Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của loại kích dục tố và liều lượng tiêm đến sinh sản của cá chim trắng (colossoma brachypomum, cuvier, 1818) tại yên lý diễn châu nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.99 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


NGUYỄN THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI KÍCH DỤC
TỐ VÀ LIỀU LƯỢNG TIÊM ĐẾN SINH SẢN CỦA CÁ
CHIM TRẮNG (Colossoma brachypomum, Cuvier, 1818)
TẠI YÊN LÝ - DIỄN CHÂU - NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Vinh – 2011

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI KÍCH DỤC
TỐ VÀ LIỀU LƯỢNG TIÊM ĐẾN SINH SẢN CỦA CÁ
CHIM TRẮNG (Colossoma brachypomum, Cuvier, 1818)
TẠI YÊN LÝ - DIỄN CHÂU - NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng


Lớp:

48K1 - NTTS

Người hướng dẫn: KS. Lê Minh Hải
KS. Cao Thành Chung

Vinh – 2011

ii


Lời cảm ơn
Trong q trình thực hiện đề tài ngồi sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ về vật chất và tinh thần. Qua đây tôi xin chân thành
cảm ơn những sự quan tâm giúp đỡ q báu đó.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Lê Minh Hải là người đã định
hướng, tận tình chỉ bảo giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập và viết báo cáo.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Cao Thành Chung trại trưởng trại cá giống
Yên Lý thuộc Công ty CP giống NTTS Nghệ An đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tơi
trong q trình thu thập số liệu cũng như mọi hoạt động khác trong suốt thời gian
thực tập tại cơ sở.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa Nông Lâm Ngư
trường Đại học Vinh đó tận tình giảng dạy, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, rèn
luyện chun mơn hồn thành khố luận này.
Xin cảm ơn sự động viên của gia đình, anh em, sự giúp đỡ chân thành của bạn
bè trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Vinh, tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hằng


iii


MỤC LỤC
Trang

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
CP:

Cổ phần

&:



Ctv:

Cộng tác viên

B:

Bể

CT:


Công thức

SSSTT:

Sức sinh sản thực tế

NSCB :

Năng suất cá bột

TGHƯT:

Thời gian hiệu ứng thuốc

v


DANH MỤC BẢNG
TT
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9

Bảng 3.10

Nội dung
Đặc điểm dinh dưỡng các giai đoạn của cá Chim Trắng
Loại kích dục tố và liều lượng tiêm dùng trong thí nghiệm
Kết quả ni vỗ cá bố mẹ
Kết quả theo dõi một số yếu tố mơi trường trong các đợt thí nghiệm
Thời gian hiệu ứng thuốc khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau
Tỷ lệ đẻ cá khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau
Sức sinh sản thực tế của cá khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau
Tỷ lệ thụ tinh của trứng cá khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau
Tỷ lệ nở của trứng cá khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau
Tỷ lệ dị hình cá bột khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau
Tỷ lệ ra bột và năng suất cá bột khi sử dụng liều lượng tiêm khác
nhau
Hiệu quả kinh tế của các loại kích dục tố và liều lượng tiêm đến
sinh sản cá Chim Trắng

Trang
6
20
25
26
27
28
30
32
33
35
36

38

DANH MỤC HÌNH

TT

Nội dung

vi

Trang


Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7

Cá Chim Trắng (Colossomabrachypomum)
Sơ đồ quá trình chuyển đổi của trứng
Sơ đồ nguyên lý sinh sản của cá trong điều kiện sinh sản nhân tạo
Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Sơ đồ khối nghiên cứu
Thời gian hiệu ứng thuốc của cá cái khi sử dụng liều lượng tiêm
khác nhau
Tỷ lệ đẻ của cá khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau
Sức sinh sản thực tế của cá khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau
Tỷ lệ thụ tinh của trứng cá khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau
Tỷ lệ nở của trứng cá khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau
Tỷ lệ ra bột của cá khi sử dụng các liều lượng tiêm khác nhau
Năng suất cá bột khi sử dụng các liều lượng khác nhau

vii

3
13
15
21
22
27
29
31
32
34
36
37


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển rất nhanh và là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nuôi trồng thủy sản góp phần làm tăng GDP, tăng thu

ngoại tệ cho nhà nước, tạo cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Trong
đó, ngành ni trồng thủy sản nước ngọt đã có từ lâu và ngày càng phát triển. Bên cạnh
những loài cá quen thuộc, cá Chim Trắng (Colossoma brachypomum, Cuvier, 1818) là
loài đang được quan tâm.
Cá Chim Trắng (Colossoma brachypomum, Cuvier, 1818) là loài cá nhiệt đới
và á nhiệt đới có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon Nam Mỹ, phân bố chủ yếu ở
Brazil. Kết quả phân tích của Viện nghiên cứu Thủy sản Trường Giang cho thấy cá
nuôi ở Sa Thị - Hồ Bắc có khối lượng 200 - 250g có giá trị dinh dưỡng như sau: tro
0,96% , đạm thô 17,34%, mỡ thô 2,10% và nước 79,6%. Những con có khối lượng
trên dưới 500g thịt đã có mùi thơm ngon [5], [14], [15].
Ngồi tự nhiên, cá Chim Trắng đẻ ở Sông Amazon trong điều kiện chênh
lệch mực nước và có mưa [19]. Tuy nhiên, con giống có kích thước khơng đều,
trong q trình đánh bắt, vận chuyển thường bị xây xát, dễ mắc bệnh. Mặt khác,
nguồn giống cá Chim Trắng ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức nên không
đáp ứng đủ về cả số lượng lẫn chất lượng cho người nuôi trong khi nhu cầu con
giống ngày càng cao. Điều đáng lo lắng là làm cho lồi có nguy cơ tuyệt chủng.
Con giống sản xuất nhân tạo có thể khắc phục được những nhược điểm trên.
Cá Chim Trắng (Colossoma brachypomum, Cuvier, 1818) được nhập vào Việt
Nam năm 1997 [11], [14], [15]. Qua thời gian nuôi thử nghiệm kết quả cho thấy: Đây
là loài cá ăn tạp, phổ thức ăn rộng, tốc độ tăng trưởng nhanh và đặc biệt khá phù hợp
với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam [4], [8]. Tuy nhiên, cá bố mẹ ni trong
ao thì nhất thiết phải có kích thích nhân tạo mới đẻ được. Vì vậy mà việc sinh sản
nhân tạo nhằm tạo nguồn giống nuôi một cách chủ động là điều hết sức cần thiết hiện
nay.

1


Năm 2001, Viện Nghiên cứu NTTS I đã cho sinh sản nhân tạo cá Chim Trắng
thành cơng. Hiện nay lồi cá này đang được thực nghiệm di nuôi ở nhiều tỉnh trong

cả nước, tuy nhiên cịn khó khăn về vấn đề con giống. Các cơ sở sản xuất giống mới
tiếp cận nên chưa cung cấp đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng giống cho người
nuôi ngày càng tăng.
Để tạo sự đa dạng các lồi ni cũng như đáp ứng nhu cầu con giống cho
người ni trong và ngồi tỉnh, Công ty CP giống nuôi trồng Thủy sản Nghệ An
năm 2002 đã bước đầu cho sinh sản nhân tạo cá Chim Trắng thành công. Tuy nhiên,
kết quả đạt được chưa cao, vấn đề con giống đang gặp nhiều bất cập. Việc thử
nghiệm loại kích dục tố và các liều lượng tiêm có tác động hiệu quả nhất đến sinh
sản cá Chim Trắng lại còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của loại kích dục tố và liều lượng tiêm
đến sinh sản của cá Chim Trắng (Colossoma brachypomum, Cuvier 1818) tại
Yên Lý - Diễn Châu - Nghệ An ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được ảnh hưởng của loại kích dục tố LRHa, HCG và các liều
lượng tiêm đến sinh sản cá Chim Trắng. Từ đó, xác định loại kích dục tố và liều
lượng tiêm phù hợp nhằm nâng cao chất lượng con giống góp phần hồn thiện quy
trình sinh sản nhân tạo cá Chim Trắng.
- Tìm ra loại kích dục tố và liều lượng tiêm có tác động hiệu quả kinh tế nhất
tới sinh sản cá Chim Trắng tại Yên Lý - Diễn Châu - Nghệ An.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của cá Chim Trắng Colossoma brachypomum
1.1.1. Hệ thống phân loại
( Theo Lý Ân Trung)
Bộ: Characiformes
Họ: Characidae

Phân họ: Serrasalminae
Giống: Colossoma Eigenmann & Kennedy, 1903
Lồi: Colossoma brachypomum Cuvier, 1818
1.1.2. Đặc điểm hình thái

Hình 1.1. Cá Chim Trắng (Colossoma brachypomum)
Cá Chim Trắng nước ngọt hình dạng giống cá chim biển (cá chim bạc biển).
Mình cá dẹt, lưng cao, đầu nhỏ, chiều dài đầu bằng chiều cao đầu, mắt to trung bình, vị
trí miệng ở chính giữa, mõn hơi tù, vây đi cân và có rãnh sâu. Chiều dài thân gấp đôi
chiều cao thân, gấp 4 chiều dài đầu, gấp 6,5 lần chiều dày thân, gấp 13,5 lần chiều dài
cuống đuôi. Chiều dài đầu gấp 5 lần đường kính mắt [4], [5], [8], [14], [15].
Cá Chim Trắng có hàm trên và hàm dưới đều có răng. Hàm trên có hai hàng
răng, hàng trong có 4 chiếc, hàng ngồi có 10 chiếc. Hàm dưới có hai hàng, hàng

3


trong có 2 chiếc, hàng ngồi có 10 chiếc cắt sâu và nhọn. Mặt răng có dạng răng cưa
và khá sắc có tác dụng cắn xé thức ăn. Lược mang của cung mang thứ nhất: 30 - 36. Vẩy
trên thân cá trịn nhỏ, chặt chẽ, khó bị rụng. Số vẩy đường bên: 83 - 89, số vẩy trên
đường bên: 31 - 33, số vẩy dưới đường bên: 28 - 31. Tia vây khơng có gai cứng, vây
lưng 18 - 19, vây ngực 16 - 18, vây bụng 8. Từ chân vây ngực tới hậu mơn có vảy gai
nổi lên sắc nhọn như răng cưa. Có dạ dày rõ rệt, hình chữ U và tương đối to, độ dài
dạ dày bằng 1/5 độ dài ruột. Nội tạng có nhiều mỡ [15].
Cá trưởng thành có màu sắc đẹp, vây đỏ, mình trắng bạc, điểm vây đi có dải
màu đen. Cỡ cá giống thân có các đốm sao, khi cá lớn những đốm sao này mất dần
hoặc cịn thấy lờ mờ. Mình cá có màu xám bạc hoặc màu ánh bạc hơi xanh. Các vây
ngực, vây bụng và vây hậu mơn có màu đỏ. Chỗ khởi điểm của cuống vây đi ở
phía lưng có một vây mỡ nhỏ, phần trên bán trong suốt, phần dưới có vẩy, điểm vẩy
đen ở diềm vây [15]. Tuy vậy màu sắc cá thay đổi theo môi trường sống (Trương

Trung Anh và ctv, 1998). Ở môi trường kiềm tính hay ở trong phịng thiếu ánh sáng
thì cá có màu tro đến màu đen cịn ở trong ao ni nước hơi chua thì vảy cá sáng màu
ánh bạc rất đẹp [8].
1.1.3. Đặc điểm phân bố và thích nghi
 Phân bố
Theo Briski, 1977 giống Colossoma được chia làm 3 loài: Cá Chim nắp mang
to (Colossoma macropomum Cuvier, 1818), cá Chim vây nhỏ (Colossoma metrei Berg,
1895) và cá Chim nắp mang ngắn hay cá Chim nước ngọt (Colossoma brachypomum, Cuvier,
1818). Phân bố của chúng như sau:
Cá Chim nắp mang to phân bố ở sông Orinoco.
Cá Chim vây nhỏ phân bố ở Pharama.
Loài cá Chim nắp mang ngắn (cá Chim nước ngọt) phân bố trên khu vực sông
Amazon tại Brazil và các vùng lân cận thuộc Nam Mỹ. Người địa phương gọi lồi cá
này là Movocoto, Pacu hoặc Cachamablanco. Cá thích nghi với vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới [15].

4


 Thích nghi

 Nhiệt độ
Cá Chim nước ngọt có nguồn gốc nhiệt đới nên chúng là loài cá ưa nhiệt có
khả năng thích ứng tốt với nhiệt độ cao hơn là nhiệt độ thấp. Theo Trương Trung
Anh, 1992 nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng từ 21 - 32 oC tối ưu là 28 - 30oC,
sống được từ 10 - 42oC. Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh sản là 25 - 28oC (ấp trứng ở
nhiệt độ 32oC tỷ lệ nở rất thấp dưới 10%) [8], [18].
Sức chịu rét kém, khi nhiệt độ nước 9 - 10 oC thì cá có biểu hiện khơng bình
thường, 8oC cá bắt đầu chết, chết tồn bộ ở 7oC. Khi nhiệt độ mơi trường nước 11oC
thì cá bỏ ăn, nhiệt độ lên trên 12oC thì cá hoạt động trở lại bình thường [15].

Khi nhiệt độ thấp cá giống rất dễ mắc bệnh trùng quả dưa, trùng bánh xe,
nấm… Cá Chim Trắng rất mẫm cảm và chịu đựng kém với một số thuốc thường
dùng như CuSO4, xanh malachite, Hypoclorua vơi… Vì vậy phải chú ý tới nồng độ
thuốc khi sử dụng [14].
 Oxy hòa tan
Theo Trương Trung Anh, 1992 cá Chim Trắng sinh trưởng tốt nhất trong điều
kiện ao ni có hàm lượng oxy hồ tan từ 4 - 6mg/l. Cá có thể chịu đựng được trong
điều kiện hàm lượng oxy thấp, ở mức 0,5mg/l cá có thể sống. Tuy nhiên khi hàm lượng
oxy hoà tan bằng 3mg/l ảnh hưởng tới cường độ bắt mồi [4]. Và khi hàm lượng oxy
hoà tan trong nước bằng 1,8mg/l cá ăn ít và có hiện tượng bỏ ăn [14], [15], [18].
Ngưỡng oxy gây chết cá chim 0,45 - 0,48mg/l (Cao Văn Hùng, 2000)[14].
Nuôi cùng cá rô phi trong bể kính ở 1,5mg/l cá chim có sức chịu đựng oxy
thấp hơn rô phi, khoẻ hơn cá khác. Khi oxy dưới 0,5mg/l các loại cá nhà đều nổi đầu
nhưng cá chim vẫn chưa nổi đầu [15].
 pH
Các loài thuỷ sinh nói chung và cá nói riêng đều có một khoảng pH thích hợp
cho sự tồn tại và phát triển của mình.

5


Theo Trương Trung Anh, 1992 cá Chim Trắng thích nghi với độ pH khá
rộng. Thích hợp là nước hơi acid hoặc trung tính. Sống tốt nhất ở pH = 5,6 - 7,4. Ở
pH > 8 ảnh hưởng không tốt tới việc sử dụng thức ăn của cá [4], [8], [18].
 Độ mặn
Theo Trương Trung Anh, 1992 cá Chim Trắng là cá nước ngọt, nhưng sức chịu
đựng cao với độ mặn. Sống bình thường ở độ mặn 5 - 10‰. Có thể sống được ở độ mặn
15‰ trong 10 giờ [4]. Nuôi ở độ mặn 5 - 10‰ cá Chim Trắng có sức chịu lạnh và sức
chống bệnh cao hơn ni ở nước ngọt [15]. Do có đặc điểm này nên cá Chim Trắng
có khả năng sống được ở những vùng nước lợ, vùng cửa sông [18].

1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Chim Trắng sống ở tầng giữa và tầng dưới, sống và bơi thành đàn [5], [15].
Chúng thuộc loài ăn tạp, phổ thức ăn rất rộng [4], [8].
Bảng 1.1. Đặc điểm dinh dưỡng các giai đoạn của cá Chim Trắng
Giai đoạn
Cá bột
Cá hương

Cá giống đến
trưởng thành

Dinh dưỡng
Khối nỗn hồng tiêu hóa hết, lúc này cá sử dụng thức ăn chủ
yếu là các sinh vật phù du cỡ nhỏ như tảo đơn bào, luân trùng.
Thức ăn chủ yếu của cá là động vật phù du cỡ lớn như giáp
xác, chân chèo, mùn bã hữu cơ và thức ăn chế biến.
Ngoài thức ăn chế biến cơng nghiệp cá cịn ăn được nhiều
rau cỏ dưới nước và trên cạn như: Các loại hạt ngũ cốc, vỏ
dưa hấu, rau phế phẩm, các động vật nhỏ như giun, ốc, tôm,
cá con, nhộng tằm, hến, thịt phế phẩm….và chất hữu cơ mục
nát ở đáy ao.
(Theo Trương Trung Anh và ctv 1992)

Trong điều kiện thức ăn trên không đủ, cho thêm nước bột trứng, nước bột
đậu tương thời kỳ cá bột, các loại thức ăn chất bột hoặc dạng hạt nhỏ thời kỳ cá
hương, các loại thức ăn dạng viên ( thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế biến ) đối với
cá thịt và cá bố mẹ. Cá Chim nuốt mồi và bắt mồi nhanh và thường ăn ngầm là chính.
Vì vậy nên sử dụng thức ăn dạng chìm [5].

6



Người dân địa phương còn gọi cá Chim Trắng là “cá ăn hoa quả” do cá có sở
thích ăn hoa quả. Dựa vào đặc điểm này, người Trung Quốc đã sử dụng phế phẩm vỏ
hoa quả làm thức ăn cho cá. Điều đó vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất vừa góp
phần vào việc bảo vệ mơi trường [18].
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Mỗi lồi cá khác nhau thì có đặc điểm sinh trưởng khác nhau. Theo I.Fpravdin,
1979 những loài cá ăn đáy, cá dữ như cá Chép, cá Măng, cá Hồi, có đặc trưng sinh
trưởng chậm ở thời kỳ sắp chín muồi sinh dục và ngừng hẳn ở giai đoạn cuối đời. Theo
kết quả nghiên cứu thì cá Chim Trắng cũng có đặc điểm như vậy [18].
Cá Chim Trắng là lồi cá có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các lồi cá nước
ngọt truyền thống và có những đặc trưng trong từng giai đoạn sống của loài cá.
Theo Trương Trung Anh thì giai đoạn cá bột lên cá hương cá sinh trưởng như
sau: Cá bột khi mới nở có độ dài 3,6mm, qua 4 - 5 ngày dinh dưỡng bằng nỗn
hồng, lúc này cá bột dài 5,6mm có thể đưa ra ao để ương, trong giai đoạn này cá
không tăng trưởng về khối lượng [18].
Theo Trương Trung Anh, 1992 giai đoạn cá hương có tốc độ tăng trưởng thấp.
Khoảng 10 - 13 ngày tuổi, cá con đã có độ dài khoảng 20mm, sau khi đạt 20 ngày tuổi cá
có độ dài 30mm, qua 25 - 28 ngày tuổi chúng có độ dài từ 30mm trở lên, số ít có độ dài
50mm trở lên [18]. Giai đoạn cá giống cá Chim Trắng sinh trưởng cũng rất nhanh. Sau
30 ngày nuôi từ cá hương (L: 25 - 35mm, P: 2 - 6g) cá giống đạt khối lượng 21,9g.
Nếu so sánh với cá Rơ Phi trong điều kiện ni thì tăng trọng tuyệt đối của cá Chim
Trắng bằng 1,83 lần cá Rô Phi [15].
Theo Trương Trung Anh, 1992 nghiên cứu về sinh trưởng của các giai đoạn
nuôi thương phẩm thấy cá Chim Trắng tăng trưởng nhanh sau 127 ngày nuôi cá đạt
khối lượng 1200 - 1500g [5], [14].
Sau khi đạt cỡ 1,5kg cá cho giá trị kinh tế cao nhất và tiếp tục tăng trưởng trong
giai đoạn tuyến sinh dục phát triển, cá bố mẹ 2+ - 3+ có khối lượng 3 - 4kg [18].
Trong tự nhiên, người ta đã phát hiện được kích cỡ cá tối đa đạt tới chiều dài

85cm với khối lượng 20kg ở lưu vực sông Amazon (R.L Wellcome, 1998) [18].

7


1.1.6. Đặc điểm sinh sản cá Chim Trắng
 Sự phát triển tuyến sinh dục
Cá Chim Trắng thành thục và đẻ trứng sau 3 tuổi với cỡ cá bố mẹ đạt 3 - 4kg.
Đặc điểm sinh dục phụ không rõ ràng. vì vậy, chúng ta sẽ rất khó phân biệt đực cái khi
nhìn hình dạng ngồi của cá [15], [18].
Cá Chim Trắng thành thục không đồng đều, hệ số thành thục của cá cái ở lần
đẻ chính vụ thường thấp hơn là lần đẻ tái phát. Hệ số thành thục thường là 2 - 7% (%
khối lượng buồng trứng/ khối lượng cá cái) [15], [18]. Trong điều kiện mơi trường và
khí hậu tại miền Bắc Việt Nam, tháng 2 tuyến sinh dục của cá cái chỉ là những sợi
nhỏ, hầu hết tế bào sinh dục chỉ ở giai đoạn II, sang tháng 3 và 4 tế bào sinh dục
chuyển dần sang giai đoạn III - IV. Đặc biệt ở cá chim trắng là tuyến sinh dục trong
thời kỳ này có đủ các loại tế bào trứng từ giai đoạn II đến IV. Điều đó chứng tỏ cá
Chim Trắng có thể đẻ nhiều lần trong năm [15].
Theo Trương Trung Anh,1992 cá Chim Trắng có tuyến sinh dục đực, cái phát
triển khơng đồng nhất, cá đực phát dục chậm hơn cá cái [18]. Đầu tháng 4 rất ít cá
đực thành thục về tuyến sinh dục. Khi cá thành thục ấn nhẹ vào bụng có tinh dịch
màu trắng chảy ra. Tinh tử có 3 phần: Đầu, cổ và đi. Quan sát dưới kính hiển vi
thấy chúng hoạt động theo đường thẳng [15].

 Mùa vụ và tập tính sinh sản
Cá Chim Trắng khơng đẻ tự nhiên trong ao. Mùa vụ sinh sản từ tháng 4 đến
tháng 10 dương lịch, đẻ rộ nhất vào đầu tháng 5 đến đầu tháng 6 [8]. Cá Chim Trắng
có thể đẻ 3 - 4 lần trong một mùa đẻ, mỗi lần cách nhau 35 - 40 ngày, khi đẻ chúng
phát ra tiếng kêu cục…cục [15].
Theo Hoàng Thị Xuân và ctv thì ở trong tự nhiên, cá Chim nước ngọt phát dục

thành thục trong điều kiện có dịng nước chảy, nhiệt độ nước phù hợp, mức nước
đảm bảo. Nhưng cá nuôi trong ao thì nhất thiết phải kích thích nhân tạo cá mới đẻ
được [5], [18].

8


 Sức sinh sản
Cá Chim Trắng mỗi lần đẻ từ 8 - 10 vạn trứng/kg cá cái. Từ năm sau đạt 10 - 15
vạn trứng/ kg cá cái. Sau khi đẻ lần đầu được ni vỗ tích cực thì sau 35 - 40 ngày sau
có thể cho đẻ lần thứ hai [8], [16], [18].
Cá chim là loài đẻ trứng bán trơi nổi, màng trứng khơng màu, trong suốt, trứng
chín hình trịn, căng, rời, có màu hơi xanh hoặc vàng nâu, đường kính 1,06 - 1,11mm,
khi gặp nước trứng trương lên. Sau khi thụ tinh 2 giờ thì đường kính trứng khoảng
2,29mm (nhỏ hơn rất nhiều so với trứng cá mè, trắm). Ở nhiệt độ 26 - 28oC, phôi phát
triển 16 - 18 giờ thì nở. Sau 22 giờ thành cá bột, mới nở cá bột có chiều dài thân
3,6mm, thân màu trong suốt, sau 3 ngày cá tiêu hết noãn hoàng [15]. Nhiệt độ trên
32oC cá nở ra bị dị hình và chết nhiều [16].
1.2. Tình hình ni và sản xuất giống cá Chim Trắng (Colossoma brachypomum)
trên thế giới, Việt Nam và ở Nghệ An
1.2.1. Tình hình ni và sản xuất giống cá Chim Trắng trên thế giới
Theo thống kê của FAO 1995, NTTS nước ngọt Châu Mỹ La tinh chiếm 19,8%
tổng sản lượng của vùng. Các đối tượng nuôi chính là cá Rơ Phi, cá Chép và các lồi của
giống Colossoma (Trong đó C.brachypomum chiếm 79% sản lượng của nhóm). Cá
Chim Trắng và cá Rơ Phi là những đối tượng nuôi thâm canh và xuất khẩu sang thị
trường Mỹ, Châu Âu [5], [18]. Chúng chủ yếu được nuôi ở các nước phía Nam sơng
Amazon, trong đó Brazil là nước ni nhiều nhất. Hình thức ni chủ yếu là trong lồng
nhỏ và tận dụng thức ăn tự nhiên là hoa quả và cây cỏ ( Sain - Paul U.1986). Nuôi thâm
canh cũng được sử dụng, với mật độ nuôi từ 8000 - 12000con/ha, dùng thức ăn cơng
nghiệp là chính. Ngồi ni cá chim làm thực phẩm, chúng cịn được ni làm cá cảnh,

nuôi để làm dịch vụ câu cá cũng là nguồn thu lợi đáng kể [5].
Hiện nay, có tất cả 3 lồi cá Chim Trắng được ni tại Nam Mỹ đó là
Colossoma macropomum, Colossoma brachypomum và Colossoma bides, phân bố tại
các hệ thống sơng Amazon và sơng Orinoco. Lồi Colossoma brachypomum mà Việt
Nam đang ni khác với hai lồi kia là không ăn động vật phù du mà chúng ăn chủ yếu là
rau xanh và cơn trùng. Ở ngồi tự nhiên chúng có kích thước lớn nhất là 20kg.

9


Cá Chim Trắng lần đầu tiên được sinh sản thành công tại Brazil vào năm
1977. Hiện nay, cá Chim Trắng đã được sinh sản nhân tạo hầu như khắp Nam Mỹ với
các loại kích dục tố sử dụng trong sinh sản như: HCG, LRHa và đặc biệt xu hướng lai
tạo giữa các lồi colossoma để có đàn giống ni có hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi cá Chim Trắng hiện nay khơng cịn tập tung ở khu vực Nam Mỹ nữa mà đã
lan sang các khu vực khác trên thế giới. Ở châu Á gồm: Trung Quốc, Malaixia,
Indonexia và Việt Nam cá Chim Trắng đã được nuôi phổ biến. Cá Chim Trắng
được nhập vào Đài Loan năm 1982 theo đường cá cảnh, được sinh sản nhân tạo ở
đây năm 1985. Cũng trong năm này, cá Chim Trắng từ Đài Loan được nhập vào
Quảng Đông - Trung Quốc, năm 1987 Trung Quốc mới nuôi vỗ cá Chim Trắng
thành cá bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo thành công vào năm 1988 (là 1 trong 75
hạng mục nghiên cứu của toàn Trung Quốc 1985). Năm 1989 nuôi mở rộng ra 4
tỉnh: Quảng Đông, Phúc Kiên, Triết Giang, Hà Nam. Năm 1989 đạt sản lượng
40.000 tấn (riêng Quảng Đông 22.000 tấn). (Thái Bá Hồ, 1998). Một số mơ hình
ni cao sản ( ni ghép cá Chim, cá Rô phi, Mè Trắng, Mè Hoa). Mật độ nuôi
3con/m2, thời gian nuôi 120 ngày đã đạt năng suất 21,3 tấn/ha trong đó cá Chim
đạt 7,6 tấn/ha. Thí nghiệm ni đơn tại Viện nghiên cứu Thủy sản Châu Giang :
Mật độ nuôi 10.000 - 15.000 con/ha, cỡ cá thả 7 - 8cm, thức ăn cơng nghiệp có
hàm lượng Protein 27%, khẩu phần ăn 5 - 7% trọng lượng thân/ngày, sau 5 tháng
nuôi đạt sản lượng 8 - 10 tấn/ha (Trương Trung Anh, 1998). Cá Chim Trắng hiện

nay đang được ni phổ biến tại Thái Lan, Lào…[5].
1.2.2. Tình hình ni và sản xuất giống cá Chim Trắng ở Việt Nam
Việt Nam vào năm 1997 Công ty vật tư cá giống trung ương nhập cá chim về
nuôi tại trại cá Sông Cầu. Từ năm 1998 đến nay được nhập vào bằng con đường tiểu
ngạch, ban đầu với một số lượng giống không nhiều chúng chỉ được nuôi thử nghiệm
ở một số nơi như Hà Nội, Bắc Ninh. Sau đó, hội thuỷ sản Việt Nam tiếp tục phát
triển và mở rộng nuôi thử nghiệm ở nhiều địa phương. Năm 1999 Bộ Thuỷ sản tổ
chức “ Hội thảo khuyến ngư về cá Chim trắng nước ngọt”. Hội thảo thống nhất đi
đến việc nhập cá Chim Trắng là nhu cầu rất cần thiết đối với Việt Nam. Rất nhiều

10


tỉnh đã nhập cá bột, cá hương từ Trung Quốc về nuôi (10 triệu cá bột, 5 triệu cá
hương năm 2002) cá thịt đã có mặt trên thị trường tiêu thụ trong cả nước [5].
Cá Chim Trắng hiện nay được nuôi tương đối phổ biến trong cả nước, cá
thương phẩm bước đầu đã có mặt trên thị trường tiêu thụ. Các trung tâm giống thủy
sản, sở thủy sản, sở nông nghiệp đang tập trung đầu tư và xây dựng các mơ hình trình
diễn. Tại Quảng Ninh mơ hình ni cá Chim Trắng thương phẩm đã được triển khai
trên 14 huyện thị với các hình thức ni đơn (mật độ 0,6 con/m 2) nuôi cao sản (mật
độ 2 con/m2). Sau 4 - 5 tháng nuôi, năng suất nuôi đạt 7 - 8 tấn/ha, nuôi cao sản đạt
12 - 15 tấn/ha (Vương Văn Oanh - Báo cáo hội thảo cá Chim 3/1/2003) [5 ].
Năm 2000, vụ nghề cá ở Việt Nam đã tiếp thu các mơ hình ni thử nghiệm
cá Chim Trắng. Ngày 14/5/2001 Trung tâm Thuỷ Sản Vĩnh Phúc cho đẻ cá Chim
Trắng nhân tạo thành công. Đây là đơn vị đầu tiên cho đẻ thành công cá Chim Trắng
nước ngọt ở Việt Nam [1]. Sau đó là Viện Nghiên cứu NTTS I đã cho đẻ thành công
và nhiều trung tâm giống như Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng,
Hà Nam, Thái Nguyên… cũng đã đi vào nghiên cứu cho đẻ nhân tạo. Một số cơ sở
khác như Cơng ty Thủy sản Hải Phịng, trung tâm Thủy sản Quảng Ninh đã nhập
công nghệ và thuê chuyên gia Trung Quốc về cho cá đẻ nhưng kết quả cũng chưa ổn

định. Cá bột thường chết ngay sau khi nở, hoặc một ngày sau khi nở mà khơng tìm
được ngun nhân. Một vấn đề phổ biến là năng suất cá bột đạt được cịn thấp.
Ngun nhân có thể là do cá lần đầu thành thục hoặc chế độ nuôi vỗ chưa phù hợp
[5].
Theo Viện Nghiên cứu NTTS I tất cả các kích dục tố đang sử dụng phổ biến hiện
nay như não thùy thể, kích dục tố nhau thai (HCG), kích dục tố tổng hợp (LRHa) dùng
đơn hoặc kết hợp đều có tác dụng gây chín và rụng trứng cho cá Chim Trắng với liều
lượng như sau:
Liều đơn:
LRHa tiêm liều 40 - 50µg + 4 -5mg Motilimum/kg cá cái
HCG tiêm liều 2000 - 3500UI/kg cá cái

11


Liều kết hợp:
20mg PG + 30 - 50µg LRHa/kg cá cái
20mg PG + 1500 - 200 UI HCG/kg cá cái
10µg LRHa + 1500 UI HCG/kg cá cái
Cá cái tiêm 2 lần, liều sơ bộ bằng 1/3 liều quyết định, khoảng cách giữa hai
lần tiêm là 6 giờ. Đối với cá đực tiêm 1 lần với liều bằng 1/5 cá cái tiêm cùng thời
gian với liều quyết định của cá cái.
Đối với Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống Thủy Sản Quảng Ninh
thuê chuyên gia Trung Quốc hướng dẫn sử dụng liều tiêm như sau:
Liều đơn:
2300 - 3500 UI HCG/kg cá cái
50 - 60µg LRHa + 4,5 - 5,5 DOM/kg cá cái.
Liều kết hợp:
800 - 1500 UI HCG + 40 - 50µg LRHa/kg cá cái
10µg LRHa + 1500 - 2000 UI HCG/kg cá cái.

Đối với cá đực tiêm 1 lần với liều lượng 90 - 100µg LRHa/con tiêm cùng lần
với lần 2 của cá cái, khoảng cách tiêm từ lần 1 đến lần 2 là 6 - 8 giờ.
Kết quả điều tra của trung tâm giống Thủy sản Hà Nội năm 2001 số lượng cá
chim bột của các cơ sở sản xuất khoảng 30 triệu, năm 2002 sản xuất được khoảng 90
triệu, như vậy mới chỉ đáp ứng được 47% nhu cầu hiện tại [5].
Theo tổng kết báo cáo “Bốn năm ni cá Chim Trắng” của Đồn Quang Sửu
(2002) thì hiện nay hầu hết các Tung tâm NTTS các tỉnh phía Bắc đã sản xuất được
giống, có xu hướng cung cấp giống và mở rộng diện tích ni trong cả nước [18].
1.3.3. Tình hình nghiên cứu cá Chim Trắng tại Nghệ An
Năm 1988, cá Chim Trắng được đưa về Nghệ An nuôi thử và năm 2002 Công
ty CP giống NTTS Nghệ An đã thực hiện thành công đề tài “Ứng dụng công nghệ
sinh sản cá Chim Trắng”. Đề tài được thực hiện tại trại cá giống Quỳnh Thạch Quỳnh Lưu thuộc công ty. Bước đầu cho sinh sản thành công cá Chim Trắng tại
Nghệ An và qua các năm nuôi thử đã khẳng định cá Chim Trắng sinh trưởng, phát

12


triển và phát dục tốt ở điều kiện khí hậu môi trường tỉnh Nghệ An. Việc chủ động
sinh sản nhân tạo giống cá Chim Trắng bước đầu đem lại hiệu quả hạ giá thành giống
cá Chim Trắng, từ 1500 - 2000 đ/con nay chỉ 500 - 1000 đ/con. Cung cấp một phần
con giống cho phong trào nuôi cá của tỉnh [11].
Cuối năm 2002 Công ty CP giống NTTS Nghệ An thực hiện đề tài “ Hồn
chỉnh quy trình ứng dụng công nghệ sản xất giống cá Chim Trắng tại Nghệ An” (đề
tài được thực hiện trong 2 năm 2002 và 2003). Đề tài đạt kết quả tốt với sản lượng 3
triệu con cá bột. Điều quan trong là Công ty đã chủ động sản xuất, đáp ứng nhu cầu
con giống thả ni của nhân dân.
Hiện nay, có 3 cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Nghệ An là trại cá giống
Yên Lý, trại cá giống Quỳnh Thạch (thuộc Công ty CP giống NTTS Nghệ An) và Trung
tâm giống NTTS Nghệ An sản xuất giống cá Chim Trắng, tuy nhiên số lượng cá Chim
Trắng không đáng kể. Công ty CP giống NTTS Nghệ An là đơn vị triển khai sinh sản cá

Chim Trắng hàng đầu của tỉnh, hàng năm sản xuất được từ 14 -17 triệu bột.
1.3. Kích thích sinh sản nhân tạo các lồi cá ni
1.3.1. Ngun lý cơ bản về kích thích sinh sản
Q trình phát dục tuyến sinh dục của cá chịu sự chi phối rất lớn của tuyến
yên. Những hoạt động nội tiết của tuyến yên lại chịu sự chi phối rất lớn của các yếu
tố bên ngồi thơng qua trung khu thần kinh.
Q trình chuyển đổi của trứng được khái quát bằng sơ đồ sau:
Điều kiện
 thái
sinh

Cơ quan ngoại
cảm

Trung khu thần Tuyến yên
kinh
(gonadotropin)
………………

Ghi chú:

Tuyến sinh dục
(Somadotropin)

………………

Quá trình phản xạ chủ yếu
Tác dụng thức yếu
…..


Mỗi tương quan chưa xác định được chính xác
Hình 1.2. Sơ đồ quá trình chuyển đổi của trứng
(Theo Chung Lân, 1969)

13


Qua sơ đồ trên ta thấy quá trình đẻ trứng của cá thực chất là một hoạt động
sinh dục mang tính chất phản xạ khơng điều kiện. Hay nói cách khác, sau khi một số
điều kiện sinh thái nào đó kích thích lên các cơ quan ngoại cảm như đường bên, da,
thị giác, thính giác,…thì thần kinh của các cơ quan ngoại cảm này sẽ sản sinh ra
những xung động. Những xung động được chuyển về trung khu thần kinh, rồi nhanh
chóng được chuyển tới tuyến yên. Sau khi nhận được kích thích hưng phấn, tuyến
n liền có những phản ứng đáp trả lại tiết ra chất gonadotropin kích thích sinh dục.
Qua con đường thể dịch, chất kích thích này tạo nên những thay đổi rất lớn về sinh lý
đồng thời được truyền tới tuyến sinh dục. Tuyến sinh dục chịu tác động của
gonadotropin liền nhanh chóng phát dục thành thục và bắt đầu rụng trứng, đồng thời
tiết ra chất somadotropin (một hormon sinh dục), chất này có khả năng hiệp đồng với
gonadotropin của tuyến yên làm cho cá bố mẹ động hớn bước vào hoạt động sinh sản
[9].
1.3.2. Nguyên lý cơ bản của sinh sản nhân tạo cá.
Nguyên lý cơ bản của việc kích thích sinh sản nhân tạo là dựa vào những
nguyên lý chung về sinh vật học trong q trình sinh sản tự nhiên của lồi cá. Đồng
thời vì biết rằng ở ao ni cá khơng có đầy đủ điều kiện sinh thái làm thoả mãn
những yêu cầu sinh sản của cá bố mẹ nên phải dùng phương pháp nhân tạo, nghĩa là
tiêm các chất kích thích tuyến sinh dục vào cơ thể. Một mặt thay thế một phần hoạt
động của não thuỳ thể, mặt khác thúc đẩy hoạt động nội tiết của bản thân tuyến yên,
kích thích cá bố mẹ đẻ trứng, phóng tinh. Khi tuyến sinh dục của các lồi cá ni đã
đạt được mức độ thành thục hồn tồn, trứng chín sẽ diễn ra hai quá trình tiếp theo là
rụng trứng và đẻ trứng. Theo Sakem và ctv (1975).


14


Ngoại cảnh

Cơ quan ngoại cảm

Thần kinh trung ương
(Hypothalamus)
Thần kinh
chi tiết

Kích dục tố
(GnRH,
LHRH +
Dom, HCG,
Não thuỳ…

Hệ tuần hoàn
Tuyến yên
(Hypophysis)

Hướng tác động

Tuyến sinh dục

Hướng phản hồi ngược trở lại

Rụng trứng, tiết tinh

Hình 1.3. Sơ đồ nguyên lý sinh sản của cá trong điều kiện sinh sản nhân tạo
Khi tế bào trứng đã phát dục thành thục và tách khỏi màng follicul rơi vào
xoang buồng trứng gọi là quá trình rụng trứng, lúc này trứng ở trạng thái lưu động tự
do. Sau khi trứng rụng, trứng từ xoang buồng trứng được đưa ra ngoài qua lỗ sinh
dục của cá cái gọi là sự đẻ trứng của cá [6].
Khi tuyến sinh dục của cá bố mẹ phát triển đến cuối giai đoạn IV, dù trong
điều kiện tự nhiên hay điều kiện nhân tạo, nếu bị kích thích bởi một lượng hormon
sinh dục có nồng độ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định (8 - 20 giờ, phụ
thuộc vào mức độ thành thục của tuyến sinh dục và nhiệt độ nước), khi đó sẽ xảy ra
những chuyển biến về sinh lý trong cơ thể cá, biểu hiện tương đối rõ thông qua số
lượng bạch cầu tăng lên rất nhiều. Sự tăng lên này có thể do cơ quan tạo máu tăng
cường hoạt động và mạch máu chảy vào tuyến sinh dục cũng tăng lên. Lúc này dưới
tác dụng của thần kinh thể dịch, đặc biệt dưới tác dụng của hormon sinh dục tế bào
follicul nhanh chóng thành thục. Tế bào lớp trong của follicul trở thành hình lập

15


phương, phình to và nhanh chóng tiết ra dịch thể (noãn dịch) nhiều trong xoang
buồng trứng, về sau các nang trứng thường tách ra và vỡ. Tiếp đó thể tích buồng
trứng tăng lên rõ rệt, khoảng 35% (Vương Nghĩa Cường, 1978) [6].
Do có tác dụng của dịch nỗn sào tiết ra, trong đó có chứa progesteron hoặc một
số chất Steroid nên tầng keo giữa tế bào trứng và noãn bào bị hoà tan, làm cho tế bào
trứng, màng follicul và dịch nỗn sào do màng follicul tiết ra có thể tiếp xác trực tiếp
với nhau, đồng thời cũng có thể do tác dụng của ấp suất thẩm thấu, tế bào trứng hấp
thụ nỗn dịch làm cho thể tích và khối lượng của nó tăng lên rõ rệt. sau khi hấp thụ
noãn dịch, sinh lý của tế bào trứng thay đổi nhanh chóng và chuyển sang thời kỳ thành
thục. Lúc này tổ chức của bao noãn, một mặt do tác dụng vật lý của việc tăng thể tích
nỗn bào, mặt khác do tác dụng hoá học của men, kết quả là vùng mỏng yếu nhất, tức
là lỗ follicul bị rách và từ đó phóng ra các hạt trứng thành thục. Khi đó cá bố mẹ bước

vào thời kỳ động hớn cao nhất, hoạt động sinh dục tăng lên, các cơ của ống dẫn trứng
đột nhiên dãn ra và cũng có thể cịn do tác dụng co bóp…làm cho trứng thành thục
trong các xoang nỗn sào và được giải phóng ra ngồi cơ thể [6].
1.3.3. Nghiên cứu loại kích dục tố HCG (Human Chorionic Gonadotropin) và LRHa
(Luteotropin Releasing Hormoned Ala Analog)
 Kích dục tố HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
Đây là loại kích dục tố chiết xuất từ nước tiểu phụ nữ có thai (người ta thường
dùng nước tiểu phụ nữ có thai từ 3 - 5 tháng). HCG là loại kích dục tố do tầng dinh
dưỡng của nhau thai phụ nữ có chủa bài tiết ra ngoài cơ thể qua máu và thận [5].
HCG có tác dụng duy trì thể vàng sau khi rụng trứng do LH. Sản phẩm nội tiết
của thể vàng hoạt tính là progesteron. Hormon có tác dụng chuẩn bị nội mạc dạ con
cho sự làm tổ của phôi và những thay đổi khác về sinh lí trong thời gian mang thai và
ni con bằng sữa. Có thể nói cơng trình đầu tiên về việc sử dụng HCG cho cá là của
Morozova, người vào năm 1936 đã gây rụng trứng thành công cho cá perca pluviatilis
bằng nước tiểu phụ nữ mang thai và HCG lúc ấy vẫn còn mang tên Prolan [1].

16


Cũng như các kích dục tố khác, HCG là một glycoprotein tan trong nước. Vì
thế việc chiết xuất HCG từ nước tiểu phụ nữ có thai (trong trường hợp nạo thai non)
dựa vào nguyên lí tách protein tan trong nước [1], [6].
HCG gây được những phản ứng oxy hoá cho các enzym chuyển hoá protein
và lipid như dehydrogenaza và esteraza của cá mè trắng tương tự như tác dụng của
não thuỳ cá chép trên loài này [1], [6]. Trong khi đó, như một sự biểu hiện của tính
đặc hiệu sinh học, trên cá chép, tác dụng của HCG lại không giống với tác dụng của
não thuỳ cá chép (Verighin et al,, 1975; Verighin, 1982) [1].
Khi nghiên cứu tác dụng gây rụng trứng cho cá mè trắng, theo Verighin (1982) sau
liều sơ bộ 200 - 400 UI/kg. Liều quyết định tối ưu của HCG là 2000 - 2500 UI/kg. Khi cá
thành thục tốt, có thể dùng liều 1500 - 2000 UI/kg do đó thời gian hiệu ứng sẽ tăng 1 - 3

giờ so với liều HCG cao cũng như liều não thuỳ [1], [6].
Liều chỉ dẫn trên các chế phẩm HCG của Trung Quốc cho các loài cá mè là
1600 - 2000 UI/kg, có khi là 800 - 1200 UI/kg. Ở nước ta liều tiêm trung bình cho
1kg cá mè trắng cái là 1500 UI/kg (Nguyễn Tường Anh, Trần Thị Nhự, 19770) hoặc
1500 - 2000 UI/kg theo quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt (Vụ Khoa học kỹ thuật,
1976) [1], [6].

 Kích dục tố LRHa (Luteotropin Releasing Hormoned Ala Analog) và chất phụ
gia DOM (doperidom)
LRHa là chế phẩm tổng hợp nhân tạo tương tự GnRHA của động vật có vú,
cịn được gọi là (D-Ala6, Pro9 - Net) - mamalinan GnRH hoặc mGnRHa [1].
Ở Trung Quốc LRH lần đầu tiên được sản xuất từ tuyến yên của con cừu. Khi
phân tích người ta thấy LRH là tập hợp của 10 aminoacid, phân tử lượng là 1182.
Năm 1975, Trung Quốc đã tổng hợp được LRH nhân tạo (LRHa) gồm 9 aminoacid,
phân tử lượng là 1167. Do có 2 aminoacid được thay thế bằng đồng phân của nó nên
hoạt tính của LRHa cao hơn 100 lần LRH sinh học. Khác với não thuỳ và HCG,
LRHa không tác dụng trực tiếp lên buồng trứng mà nó kích thích tuyến n tiết kích
dục tố kích thích sinh sản, vì thế chúng có thể được làm chất kích thích sinh sản cho
tất cả các lồi [15].

17


LRHa rẻ, hoạt tính ổn định nếu được bảo quản tốt, khơng gây phản ứng miễn
dịch, tuy nhiên có những điểm cần lưu ý khi sử dụng LRHa cho cá dựa vào cơ chế tác
dụng đó là thời gian hiệu ứng dài hơn các trường hợp sử dụng kích dục tố hay các
hormone steroid. Ngoài việc dùng LRHa tiêm 1 lần hay 2 lần để kích thích rụng trứng
và sinh sản ở cá, chất này có thể cấy vào những giai đoạn khác nhau để thúc đẩy sự
tạo nỗn hồng, sự thành thục và cho chúng đẻ đồng loạt [1], [6].
Để nâng cao hiệu quả tạo nỗn hồng, kích thích cá cái tái thành thục và

sinh sản, trong một số trương hợp người ta dùng testosteron hoặc methylteston
khởi động trước quá trình này trước khi cấy LRHa và đã thu được kết quả tốt (Lee
et al., 1968; Marte et al., 1988; Tamaru et al., 1989) [1], [6].
Hormone LRHa còn gọi là Prolan A. Từ lâu các nhà nghiên cứu kích dục tố sinh
sản đã biết rằng Hypothalamus (vùng dưới đồi) điều khiển sự làm việc của tuyến yên
thông qua thần kinh thể dịch. Trong đó bao gồm hai hormone quan trọng là FSH - RH
(Follicle Stimulating Hormone - Releasing Hormone) và LRHa (Luteotropin Releasing
Hormoned Ala Analog).
LRHa có sẵn trên thị trường và tác dụng kích thích sinh sản hầu hết các lồi cá
ni nên sử dụng rất phổ biến. Theo các nhà khoa học Trung Quốc, hormone này là một
decapeptid gồm những acidamin như: Glutamine, Histidine, Trytophan, Serine, Tyrosine,
Glycine, Leucine, Arginine, Proline và Lyzine.
Trong tuyến yên của cá, ngoài các hormone sinh dục, còn tiết ra một chất quan
trọng khác có tác dụng ức chế q trình tiết kích dục tố cơ bản (sản ra kích dục tố tự
phát) mà cịn ức chế cả sự tiết kích dục tố dưới ảnh hưởng của LH - GHA, đó là chất
Dophamin, hay sử dụng là chất doperidom (Dom). Trong q trình kích thích cá sinh
sản, khi sử dụng LRHa phải kết hợp với chất bổ sung có tên chung là Doperidom
(Dom, loại thương mại là Motilium) để chống lại hiện tượng “ phản ứng ngược, kìm
hãm” {feed back} thì mới có hiệu quả.

18


×