Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn huyện từ sơn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 131 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
--------------

NGUYỄN PHƯƠNG MAI

NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG
NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ SƠN – TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số

: 60.31.10

Người hướng dẫn

: TS. NGUYỄN HỮU NGOAN

HÀ NỘI - 2007

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Phương Mai

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


Lời cảm ơn
Trước hết cá nhân tôi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy
cơ giáo Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế
lượng, Khoa sau đại học trường Đại học Nông nghiệp I – Hà nôi đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ
Nguyễn Hữu Ngoan đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình cho tơi hồn thành q trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn UBND và nhân dân các xã Châu
Khê, Tương Giang và Đồng Quang; cán bộ Phòng Kinh tế, Phòng
Thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các Khu
công nghiệp huyện Từ Sơn; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa
học và Cơng nghệ, Sở Tài chính và Sở Cơng nghiệp tỉnh Bắc Ninh

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những
thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những
người đã động viên và giúp đỡ tơi về tinh thần, vật chất trong suốt
q trình học tập và thực hiện đề tài.
Bắc Ninh, ngày 9 tháng 9 năm 2007
Học viên
Nguyễn Phương Mai

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
BOD
BVMT
CN
CNH, HĐH
COD
DO
KTXH
LN
LNTT
ONMT
SS

Chú giải
Nhu cầu ô xi sinh hố

Bảo vệ mơi trường
Cơng nghiệp
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
Nhu cầu ơ xi hố học
Hàm lượng ơ xi hồ tan
Kinh tế xã hội
Làng nghề
Làng nghề truyền thống
Ơ nhiễm môi trường
Chất rắn lơ lửng

SXSH

Sản xuất sinh học

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Uỷ Ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Biểu 4.1
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5

Bảng 4.6

Đánh giá mức độ ô nhiễm của các nhóm làng nghề
Đặc điểm đất đai của huyện Từ Sơn qua các năm 2004 – 2006
Tình hình dân số và lao động qua các năm 2004 - 2006
Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Từ Sơn 2004 – 2006
Nghề mới và nghề truyền thống trong các xã trên địa bàn huyện Từ Sơn
Số lượng làng nghề vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng
Phân bố các làng nghề trên địa bàn Huyện
Số hộ và lao động trong làng nghề Bắc Ninh năm 2005
Giá trị sản xuất của các làng nghề ở Bắc Ninh năm 2004 – 2005

Kết quả phân tích nước mặt tại LN Đa Hội

14
30
32
36
37
43
44
46
47
51
52
53

Bảng 4.7

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại LN Đa Hội


54

Bảng 4.8

Kết quả phân tích mơi trường khơng khí tại LN Đa Hội

55

Bảng 4.9

Kết quả phân tích mẫu đất tại làng nghề Đa Hội

57

Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16

Nhu cầu hoá chất ở Tương Giang.
Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại LN dệt nhuộm Tương Giang
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại LN dệt nhuộm Tưong Giang
Kết quả phân tích mơi trường khơng khí

Các làng nghề sản xuất đồ gỗ trên địa bàn huyện.


60
61
61
62
63
63
64

Bảng 4.17

Các dạng chất thải phát sinh tại Đồng Kỵ

67

Bảng 4.18

Đặc tính nước thải Đồng Kỵ

68

Bảng 4.19

Kết quả phân tích chất lượng nước thải và nước mặt tại Đồng Kỵ

68

Bảng 4.20

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm


69

Bảng 4.21

Kết quả phân tích chất lượng mơi trường khơng khí LN Đồng Kỵ

70

Bảng 4.22

Kết quả phân tích chất lượng đất làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ

71

Bảng 4.23

Tỷ lệ mắc các bệnh của người dân đến khám tại 3 làng nghề

72

Bảng 4.24

Phân loại tác động của các loại làng nghề tới môi trường

91

Bảng 4.25

Quy định mức thu phí nước thải cơng nghiệp


97

Các dạng phát thải từ hoạt động tái chế kim loại
Kết quả phân tích chất lượng nước thải làng nghề Đa Hội

Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực LN Tương Giang.
Lượng chất thải rắn phát sinh từ LN dệt nhuộm Tương Giang

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


DANH MỤC HỘP SỐ VÀ HÌNH
Hình 2.1

Sơ đồ đánh giá mức độ ơ nhiễm tại các làng nghề

16

Hộp số 3.1

Ph¸t triển kinh tế làng nghề là hớng đi đúng trong quá trình 34
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cđa hun.

Hình 4.1

Quy trình gia nhiệt, tẩy rỉ và mạ kẽm điện

50


Hình 4.2

Quy trình cơng nghệ sản xuất đồ gỗ

64

Hình 4.3

Quy trình sản xuất đồ gỗ tại Đồng Kỵ

65

Hộp số 4.1

Tai nạn lao động và viêm họng, mũi chiếm tỷ lệ cao trong 73
những người đến khám.

Hộp số 4.3

Rất mong cấp tỉnh tư vấn sử dụng các thiết bị làm giảm ONMT.

74

Hộp số 4.2

Trồng rau màu, lúa và nuôi cá đều chịu ảnh hưởng bởi nguồn 75
nước thải từ các h, doanh nghip sn xut thộp.

Hp s 4.4


Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề là một trong những 91
biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu ONMT.

Trng i hc Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


MỤC LỤC
1.Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. ..........................................................................................3
2.Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..................................................................................4
2.1. Một số lý luận chung.............................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường ...............................................................4
2.1.2. Cơ sở lý luận về làng nghề ................................................................................9
2.1.3. Sự cần thiết phải có can thiệp của Nhà nước vào giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường trong các làng nghề ở Việt Nam............................................................16
2.2. Thực tiễn của phát triển các làng nghề với bảo vệ môi trường........................20
2.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc và các nước nhóm G8...................................20
2.2.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước.......................................................24
2.3. Kết quả nghiên cứu về giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường nói chung và đối với
các làng nghề ở nước ta nói riêng.................….......……………………………26
3. Đặc điêm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ................................28

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................28
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................28
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................30
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................35
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu.....................................................................................35

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


3.2.2. Phương pháp thống kê môi trường. ................................................................38
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu:.........................................................................38
3.2.4. Phương pháp xử lý tài liệu..............................................................................40
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu. .......................................................................40
3.2.6. Phương pháp phân tích chuyên đề thống kê. .................................................41
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..............................................................................41
3.3.1. Mơi trường khơng khí:....................................................................................41
3.3.2. Mơi trường nước:.............................................................................................41
3.3.3. Mơi trường đất: ................................................................................................42
3.3.4. Tiếng ồn và các yếu tố khí hậu: ......................................................................42
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...........................................................................43
4.1. Thực trạng phát triển các làng nghề ở huyện Từ Sơn.......................................43
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các làng nghề trên địa bàn Huyện.....42
4.1.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề......................44
4.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề trên địa bàn huyện..............48
4.2.1. Nhóm làng nghề tái chế kim loại. ...................................................................48
4.2.2. Nhóm làng nghề dệt nhuộm ............................................................................58
4.2.3. Nhóm làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. .....................................................63
4.2.4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Bắc Ninh. .................72

4.2.5. Nguyên nhân và tồn tại....................................................................................76
4.3. Các giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền
vững trong các làng nghể trên địa bàn huyện Từ Sơn. ............................................80
4.3.1.Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các làng nghề gắn liền với bảo
vệ môi trường. ........................................................................................................80
4.3.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường gắn liền với phát triển bền vững
các làng nghề Bắc Ninh. ................................................................................................87
4.3.2.1. Tăng cường sử dụng công cụ pháp luật..........................................................87

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


4.3.2.2. Quy hoạch thành các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề.........................91
4.3.2.3. Sử dụng các công cụ kinh tế để chống ô nhiễm môi trường làng nghề…...97
4.3.2.4. Hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để BVMT các làng nghề. ............................98
4.3.2.5. Tổ chức phân cấp bộ máy quản lý nhà nước về BVMT.............................104
4.3.2.6. Thực hiện xã hội hố cơng tác BVMT tại các làng nghề. ..........................105
4.3.3. Các giải pháp cụ thể nhằm giảm ô nhiễm môi trường các làng nghề trên
địa bàn huyện Từ Sơn………………………………………………………107
4.3.3.1 Đối với làng nghề Đa Hội………………………………………….107
4.3.3.2 Đối với làng nghề Đồng Kỵ………………………………………..108
4.3.3.3 Đối với làng nghề Tương Giang……………………………………108
5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................ 1099
5.1. Kết luận........................................................................................................... 1099
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 1099
5.2.1. Đối với nhà nước và chính quyền tỉnh. ................................................... 10910
5.2.3. Đối với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh. ............................ 111


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tái lập năm 1997, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Bắc Bộ,
Bắc Ninh đã và đang vươn lên từ những nguồn lực vốn có, chủ trương của tỉnh
phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, mức tăng trưởng hàng
năm từ 10-16%. Là một tỉnh có nhiều làng nghề và làng nghề truyền thống, trong
số 62 làng nghề cịn tồn tại thì Bắc Ninh có tới 53 làng nghề sản xuất công nghiệp
và tiểu thủ cơng nghiệp. Sự hình thành và phát triển các làng nghề trong những
năm qua đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của
tỉnh. Các làng nghề tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông
thôn; giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp ở khu vực nơng thơn; góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố; thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh và góp phần bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống
của dân tộc...
Cho đến nay, giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và dịch
vụ ngày càng tăng lên, đặc biệt là tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp. Huyện Từ
Sơn là một trong những huyện của tỉnh đóng góp khơng nhỏ vào sự tăng trưởng
kinh tế đó. Trong những năm qua, song song với việc phát triển kinh tế nông
nghiệp, phát triển tiểu thủ cơng nghiệp đã góp phần lớn trong cơng tác giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong và ngồi huyện. Tuy nhiên,
trong q trình CNH, HĐH bên cạnh những thành tựu đặt được thì tình trạng ô
nhiễm môi trường ở các làng nghề ngày càng nghiêm trọng, diễn biến chất lượng
môi trường nước, môi trường không khí và mơi trường đất ngày càng xấu đi, sự
đa dạng hoá sinh học bị xâm phạm, tại một số làng nghề ơ nhiễm mơi trường đã ở
tình trạng báo động. Tình trạng này đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người

dân và ảnh hưởng trực tiếp ađến sự phát triển bền vững của các làng nghề.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


Khu vực nhà nước nói chung và Chính quyền tỉnh Bắc Ninh nói riêng, bằng
các cơng cụ quản lý của mình đã có những biện pháp tích cực nhằm giảm thiều ô
nhiễm môi trường ở các làng nghề. Bên cạnh những kết quả đạt được còn khiêm
tốn, thực tế đã chứng minh là công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề bảo vệ
môi trường ở các làng nghề còn nhiều bất cập, hiệu quả đạt được chưa cao, tình
trạng ơ nhiễm mơi trường cải thiện chậm chạp, tại một số địa phương khơng có
chuyển biến tích cực.
Để phát triển bền vững các làng nghề đòi hỏi các làng nghề phải có những
giải pháp thiết thực nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề.
Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, ô
nhiễm môi trường có quan hệ với quá trình phát triển kinh tế xã hội như thế nào?
hướng phát triển làng nghề như thế nào để tránh ô nhiễm môi trường? mối quan
hệ giữa phát triển các làng nghề và bảo vệ môi trường như thế nào? Để trả lời
những câu hỏi trên, học viên tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề
trên địa bàn huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng mơi trường và ơ nhiễm môi trường các làng nghề sản
xuất trên địa bàn huyện và đưa ra các giải pháp cơ bản nhất nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, phát triển bền vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về ô nhiễm môi trường

trong các làng nghề.
- Đánh giá đúng thực trạng môi trường và ô nhiễm môi trường ở các làng
nghề huyện Từ Sơn.
- Đề xuất phương án, giải pháp hữu hiệu nhằm giảm ô nhiễm, từng bước
cải thiện chất lượng môi trường các làng nghề trên địa bàn huyện.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên đề tài tập trung nghiên cứu:
- Tình hình sản xuất tại các làng nghề liên quan đến mơi trường.
- Ơ nhiễm mơi trường các làng nghề.
- Những giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiều ô nhiễm môi trường đi đôi với
phát triển bền vững các làng nghề trên địa bàn huyện Từ Sơn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Để đạt được được những nội dung trên đề tài tập trung nghiên cứu:
- Hiện trạng môi trường các làng nghề trên địa bàn huyện.
- Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng môi trường, đề xuất
phương án xử lý, giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại các làng nghề.
1.3.2.2 Phạm vi khơng gian
Các xã có làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm môi
trường trên địa bàn huyện.
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
Phần đặc điểm địa bàn nghiên cứu được tác giả thu thập trong giai đoạn
2004 – 2006. Số liệu nghiên cứu về tình hình ơ nhiễm mơi trường được thu thập
từ số liệu trong thời điểm khảo sát và nghiên cứu mức độ ô nhiễm tại các làng

nghề. Đồng thời đề tài đưa ra các biện pháp chủ yếu đến năm 2020.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Một số lý luận chung
2.1.1 Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường
2.1.1.1 Quan niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường
* Khái niệm về môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 tại Điều 1 thì mơi trường được
định nghĩa như sau:
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” [8].
Như vậy, môi trường là tổng hoà các mối quan hệ giữa tự nhiên và con
người trong đó bao gồm cả yếu tố vật chất nhân tạo, chúng tạo nên một thể thống
nhất tác động trực tiếp tới đời sống của con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và
phát triển của con người và thiên nhiên.
Vai trị của mơi trường: Mơi trường là tất cả những gì xung quanh ta, cho
ta cơ sở để tồn tại, sinh sống và phát triển. Vai trò của môi trường thể hiện trên các
mặt sau:
- Môi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên vật liệu và năng
lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống;
- Môi trường là nơi cư trú và cung cấp thông tin cho con người;
- Môi trường là nơi chứa chất thải;
- Môi trường là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan.
Như vậy, mơi trường có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của con người, nó

quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người. Bên cạnh đó mối quan hệ

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


giữa con người với môi trường là mối quan hệ hai chiều, có tác động trực tiếp qua
lại với nhau. Con người vừa là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đồng thời cũng
là tác nhân thúc đẩy môi trường phát triển. Để phát huy vai trị của mơi trường,
làm cho mơi trường có tác động tích cực đến con người thì con người với tư cách
là chủ thể tác động phải có trách nhiệm và ý thức BVMT, làm cho môi trường cân
bằng và trong sạch.
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Liên quan đến khái niệm ONMT là “Tiêu chuẩn mơi trường”, theo Luật
BVMT năm 1993 thì “TCMT là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy
định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường” [8]. Cơ cấu của hệ thống TCMT
bao gồm các nhóm chính sau:
- Những quy định chung
- Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và
ven biển, nước thải; Tiêu chuẩn khơng khí, bao gồm khói bụi, khí thải; Tiêu chuẩn
liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nơng nghiệp;
Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử,
văn hố và Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác
khống sản trong lịng đất, ngồi biển…
Hiện nay, ở nước ta đã có trên 200 TCMT quy định về chất lượng môi
trường, đây là cơ sở để chúng ta đo mức độ chuẩn của môi trường, đồng thời cũng
là căn cứ để đánh giá mức độ vi phạm mơi trường có liên quan.
Từ khái niệm về TCMT, khái niệm ONMT được định nghĩa trong Luật

BVMT năm 1993 như sau:
“Ơ nhiễm mơi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
Tiêu chuẩn môi trường”

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


Như vậy ta có thể thấy khái niệm ONMT phụ thuộc vào hai yếu tố: tác
động vật lý của chất thải và phản ứng của con người đối với tác động ấy. Tác động
vật lý của chất thải có thể mang tính sinh học như làm thay đổi gen di truyền,
giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa màng hoặc sức khoẻ con người. Tác
động cũng có thể mang tính hố học như ảnh hưởng của mưa axít
đối với các cơng trình, nhà cửa…
2.1.1.2 Vấn đề ơ nhiễm mơi trường trong các làng nghề và ảnh hưởng của nó đến
sự phát triển bền vững
Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu hết
sức to lớn trên mọi lĩnh vực từ công nghiệp, dịch vụ đến nông nghiệp. Đời sống
của nhân dân không ngừng được nâng cao, bộ mặt kinh tế nông thôn đã có những
khởi sắc to lớn, trong đó có các làng nghề truyền thống (LNTT). Nhờ những
đường lối, chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế, kinh tế tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ở nông thôn cùng với
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ và sự phát triển của khoa học kỹ thuật
LNTT ở nước ta từng bước phát triển cả về lượng và chất: quy mô của các làng
nghề không ngừng được mở rộng, sản phẩm hàng hố của các LNTT đã có mặt ở
khắp mọi miền trong và ngồi nước. Vai trị của các LNTT trong q trình phát
triển kinh tế nơng thơn ngày càng được khẳng định. Hàng năm, các LNTT đã
cung cấp cho hàng vạn lao động nơng thơn có việc làm ổn định với mức thu nhập
khá; làm tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế; đa dạng hố kinh tế

nơng thơn và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH,
HĐH; bảo tồn giá trị văn hố dân tộc. Các kết quả đó là bằng chứng cho một
hướng đi đúng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì tình trạng ONMT trong các LNTT
những năm đang trở thành một vấn đề “nóng”. Tại đây, tình trạng ONMT ngày
càng trở lên trầm trọng, thậm chí ở một số LNTT đã ở mức báo động như các làng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


nghề sản xuất sắt thép, sản xuất giấy, sản xuất và chế biến đồ đồng nhơm…Tình
trạng ONMT ngày càng cao này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, hầu hết các LNTT đều có lịch sử phát triển lâu đời thậm chí có làng
nghề đã có lịch sử 600-700 năm, khu vực sản xuất ở liền với khu dân cư, việc quy
hoạch các làng nghề là không có, hạ tầng cơ sở đã hư hỏng hoặc có làm mới
nhưng lại chắp vá và khơng có quy hoạch để đảm bảo vệ sinh môi trường. Hàng
ngày ô nhiễm từ khâu sản xuất đã ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Người lao
động ở trong các LNTT hầu như phải hứng chịu trọn vẹn những loại ô nhiễm do
việc nhà ở của mình cũng là cơng xưởng sản xuất. Việc khơng có quy hoạch và hạ
tầng cơ sở cũ kỹ càng làm cho ONMT trở lên trầm trọng do không xử lý được
chất thải từ các khu sản xuất và sinh hoạt của người dân, các chất thải bị lắng đọng
khơng có chỗ thốt đã làm cho mơi trường nước và môi trường đất vốn đã bị ô
nhiễm lại càng ơ nhiễm hơn.
Hai là, do tính chất là truyền thống, các nghề TTCN lại sử dụng
những công cụ lao động thô sơ, kỹ thuật lao động và công nghệ sản xuất thì
lạc hậu, cũ kỹ nên việc ONMT là không thể tránh khỏi. Việc sản xuất
không đi đôi với việc BVMT, các chất thải độc hại được thải ra từ những
dây truyền sản xuất lạc hậu không được xử lý ngay trong quá trình sản xuất
đã làm gia tăng thêm mật độ ô nhiễm.

Ba là, nhận thức của người dân về BVMT kém. Người lao động ở đây vốn
là những lao động thủ cơng, họ có được nghề nghiệp thông qua việc kế thừa và
truyền nghề từ đời này qua đời khác, cuộc sống và công việc sản xuất của họ chủ
yếu dựa vào thói quen và đã tạo ra một nếp sinh hoạt khó thay đổi thêm vào đó là
ý thức bảo vệ mơi trường kém, việc ONMT đối với họ là một việc đương nhiên
của sản xuất và họ bàng quan về điều này. Xu hướng chạy theo lợi nhuận đã khiến
những hộ sản xuất kinh doanh trong các LNTT không mấy quan tâm đến trách
nhiệm BVMT, họ ỷ lại vào nhà nước và chính quyền địa phương, đôi khi ý thức
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


kém đã hình thành nên tính ích kỷ, nhiều hộ sản xuất chỉ biết làm sạch trong nhà
của mình, cịn ONMT ngồi nhà họ là vấn đề “cha chung khơng ai khóc”.. Đây
chính là một trở ngại khơng nhỏ trong việc giảm thiểu ONMT các làng nghề.
Bốn là, mặc dù đã có sự quan tâm từ các cấp chính quyền địa phương trong
việc quản lý và cải thiện môi trường các LNTT nhưng hiệu quả chưa cao. Các dự
án BVMT làng nghề những năm gần đây thường là những giải pháp tình thế hoặc
là giải quyết được chỗ này nhưng lại làm ơ nhiễm chỗ khác, ví dụ như việc quy
định bãi đổ rác thải ra khỏi khu dân cư và đưa vào khu vực đầu làng hay ven sông
lại làm ONMT khơng khí của cả khu dân cư hoặc ONMT nước sinh hoạt của
người dân. Việc tuyên truyền vận động người dân trong việc BVMT thiếu thường
xuyên, công tác quản lý ô nhiễm không được chú trọng, quy hoạch thiếu đồng
bộ… là những nguyên nhân làm cho tình trạng ONMT trong các LNTT không
những không giảm đi mà đôi khi còn gia tăng.
Những nguyên nhân trên đây lý giải phần nào về tình trạng ONMT trong
các làng nghề ngày càng gia tăng và trầm trọng. Tình trạng ơ nhiễm này ảnh
hưởng nghiêm trọng đến phát triển bền vững các LNTT. Bên cạnh những mặt tích
cực mà LNTT đã đem lại như phát triển kinh tế, phát triển xã hội, làm cho xã hội

nông thôn Việt Nam ngày càng một khởi sắc thì tình trạng ONMT lại ảnh hưởng
khơng nhỏ đến sức khoẻ của người dân. Tình trạng bệnh tật ngày càng gia tăng
nhất là các bệnh ngoài da, bệnh tim mạch, thần kinh, phổi, ung thư đang trở thành
phổ biến ở các LNTT. Nó khơng chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà con truyền
sang các thế hệ sau này. Một lý do đơn giản là việc ONMT ngày một lan rộng từ
mơi trường khơng khí, mơi trường nước đến môi trường đất. Các chất thải ngày
ngày được tích tụ trong khơng khí, trong nước và trong đất không được xứ lý là
những hiểm hoạ mà con cháu chúng ta phải gánh chịu. Rõ ràng là việc phát triển
kinh tế - xã hội hiện tại đã và đang làm tổn hại đến lợi ích của thế hệ tương lai và
điều này có nghĩa là khơng có phát triển bền vững. Ngày nay khi mà phát triển
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


bền vững đang là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người, Đảng và
Nhà nước ta luôn luôn chú trọng và dành những quan tâm hàng đầu cho phát triển
bền vững đất nước thì việc phát triển bền vững các LNTT cũng khơng nằm ngồi
xu hướng đó. Nhằm phát triển bền vững làng nghề thì việc BVMT và giảm thiểu
ONMT là những việc làm cấp thiết và cần phải thực hiện ngay.
2.1.2 Cơ sở lý luận về làng nghề
2.1.2.1 Khái quát về sự phát triển làng nghề và những đóng góp tích cực của làng
nghề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
* Khái quát về sự phát triển làng nghề
- Phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH
Làng nghề ở nước ta phát triển trải qua các giai đoạn như đi từ sự hợp tác và
phân công lao động xã hội đến giai đoạn đại cơng nghiệp cơ khí. Trong giai đoạn
nào, làng nghề cũng tồn tại và hơn nữa còn phát triển từ sản xuất nhỏ đi lên sản
xuất lớn. Trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển như
vũ bão và tác động mạnh mẽ vào quá trình CNH, HĐH ở nước ta thì làng nghề

khơng vì thế mà mất đi. Ngược lại, vẫn tồn tại và phát triển không ngừng. Trong
điều kiện hiện nay, việc kết hợp chặt chẽ giữa nghề thủ công truyền thống với công
nghệ sản xuất hiện đại nhằm phát triển nhanh chóng cơng nghiệp ở nơng thơn có ý
nghĩa chiến lược đối với q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thôn [12].
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta đang ở trình độ thấp, vốn tích luỹ cịn hạn
chế thì việc khôi phục và phát triển làng nghề để tiếp thu cơng nghệ mới là hết sức
cần thiết. Bởi vì, các làng nghề có thể nhập từng cơng đoạn hoặc cả dây chuyền
sản xuất, cũng có thể nâng cao được chất lượng hàng hố đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Do đó, đi đôi với việc tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới cần đẩy mạnh phát
triển và cải tiến kỹ thuật trong nước, nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ xảo cho người
lao động để đáp ứng đòi hỏi của kỹ thuật mới. Vì vậy, phát triển làng nghề vừa

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


phải tuân theo quy luật đi từ thô sơ đến hiện đại, từ kỹ thuật thấp đến kỹ thuật cao,
vừa có sự phát triển , tiếp thu cơng nghệ tiên tiến của thế giới để phát triển một số
ngành nghề quan trọng.
- Xu hướng phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, HĐH
Sự phát triển của làng nghề trên con đường đi lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa có tác động to lớn trên các mặt khơng chỉ với ngành nghề thủ cơng truyền
thống mà cịn cả đối với nhiệm vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thơn. Mặc dù làng nghề có vị trí quan trọng như vậy, nhưng trong q trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập kinh tế quốc tế nó vẫn có những thuận
lợi và khó khăn nhất định.
Với xu hướng thị trường hố nền kinh tế, quốc tế hóa kinh tế và việc hội
nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực càng tạo điều kiện cho làng nghề phát
triển theo hướng xuất khẩu thuận lợi hơn. Từ đó làng nghề sẽ chuyển từ thủ cơng

sang cơng nghiệp vừa và nhỏ hiện đại.
Bên cạnh đó, do chính sách mở cửa, hàng ngoại tràn vào cũng tạo ra
sự cạnh tranh găy gắt hơn, một bộ phận TTCN của làng nghề có nguy cơ
khơng cạnh tranh được ngay ở thị trường trong nước. Đặc biệt đối với một
số mặt hàng mang đậm bản sắc văn hố dân tộc, nhưng khơng được chú
trọng hiện đại hoá, cho nên đã để mất thị trường nội địa cũng như thị trường
quốc tế.
Làng nghề có sự thay đổi nhất định theo nhu cầu của thị trường; có thời kỳ
phát triển và cũng có thời kỳ suy vong. Trong q trình CNH, HĐH làng nghề
ln luôn bị các công nghệ mới cạnh tranh đe doạ như các làng nghề đúc đồng
(nồi, mâm, thau đồng…) đã mất đi khi có đồ nhơm thay thế, làng nghề sản xuất
mây, tre đan bị đồ nhựa thay thế, gần đây làng tranh dân gian Đông Hồ bị các
công nghệ in hiện đại thay thế..
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


Trong điều kiện đổi mới cơ chế kinh tế hiện nay, nhiều làng nghề đã có xu
hướng đưa cơ khí thay thế một phần lao động thủ công như nghề mộc đã sử dụng
máy cưa, máy bào, máy khoan… nghề làm bún, bánh đa, giò chả đã làm bằng
máy, ở các làng dệt phần lớn các hộ gia đình đã sử dụng máy dệt hiện đại..
* Những đóng góp tích cực của làng nghề trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở Bắc Ninh trong những
năm qua đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KTXH và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nơng thơn. Những đóng góp đó được
thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, Các làng nghề góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người
lao động ở nông thôn

Khả năng giải quyết việc làm của các làng nghề cho lao động nhàn rỗi ở
nông thôn là rất lớn. Hàng năm, các làng nghề đã giải quyết việc làm cho
hàng vạn lao động nông thôn, riêng năm 2005 giải quyết việc làm cho hơn 3
vạn lao động. Hiện nay, trong các làng nghề, bình quân mỗi hộ gia đình làm
nghề truyền thống có từ 5-6 thợ lao động thường xuyên và 3-4 thợ lao động
thời vụ, ở các cơ sở bình quân từ 30-32 lao động và 10-12 lao động thời vụ.
Các làng nghề không chỉ thu hút lao động trong làng mà còn thu hút lao động
ở các vùng lân cận. Làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ đã giải quyết việc làm cho hơn
4.000 lao động của thôn và gần 1.500 lao động của các xã khác, hầu hết tất cả
người dân trong làng đều có việc làm, từ người trung tuổi cho đến thanh thiếu
niên nghỉ học đều có phần việc tuỳ theo khả năng sức khoẻ của mình. Riêng
làng nghề sắt thép Đa Hội, hàng năm tạo công ăn việc làm cho gần 1.500 lao
động của làng và thu hút từ 800 - 1.000 lao động ở các vùng xung quanh.
Từ chỗ có việc làm ổn định thì thu nhập của người lao động cũng được cải
thiện rõ rệt. Nơi nào có làng nghề phát triển thì nơi đó người lao động có thu

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


nhập cao và mức sống cao hơn các vùng khác. Nếu so sánh mức thu nhập của
lao động thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 4-5 lần của lao
động thuần nơng. Thu nhập bình qn của lao động tại làng nghề Đồng Kỵ
khoảng 1,5-2triệu đồng/tháng, với những ông chủ sản xuất mức thu nhập cao
hơn nhiều lần, có khi lên đến vài chục triệu đồng/tháng; Làng Đa Hội, ngày cơng
bình qn của người lao động vào khoảng 70.000đ, hiện nay Đa Hội đã có hàng
chục ơng tỷ phú với doanh thu hàng năm khoảng vài tỷ đồng. Thu nhập bình
quân đầu người của các làng nghề ở Bắc Ninh hiện nay đạt khoảng
600USD/năm, cao hơn mức thu nhập bình quân của tỉnh khoảng 150 USD và

cao hơn mức của cả nước khoảng 200USD.
Thứ hai, Các làng nghề góp phần làm tăng giá trị sản xuất và tăng thu ngân
sách của tỉnh.
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực làng nghề, nhất là những làng nghề
TTCN trong những năm qua đã góp phần khơng nhỏ vào tổng giá trị sản xuất và
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh. Tổng giá trị sản xuất của các làng nghề
liên tục tăng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2001-2005 là
31,9%. Năm 2001, tổng giá trị sản xuất của các làng nghề là 923.610 triệu đồng
chiếm 11,2% tổng giá trị sản xuất của cả tỉnh và chiếm 78,2% giá trị sản xuất
ngoài quốc doanh. Sang năm 2005, tổng giá trị sản xuất của khu vực làng nghề
tăng lên 2.783.667 triệu đồng, gấp 3 lần năm 2001, chiếm 75% giá trị sản xuất
công nghiệp ngoài quốc doanh và hơn 30% giá trị sản xuất cơng nghiệp của tồn
tỉnh. Theo đà tăng trưởng này thì đóng góp của các làng nghề vào tổng giá trị sản
xuất của tỉnh có thể lên tới trên 3.000 tỷ đồng [14].
Đóng góp ngân sách của các làng nghề trong tỉnh cũng tăng theo mức tăng
của giá trị sản xuất. Năm 2003, tổng số thuế thu được từ các làng nghề đạt
18.934 triệu đồng, chiếm 4,2% tổng thu ngân sách của tỉnh; năm 2004 là 42.991,
chiếm 4,4% triệu đồng; năm 2005 tăng lên 49.248 triệu đồng, chiếm 4,6% [15].
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


Trong số các làng nghề có đóng góp vào ngân sách nhà nước cao thì Đa Hội,
Phong Khê, Phú Lâm, Đồng Kỵ và Văn Môn là những làng nghề tiêu biểu. Đây
là những làng nghề phát triển, có giá trị sản xuất hàng năm cao và có số doanh
nghiệp nhiều. Làng nghề giấy Phong Khê, năm 2003 nộp ngân sách Nhà nước
5.794 triệu đồng, năm 2004 nộp 6.913 triệu đồng và năm 2005 là 9.338 triệu
đồng. Làng sắt thép Đa Hội năm 2004 tổng số thuế nộp ngân sách là 4.365 triệu
đồng, năm 2005 là 5.892 triệu đồng.

Thứ ba; Các làng nghề góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn Bắc Ninh theo hướng CNH, HĐH.
Trong quá trình vận động và phát triển, các làng nghề đã có vai trị tích cực
trong việc góp phần tăng tỷ trọng của CN-TTCN và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của
nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang
ngành nghề phi nơng nghiệp có thu nhập cao hơn. Tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ chiếm 70-80%. Rõ ràng là sự phát triển của các làng nghề có tác động tích cực
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH và xu hướng
này đang ngày một gia tăng khi mà các làng nghề ngày càng phát triển.
Thứ tư ; Các làng nghề góp phần xây dựng cuộc sống nơng thơn mới và
giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp
Cùng với sự phát triển kinh tế của các làng nghề là sự thay đổi nhanh chóng
bộ mặt nơng thơn ngày nay. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật của các làng nghề như đường
xá, cầu cống đã được bê tơng hố tồn bộ; tỷ lệ các hộ được dùng nước sạch từng
bước được nâng cao; điện, điện thoại và phát thanh truyền hình được phủ sóng ở
tất cả các làng nghề; nhà cao tầng nhiều hơn; đời sống của người dân ngày càng
văn minh, chất lượng cuộc được cải thiện rõ rệt, họ nhạy bén và khôn khéo trong
nền kinh tế thị trường hơn so với người dân ở những vùng nông thơn thuần nơng.
Bên cạnh đó, do có cơng việc ổn định với mức thu nhập khá mà các tệ nạn xã hội
như trộm cắp, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút…cho đến các vấn đề xã hội mang tính
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


chất vĩ mô như thất nghiệp, di dân tự do đã giảm đáng kể, mơ hình nơng thơn mới
đang dần được hình thành và phát triển.
2.1.2.2 Tác động ảnh hưởng của các loại ngành nghề đến môi trường
Với tổng số hơn 1450 làng nghề, các làng nghề ở nước ta hết sức đa dạng
và phong phú, các loại ngành nghề có ảnh hưởng đến mơi trường được chia thành

6 nhóm ngành nghề chính (06 ngành sản xuất chính) với đặc điểm gây ONMT
như sau [10]:
Bảng 2.1: Đánh giá mức độ ô nhiễm của các nhóm làng nghề
Mức độ ô nhiễm
Nhóm LN

Mơi trường nước Mơi trường khơng khí
Nặng Nhẹ TB Nặng

Ươm tơ, dệt vải

X

Chế biến lương thực, thực phẩm

X

Tái chế phế liệu

X

Thủ công mỹ nghệ

Nhẹ

Chất thải rắn

TB Nặng Nhẹ TB

X


X

X

X

Vật liệu xây dựng

X

Nghề khác

X

X

X

X

X

X

X

X

X


X

Nguồn: [11]
- Nhóm làng nghề ươm tơ, dệt vải và may đồ da: Hiện tại cả nước có
khoảng 173 làng nghề thuộc nhóm này, chiếm 12% trong tổng số 1.450 làng nghề
của cả nước, trong đó nghề dệt nhuộm lại chiếm đa số. Có thể kể tên một số làng
nghề nổi tiếng như làng dệt lụa Hà Đông (Hà Tây), làng gấm lụa Vân PhươngVân Nẻo, làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp...nhóm làng nghề này gây ONMT nước và
khơng khí là chủ yếu do trong q trình sản xuất phải sử dụng nhiều nước và hố

Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


chất tẩy, nhuộm cộng với các công đoạn đánh tơi, làm khơ...
- Nhóm làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu và nuôi trồng
thuỷ sản: Hiện tại cả nước có 197 làng nghề, chiếm 13,6%. Sản phẩm chính của
nhóm làng nghề này hết sức đa dạng và phong phú như: miến, bún, bánh phở,
bánh đa nem, tương, rượu, bánh kẹo, nước mắm, thuốc bắc,...đây là nhóm làng
nghề gây ONMT nước là chủ yếu do lượng nước thải chứa hàm lượng chất hữu
cơ cao và khó phân huỷ.
- Nhóm làng nghề tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại đen và mầu…):
trong số 1.450 làng nghề ở nước ta chỉ có khoảng 80 làng nghề làm tái chế phế
liệu. Tuy có số lượng ít nhưng nhóm làng nghề này lại đóng góp khối lượng sản
phẩm và giá trị rất lớn cho nền kinh tế của địa phương có làng nghề. Một số làng
nghề tiêu biểu như làng sắt thép Đa Hội, làng giấy Phong Khê, làng sản xuất đồ
đồng Vân Chàng...đã trở thành những làng nghề nổi tiếng trong cả nước. Nhóm
làng nghề này gây ONMT nước, khơng khí, mơi trường đất và sự đa dạng hố
sinh học.

- Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren: đây là nhóm làng nghề có số
lượng nhiều nhất, với 618 làng nghề, chiếm 42% tổng số làng nghề của cả nước.
Đặc điểm về sản phẩm rất đa dạng như sơn mài, khảm trai, đúc tượng, chạm khắc
vàng bạc, đá quý, gốm, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, chạm khắc đá, tranh thêu...có
thể lấy ví dụ một số làng nghề tiêu biểu như làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ,
làng mây tre đan Xuân Lai, làng gốm Phù Lãng, Hương Canh, làng sơn mài Đình
Bảng...Phần lớn những làng nghề này có truyền thống lâu đời, các sản phẩm có
giá trị cao, mang đậm nét văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, những làng nghề thuộc
nhóm này cũng gây ONMT khơng khí, mơi trường đất và chất thải rắn...
- Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá: đây là
nhóm làng nghề đang có xu hướng phát triển. Sản phẩm chủ yếu là cát, gạch ngói,
vơi, đá xẻ...nhóm làng nghề này gây ONMT khơng khí, chất thải rắn và sự đa
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15


dạng hố sinh học.
- Nhóm làng nghề khác như cơ khí mỏ, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm
lưỡi câu... đây là nhóm làng nghề ít gây ơ nhiễm nhất, hoạt động của các làng
nghề nhóm này mang tính khơng ổn định, theo thời vụ và có giá trị kinh tế
khơng cao.
Các số liệu đặc
trưng mơi trường
trong dịng thải
của làng nghề

Có chất thải nguy
hại vượt q quy
định




Khơng

Có ít nhất một thơng số
mơi trường đặc trưng
cho làng nghề
cao hơn 5 lần TCCP

Ơ nhiễm nặng



Khơng

Có ít nhất một thơng số
mơi trường đặc trưng
cho làng nghề
từ 2 đến 5 lần TCCP



Ơ nhiễm trung bình

Khơng

Có ít nhất một thông số
môi trường đặc trưng
cho làng nghề

nhỏ hơn 2 lần TCCP



Ơ nhiễm nhẹ

Khơng
Làng nghề khơng gây ơ nhiễm

Hình 2.1 Sơ đồ đánh giá mức độ ơ nhiễm tại các làng nghề
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16


×