Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Bài tập lớn TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC giai đoạn 2016 đến nay Học viện Ngân Hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.55 KB, 24 trang )

TR

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
MƠN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Mã MH: FIN82A

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
giai đoạn 2016 đến nay

Thành viên nhóm 5:

Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Vũ Thị Hải Yến

Hà Nội, 5/2020


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
A.

LÍ LUẬN CHUNG.................................................................................................... 3

B. THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN NAY .. 5
1. Năm 2016 ...................................................................................................................... 5
2. Năm 2017 ...................................................................................................................... 6
3. Năm 2018 ...................................................................................................................... 7
4. Năm 2019 ..................................................................................................................... 9


5. Năm 2020 .................................................................................................................... 10
C. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NSNN:............................................................................. 11
D. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 21


LỜI MỞ ĐẦU
Bất kì nhà nước nào đều mang trong mình bản chất giai cấp . Nhà nước xuất hiện với tư
cách là cơ quan có quyền lực cơng cộng để duy trì và phát triển xã hội. Để thực hiện chức
năng đó, nhà nước phải có nguồn tài chính. Bằng quyền lực công cộng, nhà nước đã ấn định
các thứ thuế bắt cơng dân phải đóng góp lập ra quỹ tiền tệ riêng, quỹ NSNN để chi tiêu cho
bộ máy nhà nước quân đội, cảnh sát.
NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối
và sử dụng quỹ tiền tệ, tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn
tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trên cơ sở luật định. Cũng
như những nhà nước khác , nhà nước Việt Nam có quỹ tiền tệ riêng để duy trì và thực hiện
các chức năng của mình thơng qua việc chi NSNN cho đầu tư, cho sự nghiệp kinh tế,cho y
tế,cho giáo dục và nghiên cứu khoa học...
Ngân sách quốc gia là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền KTXH , định hướng sản xuất điều
tiết thị trường ,bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội, và là công cụ định hướng hình
thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền
thơng qua các chính sách tại chi NSNN. Hơn nữa , hiện Việt Nam và hơn 28 quốc gia đang
bị ảnh hưởng bợn dịch virus covid-19, ảnh hưởng lớn về người và kinh tế trên toàn thế giới.
Việt Nam cũng khơng nằm ngồi vùng nghiêm trọng ấy. Cuộc sống người dân càng trở nên
khó khăn hơn, liệu chính phủ đã có kế hoạch về chi NSNN như thế nào để đảm bảo cuộc
sống nhan dan cũng như phát triển kinh tế đất nước vững mạnh để duy trì sự ổn định.
Để tìm hiểu việc chi đó có mang lại hiệu quả và đạt được mục đích đã đề ra của chính
phủ hay khơng, chúng ta cần nắn vững lí luận chung về chi NSNN và phan tích, đánh giá
tình hình thực trạng chi NSNN ở nước ta từ 2016 đến nay để từ đó đưa ra các giải pháp
khắc phục yếu kém, sai lầm. Dựa trên cơ sở lí thuyết về chi NSNN có hiệu quả . Bài thảo

luạn của chúng em gồm 4 nội dung chính :
A. Lí luận chung về chi NSNN
B. Thực trạng chi ngân sách từ 2016-nay
1|Page


C. Phân tích
D. Đánh giá và giải pháp nâng cao hiệu quả

2|Page


A.

LÍ LUẬN CHUNG

1. Khái niệm
- Theo Điều 2 luật NSNN ghi rõ: “Chi NSNN bao gồm các khoản NSNN chi phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà
nước, chi trả nợ của nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định.”
Như vậy, chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực
hiện các chức năng của nhà nước theo nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là quá trình phân
phối lại nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng.
Vì thế, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải
phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà
nước.
2. Đặc điểm
- Chi ngân sách NSNN phải gắn chặt với việc thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế,
chính trị, xã hội mà nhà nước phải đảm nhận trong từng thời kì. Cụ thể NSNN được coi là
1 cơng cụ tài chính quan trọng mà nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế nên các

khoản được phân phối từ nguồn vốn của NSNN phải phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm
vụ của nhà nước.
- Chi NSNN là 1 khoản chi dựa trên ngun tắc khơng hồn trả 1 cách trực tiếp. Chi
NSNN liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau và được thực hiện trong phạm vi rộng lớn.
=> phân biệt được khoản chi NSNN vói khoản tín dụng.
- Chi NSNN gắn vói quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất
quyết định quy mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN và phân bổ vốn NSNN. Chính phủ là cơ
quan hành pháp có nhiệm vụ quản lý, điều hành khoản chi NSNN.
- Khi đánh giá tính hiệu quả dựa trên cơ sở sự tác động tới các hoạt động kinh tế xã hội trong 1 thời gian dài và phạm vi rộng.
3. Vai trò

3|Page


Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước và là công cụ của nhà
nước trong quản lí vĩ mơ nền kinh tế thị trường. Nó được thể hiện qua lương, phụ cấp của
các công chức, viên chức, các khoản chi tiêu xây dựng cơ sở vật chất, chi quản lí hành
chính, mua sắm thiết bị cho công sở ....
4. Chức năng:
- Phân bổ nguồn lực : nguồn lực NSNN được tổ chức sắp xếp phân phối 1 cách có
tính tốn, cân nhắc theo tỷ lệ hợp lý hằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử
dụng nguồn lực đó và bảo đảm cho nền kinh tế vững chắc và ổn định theo kế hoạch.
- Tái phan phối thu nhập: phan phối lại các nguồn lực tài chính trong xã hội nhằm
thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
- Đều chỉnh và kiểm sốt: để quản lí 1 cách hữu hiệu hoạt động thì việc tiến hành
điều chỉnh và kiểm soát thường xuyên là cần thiết và khách quan. Với tư cách là 1 bộ phận
của NSNN, chi NSNN cũng là 1 công cụ quản lý trong tay NSNN và thực hiện chức năng
điều chỉnh và kiểm soát như 1 sứ mệnh xã hội tất yếu.

4|Page



B. THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN
2016 ĐẾN NAY
1. Năm 2016
Về quyết toán chi NSNN năm 2016 là 1.360.077 tỷ đồng, tăng 1,7% (21.628 tỷ đồng) so
với dự toán, chủ yếu tăng chi đầu tư phát triển (41.501 tỷ đồng) từ nguồn tăng thu tiền sử
dụng đất và nguồn năm trước chuyển sang theo quy định của Luật NSNN. Trong đó, chi
đầu tư phát triển là 268.181 tỷ đồng, tăng 16,3% (41.501 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm
22,9% tổng chi NSNN.
Trong năm 2016, các nhiệm vụ chi thường xuyên quan trọng như chi sự nghiệp khoa học
công nghệ, chi giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chính sách an sinh xã hội, tiếp tục được
chú trọng bố trí ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đồng thời tích cực đổi
mới, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý tài
chính đơn vị sự nghiệp cơng lập theo lộ trình tính chi phí đầy đủ theo tinh thần nghị quyết
của Quốc hội.
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHI NSNN NĂM 2016
Đơn vị:tỉ đồng
NỘI DUNG

STT

DỰ TỐN

KẾT QUẢ
THỰC HIỆN

Tổng chi cân đối NSNN

1,273,200


1,360,077

Trong đó:
I

Chi đầu tư phát triển

254,950

268,181

1

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

252,333

265,023

2

Chi đầu tư phát triển khác

2,617

3,158

II


Chi trả nợ và viện trợ

155,100

155,100

1

Chi trả nợ

153,950

153,950

2

Chi viện trợ

1,150

1,150

III

Chi thường xuyên

823,995

836,764
5|Page



Trong đó:
1

Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề

2

195,604

195,635

Chi y tế, dân số và kế hoạch hố gia đình

75,607

76,217

3

Chi khoa học cơng nghệ

10,471

10,471

4

Chi văn hóa thơng tin


6,270

6,330

5

Chi phát thanh, truyền hình, thơng tấn

3,755

3,805

6

Chi thể dục thể thao

2,820

2,840

7

Chi lương hưu và bảo đảm xã hội

120,125

122,905

8


Chi sự nghiệp kinh tế

72,779

78,615

9

Chi sự nghiệp bảo vệ mơi trường

12,290

12,930

10

Chi quản lý hành chính

117,984

118,169

IV

Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế

13,055

13,055


V

Dự phòng

26,000

2. Năm 2017
Nhiệm vụ chi NSNN năm 2017 được điều hành đảm bảo chặt chẽ, đúng chính sách,
chế độ, đảm bảo nguyên tắc đúng dự toán được giao, hạn chế tối đa bổ sung hoặc ứng trước
dự toán ngân sách năm sau; chỉ đề xuất ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi
NSNN khi thực sự cần thiết và có nguồn đảm bảo. Trong tổ chức thực hiện, các bộ, ngành,
địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách đã chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi.
Cắt giảm tối đa chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; giảm mạnh việc bố trí kinh
phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngồi; hạn chế mua sắm ơ tơ cơng và trang thiết bị đắt
tiền, mở rộng thực hiện khoán xe ô tô công đảm bảo hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Thực
hiện cắt giảm dự toán đối với những nhiệm vụ chi thường xuyên đến ngày 30 tháng 6 năm
2017 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện.
Với những giải pháp đã triển khai, thực hiện 9 tháng đạt 65,1% dự toán, tăng 6,6% so
với cùng kỳ năm 2016; ước thực hiện chi cả năm đạt 1.413,8 nghìn tỷ đồng, tăng 23,32

6|Page


nghìn tỷ đồng (1,7%) dự tốn, tăng 9,3% so với ước thực hiện năm 2016, phù hợp với mức
tăng thu ngân sách; trong đó:
a. Chi đầu tư phát triển (ĐTPT) thực hiện 9 tháng ước đạt 46,6% dự toán, tăng 4,1%
so với cùng kỳ năm 2016. Ước cả năm đạt 389,5 nghìn tỷ đồng, tăng 32,37 nghìn tỷ đồng
(9,1%) so với dự toán, do được bổ sung từ nguồn dự phịng ngân sách đã bố trí trong dự
tốn đầu năm để thực hiện các dự án đầu tư cấp bách khắc phục hậu quả thiên tai, kè chống

sạt lở và bổ sung từ nguồn tăng thu tiền sử dụng đất và tăng thu xổ số kiến thiết của ngân
sách địa phương.
b. Chi trả nợ lãi thực hiện 9 tháng ước đạt 76,2% dự toán, tăng 15,6% so cùng kỳ năm
2016; ước thực hiện cả năm đạt 98,9 nghìn tỷ đồng, bằng 100% dự toán; đảm bảo thanh
toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết.
c. Chi thường xuyên thực hiện 9 tháng ước đạt 73,6% dự toán, tăng 7% so cùng kỳ
năm 2016; ước thực hiện cả năm đạt 907,89 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6 nghìn tỷ đồng (1,3%)
so với dự toán, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chính trị, khắc phục hậu quả mưa lũ, hạn
hán, xâm nhập mặn, hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội.
3. Năm 2018
Dự kiến tổng chi cân đối NSNN năm 2018 là 1.523,2 nghìn tỷ đồng, tăng 132,7
nghìn tỷ đồng (9,5%) so dự tốn năm 2017; dự kiến bố trí cho các nhiệm vụ lớn như sau:
a. Dự toán chi đầu tư phát triển: 399,7 nghìn tỷ đồng, tăng 42,5 nghìn tỷ đồng (+11,9%) so
dự tốn năm 2017, đạt tỷ trọng 26,2% tổng chi NSNN, cao hơn dự toán năm 2017 (25,7%).
b. Dự tốn chi trả nợ lãi: 112,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,4% tổng chi NSNN, tăng 13,6 nghìn
tỷ đồng so với dự toán năm 2017.
c. Dự toán chi viện trợ: 1,3 nghìn tỷ đồng, bằng với dự tốn năm 2017.
d. Dự toán chi thường xuyên (bao gồm cả chi tạo nguồn cải cách tiền lương và tinh giản
biên chế): 976,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,1% tổng chi NSNN, thấp hơn dự toán năm 2017
(64,9%).

7|Page


e. Dự phịng NSNN: 32,097 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,1% tổng chi NSNN, đảm bảo mức tối
thiểu theo quy định của Luật NSNN.
Việc thực hiện dự toán NSNN 2018 cũng có nhiều dấu hiệu tích cực:
Một là, Chính phủ và Bộ Tài chính đã có những biện pháp quyết liệt nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, cải cách môi trường kinh doanh. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh
2018, Việt Nam xếp hạng thứ 68, với số điểm 67,93 trên thang điểm 100. Như vậy, so với

bảng xếp hạng năm ngoái, Việt Nam đã tăng 14 bậc từ thứ hạng thứ 82. Trong đó, chỉ số
nộp thuế được đánh giá có mức tăng điểm cao nhất trong các chỉ số của Việt Nam với 14,78
điểm. Cụ thể, năm 2018, chỉ số này đạt 72,77/100 điểm cao hơn mức 57,99/100 điểm năm
2017.
Hai là, tăng trưởng kinh tế năm 2018 sẽ tiếp tục có những khởi sắc hơn căn cứ vào
những chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế năm 2017. Tình hình kinh tế thế giới 2017
cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện (IMF, 2017).
Ba là, dự báo chi ngân sách 2018 không tăng quá nhiều so với 2017. Việc dự báo
chi ngân sách năm 2018 trong lập dự toán thường được xem xét trên cơ sở chấp hành NSNN
năm hiện hành. Năm 2018, dự báo số chi cân đối NSNN chỉ tăng 7,4% so với kết quả ước
thực hiện 2017 nên sẽ có những thuận lợi cho việc hồn thành dự tốn chi. Quyết tâm của
Chính phủ trong việc cải cách chi tiêu công cũng sẽ là cơ hội tốt để hồn thành các mục
tiêu trong dự tốn chi NSNN 2018.
=>Như vậy, việc thực hiện chính sách tài khóa năm 2017 trong bối cảnh dự toán thu tăng
mạnh là nhiệm vụ rất khó khăn. Vì vậy, quan điểm trong điều hành chính sách tài khóa năm
2017 là chủ động, chặt chẽ, tiết kiệm; siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính góp phần đảm
bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế; phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi NSNN. Đây là những
giải pháp kịp thời đã góp phần khơng nhỏ vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu chi NSNN
năm 2017. Kết quả thành công của thu, chi NSNN 2017 là cố gắng rất lớn của Chính phủ
trong việc thực hiện chính sách tài khóa năm 2017.
Với dự tốn NSNN năm 2018 tiếp tục tăng so với năm 2017 cả về thu và chi mặc dù
có nhiều thuận lợi. Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ, ngành và địa phương cần quyết tâm
8|Page


vượt qua nhiều thách thức để có thể hồn thành tốt năm tài khóa 2018. Đồng thời, để thực
hiện tốt nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2018, cần theo dõi chặt chẽ tình hình kinh tế,
xã hội và những giải pháp kịp thời, phù hợp của Bộ Tài chính để tham mưu cho Chính phủ
chỉ đạo thực hiện.
4. Năm 2019

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
VÀ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 70/2018/QH14
ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội)
Đơn vị: Tỷ đồng
NỘI DUNG

STT

CHIA RA
NSNN
NSTW

TỔNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

NSĐP

1.633.300

808.148

825.152

429.300

196.900

232.400

1.100


1.100

124.884

121.900

1.300

1.300

999.466

454.748

544.718

244.835

28.335

216.500

- Chi khoa học và công nghệ

12.825

9.895

2.930


VI

Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế

43.350

16.200 (1) 27.150

VII

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

100

100

I

Chi đầu tư phát triển

II

Chi dự trữ quốc gia

III

Chi trả nợ lãi

IV


Chi viện trợ

V

Chi thường xuyên

2.984

Trong đó:
- Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

VIII Dự phòng ngân sách nhà nước

33.800

16.000

17.800

Ghi chú: (1) 50% tăng thu dự toán ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương.
Tổng số chi ngân sách nhà nước năm 2019 là 1.633.300 tỷ đồng (một triệu, sáu trăm
ba mươi ba nghìn, ba trăm tỷ đồng).

9|Page


Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/11/2019 ước tính
đạt 1.211,1 nghìn tỷ đồng, bằng 74,1% dự tốn năm, trong đó chi thường xun đạt 858,4
nghìn tỷ đồng, bằng 85,9%; chi đầu tư phát triển 228,9 nghìn tỷ đồng, bằng 53,3%; chi trả

nợ lãi 93,4 nghìn tỷ đồng, bằng 74,8%.
5. Năm 2020
Về chi NSNN, dự kiến dự toán chi cân đối NSNN năm 2020 là 1.747,1 nghìn tỷ
đồng, tăng 7% so với dự tốn năm 2019, bằng 25,7% GDP.
Trong đó, dự tốn chi đầu tư phát triển là 470,6 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so dự toán
năm 2019, chiếm 26,9% tổng chi NSNN và là năm có tỷ trọng chi đầu tư phát triển cao nhất
từ năm 2016 đến nay. Dự toán chi trả nợ lãi là 118,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,8% tổng chi
NSNN. Dự tốn chi thường xun là 1.056,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 60,5% tổng chi NSNN.
Dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương và tinh giản biên chế là 61,5 nghìn tỷ đồng.

10 | P a g e


C. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NSNN:
Về tình hình:
Trong những năm gần đây, tổng chi NSNN liên tục tăng, dự toán chi NSNN năm
2016 là 1.273.200 tỷ đồng, đến năm 2020 con số này tăng lên 1.747.100 tỷ đồng, tăng
khoảng 37,2%, tương đương với 473.900 tỷ đồng. Tổng chi NSNN luôn đảm bảo đáp ứng
kịp thời các nhu cầu chi tiêu.
Bảng 1: Chi NSNN 2016-2020 (đơn vị: tỷ đồng)

Cụ thể:
Năm 2016, NSNN cơ bản đã đạt và vượt chỉ tiêu dự toán Quốc hội quyết định. Dự
toán chi NSNN là 1.273.200 tỷ đồng, quyết toán chi NSNN đạt 1.295.061 tỷ đồng, bằng
101,7% so với dự toán, tăng 21.625 tỷ đồng. So với dự toán, số chi đầu tư phát triển tăng
41.501 tỷ, được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách, các dự án đầu tư,
sửa chữa, nâng cấp. Chi thường xuyên đạt 99,8% so với dự toán. Các nhiệm vụ chi thường
xuyên quan trọng như chi sự nghiệp khoa học công nghệ, chi giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp
y tế, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được chú trọng, bố trí để thực hiện các nhiệm vụ
quan trọng.

Năm 2017, dự toán tổng chi NSNN và quyết toán đều tăng so với năm 2016. Quyết
toán tổng chi NSNN là 1.355.034 tỷ đồng, giảm 2,5% so với dự toán, tương đương với mức
giảm là 35.456 tỷ đồng. Trong đó, chi đầu tư phát triển tăng 4,4% so với dự toán và tăng
26% so với năm 2016.

11 | P a g e


Từ năm 2018 - 2020, dự toán tổng chi NSNN tiếp tục tăng, lần lượt là 1.523.200 tỷ
đồng, 1.633.300 tỷ đồng, 1.747.100 tỷ đồng. Năm 2018, công tác điều hành chi NSNN chủ
động, chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ. Dự toán chi NSNN là 1.523.200 tỷ đồng, tăng
9,5% so với dự toán năm 2017. Tổng chi NSNN thực hiện đạt 1.616,4 nghìn tỷ, vượt 93,2
nghìn tỷ đồng (tăng 6,1%) so vơi sự tốn. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 411,28 nghìn
tỷ đồng, tăng 2,9% so với dự tốn; chi thường xun đạt 954,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so
với dự toán.

Năm 2019, dự toán chi NSNN là 1.533.300 tỷ đồng, tăng 7,2% so với mức dự toán
năm 2018. Theo Báo cáo Chính phủ, ước thực hiện chi NSNN năm 2019 tăng 2,1% so với
dự toán ( thấp hơn năm 2018 là 2,6%). Ủy ban Tài chính- Ngân sách cũng ghi nhận kết quả
thực hiện chi đầu tư phát triển cả năm 2019 đạt 443,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với dự
toán.
Năm 2020, dự toán tổng chi NSNN là 1.747.100 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2019.
Trong đó, có 1.056.485 tỷ đồng cho chi thường xuyên và 470.600 tỷ đồng chi đầu tư phát
triển. Tổng chi NSNN quý I ước đạt 343,1 nghìn tỷ đồng, bằng 19,6% dự toán, tăng 8,7%
so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 61,6 nghìn tỷ đồng, bằng
13,1% dự toán, tăng 31,8%; chi thường xuyên đạt 246,6 nghìn tỷ đồng, bằng 23,3% dự

12 | P a g e



tốn, tăng 4% so với cùng kì năm 2019. Nhìn chung, các nhiệm vụ chi NSNN trong quý I
được thực hiện theo đúng dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ.
Bảng 2: Tốc độ tăng chi dự toán 2016-2020
Năm

2016

2017

2018

Tổng chi NSNN (tỷ đồng ) 1.273.200 1.390.480 1.523.200
% tốc độ tăng chi NSNN

9,2%

2019

2020

1.633.300 1.747.100

9,5%

7,2%

7%

Như vậy, từ năm 2016 đến nay, tổng chi NSNN tăng liên tục với tốc độ tăng trong
khoảng 7-9%.

Về cơ cấu chi NSNN:
Cơ cấu chi NSNN chuyển dịch tích cực, tỷ trọng dự tốn chi đầu tư phát triển trong
tổng dự toán chi NSNN tăng dần (năm 2016 là 20% đến năm 2020 là 26,9%), tỷ trọng dự
toán chi thường xuyên giảm dần (từ 65% năm 2016 xuống còn 60,5% năm 2020). Tuy
nhiên, tỷ trọng chi thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản chi. Từ 2016
đến nay, chi thường xuyên luôn chiếm đến hơn 60% tổng chi NSNN, gấp 2-3 lần so với chi
đầu tư phát triển.
Bảng 3: Cơ cấu chi NSNN từ năm 2016 đến 2020
Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Chi ĐTPT

20%

25,7%

26,2%

26,3%


26,9%

Chỉ thường xuyên

65%

64,4%

61,4%

61,2%

60,5%

Chi trả nợ lãi

12%

7,1%

7,4%

7,6%

6,8%

3%

2,8%


5%

4,9%

5,8%

Chi khác

Từ 2018-2020, tổng tỷ trọng cho đầu tư phát triển bình quân khoảng 26%. Chi cho
đầu tư phát triển ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN cho thấy nhà nước
13 | P a g e


đang tập trung cải tạo và xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các cơng trình kinh tế mũi
nhọn, trọng yếu, tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, khuyến khích đầu tư nước ngồi…
Tỷ trọng chi trả nợ lãi trong tổng chi NSNN giảm từ năm 2016-2017, tuy nhiên sau
đó, tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ 2017-2019(7,1% - 7,4% -7,6%) và đến năm 2020
thì giảm xuống còn 6,8%.

14 | P a g e


Chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ
cấu chi thường xuyên (khoảng 24% trong những năm 2016,2017,2018), nhằm đảm bảo kinh
phí thực hiện các chế độ, chính sách với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, chính
sách miễn, giảm học phí, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo... Điều này
đã cho thấy chúng ta rất chú trọng đến đầu tư con người, khẳng định chủ trương của Nhà
nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Các khoản chi cho sự nghiệp bảo đảm xã hội cũng được ưu tiên, chiếm 14,6% trong
tổng chi thường xuyên năm 2016, đến năm 2017, con số này là 15% và giảm xuống còn

13% ở năm 2018. Như vậy, chính sách an sinh xã hội đã được đảm bảo, góp phần thực hiện
mục tiêu xố đói, giảm nghèo bền vững, đảm bảo đời sống tinh thần của nhân dân.
Sự nghiệp kinh tế, y tế cũng rất được chú trọng.

15 | P a g e


D. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Đánh giá thực trạng hoạt động chi NSNN tại Việt Nam
(ĐCSVN) - Theo đánh giá của Bộ Tài chính, cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước
(NSNN) trong 5 năm (2016-2020) có nhiều chuyển dịch tích cực. Tổng thu 5 năm 20162020 ước đạt 6,8 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ huy động thu vào NSNN đạt 24,4% GDP, vượt kế
hoạch là 23,5% GDP; trong đó từ thuế, phí xấp xỉ 21% GDP.
Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực
Bộ Tài chính đánh giá, cơ cấu thu chuyển dịch tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng từ
mức bình quân giai đoạn 2011-2015 là 68%, giai đoạn 2016-2018 là 80,5%, lên mức 82%
năm 2019 và 83,6% dự toán năm 2020 (thực hiện phấn đấu đạt 84%); trong khi thu từ dầu
thô và từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm từ mức bình quân giai đoạn 2011-2015 là 30%,
giai đoạn 2016-2018 là 19%, xuống còn 17,7% vào năm 2019 và 16,1% dự toán vào năm
2020.
Ở chiều ngược lại, cơ cấu chi cũng được Bộ Tài chính đánh giá có chuyển dịch tích
cực. Tỷ trọng dự tốn chi đầu tư phát triển tăng dần (dự toán năm 2018 là 26,2%, năm 2019
là 26,3%, năm 2020 là 26,9%), thực hiện giai đoạn 2016-2020 ước đạt 27-28%, vượt mục
tiêu kế hoạch là 25-26%. Tổng chi đầu tư phát triển của NSNN ước thực hiện đạt 2,15 triệu
tỷ đồng, vượt kế hoạch là 2 triệu tỷ đồng.
Tỷ trọng dự toán chi thường xuyên giảm dần: dự toán năm 2018 là 61,8%, năm 2019
là 61,2%, năm 2020 dự kiến là 60,5%, vượt mục tiêu kế hoạch là dưới 64%; bảo đảm nguồn
thực hiện cải cách tiền lương tăng khoảng 7%/năm theo Nghị quyết của Quốc hội và các
nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, chính sách an sinh xã hội cấp thiết khác,...
Trong khi đó, bố trí dự tốn cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trên cơ
sở quán triệt yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn

vị sự nghiệp, qua đó cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí thực hiện cải cách tiền lương và các
chính sách an sinh xã hội.

16 | P a g e


Đáng chú ý, tỷ lệ dự toán bội chi NSNN giảm dần, năm 2020 dự kiến cịn 3,44%
GDP; ước bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 3,6-3,7% GDP, theo đúng Nghị quyết số
25 của Quốc hội: bình quân dưới 3,9% GDP, đến năm 2020 dưới 3,5% GDP.
Các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ được cải thiện so với năm 2016. Đến cuối năm
2020 dự kiến nợ công khoảng 54,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,5% GDP (chỉ tiêu năm
2016 tương ứng là 63,7% GDP và 52,7% GDP, sát ngưỡng giới hạn là 65% và 54%); riêng
chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia tăng từ mức 44,8% GDP năm 2016 lên 45,5% GDP
năm 2020 (giới hạn là 50% GDP), chủ yếu do dư nợ tự vay tự trả nước ngoài của doanh
nghiệp tăng.
Vẫn cịn một số tồn tại, khó khăn
Bên cạnh những chuyển dịch tích cực, Bộ Tài chính thừa nhận vẫn cịn nhiều tồn tại
khó khăn, trong thu chi ngân sách. Cụ thể, tỷ lệ huy động từ thuế, phí so với GDP có xu
hướng giảm, trong đó, năm 2020 dự kiến là 19,4%GDP (kế hoạch giai đoạn 2016-2020
khoảng 21%GDP), chủ yếu do đóng góp từ dầu thơ và hoạt động xuất nhập khẩu giảm
nhanh, trong khi triển khai các giải pháp điều chỉnh chính sách thu theo kế hoạch 5 năm
gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó năng lực sản xuất của một số ngành, lĩnh vực đã đi vào ổn
định, khó đạt mức tăng trưởng cao.
Cùng với đó, việc chậm triển khai các giải pháp điều chỉnh chính sách thu theo kế
hoạch 5 năm cũng khiến việc thực hiện mục tiêu thu nội địa bình quân cả giai đoạn khoảng
84-85% gặp nhiều khó khăn.
Trong khi việc giao dự toán thu của 3 khu vực kinh tế thường cao hơn khả năng thực
hiện, đồng thời trong những năm qua, đóng góp thu của một số doanh nghiệp lớn như thuốc
lá, rượu bia, thép,... tăng trưởng chậm, nên điều hành gặp khó.
Điều hành thu ngân sách trung ương có bước chuyển biến tích cực, vượt dự tốn

trong một số năm gần đây, nhưng tỷ trọng thu cả giai đoạn chỉ chiếm khoảng 55-56%, chưa
đạt mục tiêu theo Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, chủ yếu do tỷ trọng thu dầu thô, thu từ
hoạt động xuất nhập khẩu là những khoản thu cân đối 100% ngân sách trung ương sụt giảm
nhanh.
17 | P a g e


Ngồi ra, vẫn cịn hiện tượng thất thu, trốn thuế; quản lý thu từ tiền đất, tài sản cơng
cịn bất cập.
Trong khi đó, cơ cấu lại chi đầu tư cơng chưa thực sự hiệu quả, phân bổ còn dàn trải,
triển khai kế hoạch đầu tư công hằng năm chậm.
Chi đầu tư phát triển của NSNN ước vượt kế hoạch 2 triệu tỷ đồng, nhưng số vượt
là của ngân sách địa phương (tăng 300 nghìn tỷ đồng), chi đầu tư phát triển của NSTW cịn
nhiều khó khăn. Lũy kế dự tốn chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương 5 năm đạt
967 nghìn tỷ đồng, sau khi dự kiến bổ sung thêm từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương
2018-2020 khoảng 33 nghìn tỷ đồng thì dự kiến cịn thiếu khoảng 120 nghìn tỷ đồng, cơ
bản bằng 10% dự phịng đầu tư cơng trung hạn.
Đáng chú ý, việc rà sốt chính sách chi thường xun chưa hiệu quả, nhiều chế độ,
chính sách cịn trùng lặp; chi tiêu ở nhiều cơ quan, đơn vị cịn lãng phí, thất thốt. Cơ cấu
lại chi thường xuyên hạn chế do chậm đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, tinh giản biên
chế chưa đạt mục tiêu kế hoạch.
Về cơ bản, Bộ Tài chính cũng thẳng thắn thừa nhận, tỷ lệ nợ công so với GDP tuy
đã có xu hướng giảm, nhưng cịn nhiều rủi ro. Trường hợp giải ngân vốn vay theo đúng kế
hoạch, thì nợ cơng có thể tăng thêm khoảng 1,7-1,8% GDP. Bên cạnh đó, việc xử lý tài
chính một số doanh nghiệp nhà nước, cam kết bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự
án quan trọng (nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Vinashin...) sẽ tác động không nhỏ đến ngân
sách, nợ cơng.
2.Một số khuyến nghị về chính sách
Chi NSNN là một cấu phần đóng vai trị trung tâm trong việc thực hiện các mục tiêu
phát triển KT-XH. Nhằm tăng cường tính chủ động, linh hoạt của cơng cụ tài khóa, nâng

cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, việc đẩy mạnh tái cấu trúc chi NSNN hướng đến
phát triển nhanh, toàn diện và bền vững là cấp thiết, theo đó, cần chú trọng những giải pháp
sau:

18 | P a g e


Một là, cần thực hiện mục tiêu cơ cấu lại NSNN, nợ cơng, bảo đảm nền tài chính
quốc gia an toàn, bền vững; làm tiền đề để củng cố các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định
vĩ mô vững chắc.
Hai là, đối với cơ cấu chi ngân sách, vấn đề quan trọng là phải kiểm sốt quy mơ chi
trong phạm vi khả năng nguồn lực của nền kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và hội
nhập của đất nước. Cùng với đó, cần phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực phân bổ và sử dụng
ngân sách, hiệu quả chi tiêu công, nhất là hiệu quả chi đầu tư công, tập trung cho các mục
tiêu ưu tiên của nền kinh tế. Nghĩa là, khẩn trương cấu trúc lại chi ngân sách một cách toàn
diện, giữa chi đầu tư, chi thường xuyên, giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các cấp ngân sách
và ngay trong nội bộ ngành, lĩnh vực.
Ba là, quản lý chi NSNN cần được đổi mới đồng bộ gắn với đổi mới phương thức
quản lý tài chính các lĩnh vực, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường; tập trung ngân sách vào các
nhiệm vụ thiết yếu; khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vốn thực hiện các
nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, cung cấp dịch vụ sự nghiệp cơng có khả năng xã hội
hóa; tăng cường cơ chế đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí theo nhiệm vụ; tăng cường quản
lý ngân sách trung hạn gắn với quản lý nợ công, chi đầu tư cơng trung hạn; chủ động kiểm
sốt bội chi.
Bốn là, ưu tiên xử lý các bất cập trong quản lý vốn đầu tư công, khắc phục các vấn
đề phân bổ dàn trải, chậm, giải ngân không đạt kế hoạch, chuyển nguồn kéo dài...; thống
nhất quản lý lĩnh vực chi đầu tư và chi thường xuyên; tăng cường hiệu lực thực thi pháp
luật đầu tư công; phát triển hệ thống quản lý kiểm sốt thanh tốn vốn đảm bảo bố trí nguồn
lực và thực hiện giải ngân theo tiến độ kỹ thuật của dự án.

Năm là, đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và đổi mới hệ thống tổ
chức và quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập theo các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, Khóa XII; nhanh chóng cải thiện mơi
trường kinh doanh, đặc biệt là chất lượng các dịch vụ giáo dục – đào tạo và hiệu quả, hiệu
lực bộ máy nhà nước.
19 | P a g e


Sáu là, tăng cường xã hội hoá việc cung ứng các dịch vụ sự nghiệp cơng trên cơ sở
hồn thiện cơ chế chính sách và tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong việc
cung cấp dịch vụ cơng giữa các đơn vị, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau,
trong việc tiếp cận nguồn kinh phí NSNN cho phát triển dịch vụ sự nghiệp công. Đồng thời,
tăng cường hoạt động quản lý của nhà nước đối với các dịch vụ cơng đã được xã hội hố
nhằm đảm bảo việc cung ứng dịch vụ công đảm bảo chất lượng, đáp ứng các yêu cầu phát
triển KT-XH và hội nhập.
Bảy là, nghiên cứu, rà soát lại cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách theo hướng
đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo
và trách nhiệm của chính quyền địa phương; đồng thời, phải tính tới hiệu quả kinh tế của
việc cung cấp các hàng hóa dịch vụ hành chính, sự nghiệp cơng; các u cầu về tinh gọn
bộ máy, tinh giản biên chế hành chính, sự nghiệp...

20 | P a g e


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp tái cấu trúc ngân
sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an tồn, bền vững;
2. Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm 2016 – 2020;
3. Nghị quyết số 51/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính

phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp tái
cấu trúc ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an
tồn, bền vững;
4. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược Tài chính đến năm 2020;
5. www.mof.vn;
6. />7. />
21 | P a g e


22 | P a g e



×