Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện quế võ tỉn bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.69 MB, 119 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------------------

LÊ VĨNH TỘ

NGHIÊN CỨU GĨP PHẦN HỒN THIỆN HỆ THỐNG
TRỒNG TRỌT TẠI HUYỆN QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM TIẾN DŨNG

HÀ NỘI - 2008


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
ñược ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 nm
2008
Tác giả luận văn


Lê Vĩnh Tộ

Trng i hc Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


Lời cảm ơn
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường đại
học nơng nghiệp Hà Nội, Khoa sau đại học, các thầy giáo, cơ giáo
trong bộ mơn Hệ thống nơng nghiệp đặc biệt là thầy Phạm Tiến
Dũng đã giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm khuyến nông tỉnh
Bắc Ninh, các phòng ban thuộc UBND huyện Quế Võ, UBND các
xã Mộ ðạo, Nhân Hịa, ðức Long, bà con nơng dân trong huyện
cùng các đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm
2008
Tác giả

Lê Vĩnh Tộ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV

: Bền vững


BVTV

: Bảo vệ thực vật

CCCT

: Cơ cấu cây trồng

CTLC

: Công thức luân canh

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

HT

: Hệ thống

HTNN

: Hệ thống nông nghiệp

HTCT

: Hệ thống canh tác

HTTT


: Hệ thống trồng trọt

HST

: Hệ sinh thái

KD

: Khang dân

HSTNN

: Hệ sinh thái nông nghiệp

NN

: Nông nghiệp

NNBV

: Nông nghiệp bền vững

NS

: Năng suất

PTNN

: Phát triển nông nghiệp


SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

TPCG

: Thành phần cơ giới

FAO

: Food Agricultural Organization

IRRI

: International Rice Research Institute

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: ðặc ñiểm một số yếu tố khí hậu thời tiết Huyện Quế Võ……..34
Bảng 4.2: Các loại ñất ở Huyện Quế Võ…………………………………37
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng ñất Huyện Quế Võ năm 2006.....................40
Bảng 4.4: Hiện trạng sản xuất trồng trọt qua các năm Huyện Quế Võ…..44
Bảng 4.5: Tình hình chăn ni qua các năm Huyện Quế Võ…………….46
Bảng 4.6: Giá trị sản xuất của các ngành..................................................47
Bảng 4.7: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế……………………………………49
Bảng 4.8: Tình hình dân số lao ñộng của Huyện Quế Võ qua các năm.....50
Bảng 4.9: Cơ cấu giống và năng suất một số cây trồng năm 2006............55
Bảng 4.10: Hiện trạng hệ thống giống năm 2006......................................57

Bảng 4.11: ðầu tư phân bón cho các loại cây trồng trên 1ha năm 2006…59
Bảng 4.12: Hiệu quả ñầu tư phân bón trên lúa năm 2006………………...60
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng năm 2006……….62
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chính.........66
Bảng 4.15: Thời gian sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất……71
Bảng 4.16: Chiều cao của cây ngơ qua các giai đoạn sinh trưởng……….74
Bảng 4.17: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô…………..76
Bảng 4.18: Hiệu quả kinh tế của ba giống ngô /ha………………………79
Bảng 4.19: Các yếu tố sinh trưởng của các giống lúa……………………80
Bảng 4.20: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất...........................82
Bảng 4.21: So sánh hiệu quả kinh tế của các giống lúa............................84
Bảng 4.22: Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh…….................86
Bảng 4.23. So sánh hiệu quả giữa công thức luân canh cũ và mới .……..87

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Diễn biến một số yếu tố khí hậu thời tiết Huyện Quế Võ…...35
Hình 4.2: Cơ cấu các loại đất Huyện Quế Võ………………………….37
Hình 4.3: Cơ cấu diện tích đất nơng nghiệp……………………………41
Hình 4.4: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế……………………….48
Hình 4.5: Cơ cấu kinh tế huyện Quế Võ………………………………..49
Hình 4.6: Hiệu quả kinh tế của một số cơng thức ln canh chính….....67
(trên đất cao – đất vàn)
Hình 4.7: Năng suất các giống đậu tương………………………………72
Hình 4.8: ðộng thái tăng trưởng chiều cao của các giống ngơ…………74
Hình 4.9: Hiệu quả kinh tế của các giống ngơ………………………….79
Hình 4.10: Năng suất các giống lúa…………………………………….83
Hình 4.11: Hiệu quả kinh tế các giống lúa……………………………..85


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


MỤC LỤC
Trang
Lời cam ñoan..............................................................................................i
Lời cảm ơn.................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt........................................................................iii
Danh mục các bảng...................................................................................iv
Danh mục các hình....................................................................................v
PHẦN 1
MỞ ðẦU..................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI ..................................................1
1.2. MỤC ðÍCH VÀ YÊU CẦU.............................................................3
1.2.1. Mục đích..........................................................................................3
1.2.2. u cầu............................................................................................3
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI............ 4
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................4
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU...............................5
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................5
2.1.1. Cơ sở lý luận hệ thống luân canh cây trồng.....................................5
2.1.2. Cơ sở lý luận về cơ cấu cây trồng....................................................6
2.1.2.1. Khái niệm về cơ cấu cây trồng.....................................................6
2.1.2.2. Khái niệm về cơ cấu cây trồng hợp lý..........................................7
2.1.2.3. Khái niệm về chuyển ñổi cơ cấu cây trồng...................................8
2.1.2.4. Vai trị của cơ cấu và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý…10
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi



2.1.2.5. Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng…………………………...12
2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới cây trồng…………………………12
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................16
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................20
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................26
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................26
3.1.1. ðánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quế Võ...........26
3.1.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện Quế Võ.......................26
3.1.3. ðề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống luân canh chính hiện có
....................................................................................................................26
3.1.4. Thử nghiệm một số giống cây trồng mới trong hệ thống canh tác chính
nhằm chứng minh các ñề xuất...............................................................26
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................26
3.2.1. ðối tượng nghiên cứu....................................................................26
3.2.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu..................................................26
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................26
3.1.3.1. ðiều tra ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Huyện Quế Võ..27
3.2.3.2. ðiều tra thực trạng tình hình sản xuất nơng nghiệp tại huyện Quế
Võ.............................................................................................................27
3.2.3.3.ðề xuất và thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật mới.....................28
3.2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................31
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................33

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii



4.1 ðẶC ðIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN QUẾ VÕ
4.1.1. ðăc ñiểm tự nhiên huyện Quế Võ.................................................33
4.1.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................33
4.1.1.2. ðiều kiện thời tiết và khí hậu.....................................................33
4.1.1.3. Nguồn nước và chế độ thuỷ văn..................................................36
4.1.1.4.

Tài ngun đất............................................................................36

4.1.1.5. Tình hình sử dụng đất đai..........................................................39
4.1.2. ðăc điểm kinh tế xã hội huyện Quế Võ.........................................43
4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế........................................................43
4.1.2.2. Dân số lao ñộng và giáo dục......................................................50
4.1.2.3. Thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng .........................................51
4.1.2.4. Thực trạng về môi trường...........................................................52
4.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT HUYỆN QUẾ VÕ
4.2.1. Cơ cấu giống cây trồng..................................................................55
4.2.2. Tình hình đầu tư phân bón cho cây trồng ……………………….58
4.3.3. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.......................................61
4.3.4. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng...................................61
4.3.5. Một số công thức luân canh cây trồng chính huyện Quế Võ …...64
4.3. THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO HỆ
THỐNG TRỒNG TRỌT Ở HUYỆN QUẾ VÕ
4.3.1. Thử nghiệm ñưa một số giống ñậu tương………………………..70
4.3.2. Thử nghiệm đưa một số giống Ngơ……………………………...73

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii



4.3.3. Thử nghiệm so sánh một số giống lúa lai......................................80
4.4. CẢI TIẾN HỆ THỐNG TRỒNG TRỌT BẰNG CÁC KẾT QUẢ
THỬ NGHIỆM……………………………………………………………..86
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................90

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix


PHẦN 1
MỞ ðẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Quế Võ là một huyện nơng nghiệp đang chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ,
nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đơ Hà Nội. Với diện tích đất tự nhiên rộng
177,93 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp 102,78 km2 chiếm
57,7%, dân số 157.995 nhân khẩu (năm 2006) và ñược bao bọc bởi 3 hệ thống
sông: sông ðuống, sông Cầu và sơng Thái Bình đã tạo cho huyện Quế Võ
những lợi thế rất lớn trong phát triển sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra với hệ
thống giao thơng thuận lợi cũng đưa Quế Võ trở thành một trung tâm cơng
nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. Huyện Quế Võ có 24 đơn vị hành chính trực thuộc,
bao gồm: Thị trấn Phố Mới và 23 xã.
Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cơ cấu
kinh tế huyện Quế Võ nói chung, cơ cấu sản xuất nơng nghiệp nói riêng đã có
những chuyển biến tích cực. Sản xuất nơng nghiệp đã phát triển theo hướng
tồn diện, đa dạng hố sản phẩm và từng bước gắn với nhu cầu của thị trường.
Trong ngành trồng trọt, cơ cấu giống cây trồng ñã và ñang ñược thay ñổi rất
lớn. Các giống lúa cũ, thối hố đã từng bước được thay thế bằng các giống
lúa mới có năng suất cao như: Khang Dân, Q5, DV108, Xi23, VH1 v.v… Tuy
nhiên chỉ có năng suất cao chưa ñủ mà ngày nay nhu cầu thị trường ñang cần

tới chất lượng, ngoài ra các giống lúa ñang trồng phổ biến ở đây đang cũ rồi,
cần có những thay ñổi giống mới nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Cơ cấu trà vụ của Huyện cũng ñược bố trí hợp lý hơn; việc áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh, dịch hại ñã ñược
chú trọng. Nhiều ñịa phương ñã hình thành vùng sản xuất lúa giống và lúa
hàng hố như xã Mộ ðạo, Cách Bi, Việt Hùng… Ngoài việc sản xuất lúa thì ở
nhiều cơ sở đã đưa những cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


trồng dưa chuột xuất khẩu ở xã Việt Hùng, Phượng Mao, Phương Liễu, Bằng
An; cây cà chua ở xã Hàn Quảng, Phương Liễu; cây ớt xuất khẩu ở xã Mộ
ðạo, Phương Liễu; khoai tây ở xã Việt Hùng, Quế Tân. Tuy nhiên vẫn ñang ở
mức manh mún nhỏ lẻ, cần phải có những thử nghiệm, chương trình mở rộng
các giống năng suất, chất lượng cao ñể tạo thành một vùng hàng hóa.
Cùng với sự lớn mạnh của ngành trồng trọt, ngành chăn ni cũng từng
bước phát triển. ðiển hình như các chương trình: ni bị lai Sind ở xã ðào
Viên, Chi Lăng; ni lợn hướng nạc ở xã Nhân Hồ, Việt Thống, Việt Hùng,
Quế Tân. Các chương trình này đã và đang được đẩy mạnh và nhân rộng.
Phong trào ni cá giống, cá thịt, ngan Pháp, vịt siêu trứng tiếp tục được mở
rộng. Nhiều hộ gia đình đã đầu tư chăn nuôi, cải tạo ruộng trũng sản xuất lúa
kém hiệu quả sang ni trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp ở huyện Quế Võ
cịn chậm, chưa phát huy hết tiềm năng ñất ñai, lao ñộng, một bộ phận cán bộ
nhân dân còn giữ nếp nghĩ, cách làm cũ do đó trong sản xuất nơng nghiệp
nhiều hộ gia đình vẫn cịn áp dụng những biện pháp kỹ thuật lạc hậu. ðây
chính là một trong những lực cản chính, ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả
của chương trình chuyển ñổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quế Võ cũng
như hiệu quả sản xuất trên một ñơn vị diện tích.
ðứng trước tốc độ đơ thị hố mạnh mẽ khơng chỉ riêng ở huyện Quế Võ

và ñặc biệt là sự hình thành và phát triển của các khu cơng nghiệp, khu chế
xuất đã làm cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp một cách
nhanh chóng. Dân số ngày một tăng và một phần không nhỏ người lao ñộng
từ các ñịa phương khác ñược thu hút về các khu cơng nghiệp đã tạo nên một
áp lực rất lớn về lương thực, thực phẩm. ðể ñáp ứng nhu cầu lương thực, thực
phẩm cho các khu công nghiệp và nhân dân trong Huyện, cũng như góp phần
cung cấp cho các ñô thị như Thành phố Bắc Ninh và Hà Nội thì việc tăng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


năng suất, chất lượng cũng như tăng hiệu quả sản xuất nơng nghiệp trên một
đơn vị diện tích là hết sức bức thiết. Ngoài ra việc phát triển một nền nông
nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và cho thu nhập lâu dài ñã và ñang là
một trong những nhiệm vụ hàng ñầu của cán bộ và nhân dân trong Huyện.
ðứng trước những u cầu thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành thực hiện
nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại Huyện Quế
Võ - Tỉnh Bắc Ninh.”
1.2. MỤC ðÍCH VÀ U CẦU
1.2.1. Mục đích
- Xác ñịnh, ñề xuất và thử nghiệm tiến tới phát triển ứng dụng ñại trà một
số biện pháp kỹ thuật cho hệ thống trồng trọt huyện Quế Võ, nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế và mức sống của người dân trong Huyện cũng như ñáp ứng
ñược nhu cầu ngày càng cao của công nhân ở các khu công nghiệp và các đơ
thị xung quanh. Góp phần phát triển một nền nơng nghiệp bền vững ở huyện
Quế Võ nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung.
1.2.2. u cầu
- ðánh giá được thực trạng sản xuất nông nghiệp, cơ cấu luân canh cây
trồng, hệ thống trồng trọt chính và những biện pháp kỹ thuật hiện ñang ñược

áp dụng tại huyện Quế Võ; những lợi thế, khó khăn trên quan điểm sản xuất
nơng nghiệp bền vững đạt hiệu quả cao mang tính hàng hoá.
- ðề xuất và thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật cho hệ thống luân
canh cây trồng chính phù hợp ñiều kiện kinh tế xã hội và tập quán sản xuất
của nhân dân trong Huyện. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hố và bền vững góp phần thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp nơng thôn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần bổ sung vào phương pháp
luận trong việc nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, biện pháp kỹ thuật và
các công thức luân canh cây trồng. Ngồi ra cịn giúp định hướng việc sử
dụng hợp lý tài nguyên ñất, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác theo
quan điểm sinh thái và nơng nghiệp bền vững cũng như tận dụng tối ưu nguồn
nhân lực của ñịa phương.
- Việc xác ñịnh, ñề xuất và thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật cho hệ
thống trồng trọt ở huyện Quế Võ là một trong những cơ sở quan trọng trong
việc xác ñịnh và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, các cơ cấu luân canh
cây trồng hợp lý và bền vững ở các huyện khác của tỉnh Bắc Ninh cũng như
các vùng khác có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương tự trong cả nước.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc thực hiện đề tài góp phần nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất
của người dân. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát
triển kinh tế xã hội cho huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.
- ðáp ứng ñược nhu cầu lương thực, thực phẩm an toàn ngày càng cao
của nhân dân trong vùng cũng như góp phần cung cấp cho các đơ thị xung

quanh đồng thời tạo nên một vùng hàng hố xuất khẩu. Ngồi ra việc tăng
hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích cũng giúp cho việc chuyển đổi
cũng như phát triển các khu cơng nghiệp một cách mạnh mẽ trong ñịa bàn
Huyện cũng như trong Tỉnh Bắc Ninh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Cơ sở lý luận hệ thống luân canh cây trồng
Hệ thống cây trồng (Cropping Systems), trên thế giới có rất nhiều cách
hiểu khác nhau, Zandstra (1981) [49] cho rằng hệ thống cây trồng là thành
phần các giống và lồi cây được bố trí trong khơng gian và thời gian của một
hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên,
kinh tế – xã hội. Hay hệ thống cây trồng là hoạt ñộng sản xuất cây trồng trong
nông trại, bao gồm tất cả các hợp phần cần có để sản xuất một tổ hợp các cây
trồng và mối quan hệ giữa chúng với môi trường. Các hợp phần này bao gồm
tất cả các yếu tố vật lý và sinh học cũng như kỹ thuật, lao động và quản lý.
Cũng có thể hiểu một cách ngắn gọn hệ thống cây trồng là các hình thức đa
canh bao gồm trồng xen, trồng gối, ln canh, trồng thành băng, canh tác phối
hợp, vườn hỗn hợp, v.v … Trong đó hệ thống ln canh cây trồng có vai trị
rất lớn, nó góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích cũng như
khai thác tối ña ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ngồi ra đây là một trong
những biện pháp sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên ñất, nước một cách có
hiệu quả.
Theo Viện sỹ ðào Thế Tuấn thì hệ thống luân canh cây trồng là một tổ
hợp về không gian và thời gian của các loại cây trồng trên một mảnh ñất và
các biện pháp canh tác dùng ñể sản xuất chúng. Tuy nhiên do hệ thống luân

canh cây trồng mang tính biến động nên khi tiến hành nghiên cứu hệ thống
luân canh cây trồng không thể dừng lại ở một khơng gian và thời gian nhất
định rồi kết thúc mà phải làm thường xun để tìm ra những xu thế phát triển,
các yếu tố hạn chế và những giải pháp khắc phục ñể chuyển ñổi hệ thống luân
canh cây trồng nhằm khai thác hợp lý ngày càng có hiệu quả các nguồn tài

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả kinh tế, xã hội phục vụ cuộc sống của con
người (ðào Thế Tuấn, 1984) [40].
Việc xác ñịnh hệ thống luân canh cây trồng hợp lý ngồi việc tăng hiệu
quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, góp phần tăng thu nhập cho hộ nơng
dân, thì nó cịn là một trong những biện pháp chính trong việc phát triển một
nền nơng nghiệp bền vững.
2.1.2. Cơ sở lý luận về cơ cấu cây trồng
2.1.2.1. Khái niệm về cơ cấu cây trồng
Trong việc xác ñịnh hệ thống luân canh cây trồng hợp lý, việc phát triển
nền nơng nghiệp bền vững thì một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự
thành cơng đó là việc xác ñịnh hợp lý cơ cấu cây trồng.
Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và lồi cây trồng có trong một
vùng ở một thời điểm nhất định, nó phản ánh sự phân cơng lao động trong nội
bộ ngành nơng nghiệp, phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
mỗi vùng, nhằm cung cấp ñược nhiều nhất những sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu của con người (ðào Thế Tuấn,1984)[40]; (Cao Liêm, Trần ðức Viên,
1990)[21].
Cũng theo Viện sỹ ðào Thế Tuấn, 1984, cơ cấu cây trồng là một trong
những nội dung quan trọng của một hệ thống biện pháp kỹ thuật gọi là chế ñộ
canh tác. Ngồi cơ cấu cây trồng, chế độ canh tác bao gồm chế độ ln canh,
làm đất, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Cơ cấu cây trồng

là yếu tố cơ bản nhất của chế ñộ canh tác, vì chính nó quyết định nội dung của
các biện pháp khác. Ngồi ra cơ cấu cây trồng cịn là thành phần của một nội
dung rộng hơn gọi là cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp như
trên ñã nói bao gồm nhiều ngành sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến
nông sản (ðào Thế Tuấn, 1984) [40].
Nghiên cứu cơ cấu cây trồng là một trong những biện pháp kinh tế kỹ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


thuật nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nâng cao
năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm. (Nguyễn Duy Tính, 1995) [35].
Xác định cơ cấu cây trồng còn là nội dung của phân vùng sản xuất nơng
nghiệp. Muốn làm được cơng tác phân vùng sản xuất nơng nghiệp, trước hết
phải xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhất ñối với mỗi vùng. ðây là một cơng
việc khơng thể thiếu được nếu chúng ta xây dựng một nền nơng nghiệp sản
xuất hàng hóa lớn (ðào Thế Tuấn, 1962) [38].
2.1.2.2. Khái niệm về cơ cấu cây trồng hợp lý
Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên
đồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời điểm, có tính chất xác
định lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các
loại cây trồng với nhau ñể khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý
nhất các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (ðào
Thế Tuấn, 1978) [39].
Dựa trên quan ñiểm sinh học ðào Thế Tuấn (1978) [39] cho rằng, bố trí
cơ cấu cây trồng hợp lý là chọn một cấu trúc cây trồng trong hệ sinh thái nhân
tạo, làm thế nào ñể ñạt năng suất sơ cấp cao nhất. Về mặt kinh tế, cơ cấu cây
trồng hợp lý cần thỏa mãn yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa
cao, bảo đảm việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn ni,
tận dụng nguồn lợi tự nhiên, ngồi ra cịn phải đảm bảo việc đầu tư lao động

và vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao.
Theo Phùng ðăng Chinh và CTV (1987) [7], ðào Thế Tuấn (1989) [42],
cơ cấu cây trồng hợp lý là cơ cấu cây trồng phù hợp với ñiều kiện tự nhiên
kinh tế - xã hội của vùng. Cơ cấu cây trồng hợp lý cịn thể hiện tính hiệu quả
của mối quan hệ giữa các loại cây trồng ñược bố trí trên ñồng ruộng, làm cho
sản xuất ngành trồng trọt phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc theo
hướng sản xuất thâm canh gắn với ña canh, sản xuất hàng hố và có hiệu quả

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


kinh tế cao. Cơ cấu cây trồng là một thực tế khách quan, nó được hình thành
từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể và vận ñộng theo thời gian.
Cơ cấu cây trồng hợp lý còn biểu hiện qua việc phát triển hệ thống cây
trồng mới trên cơ sở cải biến hệ thống cây trồng cũ hoặc phát triển hệ thống
cây trồng mới trên cơ sở tổ hợp lại các công thức luân canh, tổ hợp lại các
thành phần cây trồng và giống cây trồng, ñảm bảo cho các thành phần trong
hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc ñẩy lẫn nhau, nhằm khai
thác tốt nhất lợi thế về ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tạo cho hệ thống có
sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái (Lê Duy Thước, 1991) [31].
Xác ñịnh cơ cấu cây trồng hợp lý ngoài việc giải quyết tốt mối liên hệ giữa
cây trồng với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cần phải dựa trên phương
hướng sản xuất của mỗi vùng. Phương hướng sản xuất quyết ñịnh cơ cấu cây
trồng, nhưng cơ cấu cây trồng lại là cơ sở hợp lý cho các nhà hoạch định chính
sách xác định phương hướng sản xuất (Phạm Chí Thành và CTV, 1996) [27]
2.1.2.3. Khái niệm về chuyển ñổi cơ cấu cây trồng
Chuyển ñổi cơ cấu cây trồng là sự thay ñổi theo tỷ lệ % của diện tích
gieo trồng, nhóm cây trồng, của cây trồng trong nhóm hoặc trong tổng thể và
nó chịu sự tác ñộng, thay ñổi của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Q trình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng

cơ cấu cây trồng cũ sang cơ cấu cây trồng mới (ðào Thế Tuấn,1978) [39].
Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [35] cho rằng, việc chuyển ñổi cơ cấu
cây trồng là cải tiến hiện trạng cơ cấu cây trồng có trước sang cơ cấu cây
trồng mới nhằm ñáp ứng những yêu cầu của sản xuất. Thực chất của chuyển
ñổi cơ cấu cây trồng là thực hiện hàng loạt các biện pháp (kinh tế, kỹ thuật,
chính sách xã hội...) nhằm thúc đẩy cơ cấu cây trồng phát triển, ñáp ứng
những mục tiêu của xã hội. Cải tiến cơ cấu cây trồng có vai trị rất quan trọng

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


nhất là trong điều kiện mà ở đó kinh tế thị trường có nhiều tác động ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
ðể nghiên cứu cải tiến cơ cấu cơ cấu cây trồng phải ñánh giá thực trạng,
xác ñịnh cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế phát triển cả về định lượng và
định tính, dự báo được mơ hình sản xuất trong tương lai; phải kế thừa những
cơ cấu cây trồng truyền thống và xuất phát từ yêu cầu thực tế, hướng tới
tương lai ñể kết hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội (Lê Trọng Cúc và
CTV, 1995) [3]
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là phá vỡ thế độc canh trong trồng
trọt nói riêng và trong nơng nghiệp nói chung, để hình thành một cơ cấu cây
trồng mới phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao, dựa vào đặc tính nơng sinh học
của từng loại cây trồng và ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của từng
vùng (Lê Duy Thước, 1997) [33].
Chuyển ñổi cơ cấu cây trồng phải ñược bắt đầu bằng việc phân tích hệ
thống canh tác truyền thống. Chính từ kết quả đánh giá phân tích đặc ñiểm
của hệ thống cây trồng tại khu vực nghiên cứu mới tìm ra được các hạn chế và
lợi thế, so sánh ñể ñề xuất cơ cấu cây trồng hợp lý. Khi thực hiện chuyển ñổi
cơ cấu cây trồng cần phải ñảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải căn cứ vào yêu cầu thị trường.

- Phải khai thác hiệu quả các tiềm năng về ñiều kiện tự nhiên và ñiều
kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng.
- Bố trí cơ cấu cây trồng phải biết lợi dụng triệt ñể những ñặc tính sinh
học của mỗi loại cây trồng, ñể bố trí cây trồng phù hợp với các điều kiện
ngoại cảnh, nhằm giảm tối ña sự phá hoại của dịch bệnh và các ñiều kiện
thiên tai khắc nghiệt gây ra.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến sự phát triển của khoa
học kỹ thuật và việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật đó vào sản xuất
nông nghiệp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


- Về mặt kinh tế, việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo có hiệu
quả kinh tế cao, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng là tìm ra các biện pháp nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng nông sản bằng cách áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
vào hệ thống cây trồng hiện tại hoặc ñưa ra những hệ thống cây trồng mới.
Hướng vào các hợp phần tự nhiên, sinh học, kỹ thuật, lao ñộng, quản lý, thị
trường, ñể phát triển cơ cấu cây trồng trong những ñiều kiện mới nhằm ñem
lại hiệu quả kinh tế cao nhất (Lê Minh Toán, 1998) [34].
2.1.2.4. Vai trị của cơ cấu và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý
Những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, ðào Thế Tuấn cùng các CTV ở Viện
khoa học Nơng nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về cơ cấu cây trồng
vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng và ñã ñưa ra nhận ñịnh về những yêu
cầu cần đạt được của một cơ cấu cây trồng thích hợp là phải:
Khai thác tốt nhất các điều kiện khí hậu và tránh hoặc giảm ñược
những tác hại của thiên tai ñối với cây trồng.
Khai thác tốt nhất các ñiều kiện đất đai, bảo vệ và bồi dưỡng độ phì
của ñất.
Khai thác tốt nhất các ñặc tính sinh học của cây trồng (khả năng cho

năng suất cao, phẩm chất tốt, ngắn ngày, thích ứng rộng, khả năng chống chịu
cao) nhằm ñạt ñược hiệu quả sản xuất cao nhất.
Tránh ñược tác hại của sâu bệnh, cỏ dại và các tác nhân sinh học khác
với phương pháp sử dụng ít nhất các biện pháp hoá học.
ðảm bảo tỷ lệ sản phẩm hàng hố cao, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
ðảm bảo hỗ trợ cho các ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi,
tận dụng các nguồn lợi thiên nhiên (ðào Thế Tuấn, 1989) [42].
Trên những vùng ñất bạc màu huyện Quế Võ; việc xây dựng được những

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


cơ cấu cây trồng hợp lý, ñặc biệt là ñưa cây họ ñậu vào cơ cấu cây trồng chắc
chắn sẽ từng bước bồi dưỡng và nâng cao độ phì của ñất, ñồng thời lựa chọn
các giống cây trồng mới có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, sẽ né
tránh ñược các yếu tố khí hậu bất thuận của vùng như lụt, bão, hạn, rét... Trên
cơ sở đó, với các giống cây trồng hợp lý sẽ có sản phẩm nơng nghiệp, bởi sự
có mặt của nhiều cây trồng trong cơ cấu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
trên đơn vị diện tích, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng với yêu cầu của thị
trường, nâng cao tính thương mại của sản phẩm.
Cơ cấu cây trồng hợp lý có vai trị quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng, tăng giá trị hàng
hố, tăng thu nhập của người dân bản địa. Do vậy, xác ñịnh cơ cấu cây trồng
phải dựa trên cơ sở:
Các yếu tố khí hậu như chế độ nhiệt, chế ñộ mưa, bão, ...
Các yếu tố ñất ñai như thành phần cơ giới, thành phần hóa học và đặc
điểm địa hình của đất
Yếu tố cây trồng, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là chọn loại cây trồng
tận dụng được tốt nhất các điều kiện khí hậu, đất ñai và tài nguyên khác.
Bố trí cơ cấu cây trồng là xây dựng một hệ sinh thái nhân tạo. Mối

quan hệ giữa các sinh vật và cây trồng trong cộng sinh, ký sinh. Vì vậy, cải
tiến cơ cấu cây trồng tạo nên những quan hệ có tỷ lệ mới phù hợp nhất, có
hiệu quả, góp phần phát triển bền vững hệ sinh thái (Phạm Chí Thành, Trần
ðức Viên, 2000) [28].
Như vậy, tiến hành nghiên cứu chuyển ñổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc xây dựng một nền nơng nghiệp đa dạng, tạo nhiều
nơng sản hàng hố cũng như các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Chuyển
đổi cơ cấu cây trồng là góp phần giải quyết việc làm cho lao ñộng ở những
vùng nông thôn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


2.1.2.5. Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng
Sau khi xác định cơ cấu cây trồng cần phải tính tốn đến giá trị kinh tế.
Cơ cấu cây trồng mới phải ñạt giá trị kinh tế cao hơn cơ cấu cây trồng cũ. Tất
nhiên yêu cầu kinh tế cao thì các loại cây trồng ñều phải ñạt năng suất cao,
nhưng do tăng vụ nên có thể một số vụ, một số cây trồng năng suất khơng cao
vì vậy khi hạch tốn cịn cần phải chú ý đến vấn đề phân cơng xã hội. Sản
phẩm nơng nghiệp phải đảm bảo lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho
công nghiệp, thức ăn cho gia súc và sản phẩm làm hàng hóa.
ðặc điểm của sản xuất nông nghiệp bền vững là phải sản xuất đa dạng,
ngồi cây trồng chủ yếu, cần bố trí cây trồng bổ sung ñể tận dụng ñiều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của vùng và của cơ sở sản xuất. Về mặt kinh tế cơ cấu
cây trồng cần phải ñạt ñược các yêu cầu sau:
- Bảo ñảm yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao.
- ðảm bảo việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn ni,
tận dụng các nguồn lợi tự nhiên.
- ðảm bảo việc ñầu tư lao ñộng và vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế
cao.
- ðảm bảo giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao hơn cơ cấu cây trồng cũ.

Việc ñánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng có thể dựa vào một
số chỉ tiêu năng suất, giá thành, thu nhập (giá trị bán sản phẩm sau khi ñã trừ
ñi chi phí đầu tư) và mức lãi (% của thu nhập so với ñầu tư). Khi ñánh giá giá
trị kinh tế của cơ cấu cây trồng cần dựa vào năng suất bình quân của cây trồng
và giá cả thu mua của thị trường [11].
Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh tế cao của tồn vùng, chỉ có thể thực
hiện trên cơ sở ñã xây dựng một cơ cấu cây trồng hợp lý của tiểu vùng.
2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới cây trồng
* Giống:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


Giống cây trồng là một nhóm cây trồng có đặc điểm kinh tế, sinh học và
các tính trạng hình thái giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các
vùng sinh thái giống nhau và ñiều kiện kỹ thuật phù hợp. Vì vậy, giống cây
trồng phải mang tính khu vực hố, tính di truyền đồng nhất và khơng ngừng
thoả mãn nhu cầu của con người (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [16].
Lúa lai là một tiến bộ kỹ thuật về di truyền học của thế kỷ XX ñã và ñang
ứng dụng trên thế giới. Ưu thế lai (ƯTL - Heterosis) là thuật ngữ ñể chỉ sự
vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ của chúng về các đặc tính hình thái, khả
năng sinh trưởng, sức sống, sức sinh sản, khả năng chống chịu và thích nghi;
năng suất, chất lượng hạt và các đặc tính năng suất khác.
Vào năm 1983, Việt Nam bắt ñầu nghiên cứu lúa lai tại Hậu Giang và Hà
Nội (Nguyễn Bá Thông, 2001) [29], nguồn vật liệu sử dụng trong việc nghiên
cứu ñược nhập chủ yếu từ Viện lúa quốc tế (IRRI), xong ñây chỉ là những
nghiên cứu mới ở giai đoạn đầu tìm hiểu về lúa lai. ðến năm 1990, Bộ Nông
nghiệp và phát triển Nơng thơn đã cho phép một số tổ hợp lai ñược trồng thử
vào vụ Xuân ở ðồng bằng Bắc Bộ và kết quả cho thấy các tổ hợp lúa lai cho
năng suất cao hơn hẳn lúa thuần. Nếu so với lúa thuần như giống CR203 thì

lúa lai cao hơn từ 200- 1500kg/ha/vụ (Nguyễn Thị Trâm, 2002) [37].
Ở Việt nam diện tích lúa lai 2 dịng chiếm khoảng 100.000ha, lúa lai 3
dòng chiếm 380.000 ha, một số tổ hợp lúa lai mới có triển vọng như là Việt
lai 20 (Bùi Bá Bổng, 2002) [2], giống lúa Việt lai 24 (Nguyễn Văn Hoan và
Vũ Hồng Quảng, 2005) [17].
Trong những năm gần ñây nhiều ñịa phương ñã sử dụng các giống lúa
lai, ở một số tỉnh phía Bắc diện tích lúa lai tăng lên rất nhanh ở các tỉnh như:
Nam ðịnh, Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nam và Phú Thọ. Ngồi ra,
diện tích gieo trồng lúa lai cịn được mở rộng ra các tỉnh ở miền Trung và Tây
Nguyên như: Quảng Nam, ðaklak. Ở một số vùng có trình độ thâm canh cao,
năng suất lúa lai ñã ñạt ñược 13- 14 tấn/ha/vụ [13].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


Hướng tới ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam sẽ phát triển thành
ngành sản xuất hàng hoá lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế
cao và có tiềm năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. ðịnh hướng trong thời
gian tới là tiếp tục phát triển lúa lai, mở rộng diện tích hàng năm trên 500
nghìn ha và đến năm 2010 diện tích lúa lai đạt 1 triệu ha, với năng suất bình
quân là 65- 70 tạ/ha (Quách Ngọc Ân) [1].
* Mật ñộ:
Mật ñộ ảnh hưởng rất lớn đến q trình sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Cụ thể như lúa: nếu mật ñộ cấy q cao, dầy thì số bơng nhiều nhưng
số hạt trên bơng ít (bơng nhỏ), dẫn đến số hạt trên bơng giảm. Vì vậy khi các
khâu kỹ thuật khác được duy trì thì chọn mật độ vừa phải để đạt được số
lượng hạt nhiều nhất trên một đơn vị diện tích lúa cấy.
* Phân bón:
Trong lịch sử nơng nghiệp thế giới, các hệ thống nơng nghiệp khác nhau,
do trình độ thâm canh khác nhau, mà chủ yếu là do khả năng bồi dưỡng ñất
khác nhau, ñã cho năng suất rất khác nhau.

Sang thế kỷ XX, nền nơng nghiệp hiện đại, nhờ sự phát triển của cơng
nghệ sản xuất phân hố học ñã khiến cho năng suất tăng gấp ñôi so với năng
suất của nền nông nghiệp truyền thống, chỉ dựa vào chăn nuôi.
Qua nghiên cứu người ta thấy khi giảm một nửa lượng phân ñạm trong
trồng trọt, năng suất cây trồng giảm 22 lần nếu xét trong giai ñoạn ngắn và 25
– 30% trong trung hạn. Lợi nhuận nông trại giảm 40%, thu nhập giảm 12%,
tổng sản lượng hoa màu giảm 40%. Do vậy công nghiệp chế biến giảm, xuất
khẩu nông phẩm giảm, ñể ñảm bảo tiêu dùng phải nhập khẩu khiến cho giá
ngũ cốc trên thị trường thế giới tăng 5%.
Ở Việt Nam người nơng dân cũng đã sử dụng phân bón cho lúa từ rất lâu
đời. Từ việc phát nương ñốt rẫy, ñể lại tro rồi chọc lỗ gieo hạt, gặt lúa, đốt

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


rơm rạ ngay tại ruộng sau đó mới cho nước vào cày bừa, cấy, … và đánh giá
đúng vai trị của nguyên tố tro với cây trồng.
Khi công nghệ sản xuất phân hố học ra đời đã làm thay đổi bộ mặt nền
nông nghiệp Việt Nam, chuyển từ nền nông nghiệp hữu cơ sang nền nơng
nghiệp hiện đại.
Lịch sử sử dụng phân hố học ở nước ta có thể chia làm 3 giai đoạn.
Trước năm 1972, nơng dân chủ yếu dùng đạm để bón. Lân và kali khơng
mấy ai dùng.
Từ năm 1972 – 1992 sau ñạm, lân ñược dùng phổ biến trên nhiều vùng
ñất trồng lúa.
Từ năm 1992 trở lại ñây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các giống
lúa lai nhu cầu sử dụng phân Kali tăng mạnh mẽ. Theo tài liệu Trung Quốc
cơng bố thì lúa lai rất nhạy cảm với kali, thường phải bón trên 200kg K2O/ha.
So với đối chứng khơng bón kali năng suất giống lúa lai Shanyou2 tăng 1,6 –
1,7 tấn/ha, Aiyou2 tăng 1,7 tấn/ha và Shanyou6 tăng từ 0,9 – 1,4 tấn/ha.

Hiện nay diện tích đất nơng nghiệp khơng tăng mà cịn có xu hướng giảm
do ñất ñược sử dụng vào nhiều mục đích khác, trong khi đó nhu cầu lương
thực khơng giảm. Vì vậy, để đảm bảo an tồn lương thực thì phải tăng năng
suất cây trồng và sử dụng phân hoá học là 1 giải pháp hữu hiệu ñể tăng năng
suất. Do đó có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng phân hố học ngày càng tăng
trên tồn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


×