Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Su 9Tiet 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.74 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn. Ngày dạy : Ngày dạy : Ngày dạy :. Dạy lớp : 9A Dạy lớp : 9B Dạy lớp : 9C. Chương II. Các nước Á, Phi, Mĩ la tinh từ năm 1945 đến nay Tiết 4. Bài 3:. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa. 1. Mục tiêu bài dạy. a. Kiến thức. - Giúp HS nắm được quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở châu á, Phi, Mĩ la tinh. - Những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước ở các nước này. b. Kĩ năng. Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy khái quát tổng hợp cũng như phân tích sự kiện, kĩ năng sử dụng bản đồ. c. Tư tưởng. Thấy rõ được cuộc đấu tranh anh dũng và gian khổ của nhân dân á, Phi, Mĩ la tinh và sự nghiệp giải phóng dân tộc, tăng cường tình đoàn kết hữu nghi với các dân tộc Á, Phi, Mĩ la tinh trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung và chủ nghĩa đế quốc thực dân. 2. Phần chuẩn bị. a. Giáo viên. - Nghiên cứu sgk + sgv -> soạn bài. - Chuẩn bị bản đồ các nước trên thế giới. - Bản đồ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la tinh. b. Học sinh. - Học bài cũ+ đọc sgk bài mới. - Tìm hiểu về cuộc đấu tranh của Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc. 3. Tiến trình bài dạy: * ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 9a : 9b : 9c: a. Kiểm tra bài cũ. * Câu hỏi: Cuộc khủng hoảng và sụp đổ của các nước Đông Âu diễn ra như thế nào? * Đáp án- Biểu điểm: - Kinh tế khủng hoảng gay gắt, chính trị mất ổn định, các nhà lãnh đạo các nước Đông Âu quan liêu, bảo thủ, tham nhũng-> nhân dân bất bình. - Lợi dụng thời cơ đó được sự tiếp sức của CNĐQ bên ngoài các thế lực chống CNXH ra sức kích động quần chúng , đẩy mạnh hoạt động chống phá - Ban lãnh đạo các nước Đông Âu chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của ĐCS đa nguyên về chính trị tiến hành tổng tuyển cử tự do -> Kết quả : các thế lực chống CNXH thắng cử -> Chế độ XHCN ở Đông Âu sụp đổ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Ngày 26-6-1991 hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) chấm dứt hoạt động . Ngày 17-1991 , tổ chức hiệp ước Vác-xa-va giải thể Giới thiệu bài ( 1’): Sau chiến tranh thế giới thứ 2, tình hình chính trị ở chân Âu có nhiều biến đổi với sự ra đời của hành loạt các nước XHCN ở Đông Âu. Còn ở châu á, Phi, Mĩ la tinh phong trào giải phóng dân tộc cũng diễn ra mạnh mẽ… b. Dạy nội dung bài mới: I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ xx. ( 15’) GV. Treo lược đồ phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ 2. - Hầu hết các nước ở châu Á, Phi, Mĩ la tinh đều là thuộc địa của các đế quốc thực dân ngay từ cuối những năm chiến tranh thế giới thứ 2 và những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc khởi đầu là Đông Nam Á. ?Kh. Phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam á có nét gì đáng chú ý nhất? - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nhằn đập tan hệ thống thuộc địa ở Đông Nam Á diễn ra ngay sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, nhân dân và lực lượng vũ trang của các nước này nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền ở Lào, In- đô- nê- xi- a, Việt Nam. - Ngay sau khi Nhật đầu hàng nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy lật đổ ách thống trị của phát xít thành lập chính quyền cách mạng: In- đô-nê-xi-a ( 17.8.1945) Việt Nam( 2.9.1945), Lào( 12.10.1945). GV. Sau đó phong trào lan nhanh sang các nước Nam Á, Bắc Phi. - phong trào lan nhanh sang các nước Nam Á và Bắc Phi: ấnĐộ(19461950), Ai Cập(1952), An-giê-ri(1954-1962)… HS. Đọc “ nhiều nước…châu Phi”. ?G. Lên xác dịnh trên lược đồ vi trí các nước giành độc lập? GV. Năm 1960 còn được gọi là “năm châu Phi”. -Năm 1960, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. - Ngày 1.1.1959 cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba giành thắng lợi GV. Từ giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của CNĐQ thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ, lúc này hệ thống thuộc địa của CNĐQ chỉ còn tồn tại ở các nước thuộc dịa của Bồ Đào Nha và miền Nam châu Phi. - Tới giữa những năm 60 của thế kỉ xx hệ thống thuộc địa của CNĐQ cơ bản bị sụp đổ. GV. Chủ nghĩa đế quốc chỉ còn tồn tại giữa 2 hình thức các nước là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Đến năm 1967 hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km với 35 triệu dân tập trung chủ yếu ở miền Nam châu Phi. II- Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của TK XX(10’) II- Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của TK XX(10’) GV. Sử dụng bản đồ giới thiệu phong trào đấu tranh giành độc lập của ND Ăng-gô la , Mô- dăm-bích , Ghi-lê-bít-xao ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ?Kh. Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước ở châu Phi nhằm mục đích gì? - Nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha từ đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang. - Đến tháng4. 1974, Bồ Đào Nha chế độ độc tài tồn tại từ năm 1926 đã bị lật đổ, một chính quyền mới ở Bồ Đào Nha thành lập đã tuyên bố trao trả độc lập cho Ghi- lê-bít-xao ( 9.1975), Mô-dăm- bích ( 6.1975), Ang-gô-la ( 11.1975) - Từ những năm60 nhân dân các nước Ghi-lê-bít-xao, Mô-dăm-bích, Anggô-la đã đấu tranh vũ trang nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha. - Chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho 3 nước này. ?Kh. Thắng lợi của 3 nước là thuộc địa của Bồ Đào Nha có ý nghĩa gì? - Thắng lợi góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trên thế giới. Đây được coi là mối sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi. - Sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi . III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ xx. ( 12’) GV. Từ cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc A- pác-thai ( A-pác- thai có nghĩa là sự tách biệt dân tộc là một chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng quốc dân, chính đảng của thiểu số da trắng cầm quyền ở Nam Phi thực hiện từ năm 1948 ở 3 nước miền Nam châu Phi là Rô-đê-ri-a, Tây Nam Phi và Cộng hoà Nam Phi) ?Tb. Nêu chủ trương của chính sách phân biệt chủng tộc? - Chủ trương: tước đoạt mọi quyền lực cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội của người da đen ở đây và người châu á đến định cư, đặc biệt là người ấn Độ. Nhà cầm quyền Nam Phi ban bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của người da đen và người da màu. Quyền bốc lột của người da trắng đối với người da đen đã được ghi vào hiến pháp. - Từ những năm 70, 3 nước miền Nam châu Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc. ?Tb. Cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống chế độ A-pác-thai diễn ra như thế nào? Sau nhiều năm ngoan cường, bền bỉ của người da đen, chính quyền thực dân của giai cấp thống trị da trắng đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc công nhận quyền bầu cử và các quyền tự do dân chủ khác của người da đen. - Sau nhiều năm đâu tranh kiên cường, bền bỉ, chính quyền người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. GV. Có được thắng lợi đó phảI nói đến sự ủng hộ của các nước tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chế đọ A-pác-thai, nhiều văn kiện của Liên hợp quốc coi chế đọ A-pác-thai là một tội ác chống nhân loại. ?Tb. Sau khi chế độ A-pác-thai bị xoá bỏ Nam Phi, nhiệm vụ của các nước đó.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> phải làm gì? - Người da đen đã giành được thắng lợi thông qua bầu cử và thành lập chính quyền: Dim-ba-bu-ê (1989), Nam-mi-bi-a (1990), Cộng hoà Nam Phi (1993). ?Kh. Thắng lợi trên có ý nghĩa như thế nào? - Thắng lợi có ý nghĩa xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. GV. Như thế hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn, lịch sử dân tộc Á, Phi, Mĩ la tinh đã sang một chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập dân tộc xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu từ bao đời nay. c. Củng cố, luyện tập ( 2’): Nêu các giai đạon phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945-> nay. ý nghĩa của phong trào này - Giai đoạn từ 1945-> giữa những năm 60 của thế kỉ xx - Giai đoạn giữa những năm 60-> giữa những năm 70. - Giai đoạn giữa những năm 70-> Giữa những năm 90 của thế kỉ xx. -> Các nước á, Phi, Mĩ la tinh đã ttập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thành lập hàng loạt các nhà nước độc lập. Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử làm thay đổi bộ mặt của các nước á, Phi, Mĩ la tinh.. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk. - Xác đinh vị trí các nước á, Phi, Mĩ la tinh trên bản đồ. - Chuẩn bị bài mới: Các nước châu Á - Tìm hiểu Cách mạng Trung Quốc. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY Về thời gian: Về kiến thức: Về phương pháp:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×