Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Su 8Tiet 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.8 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn :. Ngày kiểm tra : Ngày kiểm tra: Ngày kiểm tra :. Lớp Lớp Lớp. Tiết 16.. Kiểm tra một tiết 1. Mục tiêu bài dạy. a. Kiến thức. - Kiểm tra đánh giá nhận thức của HS về giai đoạn lịch sử thế giới cận đại. Thời kì xác lập của CNTB từ giữa TK XVI đến nửa sau TK XIX chuyển sang giai đoạn ĐQCN tăng cường xâm lược của các nước á, Phi để làm thuộc địa. b. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng tư duy rút ra bài học. c. Tư tưởng. - Giáo dục lòng trung thực, ý chí quyết tâm đạt hiệu quả cao trong học tập. 2. Nội dung đề kiểm tra (44’) Phần Trắc nghiệm. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng trong các câu hỏi sau. Câu 1. a, Xã hội Pháp trước cách mạng gồm những đẳng cấp nào ? A. Tăng lữ, quí tộc và tư sản. B. Tăng lữ, tư sản và công nhân. C. Tăng lữ, quí tộc và đẳng cấp thứ ba. D. Quí tộc, tư sản và đẳng cấp thứ ba. b, Chủ nhĩa tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước Á, Phi làm thuộc địa do: A. Các nước châu Á, châu Phi giàu tài nguyên. B .Các nước châu Á, châu Phi đang đà suy yếu. C Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và vô sản. D. Kinh tế tư bản phát triển làm tăng nhu cầu tranh giành thị trường. Câu 2. a, Đặc điểm của đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là: A. Đế quốc thực dân. B. Đế quốc cho vay nặng lãi. C. Đế quốc của các ông vua công nghiệp. D. Đế quốc quân phiệt hiếu chiến. b, Quốc tế thứ 2 ra đời vào thời gian nào ? A. 14.7.1889 C. 22.4.1870 B. 28.9.1864 D. 5.5 1818 Câu 3. Hãy chọn và điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống(….) dưới đây cho đúng với câu nói của Hồ Chí Minh khi nhận xét về cách mạng tư sản Pháp, Mĩ.: Cách mệnh, tư bản, công nông, thuộc địa, cộng hoà, giai cấp..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> “ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh……….., cách mệnh không đến nơi, tiếng là…………….và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục ( tức tước đoạt)…………….., ngoài thì áp bức……………..” ( Hồ Chí Minh) Câu 4: Cột I dưới đây ghi tên các nhà Bác học, cột II ghi những phát minh lớn của họ. Em hãy kẻ các mũi tên từ cột I sang cột II sao cho phù hợp. Cột I Lô-mô-lô-xốp. Cột II Tìm ra thuyết vạn vật hẫp dẫn. Đác-uyn. Tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng Khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật. Nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền. Puốc-kin-giơ Phu-ri-ê Niu-tơn. Phần Tự luận. Câu 1: Tại sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới ? Câu 2: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn Độ diễn ra như thế nào ? 3. Đáp án- Biểu điểm. Phần Trắc Nghiệm: ( 3điểm) Câu 1: (0,5 điểm) a, Đáp án đúng: ý C ( 0,25 điểm) b, Đáp án đúng: ý D ( 0,25 điểm) Câu 2: ( 0,5 điểm) a, Đáp án đúng: ý C ( 0,25 điểm) b, Đáp án đúng: ý A ( 0,25 điểm) Câu 3: ( 1 điểm ) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. “ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư sản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục ( tức tước đoạt)… công nông , ngoài thì áp bức… thuộc địa” ( Hồ Chí Minh).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 4: (1điểm) Mỗi gạch nối đúng được 0,25 điểm. Cột I Lô-mô-lô-xốp. Cột II Tìm ra thuyết vạn vật hẫp dẫn. Đác-uyn. Tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng Khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật. Nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền. Puốc-kin-giơ Phu-ri-ê Niu-tơn. Phần Tự luận. Câu 1: (2,5 điểm) - Bộ máy nhà nước: cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã vừa ban bố luật pháp và lập các uỷ ban thi hành pháp luật ( 0,5 điểm) - Chính sách nhà nước: + Chính trị: tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, thành lập quân đội và lực lượng an ninh nhân dân ( 0,5 điểm) + Kinh tế: giao cho công nhân quản lí xí nghiệp, qui định lương tối đa, chế độ lao động. (0,5 điểm) + Giáo dục: thi hành chế độ giáo dục bắt buộc. ( 0,5 điểm) -> Chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. ( 0,5 điểm) Câu 2: ( 4,5 điểm) * Khởi nghĩa Xi-pay (1857- 1859) - Do sự xâm lược và thống trị tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân ấn Độ ( 0,5 điểm) - Tháng 8.1857, 60.000 lính Xi-pay cùng nhân dân khởi nghĩa. Khởi nghĩa lan nhanh khắp miền Bắc, một phần miền Trung, nghĩa quân lập chính quyền ở 3 thành phố, khởi nghĩa duy trì được 3 năm. (1 điểm) - ý nghĩa: khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ấn Độ. ( 0,5 điểm) * Đảng Quốc đại ( 1885). - Năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội ( Đảng Quốc đại) được thành lập nhằm giành quyền tự chủ phát triển kinh tế dân tộc. ( 0,5 điểm) - Hoạt động: lúc đầu theo đường lối ôn hoà sau phân hoá thành hai phái(0,5đ’) + Ôn hoà : chủ trương thoả hiệp. + Cấp tiến: do Ti-lắc cầm đầu kiên quyết chống Anh. - Tháng 6.1908, Anh bắt giam Ti-lắc và nhiều chiến sĩ cách mạngkhác(0,25đ’) * Khởi nghĩa Bom- bay..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tháng 7.1908, công nhân Bom- bay bãi công chính trị, thành lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến luỹ chống quân đội Anh -> Thực dân Anh đàn áp dã man. ( 1 điểm) - Tuy thất bại nhưng đây là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở ấn Độ đầu thế kỉ XX ( 0,25 điểm) * Hết giờ GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. * Hướng dẫn học bài ở nhà: Xem lại nội dung kiến thức đã học. - Tiết sau học bài 10. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×