nhanh tại lớp sau bài giảng; Có những yêu cầu hoặc một số tiêu chí đánh giá tối thiểu mà người dạy không đạt được thì tiết dạy có thể không xếp loại hoặc xếp loại yếu( Tiêu chí 1.1, 2.1, 2.2, 3.2, 4.1 bị điểm 0 thì tiết dạy đó xếp loại yếu - bất kể tổng điểm ở mức nào * Lưu ý: Giáo viên dự ít nhất 1 tiết/tuần (cần tập trung dự GV trong tổ khối và các tiết thiết thực với môn mình dạy) 4. Sổ báo giảng. - Cần ghi đầy đủ, chính xác các thông tin có trong sổ (Ngày, tháng, tuần, buổi (sáng – chiều) các môn, tên bài, cột tiết thứ, đồ dùng dạy học.. ) - Tuần 1: Giáo viên chủ nhiệm phải ghi cụ thể tên giáo viên dạy bộ môn và các môn chuyên biệt. 5. Sổ sinh hoạt chuyên môn. - GV ghi các chuyên đề của trường, tổ – khối, các hoạt động chuyên môn khác – cần ghi rõ, cụ thể kết quả đạt được của từng cá nhân hoặc tập thể mình, xếp theo thứ tự (ở những nội dung có đánh giá thi đua)-- Nội dung sinh hoạt chuyên môn: + Ghi nôị dung họp có liên quan đến chuyên môn, các qui định về chuyên môn + Ghi đầy đủ những nôi dung đã thống nhất về chuyên môn của tổ, khối. Cụ thể: Rút kinh nghiệm những vấn đề chuyên môn của tuần trước, bàn bài khó, phần khó ở tuần này và biện pháp thực hiện thiết thực (tránh liệt kê quy trình ). + Ghi nội dung rút kinh nghiệm - kế hoạch chuyên môn của Ban giám hiệu từng tháng. + Phân công người chuẩn bị, soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng, những đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm ở các tiết lên lớp chuyên đề của Trường, - Mỗi GV có thể có thêm 1 cặp tài liệu để sưu tầm những công văn, văn bản hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn; những nội dung tự bồi dưỡng bài sưu tầm trên mạng. 7.Vở rèn chữ Tất cả giáo viên lên lớp đều phải có rèn chữ theo vở ô ly viết 1 bài/tuần ( kể cả GV dạy chuyên Nhạc, Mĩ thuật, Thể dục,). Yêu cầu viết thứ, ngày, tháng tuần, bài. Viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ, trình bày sạch đẹp. 8. Giáo án: - Sử dụng giáo án giáo án vi tính. BGH sẽ kiểm tra việc sọan giáo án vi tính của giáo viên thật chi tiết tránh tình trạng GV copy để nguyên không chỉnh sửa cho phù hợp với đối tượng cụ thể của lớp. Nếu phát hiện có tiết giống hoàn toàn thì các giáo án giống nhau sẽ trừ 1 bậc xếp loại và GV phải điều chỉnh lại những tiết đó. - Soạn giáo án theo buổi hoặc ngày dạy, không soạn giáo án riêng từng phân môn trừ GV chuyên). - Những phần trọng tâm của tiết dạy cần soạn chi tiết, nêu cụ thể cách tiến hành, mục tiêu, kiến thức chốt, tránh nêu tên việc nhưng không trình bày cụ thể cách thức thực hiện công việc đó. Phần luyện tập cần thể hiện rõ hình thức làm bài, chữa bài, dự kiến thời gian và chốt kiến thức sau từng bài tập. - Giáo viên giỏi từ cấp huyện trở lên và dạy 1 khối lớp liên tục 3 năm thì được sử dụng giáo án cũ kèm giáo án bổ sung. 9. Học bạ. - HLM kì 1 (cột điểm: GK: ghi ở trên; CK: ghi ở dưới-> TB hoặc K, G); Môn Lịch sử và Địa lý chỉ vào điểm chung (như Tiếng Việt). - Phải có dấu giáp lai ở các trang. Không dán chập trang học bạ (nếu sai). Các cột mục phải ghi đầy đủ, đúng quy định. Cột tự chọn để ghi điểm Ngoại ngữ và tin học. Không được ghi xếp loại VSCĐ. Chú ý: - Ở cột hạnh kiểm: Nếu “Đ” – ghi: Thực hiện đầy đủ; Nếu “CĐ” – phải ghi cụ thể những vi phạm hoặc những tồn tại của học sinh đó. - Cột ghi nhận xét về học lực: Giáo viên không ghi lời khuyên mà chỉ ghi những đánh giá, nhận xét ngắn gọn, sát thực về học lực của học sinh. - Ghi kết quả chương trình tiểu học vào dòng 2: Lên lớp lưu ban. II- Vở viết của học sinh. - Chữ cái đầu dòng lùi 2 ô. (Dòng thứ ngày, tháng,....) - Ghi tên phân môn: Lùi 5 ô (Toán) Lùi 4 ô (hoặc 3,5 ô) với những tên môn gồm 2 chữ trở lên (Khoa học; Chính tả ...) - Các nội dung ghi trong bài viết phải được trình bày cân đối với trang giấy. (Ví dụ: Môn Toán Các cột tính: Cách nhau 2-3 ô tuỳ theo số lượng các cột tính). D- MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ SOẠN, GIẢNG, CHẤM CHỮA. I. Soạn bài. - Giáo viên lên lớp phải có bài soạn, không dùng bài soạn cũ. - Bài soạn phải đúng chương trình, thời khoá biểu. - Bài soạn phải đảm bảo đủ các bước theo quy định - Dự kiến đồ dùng của Thầy – Trò trong tiết dạy..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Soạn đầy đủ nội dung tích hợp. - Cách trình bày: . Các giáo án khác: soạn chi tiết đầy đủ tiến trình lên lớp, những kiến thức cần chốt ở mỗi bài học. . Hết mỗi tiết - kẻ ngắn; hết ngày – kẻ dài. Lưu ý: + Soạn trước nhiều nhất là 1 tuần. + Tuyệt đối Không sao chép giáo án của đồng nghiệp. II. Giảng bài - Đảm bảo quy trình. - Đảm bảo nội dung, rõ kiến thức trọng tâm bài học. - Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh một cách khoa học, hợp lí. - Áp dụng các phương pháp vả kỹ thuật dạy học mới sao cho phù hợp, khoa học và có hiệu quả. - Giao việc gọn, rõ; giáo viên nói ít, học sinh được làm việc nhiều. - Thể hiện việc sử dụng đồ dùng như đã dự kiến và khai thác hiệu quả. - Lựa chọn, phối hợp phương pháp giảng dạy hợp lý. - Kiểm tra đánh giá khách quan, động viên, khuyến khích học sinh tự học, tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực. - Phong thái giáo viên cần nhẹ nhàng, đĩnh đạc, thân thiện với học sinh. - Trình bày bảng khoa học, chữ mẫu mực. - Mỗi hoạt động trong tiết học cần phải đảm bảo thời gian hợp lý. III. Chấm bài của học sinh. - Giáo viên cần tích cực chấm chữa tay đôi với học sinh trong tiết dạy. - Mỗi học sinh phải được kiểm tra, đánh giá ít nhất 1 lần/ tiết. 1. Chấm sách giáo khoa: Chấm ít nhất 50% số bài học sinh làm. a/ Môn Toán. - Sách giáo khoa: Chấm đúng, sai – không ghi điểm. - Vở bài tập: Chấm đúng, sai và ghi điểm. b/ Môn Tiếng Việt. - Sách giáo khoa: Chấm điểm Tập đọc, kể chuyện. Các phân môn khác chấm đúng sai, không ghi điểm. - Vở bài tập: Chấm đúng, sai và ghi điểm. c/ Các loại sách khác (Khoa, Sử, Địa, Mĩ thuật, Anh văn, Tin học, Âm nhạc): Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện đầy đủ lượng bài tập có trong sách. 2. Chấm vở ô ly. a/ Vở Toán: - Chấm ít nhất 50% số bài học sinh viết. Lưu ý: Chấm điểm đối với tiết học có ít nhất 2 bài làm vở trở lên. Chấm đúng, sai với tiết có 1 bài. b/ Vở Chính tả. - Khối 1-2-3: Chấm ít nhất 50% số bài học sinh viết. - Khối 4-5: Chấm 100% số bài học sinh viết. c/ Vở Tập làm văn. - Chấm 100% số bài học sinh làm. d/ Vở Tiếng Việt. - Chấm bài Luyện từ câu. Lưu ý: Mỗi học sinh được chấm ít nhất 1 lần/1 tuần đ/ Vở Tập viết và luyện viết thực hành : Chấm ít nhất 50% số bài học sinh đã viết. * Xếp loại VSCĐ hàng tháng vào 3 ngày cuối tháng, đảm bảo đúng biểu điểm quy định. XẾP LOẠI. - Vở sạch (4đ) + Đóng chặt, có bọc, có nhãn, sạch (1đ) + Giấy không quăn góc, không nhàu, không lãng phí, không xé vở (2đ). + Trình bày theo đúng quy định (dòng: Thứ ngày tháng.., tên môn, tên bài trình bày cân đối; kẻ hết bài cách lề và mép vở 4 ô; kẻ hết ngày từ lề vở đến hết trang giấy; không dùng bút xoá ) 1 điểm. - Chữ đẹp (6đ) : + Chữ viết ngay ngắn, thẳng hàng: lớp 1; 2 cho 3 điểm, lớp 3- 5 cho 2 điểm + Chữ viết đúng mẫu, đúng kích cỡ, chuẩn nét: lớp 1;2 cho 1 điểm, lớp 3;4;5 cho 2 điểm. + Viết đúng khoảng cách. 1 điểm. + Đúng tốc độ quy địnhđủ, bài. 1 điểm. - Xếp loại. Vở Chữ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Loại A: 4 điểm. Loại B: Từ 2 - 3 điểm. Loại C: 1 điểm. Không XL: dưới 1 điểm. . - Xếp loại chung. Vở A(B) A(B) C A(B;C). Loại A: 6 điểm. Loại B: Từ 4;5 điểm Loại C: Từ 1;2;3 điểm Không XL: Dưới 1 điểm.. Chữ viết A B A(B;C) C. Xếp loại A B C C. Chú ý: Lấy điểm chữ làm căn cứ để xếp loại chung. Nếu vở hoặc chữ không xếp loại thì xếp loại chung là 0XL. III. Chữa bài. - Tăng cường cho học sinh tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau. - Các lỗi của học sinh cần phải được phát hiện và chữa triệt để bằng nhiều hình thức. - Giáo viên dùng bút đỏ gạch chân lỗi sai của học sinh. * Đối với bài tập chính tả: Học sinh phải chữa lỗi xuống bài viết. * Các loại bài khác: Tuỳ theo bài tập và mức độ sai của học sinh, giáo viên có thể chữa lỗi chung cả lớp hoặc chữa bằng bút đỏ lên phía trên lỗi sai của học sinh. D - Một số quy định về kiểm tra và lên lớp chuyên đề đối với giáo viên và học sinh. I. Kiểm tra định kì (Kiểm tra nội bộ). * Mục đích: Nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng về việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh theo định kì. * Nội dung: Kiểm tra đánh giá tay nghề, chuyên môn môn nghiệp vụ và mọi hoạt động giáo dục, dạy học của giáo viên theo định kì. * Thời gian: Theo kế hoạch đã lên (Có báo trước 2 ngày). II. Kiểm tra theo chuyên đề (Kiểm tra đột xuất): * Mục đích: Nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng về việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh. * Nội dung: - Dự giờ, thăm lớp. - Khảo sát chất lượng. - Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng của giáo viên trên lớp. - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh. - Kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên. - Kiểm tra việc chuẩn bị giáo án của giáo viên trước khi lên lớp. - Kiểm tra việc bồi dưỡng học sinh giỏi và kèm cặp học sinh yếu của các khối lớp. - Kiểm tra chất lượng hoạt động của các đội tuyển: Văn hoá, Chữ đẹp, * Thời gian: Theo kế hoạch đã đặt ra của Ban giám hiệu và không báo trước. III. Một số quy định cụ thể về thời gian và nội dung kiểm tra. 1. Ban giám hiệu - Lên lịch kiểm tra định kì theo kế hoạch đã đặt ra. - Kiểm tra theo chuyên đề theo những nội dung trên. Tích cực kiểm tra đột xuất để đánh giá thực chất việc dạy và học của giáo viên – học sinh. Cụ thể: + Hàng tháng kiểm tra hồ sơ giáo viên (Từ 2- 3 loại hồ sơ trở lên). + Hàng tháng kiểm tra sách vở học sinh (Từ 1loại vở). Kiểm tra theo thứ tự sổ điểm. Cuối năm tổng hợp và tính xếp loại vở sạch chữ đẹp của từng lớp - Duyệt một số loại hồ sơ theo lịch: + Sổ báo giảng: thứ 6 hàng tuần. (khối trưởng kiểm tra giáo viên trong khối, BGH kiểm tra sổ khối trưởng) + Sổ điểm: ngày 5 hàng tháng. + Các loại hồ sơ khác sẽ kiểm tra bất kì, theo thông báo - Trong quá trình triển khai thực hiện, những quy định trên có thể được điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch và nhiệm vụ các cấp đề ra. Túc Đán, ngày 05 tháng 08 năm 2013 Phó hiệu Trưởng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nguyễn Thị hồng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×